1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lịch sử đảng phân tích chủ trương của đảng trong những năm 1930 1945 để làm rõ quá trình đảng từng bước khắc phục hạn chế và hoàn chỉnh đường lối cmgpdt

17 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chủ Trương Của Đảng Trong Những Năm 1930-1945 Để Làm Rõ Quá Trình Đảng Từng Bước Khắc Phục Hạn Chế Và Hoàn Chỉnh Đường Lối Cmgpdt
Tác giả Nguyễn Hoàng Tùng, Phan Long Vũ, Nguyễn Quốc Việt, Trần Ngọc Vy, Huỳnh Lê Thảo Vy, Lê Thanh Tùng
Người hướng dẫn Giảng Viên: Đào Thị Bích Hồng
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng
Thể loại bài tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Chính vì lẽ đó, Luận cương chính trị đã được thảo luận, thông qua tại Hội nghị xác định phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc là trên toàn Đông Dương, nghĩa là cả ba dân tộc phải cùng giải p

Trang 1

HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG

PHÂN TÍCH CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM

1930-1945 ĐỂ LÀM RÕ QUÁ TRÌNH ĐẢNG TỪNG BƯỚC KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI CMGPDT

Giảng viên Đào Thị Bích Hồng :

Lớp:L01

Nhóm: 23

Thành phố Hồ Chí Minh, 10/2023

1

Đ Ạ I

Trang 2

MỤC LỤC

III.1 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

III.2 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

2

Trang 3

LẦN THỨ 7 (11-1940) 12

III.3 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

I.Chủ trương của Đảng trong những năm (1930-1935)

I.1 Luận cương chính trị (10-1930)

3

Trang 4

I.1.1 Về nhiệm vụ cách mạng

Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng

Luận cương nêu rõ tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, “có tính chất thổ địa và phản đế” Sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa

Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng

Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải đấu tranh để đánh đổ phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và thực hành cách mạng ruộng đất cho triệt để và “đánh đổ

đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập” Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau, vì “có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ, để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi, và có thể phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa” Trong hai nhiệm vụ này, luận cương nhấn mạnh: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày

I.1.2 Về lực lượng cách mạng

Luận cương chỉ rõ, giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng

Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kỳ đầu Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị mới đi theo cách mạng mà thôi Như vậy, lực lượng được xác định ở đây chỉ có nông dân và các phần tử lao khổ, điều này càng bộc lộ rõ hạn chế khi loại bỏ hoàn toàn các lực lượng có khả năng ủng hộ và đồng hành cùng cách mạng

I.1.3 Về phạm vi giải quyết vấn đề của dân tộc

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương (gồm An Nam, Cao Miên và Lào) do Quốc tế Cộng sản chỉ công nhận khi Đông Dương có một chính Đảng duy nhất Chính vì lẽ đó, Luận cương chính trị đã được thảo luận, thông qua tại Hội nghị xác định phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc là trên toàn Đông Dương, nghĩa là cả ba dân tộc phải cùng giải phóng dân tộc cùng một lúc

I.1.4 Nhận xét:

Ưu điểm

- Luận cương đã khẳng định nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nêu ra như nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng, tầm quan trọng trong quan

hệ với cách mạng vô sản thế giới và lực lượng cách mạng chủ yếu là công nhân và nông dân Ngoài ra, luận cương đã phát triển và hoàn chỉnh hóa “Chính cương và sách lược vắn tắt” của Nguyễn Ái Quốc

- Luận cương là kết quả của sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối quốc tế cộng sản với thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương Hạn chế

4

Trang 5

- Do nhận thức giáo điều và máy móc về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng thuộc địa, cộng thêm việc chưa tìm hiểu kĩ về tình hình đặc điểm của xã hội, giai cấp và dân tộc ở Đông Dương, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của tư tưởng tả khuynh của Quốc tế Cộng sản và một

số Đảng Cộng sản trong thời gian đó, nên Ban Chấp hành Trung ương đã không vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam bị nô dịch với đế quốc thực dân Pháp xâm lược và tay sai của chúng Do đó, không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mà nặng

về đấu tranh giai cấp, về cách mạng ruộng đất, không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai

- Luận cương chưa đánh giá đúng mức vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc, cường điệu mặt hạn chế của họ, chưa thấy được khả năng phân hóa và lôi kéo một số bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc Luận cương chính trị nhận

rõ vai trò của liên minh công nông, nhưng lại chưa đề cập vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất

- Đồng thời, Luận cương đưa ra phạm vi giải quyết vấn đề của dân tộc trên toàn Đông Dương Điều này không phát huy được quyền tự quyết, tự giải phóng của mỗi dân tộc, sự khác nhau về văn hóa ngôn ngữ, làm hạn chế sự tập hợp lực lượng ở các dân tộc Làm cho các dân tộc bị động, phụ thuộc vào nhau, không tranh thủ được thời cơ chín muồi để tự giải phóng cho dân tộc mình mà phải chờ các dân tộc còn lại để cùng nhau giải phóng

I.2 Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3-1935)

I.2.1 Về nhiệm vụ cách mạng:

Đại hội đề ra ba nhiệm vụ chính của Đảng là củng cố và phát triển Đảng; đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng; mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cách mạng Trung Quốc

Với nhiệm vụ củng cố và phát triển Đảng, Đại hội đã đề nghị tăng cường phát triển Đảng vào các

xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng, biến mỗi xí nghiệp thành một thành lũy của Đảng Đảng đảm bảo cho hàng ngũ Đảng được thống nhất về tư tưởng và hành động, các đảng bộ cần tăng cường phê bình và tự phê bình Phải tăng cường quan tâm, phát hiện và đưa các đảng viên xuất sắc xuất thân từ công nhân vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng Đồng thời phải đưa nông dân lao động và trí thức cách mạng đã trải qua thử thách vào Đảng

Với nhiệm vụ đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng, Đại hội đã xác định Đảng mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thể lực của Đảng trong quần chúng Nếu Đảng không được quần chúng tán thành và ủng hộ những khẩu hiệu của mình, không liên lạc mật thiết với quần chúng thì những nghị quyết cách mạng đưa ra vẫn không có ý nghĩa gì Đại hội nêu rõ muốn thu phục đông đảo quần chúng thì nhiệm vụ trung tâm, căn bản trước mắt của Đảng là: Bênh vực quyền lợi của quần chúng, củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng

Đối với nhiệm vụ đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc, phải tuyên truyền cho quần chúng hiểu

rõ chiến tranh đế quốc đã bắt đầu, vạch trần lí lẽ hòa bình giả dối của bọn đế quốc Đại hội xem nhiệm

vụ chống chiến tranh đế quốc bảo vệ Liên bang Xô Viết là nhiệm vụ của Đảng và của toàn thể cách mạng Cần phổ biến những sự thắng lợi vĩ đại của sự kiến thiết xã hội chủ nghĩa của Liên bang Xô Viết, cho lao động hiểu công tác của Xô Viết và Hồng quân Trung Quốc

I.2.2 Về lực lượng cách mạng:

Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương tín nhiệm vào năng lực đấu tranh của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản - chính là quần chúng nhân dân lao động trên toàn Đông Dương, gồm

5

Trang 6

nhiều thành phần như công nhân, nông nhân, binh lính, phụ nữ , thanh niên, Đại hội đã thông qua nghị quyết chính trị của Đảng để vận động các lực lượng này tham gia cách mạng về mặt trận phản đế,

về đội tự vệ, về các dân tộc ít người Đồng thời Đảng chỉ đạo cho quần chúng những phương pháp chống chiến tranh đế quốc như bãi công, thị oai, biểu tình, lan rộng các cuộc vận động ấy cho đến vũ trang bạo động

I.2.3 Về phạm vị giải quyết vấn đề của dân tộc:

Đại hội xác định nhiệm vụ cách mạng trên toàn Đông Dương Tôn chỉ của Đảng Cộng sản Đông Dương là tranh đấu để thu phục đa số quần chúng lao động khác, chỉ huy họ làm cách mạng phản đế và điền địa, mục đích là để cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập, dân cày được ruộng đất, các dân tộc thiểu số được giải phóng Thành lập nhiều tổ chức hoạt động trên toàn Đông Dương như: Thanh niên Cộng sản Đoàn Đông Dương, Đông Dương Phản đế liên minh,

