1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn sử dụng kỹ thuật tongue twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ trường đại học hồng đức

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tên đề tài: Sử dụng kỹ thuật Tongue Twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức.. Nhận thấy được hiệu quả của kỹ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA NGOẠI NGỮ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA NGOẠI NGỮ

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội và Giáo dục

Đại diện sinh viên/nhóm sinh viên thực hiện: Nghiêm Thị Là Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: K23D Khoa Ngoại Ngữ Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Sư phạm tiếng Anh

Người hướng dẫn: Giảng viên, thạc sĩ Trịnh Thị Thu Hà

THANH HÓA, THÁNG 3 /2023

Trang 3

i

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nghiên cứu tài liệu, viết đề cương và lựa chọn câu hỏi nghiên cứu, thiết kế bài kiểm tra đầu vào và đầu ra, thiết kế bài tập dạy thực nghiệm, tiến hành kiểm tra đầu vào, viết báo cáo

2 Nguyễn Thị Ngọc K23D-SPTA

Nghiên cứu tài liệu, viết đề cương và lựa chọn câu hỏi nghiên cứu, thiết kế bài kiểm tra đầu vào và đầu ra, tiến hành kiểm tra đầu vào và đầu ra, phân tích kết quả kiểm tra đầu ra

3 Trương Thị Mỹ Linh K23D-SPTA

Viết phần cơ sở nghiên cứu lí thuyết, phân tích kết quả kiểm tra đầu vào và thảo luận

Trang 4

ii

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5.1 Đối tượng nghiên cứu 2

5.2 Phạm vi nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài và đóng góp mới của đề tài 2

7 Cấu trúc đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

1.1 Cơ sở lí luận 4

1.1.1 Khái niệm phát âm 4

1.1.2 Các yếu tố phát âm 5

1.1.3 Tầm quan trọng của phát âm 9

1.1.4 Các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến khả năng phát âm 10

1.1.5 Kỹ thuật Tongue Twisters 13

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SỬ DỤNG KỸ THUẬT TONGUE TWISTERS 23

2.1 Chương trình, đề cương chi tiết học phần và các giáo trình sử dụng trong học phần “ Ngữ âm - âm vị học” cho sinh viên năm thứ nhất khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức 23

2.1.1 Chương trình, đề cương chi tiết học phần Ngữ âm - Âm vị học 23

Trang 5

2.3 Các tiêu chí đánh giá 36

3.2.1 Đối tƣợng tực nghiệm 41

3.2.2 Phạm vi thực nghiệm 41

3.2.3 Thời gian thực nghiệm 41

3.5.1 Kết quả bài kiểm tra đầu vào và bài kiểm tra đầu ra 43

3.5.2 Các âm khó mà Kỹ thuật Tongue Twisters giúp cải thiện 50

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

1 Kết luận 54

2 Kiến nghị 55

2.1 Đối với giảng viên Tiếng Anh 55

2.2 Đối với sinh viên 56

2.3 Đối với các nhà nghiên cứu tiếp theo 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

PHỤ LỤC 1 61

PHỤ LỤC 2 63

PHỤ LỤC 3 64

Trang 6

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Tên bảng biểu

Bảng 1.1 Bảng phiên âm quốc tế

Bảng 1.2 Các nhóm nguyên âm đôi tiếng anh Bảng 2.1 Các tiêu chí đánh giá bài kiểm tra Bảng 3.1 Đối tƣợng tham gia nghiên cứu

Bảng 3.2 Kết quả điểm bài kiểm tra đầu vào và đầu ra của mỗi sinh viên lớp

Trang 7

Biểu đồ 3.5 Sự khác biệt giữa điểm số của sinh viên lớp Thực nghiệm và lớp Đối chứng

Biểu đồ 3.6 Số lƣợng sinh viên phát âm sai 6 âm khó trong bài kiểm tra đầu vào

Biểu đồ 3.7 Số lƣợng sinh viên phát âm sai 6 âm khó trong bài kiểm tra đầu ra

Trang 8

vi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Tên đề tài: Sử dụng kỹ thuật Tongue Twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức

2 Cấp dự thi: Cơ sở

3 Nhóm sinh viên thực hiện

1 Nghiêm Thị Là K23D-SPTA 0338251151 nghiemla46@gmail com

2 Nguyễn Thị Ngọc K23D-SPTA 0763173564 nguyenthithaongoc 1206@gmail.com 3 Trương Thị Mỹ

Linh

K23D-SPTA 0961117134 Truongmylinh2k2@gmail.com

4 Giáo viên hướng dẫn: Giảng viên, thạc sĩ Trịnh Thị Thu Hà

5 Thời gian thực hiện: 6 tháng (từ tháng 10/2022 đến tháng 4/2023) 6 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức

7 Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa ngoại ngữ

Trang 9

1

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài

Hiện nay, mọi người sử dụng Tiếng Anh như một ngôn ngữ quốc tế Ở Việt Nam, tiếng Anh được dạy từ tiểu học hoặc thậm chí từ mẫu giáo đến đại học; tuy nhiên, có một số lượng lớn sinh viên Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc phát âm tiếng anh một cách chuẩn xác Đặc biệt, nhiều sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh năm thứ nhất ở Việt Nam vẫn còn cảm thấy bối rối khi phát âm do cách tiếp cận hoặc phương pháp không phù hợp Một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ giao tiếp thành công bằng tiếng Anh là phát âm Nếu không có đủ kỹ năng phát âm, người học có thể bị hạn chế khả năng giao tiếp Vì vậy, cần có các biện pháp, phương pháp học tập và các kĩ thuật để cải thiện vấn đề này Ngày nay, có rất nhiều chiến lược có thể được sử dụng trong quá trình học tập Kỹ thuật mà giáo viên sử

dụng phải dễ hiểu và thú vị đối với học sinh Một trong số đó là kỹ thuật Tongue

Twisters Đây là kỹ thuật để luyện cơ lưỡi và đạt được hiệu quả phát âm chuẩn, lưu loát Không những vậy, kỹ thuật này còn tạo ra hiệu ứng nhóm, giúp không chỉ cá nhân mà cả tập thể cùng tham gia đều đạt được hiệu quả chung Kỹ thuật Tongue Twisters cũng có thể khuyến khích sự tự tin của người học khi nói tiếng Anh vì nó sẽ giúp học sinh nói trôi chảy và rõ ràng

Nhận thấy được hiệu quả của kỹ thuật Tongue Twisters và những hạn chế đang còn tồn tại tại kỹ năng phát âm của sinh viên khoa ngoại ngữ, tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học ở nước ngoài và ở Việt Nam tập trung vào kỹ năng phát âm khá nhiều nhưng về các kĩ thuật như kỹ thuật Tongue Twisters lại khá ít Đặc biệt, ở khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức chưa có một nghiên cứu nào về kỹ thuật này nên nhóm chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu về đề tài này trên sinh viên K25 chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, khoa ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm:

Trang 10

2

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kỹ thuật Tongue Twisters trong việc cải thiện kỹ năng phát âm

- Tìm ra các nhóm âm khó mà kỹ thuật Tongue Twister có thể cải thiện được

3 Câu hỏi nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất 2 câu hỏi nghiên cứu như sau:

1 Kỹ thuật tongue twisters có mang lại hiệu quả tích cực cho việc cải thiện kỹ năng phát âm hay không?

2 Các âm khó mà kỹ thuật Tongue Twister giúp cải thiện được là gì?

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp định lượng, sử dụng bài pretest và post- test: nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thống kê và phân tích kết quả bài kiểm tra đầu vào, đầu ra và nội dung bài tập của từng tuần nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kỹ thuật Tongue Twisters trong việc cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu

Kỹ thuật Tongue Twisters trong dạy học phát âm đối với nhóm sinh viên K25 chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh, khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong phạm vi học phần “Ngữ âm- âm vị học” được giảng dạy vào kỳ học thứ nhất năm học 2022-2023 của sinh viên năm nhất – K25 ngành Sư phạm tiếng Anh, khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức

6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài và đóng góp mới của đề tài

- Nghiên cứu giúp cải thiện khả năng phát âm chính xác và trôi chảy cho sinh

viên chuyên ngữ năm thứ nhất khoa Ngoại Ngữ, trường Đại học Hồng Đức

- Nghiên cứu cho thấy được hiệu quả của việc sử dụng một kỹ thuật mà trước đây ít được sử dụng tại các lớp học khoa Ngoại Ngữ, trường Đại học Hồng Đức

Trang 11

3

- Trên thế giới, các nghiên cứu về khả năng phát âm của sinh viên khá nhiều, nhưng có khá ít nghiên cứu về việc sử dụng kỹ thuật Tongue Twisters Đặc biệt ở Việt Nam, có rất ít đề tài nghiên cứu về Tongue Twisters, cụ thể là ở khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức là chưa có

7 Cấu trúc đề tài

Đề tài bao gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận

Phần mở đầu gồm 7 mục, đó là: Sự cần thiết của đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài và đóng góp mới của đề tài; Cấu trúc của đề tài

Phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Quy trình sử dụng kỹ thuật Tongue Twisters Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Phần kết luận bao gồm kết luận và kiến nghị

Trang 12

4

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm phát âm

Phát âm là một trong những yếu tố quan trọng mà quyết định sự thành công của một cuộc trò chuyện Nếu phát âm của người nói không chính xác, trong cuộc trò chuyện có thể khiến người nghe cảm thấy không thoải mái hoặc thậm chí hiểu lầm ý tưởng của họ Đối với mỗi người học tiếng Anh, điều đầu tiên họ cần học là phát âm Họ phải biết cách phát âm chính xác một từ trước khi học những thứ khác, vậy phát âm là gì?

Trước hết, theo định nghĩa của Seidlhofer (1995) phát âm là việc tạo ra và nhận biết các âm quan trọng của một ngôn ngữ cụ thể để đạt được ý nghĩa trong các ngữ cảnh sử dụng ngôn ngữ Điều này bao gồm việc tạo ra và nhận thức các âm phân đoạn, các âm nhấn, các âm tiết không nhấn, giai điệu lời nói, hoặc ngữ điệu

Trên trang web Englishclub.com, họ đã nghiên cứu về cách phát âm và chỉ ra rằng Phát âm đề cập đến cách chúng ta tạo ra âm thanh của từ Để phát âm các từ, chúng ta đẩy không khí từ phổi lên qua cổ họng và các dây thanh âm, qua miệng, qua lưỡi và ra ngoài giữa răng và môi Để thay đổi âm thanh mà chúng ta đang tạo ra, chúng ta chủ yếu sử dụng các cơ miệng, lưỡi và môi để kiểm soát hình dạng của miệng và luồng không khí Nếu chúng ta có thể kiểm soát hình dạng miệng và luồng không khí một cách chính xác, thì cách phát âm của chúng ta sẽ rõ ràng hơn và người khác hiểu chúng ta dễ dàng hơn

Theo Hornby (1995), phát âm là cách mà một từ hoặc một ngôn ngữ được nói Điều này có thể đề cập đến các chuỗi âm thanh được thống nhất chung được sử dụng khi nói một từ hoặc ngôn ngữ nhất định bằng một phương ngữ cụ thể (phát âm đúng) hoặc đơn giản là cách một cá nhân cụ thể nói một từ hoặc ngôn ngữ Một từ có thể được nói theo nhiều cách khác nhau bởi các cá nhân hoặc nhóm khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như: thời gian tiếp xúc với văn hóa thời thơ

Trang 13

Bên cạnh đó, phát âm cũng được coi là "cách một ngôn ngữ được nói" theo từ điển Oxford Advance Learner's Dictionary tái bản lần thứ tám (2008) phát âm rõ ràng là cách mà một ngôn ngữ hoặc một từ cụ thể hoặc âm thanh được phát âm

Nhìn chung, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát âm, và định nghĩa từ Từ điển Oxford có vẻ dễ hiểu hơn, phát âm là cách tạo ra âm thanh của một từ hoặc một chữ cái

1.1.2 Các yếu tố phát âm

Sơ đồ dưới đây cho thấy các đặc điểm phát âm chính dựa trên Gerald Kelly (Kelly, 2000, trang 1):

Biểu đồ 1.1 Các thành phần chính của ngữ âm

Ramelan(2003) chia các yếu tố phát âm tiếng Anh thành hai phần cụ thể là: âm vị và siêu phân đoạn Đầu tiên là các âm vị, đề cập đến các đơn vị âm thanh được sắp xếp theo thứ tự tuần tự gồm các âm vị có trong bảng phiên âm quốc tế IPA

Trang 14

6

Bảng 1.1 Bảng phiên âm quốc tế (nguồn: Peter Roach)

Tính năng này có thể được nghiên cứu độc lập Điều đó có nghĩa là mọi phát ngôn có thể được cắt nhỏ hoặc phân đoạn thành một chuỗi của đặc điểm phân đoạn

Yếu tố còn lại là các đặc điểm siêu phân đoạn, đề cập đến các đặc điểm như trọng âm, độ dài, ngữ điệu và các đặc điểm khác luôn đi kèm với việc tạo ra các phân đoạn Mặt khác, siêu phân đoạn không thể được nghiên cứu một cách cô lập Các tính năng siêu phân đoạn không thể được mô tả, trừ khi nó liên quan đến phân đoạn

Nhà nghiên cứu kết luận rằng để thành thạo cách phát âm tiếng anh, học sinh không chỉ phải học các đặc điểm phân đoạn mà còn cả các đặc điểm siêu phân đoạn Chúng ta không thể phát âm một phát ngôn chỉ từ một phía của chúng bởi vì cả hai đặc điểm phân đoạn và siêu phân đoạn đều được kết nối với nhau

1.1.2.1 Âm vị

Các tính năng phân đoạn tiếng Anh bao gồm nguyên âm, nguyên âm đôi và phụ âm Dưới đây là các phân loại:

a) Nguyên âm đơn

Nguyên âm là âm thanh được tạo ra với một đoạn văn tự do Một đoạn văn tự do ở đây có nghĩa là các nguyên âm được tạo ra mà không bị cản trở Nguyên âm

Trang 15

7

tiếng Anh được chia thành hai loại, đó là nguyên âm dài và nguyên âm ngắn Nguyên âm dài bao gồm các âm /i:/, /ɜ ː /, /a:/, /u:/, /ɔ ː /, trong khi các nguyên âm ngắn bao gồm /ɪ /, /e/, /æ/, /ә /, /ʌ /, /ʊ /, /ɔ /

Có một số quy trình chịu trách nhiệm cho việc tạo ra nguyên âm, đó là hình dạng của môi, độ mở giữa hai hàm, vị trí của vòm miệng mềm và hình dạng của lưỡi Các nguyên âm được mô tả theo chiều cao, độ ngửa/ độ trước và độ tròn Trong ngữ âm, nó thường được biểu thị bằng vị trí của các nguyên âm trong miệng dưới dạng biểu đồ như sau:

Biểu đồ 1.2 Bảng nguyên âm đơn tiếng Anh(nguồn: Peter Roach)

b) Nguyên âm đôi

Theo định nghĩa trong từ điển Cambridge: nguyên âm đôi là một nguyên âm trong đó lưỡi thay đổi vị trí để tạo ra âm thanh của hai nguyên âm

Theo Gerald Kelly(2000), nguyên âm đôi là sự kết hợp của hai nguyên âm và liên quan đến sự chuyển động từ nguyên âm này sang nguyên âm khác Âm đầu tiên trong mỗi âm vị dài hơn và to hơn âm thứ hai trong tiếng Anh Có sự lướt nhẹ có chủ ý (hoặc chuyển động của lưỡi, môi và hàm) được thực hiện từ vị trí nguyên âm này sang vị trí nguyên âm khác Nó được tạo ra trong một nhịp thở duy nhất Ví dụ: „lay‟, „hair‟, „boy‟, „poor‟, „hair‟

Gerald Kelly cũng chỉ ra có 8 nguyên âm đôi và được nhóm như sau:

Trang 16

8

Nhóm Nguyên âm kết thúc bằng /ә /

Nguyên âm kết thúc bằng /I/

Nguyên âm kết thúc bằng /u/ Nguyên âm đôi /eә /, /ɪ ә /, /ʊ ә / /eɪ /, /ɑ ɪ /, /ɔ ɪ / /ɑ ʊ /, /ә ʊ /

Ví dụ „here‟, „ear‟ „play‟, „sky‟, „toy‟ „about‟, „close‟

Bảng 1.2 Các nhóm nguyên âm đôi tiếng anh

c) Phụ âm

Theo Ramelan (2003), thuật ngữ phụ âm được định nghĩa tiêu cực rằng những âm thanh không phải là nguyên âm là phụ âm Có 24 phụ âm trong tiếng Anh, đó là: p, b, t, d, k, g, f, v, s, z, ʃ , ʒ , ʧ , ʤ, θ, ð, m, n, ŋ, h, i, r, w, và j

Theo vị trí của phụ âm, nó có thể được chia thành:

- Âm hữu thanh: / b, d, dʒ , g, j, l, m, n, r, v, ð, y, z, ʒ , ŋ / - Âm vô thanh: /f, p, t, ʧ , k, θ, s, ʃ /

Theo trang web ESL, để biết phụ âm hữu thanh hay vô thanh, chúng ta thực hiện bằng cách đặt ngón tay của bạn trên cổ họng của bạn Nếu cảm thấy rung động trong khi bạn đang nói, đó là phụ âm hữu thanh Ngược lại, nếu không có rung động trong cổ họng của bạn, chỉ có luồng không khí ngắn khi bạn phát âm, điều đó có nghĩa là phụ âm vô thanh

1.1.2.2 Siêu phân đoạn

Các tính năng siêu phân đoạn được phân loại thành: a) Trọng âm

Trong ngôn ngữ học, và đặc biệt là âm vị học, trọng âm là sự nhấn mạnh tương đối hoặc sự nổi bật được đặt cho một âm tiết nhất định trong một từ, hoặc cho một từ nhất định trong một cụm từ hoặc câu Trọng âm có thể được phân loại thành trọng âm từ và trọng âm câu Trọng âm từ là trọng âm trong một từ và trọng âm câu là trọng âm trong một nhóm suy nghĩ hoặc một câu Trọng âm có một vai trò quan trọng trong tiếng Anh bởi vì trọng âm khác nhau sẽ phân biệt một ý nghĩa và ý định khác nhau Dưới đây là các ví dụ về trọng âm câu với

ý nghĩa khác nhau:

Trang 17

9

- This is my house (Đây là nhà của tôi): nhấn mạnh chính vào từ "Đây” Ngụ ý là

"Chính ngôi nhà này thuộc về tôi, chứ không phải ngôi nhà đó”.

- This is my house (Đây là nhà của tôi): nhấn mạnh chính vào "của tôi”, để nhấn

mạnh người sở hữu, ngụ ý rằng nó là ngôi nhà tôi sở hữu b) Ngữ điệu

Theo định nghĩa trong Wikipedia, ngữ điệu là sự thay đổi về cao độ khi nói, thể hiện các chức năng khác như biểu thị thái độ, tình cảm của người nói, báo hiệu sự khác biệt giữa câu phát biểu và câu hỏi, và giữa các loại câu hỏi khác nhau, tập trung vào sự chú ý vào các yếu tố quan trọng của thông điệp nói và cũng giúp điều chỉnh tương tác đàm thoại

1.1.3 Tầm quan trọng của phát âm

Phát âm là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi học viên khi học tiếng Anh Và mục đích quan trọng nhất của mỗi người học là có thể phát âm giống hoặc gần giống với người bản xứ Ngay cả khi học viên có nền tảng ngữ pháp tốt, nguồn từ vựng phong phú nhưng phát âm không chuẩn thì cũng không được đánh giá cao, thậm chí người nước ngoài khó hiểu

Trong một cuộc trò chuyện, mọi người thường tập trung vào cách phát âm của người nói Nếu phát âm mà người nghe không hiểu thì người nói lạimtruyền đạt sai và còn bị đánh giá là người học kém Theo Anne Burns cho rằng những sinh viên có phát âm và ngữ điệu tốt có lẽ có thể giao tiếp hiệu quả mặc dù họ tạo ra những lỗi nhỏ về từ vựng và ngữ pháp Đó là lý do tại sao, phát âm rõ ràng là rất quan trọng trong giao tiếp nói (Burns & Claire, 2003, p 5)

Theo Fangzhi (1998;39), điều quan trọng là phải chú ý đến cách phát âm vì nó ảnh hưởng đến việc người khác có thể hiểu được thông điệp của một người hay không Ngoài ra, Gilbert (được trích dẫn trong Otlowsky, 2004:3) nói rằng nếu ai đó không thể hiểu được một cách dễ dàng, người đó sẽ bị cắt khỏi cuộc trò chuyện với người bản ngữ

Đúng là phát âm là kỹ năng quan trọng nhất của tiếng Anh nói Nếu người nói phát âm quá tệ, người nghe sẽ không thể hiểu được bài phát biểu của họ (Gilakjani, 2011) Gilakjani, (2012) cũng cho rằng phát âm là một phần không thể

Trang 18

10

thiếu trong việc học ngoại ngữ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực giao tiếp cũng như hiệu quả của người học Kỹ năng phát âm hạn chế có thể làm giảm sự tự tin của người học, hạn chế các tương tác xã hội và phát triển tiêu cực cho người học Ngoài ra, như Yates mô tả, nếu người học mắc bất kỳ lỗi nào trong khi họ phát âm tiếng Anh tốt, thì họ có nhiều khả năng được hiểu hơn Nhưng khi người học có ngữ pháp hoàn hảo với cách phát âm khó hiểu, họ sẽ không được hiểu (Gilakjani, 2016)

Hơn nữa, Hayati (2008) khẳng định phát âm chắc chắn là một trong những phần quan trọng nhất và không thể thiếu trong việc dạy tiếng Anh nói riêng và bất kỳ ngôn ngữ nào khác nói chung Trong khi đó Prommak (2010) cho rằng phát âm là một phần tích hợp của việc học ngôn ngữ Nó bao gồm các phần tử phân đoạn (ví dụ: phụ âm và nguyên âm) và siêu phân đoạn (ví dụ: trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu, tốc độ và âm lượng) Rõ ràng, nắm vững các yếu tố này hỗ trợ quá trình giao tiếp Nói cách khác, mong muốn đạt được năng lực giao tiếp của người học là học và hiểu cách phát âm

Từ Higgs Graph của Learner Needs, phát âm là một thứ rất quan trọng đối với người mới bắt đầu Nó cho phép họ cảm thấy thoải mái hơn khi nói Rõ ràng, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của cách phát âm Nó được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc nói tiếng Anh Do đó, học sinh nên chú ý đến phát âm để có thể nói tốt

1.1.4 Các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến khả năng phát âm 1.1.4.1 Thái độ

Ngay cả trong một lớp học, thường có sự chênh lệch lớn giữa khả năng phát âm của học sinh Hiện tượng này đã dẫn dắt nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu các đặc điểm cá nhân của người học góp phần vào sự thành công của họ trong tiếp thu ngoại ngữ Trong một nghiên cứu về độ chính xác phát âm của sinh viên đại học học trung cấp Tiếng Tây Ban Nha như một ngôn ngữ nước ngoài, Elliot (1995) nhận thấy rằng thái độ của đối tượng đối với việc tiếp thu tiếng mẹ đẻ hoặc gần bản địa phát âm được đo lường bởi Kiểm kê Thái độ Phát âm (PAI), là biến số chính liên quan đến phát âm ngôn ngữ đích Nói cách khác, nếu học sinh quan tâm hơn đến cách phát âm của họ ngôn ngữ đích, họ có xu hướng phát âm tốt hơn các từ

