1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn chính sách công quản lý tài chính công

13 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, khi mà nước ta đang trong giai đoạn phát triểnkinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc cải cách cơ bảntài chính nhà nước

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬNMÔN CHÍNH SÁCH CÔNG

Trang 2

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬNMÔN CHÍNH SÁCH CÔNG

TÊN CHỦ DỀ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

Chuyên ngành : Quản lý Kinh tế

Giáo viên hưBng dDn: TS Nguyễn Văn Hóa

Đ8k L8k, tháng 9 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 2

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG 2

1.1 Một số khái niệm, đặc điểm và chức năng về tài chính công 2

1.1.1 Khái niệm về tài chính công 2

1.1.2 Đặc điểm của tài chính công 2

1.1.3 Chức năng của tài chính công 3

1.2 Khái quát về quản lý tài chính công 4

1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính công 4

1.2.2 Mục tiêu quản lý tài chính công: 4

1.2.3 Nguyên tắc quản lý tài chính công: 5

1.2.4 Nội dung quản lý tài chính công 5

II NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG Ở VIỆT NAM 6

2.1 Những thành tựu trong quản lý tài chính công 6

2.2 Những hạn chế trong quản lý tài chính công 7

III CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG 7

3.1 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tài chính công 7

3.2 Hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước 7

3.3 Hoàn thiện chính sách chi ngân sách nhà nước 8

3.5 Hoàn thiện quản lý nợ công phù hợp kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế 8

3.6 Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công 9

3.7 Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính 9

C KẾT LUẬN 10

Trang 4

A MỞ ĐẦU

Tài chính công gắn liền với hoạt động của nhà nước Nó vừa là nguồn lực để nhànước thực hiện tốt chức năng của mình , vừa là công cụ để thực hiện các dịch vụ công,chi phối , điều chỉnh các mặt hoạt động khác của đất nước Trong tiến trình đổi mới,thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia, Đảng và nhà nước ta coi đổi mới quản lýtài chính công là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu.

Nhận thức một cách đầy đủ, có hệ thống về tài chính công là đòi hỏi bức thiếttrong công tác nghiên cứu, học tập cũng như hoạt động thực tiễn cho cán bộ ở mọinghành, mọi cấp, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ởnước ta.

Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, khi mà nước ta đang trong giai đoạn phát triểnkinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc cải cách cơ bảntài chính nhà nước được thực hiện theo hướng: thúc đẩy sản xuất phát triển, huy độngvà sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển;đáp ứng những nhu cầu chi thường xuyên thật sự cần thiết, cấp bách; bảo đảm quản lýthống nhất nền tài chính quốc gia, giảm bội chi ngân sách, góp phần khống chế vàkiểm soát lạm phát Xử lý đúng đắn các mối quan hệ như : tích luỹ và tiêu dùng; tàichính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư ,ngân sách trung ương vàngân sách địa phương; chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi bảo đảm quốcphòng an ninh, huy đổng vốn trong nước và vốn bên ngoài, vay và trả nợ….Vì thế tàichính công là một lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với nhà nước và việc quản lý nó đòihỏi phải chính xác và khoa học

Hầu hết mọi vấn đề của xã hội đều không thể không liên quan tới tài chính Từ

những vấn đề nêu trên em chọn đề tài tiểu luận môn Quản lý công là: “ Quản lý tàichính công” Với nhận thức và kiến thức còn nhiều hạn chế, rất mong đươc sự chỉ dạy,

góp ý thêm của Thầy Em xin chân thành cảm ơn!

1

Trang 5

B NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG.1.1 Một số khái niệm, đặc điểm và chức năng về tài chính công

1.1.1 Khái niệm về tài chính công

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nưBc tiếnhành, phản ánh các mối liên hệ nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ

tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với xã hội.Tài chính công là một phạm trù kinh tế , gắn với thu nhậpchi tiêu của Nhànước Tài chính công vừa là nguồn lực để Nhà nước thực hiện các chức năng vốn cócủa mình, vừa là công cụ để Nhà nước chi phối, điều chỉnh các hoạt động khác của xãhội Do vậy, sự tồn tại và phát triển của tài chính công là một tất yếu khách quan và cótầm quan trọng đặc biệt.