I.2.4 Nhận xét

Ưu điểm

- Nội dung của Nghị quyết phù hợp với tình hình của Việt Nam và thế giới lúc bấy giờ, bởi Đảng khi vừa khôi phục tổ chức còn yếu, cần phải được củng cố, phát triển, vận động quần chúng và đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc

- Thống nhất được phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, tạo thành sức mạnh chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến mới

So với Luận cương chính trị, Nghị quyết đã quan tâm hơn đến thanh niên, phụ nữ, dân tộc thiểu

số và người lao động ngoại quốc Đặc biệt, Đảng đã nhìn thấy khả năng cách mạng của binh lính Việt Nam dựa trên bối cảnh lúc bấy giờ mà ra sức vận động binh lính Ngoài ra, Đảng còn ra các Nghị quyết chi tiết về việc vận động các thành phần lực lượng, xác định được các nhiệm vụ cần thiết trong việc tập hợp các thành phần đó

Hạn chế

Đại hội vẫn thừa nhận Luận cương chính trị (10/1930) nên chưa nhận ra và khắc phục được những hạn chế của Luận cương Đại hội vẫn còn chưa đề ra được chủ trương cách mạng Việt Nam, chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và tập hợp lực lượng toàn dân tộc

Đồng thời, Đại hội vẫn duy trì thực hiện cách mạng trên toàn Đông Dương do chịu ảnh hưởng từ Quốc tế Cộng sản mà không dồn toàn bộ lực lượng thực hiện cách mạng giải phóng trong nước

I.3 Tiểu kết

Về Luận cương chính trị (10/1930), đã nêu được những vấn đề chiến lược và sách lược của

cách mạng Việt Nam Bên cạnh đó Luận cương cũng còn một số hạn chế như chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất Đánh giá chưa đúng khả năng cách mạng của các giai cấp phong kiến,

tư sản, tiểu tư sản Đồng thời, Luận cương đưa ra phạm vi giải quyết vấn đề của dân tộc trên toàn Đông Dương Điều này không phát huy được quyền tự quyết, tự giải phóng của mỗi dân tộc

6

Trang 7

Về Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (3/1935), đề ra nhiệm vụ trước mắt phù

hợp với tình hình của Việt Nam và trên thế giới với ba nhiệm vụ cần phải thực hiện: Củng cố và phát triển Đảng; Đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng; Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cách mạng Trung Quốc Tuy nhiên, Nghị quyết vẫn còn một vài hạn chế như chưa đề ra được chủ trương cách mạng Việt Nam, chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và tập hợp lực lượng toàn dân tộc; vẫn duy trì thực hiện cách mạng trên toàn Đông Dương mà không dồn toàn bộ lực lượng thực hiện cách mạng giải phóng trong nước

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3/1935) so với Luận cương chính trị (10/1930), đã giải quyết được khá nhiều hạn chế còn tồn đọng như việc đánh giá đúng hơn về vai trò

cách mạng của các tầng lớp tiểu tư sản, bênh vực quyền lợi của quần chúng nhân dân nhiều hơn, cùng với đó đã xác định được nhiệm vụ chống chiến tranh đế quốc bảo vệ Liên bang Xô Viết là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng Tuy nhiên, quan điểm của Đảng vẫn đứng trên quan điểm sai lầm của Luận cương chính trị (10/1930) vì thế mà cả hai văn kiện vẫn chưa đặt nhiệm vụ giải phóng của dân tộc lên hàng đầu; vẫn nặng về giai cấp, chưa tập hợp toàn thể dân tộc vẫn chỉ là dân nghèo đã mở rộng thêm phụ nữ, dân tộc thiểu số; vẫn giữ phạm vị giải quyết của dân tộc trên toàn Đông Dương nên chưa phát huy được quyền tự quyết, tự giải phóng của mỗi dân tộc.1

II Chủ trương của Đảng trong những năm (1936-1939)

II.1 Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7/1936)

Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì, đã họp tại Thượng Hải để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới, đưa phong trào cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển “Hội nghị đã xác định mục tiêu chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là đấu tranh chống chế độ thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.” Để tập hợp rộng rãi quần chúng nhân dân nhằm thực hiện được mục tiêu đó, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (từ tháng 3-1938 được đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) Từ đó chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh ra đời dưới các hình thức đấu tranh công khai và bán công khai.2

