1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn kế toán quản trị 2 xác định chi phí theo mức độ hoạt động

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác Định Chi Phí Theo Mức Độ Hoạt Động
Tác giả Lê Ngọc Hà Thanh, Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Dương Thanh, Trần Thị Nụ, Võ Ngọc Minh Châu, Phạm Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thùy Dương, Bùi Thị Thanh Bạch, Nguyễn Thị Trà Giang
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hằng Nga
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế Toán - Kiểm Toán
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG6.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG6.1.1 TỔNG QUAN6.1.1.1 KHÁI NIỆMKẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG Activity- Based Costing-ABCLà phương pháp kế toán q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN



TIỂU LUẬN MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 2

XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA LỚP: D02

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2

Trang 2

Tp Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2021

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 2

Tỉ lệ hoàn thành

6 Phạm Thị Thanh Huyền 030534180068 Thuyết trình 100%

7 Nguyễn Thị Thùy Dương 030534180029 Thuyết Trình 100%

8 Bùi Thị Thanh Bạch 030534180007 PowerPoint 100%

9 Nguyễn Thị Trà Giang 030534180036 Tổng hợp nội dung 100%

Trang 3

MỤC LỤC

6.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1

6.1.1 TỔNG QUAN 1

6.1.1.1 KHÁI NIỆM 1

6.1.1.2 MÔ HÌNH CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 1

6.1.1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ABC 4

6.1.2 HOẠCH TOÁN CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG 4

6.1.2.1 CHI PHÍ NGOÀI SẢN XUẤT VÀ HOẠCH TOÁN CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠCH ĐỘNG 4

6.1.2.2 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ HOẠCH TOÁN CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG 5

6.1.2.3 CƠ SỞ PHÂN BỔ VÀ HOẠCH TOÁN CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG 6

6.2 CÁC BƯỚC PHÂN BỔ CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG 6

6.2.1 XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘNG, NHÓM CHI PHÍ VÀ THƯỚC ĐO HOẠT ĐỘNG: 6

6.2.2 PHÂN BỔ CHI PHÍ CHUNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG 8

6.2.3 TÍNH TOÁN TỈ LỆ PHÂN BỔ 10

6.2.4 PHÂN BỔ CHI PHÍ CHUNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỊU CHI PHÍ 11

6.3 NHẬN XÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG 12

6.3.1 SO SÁNH CHI PHÍ SẢN PHẦM ĐƯỢC PHÂN BỔ THEO PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG 12

6.3.2 HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

CHƯƠNG 6 XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG

Là phương pháp kế toán quản trị xuất hiện vào những năm 1980

Như một phương pháp tính giá có khả năng khắc phục những hạn chế của hệthống kế toán chi phí truyền thống khi đối mặt với sự phát triển kinh tế và công nghệ,giúp cho DN có thể tìm ra chi phí sản xuất chung Cụ thể, nó chia nhỏ chi phí chungcủa hoạt động có liên quan đến sản xuất Hệ thống ABC sẽ ấn định chi phí cho cáchoạt động này Vì thế, các DN có quy mô sản xuất lớn cũng sẽ không phải lo ngại vềtính minh bạch của chi phí, nhìn nhận rõ hơn về nguồn tiền của mình trong sản xuất.Ngoài ra, với những phân tích cụ thể về chi phí đã nêu ở trên, ABC dễ dàng giúpcho DN xác định được sản phẩm nào thực sự mang lại lợi ích cho mình và có thể:

 Cân nhắc cả chi phí trực tiếp và chi phí chung để tạo ra sản phẩm

 Nhận thức rằng sẽ có chi phí gián tiếp khác nhau cho từng loại sản phẩm

 Xác định giá chính xác hơn

 Chắt lọc những chi phí có thể cắt giảm

6.1.1.2 MÔ HÌNH CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

a) Mô hình COOPER

Năm 1992, Cooper et al đã đề xuất mô hình ABC gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 Xác định riêng chi phí các hoạt động xảy ra trong sản xuất, CP SXC sẽ: tiếp tục được phân bổ cho các hoạt động trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.Giai đoạn 2: Xác định các chi phí tính vào sản phẩm, dịch vụ Chi phí của các hoạtđộng được phân bổ đến từng đối tượng xác định dựa vào mức độ sử dụng các hoạtđộng của các đối tượng đó

