1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các bước của quy trình hoạch định chính sách hãy vận dụng các bước đó để hoạch định một chính sách kt xh cụ thể

14 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các bước của quy trình hoạch định chính sách. Hãy vận dụng các bước đó để hoạch định một chính sách KT – XH cụ thể
Tác giả Đỗ Minh Đức
Trường học Trường ĐH Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, Khoa Quản Lý Kinh Tế
Chuyên ngành Chính Sách Kinh Tế - Xã Hội
Thể loại Bài tiểu luận
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Các chính sách giúpcho việc giải quyết các vấn đề trong các tình huống nhất định và giúp cho việc thốngnhất các kế hoạch khác nhau của tổ chứcNhận xét: Quy trình hoạch định chính sách tư

Trang 1

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI

TÊN CHỦ ĐỀ: CÁC BƯỚC CỦA QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH HÃY VẬN DỤNG CÁC BƯỚC ĐÓ ĐỂ HOẠCH ĐỊNH MỘT CHÍNH

SÁCH KT – XH CỤ THỂ

Ngày sinh: 12/11/1994

Trang 2

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TIỂU LUẬN

Ngày,tháng, năm sinh: 12/11/1994

Học phần: Chính sách kinh tế - xã hội

Tên chủ đề: Các bước của quy trình hoạch định chính sách Hãy vận dụng các bước đó để hoạch định một chính sách KT-XH cụ thể

Nội dung đánh giá:

TỐI ĐA

ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

1 Hình thức trình bày bài tiểu luận, bài tập lớn

2 Nội dung bài tiểu luận, bài tập lớn

2.1 Phần mở đầu

2.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.3 Kết quả nghiên cứu

2.4 Nhận xét, đánh giá

2.5 Tài liệu tham khảo

TỔNG ĐIỂM Cán bộ chấm thi 1

(Ký, ghi rõ họ tên)

Cán bộ chấm thi 2

(Ký, ghi rõ họ tên)

A LÝ THUYẾT CHUNG

Trang 3

Chính sách là quan điểm, phương hướng và cách thức chung để ra quyết định trong tổ chức Trong một tổ chức có thể có nhiều loại chính sách khác nhau cho

những mảng hoạt động trọng yếu Ví dụ:

+ Chính sách khuyến khích tài năng trẻ nhằm tạo động lực phấn đấu cho lớp người trẻ cho tổ chức

+ Chính sách đào tạo nhân viên nhằn xác định phương thức đào tạo nhân viên để đáp ứng với đòi hỏi của công việc hiện tại và tương lai Phương thức đào tạo ở đây có thể là đào tạo qua công việc, đào tạo tại các cơ sở đào tạo bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức

-> Chính sách là kế hoạch theo nghĩa nó là những quy định chung để hướng dẫn hay khai thông cách suy nghĩ và hành động khi ra quyết định Các chính sách giúp cho việc giải quyết các vấn đề trong các tình huống nhất định và giúp cho việc thống nhất các kế hoạch khác nhau của tổ chức

Nhận xét: Quy trình hoạch định chính sách tương đồng với quy trình ra quyết định

và lập kế hoạch

1 Lập quy trình ra quyết định

B1: Xác định vấn đề

2 Quy trình lập kế hoạch

B1: Nghiên cứu và dự báo môi trường B2: Lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá

phương án

B2: Xác định các mục tiêu

B3: Xác định các phương án

B4: Đánh giá các phương án

B5: Lựa chọn phương án và ra quyết định

B3: Xác định các phương án B4: Đánh giá các phương án B5: Lựa chọn phương án và ra quyết định

=> Sự thống nhất giữa quy trình ra quyết định và lập kế hoạch

- Xác định vấn đề suy cho cùng là nghiên cứu và dự báo những cơ hội và mối nguy cơ trong cả hiện tại và tương lai

Trang 4

- Việc xác định mục tiêu phải được tiến hành trước việc lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá phương án

- Với những các nhìn nhận khác nhau: có nhiều nhóm xem xét các phương án -> đánh giá phương án khả dĩ nhất ( chứ không phải đưa ra tất cả các phương án

có thể)

3 Quy trình hoạch định chính sách

Sơ đồ: Quy trình hoạch định chính sách Nội dung cụ thể từng bước sẽ được nghiên cứu sau đây:

Trang 5

Bước l: Xác định và lựa chọn vấn đề

• • •

“Vấn đề là gì?” -> là khoảng cách giữa điều mà con người mong muốn với cái thực tế mà con người chưa đạt được.

Việc xác định vấn đề thông qua trả lời cho những câu hỏi sau:

- Vấn đề là gì? Có thực sự có vấn đề không?

- Triệu trứng của vấn đề là gì ? Nếu không giải quyết vấn đề thì hậu quả sẽ như thế nào?

- Nguyên nhân của vấn đề là gì?

- Có cần ra quyết định về chính sách để giải quyết vấn đề hay không?

Phân loại vấn đề

Bởi vì các vấn đề cũng như các cơ hội là rất nhiều và đa dạng, do đó sẽ có lợi khi phân loại và nhóm các vấn đề theo một cách nào đó Đối với hầu hết các hoạt động cải thiện dựa theo nhóm làm việc, các vấn đề và các cơ hội có thể phân chia thành 3 loại chung:

■ Loại I: Cá nhân có quyền điều khiển hoàn toàn đối với vấn đề hoặc cơ hội và

có quyền thực thi biện pháp giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Bạn đang ở trong một cuộc họp, và bạn nhận ra căn phòng có vẻ ấm Bạn kiểm tra bộ điều chỉnh nhiệt trên tường Nó báo là 38 độ Bạn chuyển nó thành 20 độ

và căn phòng trở nên thoải mái hơn nhiều Như vậy là bạn có quyền thực thi biện pháp giải quyết vấn đề Có thể xếp trường hợp này vào loại I

■ Loại II: Cá nhân không có quyền điều khiển trực tiếp các vấn đề hay cơ hội, nhưng lại có khả năng tác động tới những người có quyền điều khiển.

Ví dụ: Bạn đang ở một cuộc họp khác, trong một phòng hội thảo khác, và bạn nhận thấy mọi người cũng đồng ý rằng, căn phòng nóng một cách khó chịu Bạn liên lạc với người giám sát việc bảo dưỡng máy móc và nói cho cô ta về vấn đề 38 độ trong phòng và việc tất cả 11 người trong phòng đều cảm thấy khó chịu Người giám sát vào phòng, mở vỏ nhựa, chuyển nhiệt độ xuống còn 20 độ Một vài phút sau căn phòng trở nên mát hơn Trong trường hợp này, bạn đã là người có khả năng tác động đến có quyền điều khiển để đưa ra hành động Một yếu tố quan trọng là bạn đã truyền tải được thông tin- nhiệt độ trong phòng là 38 độ và mọi người đều cảm thấy nóng Điều này đặt vấn đề vào vị trí của người có quyền điều khiển Nếu đơn giản chỉ gọi ai

Trang 6

đó và nói rằng căn phòng nóng và yêu cầu họ hạ thấp nhiệt độ xuống, người đó có thể

đã khóa cuộc gọi, giả thiết rằng cô ta đang làm việc theo ưu tiên, cô ta có thể nghĩ rằng nhiều vấn đề khác cần ưu tiên hơn Nếu bạn muốn tác động đến ai đó và khiến

họ thấy được mức nghiêm trọng của vấn đề hay mối lo âu thì hãy cho họ những thông tin ủng hộ quan điểm của bạn

■ Loại III: Cá nhân không có quyền điều khiển hay tác động gì lên vấn đề Trong môi trường làm việc, các khoản nằm trong hợp đồng liên hiệp hay chính sách của công ty có thể là điển hình nằm trong loại III này.

Ví dụ: Một lần nữa bạn lại tổ chức một cuộc họp các nhân viên của bạn Lần này, cuộc họp được tổ chức ở một phòng hội thảo tại một trung tâm hội nghị lớn Nhiệt độ trong phòng bạn cứ tăng dần lên suốt buổi sáng, và sau một cuộc kiểm tra kỹ càng, bạn nhận ra rằng ở phòng này không hề có bộ điều chỉnh nhiệt độ để điều khiển nhiệt độ trong phòng Các nhân viên của bạn cảm thấy rất bực bội và năng suất công việc của cuộc họp và việc hợp tác giữa họ xuống thấp Bạn đã phải đi rất xa tới đây vì cuộc họp và chi phí công ty bỏ ra là rất lớn Bạn gọi người quản lý trung tâm hội nghị tới chỉ để nghe họ nói rằng họ rất lấy làm tiếc về sự bất tiện của bạn, nhưng tất cả các máy nhiệt độ đều được điều chỉnh bởi một trung tâm điều khiển và không thể điều chỉnh một cách riêng lẻ được Thậm chí vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hon khi nhiệt độ bên ngoài là 40 độ và vẫn đang tiếp tục tăng Trong trường hợp này, bạn không hề có quyền điều khiển nhiệt độ phòng họp và cũng không có tác động được tới bất kì ai có khả năng giải quyết vấn đề trước mắt

Chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết phần lớn các vấn đề mà chúng ta gặp phải đều là loại I hoặc II

+ Nếu nó là vấn đề loại I, thì hãy tìm ra nguyên nhân và sửa chữa nó + Nếu nó là vấn đề loại II, hãy thu thập thông tin chứng tỏ cho sự nghiêm trọng của vấn đề và sử dụng thông tin này để tác động lên người có quyền thực thi một biện pháp để giải quyết vấn đề.

+ Nếu nó là loại III, hãy chấp nhận sự thiếu hiệu quả của việc giải quyết vấn

đề nòng cốt trước mắt và hãy tập trung vào các biện pháp thay thế có sẵn sàng sử dụng các cách của loại I và II - những cách có thể cho ta phương pháp nào đó có tác dụng giảm nhẹ tạm thời hơn là biện pháp giải quyết vấn đề triệt để.

Phân biệt giữa triệu trứng và vấn đề

Trang 7

Từ “vấn đề” sẽ được nhắc đến rất thường xuyên trong bước này Vì vậy, bước đầu tiên để giải quyết vấn đề là bạn phải phân biệt được đâu thực sự là một vấn đề, còn đâu mới là triệu chứng của vấn đề:

Ví dụ:

Giả sử tối nay bạn đi làm về thì trời mưa Trong khi bạn đang chạy ra ô tô để tránh bị ướt thì bị trượt chân ngã trên vỉa hè và bị sái chân Bạn thấy chân mình đau kinh khủng nhưng bạn vẫn cố gắng đi khập khiễng đên chỗ ô tô của mình Tối hôm đó chân của bạn đau dữ dội đến mức bạn không thể ngủ được Sáng hôm sau, chỗ đau đó còn trở nên tồi tệ hon nên bạn đã hẹn đến khám bác sĩ

Sau khi ngồi đợi lâu đến mức tưởng như phải ngồi đợi vĩnh viễn trong phòng, cuối cùng bạn cũng đã được gọi vào gặp bác sĩ Khi bác sĩ hỏi bạn đang gặp vấn đề gì, bạn đã giải thích về tai nạn trượt chân của bạn, nói rằng chân bạn đang bị sưng lên, và bạn cảm thấy đau rất dữ dội Bác sĩ mỉm cười như đã hiểu ra vấn đề, rồi như thông lệ bác sĩ kê cho bạn hai đơn thuốc Bạn hỏi bác sĩ: “những cái đơn này để làm gì” Bác sĩ trả lời bạn rằng một đơn thuốc để làm một chân bạn đỡ sưng, còn một đơn để giúp bạn làm giảm đau^ Như vậy thì vấn đề đã được giải quyết hay chưa?

Bác sĩ đã làm gì trong trường hợp giả thuyết này?

Bác sĩ đã giải quyết được vấn đề chưa? Trong trường hợp này, bác sĩ đã chưa phân biệt được giữa vấn đề và triệu chứng Bác sĩ của bạn đã không khám cho bạn mà chỉ đưa cho bạn vài viên thuốc để trị những triệu chứng Bạn vẫn chưa biết được vấn

đề thực sự là gì Bạn có thể bị gãy chân, vỡ sụn ở đầu gối, hay chỉ đơn giản là bị bong gân cấp tính Cái chân bị sưng và đau buốt không phải là những vấn đề bác sĩ nên giải quyết Chúng đơn thuần chỉ là những triệu chứng của vấn đề

May mắn là hầu hết các bác sĩ sẽ chụp X-quang, làm chân bạn chuyển động theo một số hướng, cố gắng tìm ra nguyên nhân thực sự của chỗ đau buốt và bị sưng tấy rồi sau đó chuẩn đoán Khi đó, bác sĩ của bạn sẽ điều trị nguyên nhân của vấn đề chứ không phải là các triệu chứng

Bước 2: Xác định các mục tiêu chính sách

Nguyên tắc xác định mục tiêu:

+ Xác định các mục tiêu trong hệ thống

Cần phải xác định tất cả các mục tiêu và đối với mỗi mục tiêu cần phải xác định tất cả các cấp bậc của mục tiêu Nhưng trong thực tế người ta thường chỉ xác định

Trang 8

những mục tiêu cơ bản nhất, những mục tiêu mà người ta thấy rằng là quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề và hướng tới mục tiêu và mục đích chung của tổ chức Đối với mỗi mục tiêu người ta thường xác định 3 cấp độ: cấp độ lớn nhất, trung bình và thấp nhất của các mục tiêu

+ Lựa chọn các mục tiêu tối ưu cho chính sách: vì hệ thống thường là đa mục tiêu trong khi đó luôn luôn tồn tại những giới hạn trong thực tế, bao gồm:

• Giới hạn của sự cho phép (nó có hợp pháp không? Những người khác có chấp nhận nó hay không?)

• Giới hạn của các nguồn lực sẵn có

• Giới hạn của những cam kết trước đó

• Giới hạn của những thông tin sẵn có

Mô hình phân tích mục tiêu

1 Mô hình cây mục tiêu

Nhận xét: mục tiêu cấp 1 là mục tiêu cao nhất:

+ Việc thực hiện những mục tiêu cấp thấp hơn là công cụ để thực hiện những mục tiêu cao hơn

+ Mục tiêu cấp thấp hơn hoạt động theo định hướng của mục tiêu cấp cao hơn + Trong việc tiến hành quy trình lập chính sách, người ta sẽ xác định mục tiêu cấp 1 trước

2 Mô hình SMART

Giúp chúng ta xác định được những yêu cầu đối với mục tiêu Các mục tiêu phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

Trang 9

Việc đặt ra cho mình những mục tiêu dài hạn, ngắn hạn và trung hạn là vô cùng quan trọng Khi bạn xác định những tiêu chí về sự thành đạt hãy viết ra những mục tiêu của bạn theo 3 nhóm khác nhau: những thứ bạn có-những điều bạn muốn

làm-bạn muốn trở thành người như thế nào? Hãy áp dụng công thức SMART trong quá

trình xác định mục tiêu

Smart là viết tắt của những tiêu chí sau:

Speccific( Cụ thể)- Mục tiêu phải chính xác rõ ràng Mục tiêu càng cụ thể, bạn càng

dễ có khả năng đạt được mục tiêu đó

Measurable (lượng hoá được)- bạn càng có thể thu thập những bằng chứng về tiến

độ và kiểm tra được rằng bạn vẫn đi đúng hướng

Actions( Hành động)- đề ra những việc phải đạt được mục tiêu.

Realistic (Thực tế)- Mục tiêu phải là ước mơ có tính khả thi

Timing (Thời gian)- phân bổ khoảng thời gian hợp lý cho từng mục tiêu.

Bước 3: Xác định các phương án chính sách

Nguyên tắc

- Xác định tất cả các phương án có thể thực hiện được mục tiêu

Trang 10

- Đối với một phương án -> phải xác định các giải pháp thực hiện mục tiêu, trả lời cho những câu hỏi: “ làm gì? Làm như thế nào để thực hiện mục tiêu? Thực hiện mục tiêu bằng những công cụ, nguồn lực nào? ”

Tuy nhiên trên thực tế, có những sự hạn chế về mặt thời gian, thông tin, nguồn lực nên chỉ xác định được 1 số phương án:

+ Dễ nhận biết

+ Giải quyết những vấn đề mang tính ngắn hạn, thường xuất phát từ những kinh nghiệm của người khác

+ Thường là những phương án mà ngay từ đầu mà chúng ta đã cảm tính cho rằng là tốt nhất

Chú ý:

Việc đưa ra những phương án đòi hỏi các nhà hoạch định phải:

+ Dựa trên những cơ sở lý luận vững chắc để giải quyết những vấn đề trong những điều kiện nhất định

+ Dựa trên cơ sở về mặt thực tiễn, cần có đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin về môi trường bên ngoài và bên trong của hệ thống mà ta sẽ lập kế hoạch cho nó +Dựa vào kinh nghiệm của những người khác, tuy nhiên cần phải cẩn trọng khi sử dụng

Cơ sở xây dựng các phương án chính sách

- Mục tiêu của chính sách Mục tiêu này đòi hỏi phải có các giải pháp và các công cụ nhất định để thực hiện, do đó nó là căn cứ để lựa chọn giải pháp và công cụ

- Khả năng về nguồn lực mà chúng ta có (nguồn lực về ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật và nghiệp vụ, về con người, về thời gian.)

- Các mô hình lý thuyết

- Nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước về hoạch định chính sách tương tự

- Những sáng kiến, những kiến nghị được đưa ra từ những người khác

Bước 4: Đánh giá và lựa chọn phương án chính sách tối ưu

Kết quả của bước ba thường là có nhiều phương án chính sách khác nhau cùng được liệt kê, nhưng chưa có sự lựa chọn Vì vậy, đây là khâu rất quan trọng trong quá

Trang 11

trình hoạch định chính sách để tìm ra một ( hoặc một số ) phương án tối ưu hoặc hợp

lý nhất

Có thể nói, khâu đành giá và lựa chọn những phương án chính sách tối ưu là khâu lựa chọn cuối cùng trong những cái được lựa chọn Tuy nhiên, ở khâu này việc lựa chọn không mang tính chất bộ phận, chi tiết mà là sự lựa chọn ở tầm bao quát toàn

bộ chính sách Vì vậy, sự lựa chọn này phải dựa vào những tiêu chuẩn có tầm khái quát hơn mang tính khả thi và thích ứng tối ưu với những điều kiện đặt ra

Khi có nhiều phương án thì phương án chính sách được lựa chọn phải đáp ứng được những hệ thống các tiêu chuẩn sau:

- Phương án nào thực hiện được mục tiêu hoặc ảnh hưởng mạnh nhất đến mục tiêu đề ra (tức là một phương án tạo ra những thay đổi nhỏ, nhưng liên tục do

đó khả năng được chấp nhận của nó tăng lên)

- Phương án nào tác động vào nguyên nhân vấn đề

- Phương án nào có mức chi phí thấp nhất

- Tối đa hóa những ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực

- Có khả năng tạo ra được sự hưởng ứng tích cực nhất của những đối tượng

mà chính sách tác động

Những mô hình đánh giá chính sách

1 Mô hình xác định các chỉ số đánh giá chính sách

E1 - Hiệu lực ( Effectiveness)

Theo nghĩa rộng, hiệu lực có thể hiểu là năng lực của một chủ thể có thể xác định được mục đích và mục tiêu đúng và đặt được các mục đích, mục tiêu đúng đó Theo nghĩa hẹp, hiệu lực có thể được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và mục tiêu đề ra

E2 - Hiệu quả ( Efficiency) - Thể hiện mối quan hệ giữa kết quả so với chi phí bỏ ra E3 - Tính kinh tế ( Economy) - chính sách có tính kinh tế cao khi huy động được các đầu vào đạt tiêu chuẩn với chi phí thấp nhất

E4 - Sự công bằng ( Equality)

S - Tính bền vững ( Stability) - thể hiện một chính sách có tạo nên ảnh hưởng tích cực, bền vững qua thời gian hay không

Trang 12

R - Tính tương thích ( Relevance) - một chính sách với những mục tiêu, giải pháp và công cụ có giúp giải quyết tận gốc vấn đề hay không

U - Tính thống nhất ( Unity) - một chính sách được xây dựng và thực hiện có mâu thuẫn với những chính sách khác hay không

2 Mô hình phân tích lợi ích — chi phí

3 Mô hình so sánh chuẩn — Bench Marky

Bước 1: xác định hệ thống chỉ số để đánh giá và đơn vị đo

Bước 2: xác định trọng số của các chỉ số

Bước 3: cho điểm cho các chỉ số

Bước 4: xác định tổng điểm

Bước 5: so sánh các phương án

Bước 5: Thông qua và quyết định chính sách

Trình tự các công việc chủ yếu cần thực hiện ở bước này như sau:

- Những người, tổ chức chịu trách nhiệm hoạch định chính sách sẽ trình đề án hay phương án chính sách lên người có thẩm quyền quyết định chính sách

- Các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn tiến hành đánh giá, bàn bạc, xem xét, hỏi ý kiến của các tổ chức, các nhà quản lý đặc biệt cần có ý kiến của đối tượng sẽ chịu sự tác động của chính sách Trên cơ sở đó, bổ sung hoàn chỉnh các phương án chính sách trước khi nó được thông qua và ban hành rộng rãi

- Thông qua chính sách tại các hội nghị chính thức

- Quyết địn chính sách bằng các văn bản, tức là thể chế hóa chính sách thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhất định

Ngày đăng: 15/05/2024, 19:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w