1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận giữa kỳ đề tài phân tích phẩm chất chính trị của nelson mandela

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích phẩm chất chính trị của Nelson Mandela
Tác giả Phạm Mỹ Vi
Người hướng dẫn PGS. TS Trần Nam Tiến
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Quan hệ Quốc tế
Chuyên ngành Chính trị học đại cương
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 6,01 MB

Nội dung

Dù cuộc đời ông có nhiều thăng trầm, trải qua nhiều biến cố nhưng ông vẫn luôn đặt nhân dân của mình lên đầu, luôn đấu tranh vì dân tộc vì một Nam Phi độc lập.. Một nhà chính trị bị cầm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

Đề tài: Phân tích phẩm chất chính trị của Nelson Mandela

NELSON MANDELA – LÃNH TỤ VĨ ĐẠI CỦA NAM PHI

Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Trần Nam Tiến

Môn: Chính trị học Đại cương

Họ&Tên sinh viên: Phạm Mỹ Vi

MSSV: 2357060131 Khóa: QH21-23

Trang 2

MỤC L C Ụ

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

NỘI DUNG 4

1 Giới thiệu nhân vật 4

2 Nelson Mandela – Biểu tượng của sự hòa giải 6

Mandela – một vị lãnh tụ luôn đặt nhân dân lên trên hết 6

Cuộc đấu tranh kéo dài một đời người 7

Một lãnh tụ vĩ đại dẫn dắt các thế hệ sau 8

Một tiền lệ chưa từng có 8

3 Nelson Mandela – một tượng đài của sự tự do và bình đẳng 9

Ngục tù chưa bao giờ có thể giam cầm con người 10

Ngày trở về của người tù nhân vĩ đại 11

Hành trình cứu một dân tộc 12

Hàn gắn bằng tha thứ 15

Đất đai hoàn trả 17

Thành tựu to lớn lớn của Nelson Mandela 18

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Văn hóa chính trị” từ lâu đã là một chủ đề “nóng” và thú vị đối với mỗi sinh viên, nhất là sinh viên theo học khoa Quan hệ Quốc tế Chính trị gắn liền với sự tồn vong của một quốc gia, phải làm chính trị tốt, ngoại giao tốt thì mới có thể giữ vững độc lập cho dân tộc Trong lịch sử phát triển của nhân loại, đã có rất nhiều con người kiệt xuất, họ là những vị tướng tài, những chính trị gia vì nước quên thân, vì dân phục vụ Ở họ luôn hội

tụ những phẩm chất riêng nhưng chính những phẩm chất đó làm nên một con người vĩ đại, những bậc vĩ nhân tài ba Và ở đây em xin được phép phân tích phẩm chất chính trị

của Nelson Mandela – vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử thế giới

Nelson Mandela – biểu tượng của sự hòa giải, một người hội tụ đủ mọi phẩm chất

để trở thành một chính trị gia Dù cuộc đời ông có nhiều thăng trầm, trải qua nhiều biến

cố nhưng ông vẫn luôn đặt nhân dân của mình lên đầu, luôn đấu tranh vì dân tộc vì một Nam Phi độc lập Từ một cậu thiếu niên từ nhỏ được nghe những câu chuyện sự tích chống lại người da trắng của dân tộc mình Đây chính là động lực thôi thúc ông đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi áp bức của người da trắng Một nhà chính trị bị cầm tù 27 năm, nhưng 27 năm ấy dường như không thể chôn vùi được ý chí của người tù chính trị mà rèn dũa nó trở nên cứng rắn hơn, rèn nên một nhà giải phóng dân tộc, vị cứu tinh và con người vĩ đại – Nelson Mandela

Nelson Mandela – một tượng đài tự do và bình đẳng Trong cuộc chiến tranh

chống lại chế độ Apartheid, ông vẫn luôn giữ lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó mọi người sống với nhau hòa thuận và bình đẳng Ông không vĩ đại chỉ bởi quá trình đấu tranh lâu dài hay những năm tháng bất khuất trong chốn lao tù, hành trình xóa

bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid hay nổ lực hòa giải dân tộc Ông còn bất tử bởi

đã xây dựng nên nền móng vững chắc cho nền dân chủ ở Nam Phi

Xuất phát từ tình cảm yêu mến cuộc đời vĩ đại của ngài Nelson Mandela, một nhà

Trang 4

chính trị gia luôn cống hết sức mình vì dân, vì nước Em xin chọn được phân tích về Nelson Mandela – vị lãnh tụ đáng kính của Nam Phi để là bài tiểu luận lần này

N I DUNG

1 Giới thiệu nhân vật

Nelson Mandale sinh ngày 18 tháng 7 năm 1918 ở

tỉnh Tơron Svan miền Đông Nam Phi Bố ông là Tù

trưởng thuộc bộ tộc Kôsa Thời niên thiếu, Mandela

thường nghe kể về các sự tích anh hùng của nhân dân

châu Phi chống lại sự xâm lược của người da trắng

Năm 1938, Mandela vào trường Đại học Henbớc là

trường cao đẳng đầu tiên của Nam Phi, dành cho người

da đen Ở trường, ông tham gia phong trào sinh viên đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ bình đẳng, nên năm 1940 bị buộc phải thôi học năm sau ông phải đi Gôhannêsbớc tiếp tục học thêm Ở đây, ông lại tiếp tục tham gia hoạt động chính trị Năm 1944, ông gia

nhập tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC) của Nam Phi1 và trở thành một trong những người sáng lập ra Liên minh thanh niên của tổ chức này

Đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, Mandela tốt nghiệp đại học trở thành luật sư Ông mở văn phòng luật sư đầu tiên của người da đen ở Gohannêsbớc để giúp đỡ về luật pháp cho những người dân da đen

Từ năm 1952, phong trào đấu tranh phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của nhân dân da đen Nam Phi phát triển mạnh mẽ Mandela với lòng nhiệt tình và tài năng của mình đã trở thành người tổ chức của phong trào Sau đó ông được bầu làm Phó Chủ tịch của ANC Từ đó, Mandela bắt đầu cuộc đời hoạt động chính trị với tư cách là lãnh tụ người Phi

1Đại hội dân tộc Phi, viết tắt là ANC (African National Congress), được thành lập vào năm 1912 tại Bloemfontein

để đấu tranh cho quyền lợi của người da đen ở Nam Phi John Dube là chủ tịch đầu tiên của ANC từ 1912 đến 191 7

Trang 5

Trong cuộc đấu tranh, ông luôn luôn bị nhà đương cục người da trắng tra xét, giam cầm, đe dọa Mặc dù chịu nhiều áp lực từ các phía nhưng ông không hề nao núng Đầunhững năm 60 của thế kỷ XX, cục diện chính trị Nam Phi càng phức tạp Tổ chức ANC bị chính quyền da trắng cấm hoạt động Mandela phải chuyển vào hoạt động bí mật, tổ chức lực lượng vũ trang chuẩn bị cuộc đấu tranh lâu dài Đầu năm 1962, Mandela bí mật đi thăm các nước châu Phi và sang Anh, tranh thủ sự giúp đỡ của họ để huấn luyện quân du kích Nhưng khi về nước ông bị bắt và bị kết án 5 năm tù giam Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ, năm 1964, ông cùng với một số lãnh tụ ANC bị kết án tù chung thân Mandela

đã sống qua 20 mùa xuân trong nhà tù ở Đảo Rôben Ở trong tù ông vẫn kiên trì đấu tranh, ngoài ra còn tổ chức học tập khiến cho nhà tù Đảo Rôben thâm nghiêm hầu như trở thành một trường Đại học Mandela Tháng Tư 1982, Mandela được chuyển đến nhà tù Kếptơn

Bước vào thập kỷ 80 thế kỷ XX, phong trào nhân dân trong và ngoài nước Nam Phi đòi thả Mandela ngày một dâng cao Trước áp lực của quốc tế và nhân dân Nam Phi, nhà đương cục da trắng buộc phải hứa sẽ trả tự do cho Mandela Cuối thập kỷ 80 thế kỷ

XX với uy tín và địa vị đặc biệt của mình, ở trong ngục, Mandela đã tiến hành đối thoại với chính quyền Nam Phi, chỉ ra lối thoát duy nhất cho Nam Phi chính là phải tổ chức đàm phán giữa Chính phủ và ANC

Tháng 9 năm 1989, ông Đơlec lên làm Tổng thống Nam Phi đã bãi bỏ lệnh cấm ANC hoạt động Ngày 11/2/1990, trong cục diện chính trị mới, Mandela đã kết thúc cuộc sống 27 năm tù đầy và trở về với nhân dân Ra khỏi nhà tù, Mandela lại bước vào cuộc đấu tranh mới Nhiệm vụ đầu tiên là tập hợp lực lượng ANC trong và ngoài nước Ông đi thăm các nước tiền tuyến Châu Phi, quyết định đưa Tổng bộ ANC từ nước ngoài trở về; không bao lâu ông được cử làm Phó Chủ tịch ANC Đầu tháng 4 năm 1990, Mandela dẫn đầu phái đoàn ANC tiến hành đàm phán với Chính phủ Đơlec Sau khi điều kiện tiên quyết của ANC là phóng thích chính trị phạm được đáp ứng, tháng 8 năm 1990, ANC tuyên bố đình chỉ đấu tranh vũ trang Do chính quyền kéo dài thời gian cho phép những thành viên ANC lưu vong về nước, lại thêm những vụ xung đột bạo lực giữa người Phi do

Trang 6

cảnh sát gây nên khiến nhiều người bất mãn Trong nội bộ ANC, nhiều người đã lên tiếng phản đối đường lối phi bạo

2 Nelson Mandela – Biểu tượ ng c a s hòa ủ ự giả i

Mandela – một vị lãnh tụ luôn đặt nhân dân lên trên hết.

Cựu Tổng thống Nelson Mandela không chỉ được thế giới ngưỡng mộ bởi ông là tổngthống da đen đầu tiên của Nam Phi sau hơn 3 thế kỷ cầm quyền của người da trắng, là người anh hùng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc mà còn là biểu tượng quốc tế cho tinh thần tự do, đoàn kết dân tộc và lòng vị tha gười có vô số phẩm Nchất đáng quý Nhưng cái để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong long người dân đó chính là thái độ ôn hòa, luôn đề cao sự hòa bình và tự do Với quyết tâm và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho Nam Phi, ông đã dành thời gian trong tù để truyền đạt ước vọng

tự do, niềm tin vào sự bình đẳng “mỗi người dân một lá phiếu” cho những tù nhân trẻ bị bắt giam vì chống đối chính quyền Nhà tù Robben Island nơi ông trải qua 18 năm bị giam cầm và lao động cực khổ được những nhà tranh đấu gọi là “Đại học

Mandela”.Nhiều năm tháng phải chứng kiến những hành động vô nhân đạo của chủ nghĩa phân

Nelson Mandela cùng người dân Nam Phi

Trang 7

biệt chủng tộc Apartheid2 đã nhen nhóm trong ông một ý định thay đổi cả thế giới Điều này cũng đồng nghĩa thay vì an phận với một cuộc sống thôn dã thanh bình được sắp sẵn, công việc của một luật sư ít nhiều hứa hẹn thành công trong tương lai, ông đã chấp nhận

hy sinh toàn bộ tuổi thanh xuân của mình để đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và lạm dụng nhân quyền ở Nam Phi