Trang 5

HOẠT ĐỘNG

NGUỒN LỰC

CHỈ TIÊU

ĐO LƯỜNG HOẠT ĐỘNG

ĐỐI TƯỢNG TÍNH PHÍ

TIÊU THỨC

CHI PHÍ

Mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung theo phương pháp ABC

b) Mô hình hai chiều

2

CÁC HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ NGUỒN LỰC

CÁC SẢN PHẨM HAO PHÍ CÁC NGUỒN LỰC

Trang 6

sẽ xem xét về đối tượng chịu phí và cắt giảm những khoản không cần thiết.

c) Mô hình ABC

1 Xác định được cụ thể các hoạt động hỗ trợ chủ yếu cho quá trình sản xuất

2 Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các hoạt động hỗ trợ đó

3 Xác định các yếu tố làm phát sinh chi phí của mỗi hoạt động trên

4 Với mỗi hoạt động hỗ trợ ta sẽ tính tỉ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung tính chohoạt động đó trên 1 đơn vị yếu tố phát sinh chi phí

5 Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng hoạt động dựa vào yếu tố phát sinh chiphí

6.1.1.3CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ABC

Theo như kết quả điều tra của Innes and Mitchell 1995, 1998; Bjomenak, 1997;Van Nguyen and Brooks, 1997,… thì các công ty lớn thường có xu hướng áp dụngABC nhiều hơn các công ty nhỏ

Vào năm 1995, Anderson đã tiến hành nghiên cứu bằng cách áp dụng phươngpháp ABC tại công ty General Motors Nghiên cứu này đã xây dựng nên các nhân tốảnh hưởng đến ABC như: lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, quy mô, yếu tố đầu tưcủa nước ngoài, sự đa dạng sản phẩm, cấu trúc chi phí, chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp,…

Trang 7

6.1.2 HOẠCH TOÁN CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG

6.1.2.1 CHI PHÍ NGOÀI SẢN XUẤT VÀ HOẠCH TOÁN CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠCH ĐỘNG

Chi phí ngoài sản xuất là các khoản chi phí phát sinh ngoài sản xuất của doanhnghiệp liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chungcủa doanh nghiệp

Chi phí ngoài sản xuất bao gồm 2 loại chi phí:

 Chi phí bán hàng:

Là các khoản chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm củacác tổ chức hoạt động kinh doanh Có thể kể đến các chi phí như chi phí dịch vụquảng cáo, tiếp thị sản phẩm, hoa hồng trả cho nhân viên bán hàng, các khoảntiền lương, tiền thưởng của nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu phục vụ choviệc bán hàng bao gồm văn phòng phẩm, bao bì đóng gói sản phẩm,…

4

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ABC

TRÚC CHI PHÍ

QUY MÔ

SỰ ĐA DẠNG CỦA SẢN PHẨM

NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Trang 8

 Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí phục vụ cho công tácquản lý doanh nghiệp Gồm các chi phí như: tiền lương và các khoản trích theolương của nhân viên

Theo phương pháp truyền thống chỉ có chi phí sản xuất được ấn định cho sảnphẩm Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được coi là chi phítrong kỳ và không được phân bổ cho sản phẩm Theo phương pháp ABC chiphí ngoài sản xuất được xem là chi phí gián tiếp Vì vậy, theo phương pháp này

sẽ xác định toàn bộ chi phí của một sản phẩm thay vì chỉ xác định chi phí sảnxuất của nó

6.1.2.2 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ HOẠCH TOÁN CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG

BEFc 1: XHc đJnh hK sL phNn bO theo công thPc sau:

H=CT

Trong đ1:

H: Hệ số phân bổ chi phí

C: Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng

T: Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi

phí

BEFc 2: XHc đJnh chi phQ cRn phNn bO cho tSng đLi tETng tUp hTp cV thW:

𝑪𝒊 = × 𝑯 𝑻𝒊

Trong đ1:

Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i

Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng

i

Hi: Tiêu chuẩn phân bổ có thể không giống nhau, tùy vào khoản chi phí

phát sinh mà ta có thể lựa chọn hệ số phân bổ hợp lý

Trang 9

6.1.2.3 CƠ SỞ PHÂN BỔ VÀ HOẠCH TOÁN CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT

ĐỘNG

 Theo phương pháp truyền thống:

