TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢIKHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝMÔN: TƯ DUY KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀNGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬGiáo viên hướng dẫn:Bùi Thị Thu HòaTên các thành viên Nhóm 9:Lê Thị Thùy L
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
MÔN: TƯ DUY KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ
NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Giáo viên hướng dẫn:
Bùi Thị Thu Hòa
Tên các thành viên (Nhóm 9):
Lê Thị Thùy Linh (nhóm trưởng)
Bùi Thị Lan Điền Thị Ngọc Lan Trần Thị Thanh Huyền
Chủ đề: Sự ảnh hưởng của Covid-19 lên nền kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng.
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 LÊN NỀN KINH TẾ SỐ 3
1 Định nghĩa 3
2 Đối với thế giới 3
3 Đối với Việt Nam 4
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 LÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5
1 Định nghĩa 5
2 Đối với thế giới 5
3 Đối với Việt Nam 6
CHƯƠNG III: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 LÊN TÂM LÝ NGƯỜI TIÊU DÙNG 8
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 9
Tài liệu tham khảo 10
Trang 3Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự xuất hiện của internet vạn vật đánh dấu sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng dữ liệu vào các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Trong tình hình đó, kinh tế số cùng ngành thương mại điện tử đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển quan trọng được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển Với Việt Nam, kinh tế
số nói chung và ngành thương mại điện tử nói riêng chính là cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các cường quốc trên thế giới Đặc biệt, với tác động của đại dịch Covid-19, khoảng cách đó lại càng thay đổi rõ rệt hơn nữa.
CHƯƠNG I: TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 LÊN NỀN KINH TẾ SỐ
1 Định nghĩa
- Covid-19: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Covid-19 là tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virut corona (nCoV) gây ra Tên gọi mới này là gọi tắt của coronavirus disease 2019, 2019 là năm mà loại virus này xuất hiện
- Kinh tế số: Theo Oxford, kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet” Đôi khi kinh tế số còn được gọi là kinh tế mạng, kinh tế Internet hoặc kinh tế mới
2 Đối với thế giới
Thực tế trên thế giới cho thấy, kinh tế số giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững hơn, bởi công nghệ sẽ mang lại những giải pháp tốt, hiệu quả hơn đối với việc sử dụng tài nguyên, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường, Nhận thức được điều này, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới đều phát triển công nghệ số gắn với tăng trưởng kinh tế
Có thể kể đến Mỹ - nơi bắt nguồn sự bùng nổ của công nghệ thông tin với nhiều công ty nổi tiếng như: Google, Amazon, Facebook, Apple
Tuy nhiên, khi đại dịch Covid -19 xuất hiện từ cuối năm 2019, nó đã làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị tổ chức kinh tế và đời sống xã hội
Trang 4toàn cầu buộc nhiều nước phải thay đổi chiến lược định hướng phát triển Nhiều hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa bị đình trệ, chi phí tăng cao, một số chuỗi sản xuất
bị phá vỡ, rủi ro nợ xấu gia tăng, giải ngân vốn đầu tư thấp Cuộc sống của một số người dân, người lao động bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là ở những khu vực dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng
Dưới tác động của dịch, dữ liệu (data) trên toàn thế giới đã tăng lên môt lượng khổng lồ, đặc biệt trong giai đoạn 2020-2021 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do hầu hết mọi người đã chuyển từ làm việc trực tiếp sang làm việc online, sử dụng các thiết
bị thông minh và làm việc tại nhà Về nền kinh tế vi mô, việc kinh doanh truyền thống đang bị trì hoãn trong khi xu hướng số hóa nền kinh tế gia tăng nhanh chóng, làm thay đổi cả những nhu cầu , lương bổng, dịch vụ để có thể đáp ứng cho người lao động hiện nay Bức tranh toàn cảnh về sự cạnh tranh trên thị trường cũng có sự thay đổi theo từng vùng, các doanh nghiệp đang tìm cách áp dụng công nghệ thông tin để có thể nhanh chóng đối mặt với sự sụp đổ hiện tại của nền kinh tế và tạo nên mô hình nền kinh doanh mới kết hợp với công nghệ trong bối cảnh dịch Covid-19 trở thành điều “bình thường mới” trong cuộc sống của người dân như hiện nay Việc này đòi hỏi những khả năng mới,
sự chuyên nghiệp trong việc xây dựng hàng nghìn các trung tâm dữ liệu và mạng lưới thông tin phía sau để hỗ trợ cho công việc online Các bộ phận đó sẽ tạo ra những cơ sở
hạ tầng kĩ thuật số, trong đó cung cấp cách để mọi người có thể áp dụng, tạo nên dịch vụ online thật tốt từ đó có thể giữ cho nền kinh tế không bị trì tệ và người dân trên toàn thế giới cũng sẽ được kết nối với nhau Điện toán đám mây nằm ở trung tâm dữ liệu và các trung tâm dữ liệu đó chính là nền tảng để phát triển thương mại của thế kỉ 21
3 Đối với Việt Nam
Theo Báo cáo kinh tế số Đông Nam Á (SEA) 2020 được Google, Temasek và Bain
& Company công bố ngày 10/11, Việt Nam hiện là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế số đồng thời nằm trong nhóm dẫn đầu về tiềm năng phát triển trong khu vực Năm 2020 ghi nhận tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) của nền kinh
Trang 5tế số Việt Nam đạt khoảng 14 tỷ USD, đồng thời, người dùng Internet Việt Nam đạt tỷ lệ 41%, với mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á
Dịch bệnh Covid -19 mang lại rất nhiều thách thức mới nhưng đồng thời nó cũng mang đến rất nhiều cơ hội để các doanh nghiệp thúc đẩy nhanh chóng, tích cực và mạnh
mẽ hơn trong quá trình chuyển đổi số Do tác động của đại dịch , kinh tế số không chỉ là
sự lựa chọn mà nó trở thành yêu cầu bắt buộc đối với đất nước và các doanh nghiệp Việt Nam Covid- 19 đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của cuộc sống cá nhân người tiêu dùng, buộc các doanh nghiệp cũng phải thay đổi, sáng tạo để thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới của người dân Theo đó thay đổi tư duy kinh doanh, tái cấu trúc quá trình kinh doanh theo hướng số hóa là giải pháp có thể giúp doanh nghiệp phát triển trong tình hình mới
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 LÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
1 Định nghĩa
Theo tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất , quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet
2 Đối với thế giới
Đại dịch Covid- 19 là cơn “ác mộng” với nhiều lĩnh vực kinh tế trên thế giới nhưng lại là cơ hội cho ngành thương mại điện tử phát triển Facebook cho biết,
Covid-19 là nguyên nhân dẫn đến việc người dùng trên toàn thế giới thay đổi cách thức, địa điểm và thời gian mua sắm Theo báo cáo, 81% người tiêu dùng trên thế giới nói rằng họ
đã thay đổi thói quen mua sắm từ khi đại dịch bùng phát, 92% trong số đó khẳng định sẽ tiếp tục hành vi này trong tương lai
Trang 6Có thể nói đại dịch Covid đã thay đổi phần lớn xu hướng mua sắm của người tiêu dùng trên toàn thế giới, thương mại điện tử chiếm ưu thế hơn so với cách mua hàng truyền thống, đồng thời nó cũng kéo theo sự lên ngôi của phương thức thanh toán điện tử
và dịch vụ logistic
Về vấn đề mua bán hàng hóa, trong thời kỳ dịch bênh người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hơn những sản phẩm có liên quan đến nhu cầu thiết yếu, đồ sát khuẩn
để phòng dịch như khẩu trang, nước sát khuẩn, đo nhiệt độ, còn những sản phẩm thời trang, làm đẹp có xu hướng giảm mạnh Bên cạnh đó, dịch vụ ăn uống cũng thay đổi Khách hàng có nhu cầu đặt ship đồ ăn, đi chợ online nhiều hơn so với việc ăn uống tại quán hay đi chợ trực tiếp như trước kia Điều này không chỉ giúp người dân đảm bảo sức khỏe, phòng chống dịch bệnh mà nó còn đem lại sự tiện dụng cho khách hàng
Ngành TMĐT phát triển cũng giúp cho hình thức KOL hay Afiliate Marketing trở nên phổ biến hơn Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng có xu hướng mua những sản phẩm được các KOL sử dụng và quảng cáo Điều này giúp củng cố niềm tin khách hàng đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho phía bán hàng và các sàn TMĐT
3 Đối với Việt Nam
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ Bộ Công Thương và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, tốc độ tăng trưởng ngành TMĐT năm 2020 được nhận định có thể đạt mốc 30% với tổng giá trị đạt hơn 15 tỷ USD
Các sàn thương mại điện tử
Thị trường TMĐT Việt Nam năm 2020 chứng kiến cuộc chạy đua khốc liệt của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Amazon, Alibaba, Shopee, hay các trang TMĐT của Việt Nam là Lazada Việt Nam, Tiki, Sendo, FPT Shop, Thegioididong, Trong đó, Shopee tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu trên BXH TMĐT hàng đầu tại Việt Nam quý III/2020 với mức tăng trưởng kỉ lục do iPrice Group công bố Lượng truy cập website trung bình mỗi tháng của Shopee đạt 62,7 triệu lượt, tăng tới 81% so với cùng kì
2019, vượt qua mức cao nhất từ trước đến nay của sàn thương mại điện tử này và vượt
Trang 7qua kỉ lục mà Lazada xác lập hồi quý IV/2017 Bên cạnh các sàn TMĐT, hoạt động kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng như Facebook, Instagram, cũng diễn ra vô cùng sôi động
Giao dịch ngân hàng trực tuyến
Dưới tác động của dịch Covid- 19, ngân hàng số nước ta đã có những sự phát triển
vô cùng mạnh mẽ Nhiều ngân hàng đã thành lập trung tâm ngân hàng số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động, tập trung phát triển các ứng dụng mới trên nền tảng công nghệ số với nhiều tiện ích đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng Số liệu của các ngân hàng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ giao dịch trực tuyến như internet banking, mobile banking tăng từ 1,4 – 2,6 lần và chiếm trên 40% tổng số giao dịch so với 2019 Trong 10 tháng đầu năm 2020, kỷ lục kích hoạt dịch vụ e-banking của ngân hàng VIB tăng 77%, giao dịch trực tuyến tăng 109% so với cùng kỳ năm ngoái và 88% trong số đó được thực hiện qua e-banking Trong những năm gần đây mô hình kinh doanh, quản trị ngân hàng trên nền tảng số đã giúp các ngân hàng thích ứng và phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động đồng thời tăng sự liên kết và lợi ích thiết thực cho khách hàng
Truyền thông giải trí
Lĩnh vực truyền thông giải trí đã có những bước đi ngược dòng ấn tượng bất chấp tình hình kinh tế đầy thách thức trong thời kì dịch bệnh Trong những tháng đầu năm
2020, lĩnh vực truyền thông giải trí của nước ta đã có những đường hướng, chiến lược phát triển mới với các loại hình giải trí trực tuyến và đã mang về những kết quả vô vùng khả quan Góp mặt vào thị trường giải trí trực tuyến Việt Nam là nhiều nhà cung ứng dịch
vụ cùng nhiều nền tảng mạng như Netfilx, Apple TV Plus, YouTube, Iqiyi, Youku, Theo khảo sát về truyền hình trực tuyến của Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me (Việt Nam), trong thời gian dịch bệnh nhu cầu giải trí tại nhà của người dân tăng đột biến, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng Tỷ lệ xem video tại nhà tăng 97%; trong đó xem phim dài tập, phim lẻ chiếm 60%; âm nhạc chiếm 50%; chương trình giải trí chiếm 48%
Trang 8Thanh toán điện tử
Sau 4 năm thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đồng thời đẩy mạnh các giải pháp phát triển xu hướng thanh toán điện tử, đến nay đã thu
về những kết quả hết sức khả quan Hiện cả nước có khoảng 80 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua di động Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2020, số lượng giao dịch qua kênh internet lên tới 200 triệu giao dịch, với giá trị khoảng 12,9 triệu tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ 2019; lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt hơn 427 triệu giao dịch, với giá trị ước tính là 4,9 triệu tỷ đồng, tăng lần lượt là 178% và 177% so với cùng kì 2019 Song song với đó
là phát triển dịch vụ thanh toán qua mã QR Code Tính đến nay đã có khoảng 30 ngân hàng triển khai dịch vụ này, toàn thị trường có hơn 70.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code Cũng trong năm 2020, thị trường ví điện tử Việt Nam diễn ra vô cùng sôi động với hơn 30 nhà cung cấp dịch vụ như Momo, Moca, ZaloPay, Mỗi ví điện tử đều nỗ lực mang đến cho người dùng những sản phẩm và dịch vụ riêng biệt Theo số liệu thống kê của công ty Neilsen Việt Nam, trong năm 2020 đã có khoảng 53% người dùng ví điện tử thanh toán khi mua hàng qua mạng, tăng 28% so với 2019
hơn trên hành trình chuyển đổi số dù dịch bệnh hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp
CHƯƠNG III: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 LÊN TÂM LÝ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Như đã phân tích ở trên, đại dịch Covid-19 dẫn đến việc nhiều người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm trực tuyến hơn Vậy điều gì đã khiến họ chuyển dần từ hình thức mua bán truyền thống sang hình thức mua bán qua internet?
- Ưu điểm:
Trang 9+ Vì việc trao đổi mua bán trên sàn TMĐT nên các nhà cung cấp sẽ giảm một lượng lớn khoản tiền chi tiêu cho việc thuê mặt bằng, tìm kiếm khách hàng, tiếp thị dẫn đến việc bên cầu có khả năng mua được sản phẩm với chi phí tiết kiệm hơn
+ Sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu trên các trang web bán hàng luôn phong phú và được cập nhật thường xuyên, không có tình trạng cơ sở này hết hàng mà cơ sở này còn hàng
+ Giúp người mua hàng giảm đáng kể thời gian đi lại, giao dịch, chờ đợi, từ đó gia tăng năng suất bán hàng
+ Một nhân viên có thể cùng một lúc giao dịch với nhiều khách hàng
+ Người tiêu dùng có thể an tâm hơn về vấn đề sức khỏe, không lo vấn đề dịch bệnh Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục để ngành thương mại điện tử có những bước tiến mạnh mẽ hơn tròn tương lai
- Nhược điểm:
+ Khi không cảm nhận được trực tiếp sản phẩm, người tiêu dùng có thể chọn phải những sản phẩm không ưng ý
+ Không thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm khi mua
+ Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng còn tồn tại nhiều lỗ hổng, thông tin riêng tư của khách hàng có khả năng bị lộ ra ngoài dễ dàng hơn so với phương thức giao dịch truyền thống
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Các nền tảng kinh tế số vốn đã phát triển như một xu thế kinh tế trên thế giới Qua thực tiễn trong đợt dịch Covid-19 lại càng khẳng định tính ưu việt của mình trong
Trang 10bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp Có thể nói, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã biến khủng hoảng thành cơ hội Thành tựu phát triển của Chính phủ điện tử cùng sự chuyển dịch của nhiều ngành kinh tế đã giúp nền kinh
tế số và ngành TMĐT của Việt Nam trở thành điểm sáng trong tình hình kinh tế cả nước trong năm vừa qua Đây sẽ là động lực để Việt Nam tiến xa
Tài liệu tham khảo
- Networkworld 14/7/2020
-
https://vnexpress.net/xu-huong-phat-trien-cua-thuong-mai-dien-tu-the-gioi-4304998.html
- Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tư
- https://magenest.com/vi/thuong-mai-dien-tu-la-gi/