Trang 19

11

đồng âm đích (Elliot, 1995) Nghiên cứu này lặp lại nghiên cứu trước đó được thực hiện bởi Suter (1976), phát hiện ra rằng những sinh viên 'quan tâm nhiều hơn' về cách phát âm (p 249) có khả năng phát âm tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai tốt hơn (Elliot, 1995)

1.1.4.2 Động lực và Tiếp xúc

Cùng với độ tuổi tiếp thu ngôn ngữ, động lực học ngôn ngữ và văn hóa của người học nhóm mà người học xác định và dành thời gian để xác định xem liệu người học có phát triển giống như người bản xứ phát âm Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc học tiếng Anh có mục tiêu cá nhân hoặc nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và mong muốn phát âm giống người bản xứ (Marinova-Todd và cộng sự, 2000; Masgoret & Gardner, 2003; Bernaus, Masgoret, Gardner, & Reyes, 2004;Gatbonton và cộng sự, 2005) Bài đánh giá của Marinova- Todd et al (2000) nghiên cứu về khả năng tiếp thu tiếng Anh của người lớn đã kết luận rằng người lớn có thể trở nên rất thành thạo, thậm chí giống như người bản xứ người nói ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt nếu có động cơ để làm như vậy

Moyer (2007) đã tìm ra rằng việc tiếp xúc sớm với ngôn ngữ dường như là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển cách phát âm giống như người bản xứ

Trong một Nghiên cứu về những người học tiếng Tây Ban Nha, Shively (2008) phát hiện ra rằng độ chính xác trong việc tạo ra tiếng Tây Ban Nha là đáng kể liên quan đến độ tuổi lần đầu tiên tiếp xúc với ngôn ngữ, thời lượng giảng dạy chính thức bằng tiếng Tây Ban Nha, cư trú ở một quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, lượng tiếp xúc ngoài lớp với tiếng Tây Ban Nha và tập trung vào cách phát âm trong lớp Do đó, ngoài việc tập trung vào phát âm và trọng âm trong lớp, giáo viên nên khuyến khích người học nói tiếng Anh bên ngoài lớp học và cung cấp cho họ các bài tập cấu trúc các tương tác đó

1.1.4.3 Hướng dẫn của giáo viên

Việc giảng dạy ngoại ngữ thường tập trung vào bốn kỹ năng chính: nghe, nói, đọc và viết Chương trình giảng dạy ngoại ngữ nhấn mạnh cách phát âm trong năm học đầu tiên vì nó giới thiệu bảng chữ cái và hệ thống âm thanh của ngôn ngữ đích, nhưng hiếm khi tiếp tục trọng tâm này qua cấp độ giới thiệu Thiếu sự nhấn mạnh

Trang 20

12

vào sự phát triển phát âm có thể là do sự thiếu nhiệt tình nói chung đối với phần ngôn ngữ thứ hai các nhà nghiên cứu tiếp thu, giáo viên và sinh viên ngôn ngữ thứ hai, rằng cách phát âm của ngôn ngữ thứ hai không rất quan trọng (Elliot, 1995) Pennington (1994) chỉ ra rằng cách phát âm thường được coi là thành phần của ngôn ngữ hơn là sự trôi chảy trong đàm thoại, thường được coi là có ít tầm quan trọng trong một lớp học định hướng giao tiếp (Elliot, 1995) Theo Elliot (1995), giáo viên có xu hướng xem phát âm là kỹ năng ngôn ngữ cơ bản kém hữu ích nhất và do đó, họ thường hy sinh việc dạy phát âm để dành thời gian quý báu trên lớp cho các kỹ năng khác của ngôn ngữ Hoặc có thể, giáo viên cảm thấy chính đáng khi bỏ qua việc phát âm vì tin rằng đối với ngoại ngữ của người học lớn tuổi, khó đạt được kỹ năng phát âm ngôn ngữ đích hơn các khía cạnh khác của ngôn ngữ thứ hai Giáo viên không có nền tảng hoặc công cụ để dạy cách phát âm đúng cách và do đó nó không được quan tâm (Elliot, 1995)

1.1.4.4 Tiếp xúc với ngôn ngữ

Dựa theo lý thuyết học ngôn ngữ, người học tiếp thu ngôn ngữ chủ yếu từ đầu vào mà họ nhận được và họ phải nhận được một lượng lớn thông tin đầu vào có thể hiểu được trước khi họ được yêu cầu nói Người lớn học có thể có ít cơ hội để bao quanh mình với đầu vào ngôn ngữ mục tiêu bản địa Trong khi những đứa trẻ có thể ở các trường học nói tiếng anh trong nhiều giờ trong ngày Học một ngôn ngữ mới và nói đặc biệt khó bởi vì giao tiếp bằng miệng hiệu quả đòi hỏi khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách thích hợp trong một nhiều loại tương tác (Shumin, 1997)

Giao tiếp bằng lời cũng ảnh hưởng đến các đặc điểm siêu phân đoạn của lời nói như cao độ, trọng âm và ngữ điệu Những tính năng như vậy thường không học được khi đọc sách giáo khoa hoặc từ điển Ngoài các tính năng siêu phân đoạn, là các yếu tố phi ngôn ngữ liên quan đến ngôn ngữ như cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể và nét mặt mang rất nhiều ý nghĩa vẫn chưa được học thông qua hướng dẫn rõ ràng, mà là thông qua kinh nghiệm tuyệt đối trong một ngôn ngữ và văn hóa Do ít tiếp xúc với ngôn ngữ đích và tiếp xúc với người bản ngữ, người lớn Người học tiếng Anh thường không đạt được trình độ phát âm giống như người bản xứ, liên quan đến sự trôi chảy, kiểm soát biểu thức thành ngữ và ngữ dụng văn hóa (cử chỉ, ngôn ngữ cơ

Trang 21

13 thể và nét mặt) (Shumin, 1997)

1.1.5 Kỹ thuật Tongue Twisters

1.1.5.1 Định nghĩa về Tongue Twisters

Theo Cintron (2019), kỹ thuật Tongue Twisters hay còn gọi là kỹ thuật uốn lưỡi, đó là một kỹ thuật để giới thiệu khái niệm ám chỉ và giúp những người đang cố gắng học tiếng Anh hiểu rõ hơn về ngôn ngữ Bằng cách thực hành kỹ thuật uốn lưỡi giúp những người đang học tiếng Anh củng cố kỹ năng nói của họ Người có thể nói uốn lưỡi mà không bị trượt càng nhanh thì kỹ năng ngôn ngữ của họ càng trở nên tốt hơn

“Tongue Twisters là phương tiện khởi động hoàn hảo để các cá nhân luyện tập” (Được trích dẫn trong cuốn Sổ tay về các lý thuyết và thực hành giáo dục Alrican) Theo Revathy,Phil (2016, trang 219-220): Tongue Twisters tạo ra sự tò mò hơn giữa những người luyện tập Cũng theo Agnes Cahia Lestari (2019): “Bài tập giúp người học nhận ra khả năng nói thực sự của họ lưu loát Bài tập cho phép người học điều chỉnh các từ phức tạp để phát âm dễ dàng và cũng cho phép người học phân biệt các âm tương tự của các từ khác nhau.”