Hệ thống chi phí truyền thống sử dụng một vài tiêu thức phân bố đơn giản, chẳnghạn như chi phí nhân công trực tiếp, số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy chạy, sốlượng sản phẩm sản xuất, hay chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để phân bố chi phí từ bộphận hoạt động đến các sản phẩm

 Theo phương pháp ABC:

Phương pháp này coi việc tiến hành các hoạt động là cơ sở, là nguồn gốc phátsinh chi phí Nghĩa là, các sản phẩm tiêu thụ các hoạt động, còn các hoạt động thì lạitiêu thụ các nguồn lực Do đó, chi phí đầu tiên phải được phân bổ cho các hoạt động,sau đó mới được phân bổ cho các đối tượng xác định chi phí (sản phẩm, dịch vụ) dựatrên mức độ tiêu thụ các hoạt động của các đối tượng xác định chi phí đó Tiêu thức đểphân bổ chi phí cho các sản phẩm là các nguồn phát sinh chi phí (cost driver) liên quantới các hoạt động thực hiện trong quá trình sản xuất sản phẩm

6.2 CÁC BƯỚC PHÂN BỔ CHI PHÍ THEO MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG

6.2.1 XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘNG, NHÓM CHI PHÍ VÀ THƯỚC ĐO HOẠT ĐỘNG:

Bước quan trọng đầu tiên trong việc triển khai hệ thống ABC là xác định cáchoạt động sẽ hình thành nền tảng cho hệ thống Điều này có thể khó khăn, tốn nhiềuthời gian và đòi hỏi nhiều phán đoán Một thủ tục phổ biến là các cá nhân trong nhómthực hiện ABC phỏng vấn những người làm việc trong các bộ phận trên cao và yêucầu họ mô tả các hoạt động chính của họ Thông thường, điều này dẫn đến một danhsách rất dài các hoạt động

Số lượng hoạt động được theo dõi trong hệ thống ABC càng lớn thì chi phí càngchính xác Mặt khác, một hệ thống phức tạp liên quan đến số lượng lớn các hoạt độngthì rất tốn kém để thiết kế, triển khai, bảo trì và sử dụng Do đó, việc xác định các hoạtđộng phải căn cứ vào việc ghi nhận, theo dõi ở từng bộ phận có phát sinh chi phí từ đó

sẽ kết hợp các hoạt động cùng loại thành hoạt động chính Các hoạt động càng chi tiếtthì càng tốn chi phí nên tùy vào nhu cầu thông tin mà xác định các loại hoạt động

6

Trang 10

tương ứng Tuy nhiên, sự phân loại phụ thuộc đến dữ liệu thu thập được về chi phí liênquan đến sản phẩm Vì vậy, những hoạt động xác nhận, nhận và sử dụng vật liệu nênthiết lập tiêu thức phân bổ khác nhau cho từng hoạt động.

Tại LD, với sự tham vấn của các nhà quản lý hàng đầu, đã chọn các nhóm chi phíhoạt động và thước đo hoạt động Công ty LD có sản xuất 3 loại sản phẩm A,B,C Bộphận kế toán của công ty đánh giá và ghi nhận 4 hoạt động chung có liên quan đến sảnxuất

 Đầu tiên là chi phí điện để vận hành dây chuyền sản xuất tại nhà máy, chi phínày sẽ được dự toán hàng kỳ Vào cuối kỳ, khi nhận được giấy báo tiền điện từcông ty điện lực, bộ phân kế toán sẽ tiến hành ghi nhận và phân bổ thực tế vàogiá thành trong kỳ

Thước đo hoạt động cho nhóm chi phí điện vận hành là lượng điện trong

kỳ dây chuyền sản xuất tiêu thụ để sản xuất 3 loại sản phẩm A, B, C

 Thứ hai là chi phí bảo trì dây chuyền sản xuất, chi phí này được dự toán hàng

kỳ dựa trên mức độ hoạt động theo kế hoạch của kỳ đó Chi phí này bao gồmchi phí dịch vụ sửa chữa mua ngoài mỗi khi có phát sinh hỏng hóc trong dâychuyền sản xuất các sản phẩm vào cuối kỳ, bộ phận kế toán căn cứ vào mức độphát sinh thực tế CP này trong kỳ