Cuộc đấ u tranh kéo dài một đ ời ngườ i

Cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh lâu dài và người tham gia nó phải chấp nhận buông bỏ tư tưởng cá nhân, hy sinh vì lợi ích của quốc gia của dân tộc Với lòng căm thù những kẻ áp bức, ông đã kêu gọi toàn thế giới chống lại chế độ phân biệt chủng tộc bằng

lời tuyên bố đanh thép: “Trong suốt cuộc đời mình, tôi đã hiến dâng bản thân cho cuộc tranh đấu của người dân châu Phi Tôi chống lại sự thống trị của người da trắng và tất

cả những kẻ thống trị Tôi ấp ủ trong lòng lý tưởng về một xã hội tự do và dân chủ, trong

đó tất cả mọi người đều cùng nhau sống trong thuận hòa và có cơ hội ngang bằng Đó là một lý tưởng tôi hy vọng sống vì nó và đạt được nó Nhưng nếu cần thiết, tôi cũng đã chuẩn bị chết vì lý tưởng này.” Mandela chính là ánh sáng của người dân châu Phi, một

ánh sáng chói chang mang theo lý tưởng sống cao đẹp và khát vọng một cuộc sống hòa

2 Apartheid là một chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi Từ Apartheid trong tiếng

Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc

Trang 8

bình Dù bị giam cầm trong ngục tối 27 năm nhưng vẫn không làm mài mòn ý chí người

tù và dường như khoảng thời gian dài đó đã rèn nên một Nelson Mandela vĩ đại Giữa một châu Phi nghèo đói, bị đối xử như một nô lệ trong chính đất nước có họ, giữa những cuộc bạo loạn tranh giành quyền lực, đấu tranh sắc tộc thì Nelson Mandela vẫn bình tĩnh, vẫn luôn theo đuổi con đường hòa bình, kiên trì một lý tưởng cách mạng cao đẹp Một lòng yêu châu Phi, yêu người dân nơi đây, ông gắn bó, ông sẻ chia vì chính bản thân ông cũng đã trải qua những điều tồi tệ mà người dân đang chịu lúc bấy giờ Chính vì thế, lòng yêu nước thương dân của ông càng làm ông câm hận chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apa theid hơn bao giờ hết r

Một lãnh t ụ vĩ đạ ẫ i d n d t các th h sau ắ ế ệ

Nelson Mandela đấu tranh vì khát vọng sống, khát vọng tự do của những người dân da đen Ông có một đời sống khiêm tốn, giản dị và sẵn sàng hy sinh cho người nghèo Như ông đã từng chia sẻ “ra đi cũng là lãnh đạo”, ông hiểu rõ được một vị lãnh tụ dân tộc cần

có những phẩm chất gì để trở thành một người tài ba, một người có đủ năng lực lãnh đạo đất nước Điều quan trọng nhất của một lãnh đạo là làm sao để từ bỏ một ý nghĩ sai lầm, nhiệm vụ và một quan hệ không phù hợp là điều khó khăn nhất đối với một nhà lãnh đạo

Họ là những người được người dân bầu lên, là những người có được niềm tin của người dân Vì thế họ phải biết bản thân mình cần và phải làm gì cho đất nước này Khi không còn đủ sức họ phải đưa ra quyết định vì lợi ích chung của cả dân tộc Trong lịch sử Châu Phi, có hàng loạt những nhà lãnh đạo, được bầu theo hình thức dân chủ, đã sẵn lòng rời nhiệm sở Mandela đã quyết tâm tạo ra một tiền lệ cho những người theo sau ông - không chỉ ở Nam Phi, mà còn trên khắp lục địa

Một tiền l ệ chưa từ ng có.

Nelson Mandela đắc cử trong cuộc bầu cử không phân biệt màu da lần đầu tiên ở Nam Phi và đã trở thành vị tổng thống da màu đầu tiên trên thế giới Điều đó là hoàn toàn xứng

Trang 9

đáng với công sức mà ông bỏ ra, nhưng ông lại đối mặt với một nguy cơ khác đó chính là

sự thù hận, ghen ghét của chính những người da đen, những nạn nhân của chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid Nhưng dù đứng trước hoàn cảnh nào đi nữa thì ông vẫn luôn

cho rằng không thể xây dựng quốc gia từ sự giận dữ và bạo bực Ông nói: “Chúng ta đang đấu tranh cho tiến bộ theo một cách thức và hướng tới một kết quả giúp bảo đàm rằng tấy

cả ngiời dân, bất luận da trắng hay da đen, đều trở thành người chiến thắng” Với tấm

lòng khoan dung, châm ngôn sống của bản thân ông đã góp phần hòa giải chủng tộc, thông qua đàm phán để thúc đẩy tiến trình dân chủ ở Nam Phi, tạo ra một hình mẫu về việc thông qua giải pháo chính trị để giải quyết xung đột

Chính như câu nói của Nelson Mandela “Một nhà lã h đạo không thể trở nên vĩ đại n

mà không thể hiện sự cảm thông sâu sắc với đồng bào mình, một thái độ giúp lửa cho cuộc đấu tranh chống lại bất công mà những người đó đang đối mặt.” Điều làm nên một

Nelson Mandela vĩ đại chính là vì ông đã đặt bản thân mình vào người dân, ông dùng sự thấu cảm của mình để hiểu họ đang cần gì Giữa một xã hội Châu Phi người da đen không

có tiếng nói như lúc bấy giờ, cần lắm một tổ chức, một người đứng đầu có thể thấu hiểu

và nhận ra được bản chất của xã hội và đứng lên chống lại những kẻ gây nên sự phân biệt chủng tộc này

Đối với Mandela, việc từ chối thương thuyết là sách lược, không phải là nguyên tắc Trong suốt cuộc đời mình, ông luôn phân biệt rõ điều này Nguyên tắc không lung lay của ông - lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid, và giành được quyền bầu cử cho mỗi người đã là nguyên tắc bất biến Nhưng hầu hết những điều giúp ông đạt được mục đích -

đó được ông gọi là sách lược Nhà tù đã cho ông khả năng có tầm nhìn xa Ông đã suy nghĩ không phải cho vài ngày, vài tuần, mà vài thập kỉ Ông biết lịch sử đang đứng về phía ông, rằng kết quả là chắc chắn Chỉ còn lại câu hỏi mọi điều xảy ra nhanh tới cỡ nào

và đạt được điều đó bằng cách nào Thỉnh thoảng ông vẫn nói: "Mọi điều cuối cùng sẽ tốt đẹp hơn" Ông luôn cố gắng cho điều cuối cùng đó

3 Nelson Mandela – một tượng đài của sự tự do và bình đẳng.

Trang 10

Ngục tù chưa bao giờ có thể giam cầm con người

Như chúng ta đã biết, cuộc đời Nelson Mandela luôn cống hiến hết sức hết lòng vì một Châu Phi độc lập Giữa một đời ngục tù, khổ sai giữa chế độ phân biệt chủng tộc khắc nghiệt thì ông vẫn giữ cho mình một thái độ kiên định, một lý tưởng sống cao đẹp về tự

do và bình đẳng như chính ông từng chia sẻ đanh thép trước tòa khi bị buộc tội lên kế hoạch phá hoại nhà nước Tôi cống hiến cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh của nhân

dân Nam Phi Tôi giương cao lý tưởng dân chủ và xã hội tự do mà ở đó tất cả mọi người bình đẳng chung sống với nhau trong những điều kiện và khả năng như nhau Đó là một

lý tưởng mà tôi lấy làm lẽ sống và hy vọng sẽ đạt được Song nếu cần tôi cũng sẵn sàng

hy sinh cho lý tưởng ấy.” Cả đời ông dù phải chịu khổ sai trong ngục tù, bị tra tấn đủ hình

thức, ra tù dù phải sống lẫn trốn nhưng ông vẫn luôn giữ lấy lý tưởng sống của mình, vẫn luôn mang trong mình khát vọng tự do và hạnh phúc, khát vọng về một xã hội công bằng bình đẳng Một nơi mà cả người da đen và da trắng đều có thể được đặt lên bàn cân ngang nhau