Theo Porto và Gardey (2021), líu lưỡi là một cụm từ, vần hoặc một tập hợp từ có cách phát âm phức tạp, vì nó gây khó khăn cho lưỡi của người đang cố gắng phát âm nó Nó thường được sử dụng như một trò chơi hoặc một bài tập để đạt được cách diễn đạt hoặc cách nói rõ ràng

Tongue Twisters là một sáng tác văn bản ngắn trong đó các từ, âm tiết và âm vị được chơi bằng miệng, lúc đầu rất khó phát âm; vì vậy, nó cần thực hành Trò uốn lưỡi, vì chúng được lặp đi lặp lại, giúp phát triển khả năng nói và phát âm, vì các từ phải được phát âm rõ ràng và mỗi lần lặp lại sẽ làm như vậy với tốc độ nhanh hơn, điều này khiến người học tự tin hơn

Trò uốn lưỡi là một phần văn hóa của một xã hội vì chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trò uốn lưỡi được sử dụng ở trẻ em như một cấu trúc văn bản thông qua đó ngôn ngữ có thể được khám phá một cách thú vị Tuy nhiên, các động tác uốn lưỡi tồn tại trong mọi ngôn ngữ và có mục đích giống nhau, vì vậy chúng có thể được áp dụng để cải thiện cách phát âm và ngữ điệu của từ trong việc

Trang 22

14

học bất kỳ ngôn ngữ nào Ngoài ra, với trẻ em, thực hành uốn lưỡi rất hữu ích và có lợi cho sự phát triển của ngôn ngữ tiếng Anh; giúp các em nhanh nhẹn, đọc hiểu, đồng thời rèn luyện khả năng nói, phát âm chuẩn

Trong Cambridge Advanced Learner's Dictionary, líu lưỡi là một câu hoặc cụm từ dự định khó nói, đặc biệt là khi lặp lại nhanh và thường xuyên

1.1.5.2 Một số loại Tongue Twisters a, Kiểu câu Tongue Twisters

- Can you can a can as a caner can can a can?

- Six sick hicks nick six slick bricks with picks and sticks - Six sleek swans swam swiftly southwards

- A big black bug a big black dog on his big black nose!

b, Mô hình xoắn lưỡi lặp đi lặp lại Những mô hình này thường bao gồm một vài các từ thành cụm từ hoặc câu / mệnh đề ngắn

- Sheena leads, Sheila needs - World Wide Web

- Thirty-six thick silk threads

- Babbling bumbling band of baboons

c, Câu chuyện

1

When you write copy you have the right to copyright the copy you write You can write good and copyright but copyright doesn‟ t mean copy good – it might not be right good copy,

right?

2

Should Thom Wright decide to write, then Wright might write right rite, which Wright has a right to copyright Copying that rite would copy Wright‟ s right rite, and thus violate copyright, so Wright would have

the legal right to right the wrong Right?

3

How much wood would a woodchuck chuck if a woodchuck could chuck wood? He would chuck, he would, as much as he could, and chuck as much wood As a woodchuck would if a woodchuck could

Trang 23

So „twas better Betty Botter bought a bit of better butter

2 Mr See owned a saw

And Mr Soar owned a seesaw Now, See's saw sawed Soar's seesaw Before Soar saw See,

Which made Soar sore Had Soar seen See's saw

Before See sawed Soar's seesaw, See's saw would not have sawed

Soar's see saw

Những kiểu uốn lưỡi trên cho chúng ta thấy mức độ khó dễ khác nhau, vì vậy giáo viên nên chọn cách uốn lưỡi phù hợp với học sinh dựa trên độ tuổi hoặc khả năng của các em

1.1.5.3 Tác dụng của kỹ thuật Tongue Twisters

Tongue Twisters đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ và chúng được coi là "di

sản của truyền khẩu" (Prosic- Santovac, 2009, tr.159) vì chúng được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác Kể từ đó, Tongue Twisters đã được sử dụng cho các mục đích khác nhau trong hoặc ngoài bối cảnh học thuật Ví dụ, Prosic- Santovac (2009) cáo buộc rằng Tongue Twisters chủ yếu được trẻ em sử dụng trong trường học với mục đích học tập, nhưng người ta cũng tin rằng chúng thậm chí còn được dùng để chữa nấc cụt Tuy nhiên, việc sử dụng giáo khoa của họ vẫn còn rất nhiều

Trang 24

Hơn nữa, Mu'in và cộng sự, (2017), bày tỏ rằng uốn lưỡi "thúc đẩy cách phát âm giống người bản ngữ, cung cấp khả năng tiếp xúc với một số âm khác nhau và thúc đẩy động lực của học sinh để phát âm tốt" (tr.367) Người ta có thể suy luận rằng động lực này được chứng thực bởi sự hấp dẫn và vui tươi có trong trò uốn lưỡi và cả thách thức ngụ ý lặp lại nó một cách chính xác Tác giả cũng gợi ý rằng Tongue Twisters là một công cụ tuyệt vời để thực hành các âm khó cụ thể và phân biệt chúng tốt hơn thông qua việc sử dụng các cặp âm tối thiểu

Liên quan đến phần thú vị của Tongue Twisters, Amar và cộng sự (2019) nói rằng chúng là một cách tuyệt vời và hấp dẫn để thúc đẩy ngữ điệu của người học cũng như thêm phần thú vị vào bài học Theo họ, phần giải trí và vui nhộn của kỹ thuật này có tính khích lệ cao đối với học sinh vì không thể tìm thấy nó trong nhiều tài liệu, đồng thời nó cũng làm giảm sự lo lắng của các em trong lớp Hơn nữa, tác giả cũng cho biết thêm rằng vì những trò uốn lưỡi thường sử dụng sự lặp lại và đôi khi là ghi nhớ, nên nó thúc đẩy sự phát triển trí nhớ cơ bắp của học sinh, vì vậy nó có liên quan đến lĩnh vực nhận thức của việc học bao gồm ý thức

Trang 25

17

Tongue Twisters rất hữu ích trong việc học phát âm, rất hữu ích để cải thiện phát âm, không chỉ luyện tập và phát âm các từ, nhưng cũng giúp phát triển Kỹ năng ghi nhớ Với người nói và người nghe, khi sử dụng Tongue Twisters dựa trên nhận thức ngữ âm của anh ấy/cô ấy giúp: phát triển phát âm và phát âm tốt hơn của từ Phù hợp với những điều này, Gonzalez, (2009: 3) nói rằng twister lưỡi thường được sử dụng để thực hành Hơn nữa, Gonzales, (2009: 4) nói rằng Tongue Twisters là một hoạt động thú vị trong bất kỳ lớp học ngôn ngữ nào Thực hành Tongue Twisters cho phép những người đang học tiếng Anh củng cố kỹ năng nói của họ Một người có thể nói xoắn lưỡi càng nhanh mà không bị vấp, kỹ năng ngôn ngữ của họ càng trở nên mạnh

Ngoài ra, Murphy (2007) gợi ý rằng tốt hơn là nên cho học sinh nghe các âm trong "cả cụm từ, câu ngắn và nhiệm vụ tương tác trong lớp học" (tr.116) nhưng không bao giờ ở dạng đơn vị riêng lẻ, để việc học có thể có ý nghĩa và đáng nhớ hơn Vì lý do này, Tongue Twisters là một lựa chọn tuyệt vời vì nó là một văn bản gốc bao gồm một nhóm câu mà học sinh có thể ghi nhớ và học trong khi thực hành cách phát âm của một âm nhất định

Các nhà nghiên cứu trước đây, Turumi, Jamiluddin và Salehuddin (2016), Zhang (2013), và Sitoresmi (2016) phát hiện ra rằng kỹ thuật “Tongue Twisters” đóng góp một phần đáng kể vào kết quả học tập và khả năng phát âm của học sinh, sinh viên

Trang 26

18

Trong một đề tài nghiên cứu “ sử dụng kỹ thuật Tongue twisters để cải thiện khả năng phát âm của sinh viên năm nhất ở SMK Negeri Parepare” được tiến hành bởi Nur Trisima Juniarti (2019), với đối tượng nghiên cứu là 69 sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành sư phạm tiếng anh trong đó bao gồm 35 sinh viên của lớp tiến hành dạy thực nghiệm, nghiên cứu này nhằm thu thập dữ liệu về sự khác nhau ở điểm số giữa lớp được áp dụng kỹ thuật Tongue Twisters và lớp bình thường Với phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng thiết kế gần như thử nghiệm, dữ liệu được thu thập qua bài pretest và post- test cho thấy rằng Kỹ thuật Tongue Twister thực sự là một kỹ thuật có hiệu quả để dạy kĩ năng nói