Thước đo hoạt động cho nhóm chi phí bảo trì dây chuyền là số giờ sửachữa, bảo trì dây chuyền sản xuất tiêu thụ để khôi phục, duy trì tìnhtrạng hoạt động bình thường để đáp ứng việc sản xuất 3 loại sản phẩm

A, B, C

 Thứ ba là chi phí kiểm định chất lượng sản phẩm, chi phí này được dự toánhàng kỳ dựa trên số lượng sản xuất kế hoạch và tỷ lệ kiểm định kỳ đó Tỷ lệkiểm định này được xác định từ chất lượng NVL đầu vào và tỷ lệ sản phẩmhỏng.Các lô hàng sau khi sản xuất xong được chọn và lấy mẫu theo tỷ lệ kiểmđịnh đã tính toán ở đầu kỳ Đây là chi phí sản xuất chung nhằm kiểm soát chấtlượng 3 loại sản phẩm sau khi sản xuất và trước khi được xuất bán, đến với tayngười tiêu dùng

Trang 11

Thước đo hoạt động cho nhóm chi phí này là số lần kiểm định chấtlượng sản phẩm để đảm bảo đầu ra của sản xuất là các sản phẩm đủphẩm chất và đồng nhất về chất lượng.

 Thứ tư là chi phí lương quản đốc, chi phí này được dự toán hàng kỳ dựa trên sốgiờ làm việc (bao gồm giờ làm việc chính thức và tăng ca), mức lương cố định,mức lương tăng ca và các khoản trích theo lương

Thước đo hoạt động cho nhóm chi phí này là số giờ lao động để giám sátsản xuất tại các phân xưởng, nhà máy

6.2.2 PHÂN BỔ CHI PHÍ CHUNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG

Giai đoạn thứ hai của hệ thống chi phí dựa trên hoạt động là phân bổ chi phí hoạtđộng đến các sản phẩm Đầu tiên là lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động đểkết nối giữa chi phí của hoạt động với mức độ sử dụng hoạt động của từng sản phẩm.Những tiêu thức phân bổ trong ABC là khá đa dạng Hệ thống chi phí truyền thống sửdụng một vài tiêu thức phân bổ đơn giản, chẳng hạn như chi phí nhân công trực tiếp,

số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy chạy, số lượng sản phẩm sản xuất, hay chi phínguyên vật liệu trực tiếp để phân bổ chi phí từ bộ phận hoạt động đến các sản phẩm

Đối với từng trung tâm chi phí, cần phải lựa chọn một tiêu thức phân bổ chi phíphù hợp Trung tâm chi phí thực hiện công việc lắp ráp thủ công sẽ sử dụng chi phínhân công trực tiếp làm tiêu thức phân bổ Trung tâm chi phí sử dụng nhiều máy móc

tự động sẽ sử dụng số giờ máy chạy làm tiêu thức phân bổ Trung tâm chi phí thựchiện công việc xử lý nguyên vật liệu, sẽ sử dụng số kg nguyên vật liệu đã xử lý làmtiêu thức phân bổ Vì vậy, một hệ thống chi phí phức tạp và chi tiết có thể có đến hàngtrăm trung tâm chi phí khác nhau, mỗi trung tâm chi phí đều có tiêu thức phân bổ chiphí riêng, được chọn tùy theo bản chất công việc thực hiện ở trung tâm chi phí đó

Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phải thể hiện tính cân đối giữa tính chínhxác và chi phí của việc thực hiện Bởi vì có rất nhiều mối liên kết đan xem giữa nhữnghoạt động với những sản phẩm, cần phải lựa chọn những tiêu thức phân bổ chi phí mộtcách kinh tế Ví dụ, những hoạt động nảy sinh từ cùng một sự kiện như lập yêu cầu sản

8

Trang 12

xuất, lập lệnh sản xuất, hay chuyển nguyên vật liệu có thể có cùng một tiêu thức phân

bổ chi phí hoạt động đó là: số đợt sản xuất hay số lô sản phẩm

Những chuyên viên thiết kế hệ thống ABC có thể lựa chọn tiêu thức phân bổ chiphí hoạt động từ những loại sau:

