1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tổ chức quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp ptnt tại ban qlda đtxd các công trình nông nghiệp ptnt tỉnh vĩnh phúc

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tổ Chức Quản Lý Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Nông Nghiệp &PTNT Tại Ban QLDA ĐTXD Các Công Trình Nông Nghiệp &PTNT Tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả Phan Việt Hùng
Người hướng dẫn TS. Bùi Anh Tú
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản Lý Dự Án Xây Dựng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

Khái niệm dự án đầu tư xây dựng- Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏvốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạtđược s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BỘ MÔN QUẢN LÝ XÂY DỰNG

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG NÂNG CAO

Đề bài: Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tổ chức quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp &PTNT tại Ban QLDA ĐTXD các công trình Nông nghiệp &PTNT tỉnh Vĩnh Phúc

Giáo viên hướng dẫn: TS Bùi Anh Tú

Học viên : Phan Việt Hùng

Lớp : K30 QLXD11

Hà Nội, Năm 2023

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

QLDA đầu tư xây dựng công trình là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải có

sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác, nhiều bên liên quan Côngtác QLDA ĐTXD công trình phải có sự phát triển chiều sâu và mang tính chuyênnghiệp hơn để đáp ứng nhu cầu quản lý ĐTXD công trình của nước ta hiện nay.Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế Quốc tế như hiện nay, ngành Xâydựng đang đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế Quốc dân, tạo ra những cơ sở vậtchất, cơ sở kỹ thuật hạ tầng thiết yếu cho xã hội Yêu cầu mới không chỉ đòi hỏi sự

nỗ lực của Đảng và Nhà nước mà còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của các Chủđầu tư, các doanh nghiệp xây dựng Các chủ thể này đóng vai trò hết sức quan trọngtrong việc triển khai các chiến lược ĐTXD của Quốc gia và là động lực chính thúcđẩy chất lượng và hiệu quả công tác quản lý các dự án ĐTXD công trình

Theo quy định về quản lý ĐTXD hiện hành, các chủ ĐTXD công trình làngười chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác quản lý các dự án ĐTXD công trình sửdụng vốn ngân sách Làm tốt công tác QLDA không những mang lại hiệu quả đầu

tư cao, mà còn nâng cao chất lượng công trình, giảm thiểu rủi ro, nâng cao trình

độ năng lực quản lý của đội ngũ những người làm công tác QLDA Sự thành côngcủa dự án phụ thuộc rất nhiều vào công tác QLDA Xuất phát từ những nhận thứcnêu trên, với những kiến thức chuyên môn trong quá trình làm việc, học tập vànghiên cứu, tác giả luận văn chọn đề tài luận văn với tên gọi: “Thực trạng và giảipháp nâng cao công tác tổ chức quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trìnhNông nghiệp &PTNT tại Ban QLDA ĐTXD các công trình Nông nghiệp &PTNTtỉnh Vĩnh Phúc”

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằmnâng cao hiệu quả trong công tác QLDA nhằm mục tiêu mang lại hiệu quả hơnnữa trong việc đầu tư các do Ban quản lý trong giai đoạn tới

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp điều tra thu thập số liệu;

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh;

- Phương pháp phân tích định tính, định lượng trong quản lý;

- Phương pháp chuyên gia

4 Kết cấu của tiểu luận

Tiểu luận gồm 04 phần chính, cụ thể như sau:

Trang 3

Phần A Phần mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3 Phương pháp nghiên cứu

4 Kết cấu của tiểu luận

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận

1 Khái niệm

1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng

- Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏvốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạtđược sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng củasản phẩm

Dự án đầu tư xây dựng Khái niệm dự án đầu tư xây dựng được quy định tạiLuật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 như sau: “Dự án đầu tư xây dựng

là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xâydựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duytrì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời gian và chiphí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông quaBáo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tưxây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”

Dự án đầu tư xây dựng là tổng thể các hoạt động với các nguồn lực và chi phícần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với quy trình thời gian và địađiểmxác định nhằm đạt đươc mục tiêu đã định trước

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về dự án đầu tư xây dựng, phải xemxét ở các góc độ khác nhau Cụ thể:

- Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư xây dựng là một tập hồ sơ tài liệutrình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kếhoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất địnhtrong tương lai

- Xét về góc độ quản lý, dự án đầu tư xây dựng là một công cụ quản lýviệc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trongmột thời gian dài

- Xét trên góc độ kế hoạch hóa, dự án đầu tư xây dựng là một công cụ thểhiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triểnKT-XH, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ Dự án đầu tư xây dựng

là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nềnkinh tế nói chung Như vậy, dù xét theo bất kỳ góc độ nào thì một dự án đầu tưxây dựng cũng đều bao gồm: mục tiêu của dự án, các kết quả, các hoạt động vàcác nguồn lực Các kết quả được xem là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án Vìvậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi các đánh giá kếtquả đạt được

Trang 5

1.2 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Quản lý dự án (Project Management – PM) là quá trình lập kế hoạch, theodõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án và điều hành mọi thành phầntham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạntrong phạm vi ngân sách được được duyệt với các chi phí, chất lượng và khả năngthực hiện chuyên biệt Nói cách khác quản lý dự án là công việc áp dụng các chứcnăng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án hay nói cách khác quản

lý dự án là việc huy động các nguồn lực và tổ chức các công nghệ để thực hiệnđược mục tiêu đề ra

- Theo Nghị định, 15/2021/NĐ-CP: Quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựngđưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng Theo đó, có thể hiểu đơn giản,quản lý dự án đầu tư xây dựng là quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất

cả những vấn đề của một dự án đồng thời điều hành mọi thành phần tham gia vào

dự án đó để đạt được mục tiêu của dự án đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng là một quá trình phức tạp nó mang tính duynhất không có sự lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự ánnào Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, yêu cầu

về số lượng và chất lượng khác nhau, tiến độ khác nhau, con người cũng khác nhau,

…thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từChủ đầu tư Cho nên việc điều hành Quản lý dự án xây dựng cũng luôn thay đổilinh hoạt, không có công thức nhất định

- Quản lý dự án xây dựng là một yếu tố quan trọng quyết định tồn tại của dự

án Quản lý dự án xây dựng là sự vận dụng lý luận, phương pháp quan điểm có tính

hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc có liên quan tới dự ánđầu tư dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng là lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểmsoát dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, nhằm đảm bảo sự hoàn thành đúng thờihạn trong phạm vi ngân sách và các yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trước cũngnhư cách thức và chất lượng thực hiện

1.3 Khái niệm về công trình Nông nghiệp & PTNT

Công trình Nông nghiệp &PTNT bao gồm các hồ chứa nước, các đập dùng

để ngăn nước như là các đập đất, đập đất – đá, đập bê tông); Đê – Kè – Tường chắn;

Đê chính (sông, biển); đê bao; đê quai; Tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước,kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, trạm bơm và công trình thủylợi khác; Hệ thống thủy nông; công trình cấp nước nguồn cho sinh hoạt, sản xuất…Ngoài ra còn bao gồm các công trình xây dựng phục vụ trong các lĩnhvực lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi

Trang 6

2 Hiệu quả đầu tư theo quan điểm quản lý dự án

Theo quan điểm quản lý dự án đầu tư, hiệu quả của một dự án đầu tư đượcđánh giá là:

- Hoàn thành đúng thời gian quy định: Dự án triển khai thực hiện và hoànthành đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch đã định sẽ phát huy được hiệu quả vốnđầu tư, đạt được mục tiêu dự án đã đề ra

- Đạt được chất lượng và thành quả mong muốn: Một dự án được quản lýtốt từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư thì sản phẩm của dự án sẽ đảmbảo chất lượng, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và của người hưởng lợi

- Tiết kiệm các nguồn lực, hay nói cách khác là chi phí trong phạm vi chophép: Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và thời gian hoàn thành, hiệu quảcủa dự án phải được đánh giá trên cơ sở chi phí để thực hiện và hoàn thành dự án

3 Quy định trách nhiệm trong quản lý dự án

- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thànhphần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng

- Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triểncủa doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư.Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án

- Đối với các dự án sử dụng vốn khác chủ đầu tư tự quyết định hình thức vànội dung quản lý dự án

4 Quy trình thực hiện một dự án ĐTXD sử dụng vốn Ngân sách.

Để quá trình thực hiện các dự án sử dụng vốn Ngân sách đạt được hiệu quảcao thì Chính phủ đã quy định quy trình thực hiện dự án trong đó đảm bảo sự kiểmsoát của các cơ quan Nhà nước Theo quy định, quy trình thực hiện dự án gồm 3giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

- Giai đoạn thực hiện đầu tư

- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng

a Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Giai đoạn này được bắt đầu từ khi nghiên cứu sự cần thiết đầu tư cho đếnkhi có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền

Nội dung của giai đoạn này bao gồm:

- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư

Trang 7

- Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài để tìmnguồn cung ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm Xem xét khả năng có thểhuy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn các hình thức đầu tư.

- Tiến hành điều tra khảo sát và chọn địa điểm xây dựng

- Lập dự án đầu tư

- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu

tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư

Như vậy giai đoạn chuẩn bị đầu tư là cơ sở để thực hiện các nội dung tiếptheo của quá trình thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác

sử dụng, đây cũng là giai đoạn quyết định sự thành công hay thất bại của côngcuộc đầu tư trong tương lai

b Giai đoạn thực hiện đầu tư:

Giai đoạn này được bắt đầu từ khi có quyết định đầu tư, công trình được ghivào trong kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư cho đến khi xây dựng xong toàn bộcông trình Nội dung cụ thể của giai đoạn này:

- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước

- Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp;

- Xin giấy phép xây dựng Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo sửachữa, thay đổi chức năng hoặc mục đích sử dụng phải xin giấy phép xây dựng;

- Ký kết hợp đồng với các nhà thầu để thực hiện dự án;

- Thi công xây lắp công trình;

- Theo dõi kiểm tra việc thực hiện hợp đồng;

- Thanh toán vốn đầu tư theo từng giai đoạn xây dựng Sau khi thựchiện nghiệm thu giai đoạn giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công nếu có nguồnvốn thì chủ đầu tư thực hiện thanh toán cho nhà thầu giá trị khối lượng đãnghiệm thu

Trang 8

c Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Giai đoạn này được bắt đầu khi công trình xây dựng xong toàn bộ, vậnhành đạt thông số đề ra trong dự án đến khi kết thúc dự án Nội dung của giaiđoạn này bao gồm:

- Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng;

- Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình;

- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình;

- Bảo hành công trình;

- Quyết toán vốn đầu tư;

- Phê duyệt quyết toán;

5 Các nhân tố tác động đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

5.1 Các nhân tố chủ quan

- Bộ máy của Ban quản lý dự án nhằm đạt mục tiêu của dự án, song mỗi

mô hình quản lý có cách điều hành công việc khác nhau và mức độ đạt được mụctiêu cũng khác nhau Mức độ hoàn thành mục tiêu của dự án phản ánh năng lựcquản lý dự án của chủ đầu tư Tổ chức bộ máy quản lý dự án ảnh hưởng rất lớnđến hướng đi của dự án, chi phí của dự án và thời gian của dự án, do đó năng lựcquản lý dự án tốt trước tiên phải tổ chức bộ máy quản lý dự án tốt

- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý dự án (theo quy định của phápluật và kỹ năng mềm) Trong công tác quản lý dự án thì trình độ năng lực củađội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng Bởi vì một dự án cóthành công hay không là phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực tổ chứcquản lý và kinh nghiệm thực tế của cán bộ quản lý Dựa vào các thông tinnhận được từ các cán bộ tham gia dự án, các tổ chức tư vấn, nhà thầu haythông tin từ bên ngoài, nhà quản lý sẽ nắm bắt được thực trạng của dự án, từ

đó có những điều chỉnh kịp thời các sai sót hoặc đưa ra các giải pháp khắcphục nhanh chóng nhất

- Văn hóa trong Ban quản lý dự án Văn hóa trong nội bộ cũng rất quan trọngtrong việc giữ gìn và phát huy nguồn nhân lực Từ đó, ảnh hưởng đến năng suấtlao động của người lao động, đến kết quả mà người lao động thực hiện, thông qua

đó đến kết quả của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Một môi trường làmviệc minh bạch, rõ ràng cho hiệu quả làmviệc cao Phải xây dựng mối liên hệ mậtthiết giữa các thành viên trong các bộ phận Xây dựng văn hóa trong nội bộ sẽmang lại những nét rất riêng và tạo ra uy tín trong và ngoài ngành Quan tâm đếnvăn hóa nội bộ là đầu tư cho sự phát triển bền vững, đồng thời góp phần nâng caosức mạnh của Ban quản lý dự án

Trang 9

- Cơ chế chính sách Mọi hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tưnói riêng ngoài việc chịu tác động của quy luật kinh tế thị trường cần thuân thủpháp luật và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Đối với một dự án được tiếnhành đầu tư và ban quản lý dự án đứng ra đại diện chủ đầu tư thì phải tuân theođúng quy trình các bước mà cơ chế chính sách của Nhà nước đề ra Nếu khôngtuân thủ theo cơ chế chính sách hiện hành trong quá trình quả lý dự án sẽ mang lạinhững hậu quả không nhỏ trong quá trình tổ chức và điều hành bộ máy quả lý dự

án sau này

- Khả năng cấp vốn cho dự án Để hoàn thành dự án đầu tư xây dựng thườngphải thực hiện nhiều công việc và cần một lượng vốn rất lớn Vì vậy, việc bố trí đủvốn theo đúng tiến độ của dự án đã được phê duyệt có ảnh hưởng rất lớn đến tiến

độ hoàn thành dự án, chất lượng công trình của dự án và chi phí của dự án nằmtrong ngân sách đã được phê duyệt Nguồn vốn là yếu tố quan trọng để giải quyếttất cả các vấn đề trong cả quá trình thực hiện dự án vì vậy nguồn vốn cần phảiđược quản lý chặt chẽ và sử dụng một cách hợp lý để tránh thất thoát ngân sáchnhà nước, đảm bảo sử dụng đồng vốn đầu tư có hiệu quả Nếu vốn cho dự ánkhông được bố trí đủ và kịp thời sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy: mục tiêu chính của dự án

mà người đầu tư đặt ra ban đầu không đáp ứng, thời gian hoàn thành dự án bịchậm, chất lượng công trình có thể bị ảnh hưởng, chi phí cho dự án có thể bị vượtngân sách ban đầu đã dự định

5.2 Các nhân tố khách quan

- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án Quy mô dự án: Tùy thuộc vào quy

mô dự án, thời gian thực hiện, công nghệ sử dụng, nguồn lực, chi phí dự án… màlựa chọn mô hình quản lý cho phù hợp nhằm đảm bảo một mô hình quản lý năngđộng, hiệu quả, phù hợp với những thay đổi của môi trường cạnh tranh, công nghệquản lý và yêu cầu quản lý Tính chất phức tạp về cấu tạo, về kiến trúc kết cấu:Công trình trong dự án càng phức tạp về kiến trúc và kết cấu thì quá trình thi công

và quản lý càng phức tạp, đặc biệt là việc quản lý chất lượng công trình càng cầnphải tập trung quản lý nhiều hơn Điều kiện phức tạp của địa chất, thủy văn tại địađiểm xây dựng cũng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý dự án Yêu cầu nguyênvật liệu, cấu kiện xây dựng là loại khan hiếm, phải nhập khẩu cho dự án cũng ảnhhưởng đến công tác quản lý dự án…

- Môi trường của dự án Ảnh hưởng của môi trường dự án đến chất lượngquản lý dự án gồm các tác động về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, tựnhiên… đến các hoạt động quản lý dự án Những tác động này có thể ảnh hưởngtốt hoặc xấu đến các hoạt động quản lý dự án làm cho chất lượng của dự án bịảnh hưởng Chẳng hạn, các dự án đầu tư xây dựng được tiến hành ngoài trời, thờigian và quá trình xây dựng dài do đó nó chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu Ởmỗi vùng lại có điều kiện tự nhiên khác nhau, từ đó phải có phương án quản lý

Trang 10

và khai thác phù hợp điều kiện thực tế Công tác quản lý phải được thực hiện tốt

và theo sát để có thể hướng phòng, chống và khắc phục hậu quả một cách nhanhchóng nhất, hạn chế được thấp nhất tình trạng chậm tiến độ dự án Dự án đầu tưxây dựng công trình chịu sự ràng buộc của các quy định pháp luật về đầu tư,pháp luật về xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan khác bắt buộcchủ đầu tư dự án phải tuân thủ như: các quy định về thủ tục đăng ký, thẩm tra dự

án để cấp giấy chứng nhận đầu tư; các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt vàquyết định đầu tư dự án; các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng(quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế, chất lượng thi công xây dựng công trình);các quy định về giấy phép xây dựng Dự án dẽ có thể đảm bảo thời gian thựchiện dự kiến, đảm bảo mức chi phí dự kiến nếu việc giải quyết các thủ tục phápluật được thực hiện đúng quy định Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra, việc tiến hànhcác thủ tục pháp lý liên quan đến dự án theo quy định của pháp luật thườngkhông đảm bảo đúng quy định đã ảnh hưởng làm kéo dài thời gian thực hiện dự

án và làm tăng chi phí so với dự kiến

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tưxây dựng Môi trường luật pháp luật ổn định, không có dự chồng chéo của cácvăn bản, không có hiện tượng nhũng nhiễu tiêu cực thì sẽ tạo điều kiện thuận lợicho công tác quản lý dự án Hơn nữa, các chính sách về tài chính tiền tệ, về tiềnlương,…cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý dự án Dự án có thể hoànthành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hay không cũng phụ thuộc nhiều vào sựkết hợp của các cơ quan, các cấp, các ngành có liên quan, nếu dự phối hợp đóchặt chẽ có khoa học thì sẽ là cơ sở vững chắc góp phần tạo nên hiệu quả quản lý

dự án, còn nếu sự phối hợp thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học thì dự án sẽ gặp rấtnhiều khó khăn trong quá trình triển khai dự án

6 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

Có nhiều tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng Tuy nhiên có thể đưa ra một số tiêu chí cơ bản được sử dụng thường xuyên

và phổ biến như sau:

- Xem xét việc tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng trong toàn

bộ quá trình thực hiện của dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy địnhcủa nhà nước, quy định của hợp đồng xây dựng và pháp luật khác có liên quan

Trang 11

- Xem xét việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, giám sát công tác quản

lý chất lượng của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư theo quy định củapháp luật về giám sát đầu tư xây dựng công trình; tổ chức kiểm tra chất lượng thiết

kế, dự toán và thi công xây dựng khi cần thiết

- Xem xét công tác khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thicông xây dựng công trình phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chấtlượng công trình xây dựng; đảm bảo an toàn cho bản thân công trình, các côngtrình lân cận và an toàn trong quá trình thi công xây dựng

- Công trình khi được nghiệm thu để đưa vào sử dụng phải đáp ứng yêu cầucủa thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình và cácthỏa thuận khác về chất lượng công trình nêu trong hợp đồng xây dựng

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ cácquy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các tổ chức, cánhân; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quyđịnh của pháp luật

6.2 Tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành

Dự án có hoàn thành đúng tiến độ đề ra hay không rất cần sự phối hợp trôichảy giữa các bước thực hiện dự án Ta cần xem xét đến vấn đề lựa chòn nhà thầuthi công đủ năng lực để thi công đúng tiến độ dự án hay không, công tác giám sáttrên hiện trường dự án cũng cần được chú trọng và luôn theo sát, đốc thúc nhàthầu Bên cạnh đó, những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án như ởbước giải phóng mặt bằng, khắc phục thiên tai, vấn đề thiếu nhân lực bên nhà thầuthi công, sự biến động giá cả cần được lên phương án và khắc phục nhanh chóng

để phục vụ công tác thi công dự án một cách tốt nhất Từ phân tích trên ta nhậnthấy rằng các yếu tố gây nên việc chậm tiến độ dự án hầu hết đều là các vấn đềnằm ở con người hoặc công tác quản lý

Thời gian hoàn thành dự án bao gồm thời gian hoàn thành các công việc từkhâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và hoàn thành dự án Mỗi công đoạnđều có kế hoạch thời gian riêng Vì vậy để đánh giá tiêu chí này ta chỉ cần sosánh thời gian thực hiện thực tế các công việc của dự án và thời gian theo kếhoạch đề ra Vấn đề quan trọng ở đây là làm sao có thể giảm được thời gian cáccông việc đó

6.3 Chi phí

Trước khi thực hiện mỗi dự án đều có tổng mức đầu tư được các cơ quanthẩm quyền phê duyệt, hoặc dự toán được duyệt Khi tiến hành thực hiện dự án thìchi phí để chi trả cho các công việc đề ra thường thấp hơn hoặc cao hơn so với giátrị dự toán được duyệt đó Mục tiêu của nhà quản lý dự án là làm sao cho chi phí chitrả các công việc thực hiện không phát sinh quá nhiều so với dự toán được duyệt

Trang 12

- Khi có sự cố mất an toàn trong thi công xây dựng thì việc giải quyết sự cốtuân theo quy định

6.5 Bảo vệ môi trường

Trong giai đoạn hiện nay thì việc đầu tư các dự án XDCB thường làm ảnhhưởng tới môi trường xung quanh rất lớn Vì vậy, đây cũng là một tiêu chí khôngthể thiếu đối với các nhà quản lý dự án để hạn chế khắc phục tình trạng này Nhưvậy, công tác quản lý dự án được coi là có kết quả tốt nếu biết kết hợp hài hòa hợp

lý giữa các mục tiêu cụ thể, giữa các lợi ích của các đối tượng hưởng lợi từ dự án,thúc đẩy quá trình hoàn thành dự án theo đúng mục tiêu dự án đề ra

7 Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quá trình quản lý đầu tư và xây dựng của một số dự án có sự tham gia củanhiều chủ thể khác nhau Các chủ thể tham gia quản lý dự án có nhiệm vụ, quyềnhạn và trách nhiệm được quy định cụ thể trong Luật xây dựng Việt nam Cụ thể:

* Người có thẩm quyền quyết định đầu tư: Là người đại diện pháp luật của

tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp tuỳ theo nguồn vốn đầu tư.Người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra quyết định đầu tư khi đã có kết quảthẩm định dự án Riêng dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩmđịnh phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc khôngcho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra quyết định đầu tư(được quy định trong Nghị định 15/2021/NĐ-CP)

* Chủ đầu tư: Tuỳ theo đặc điểm tính chất công trình, nguồn vốn mà chủđầu tư được quy định cụ thể như sau (Nghị định số 15/2021/NĐ-CP) Đối với các

dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình dongười quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trìnhphù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

Trang 13

- Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì chủ đầu tư làmột trong các cơ quan, tổ chức: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước

- Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy bannhân dân các cấp quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng côngtrình Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn

vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyếtđịnh đầu tư lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư Trong trường hợp đơn

vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư, người quyếtđịnh đầu tư giao nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có tráchnhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý đầu tư xây dựng công trình vàtiếp nhận, quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành Các dự án sử dụng vốn tíndụng thì người vay vốn là chủ đầu tư Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư

là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật Trường hợp

dự án sử dụng vốn hỗn hợp thì chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thỏa thuận cử

ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất

* Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng: Là tổ chức nghề nghiệp có tư cách phápnhân, có đăng ký kinh doanh về tư vấn đầu tư và xây dựng theo quy định của phápluật Tổ chức tư vấn chịu sự kiểm tra thường xuyên của chủ đầu tư và cơ quanquản lý nhà nước

* Nhà thầu xây lắp: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của phápluật, có đăng ký kinh doanh về xây dựng Doanh nghiệp xây dựng có mối quan hệvới rất nhiều đối tác khác nhau nhưng trực tiếp nhất là chủ đầu tư Doanh nghiệpchịu sự kiểm tra giámsát thường xuyên về chất lượng công trình xây dựng của chủđầu tư, tổ chức thiết kế, cơ quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý

* Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng: Các cơ quan quản lý nhànước về đầu tư và xây dựng như: Bộ Kế hoạch Đầu tư; Bộ Xây dựng; Bộ Tàichính; các Bộ ngành khác có liên quan: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcchính phủ; uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); đạiđiện cơ quan quản lý nhà nước quản lý quá trình triển khai thực hiện dự án

* Mối quan hệ của chủ đầu tư đối với các chủ thể liên quan Chủ đầu tư làchủ thể chịu trách nhiệm xuyên suốt trong quá trình hình thành và quản lý dự ánđầu tư xây dựng, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tổ chức tham gia quản

lý và chịu sự quản lý của nhiều Bộ, ngành, các cơ quan liên quan mà trực tiếp làngười quyết định đầu tư Đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Xây dựng,

có thể làm rõ một số mối quan hệ sau:

Ngày đăng: 15/05/2024, 19:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w