1.1.2 Đặc điểm của tài chính công - Về tính chủ thể :

Tài chính công thuộc sở hửu toàn dân Nhà nước là đại diện Nhà nước có tráchnhiệm thay mặt nhân dân trực tiếp quản lý, diều hành các hoạt động tài chính côngphục vụ lợi ích của nhân dân, lợi ích của quốc gia, dân tộc.

- Về nguồn hình thành quỹ:

Các quỹ tài chính công được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, cả nguồn trongnước và ngoài nước; từ nhiều lĩnh vực khác nhau, như sản xuất, lưu thông, phân phối,luôn gắn chặt với diễn biến kinh tế vĩ mô, coi trọng nguồn thu trong nước, đặc biệt làkết quả của hoạt động kinh tế trong nước để huy động Hình thành tài chính công, bắtbuộc; đi vay và hoàn trả ( hoàn trả ngang giá và không ngang giá).

- Về tính hiệu quả:

Hiệu quả chi tiêu công là hiệu quả tổng thể mà nền kinh tế, xã hội đạt được khi sửdụng các khoản chi đó; được đánh giá thông qua sự so sánh lợi ích mà xã hội thu được

2

Trang 6

sau khi thực hiện chi tiêu công và chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó là: Lợi ích vềkinh tế và lơi ích xã hội, lơi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp.

- Về phạm vi hoạt động:

Tài chính công có phạm vi hoạt động rất rộng và đa dạng, liên quan đến mọi lĩnhvực của đời sống kinh tế - xã hội và tác động đến tất cả chủ thể trong xã hội ( giữa Nhànước trong một quốc gia và các nước trên thế giới).

1.1.3 Chức năng của tài chính công - Chức năng tạo lập vốn :

Chức năng tao lập vốn của tài chính công là khả năng khách quan của tài chính côngmà nhờ đó là một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị được huy động để hìnhthành các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng màNhà nước phải đảm nhận.

Chức năng tạo lập vốn của tài chính công gắn liền với quyền lực chính trị của Nhànước, và được thực hiện thông qua các hình thức huy động thu thuế, vay nợ trong vàngoài nước …

- Chức năng phân bổ nguồn lực:

Sự phân bổ tài chính công là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển vững chắcvà ổn định của nền kinh tế Tính đúng đắn, hợp lý trong phân bổ các nguồn lực tàichính công cũng như các nguồn lực khác trong xã hội, đều có tác động to lớn đến quátrình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước.

- Chức năng tái phân phối thu nhập:

Nhà nước sử dụng tài chính công để điều chỉnh lại thu nhập mà các chủ thể trong xãhội đang nắm giữ Sự điều chỉnh được thực hiện theo hai hướng, bao gồm: Điều tiếtbớt thu nhập cao và hỗ trợ thu nhập thấp Do vậy, sự tính toán cẩn trọng trong chínhsách tái phân phối thu nhập để có thể đạt tới mục tiêu công bằng trên cơ sở đảm bảotính hiệu quả kinh tế của sự phân phối và ít gây ảnh hưởng tieu cực nhất đến mục tiêuhiệu quả luôn có tầm quan trọng đặc biệt.

3

Trang 7

- Chức năng điều chỉnh và kiểm soát :

Để nền kinh tế, xã hội vận động theo quỹ đạo và đạt được mục tiêu đã định, việcđiều chỉnh và kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh tế - xã hội là một tất yêu kháchquan Tài chính công là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh vàkiểm soát đó.

1.2 Khái quát về quản lý tài chính công

1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính công

Quản lý tài chính công là quản lý quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều chỉnh vàkiểm soát các hoạt động thu và chi của Nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả các chứcnăng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Trong quản lý tài chính công, các chủ thể quản lý sử dụng có chủ đích các phươngpháp quản lý, các công cụ quản lý để điều hành các hoạt động thu, chi của Nhà nướcnhằm đạt được các mục tiêu đã định.

1.2.2 Mục tiêu quản lý tài chính công- Mục tiêu tổng quát:

Là tạo ra sự cân đối và hiệu quả của tài chính công, tạo môi trường thuận lợi cho sựổn định và phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiếnlược phát triển đất nước trong từng thời kỳ.