 Tiêu thức phân bổ dựa trên nghiệp vụ: là tiêu thức phân bổ ít tốn kém nhấtnhưng kém chính xác nhất vì giả định rằng chi phí nguồn lực tốn kém sẽ giốngnhau cho mỗi hoạt động được thực hiện Phản ánh số lần một hoạt động đượcthực hiện, ví dụ như số lần chuẩn bị sản xuất, số lần chuẩn bị máy, số lượngđơn đặt hàng, mua hàng, số lần kiểm định được thực hiện…

 Tiêu thức phân bổ dựa trên thời gian: thể hiện thời gian cần thiết cho việc thựchiện một hoạt động, được sử dụng khi có sự khác nhau đáng kể về số lượng thờigian giữa các hoạt động được thực hiện Tiêu thức này giúp tránh được các sảnphẩm đơn giản phải gánh chịu chi phí chuẩn bị máy nhiều hơn thực tế khi phân

bổ theo số lần thực hiện Ví dụ như số giờ chuẩn bị máy móc, số giờ lao độngtrực tiếp, số giờ kiểm định… Tiêu thức này giúp phân bổ chính xác hơn so vớitiêu thức dựa trên nghiệp vụ, nhưng lại tốn kém chi phí hơn do chúng đòi hỏiphải đo lường thời gian cho mỗi hoạt động thực hiện

 Tiêu thức phân bổ dựa trên chất lượng (tính trực tiếp): là tiêu thức phân bổ tốnkém nhất nhưng mang lại kết quả chính xác nhất, đòi hỏi hệ thống chi phí theocông việc để theo dõi tất cả các nguồn lực sử dụng cho mỗi một hoạt động đượcthực hiện Trong trường hợp này, chi phí hoạt động phải được tính trực tiếp vàosản phẩm dựa trên yêu cầu công việc và phải theo dõi, tập hợp các chi phí hoạtđộng phát sinh riêng của sản phẩm đó

Sự lựa chọn giữa ba loại tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động dựa trên nghiệp vụ,thời gian, hay chất lượng cần phải được cân nhắc cho tất cả các hoạt động Ví dụ, đểphân bổ chi phí ghi nhận thay đổi kỹ thuật (để nâng cấp và hỗ trợ những sản phẩmhiện hành), có thể sử dụng các tiêu thức phân bổ sau:

Trang 13

 Chi phí cho một giờ ghi nhận thay đổi kỹ thuật ứng với một sản phẩm cụ thể.

 Chi phí ghi nhận thay đổi kỹ thuật phát sinh thực tế

Vận dụng những tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động là sử cải tiến then chốt của

hệ thống chi phí dựa trê n hoạt động, tuy nhiên đó cũng là công việc tốn kémnhất của ABC

Phân bổ giai đoạn đầu thường dựa trên kết quả phỏng vấn những nhân viên cókiến thức cơ bản về các hoạt động này Những cuộc phỏng vấn này được thực hiện với

sự cẩn thận đáng kể Những người được phỏng vấn phải hiểu cặn kẽ những gì các hoạtđộng bao gồm và những gì họ mong đợi trong cuộc phỏng vấn Ngoài ra, các giám đốc

bộ phận thường được phỏng vấn để xác định cách phân bổ chi phí nhân sự trên cácnhóm chi phí hoạt động

Ví dụ, tại công ty LD, hệ thống chi phí dựa trên hoạt động của LD sẽ phân chiamười loại loại chi phí chung này giữa các nhóm chi phí hoạt động của nó thông quamột quy trình phân bổ được gọi là phân bổ giai đoạn đầu Phân bổ giai đoạn đầu trong

hệ thống ABC là quá trình phân bổ chi phí chung được tổ chức theo chức năng bắtnguồn từ sổ cái chung của công ty vào nhóm chi phí hoạt động, bao gồm:

 Bộ phận sản xuất:

 Chi phí tiền điện cho hoạt động của dây chuyền SX

 Khấu hao thiết bị nhà xưởng

 Chi phí bảo trì dây chuyền sản xuất

 Chi phí kiểm tra chất lượng

 Chi phí lương quản đốc phân xưởng

 Bộ phận Hành chính Tổng hợp:

 Tiền lương hành chính và tiền lương

 Khấu hao thiết bị văn phòng

 Cho thuê tòa nhà hành chính

 Bộ phận tiếp thị:

 Tiền lương tiếp thị và tiền lương

 Chi phí bán hàng

10

Ngày đăng: 17/05/2024, 12:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w