II.1.1 Nhiệm vụ cách mạng (xung quanh việc giải quyết 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến)

Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là chống đế quốc và phong kiến

Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt, xác định mục tiêu là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình

Lập Mặt trận dân chủ Đông Dương (mặt trận nhân dân rộng rãi)

Yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống Vì vậy, Đảng phải nắm lấy những yêu cầu này để phát động quần chúng đấu tranh, tạo tiền đề đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này

1 Giáo trình LSĐ 2019, tr35-tr39 https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-90-nam-lich-su-dang/dai-hoi-lan-thu-nhat-cua-dang-534453.html

2(https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_tr%C3%A0o_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_%C4%90%C3%B4ng_D

%C6%B0%C6%A1ng_(1936%E2%80%931939)

7

Trang 8

Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, các đảng cộng sản và nhân dân các nước trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít và chiến tranh, đòi

tự do, dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống

II.1.2 Lực lượng cách mạng

Bao gồm các đồng chí Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên và các giai cấp nhân dân, dân tộc gồm lực lượng chính là công dân, nông dân, đoàn kết với tiểu tư sản thành thị và nông thôn, đồng minh hoặc trung lập tạm thời với giai cấp tư sản bản xứ, trung và tiểu địa chủ, các Đảng quốc gia cách mạng

II.1.3 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Trên toàn Đông Dương, sôi nổi nhất là ở thành thị với mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ

II.1.4 Nhận xét

Ưu điểm:

- Nhận định nhiệm vụ trước mắt và phải đòi tự do dân sinh, đòi quyền tự do dân chủ nhưng vẫn không quên mục tiêu chiến lược là chống tay sai và đế quốc

- Phương pháp đấu tranh uyển chuyển đa dạng kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp Chuyển từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai, hợp pháp Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh bí mật, bất hợp pháp với đấu tranh công khai nhằm đạt được mục tiêu

đề ra và che dấu những lực lượng cách mạng cần được bảo vệ

- Lực lượng tham gia từ chỉ công nhân, nông dân sang tất cả các giai cấp, các tầng lớp (công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị, đồng minh hoặc trung lập tạm thời với giai cấp tư sản bản

xứ, trung và tiểu địa chủ, các Đảng quốc gia cách mạng) được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương

Hạn chế:

- Tuyên truyền và cổ động dùng những lý luận quá cao, dài nên khó tiếp cận tầng lớp nông dân

và công nhân

- Chưa giải quyết những hạn chế của Đại hội Đảng lần thứ nhất Đó là lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn, giữa cuộc đấu tranh chia đất và cuộc đấu tranh phản đế

- Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương mà Hội nghị thành lập chưa thích ứng với hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương thời kỳ này “Bởi vì, yêu cầu lịch sử đặt ra lúc này là cần có một hình thức Mặt trận rộng rãi hơn để tập hợp quần chúng đấu tranh đòi quyền dân chủ, chống chiến tranh, chống phát xít, bảo vệ hoà bình.” 3

II.2 Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10/1936)

II.2.1 Nhiệm vụ cách mạng (xung quanh việc giải quyết 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến)

Ngày 30/10/1936, Đảng đã công bố văn kiện "Chung quanh vấn đề chiến sách mới" Tại văn kiện này Đảng cũng đã chỉ rõ hai nhiệm vụ của cuộc cách mạng ruộng đất không thể thực hiện song 3(https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghe-thanh-pho-ho-chi-minh/lich-su-dang-cong-san-viet-nam/chu-truong-cua-dang-trong-nhung-nam-1936-1939/29800834)

8

Trang 9

hành và kết hợp một cách máy móc, gây bất lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Đảng đã khẳng định: "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng." "Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước." Đồng thời văn kiện còn xác định rõ: "Nhiệm vụ cuộc cách mạng

tư sản dân quyền ở Đông Dương là đuổi đế quốc Pháp ra khỏi xứ, tẩy sạch tàn tích phong kiến, Đông Dương hoàn toàn độc lập."

II.2.2 Lực lượng cách mạng

Trong Chiến sách lập mặt trận nhân dân phản đế "chiến sách của Đảng là nhận rõ ai là kẻ địch nhân nguy hiểm nhất trong lúc hiện thời nhất định sẽ tập trung ngọn lửa vào đó mà đánh." Đồng nghĩa với việc lực lượng cách mạng rộng rãi bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau tranh đấu đòi những điều dân chủ đơn sơ Đảng đã tập hợp những lực lượng có cùng chung kẻ thù để phát huy tối đa sức mạnh Việc tập hợp tối đa nguồn lực là mục tiêu lớn nhất để quyết định thắng lợi thành công

II.2.3 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc với quy mô rộng rãi ở nhiều nơi, chủ yếu ở thành thị với hình thức đấu tranh đa dạng và lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, với nhiệm vụ mục tiêu được đề ra phù hợp với tình hình mới đối với cả chống phong kiến và đế quốc trên toàn mặt trận Đông Dương Với nhiệm vụ trước mắt là chống lại chế độ phản động thuộc địa, phát xít và chiến tranh sau đó là xóa bỏ tàn tích phong kiến và trả lại tự do, dân chủ cho nhân dân cả nước

II.2.4 Nhận xét

Ưu điểm:

- Đây là nhận thức mới của Ban chấp hành Trung ương, phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930

- Đảng nhận định rõ ràng giữa đồng minh và kẻ thù, không tuyên chiến kịch liệt để tập trung nguồn lực đánh vào kẻ địch nguy hiểm nhất tại một thời điểm nhất định Tranh đấu quần chúng và lực lượng cách mạng đã được nâng lên trình độ cao hơn

Hạn chế:

- Xét về tranh đấu quần chúng và lực lượng cách mạng đã nâng lên trình độ cao hơn, tuy nhiên

về chính trị và tổ chức chưa tới trình độ để đánh đổ trực tiếp Pháp

II.3 TIỂU KẾT

Về chủ trương của Đảng 7/1936:

Cách mạng ở Đông Dương vẫn là cách mạng tư sản dân quyền, tạm gác nhiệm vụ chống chống

đế quốc và xóa bỏ chế độ phong kiến chuyển sang đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình

9

Trang 10

Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế bao gồm: các giai cấp, dân tộc như công dân, nông dân, đoàn kết với tiểu tư sản thành thị và nông thôn, đồng minh hoặc trung lập tạm thời với giai cấp tư sản bản xứ, trung và tiểu địa chủ, các Đảng quốc gia cách mạng

Chủ trương của Đảng 10/1936: Cách mạng ở Đông Dương vẫn là cách mạng tư sản dân quyền,

đấu tranh chống lại chế độ phản động thuộc địa, phát xít và chiến tranh sau đó là xóa bỏ tàn tích phong kiến và trả lại tự do, dân chủ cho nhân dân cả nước Nhưng trong chiến sách mới này, Đảng đã vận dụng linh hoạt chủ nghĩa Mác-Lê nin vào trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam

So với chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh 7/1936, Chung quanh vấn đề chiến sách mới 10/1936 về nội dung, lực lượng, phạm vi và đường lối không thay đổi Tuy nhiên, Đảng đã có thêm nhận thức mới "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng." Nhận định này

đã dần khắc phục được hạn chế của Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10/1930, và tương đồng với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tháng 2/1930

So với chủ trương của Đảng 1930-1935, những năm 1936-1939, có gì mới, hạn chế của Đảng

đã khắc phục chưa?

Giai đoạn

1930-1935

Giai đoạn 1936-1939

Về kẻ thù Kẻ thù là Đế

quốc và

phong kiến

Kẻ thù là thực dân Pháp, phát xít, và bè lũ tay sai của chúng

Về nhiệm vụ Chống đế quốc

giành độc

lập, xóa bỏ chế

độ phong

kiến giành ruộng

đất cho

dân cày

chống phát xít và chiến tranh, chống thực dân phản động và đòi tự do, dân chủ, cơm

áo, hòa bình

Về mặt trận Bước đầu thực

hiện liên

minh công nông

Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương

Về hình thức,

phương pháp

đấu tranh

Bí mật, bất hợp

pháp Bạo

động vũ trang

như bãi

công, chuyển

sang biểu

tình vũ trang

Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và bán công khai

10

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w