Theo nghiên cứu của ông Dewi Lutfiani và Indri Astutik (2017) với đề tài “ sử dụng kỹ thuật Tongue Twisters để cải thiện phát âm của học sinh”, nghiên cứu được tiến hành trên toàn bộ học sinh khối 11 trường SMA Muhammadiyah 3 Jember năm học 2015-2016 Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng là bài test để thu thập dữ liệu về điểm số và phương pháp định tính là quan sát hoạt động trong lớp học để thu thập dữ liệu về sự tham gia tích cực của học sinh, kết quả chỉ ra rằng có một số cải thiện về tỷ lệ phần trăm điểm phát âm của học sinh và sự tham gia tích cực của học sinh, nhưng tỷ lệ phần trăm của cả hai tiêu chí thành công vẫn chưa đạt được Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng kỹ thuật tongue twisters đã giúp học sinh cải thiện khả năng phát âm bằng việc thực hành lặp lại nhiều lần các từ hoặc cụm từ Hơn nữa, tongue twister còn giúp nâng cao sự chủ động tham gia vào các hoạt động học tập trong tiết học

Khác với những đề tài nghiên cứu khoa học trên, đề tài của Sukiani (2020) “cải thiện khả năng phát âm của học sinh thông qua phương pháp xoắn lưỡi ở sinh viên năm 2 của trường MTs Al-Hamidiyah NW Sidemen, năm học 2019/2020, đạt được kết quả khá thành công Nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu hành động trong lớp học làm phương pháp nghiên cứu Dữ liệu thu được bằng cách kiểm tra, quan sát và tài liệu Kết quả cho thấy phương pháp xoắn lưỡi có thể cải thiện khả năng phát âm của học sinh và nó đã giúp học sinh tham gia vào quá trình giảng dạy học tập Sự cải thiện đáng kể có thể được thể hiện từ kết quả của bài kiểm tra trước thử nghiệm là 58, sau thử nghiệm chu kỳ một là 69 và sau thử nghiệm trong chu kỳ

Trang 27

19

hai là 81 Dựa trên kết quả trong mỗi thử nghiệm chu kỳ có thể thấy rằng mục tiêu đã đạt được bởi các học sinh hoặc việc thực hiện phương pháp xoắn lưỡi ở dạy sinh viên năm hai đã thành công

Trong một nghiên cứu của Agnes Cahia Lestari (2019) với đề tài “Hiệu quả của việc sử dụng kỹ thuật tongue twister để cải thiện việc phát âm trôi chảy và chính xác”, mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả và phân tích hiệu quả của kỹ thuật Tongue Twisters cho dù nó có thể cải thiện hay không, sự trôi chảy và chính xác trong việc học tiếng Anh Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nó sử dụng thiết kế nghiên cứu thực nghiệm Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp xoắn lưỡi có tác dụng trong phát âm và nó có thể cải thiện sự trôi chảy và chính xác của học sinh Dựa vào phân tích dữ liệu thu thập được, điểm số học sinh đạt được ở bài pre test là 47.00 và bài post- test là 82.75, như vậy học sinh có cải thiện phát âm trôi chảy và chính xác khi sử dụng kỹ thuật này

Với đề tài “tác dụng của việc sử dụng Tongue Twisters để cải thiện khả năng thành thạo phát âm của học sinh” của các nhà nghiên cứu Rizki Dwi Cahyani, Efrini Panjaitan (2020), đã tiến hành nghiên cứu trên 62 học sinh lớp mười của trường SMA Swasta Melati Binjai trong năm học 2019/2020, được chia thành hai nhóm, nhóm được dạy bằng cách sử dụng Tongue Twister là nhóm thử nghiệm và nhóm dạy mà không có Tongue Twister là nhóm đối chứng Bằng việc sử dụng bài kiểm tra nói như một công cụ thu thập dữ liệu, dựa trên phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng sử dụng Tongue Twisters có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thành thạo phát âm của học sinh lớp mười tại Trường Trung học Phổ thông SMA Swasta Melati Binjai Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở bài kiểm tra nói mà không có một hoạt động nào khác liên quan đến kỹ thuật Tongue Twisters, như vậy, việc đưa ra kết quả đánh giá cuối cùng là không khách quan và chỉ mang tính chất giải quyết giả thuyết được đưa ra

Giáo sư Miftahur Rohman (2017) cũng áp dụng Kỹ thuật Twister Tongue để cải thiện cách phát âm của người học ngoại ngữ tiếng Anh (Một hoạt động trong lớp học nghiên cứu tại lớp 10 của SMA Unggulan Nurul Islami Semarang trong năm học 2015/2016) Nghiên cứu được tiến hành trên toàn bộ học sinh tại khoa Giáo dục

Trang 28

20

Ngôn ngữ Anh Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm mô tả thực hiện kỹ thuật xoắn lưỡi trong việc cải thiện cách phát âm cho người học ngoại ngữ tiếng Anh Nghiên cứu đã sử dụng các phương công cụ nghiên cứu hành động trong lớp học, quan sát, phỏng vấn và kiểm tra Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật tongue twister có thể cải thiện khả năng phát âm của người học ngoại ngữ tiếng Anh Nghiên cứu này đã thành công vì các mục tiêu nghiên cứu đã đạt được chỉ số khả quan Trong nghiên cứu này, chỉ số thành tích đã được nêu như sau:

1 Thành tích trung bình môn tiếng Anh của người học bằng hoặc cao hơn điểm tối thiểu do trường thiết lập (69)

2 Học sinh đạt điểm tối thiểu (69) trở lên hơn 80% tổng số người học trong nghiên cứu

Với đề tài nghiên cứu “Sử dụng kỹ thuật tongue twister để cải thiện kĩ năng phát âm cho học sinh lớp 8”, ông Yollanda L (2016) khẳng định rằng khả năng phát âm của học sinh được cải thiện rõ rệt Kỹ thuật này đã giúp học sinh cải thiện khả năng phát âm âm “/θ/” Ngoài ra, trong một số nghiên cứu khác trước đây, kỹ thuật “Tongue Twister” đã được sử dụng để phân tích các lỗi phát âm (Frisch & Wright, 2002; Keller, Carpenter, & Just, 2003; Goldrick & Blumstein, 2004; Acheson & MacDonald, 2009) Nói cách khác, nó được sử dụng để giải quyết các vấn đề chi tiết trong phát âm do sử dụng các âm tiết liền kề giống nhau

1.2.2 Thực trạng về việc sử dụng kỹ thuật Tongue Twisters trong việc cải thiện kỹ năng phát âm Tiếng Anh tại Việt Nam

Trong nghiên cứu “Sử dụng kỹ thuật Tongue Twisters để nâng cao kỹ năng khả năng phát âm tiếng anh cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất tại trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên ” do các tác giả Vũ Đình Bắc (Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên), Hoàng Thị Hồng Hạnh (Đại học Thái Nguyên) và Đoàn Mỹ Hạnh (Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) thực hiện, mục đích của nghiên cứu này là tìm ra kết quả của việc sử dụng kỹ thuật tongue twister để giúp sinh viên cải thiện phát âm Đối tượng tham gia nghiên cứu này là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ nhất tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Thông qua việc áp dụng các phương pháp tiếp cận thực tế, nghiên cứu đã

Trang 29

21

phát hiện ra thực trạng sử dụng phương pháp tongue twister trong việc học phát âm, hiệu quả của việc sử dụng phương pháp tongue twister để nâng cao kỹ năng phát âm của sinh viên tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Phiếu theo dõi lớp học trong tiết học nói, bài kiểm tra đầu, cuối được dùng làm công cụ thu thập số liệu cho nghiên cứu Kết quả đã chỉ ra rằng kỹ thuật “Tongue Twisters” giúp học sinh tập trung vào bài học và xử lý các vấn đề dẫn đến sự cải thiện kỹ năng phát âm một cách nhanh chóng Hơn thế nữa , điều này còn là một bài tập tuyệt vời cho những người mới học ngoại ngữ những người gặp khó khăn trong việc hiểu âm thanh của ngôn ngữ mới khác với ngôn ngữ của ngôn ngữ của họ Tóm lại, sử dụng kỹ thuật Tongue Twisters trong cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh về hiệu quả của mình Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về chủ đề này

1.2.3 Thực trạng về việc học kỹ năng phát âm Tiếng Anh tại khoa Ngoại Ngữ, trường Đại học Hồng Đức

Để nắm được thực trạng việc dạy và học phát âm tiếng Anh tại khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 5 giáo viên dạy học học phần Ngữ âm âm vị và Luyện phát âm tiếng Anh, đồng thời tiến hành khảo sát 70 sinh viên năm nhất của khoa, cũng là nhóm đối tượng nghiên cứu của đề tài Qua điều tra cho thấy hiện nay, ở khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức, sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất được đăng kí và học một trong hai học phần là học phần “ngữ âm - âm vị học” và học phần “ luyện phát âm tiếng anh” Hầu hết các sinh viên đều chọn học phần Ngữ âm - âm vị học để cải thiện khả năng phát âm và sinh viên sẽ được tiếp cận với môn học này ở kỳ 2 năm nhất, tuy nhiên từ khóa 25, môn ngữ âm- âm vị học đã được chuyển lên học từ kì 1 năm nhất Với giáo trình “ Pronunciation in use” sinh viên được học tất cả các nguyên âm và phụ âm có trong bảng phiên âm quốc tế IPA Các hoạt động thường được dạy trong học phần này như xem video, thực hành phát âm trên lớp, làm bài tập phiên âm, quay video lồng tiếng cho một bộ phim, quay video thuyết trình về một địa điểm trên tỉnh Thanh Hóa Tuy nhiên , những hoạt động này cũng có một số hạn chế đó là:

1 Có quá nhiều lý thuyết về cách phát âm khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc

Trang 30

22 ghi nhớ cách để phát âm

2 Có nhiều âm tiết khó, sinh viên khó phát âm chính xác

3 Thời gian thực hành phát âm trên lớp khá ngắn, chưa đủ để sinh viên phát âm quen và thuận miệng

4 Một tiết học thường sẽ học về 2 âm tiết, tuy nhiên, cách phân biệt 2 âm tiết này chưa rõ ràng, cần có một hoạt động kết hợp cả 2 âm tiết, giúp sinh viên dễ dàng ghi nhớ và có khả năng phát âm chính xác

5 Việc quay video còn nhiều lỗi phát âm sai, chỉ là một hoạt động lấy điểm, chưa tập trung vào phần cải thiện khả năng phát âm Vì bản chất của việc phát âm hay là phải luyện tập nhiều và cần có hiểu biết rõ ràng về cách phát âm

Kết quả điều tra khảo sát đồng thời cũng cho hay các giáo viên đều biết đến kỹ thuật Tongue Twister trong việc dạy và học kỹ năng phát âm tiếng Anh, và đánh giá cao hiệu quả của phương pháp này, nhưng chưa một giáo viên nào sử dụng kỹ thuật này trong lớp học phát âm của mình Nguyên nhân là vì họ chưa có thời gian để hệ thống hóa hệ thống bài tập thực hành Tongue Twister phù hợp với giáo trình dạy học trên lớp Về phía người học, cũng đã có một số bạn biết đến kỹ thuật này và thử tự thực hành tại nhà, tuy nhiên còn nhỏ lẻ, không thường xuyên và không mang tính hệ thống Cụ thể, nội dung bài luyện tập chỉ là các mẫu câu trên mạng, không liên quan đến bài học Mặt khác, không có sự kiểm tra đánh giá của giáo viên Vì vậy, không có tác dụng bổ trợ bài học trên lớp và do đó chưa có tác dụng trong việc cải thiện kỹ năng phát âm của nhóm sinh viên này

Trang 31

23

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SỬ DỤNG KỸ THUẬT TONGUE TWISTERS 2.1 Chương trình, đề cương chi tiết học phần và các giáo trình sử dụng trong học phần “ Ngữ âm - âm vị học” cho sinh viên năm thứ nhất khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức

2.1.1 Chương trình, đề cương chi tiết học phần Ngữ âm - Âm vị học

Học phần Ngữ âm-âm vị học là học phần tự chọn dùng cho chương trình đào tạo đại học sư phạm tiếng Anh, đại học ngôn ngữ Anh và cao dẳng sư phạm tiếng Anh, bao gồm 2 tín chỉ được giảng dạy trong học kỳ 1 của năm nhất, trong đó bao gồm 18 giờ nghe giảng lý thuyết, 12 giờ thảo luận, hoạt động theo nhóm, kiểm tra đánh giá, 12 giờ thực hành, thực tập, và 90 giờ tự học, tự nghiên cứu Học phần gồm các kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Anh như hệ thống ký hiệu phiên âm quốc tế, trọng âm, ngữ điệu, cao độ, trường độ, các âm vị và biến thể âm vị, thành phần và vị trí của âm tiết trong từ; những đặc điểm cơ bản của phụ âm và nguyên âm, nội dung về các yếu tố siêu đoạn tính Về năng lực yêu cầu sau khi kết thúc học phần, sinh viên phân biệt được các âm vị và biến thể âm vị trong tiếng Anh, các thành tố trong phát âm tiếng Anh như cao độ, trường độ, ngữ điệu, trọng âm; vận dụng những hiểu biết cơ bản về các yếu tố siêu đoạn tính, tự hoàn thiện khả năng phát âm của của mình, phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và tạo tiền đề cho việc nghiên cứu một số vấn đề cụ thể về Ngữ âm – Âm vị học

Nhìn chung, đề cương học phần “Ngữ âm-âm vị học” được biên soạn đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu Tuy nhiên thời lượng thực hành còn ít, không đủ để sinh viên cải thiện kỹ năng phát âm nếu sinh viên không tự học thêm ngoài giờ trên lớp.

2.1.2 Giáo trình sử dụng trong học phần “ Ngữ âm - âm vị học” 2.1.2.1 Học liệu bắt buộc

Theo đề cương chi tiết học phần Ngữ âm-Âm vị học, giáo trình được sử dụng đó là “English Phonetics and Phonology” của Peter Roach(2009)

2.1.2.2 Học liệu tham khảo

Ngoài ra, sinh viên có thể tham khảo thêm các giáo trình: “English Pronunciation in Use” của tác giải Jonathan Marks (2007); “Phonology of English

Trang 32

24

as an International Language” của tác giả Jenkins, J (2000) và giáo trình “Sheep or

Ship” của tác giả Anne Baker (2000)

2.2 Thiết kế bài tập sử dụng kỹ thuật Tongue Twisters nhằm cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất khoa Ngoại ngữ, tại trường Đại học Hồng Đức

Căn cứ vào đề cương chi tiết học phần „Ngữ âm-âm vị học‟, giáo trình và kết quả bài kiểm tra đầu vào, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng bài tập phù hợp theo từng nội dung mỗi tuần, trong đó tập trung vào các âm từ nội dung 3 đến nội dung 8.(Phụ lục 4) Vì nội dung 1 và nội dung 2 là giới thiệu về môn học và các lý thuyết chung Cụ thể là các cặp âm /æ/ and /ǝ /; /æ/ and /e/; /æ/ and /a/; /a:/ and /a/; /u:/ and /ʊ / and /ʌ /; /Ɔ :/ and /o/; /i:/ and /I/; /3:/ and /ǝ /; /iǝ /, /eǝ / and /ʊ ǝ /; /eI/, /oI/ and /aI/; /ǝ ʊ / and /aʊ /, /eIǝ /, /aIǝ /, /oIǝ /, /ǝ ʊ ǝ /, /aʊ ǝ /; /p/ and /b/; /f/ and /v/; /ɵ / and /ð/; /t/ and /d/; /s/ and /z/; /ʃ / and /ʒ /; /k/ and /g/; /m/, /n/ and /ŋ/; /ʧ / and /ʤ/

