Trở thành nhà cung cấu các giải pháp về cửa, mặt dựng nhôm kính, tấm nhựa thông minh uy tín được khách hàng trong nước lựa chon hàng đầu.Với phương châm “Thành công của chúng tôi bắt ngu
Trang 1Bộ Tài Chính Học Viện Tài Chính
Khoa Tài chính doanh nghiệp
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LẦN 1
Đơn vị thực tập : Công ty Cổ phần đầu tư thương mai và xây dựng
Hồng Quang
Sinh viên thực tập : Nguyễn Thị Hường
Lớp : LT24/11.02
Giáo viên hướng dẫn : TS Phạm Thị Vân Anh
Hà Nội - 2023
Trang 2PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần đầu tư thương mai và xây dựng Hồng Quang được thành lập theo đăng ký kinh doanh số: 0105371107 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 22/06/2011
Trụ sở chính: Số 29B, Ngõ 3 Đường Lê Trọng Tấn, Phường La Khê,
Quận Hà Đông, TP Hà nội
Văn Phòng giao dịch: Số 177 Đường Thanh Bình - Hà Đông – Hà Nội
Điện thoại: 04.63256582
Fax: 04.63256582
Mã số thuế: 0105371107
Tài khoản số: 102010001296059 tại Ngân hàng thương mại cổ phần công
thương - Chi nhánh Quang Trung Hà Nội
MỤC TIÊU:
Khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam Trở thành nhà cung cấu các giải pháp về cửa, mặt dựng nhôm kính, tấm nhựa thông minh uy tín được khách hàng trong nước lựa chon hàng đầu
Với phương châm “Thành công của chúng tôi bắt nguồn từ thành công của khách hàng” Hồng Quang tự hào là nhà sản xuất và gia công nhôm kính, tấm
nhựa thông mình trong hệ thống nhôm kính Việt Nam
1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
CHỨC NĂNG VÀ NGÀNH NGHỀ CHÍNH
Sản xuất và cung cấp tấm nhựa polycarbonate, tấm nhựa composite
Thi công xây dựng
Thi công hoàn thiện các hệ mái
Thi công dự án lợp mái tấm lợp lấy sáng
Thi công mái vòm ,hiên nhà bằng Tấm nhựa thông minh
Thi công, lắp đặt cửa sổ, cửa cuốn, vách kính nhôm cao cấp và nhựa uPVC
Trang 3 Thi công vách kính.
Trên cơ sở chức năng ngành nghề kinh doanh, tổ chức bộ máy của Công Ty
Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Xây Dựng Hồng Quang được bố trí như sau:
Lãnh đạo Công ty
Ban lãnh đạo Công ty gồm:
- Ông: Nguyễn Văn nghĩa Chủ tịch hội đông quản trị
- Ông: Nguyễn Văn nghĩa Giám đốc
- Ông: Nguyễn Thành Nam Phó Giám đốc
Cơ cấu nhân sự, năng lực chuyên môn
Công ty Cổ phần đầu tư thương mai và xây dựng Hồng Quang gồm các phòng ban như sau:
- Phòng tài chính - kế toán - vật tư
- Phòng Kinh doanh
- Phòng kế hoạch - kỹ thuật
- Xưởng sản Xuất
Hội đồng quản
trị Giám đốc công ty Phó giám đốc
Phòng Kế toán, Hành chính vật tư Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch - kỹ thuật Xưởng sản xuất
Trang 4Chức năng chính của các bộ phận:
- Hội đồng quản trị ( HĐQT) : Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi, mục đích của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ, HĐQT có trách nhiệm giám sát tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và Điều Lệ công ty , các quy chế nội bộ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định
- Giám đốc công ty :Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật công ty, là
người điều hành và ra quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
- Phó giám đốc: Phó giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc và
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết các công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của công ty
- Phòng Kế toán – Hành chính vật tư: Bộ phận này có trách nhiệm hạch
toán tổng hợp các hoạt động kinh doanh hàng năm theo chế độ kế toán mà nhà nước quy định, đại diện công ty hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước Phòng Tài chính – Kế toán còn kết hợp với các phòng ban khác tham mưu xây dựng cùng Ban giám đốc tổ chức và triển khai toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty
- Phòng kinh doanh: bao gồm Ban thu mua và Ban bán hàng, có nhiệm vụ
xây dựng và tham mưu cho giám đốc các chiến lược kinh doanh và tiếp thị sản phẩm, phân phối các sản phẩm do công ty thu mua về, theo dõi các hợp đồng tiêu thụ và kiểm tra, đảm bảo chất lượng hàng hóa cho khách hàng, thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: tham mưu cho Ban giám đốc và tổ chức thực
hiện các công việc trong lĩnh vực tổ chức kế hoạch đề ra và những kỹ thuật cần thực hiện trong việc lắp đặt sản phẩm cho khách hàng
Trang 5- Xưởng sản xuất: thực hiện sản xuất thành phẩm mà khách hàng đã lên
đơn đặt hàng với công ty, làm việc với đội ngũ lắp đặt để khách hàng có một sản phẩm hoàn thiện đẹp và bền lâu nhất
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán trong công ty tổ chức theo hình thức tập trung Phòng Kế toán bao gồm 1 kế toán trưởng và 4 kế toán viên được phân chia nhiệm vụ rõ rang:
Bộ máy kế toán của công ty
- Kế toán trưởng (kiêm Kế toán tổng hợp):
Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán sao cho phù hợp với hoạt động của công ty
Trực tiếp chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc kế toán của công ty trước Ban giám đốc, giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các công việc tài chính, kế toán của công ty
Xem xét chứng từ, kiểm tra, giám sát việc ghi chép vào sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, xây dựng lên kế hoạch tài chính cuối năm
- Kế toán kho hàng và tài sản cố định:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán kho
hàng, TSCĐ
Kế toán bán hàng kiếm
kế toán thuế
Kế toán Vốn bằng tiền và Công nợ
Kế toán Tiền lương kiêm Thủ quỹ
Trang 6 Lập thẻ tài sản cố định, hàng tháng phải tính và trích khấu hao tài sản
cố định phù hợp theo chế độ tài chính hiện hành
Hàng ngày cập nhật các chứng từ nhập – xuất – tồn kho vật tư, hàng hóa cho từng đối tượng sử dụng
- Kế toán bán hàng kiêm Kế toán thuế:
Tính toán, phản ánh đúng đắn, kịp thời doanh thu, trị giá vốn của hàng bán, xác định kết quả kinh doanh
Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, kiểm tra tình hình quản lý tiền thu về bán hàng, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán và việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước
- Kế toán vốn bằng tiền và công nợ:
Theo dõi các khoản nợ của khách hàng Quản lý chặc chẽ tình hình thanh toán của khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức và thời gian, tránh ứ đọng vốn
Theo dõi và cập nhật các chứng từ liên quan đến các khoản thu chi thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
- Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ:
Theo dõi về tiền lương và chế độ bảo hiểm cho toàn bộ công nhân viên, hàng tháng tính toán lập bảng thanh toán lương và BHXH cho cán bộ công nhân viên
Thực hiện nhiệm vụ quản lý, đếm các khoản thu chi tiền mặt dựa trên các phiếu thu, chi hàng ngày; ghi chép kịp thời, phản ánh chính xác tình hình tiền mặt tồn quỹ của doanh nghiệp
Trang 7PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động
Thuận lợi:
- Thị trường tiềm năng: Nhôm kính được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng như các tòa nhà văn phòng, chung cư, nhà ở, cửa hàng, quán café, v.v do tính chất nhẹ, độ bền cao và không ảnh hưởng đến môi trường
- Nhu cầu tăng cao: Do nhu cầu về các sản phẩm bằng nhôm kính đang tăng, do đó các công ty sản xuất và gia công nhôm kính có cơ hội để tăng sản lượng và doanh thu
- Sản phẩm đa dạng: Các sản phẩm từ nhôm kính có thể đa dạng, từ cửa sổ, cửa ra vào, tấm che nắng, cửa sổ vòm, phòng tắm kính, vách ngăn, mái hiên, v.v Do đó, công ty có thể tập trung sản xuất các sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Quy trình sản xuất hiện đại: Công nghệ sản xuất nhôm kính đang được cải tiến liên tục và đưa vào sản xuất như công nghệ cắt CNC, kết cấu liên kết định hình, v.v Quy trình sản xuất hiện đại sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và tối ưu hoá thời gian sản xuất
- Chi phí sản xuất thấp: Nhôm là một nguyên liệu rẻ, đơn giản để sản xuất, nên chi phí sản xuất sản phẩm từ nhôm kính có thể thấp hơn so với các loại sản phẩm khác
- Đội ngũ cán bộ, lãnh đạo của Công ty có nhiều kinh nghiệm, năng động
và nhiệt tình trong công việc Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và công nhân lành nghề có kinh nghiệm luôn được bổ sung kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý và sản xuất kinh doanh
Khó khăn:
- Cạnh tranh khốc liệt: Thị trường sản xuất và gia công nhôm kính đang phát triển rất nhanh chóng, điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty Để tồn tại và phát triển, các công ty phải đảm bảo chất lượng
Trang 8- sản phẩm, tối ưu hóa chi phí sản xuất và phục vụ khách hàng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn: Để bắt đầu hoạt động sản xuất và gia công nhôm kính, các công ty cần đầu tư một số lượng lớn tiền và thiết bị, cũng như có kế hoạch kinh doanh chi tiết Điều này đòi hỏi các công ty phải có vốn đầu tư đủ lớn để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh
- Công ty đang cần nhân lực có kỹ năng chuyên môn: Công nghệ sản xuất
và gia công nhôm kính đang được cải tiến liên tục, do đó các công ty cần phải có nhân lực có kỹ năng chuyên môn để điều hành quy trình sản xuất hiệu quả
- Sản phẩm của công ty có thể bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển: Nhôm kính là một vật liệu khá dễ vỡ, vì vậy các sản phẩm có thể bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển từ nhà máy đến khách hàng
2.2 Tình hình quản trị tài chính của công ty trong thời gian qua
a Tình hình quản trị tài chính của công ty
Do ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid – 19 trong 2 năm 2021 và
2022 vừa rồi đã khiến cho doanh thu thuần của công ty sụt giảm nghiêm trọng, bởi vì công ty là một công ty đầu tư và xây dựng, khi mà đại dịch diễn ra mọi thứ phải định trệ, ngừng lại tất cả, năm 2022 doanh thu của công ty là 7.124 triệu đồng, đã giảm 1.788 triệu đồng so với năm 2021, tương đương chỉ bằng 80% so với năm 2021 là 8.913 triệu đồng Vốn kinh doanh của công ty cũng giảm nhẹ vào năm 2022 chỉ còn 21.380 triệu đồng, đã giảm 618 triệu so với năm
2021 Có giá vốn hàng bán không lớn hơn doanh thu thuần, nhưng công ty chịu nhiều chi phí khác phát sinh nên lợi nhuận trước thuế TCDN đang ở mức âm, năm 2022 lợi nhuận trước thuế đang ở mức âm 678 triệu đồng, đã giảm 106 triệu so với năm 2021 ở mức âm 784 triệu đồng, tương ứng với 86% Do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, thuế phải nộp của công ty vẫn ở mức 0
Trang 9BẢNG 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰN
QUANG GIAI ĐOẠN 2021- 2022
(Đơn vị tính:tr
Theo BCTC năm 2021 và 2022 của Công ty CPĐT&XD Quang
9
Trang 10Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty
Tài sản, nguồn vốn công ty được công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế công ty dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh Thông qua việc khái quát tình hình biến động tài sản, nguồn vốn hướng đến đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của công ty Xuất phát từ mục đích này, phân tích khái quát
về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua các vấn
đề cơ bản sau:
- Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của tài sản, nguồn vốn công ty hiện tại
- Đánh giá tính hợp lý của những chuyển biến về giá trị, cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Trang 11BẢNG 2.2: CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2021- 2022
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của Công ty năm 2021, năm 2022
11
Trang 12Thông qua số liệu Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn nguốn của công
ty trong giai đoạn 2021- 2022 Bảng số liệu thể hiện cơ cấu tài sản giai đoạn 2021- 2022, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty khá hợp lý Ta có thể nhận định một cách khái quát về tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư
và Xây dựng Hồng Quang trong giai đoạn 2021- 2022 như sau:
Về cơ cấu tài sản:
Trong giai đoạn 2021 – 2022, cuối năm 2022 tổng tài sản của công ty là 21.380 triệu đồng đã giảm 618 triệu đồng so với năm 2021 tương đương chỉ bằng 97,19% Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn, tỷ trọng TSNH tiếp tục tăng 0,65% và TSDH giảm 0,65% trong giai đoạn
2021 – 2022 Như vậy, quy mô tài sản của công ty vẫn tiếp tục đầu tư cho TSNH , đối với công ty xây dựng như công ty Hồng Quang thì chỉ số này cũng được coi là khá hợp lý
Về cơ cấu nguồn vốn
Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả của năm 2022 là 18.907 đã tăng 60 triệu đồng, tương đương 2,76% so với năm 2021 là 18.847 triệu đồng Tương ứng, tỷ trọng VCSH đã giảm 2,76% so với năm 2021 là 3.150 triệu đồng tương đương giảm 687 triệu đồng khi năm 2022 VCSH của công ty là 2.472 triệu Như vậy cuối năm so với đầu năm thì chính sách huy động vốn của công
ty là giảm huy động từ nguồn chủ sở hữu, tăng huy động từ nợ; đồng thời trong
cả 2 thời điểm cuối năm và đầu năm khả năng tự chủ tài chính của công ty có xu hướng giảm
Nhìn chung, trong giai đoạn 2021 – 2022 cả tài sản và nguồn vốn của công
ty đều giảm đi, chứng tỏ mô hình huy động vốn của công ty còn nhiều bất cập chưa được giải quyết Trong thời gian tới , tùy thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh mà công ty có thể điều chỉnh các chính sách huy động vốn và xây dựng kế hoạch trả nợ chi tiết giúp công ty điều hòa lại nền kinh tế tốt hơn
Trang 13ĐVT Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch 2022 I.Hệ số khả năng thanh toán
II Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
III Hệ số hiệu suất hoạt động Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch năm 2021
IV Hệ số hiệu quả hoạt động
2 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
4 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
BẢNG 2.3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2021- 2022
Theo BCTC của Công ty Hồng Quang năm 2021
13
Trang 14Hệ số khả năng thanh toán:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: hệ số này trong năm 2021 và 2022 đều
lớn hơn 1, năm 2022 có xu hướng giảm đi so với 2021 là 0,03 Hai năm hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ rằng khả năng thanh toán của công ty ở mức chấp nhận được, tuy nhiên vẫn có một số vấn đề cần phải cải thiện để hệ số này không ở dưới mức 1 Công ty cần phải xem xét lại vấn đề này để hoàn thiện hơn
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: hệ số này biến đổi tương tự như hệ số
thanh toán hiện thời, đều đang có xu hướng giảm đi ở năm 2022, đã giảm 0,05 lần so với năm 2021 Nhìn chung ta thấy khả năng chi trả cho các khoản vay khi đến hạn của công ty đã giảm trong giai đoạn 2021 – 2022
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: hệ số này đã tăng lên trong năm 2022,
đã tăng 0,02 lần so với năm 2021 và được duy trì trong mức ổn định ở khoảng thời điểm 2021 – 2022 Mức dự trữ tiền trong công ty vẫn được coi là khá hợp lý
Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản:
Dựa vào bảng trên, ta thấy cả 2 năm hệ số cơ cấu đầu tư vào tài sản đều chủ yếu là tập trung vào Tài sản ngắn hạn Và có xu hướng giảm tỉ trọng đầu tư với tài sản dài hạn, tăng tỉ trọng trong đầu tư vào tài sản ngắn hạn
Cụ thể, tỷ trọng đầu tư vào TSNH năm 2021 là 95,29% và đến năm 2022
đã tăng lên 0,65% là 95,94%, ngược lại với đó TSDH của công ty năm 2022 đã giảm 0,65% là 4,06% so với năm 2021 là 4,71% đầu tư vào TSDH
Về cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn chủ yếu của công ty là nợ phải trả khi mà
hệ số NPT tăng dần theo từng năm, năm 2021 là 0,86 và đến năm 2022 hệ số này tăng 0,02 lần thành 0,88 lần Khi đó hệ số vốn chủ sở hữu lại giảm 0,02 lần
so với năm 2021 là 0,14 lần và năm 2022 giảm còn 0,12 lần Tuy nhiên công ty cần phải cân nhắc việc huy động them vốn vay để có thể phù hợp với chính sách
tự chủ tài chính của công ty