Những nhà lãnh đạo thực sự phải sẵn sàng hy sinh tất cả vì sự tự do của dân tộc họ

Điều quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo là luôn đặt nhân dân, luôn đặt đất nước lên trên hết Nelson Mandela trong khoảng thời gian bị giam cầm đã từng rất nhiều lần từ chối điều kiện trả tự do của địch Dù thời gian có dài, chỉ có thể nhìn ánh sáng qua khung

Trang 11

sắt nhà tù nhưng vẫn không thể nào làm lung lay được ý chí, làm mất đi tiết khí của người

tù chính trị, một chiến sĩ dám dấn thân vì đại nghĩa Chính vì thế mà danh tiến của ông nhanh chóng lan rộng khắp Nam Phi bất chấp việc chính quyền Apartheid ra sức ngăn chặn việc truyền bá hình ảnh, tài liệu về ông Nhưng dù cho phải ở trong ngục tù bao nhiêu năm, bị hành hạ tra tấn như thế nào, đi chăng nữa có bao nhiêu bản án cho ông thì cũng đều trở nên vô hiệu trước tinh thần bất diệt của một con người vĩ đại

Ngày tr v c ở ề ủa người tù nhân vĩ đại

Người tù vĩ đại ấy đã được trả tự do năm 70 tuổi sau hơn 10000 ngày3 bị giam cầm trong ngục tù Sự kiện ấy như là một tia sáng chói qua bầu trời đêm tối tâm đang bao trùm lên cách mạng Nam Phi Người dân Nam Phi có quyền hy vọng về một tương lai tốt đẹp, một xã hội công bằng Và không phụ lòng kỳ vọng của người dân ông đã bắt tay vào công cuộc xây dựng tự do, hàn gắn những chia cắt trong lòng dân tộc Trong hồi kí, ông viết:

“Khi tôi bước chân ra khỏi tù ngục, sứ mệnh của tôi là giải phóng cả người bị áp bức lẫn người áp bức Môt số người nói sứ mệnh đó đã hoàn thành Nhưng tôi biết là không phải

Sự thật là chúng ta chưa có tự do; chúng ta mới chỉ đơn thuần đạt được quyền tự do lựa chọn cuộc sống tự do và quyền không bị áp bức Chúng ta chưa bước những bước cuối của chặng đường dài và khó khăn Để được tự do, không đơn giản chỉ là tháo bỏ xiềng xích của một con người, mà phải biết sống theo cách tôn trọng và tăng cường sự tự do của người khác Thử thách thực sự đối với niềm tin vào tự do của chúng ta mới chỉ bắt đầu” Ông nhận ra rằng nếu một đất nước muốn độc lập, không chỉ là tháo bỏ xiềng xích

xung quanh nó ra, mà điều quan trọng là phải xóa bỏ hết định kiện bên trong tâm chí của người dân Giúp người dân hiểu đâu là tự lực, tự cường và để họ hiểu được một đất nước độc lập và đoàn kết là như thế nào Ông luôn là lá cờ đầu tiên phong cho những luồng suy nghĩ mới mẻ thổi vào Nam Phi Luồng gió ấy luôn chứa đựng những khát khao độc lập, hạnh phúc và một khao khát về nền dân chủ

3 Nelson Mandela, lãnh tụ của phong trào đòi chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc (apartheid) ở Nam Phi, đã được ra tù sau 27 năm vào ngày 11 tháng 2 năm 1990

Ngày đăng: 15/05/2024, 19:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN