bài tiểu luận quản lý nhà nước về xây dựng

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài tiểu luận quản lý nhà nước về xây dựng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhờ có vị trí quan trọng và được UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Văn Lâmchú trọng đầu tư sở hạ tầng, khu vực phát triển đô thị trung tâm huyện Văn Lâm đã đạtđược nhiều thành tựu quan trọn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BÀI TIỂU LUẬN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG

Giảng viên phụ trách:TS LÊ VĂN CHÍNH

Hà Nội, năm 2023

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên bao gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc:thị trấn Như Quỳnh (huyện lỵ) và 10 xã: Chỉ Đạo, Đại Đồng, Đình Dù, Lạc Đạo, LạcHồng, Lương Tài, Minh Hải, Tân Quang, Trưng Trắc, Việt Hưng với tổng diện tích tự75,21 km², dân số năm 2020 là 135.766 người, mật độ dân số đạt 1.805 người/km².

Khu vực phát triển đô thị trung tâm huyện Văn Lâm là cửa ngõ phía Tây Bắc tỉnhHưng Yên, nằm cách Hà Nội 22km, cách thành phố Hưng Yên khoảng 46km, cách HảiPhòng 87km, cách thành phố Hải Dương 40km và cách thành phố Bắc Ninh 35km; phíaBắc giáp huyện Gia Lâm (Thành phố Hà Nội) và huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh);phía Nam giáp huyện Văn Giang và huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyệnGia Lâm (Thành phố Hà Nội); phía Đông giáp xã Chỉ Đạo, xã Minh Hải, huyện VănLâm, tỉnh Hưng Yên.

Tỉnh Hưng Yên hiện nay đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, huyđộng mọi nguồn lực trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng giaothông mới nhằm phát triển toàn diện, đồng bộ cả tỉnh Hưng yên theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa, phù hợp với đồ án quy hoạch tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm2030, tầm nhìn đến năm 2050 Có thể nói, hoạt động xây dựng giữ một vai trò vô cùng,quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Khu vực huyện Văn Lâm là trung tâm côngnghiệp, dịch vụ tỉnh Hưng Yên; là trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tổnghợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, đô thị và nôngthôn; có hệ thống hạ tầng dịch vụ hiện đại và đồng bộ gắn với sự phát triển Vùng Thủ đôHà Nội; là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng, có vị trí chiến lược về an ninh quốcphòng Trước yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, các hoạt động xây dựngngày càng được quan tâm đầu tư về cả quy mô lẫn công nghệ Hơn nữa, nó liên quan đếnrất nhiều các ngành nghề, chủ thể và các lĩnh vực khác nhau Chính vì thế, quản lý nhànước về xây dựng rất đa dạng và phức tạp Để hoạt động xây dựng thực sự có hiệu quả,phát huy hết vai trò của mình, phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển kinh tế và đời sốngnhân dân, yêu cầu Nhà nước phải có tầm nhìn, có phương pháp, có quy hoạch, kế hoạchchiến lược, có tổ chức bộ máy và công cụ quản lý phù hợp với hoạt động xây dựng.

Trang 3

Nhờ có vị trí quan trọng và được UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Văn Lâmchú trọng đầu tư sở hạ tầng, khu vực phát triển đô thị trung tâm huyện Văn Lâm đã đạtđược nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đạt chuẩn đô thị loạiIV.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Văn Lâmcần phải tập trung quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển đô thị, trong đó, việc đầutư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách, việc triểnkhai đầu tư xây dựng mới và cải tạo sửa chữa nhiều dự án, công trình nhằm nâng cấp cơsở hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo cảnh quan và hoàn thiện các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuậtcủa đô thị loại III theo quy định Đây là những vấn đề rất thiết thực và cấp bách nhằm tậptrung nâng cao chất lượng đô thị cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng đô thị,phục vụ phát triển kinh tế trong tương lai.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện giai đoạn 2015 - 2020, vẫn cònnhiều bất cập, vướng mắc, như: tiến độ thực hiện dự án chậm so với mục tiêu đề ra; côngtác giải phóng mặt bằng còn chậm, do có nhiều lý do, trong đó việc quản lý dự án cònnhiều hạn

Ban QLDA huyện Văn Lâm là đơn vị được UBND huyện Văn Lâm giao tổ chứcthực hiện (gồm công tác QLDA, giám sát thi công) hầu hết các dự án, công trình trên địabàn huyện Văn Lâm Với khối lượng hàng chục dự án triển khai thực hiện cùng thời điểmvà số lượng cán bộ, nhân viên là 18 người thì việc tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ,chất lượng và hiệu quả là rất khó khăn.

Xuất phát từ các vấn đề nêu trên và để hoàn thiện về mặt lý luận và các phươngpháp khoa học về quản lý dự án đầu tư xây dựng, góp phần triển khai dự án có hiệu quả,em đề xuất lựa chọn đề tài: “Tăng cường giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nướctại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Lâm” làm bài tiểu luận kết thúc mônhọc của mình.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 4

- Đối tượng nghiên cứu: Các dự án ĐTXD công trình giao tại Ban QLDA ĐTXD huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Phạm vi nghiên cứu: Công tác QLDA ĐTXD công trình của Ban QLDA ĐTXDhuyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Nghiên cứu về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiêncứu, thu thập và phân tích các số liệu thực trạng liên quan đến công tác quản lý xây dựngdựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện Văn Lâm trong giai đoạn từ 2021 đếnnay và đề xuất các giải pháp tăng cường chất lượng công tác này trong thời gian tới.

3 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu.- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.

- Phương pháp thống kê.

- Một số phương pháp kết hợp khác để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề.

4 Kết cấu của tiểu luậnPhần A Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài3 Phương pháp nghiên cứu

4 Kết cấu của tiểu luận

Phần B Nội DungI Cơ sở lý luận

1 Các Luật, Nghị định

2 Các Thông tư hướng dẫn về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các văn bản do tỉnh Hưng Yên ban hành quy định cụ thể.

3 Các khái niệm về đầu tư xây dựng cơ bản

4 Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.

II Thực trạng

1 Kết quả đã làm được trong năm 2021

Trang 5

2 Thực trạng quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng của Ban quảnlý dự án ĐTXD huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn huyện Văn Lâm.

III Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về các dự án ĐTXD

1.1 Hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước và nâng cao năng lực nhân sự1.2 Nâng cao năng lực quản lý đấu thầu và thực hiện hợp đồng1.3 Nâng cao năng lực quản lý tiến độ

1.4 Nâng cao năng lực quản lý chi phí1.5 Nâng cao năng lực quản lý chất lượng

Phần C: Kết Luận, Kiến Nghị

1 Kết luận2 Kiến nghị

Tài Liệu Tham Khảo

Trang 6

B Phần Nội DungI Cơ sở lý luận1 Các Luật, Nghị định

- Luật Xây dựng 2014.- Luật Xây dựng sửa đổi 2020.

- Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

- Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.- Nghị định 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng.

- Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng vàbảo trì công trình xây dựng.

- Nghị định 21/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạtvi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinhdoanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở,quản lý sử dụng nhà và công sở.

- Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định,phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn vềquy hoạch xây dựng.

- Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tưkinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

- Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt độngđầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xâydựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật;kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.- Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy

phép xây dựng.

Trang 7

- Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

- Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

- Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

2 Các Thông tư hướng dẫn về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các văn bản do tỉnh

Hưng Yên ban hành quy định cụ thể.

3 Các khái niệm về đầu tư xây dựng cơ bản.

Khái niệm, vai trò và phân loại ĐT&XD trong nền kinh tế:

Đầu tư là quá trình sử dụng, là sự hi sinh các nguồn lực (tiền, tài nguyên thiênnhiên, sức lao động, trí tuệ và các tài sản vật chất khác ) ở hiện tại để tiến hành hoạtđộng: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nềnkinh tế nói chung, của địa phương, của ngành, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ,các cơ quan QLNN, xã hội và các cá nhân nhằm thu lợi lớn hơn cho người đầu tư trongtương lai.Kết quả trong tương lai đó có thể là sự tăng trưởng về tài sản tài chính, tài sản vậtchất hay tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực cần thiết cho nền sản xuất xã hội.

Những kết quả đạt được trên đây, nhất là kết quả trực tiếp từ sự hi sinh tài sảnvật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực, có vai trò quan trọng trong mọi hoàn cảnh, vớikhông chỉ người bỏ vốn mà với toàn bộ nền kinh tế Các công trình xây dựng, cấu trúc hạtầng như nhà máy, hầm mỏ, đường xá, cầu cống, bến cảng…mà các thành quả đầu tư sẽtiến hành hoạt động ngay tại nơi chúng được tạo ra sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiệntự nhiên, kinh tế xã hội nơi xây dựng Ngược lại, hiệu quả mà các công trình mang lạicũng không nhỏ.

Phân loại hoạt động đầu tư:

Theo Điều 21 Luật Đầu tư năm 2020 liệt kê ra 5 hình thức đầu tư tại Việt Nam, baogồm:

1 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

2 Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.3 Thực hiện dự án đầu tư.

4 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Trang 8

5 Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.Khái niệm, vai trò và đặc điểm của ĐTXDCB

a Khái niệm:

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất nằm trong giai đoạn thực hiện đầutư có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tínhchất sản xuất và không sản xuất cho các ngành kinh tế thông qua các hình thức: xây dựngmới, cải tạo mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hoá hay khôi phục các tài sản của Nhà nước.

Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, nằm trong giaiđoạn thực hiện đầu tư Đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB (Từ khảo sátquy hoạch đầu tư, thiết kế và sử dụng cho đến khi lắp đặt thiết bị hoàn thiện việc tạo ra cơsở vật chất) nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng cá tài sản cố định cho nềnkinh tế quốc dân.

b Đặc điểm, nội dung của đầu tư xây dựng cơ bản

Từ khái niệm trên và thực tế hoạt động, đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bảnđược khái quát như sau:

Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản là đơn chiếc, cố định, nơi sản xuất chính lànơi tiêu thụ sản phẩm nên sản xuất phải di động, tư liệu sản xuất, sức lao động cũng phảidi động khiến cho công tác quản lý phức tạp hơn.

Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản có khối lượng lớn, thi công ngoài trời nênphải chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên dễ hỏng hóc, mất mát.

Thời gian xây dựng lâu trong khi vốn đầu tư thường lớn dẫn tới nguy cơ ứ đọngvốn, quá trình đầu tư lại dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội.

Là một hoạt động sản xuất vật chất nằm trong hoạt động đầu tư, nội dung của đầutư xây dựng cơ bản gồm các phần sau: Thi công xây lắp có thể do xí nghiệp xây dựng,hợp tác xã xây dựng hay tư nhân cá thể thực hiện; Khảo sát thăm dò và Thiết kế, hai nộidung này thường do các tổ chức chuyên môn thực hiện.

c Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư XDCB trước hết là một hoạt động đầu tư nên cũng có những vai trò chungcủa hoạt động đầu tư như: tác động đến tổng cung và tổng cầu, tác động đến sự ổn định,tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường khả năng khao học và công nghệ của đấtnước.

Trang 9

Ảnh hưởng vai trò riêng đối với nền kinh tế và với từng cơ sở sản xuất:- ĐTXDCB bảo đảm tính tương ứng giữa cơ sở vật chất kỹ thuật và phương thức sản xuất.

- ĐTXDCB là điều kiện phát triển các ngành kinh tế và thay đổi tỷ lệ cân đối giữachúng.

=> ĐTXDCB là một khâu trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển, quyết địnhtrực tiếp đến sự hình thành chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ; góp phần làm thayđổi cơ chế quản lý kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước.

4 Nội dung quản lý nhà nước về ĐTXDCBKhái niệm quản lý nhà nước về đầu tư XDCB

Khái niệm:

QLNN đối với hoạt động ĐTXDCB là sự tác động của bộ máy QLNN vào các quátrình, các quan hệ kinh tế - xã hội trong ĐTXDCB từ bước xác định dự án đầu tư để thựchiện đầu tư và cả quá trình đưa dự án vào khai thác sử dụng đạt mục tiêu đã định nhằmđảm bảo hướng các ý chí và hành động của các chủ thể kinh tế vào mục tiêu chung, kếthợp hài hoà lợi ích các nhân, tập thể và lợi ích của nhà nước.

Ở đây có thể hiểu sự tác động của bộ máy QLNN chính là nhà nước với hệ thốngcác cơ quan hành chính chấp hành và điều hành, là tác động của chủ thể QLNN lên đốitượng bị quản lý là quá trình ĐTXDCB và khách thể quản lý là con người với hành vihoạt động của họ trong quá trình ĐTXDCB.

Nội dung quản lý Nhà nước về ĐTXDCB

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng.

- Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng.

- Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực

Trang 10

hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng; quảnlý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.

- Quản lý công tác cấp, cấp lại, điều chỉnh, chuyển đổi, thu hồi giấy phép, chứngchỉ, chứng nhận và các kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác trong hoạt động đầu tưxây dựng.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt độngđầu tư xây dựng.

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về xây dựng.- Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.

- Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.- Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.Vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý ĐTXDCB

Uỷ ban nhân dân cấp (UBND) tỉnh, chính quyền địa phương nói chung trong phạmvi chức năng, quyền hạn, thực hiện trách nhiệm QLNN đối với tất cả các tổ chức và cácnhân thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn theo quy định của pháp luật như:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp vớichiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ để chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăngtrưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân.

- Sử dụng các nguồn vốn ĐTXDCB do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất,chống tham ô lãng phí, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội đã dự kiến, với chi phí vốn đầutư thấp nhất.

- Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bềnvững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trongxây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chiphí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình.

II Thực trạng

1 Kết quả đã làm được trong năm 2021

Trang 11

Năm 2021, Ban được giao nhiệm vụ thực hiện đầu tư khoảng 78 dự án, công trình với tổng mức đầu tư là khoảng 210 tỷ đồng, bao gồm các dự án công trình chỉnh trang đô thị, các dự án xây các trường học, trụ sở làm việc của các phường, xã, nhà văn hoá, đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật các khu đấu giá, khu tái định cư

Trong đó:

- Đầu tư xây dựng tuyến huyện: Triển khai thực hiện 11 dự án, tổng giá trị khốilượng thực hiện là 29.08 tỷ đồng ( bằng 42,75% so với cùng kỳ năm 2020)- Đầu tư xây dựng tuyến xã: Đầu tư xây dựng 67 công trình thuộc ngân sách xã, thị

trấn với tổng giá trị khối lượng thực hiện ước đạt 177,361 tỷ đồng ( bằng 153,92%so với cùng kỳ năm 2020).

Nguyên nhân của những kết quả đạt được là:* Về khách quan:

- Những cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành đã và đang phát huytính tích cực, tạo môi trường phát triển cho các ngành, các thành phần kinh tế, nhấtlà khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

- Trong những năm gần đây, tỉnh Hưng Yên được sự quan tâm nhiều hơn của Đảng,Chính phủ và các bộ ngành trung ương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh.

- Trong những năm qua, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên có vị trí địa lý thuận lợi, cơsở hạ tầng được đầu tư đẩy mạnh và là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm củacác tỉnh trong khu vực Bắc Bộ thu hút được nhiều nguồn vốn FDI đổ về.

* Về chủ quan

- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, ban hành và triển khai thựchiện nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh nhưchính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi, chính sách hỗ trợ phát triển vùngnguyên liệu phục vụ chế biến, chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản,chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp tạo môi trườngthuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất.

Trang 12

- Các ngành, các cấp đã quan tâm chỉ đạo xây dựng và phát triển được nhiều môhình, điển hình tiên tiến trên hầu hết các lĩnh vực Một số ngành, huyện đã xácđịnh được những vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong công tác chỉ đạo, điều hànhnên đã đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhưchăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, pháttriển giao thông nông thôn.

- Sự ổn định chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc trongtỉnh; sự đổi mới trong hoạt động của các cơ quan đoàn thể, các hiệp hội và thựchiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần đáng kể xây dựng quê hương ngày cànggiàu đẹp.

Nhận xét chung về ĐTXDCB của tỉnh Hưng Yên

- Đạt được những thành tựu quan trọng trong ĐTXDCB, hình thành một số vùngcông nghiệp trọng điểm của tỉnh như khu công nghiệp Phố Nối A, khu côngnghiệp Phối Nối B,… Trong đó có những doanh nghiệp có vốn đầu tư trong vàngoài nước như Tập đoàn Hòa Phát, các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư từ cácquốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,….

- -Kinh tế tăng trưởng nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao, tính bền vững và sứccạnh tranh của nền kinh tế còn thấp Nhiều chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế không đạtkế hoạch đề ra như tốc độ tăng trưởng, giá trị hàng hoá xuất khẩu và huy động vốnđầu tư trên địa bàn.

- Năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh còn hạn chế, chiphí sản xuất cao Khu vực kinh tế tập thể và kinh tế trang trại phát triển chậm, quymô nhỏ và không đồng đều giữa các vùng.

- Kết cấu hạ tầng tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn yếu kém, nhất là ở khu vựcxã Lương Tài, xã Chỉ Đạo

2 Thực trạng quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dựán ĐTXD huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Quản lý về mặt nhân sự

Trang 13

Tính đến cuối năm 2022, tổng số cán bộ, viên chức, người lao động của Ban là 18 người.100% đội ngũ cán bộ có bằng cử nhân, kĩ sư, trong đó tất cả các cán bộ phụ trách chuyênmôn xây dựng có bằng từ kĩ sư trở lên, hầu hết các cán bộ kỹ thuật phụ trách các lĩnhvực chuyên môn đều có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc đảm nhận Tuynhiên năng lực nhân sự của Ban vẫn còn những mặt hạn chế Bên cạnh một số cán bộquản lý có kiến thức chuyên môn rất tốt thì cũng có một số cán bộ còn yếu về chuyênmôn, nhiều cán bộ còn trẻ, năng lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế cần được đàotạo và bồi dưỡng thêm.

Quản lý về cơ sở vật chất và trang thiết bị

Về cơ bản Ban QLDA ĐTXD huyện Văn Lâm đã được trang bị đủ và đáp ứngđược các yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị trong việc QLDA ĐTXD công trình.Điều này đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong công tác QLDA của Ban Bên cạnh đóthì cơ sở vật chất và trang thiết bị của Ban vẫn còn một số hạn chế sau:

- Máy móc, trang thiết bị của Ban đã được đầu tư và đưa vào sử dụng từ lâu nênmột số đã bị xuống cấp và lỗi thời.

- Ban đã đầu tư mua các phần mềm bản quyền nhưng số lượng còn hạn chế.

Quản lý thông tin và phối hợp với các bên liên quan

- Trong quá trình QLDA, Ban phải luôn đảm bảo việc truyền đạt, thu thập và traođổi các thông tin cần thiết (báo cáo họp, báo cáo tiến độ, tình huống khẩn cấp )một cách nhanh nhất, chính xác nhất trong nội bộ Ban QLDA hoặc các bên có liênquan.

- Về thông tin nội bộ, Ban luôn lưu trữ các thông tin của dự án, các số liệu thống kêluôn nhanh chóng tổng hợp và phân tích theo các tiêu chí khác nhau, báo cáonhanh để nhanh chóng ra các quyết định can thiệp khi có các vấn đề phát sinh.- Về thông tin từ bên ngoài, Ban thực hiện theo tiêu chí đa dạng hóa thông tin.

Không chỉ thu thập thông tin từ TVGS, nhà thầu mà Ban còn thu thập các thôngtin từ UBND thành phố, các Sở, Kho Bạc Nhà nước,.… đồng thời kết hợp thamkhảo

Trang 14

thông tin và kinh nghiệm quản lý từ Ban QLDA của các Ban QLDA khác trong tỉnhnói riêng và cả nước nói chung.

Quản lý nhà nước đấu thầu và thực hiện hợp đồng

Nhìn chung trong thời gian qua Ban luôn nghiêm túc thực hiện và đã tuân thủ vềtrình tự, thủ tục đấu thầu, chỉ định thầu theo đúng các quy định của Luật đấu thầu và cácvăn bản hướng dẫn hiện hành, qua đó công tác lựa chọn nhà thầu của Ban được triển khaikịp thời, đúng trình tự thủ tục, công khai, minh bạch, lựa chọn được nhà thầu có nănglực đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu Quy chế đấu thầu luôn được Ban thực hiệnchặt chẽ, chất lượng hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu được nâng lên; thông báo mời thầurộng rãi, công khai trên Báo đấu thầu, qua đó nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinhtế trong đấu thầu Tuy nhiên bên cạnh đó ở một số dự án Ban vẫn còn tồn tại hạn chếtrong công tác quản lý đấu thầu và thực hiện hợp đồng như sau:

- Trong công tác tổ chức đấu thầu, mặc dù sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãinhưng vẫn còn tình trạng thông thầu, hồ sơ dự thầu thể hiện rõ “quân xanh”, “quânđỏ”, 2/3 nhà thầu dự thầu làm hồ sơ dự thầu sơ sài, hình thức (không nộp hoặcđảm bảo dự thầu không hợp lệ, thiếu tài liệu chứng minh năng lực kinh nghiệm).Khi đánh giá hồ sơ dự thầu, các nhà thầu này bị loại ngay ở bước đánh giá tư cáchhợp lệ và năng lực kinh nghiệm (là bước đánh giá sơ đẳng nhất trong hồ sơ dựthầu).

- Cá biệt có một số nhà thầu chuyên đi dự thầu để trượt, có đủ năng lực kinh nghiệmđể trúng thầu thực hiện ở một số gói thầu, nhưng lại làm hồ sơ dự thầu hết sức sơsài, cố tình không nộp đủ hồ sơ đánh giá năng lực, kinh nghiệm dể bị loại ở cácgói thầu có quy mô tính chất tương tự làm ảnh hưởng đến tính công bằng, minhbạch của quá trình đấu thầu.

- Chất lượng hồ sơ mời thầu của Ban chưa của một số dự án chưa đảm bảo chấtlượng, mang nặng tính thủ tục, các nội dung yêu cầu và các chỉ dẫn rất sơ sài.- Công tác thương thảo, đàm phán ít được Ban quan tâm và chú trọng trước khi ký

kết hợp đồng Việc thương thảo và đàm phán chỉ dừng lại ở những việc như: Giáhợp đồng, thời gian thi công, chủng loại vật liệu, thiết bị đưa vào công trình

Ngày đăng: 15/05/2024, 19:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan