1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án xử lý chất thải rắn tại chợ nghĩa tân tính toán thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn tại chợ nghĩa tân và đề xuất giải pháp quản lý

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 8,41 MB

Cấu trúc

  • 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHỢ NGHĨA TÂN (6)
    • 1.1.1. Khái quát về lịch sử chợ Nghĩa Tân.................................................................... 1.1.2. Vị trí địa lý, diện tích và số hộ kinh doanh.......................................................... 1.1.3. Sơ đồ tổ chức....................................................................................................... 1.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN Ở NGHĨA TÂN (6)
    • 1.2.1. Nguồn gốc phát sinh và thành phần rác ở chợ..................................................... 1.2.2. Khối lượng chất thải rắn phát sinh....................................................................... 1.2.3. Công tác thu gom và phân loại............................................................................ 1.2.4. Công tác vận chuyển và lưu trữ........................................................................... 1.2.5. Công tác xử lý..................................................................................................... 1.2.6. Công tác quản lý hành chính............................................................................... 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN TẠI CHỢ NGHĨA TÂN (7)
    • 1.3.1. Những việc thực hiện được................................................................................ 1.3.2. Những tồn tại bất cập.......................................................................................... CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THU GOM VÀ PHÂN LOẠI CTR (15)
  • 2.1. PHƯƠNG PHÁP THU GOM RÁC (16)
  • 2.3. TÍNH TOÁN CHI PHÍ (26)
  • 2.4. ĐỀ XUẤT GIÁI PHÁP (0)
  • CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (31)
    • 3.1. KẾT LUẬN (31)
    • 3.2. KHUYẾN NGHỊ (32)

Nội dung

Tất cảnhững điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đượcmở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đấtnước, nân

KHÁI QUÁT VỀ CHỢ NGHĨA TÂN

Khái quát về lịch sử chợ Nghĩa Tân 1.1.2 Vị trí địa lý, diện tích và số hộ kinh doanh 1.1.3 Sơ đồ tổ chức 1.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN Ở NGHĨA TÂN

Chợ Nghĩa Tân Cầu Giấy được xây dựng từ năm 1994 và đi vào hoạt động tháng 6 năm

1996 là một trong những chợ truyền thống lâu đời và sầm uất nhất ở quận Cầu Giấy, Hà Nội Chợ nằm trên đường Nghĩa Tân, gần ngã tư Nghĩa Tân - Xuân Thủy, thuộc phường Nghĩa Tân Đến năm 1997, chợ được bàn giao về cho UBND Q.Cầu Giấy Thời điểm bàn giao, chợ có diện tích hơn 5.500 m với 498 hộ kinh doanh 2 Chợ hoạt động từ sáng sớm đến tối muộn, mở cửa từ khoảng 5h30 đến 19h hàng ngày Đây là nơi mua sắm và trao đổi hàng hóa phổ biến cho người dân trong khu vực và các khu vực lân cận.

Qua gần 30 năm chợ Nghĩa Tân hiện cũng đã có dấu hiện xuống cấp và tình trạng chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động buôn bán của những hộ kinh doanh và những tiểu thương bên lề đường khiến cho tình trạng môi trường sống xung quanh chợ bị ô nhiễm khá nghiêm trọng Vì vậy, cần có giải pháp cấp bách quản lí, xử lí nguồn rác thải đó đúng cách.

1.1.2 Vị trí địa lí, diện tích và số hộ kinh doanh

* Vị trí địa lí của phường Nghĩa Tân: Phường Nghĩa Tân nằm ở phía Bắc quận Cầu Giấy.

* Địa giới hành chính phường Nghĩa Tân:

- Phía Đông giáp phường Nghĩa Đô

- Phía Tây giáp phường Dịch Vọng Hậu và quận Bắc Từ Liêm

- Phía Nam giáp phường Dịch Vọng.

* Vị trí của chợ Nghĩa Tân : Chợ nằm trên đường Nghĩa Tân, gần ngã tư Nghĩa Tân - Xuân Thủy, thuộc phường Nghĩa Tân

- Năm 1997, diện tích chợ khoảng 5600m2 với 498 hộ kinh doanh

- Tính đến 3/2023, số hộ kinh doanh đã tăng lên khoảng gần 1000 hộ

1.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ, CHẤT THẢI RẮN Ở CHỢ NGHĨA TÂN

Nguồn gốc phát sinh và thành phần rác ở chợ 1.2.2 Khối lượng chất thải rắn phát sinh 1.2.3 Công tác thu gom và phân loại 1.2.4 Công tác vận chuyển và lưu trữ 1.2.5 Công tác xử lý 1.2.6 Công tác quản lý hành chính 1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN TẠI CHỢ NGHĨA TÂN

Chúng ta có nhiều cách để phân loại CTR

*Dựa trên nguồn gốc phát sinh có 6 loại CTR:

- CTR đô thị : rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại,

-CTR công nghiệp: quá trình sản xuất các sản phẩm ngành gia công cơ khí, luyện kim, xi mạ, dệt nhuộm,

|- CTR xây dựng: quá trình đập phá nhà các công trình, quá trình xây dựng,

-CTR y tế: là tất cả những phế thải từ kim bông, găm kim, các loại chất thải từ dây chuyền thuốc, kim tiêm thuốc hay vật tư y tế bị thải loại sau quá trình sử dụng

- CTR nông nghiệp: là rơm rạ, chủ, bao bì, lợi ngô, bao bì thuốc bảo vệ thực vật

*Dựa theo thành phần hóa học :

- CTR hữu cơ: thực phẩm thừa, chất thải từ lò giết mổ động vật, dầu mỡ,

- CTR vô cơ: tro, bụi, gạch, vữa, thủy tinh, gốm sứ,

Ngoài ra, còn chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn cháy được, CTR không cháy được, CTR tái chế được và CTR không tái chế được

Từ việc xác định được nguồn phát sinh chất thải rắn, thành phần chất thải rắn và ảnh hưởng của từng loại chất thải rắn tới môi trường, chúng ta có cơ sở để thiết kế, đề xuất giải pháp quản lí, xử lí phù hợp a, Khu vực bán quần áo, vải dệt

- CTR phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày: ăn uống, vệ sinh cá nhân, … của những hộ kinh doanh và khách hàng trong chợ

- CTR phát sinh từ việc mua bán như : túi nilong, vải vụn, đồ ăn dư, …

Hình 1.2: Khu vực bán quần áo , vải dệt b, khu vực bán thực phẩm

- CTR phát sinh từ hoạt động mua bán trao đổi của các tiểu thương : túi nilong, đồ ăn thừa, thực phẩm hỏng, …

Hình 1.4: Khu vực đồ thực phẩm c, Khu vực đồ gia dụng

_ CTR phát sinh từ hoạt động cá nhân của tiêu thương và khách hàng: túi nilong, ăn uống, vỏ chai, lọ,

- CTR phát sinh từ việc trao đổi buôn bán : bìa carton, giấy, kim loại, thủy tinh, sành sứ, dây cao su,…

Hình 1.5: Khu vực đồ gia dụng d, Khu vực bán giày, dép

- CTR phát sinh từ việc trao đổi bán hàng : túi nilong, giấy, cao su, nhựa, keo dán, xốp, _ CTR phát sinh từ việc ăn uống, vệ sinh cá nhân, vỏ chai lọ, vỏ hộp đựng đồ ăn nhanh,

Hình 1.6: Khu vực bán giày, dép

1.2.2 Khối lượng chất thải rắn trong một ngày

Thành phần rác: CTR phát sinh trong chợ Nghĩa Tân chủ yếu là thực phẩm hữu cơ, sản phẩm thừa của quá trình sinh hoạt, mua bán, bao bì ni lông, chai lọ, nhựa

- Khối lượng chất thải rắn hàng ngày của chợ theo ước tính của công nhân vệ sinh khoảng 329kg.

- Từ đó, tính được khối lượng chất thải rắn của chợ trong một tháng gần khoảng 9.880kg

Bảng 1: Bảng thành phần chất thải rắn trong chợ

STT Thành phần Khối lượng(%) Khối lượng (kg)

1.2.3 Công tác thu gom và phân loại

- Rác thải chưa được nhân viên phân loại tại nguồn Rác thải được chính những người dân xung quanh hoặc nhân viên vệ sinh phân loại bằng cách nhặt trực tiếp trong khu có tập kết rác hoặc trong xe gom rác được đặt ở một góc cố định của chợ như bao bì, giấy, nhựa, … là những thành phần rác cơ bản và dễ thu gom có giá trị kinh tế khi bán lại cho các cơ sở tái chế rác.

Hình 1.7: Ảnh người dân khu vực thu gom bìa giấy bán lại cho cơ sở tái chế

- Hình thức thu gom: Thu gom thủ công bằng cách đi từng khu có rác để xe thu gom rác hoặc tiểu thương từng khu sẽ tự mình gom rác và bỏ vào những xe rác được đặt ở một nơi cố định xung quanh chợ, hình thức này được thực hiện dễ dàng nhưng dễ gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực xung quanh vì CTR dễ bị rơi vãi hoặc nước thải từ chất thải hữu cơ chảy ra khiến ô nhiễm

Hình 1.8 : Công nhân vệ sinh thu dọn rác trong chợ

1.2.4 Công tác vận chuyển và lưu trữ

- Nhân viên vệ sinh của Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long phụ trách và chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển rác

- Quá trình thu gom rác vào khoảng sau 21h đến 6h sáng hôm sau nên không ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán và sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực

- Chợ chưa có nơi tập kết rác hợp lí, nơi tập kết được các tiểu thương trong chợ tự quy định, xe thu gom rác được đặt ở một vài nơi trong chợ nhưng lượng rác phát sinh quá nhiều nên các xe rác thường trong tình trạng quá tải, rác thải rơi vãi xung quanh, nước thải chảy gây ảnh hưởng lớn đến môi trường trong chợ

Hình 1.9 : Xe thu gom chất thải được tiểu thương đặt một góc trong khu chợ

- Thời gian lưu trữ CTR khoảng gần 24h

- Chất thải rắn được thu gom và đựng trong các xe chở rác có dung tích 600 lít Khu vực chợ Nghĩa Tân hiện chưa có bãi tập kết rác cố định cho cả khu mà rác thải được gom vào cuối ngày ở một nơi tự quy định, xe container sẽ đến thu gom vào một khung giờ hàng ngày

1.2.5 Các phương tiện thu gom vận chuyển được sử dụng

- Xe thu gom rác loại 600 lít

Hình 1.10 : Một nơi tập kết rác tiểu thương tự quy định trong chợ

Mặc dù có rất nhiều những xe rác 600 lít đang chưa được sử dụng nhưng CTR vẫn nằm la liệt trên đường và không được thu gom lại gây mất mỹ quan, mất vệ sinh môi trường xung quanh chợ

Hình 1.11 Xe đẩy rác loại 400l

Hình 1.12 Xe ép rác (12 khối)

Bảng 2: Thông số xe cơ sởTHÔNG SỐ XE CƠ SỞKích thước xe : 7.970 x 2.480 x 3.210

Chiều dài cơ sở (mm) 3.380

THÔNG SỐ PHẦN ÉP RÁC Dài x Rộng x Cao (mm): 3.170 x 2.270 x 1.880

Thể tích thùng chứa rác (m3): 12 m 3

Tải trọng cho phép chở (kg): 5.750 kg

Quy trình vận hành trạm ép rác kín: Rác thải sinh hoạt được các xe ép rác, xe thô sơ chở đến trạm đổ vào máng nạp của máy ép rác và được máy ép vào các container kín lớn nhằm giảm thể tích Trong quá trình này, các động cơ điện và bơm thủy lực được sử dụng để ép rác, giảm thể tích của rác trong container. 1.2.6 Công tác xử lí

- Rác thải láy từ những khu tập kết rác tự phát như vậy tài xế sẽ gom và chở về tập trung xử lí tại Khu liên hợp xử lí chất thải rắn Nam Sơn, Sóc Sơn

- Mỗi tháng chợ có lượng rác thải phát sinh khoảng 9.880kg Căn cứ vào nghị định 38/2015/NĐ - CP, Căn cứ vào quyết định số 54/2016/QĐ-UBND Mỗi tháng chợ Nghĩa Tân phải trả khoảng bốn triệu chín trăm năm mươi nghìn ( 4.950.000đ) ( tính theo tỉ giá 500.000đ > 1 tấn rác)

1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN TẠICHỢ NGHĨA TÂN

Những việc thực hiện được 1.3.2 Những tồn tại bất cập CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THU GOM VÀ PHÂN LOẠI CTR

- Để giải quyết vấn đề này, Công an phường Nghĩa Tân cần có biện pháp mạnh tay để chấm dứt tình trạng bán hàng rong vốn đã trở thành “truyền thống” ở đây Lực lượng công an mỏng và hoạt đông chưa thực sự hiệu quả khiến tình trạng bán hàng rong vẫn tồn tại rất nhiều Bên cạnh đó, cần có sự nhắc nhở những người bán hàng tại chợ Nghĩa Tân về ý thức giữ gìn vệ sinh vì lợi ích chung của cộng đồng Dọn dẹp sạch sẽ nơi mình bán hàng là trách nhiệm của họ chứ không chỉ của đội ngũ công nhân vệ sinh Nếu mỗi người bán hàng đều có ý thức bảo vệ môi trường thì chợ Nghĩa Tân sẽ không còn tình trạng ô nhiễm nặng nề từ rác thải và chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện rất nhiều.

- Lực lượng xử lý rác thải và lượng công nhân thug om rác thải được điều đến thug om rác ở khu chợ Nghĩa Tân khá là nhiều làm việc ngày đêm để xử lý hết số rác thải ở đây. -Ban quản lý khu chợ đã có những biện pháp nhắc nhở đối với tiểu thương về việc thug om rác thải và vứt rác đúng nơi quy định để việc thug om rác của nhân viên vệ sinh nhanh hơn cũng như tránh bị ùn tắc

1.3.2 Những bất cập tồn tại

- Trong thời gian bãi rác tạm ngừng tiếp nhận (từ 1-3.11), khối lượng rác bị quá tải do rác từ ca đêm không được chuyển đi dẫn đến ùn ứ sang sáng ngày hôm sau Lượng rác thải gia tăng theo từng giờ “Kíp làm việc của chúng tôi những ngày đó phải huy động lên đến

12 người để đẩy nhanh tiến độ thu gom Nhưng công nhân luôn phải chờ đợi xe đến để đưa rác đi Ngày thường mỗi buổi chỉ khoảng 5 xe đẩy rác, song khi có sự cố chúng tôi đã xử lý đến 15 xe đẩy rác chỉ trong một buổi Khi đó, chỉ cần sự cố bãi rác kéo dài thêm ngày nào thì lượng rác tồn đọng sẽ còn tiếp tục tăng cao ngày đó.

-Rác thải sẽ được đội ngũ công nhân vệ sinh của công ty Môi trường Đô thị dọn dẹp từ lúc 7h30 buổi tối Tuy nhiên, lượng rác rất lớn và rác lại vứt lung tung bừa bãi khắp chợ nên gây nhiều khó khăn cho người dọn rác Mỗi tối có tầm 4 công nhân vệ sinh đi dọn dẹp rác ở chợ Nghĩa Tân và họ phải làm việc rất vất vả để dọn sạch bãi “chiến trường” mà tiểu thương và người bán hàng rong để lại

-Người dân phản ánh, rác ngập ngụa trước cửa nhà nhưng không có xe chở rác, không có công nhân vệ sinh môi trường thu gom rác Chính điều này đã dẫn đến việc ùn ứ, xuất hiện bãi rác ngày càng lớn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân xung quanh

- Rác thải chưa được phân loại rõ ràng tại các cơ sở buôn bán

PHƯƠNG PHÁP THU GOM RÁC

2.1.1 Hệ thống thu gom chất thải rắn tại nguồn a) Phân loại chất thải rắn thông thường Điều 75- Luật Bảo vệ môi trường 2022

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được phân loại theo nguyên tắc như sau:

Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

Chất thải rắn sinh hoạt khác

Hình ảnh 2.1 Phân loại rác thông thường b) Phân định rác thải sinh hoạt

- Chất thải sinh hoạt là các loại rác bị loại ra trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản của con người, động vật Cũng có nhiều người đã định nghĩa hóm hỉnh rác thải sinh hoạt là hữu cơ phục vụ cho con người Khi không còn được sử dụng, chúng được coi là “tàn tích” và bị vứt trả lại môi trường sống.

Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người đều sản sinh ra một lượng rác đáng kể. Trung bình sẽ có 0.5 – 1kg lượng rác thải sinh hoạt “được” thải ra một ngày Nếu không được xử lý thì sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Phân loại rác thải sinh hoạt: Có 3 loại là rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ và rác thải tái chế.

Hình ảnh 2.2 Phân loại rác tại nguồn

- Rác thải hữu cơ bao gồm:

Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi phần chế biến được: các loại rau củ bị hư thối + Thực phẩm thừa, hỏng: cơm/canh/thức ăn thừa hoặc thiu, bã chè, café

+ Hoa, lá, cỏ, cây không được sử dụng: cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng…

Rác vô cơ là tất cả những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái chế Chúng chỉ có thể được xử lý bằng cách chôn lấp.

- Rác vô cơ bao gồm:

Bao bì bọc bên ngoài chai/hộp thực phẩm

Túi nilon được bỏ đi Những chiếc túi này có thể “sống sót” khá lâu Nếu chôn ở dưới lòng đất, nó sẽ phân huỷ hết trong 400 – 600 năm.

Vật dụng/ thiết bị bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người.

Khác với rác vô cơ, rác tái chế là loại rác có thể tái chế và sử dụng lại được Kim loại, giấy, vỏ hộp, đều được coi là rác tái chế Loại rác này sau khi sử dụng xong sẽ được thu thập lại, phân loại kỹ và vận chuyển đến các làng nghề nhằm tái chế thành các sản phẩm mới có thể tái sử dụng, phục vụ nhu cầu của con người.

Rác tái chế hầu hết đều tồn tại ở dạng rắn với các chất liệu như nhôm, inox, đồng, sắt thép, nhựa, và sau đó được tái chế theo đúng quy trình.

Rác tái chế đang rất được khuyến khích tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tái chế rác giúp giảm đáng kể hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, cây, cỏ, Ngoài ra, tái chế rác thải giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, năng lượng dùng cho sản xuất và hạn chế cả những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tránh làm biến đổi khí hậu, chẳng hạn như trái đất nóng lên, băng hai cực tan nhanh và giảm hiệu ứng nhà kính.

Những loại rác tác chế có thể kể đến như các lọ, chai bằng thủy tinh; vỏ hộp sữa, nước trái cây; sách, báo, tạp chí; bao bì nhựa mềm, vật chứa làm bằng nhựa; xoong, chảo, nồi làm bằng kim loại đã hỏng, c) Phương pháp phân loại rác thải

1 Chất thải hữu cơ: Chất thải thực phẩm sau khi được phân loại, các hộ buôn bán đựng vào các bao bì chứa chất thải theo quy định và để vào ngăn đựng chất thải thực phẩm của thùng chứa chất thải 3 ngăn, hàng ngày đem bỏ vào thùng chứa chất thải thực phẩm của đơn vị thu gom, vận chuyển đưa đi xử lý.

- Các hộ gia đình có đất rộng, trồng cây hoặc nuôi gia súc, gia cầm, hộ gia đình có thể tự xử lý chất thải thực phẩm bằng cách ủ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng hoặc tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi.

Hình ảnh 2.3 Chất thải hữu cơ ( thực phẩm)

- Chất thải sinh hoạt khác: Chất thải không đốt được sau khi phân loại cho vào bao bì đựng chất thải không đốt được, đến khi bao bì đầy thì chuyển giao cho đơn vị thu gom vận chuyển đưa đến nhà máy xử lý chất thải để xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh Riêng chất thải sắc nhọn như thủy tinh, gương kính vỡ, kéo, dao lam, … để giảm khả năng gây thương tích cho người thu gom chất thải, nên để vào trong bao bì đựng chất thải và có ký hiệu “vật sắc nhọn" để nhận biết

Hình ảnh 2.4 Chất thải rắn sinh hoạt khácNgoài ra còn có những chất thải không đốt được: Tần suất thu gom đối với chất thải rắn sinh hoạt khác được thực hiện 1 lần vào sáng thứ 7 hàng tuần.

HÌnh ảnh 2.5 Chất thải vô cơ

3 Chất thải tái chế: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được đựng vào các bao bì riêng, khi bao bì đầy có thể bán cho người thu mua phế liệu, bán cho các cơ sở tái chế hoặc giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển, chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.

Tần suất thu gom đối với chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được thực hiện 1 lần vào sáng thứ 7 hàng tuần.

Hình ảnh 2.6 Chất thải tái chế 2.2.TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM RÁC

Bảng thành phần khối lượng chất thải rắn

STT Thành phần Khối lượng (%) Khối lượng ( kg)

2 Chất vô cơ (tái chế) 11,7 38,55

3 Chất vô cơ (Không tái chế được) 21,5 70,678

Chọn thùng rác chứa rác hữu cơ có dung tích 120 lít

Hình 2.7 a, Thùng rác chất thải sinh hoạt

Ta có: Theo định mức của Bộ xây dựng: 1m rác thải = 420 kg 3

Một thùng rác 120L sẽ đựng được số kg rác là: 0,12 420 = 50,4 kg rác thải. Khối lượng rác thải hữu cơ ở chợ nghĩa tân là:219,772 kg

50 4, =4,36 => cần dùng 8 thùng rác 120L để chứa hết số lượng rác thải hữu cơ tại chợ.

Chọn thùng rác chứa rác vô cơ có dung tích 60 lít

HÌnh 2.7 b, Thùng rác chất thải sinh hoạt

Ta có: Theo định mức của Bộ xây dựng: 1m rác thải = 420 kg 3

Một thùng rác 60L sẽ đựng được số kg rác là: 0,06 420 = 25,2 kg rác thải. Khối lượng rác thải vô cơ tái chế được ở chợ nghĩa tân là: 38,55 kg

25,2=1,53 => cần dùng 2 thùng rác 60L để chứa hết số lượng rác thải vô cơ tại chợ.

Rác vô cơ không tái chế được:

Chọn thùng rác chứa rác hữu cơ có dung tích 120 lít màu vàng

Hình 2.8 Thùng rác vô cơ

Ta có: Theo định mức của Bộ xây dựng: 1m rác thải = 420 kg 3

Một thùng rác 120L sẽ đựng được số kg rác là: 0,12 420 = 50,4 kg rác thải. Khối lượng rác thải vô cơ không tái chế được ở chợ nghĩa tân là: 70,678 kg

50,4 =1,4 => cần dùng 2 thùng rác 120L để chứa hết số lượng rác thải hữu cơ tại chợ.

2.1.2 Sơ đồ bố trí thùng rác

TÍNH TOÁN CHI PHÍ

Rác hữu cơ là các loại rác thực phẩm sau khi bạn chế biến đồ ăn như rau, củ, quả…Sau đó chúng sẽ được nhân viên của cơ sở sản xuất thu gom chế biến thành phân hữu cơ Với mục đích sử dụng sẽ làm giảm chi phí xử lý rác thải Theo phương pháp sinh học tái chế thành phân sinh học được 80% khi rác đã được phân , sử dụng 100 tấn rác thải để sản xuất 78-80 tấn phân vi sinh Mỗi tấn được bán với giá 2,5 triệu đồng (rẻ bằng một nửa so với giá phân vi sinh đang bán trên thị trường).

Theo địa điểm khảo sát là chợ nghĩa tân, một tháng chợ thải ra khoảng 6.593,16kg rác thải hữu cơ Sau khi sử lý theo phương pháp phân vi sinh được 4,50 tấn phân vi sinh với giá thị trường là 11.250.000đ

Rác tái chế như : kim loại, vỏ hộp…sẽ được vận chuyển đến các làng nghề để tái chế thành các loại sản phẩm mới Vì vậy, hãy gom lại để bán đồng nát vừa giúp có thêm thu nhập lại vừa bảo vệ môi trường.

Tên kim loại Số lượng

Giá thành (Đồng/kg) Thành Tiền (VNĐ)

Chi phí thuê hai nhân viên dọn vệ sinh 10.000.000đ/ 2 người

Chí phí thuê nhân viên lái xe : 10 triệu/ tháng ( Bao gồm cả chí phí xe vận chuyển)

Tổng chi phí thuê nhân công : 20 triệu/tháng

Các khoản tiền Giá (vnđ)

Tiền chi Tiền thuê nhân công 20.000.000

Tiền thu Tiền cái chế rác hữu cơ 19.250.000

Tiền tái chế rác vô cơ 3.870.000

Lợi nhuận sau khi trừ đi 3.120.000

Vậy 3.120.000 VNĐ là số tiền lợi nhuận thu được sau khi trừ tất cả cá chi phí chợ phải chi trả cho xử lí 500 kg rác thải sinh hoạt.

(Căn cứ vào nghị định 38/2015/NĐ-CP, Căn cứ vào Quyết định số 54/2016/QĐ- UBND.tính theo tỉ giá 500.000vnđ > 1 tấn rác)

Vậy lợi nhuận của chợ sau khi trừ tất cả các chi phí là 3.120.000 VNĐ

2.3.1 Tính tổng số thùng cần đầu tư

STT Tên thiết bị Đơn giá (vnđ) Số lượng Thành tiền

Thùng rác vô cơ không tái chế được

Xe rác đầy tay (600 lít) 2.500.000 1 2.500.000

Tổng chi phí thiết bị phân loại rác 10.500.000

2.3.2 Thời gian của một chuyến thu gom rác.

Chất thải rắn từ chợ nghĩa tân được thu gom trong các container có kích thước lớn, một vài container trong số này sẽ được liên kết với máy nén rác cố định Trên cơ sở nghiên cứu giao thông tại Hà Nội, ước tính rằng thời gian từ trạm xe đến container đầu tiên là 15 phút, từ container cuối cùng về trạm là 10 phút.

Khoảng cách trung bình giữa các container là 6km, tốc độ di chuyển giữa các container là 50km/h Khoảng cách vận chuyển một chiều đến bãi đổ là 52km( tốc độ giới hạn là 72km/h).

Thời gian làm việc 1 ngày là 8 giờ.

Thời gian nhấc và hạ container là 0,3h/ chuyến.

Thời gian ở bãi đổ là 0,05h/ chuyến.

Hệ số không sản xuất W=0,15.

Thời gian di chuyển: Tdi chuyển= 6/50 = 0,12h

Vì tốc độ giới hạn là 72km/h nên hằng số thời gian theo thực nghiệm a = 0,022 (h/chuyến) và hằng số thời gian theo thực nghiệm b = 0,01367 (h/km)

Thời gian lấy tải là: P = T + T = 0,3+0,12=0,42 h/chuyếnhcs chất trả

Thời gian cần thiết cho một chuyến xe:

329kg rác gồm: 219,772 kg rác hữu cơ và 38,55kg rác vô cơ tái chế được và 70,678kg rác vô cơ không tái chế được

Các công nhân vê ¤ sinh sẽ thu gom rác ở các thùng bố trí trong chợ đã được phân loại

Sau khi thu gom sẽ vâ ¤n chuyển rác ra bãi tâ ¤p kết bên cạnh chợ.

Thời gian vận chuyển: h = (a+bx) = 0,022+0,01367 x 2x 52 =1,44 h/chuyến.hcs

2.3.4 Số chuyến xe trong một ngày

Số rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ tái chế được đều được đưa đến các công ty tái chế nên số rác thải của chợ chỉ còn lại rác thải vô cơ không tái chế được Số rác thải vô cơ không tái chế được của chợ trong một ngày là rất ít ( 70,678kg/ngày) nên số xe ép rác trong một ngày đến thu gom rác của chợ là một xe ép rác.

2.3.5 Tính xe thu gom từ nơi vận chuyển đến nơi tập kết

Theo định mức của Bộ xây dựng: 1m rác thải = 420 kg 3

Sử dụng xe đẩy tay 600 lít = 252 kg rác thải

Từ đó tính được với 219,772 kg rác hữu cơ thì cần dùng 2 xe đẩy tay;

Sử dụng xe đẩy tay 400l8 kg rác thải

Với 38,55 kg rác vô cơ thì cần dùng 1 xe đẩy tay;

Với 70,678kg rác vô cơ không tái chế được cần dùng 1 xe đẩy tay.

Cần dùng 1 xe đẩy tay loại 600l, 1 xe đẩy tay loại 400l và 3 người thu gom.

Khối lượng rác ở chợ trong 1 ngày 329kg, nhưng phải sử dụng 1 xe đẩy tay loại 600l, 1 xe đẩy tay loại 400l tương đương khoảng 672 kg rác thải, gấp đôi với số lượng rác cần thu dọn Lý do để đầu tư cho việc này là phục vụ kế hoạch phân loại rác tại nguồn đạt hiệu quả, giúp công nhân dọn rác làm việc đơn giản và hiệu quả hơn Bên cạnh đó khối lượng của rác thải vô cơ trong một ngày tại chợ khá ít nhưng những rác thải này thường cồng kềnh, tốn nhiều diện tích, phải kể đến như: vật liệu xây dựng ( gạch, vữa, …), nhựa, thủy tinh,…

Chúng em xin đề xuất một số giải pháp quản lí và xử lí chất thải rắn tại chợ Nghĩa Tân

* Tuyên truyền phổ biến,nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tại các chợ

- Mở các khóa đào tạo và tuyên truyền về BVMT, phổ biến các quy định và tiêu chuẩn môi trường để các hộ kinh doanh trong chợ thấy được tầm quan trọng của các quy định và tiêu chuẩn này khi tham gia hoạt động tại các chợ.

- Vận động các hộ kinh doanh tự nguyện, cam kết tham gia chương trình hạn chế sử dụng túi ni-lông bao gói, đựng hàng.Khuyến khích việc sử dụng các loại bao bì có khả năng tự tiêu hủy.

- Thực hiện công tác xã hội hoá các hoạt động BVMT tại các chợ

* Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành, tổ chức địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động BVMT tại các chợ

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên & Môi trường , các doanh nghiệp và BQL chợ phối hợp, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch BVMT, an toàn vệ sinh thực phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

- Sở Y tế, Uỷ ban Nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường,

Sở Công Thương tổ chức thanh tra điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm và và giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm vệ sinh môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các chợ

* Nâng cao năng lực bộ máy quản lý chợ

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý chợ và đào tạo những cán bộ chuyên về công tác quản lý lâu dài cho các địa phương Chương trình đào tạo, bồi dưỡng có thể chia làm hai loại với nội dung phù hợp với hai nhóm đối tượng sau:

- Nhóm 1: Các cán bộ quản lý nhà nước về chợ;

- Nhóm 2: Những người trong BQL chợ, doanh nghiệp và HTX, TQL chợ và các nhân viên trực tiếp làm công tác quản lý chợ.

* Chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản lý chợ

- Phương án thứ nhất, chuyển tất cả các chợ trung tâm của các huyện, thị xã và thành phố hiện đang hoạt động theo mô hình BQL quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp ; còn lại đối với các chợ xã, phường đang hoạt động theo mô hình tổ quản lý chuyển đổi sang mô hình HTX.

- Phương án thứ hai, áp dụng chuyển đổi các chợ theo hướng hoặc là theo mô hình HTX hoặc là theo mô hình doanh nghiệp chợ.

* Quản lý hàng hoá lưu thông qua hệ thống chợ

Trên thực tế, việc quản lý hàng hoá lưu thông qua hệ thống chợ là việc làm khó khăn, hướng chủ yếu là các tổ chức quản lý chợ phải thực hiện việc tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm trong hoạt động thương mại cho các hộ kinh doanh.Song song là việc kiểm tra một cách thường xuyên cùng với việc áp dụng các chế tài xử phạt công khai , minh bạch, bình đẳng.

* Hoàn thiện các tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường chợ

Trên thực tế, trong bộ tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đã có một số tiêu chuẩn quy định trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường chợ như TCVN 6161: 1996 – Phòng cháy chữa cháy, Chợ và Trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế ; TCVN 6772 : 2000 - Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép; TCXDVN 361: 2006 - Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế …Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, các tiêu chuẩn này cũng đã bộc lộ một số điểm cần nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh cho phù hợp với đặc thù của các chợ Việt Nam trong tiến trình hội nhập, bao gồm:

- Về quy hoạch mạng lưới chợ và vị trí khu đất xây dựng chợ

- Việc thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong chợ

- Về công tác PCCC ở các chợ

CHƯƠNG III: Kết luận và khuyến nghị

Ngày đăng: 15/05/2024, 18:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Chợ Nghĩa Tân 1.1.2. Vị trí địa lí, diện tích và số hộ kinh doanh - đồ án xử lý chất thải rắn tại chợ nghĩa tân tính toán thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn tại chợ nghĩa tân và đề xuất giải pháp quản lý
Hình 1.1 Chợ Nghĩa Tân 1.1.2. Vị trí địa lí, diện tích và số hộ kinh doanh (Trang 7)
Hình 1.2: Khu vực bán quần áo , vải dệt - đồ án xử lý chất thải rắn tại chợ nghĩa tân tính toán thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn tại chợ nghĩa tân và đề xuất giải pháp quản lý
Hình 1.2 Khu vực bán quần áo , vải dệt (Trang 8)
Hình 1.4: Khu vực đồ thực phẩm c, Khu vực đồ gia dụng - đồ án xử lý chất thải rắn tại chợ nghĩa tân tính toán thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn tại chợ nghĩa tân và đề xuất giải pháp quản lý
Hình 1.4 Khu vực đồ thực phẩm c, Khu vực đồ gia dụng (Trang 9)
Hình 1.5: Khu vực đồ gia dụng - đồ án xử lý chất thải rắn tại chợ nghĩa tân tính toán thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn tại chợ nghĩa tân và đề xuất giải pháp quản lý
Hình 1.5 Khu vực đồ gia dụng (Trang 9)
Hình 1.6: Khu vực bán giày, dép - đồ án xử lý chất thải rắn tại chợ nghĩa tân tính toán thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn tại chợ nghĩa tân và đề xuất giải pháp quản lý
Hình 1.6 Khu vực bán giày, dép (Trang 10)
Hình 1.7: Ảnh người dân khu vực thu gom bìa giấy bán lại cho cơ sở tái chế - đồ án xử lý chất thải rắn tại chợ nghĩa tân tính toán thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn tại chợ nghĩa tân và đề xuất giải pháp quản lý
Hình 1.7 Ảnh người dân khu vực thu gom bìa giấy bán lại cho cơ sở tái chế (Trang 11)
Hình 1.10 : Một nơi tập kết rác tiểu thương tự quy định trong chợ - đồ án xử lý chất thải rắn tại chợ nghĩa tân tính toán thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn tại chợ nghĩa tân và đề xuất giải pháp quản lý
Hình 1.10 Một nơi tập kết rác tiểu thương tự quy định trong chợ (Trang 13)
Hình 1.11 Xe đẩy rác loại 400l - đồ án xử lý chất thải rắn tại chợ nghĩa tân tính toán thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn tại chợ nghĩa tân và đề xuất giải pháp quản lý
Hình 1.11 Xe đẩy rác loại 400l (Trang 14)
Hình 1.12 Xe ép rác (12 khối) - đồ án xử lý chất thải rắn tại chợ nghĩa tân tính toán thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn tại chợ nghĩa tân và đề xuất giải pháp quản lý
Hình 1.12 Xe ép rác (12 khối) (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w