- Mục tiêu cụ thể:

Một là, bảo đảm kỷ luật tài khóa tổng thể, đòi hỏi Nhà nước phải quản lý các nhucầu chi tiêu có tính cạnh tranh nhau trong giới hạn nguồn lực tài chính công cho phépnhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công cũng như góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.Chi tiêu công tổng thể phải được quyết định trước khi ra quyết địnhchi tiêu từng phần.

Hai là, bảo đảm hiệu quả phân bổ và huy động nguồn lực tài chính Mục tiêu nàyđòi hỏi Nhà nước phải xác định được thứ tự ưu tiên trong phân bổ và huy động nguồnlực tài chính, đảm bảo phù hợp với các chiến lược và kế hoạch quốc gia, của các bộ

4

Trang 8

ngành và địa phương Nhà nước phải có chiến lược phân bổ và huy động nguồn lực tàichinh hợp lý.

Ba là, bảo đảm hiệu quả hoạt động Mục tiêu này nhằm đảm bảo cung ứng được cáchàng hóa và dịch vụ công với chất lượng mong muốn trong phạm vi ngân sách chotrước hoặc với chi phí thấp nhất.

1.2.3 Nguyên tắc quản lý tài chính công

Thứ nhất, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ Đây là nguyên tắc hàng đầutrong quản lý tài chính công Trước hết, nguyên tắc này đòi hỏi các hoạt động tài chínhcông phải được thống nhất quản lý theo một qui định chung trong tất cả các khâu củachu trình tài chính công, từ việc hình thành, phân bổ, sử dụng, kiểm tra, thanh tra,thanh toán, quyết toán đến xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Thứ hai, nguyên tắc công khai, minh bạch Nguyên tắc này đòi hỏi đảm bảo côngkhai, minh bạch trong tất cả các khâu của chu trình tài chính công cũng như trong toànbộ hoạt động quản lý tài chính công Mọi thông tin về tài chính công và quản lý tàichính công phải được công khai, đảm bảo dễ hiểu, dễ tiếp cận và độ tin cậy cao.

Thứ ba, nguyên tắc trách nhiệm giải trình Theo đó, các tổ chức và cá nhân tronghoạt động tài chính công và quản lý tài chính công phải thực hiện trách nhiệm giải trìnhvới, (cơ quan quản lý cấp trên; với công chúng, xã hội về hoạt động tài chính công).

Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo cân đối Nguyên tắc này đòi hỏi quản lý tài chính công

phải đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi công, thể hiện trên các phương diện, đảm bảosự cân đối giữa tổng thu và tổng chi; đảm bảo sự hài hòa , hợp lý trong cơ cấu cáckhoản thu, chi; giữa các ngành; lĩnh vực; giữa các cấp chính quyền; vùng, miền, địaphương và các thế hệ.

Thứ năm, nguyên tắc đảm bảo công bằng Theo đó, quản lý tài chính công phảiđảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng, các nhóm dân cư, khu vực, vùng miền, địaphương, các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế trong huy động và phân bổ, sử dụng,thụ hưởng các nguồn lực tài chính công.

1.2.4 Nội dung quản lý tài chính công.5

Trang 9

- Quản lý thu công: Là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, và kiểm soát cáchoạt động thu của Nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ củaNhà nước.

Thu công là quá trình Nhà nước huy động các nguồn lực tài chính để hình thành nêncác quỹ tiền tệ công, được thực hiện thông qua các khoản thu như thuế, lệ phí, phí, bántài sản nhà nước, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, các nhân trong nước,các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, các nhân ởnước ngoài cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương, các khoản vay nợtrong và ngoài nước và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật Quản lý thukhông chỉ đảm bảo tập trung nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhànước mà còn phải đảm bảo khuyến khuých, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo anninh tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo công bằng xã hội.

- Quản lý chi công: Chi công là quá trình Nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chínhđã được tập trung vào quý tiền tệ công nhằm thực hiện các nhiệm vụ của mình Chicông bao gồm các khoản chi chủ yếu: Chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chiduy trì hoạt động của bộ máy chính quyền nhà nước, chi trả nợ, chi viện trợ và cáckhoản chi khác theo qui định của pháp luật Cũng như thu công, chi công có tác độngrất lớn đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và toàn bộ qua trình phát triển kinh tế - xã hội củađất nước.

Xét theo qui trình, quản lý tài chính công ( quản lý thu, chi công) được thực hiệnqua ba khâu chủ yếu sau: Lập kế hoạch tài chính công, tổ chức thực hiện tài chínhcông, kiểm toán và đánh giá việc thực hiện kế hoạch tài chính công.

II NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNHCÔNG Ở VIỆT NAM

2.1 Những thành tựu trong quản lý tài chính công

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý tài chính công ở ViệtNam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã

6

Trang 10

hội, xử lý vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổikhí hậu và đẩy mạnh công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Hệ thống pháp luật ( Luật ngân sách nhà nước, Luật quản lý nợ công, các luật vềthuế và Luật quản lý thuế…), cơ chế, chính sách về tài chính công từng bước đượchoàn thiện theo hướng công khai, minh bạch, phù hợp hơn với kinh tế thị trường, tiếpcận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành vĩ mô đấtnước theo từng giai đoạn

2.2 Những hạn chế trong quản lý tài chính công

Cơ cấu thu ngân sách chưa hợp lý, thiếu bền vững; việc huy động nguồn lực tàichính từ đất đai, tài nguyên, công sản chưa được quản lý và sử dụng có hiệu quả; tìnhtrạng trốn thuế, thất thu và nợ thuế còn nghiêm trọng Thu không đủ chi, tích lũy ngânsách cho đầu tư phát triển thấp, tro ng khi đó nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng,vượt khả năng cân đối nguồn lực Cơ cấu chi chưa hợp lý, tỷ trọng chi thường xuyêntăng cao, chi đầu tư phát triển giảm Cân đối nhà nước khó khăn, bội chi cao, phải vayđảo nợ; nhiều địa phương chưa có khả năng cân đối ngan sách và điều tiết về ngân sáchtrung ương Nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn,tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặc chẽ; nợ đọng xây dựngcơ bản và ứng trước ngan sách còn lớn; việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập;thiếu gắn kết giữa quyết định đàu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ Việc sử dụng ngânsách và vốn đầu tư công còn lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả.

III CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG.3.1 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tài chính công

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tạo thống nhất nhận thức và hành độngtrong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp về chấp hành nghĩavụ nộp thuế, pháp luật về ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, thực hành tiết kiệm vàphòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả hệthống chính trị.

3.2 Hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nưBc

7

Trang 11

Hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theohướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới;tăng tỉ trọng thu nội địa, bảo đảm tỉ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu,khai thác tốt thuế từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo đồng bộ, minhbạch, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo huy động đầy đủ, chủ động,hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế bềnvững trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

3.3 Hoàn thiện chính sách chi ngân sách nhà nưBc.

Từng bước điều chỉnh chính sách chi ngân sách nhà nước theo hướng cơ cấu lại chingân sách nhà nước nhằm tăng hợp lý tỉ trọng chi đầu tư, giảm dần tỉ trọng chi thườngxuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ và tinhgọn bộ máy, biên chế, thực hiện cải cách tiền lương, từng bước tính đúng, tính đủ chiphí vào giá dịch vụ công, điện, nước, đất đai, … và có chính sách hỗ trợ phù hợp chođối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế trong xã hội Đổi mới chính sách chingân sách nhà nước phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.4 Tăng cường kiểm soát bội chi ngân sách nhà nưBc

Thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sửdụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên; cải thiện cân đốingân sách nhà nước, từng bước tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và trả nợ vay Xâydựng và triển khai ké hoạch tài chính trung hạn gắn với chiến lược quản lý nợ công,kiểm soát bội chi ngân sách và kế hoạch đầu tư công trong cùng thời kỳ.

3.5 Hoàn thiện quản lý nợ công phù hợp kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế

Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là chính sách, công cụ, nghiệp vụ và bộ máy quản lý nợcông bảo đảm đúng qui định của hiến pháp và pháp luật có liên quan để kiểm soát toàndiện rủi ro và hiệu quả nợ công; điều chỉnh phạm vi nợ công phù hợp với thông lệ,chuẩn mực quốc tế Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vaylại Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mứcbảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm.

8

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w