1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập đề tài nhóm ngành kinh doanh nhà hàng tại trung quốc

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ngành Kinh Doanh Nhà Hàng Tại Trung Quốc
Tác giả Đặng Thị Huyền, Vương Hà Kiên, Nguyễn Thị Linh, Hà Phương Quỳnh, Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn Đặng Thị Minh Thùy
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Bài Tập Đề Tài Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Khiđăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải xin chấp thuậncủa cơ quan nhà nước về:Tên của doanh nghiệp: Theo quy định của pháp luật Trung Quốc đầu tiên đểbắt đầu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÍ

-*** -BÀI TẬP ĐỀ TÀI NHÓM

Chủ đề: Ngành kinh doanh nhà hàng tại

Trung Quốc

Môn học: Kinh doanh quốc tế

Lớp: 64QT1

Nhóm: 10

Thành viên: Đặng Thị Huyền

Vương Hà Kiên

Nguyễn Thị Linh

Hà Phương Quỳnh

Nguyễn Thị Thu Trang

Giảng viên : Đặng Thị Minh Thùy

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2023

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Trung Quốc nằm ở phía Đông Châu Á với diện tích rộng lớn thuộc vào bậc nhất thể giới với 9.597.000 km² và là nước lớn thứ ba trên thế giới Dân số đông nhất thế giới với 1.453.458.085 người vào ngày 03/12/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, hiện chiếm 18,02% dân số thế giới Trung Quốc nằm trong khu vực gió mùa và có nền khí hậu vô cùng đa dạng từ ấm tới khô Đa dạng phong phú

về văn hóa, danh lam thắng cảnh thiên nhiên Tôn giáo có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo Ngôn ngữ tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng Sản cầm quyền Sự rộng lớn về lãnh thổ kết hợp với dân số đông cùng với bề dày lịch sử trải qua nhiều dân tộc thống trị, văn hóa ẩm thực Trung Quốc đã tạo nên diện mạo độc đáo những ấn tượng sâu sắc; tại đất nước này lúa gạo là cây lương thực phổ biến nhất, kế đến là lúa mì, thịt lợn là loại thịt phổ biến nhất tại Trung Quốc và gia vị là trọng tâm trong ẩm thực Trung Hoa Qua đây ta thấy đất nước tỉ dân là một quốc gia phong phú, đa dạng và vô cùng rộng lớn không chỉ về lịch sử, văn hóa, ẩm thực hay tôn giáo bên cạnh đó thị trường Trung Quốc cũng là một trong những nơi kinh doanh nhộn nhịp thu hút nhiều sự đầu tư tại đây Kinh doanh tại Trung Quốc là một cơ hội hấp dẫn đầy tiềm năng và đa dạng Với nền kinh tế phát triển nhanh chóng và quy mô thị trường lớn nhất thế giới, Trung Quốc thu hút

sự quan tâm của các doanh nghiệp quốc tế Việc kinh doanh ở đất nước này đòi hỏi

sự linh hoạt và hiểu biết sâu rộng về văn hóa, pháp luật và thị trường địa phương Trung Quốc không chỉ là một thị trường tiêu thụ lớn, mà còn là nguồn cung cấp nguồn nhân lực rất đa dạng và có năng lực Cùng với sự gia tăng về công nghệ và

sự phát triển của các ngành công nghiệp, việc kinh doanh tại Trung Quốc mang lại

cơ hội lớn cho sự mở rộng, sáng tạo và thành công to lớn cho các doanh nghiệp quốc tế

Trang 3

B PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI TRUNG QUỐC

I Môi trường vĩ mô

1 Pháp luật và quy định

Pháp luật và quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Trung Quốc được nhà nước quan tâm rất sát sao, đưa ra nhiều quy định phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Các điều kiện kinh doanh ở Trung Quốc cũng thể hiện ở hình thức văn bản chấp thuận hay điều kiện kinh doanh không cần văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền khác với ở nước ta

1.1 Thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp Trung Quốc phải đáp ứng những điều kiện kinh doanh cả trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cả sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải xin chấp thuận của cơ quan nhà nước về:

Tên của doanh nghiệp: Theo quy định của pháp luật Trung Quốc đầu tiên để bắt đầu một doanh nghiệp ở quốc gia này là việc chọn tên cho doanh nghiệp Chủ thể kinh doanh phải nộp đơn xin chấp thuận của Cục quản lý Công nghiệp và Thương mại địa phương (AIC) về tên doanh nghiệp Chỉ khi được

cơ quan này có văn bản chấp nhận tên doanh nghiệp thì chủ thể kinh doanh

đó mới được tiến hành các hành vi đăng ký kinh doanh tiếp theo

Vốn pháp định: Pháp luật Trung Quốc yêu cầu doanh nghiệp muốn được khai sinh và công nhận sự ra đời một cách hợp pháp thì phải đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu theo từng loại hình công ty Theo quy định này, doanh nghiệp sau khi được sự chấp thuận của AIC về tên doanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ chủ động mở tài khoản ngân hàng, nộp tiền góp vốn ban đầu vào tài khoản đó và yêu cầu ngân hàng xác nhận Trong một số trường hợp doanh nghiệp phải có báo cáo thẩm tra vốn từ cơ quan kiểm toán Đây là tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Vốn pháp định ở Trung Quốc không nhất thiết phải góp đủ ở thời điểm đăng ký doanh nghiệp mà có thời gian tối đa để thực hiện việc góp vốn này

1.2 Hệ thống cấp phép

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp trong một số trường hợp nhất định phải xin phép hoạt động với cơ quan chuyên ngành quản lý lĩnh vực mà doanh nghiệp đó kinh doanh Hệ thống cấp phép bao gồm:

Giấy phép kinh doanh tạm thời: Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời gian doanh nghiệp chờ đợi góp đầy đủ vốn pháp định Giấy phép kinh doanh bắt buộc: Đây là yêu cầu bắt buộc phải có ở Trung Quốc gắn liền với một số ngành nghề nhất định như: xuất nhập khẩu, sản

Trang 4

xuất, kinh doanh thuốc, khám chữa bệnh… việc cấp Giấy phép kinh doanh ở Trung Quốc rất phức tạp, cần đáp ứng rất nhiều yêu cầu và đối với các nhà đầu tư nước ngoài việc cấp phép kinh doanh sẽ khó khăn hơn nhà đầu tư trong nước Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp ở Trung Quốc còn phải thông qua nhiều sự chấp thuận khác của cơ quan có thẩm quyền

1.3 Luật sở hữu trí tuệ

Hoạt động kinh doanh quốc tế đòi hỏi các nhà kinh doanh phải quan tâm và nắm vững luật pháp và các quy định của các quốc gia doanh nghiệp có ý định đầu tư hoạt động tại đó và khi kinh doanh tại đây luật sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc là một trong những vấn đề cần quan tâm Luật sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc: Khung pháp

lý cho việc bảo vệ sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc được xây dựng trên ba đạo luật cơ bản gồm:

Luật về quyền tác giả

Luật bản quyền sáng chế: Bảo vệ các phát minh thương mại như sản phẩm kinh doanh hoặc một quá trình sản xuất mới

Luật thương hiệu: Luật thương hiệu của nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Trung Hoa đưa ra các hướng dẫn chung về quản lý thương hiệu, bảo

hộ quyền sử hữu thương hiệu và duy trì chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký, với quan điểm bảo về quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa

2 Nền kinh tế

2.1 Tổng quan chung về nền kinh tế Trung Quốc

Công cuô tc hiê tn đại hóa mang lại thay đổi quan trọng về kinh tế Trung Quốc là một nước lớn với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

Cơ sở hạ tầng hiện đại, thông minh và đầy đủ

Thị trường nội địa rộng lớn

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng nhanh

Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng hiê tn đại

Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện

Trung Quốc hiện tại đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc

tế và được coi là “Công xưởng của thế giới” Đầu năm 2023, Trung Quốc đã nhanh chóng chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế từ sau dịch

Trang 5

bệnh Các số liệu kinh tế mới nhất của Trung Quốc cho thấy doanh thu bán lẻ tháng 6 của Trung Quốc tăng 0,2% so với tháng 5 So với ở các nền kinh tế lớn khác, sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19 ở Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt Ở

Mỹ và châu Âu, tiêu dùng tăng mạnh sau khi mở cửa trở lại nhờ các gói hỗ trợ khổng lồ của chính phủ trong thời gian đại dịch Tỷ lệ thất nghiệp giảm, lạm phát tăng vọt, một phần do ảnh hưởng của chiến tranh Nga-Ukraine, đẩy giá hàng hoá

cơ bản toàn cầu tăng cao Ở Trung Quốc lại khác, lạm phát trong tháng 6 ở nước này là 0% Mức lạm phát này thậm chí còn yếu hơn cả ở Nhật Bản, quốc gia từ nhiều năm qua được xem là điển hình của tăng trưởng kinh tế trì trệ và giảm phát

2.2 Thu nhập và chi tiêu của người Trung Quốc

2.2.1 Thu nhập

Trong năm 2021, theo số liệu kinh tế được công bố ngày 17/1/2021 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng 8,1%, đạt 114.367 tỷ NDT (tương đương hơn 17,7 nghìn tỷ USD) Tính toán sơ bộ, GDP bình quân đầu người của quốc gia đông dân nhất thế giới này đã đạt 12.551 USD, trong khi mức trung bình toàn cầu năm 2021 là khoảng 12.100 USD Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã trở thành quốc gia tỷ dân đầu tiên trên thế giới chính thức vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình, bắt đầu bước sang ngưỡng thu nhập cao

Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc chỉ tăng 2,9% theo giá trị thực trong năm 2022, sau khi tăng 8,1% một năm trước đó Con số này chứng tỏ tốc độ tăng trưởng quay trở lại như năm 2020, khi Trung Quốc đang chiến đấu với Covid-19 và áp dụng các biện pháp phong tỏa sâu rộng

2.2.2 Chi tiêu

Năm 2022, chi tiêu bình quân đầu người giảm 0,2% theo giá trị thực do các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt liên quan tới đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến thói quen của người tiêu dùng Theo dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố trong thông cáo thống kê hàng năm cho thấy sự sụt giảm trên diễn

ra sau khi tăng 12,6% vào năm 2021 Trước đó vào năm 2020, giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, chi tiêu bình quân đầu người giảm 4%

Nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3% vào năm 2022, một trong những mức tăng trưởng yếu nhất trong gần nửa thế kỷ qua, giữa bối cảnh nước này vừa quyết định từ bỏ các chính sách hạn chế COVID-19 khắc nghiệt Điều này dẫn tới thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc chỉ tăng 2,9% theo giá trị thực, mức tăng thấp thứ hai kể từ năm 1989 và doanh số bán lẻ giảm 0,2%, mức tồi

Trang 6

2.3 Ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay, sau đại dịch Covid 19 hầu hết trên thế giới các quốc gia trên thế giới đều

bị ảnh hưởng và đang gặp những khó khăn về tình hình phục hồi kinh tế không chỉ riêng mỗi Trung quốc Bởi vậy, điều này cũng ảnh hưởng không ít tới thu nhập của người dân và mức độ sẵn sàng chi trả của họ đối với các mặt hàng tiêu dùng Vì vậy trong tại thời điểm này các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào Trung Quốc cũng sẽ gặp không ít những khó khăn nhưng bên cạnh đó vẫn sẽ được sự khuyến khích về chính sách của chính phủ dành cho các doanh nghiệp đầu tư tại đây và các chính sách phục hồi nền kinh của quốc gia này sẽ nhanh chóng thay đổi và phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới

3 Chính trị Trung Quốc

3.1 Hệ Thống Chính Trị

Trung Quốc là một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa với một đảng lãnh đạo duy nhất - Đảng Cộng sản Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý mọi khía cạnh của đất nước từ chính trị, kinh tế, văn hóa đến quốc phòng

3.2 Chính Sách Đối Ngoại và Quốc Tế

Chính sách đầu tư toàn cầu: Trung Quốc đang tham gia sâu rộng vào cấu trúc kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quan hệ với Mỹ: Quan hệ thương mại Mỹ - Trung đang căng thẳng với nhiều mặt khác nhau

Quan hệ với Việt Nam:

Trung Quốc và Việt Nam thường hợp tác trong khuôn khổ của các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC và các diễn đàn khác

Cả hai đều duy trì các cuộc gặp gỡ cấp cao và đối thoại chính trị để giải quyết các vấn đề và tìm kiếm cơ hội hợp tác

3.3 Chính Sách Nội Bộ

Trung Quốc có chính sách nghiêm ngặt về quản lý internet và dữ liệu, có hệ thống kiểm duyệt thông tin mạng xã hội gay gắt Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đối mặt với các thách thức nội bộ như chống tham nhũng, kiểm soát dân số và bảo vệ môi trường Và những chính sách quốc gia đó có thể ảnh hưởng, thị trường, thuế, quản

lý lao động và cả vấn đề văn hóa kinh doanh Đặc biệt, những chính sách này có thể ảnh hưởng lớn tới những doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng tại Trung Quốc nhất là với những nhà hàng sử dụng các nền tảng kỹ thuật số

4 Văn hóa - Xã hội

Trang 7

4.1 Văn Hóa

Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng với vị trí địa lý và dân số lớn, đặt nền tảng cho

sự đa dạng văn hóa Văn hóa của mỗi vùng miền đều góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa toàn quốc Đặc biệt, ẩm thực là một trong những nét đặc sắc nhất của nền văn hóa Trung Quốc Với lịch sử ngàn năm, nền ẩm thực Trung Hoa là sự kết hợp tinh túy giữa mùi vị, hương thơm, màu sắc và cả cách thức trình bày món ăn

Theo quan điểm của người Trung Quốc, món ăn cần phải thể hiện sự trọn vẹn, đủ đầy biểu trưng cho ý nghĩa no đủ, sum vầy Vậy nên, các món ăn trong nền ẩm thực Trung Quốc phải đảm bảo sự nguyên vẹn, chẳng hạn: cá phải làm nguyên con, gà hoặc vịt chặt từng miếng rồi phải xếp đầy đủ lên dĩa…

Sự thiếu hụt trong văn hóa Trung Quốc là điềm báo cho điều không may

“thiếu trước hụt sau” hoặc “đầu xuôi thì đuôi lọt”

4.2 Xã Hội

Trung Quốc với dân số đông đúc và có một nền văn hóa lịch sử lâu dài nên xã hội Trung Quốc rất đa dạng và phức tạp từ đó gặp rất nhiều những thách thức

Xã hội Trung Quốc vẫn có yếu tố phân lớp, tuy nhiên, các chính sách xã hội

và kinh tế đã giúp giảm thiểu sự chênh lệch giữa các tầng lớp

Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới Sự phát triển nhanh chóng đã dẫn đến sự đô thị hóa và thay đổi nhanh chóng trong lối sống

Trung Quốc đang đối mặt với sự thách thức của việc giữ gìn giá trị truyền thống trong bối cảnh môi trường xã hội hiện đại và toàn cầu hóa

Sự phổ cập Internet và mạng xã hội ngày càng tăng, tạo ra một sân chơi mới cho giao tiếp và chia sẻ thông tin

5 Văn hóa làm việc

5.1 Làm việc nhiều giờ

Điều khác biệt nổi bật giữa văn hóa làm việc của người Trung Quốc chính là ở Trung Quốc tồn tại một văn hóa làm việc khá khắc nghiệt có tên 996, tức là mỗi ngày làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, một tuần làm việc 6 ngày, tổng cộng mỗi tuần làm việc 72 giờ Đối với đa số nhà quản lí nước ngoài mới tiếp xúc với nền văn hóa của Trung Quốc, họ sẽ rút ngắn thời gian làm việc của nhân viên vì nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng làm việc quá 8 tiếng một ngày thực sự khiến nhân viên giảm năng suất

Trang 8

5.2 Xưng hô theo cấp bậc

Trung Quốc là một tổ chức có sự phân cấp một cách rõ ràng Họ thường xuyên gọi tên kèm với chức danh hay cấp bậc của của người khác khi làm việc Cách nói này không chỉ phổ biến trong giao tiếp cuộc sống mà càng quan trọng hơn trong môi trường làm việc

6 Tài nguyên nhân lực

6.1 Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp của người lao động Trung Quốc nói chung và thanh niên trẻ Trung Quốc nói riêng đang cao đến mức kỷ lục:

Theo NBS, tỉ lệ thất nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7-2023 chạm mức 5,3%, tăng so với mức 5,2% hồi tháng 6

Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên nước này trong tháng 6/2023 đạt 21,3% - mức cao kỷ lục và là tháng thứ ba liên tiếp trên 20%

6.2 Số người tham gia lao động

Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đã sụt giảm trong suốt một thập kỷ qua Trong 3 năm từ 2019 - 2022, số lượng lao động tại Trung Quốc đã giảm hơn

41 triệu người, phản ánh sự tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế, cũng như tình trạng già hóa dân số của nước này

Những thay đổi nhanh chóng về công nghệ, thị hiếu tiêu dùng và tỉ lệ thất nghiệp cao ở người trẻ khiến rất nhiều người lao động Trung Quốc lâm vào cảnh "30 tuổi đã toan về già"

Số liệu công bố ngày 28/2 của Tổng Cục Thống kê Trung Quốc cho biết, số lượng người lao động có việc làm tại nước này trong năm 2022 là 733,5 triệu người, giảm so với mức 774,7 triệu người vào năm 2019

6.3 Mức lương trung bình

Bộ An sinh xã hội Trung Quốc mới đây đã công bố tiêu chuẩn mức lương tối thiểu của 31 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương Trung Quốc, trong đó Thượng Hải vẫn đứng đầu danh sách với mức 2690 RMB (khoảng 8,7 triệu VNĐ) Có 15 tỉnh mức lương tối thiểu dưới 2000 RMB, trong đó thấp nhất ở Liêu Ninh với 1420 RMB mỗi tháng (khoảng 4,6 triệu VNĐ)

Ông Xu, một người dân ở Thành Đô, cho rằng mức lương ở địa phương nhìn chung không cao Ông nói: “Mỗi giờ công có hơn 20 RMB (khoảng 65.000 VNĐ) là tương đối thấp, vì giá cả hàng hóa hiện nay cao

Trang 9

6.4 Trình độ học vấn

Trung Quốc sở hữu số người lao động trẻ độ tuổi từ 16-24 có trình độ học vấn cao

Bộ Giáo dục Trung Quốc dự báo số lượng sinh viên mới tốt nghiệp ĐH bước vào thị trường lao động trong năm 2023 sẽ ở mức cao nhất từ trước đến nay Cụ thể, đất nước này sẽ có 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp ĐH vào tháng 6/2023, tăng 820.000 so với năm 2022, theo Reuters

II Môi trường ngành

1 Khách hàng

Theo độ tuổi:

Khách hàng trẻ tuổi (dưới 35 tuổi): Đây là nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm khoảng 60% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường có thu nhập cao, năng động và yêu thích ẩm thực

Khách hàng trung niên (từ 35 đến 55 tuổi): Nhóm khách hàng này chiếm khoảng 30% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường có thu nhập ổn định và yêu thích các món ăn truyền thống

Khách hàng cao tuổi (trên 55 tuổi): Nhóm khách hàng này chiếm khoảng 10% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường có thu nhập thấp hơn và yêu thích các món ăn đơn giản, quen thuộc

Theo giới tính:

Nam giới: Nam giới chiếm khoảng 55% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường có sở thích ăn uống mạnh mẽ và thích các món ăn có hương vị đậm đà

Nữ giới: Nữ giới chiếm khoảng 45% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường có xu hướng ăn uống lành mạnh và thích các món ăn có hương vị nhẹ nhàng

Theo thu nhập:

Khách hàng có thu nhập cao: Khách hàng có thu nhập cao chiếm khoảng 30% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu cao về chất lượng món ăn, không gian nhà hàng và dịch vụ

Khách hàng có thu nhập trung bình: Khách hàng có thu nhập trung bình chiếm khoảng 60% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu vừa phải về chất lượng món ăn, không gian nhà hàng và dịch vụ Khách hàng có thu nhập thấp: Khách hàng có thu nhập thấp chiếm khoảng 10% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu thấp

Theo sở thích:

Khách hàng thích ăn món Trung Quốc truyền thống: Nhóm khách hàng này chiếm khoảng 50% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường

Trang 10

yêu thích các món ăn mang đậm hương vị Trung Hoa, như dimsum, mì, phở,

Khách hàng thích ăn món Trung Quốc hiện đại: Nhóm khách hàng này chiếm khoảng 30% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường yêu thích các món ăn Trung Quốc được biến tấu theo phong cách hiện đại, như các món ăn fusion, các món ăn Âu-Á,

Khách hàng thích ăn các món ăn quốc tế khác: Nhóm khách hàng này chiếm khoảng 20% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường yêu thích các món ăn của các quốc gia khác, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý,

Theo mục đích ăn uống:

Khách hàng ăn uống để thưởng thức: Nhóm khách hàng này chiếm khoảng 60% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường đến nhà hàng để thưởng thức các món ăn ngon, không gian sang trọng và dịch vụ chu đáo Khách hàng ăn uống để họp mặt, giao lưu: Nhóm khách hàng này chiếm khoảng 30% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường đến nhà hàng để họp mặt, giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp,

Khách hàng ăn uống để tiết kiệm: Nhóm khách hàng này chiếm khoảng 10% tổng số khách hàng Nhóm khách hàng này thường đến nhà hàng để

ăn uống với mức giá hợp lý

2.Đối thủ cạnh tranh

Thị trường nhà hàng tại Trung Quốc là một thị trường lớn và cạnh tranh cao Theo báo cáo của Mordor Intelligence, thị trường dịch vụ thực phẩm của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt giá trị 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2025 Sự tăng trưởng của thị trường này được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm sự gia tăng của tầng lớp trung lưu,

sự đô thị hóa và sự phát triển của công nghệ (Nguồn: Mordor Intelligence)

2.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những nhà hàng cung cấp các món ăn tương tự, hoạt động trong cùng một khu vực và nhắm mục tiêu đến cùng một đối tượng khách hàng Một số ví dụ về đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhà hàng tại Trung Quốc bao gồm:

Các nhà hàng Trung Quốc truyền thống

Các nhà hàng quốc tế

Các nhà hàng fast food

Các nhà hàng thức ăn đường phố

Ngày đăng: 15/05/2024, 19:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w