Mỗi nội dung sẽ bao gồm nhiều cặp âm khác nhau nhưng có thể phát âm tương tự giúp người học phân biệt các âm dễ dàng hơn, mỗi âm sẽ gồm từ 2 đến 3 câu Tongue Twisters và đã được phiên âm Những câu Tongue Twisters này là hệ thống bài tập phù hợp với đề cương được chia theo từng nội dung của từng tuần và giống như bài tập bổ trợ ngoài giờ trên lớp Mục đích của bài tập luyện tập hàng tuần nhằm đo lường hiệu quả của kỹ thuật Tongue Twisters đối với khả năng phát âm của người học và cải thiện các âm khó hay không

Nội dung các cặp âm cụ thể như sau:

Nội dung 3: Distinguishing /æ/ and pairs of monophthong

Bài tập Tongue Twisters giúp luyện tập các cặp âm: - /æ/ and /ǝ /

- /æ/ and /ɛ / - /æ/ and /a/

Đây là các cặp âm thường gây nhầm lẫn khi phát âm, do cách phát âm giữa Anh và Anh-Mỹ của âm /æ/ khác nhau Từ đó nhóm tác giả khảo sát và chọn ra ba cặp âm trên để tiến hành làm bài tập:

Trang 33

Short vowel /ʌ /

3 I’d love to come on Sunday if it’s sunny

/aɪ d lʌ v tə kʌ m ɒ nˈ sʌ ndeɪ ɪ f ɪ ts 'sʌ ni/

4 The mother won some of the money, but not enough

Where’s the peck of pickled peppers Peter Piper picked?

Trang 34

26

Nội dung 4: Pairs of monothongs

Bài tập Tongue Twisters giúp luyện các cặp âm:

-/a:/ and /a/

-/u:/ and /ʊ / -/Ɔ :/ and /o/ -/i:/ and /I/ -/3:/ and /ǝ /

Thông qua khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tìm ra các cặp âm thường gây nhầm lẫn trong Tiếng Anh, đặc biệt là các cặp âm ngắn dài song song:

Long vowel /ɑ :/

1 A big black bug bit a big black dog on his big black nose!

/ə / /bɪ ɡ / /blæk/ /bʌ ɡ / /bɪ t/ /ə / /bɪ ɡ / /blæk/ /dɒ ɡ / /ɒ n/ /ɪ z/ /bɪ ɡ / /blæk/ /nə ʊ z/!

2 A black bloke's back brake-block broke

/ə / /blæk/ /blə ʊ ks/ /bæk/ /breɪ k/-/blɒ k/ /brə ʊ k/

3 An agile, angry ape addled up the avenue

/ə n/ /ˈ æʤaɪ l/, /ˈ æŋɡ ri/ /eɪ p/ /ˈ ædld/ /ʌ p/ /ði/ /ˈ ævɪ njuː /

4 Ann and Andy's anniversary is in April

/æn/ /ə nd/ /ˈ ændiz/ /ˌ ænɪ ˈ vɜ ː sə ri/ /z/ /ɪ n/ /ˈ eɪ prə l/

5 As one black bug, bled blue, black blood The other black bug bled blue

/weə z/ /ðə / /pɛ k/ /ə v/ /ˈ pɪ kld/ /ˈ pɛ pə z/ /ˈ piː tə / /ˈ paɪ pə / /pɪ kt/?

Trang 35

27

/ə z/ /wʌ n/ /blæk/ /bʌ ɡ /, /blɛ d/ /bluː /, /blæk/ /blʌ d/ /ði/ /ˈ ʌ ðə / /blæk/ /bʌ ɡ / /blɛ d/ /bluː /

Long vowel /u:/

6 If a dog chews shoes, whose shoes does he choose?

/ɪ f/ /ə / /dɒ ɡ / /ʧ uː z/ /ʃ uː z/, /huː z/ /ʃ uː z/ /də z/ /hi/ /ʧ uː z/?

7 You know New York, you need New York, you know you need unique New York

/jʊ / /nə ʊ / /njuː / /jɔ ː k/, /jʊ / /niː d/ /njuː / /jɔ ː k/, /jʊ / /nə ʊ / /jʊ / /niː d/ /juː ˈ niː k/ /njuː / /jɔ ː k/

Short vowel /ʊ /

How much wood would a woodchuck chuck if a woodchuck could chuck wood?

/haʊ / /mʌ ʧ / /wʊ d/ /wə d/ /ə / /ˈ wʊ dˌ ʧ ʌ k/ /ʧ ʌ k/ /ɪ f/ /ə / /ˈ wʊ dˌ ʧ ʌ k/ /kə d/ /ʧ ʌ k/ /wʊ d/?

He would chuck, he would, as much as he could, and chuck as much wood

/hi/ /wə d/ /ʧ ʌ k/, /hi/ /wʊ d/, /ə z/ /mʌ ʧ / /ə z/ /hi/ /kʊ d/, /ə nd/ /ʧ ʌ k/ /ə z/ /mʌ ʧ / /wʊ d/

As a woodchuck would if a woodchuck could chuck wood

/ə z/ /ə / /ˈ wʊ dˌ ʧ ʌ k/ /wə d/ /ɪ f/ /ə / /ˈ wʊ dˌ ʧ ʌ k/ /kə d/ /ʧ ʌ k/ /wʊ d/

Long vowel /ɔ ː /

8 I bought a horse in August

Trang 36

28

12 I want my dog to be strong

/aɪ / /wɒ nt/ /maɪ / /dɒ g/ /tuː / /biː / /strɒ ŋ/

13 Bob got on the wrong bus and got lost

/bɒ b/ /gɒ t/ /ɒ n/ /ðə / /rɒ ŋ/ /bʌ s/ /ænd/ /gɒ t/ /lɒ st /

Long vowel /i:/

14 It’s been the thing to sing unseen,

/ɪ ts/ /biː n/ /ðə / /θɪ ŋ/ /tə / /sɪ ŋ/ /ʌ nˈ siː n/,

For that’s the life of a human being,

/fə / /ðæts/ /ðə / /laɪ f/ /ə v/ /ə / /ˈ hjuː mə n/ /ˈ biː ɪ ŋ/,

But if you sing unseen as a being,

/bə t/ /ɪ f/ /jʊ / /sɪ ŋ/ /ʌ nˈ siː n/ /ə z/ /ə / /ˈ biː ɪ ŋ/,

How will you know it’s not a dream that you’re dreaming?

/haʊ / /wɪ l/ /jʊ / /nə ʊ / /ɪ ts/ /nɒ t/ /ə / /driː m/ /ðə t/ /jʊ ə / /ˈ driː mɪ ŋ/?

17 The early worms heard the early birds

/ði/ /ˈ ɜ ː li/ /wɜ ː mz/ /hɜ ː d/ /ði/ /ˈ ɜ ː li/ /bɜ ː dz/

Trang 37

29

Some curled into circles, some hid in the earth

/sʌ m/ /kɜ ː ld/ /ˈ ɪ ntə / /ˈ sɜ ː klz/, /sʌ m/ /hɪ d/ /ɪ n/ /ði/ /ɜ ː θ/

Nội dung 5: Dipthongs

Bài tập Tongue Twister giúp cải thiện các nguyên âm đôi: Centring dipthongs:

-/iǝ /, /eǝ / and /ʊ ǝ / Closing dipthongs:

-Ending in /I/: /eI/, /oI/ and /aI/ -Ending in /ʊ /: /ǝ ʊ / and /aʊ /

Trong tiếng anh, các nguyên âm đôi là tổ hợp của 2 nguyên âm tạo thành, vì vậy thường gây khó khăn cho người học Từ đó , nhóm nghiên cứu thiết kế các bài tập Tongue Twisters

Diphthong /ɪ ə /

1 Near an ear, a nearer ear, a nearly eerie ea

/nɪ ə r/ /ə n/ /ɪ ə /, /ə / /ˈ nɪ ə rə r/ /ɪ ə /, /ə / /ˈ nɪ ə li/ /ˈ ɪ ə ri/ ea

2 A lot of my peers live near here

4 Mary put the chair under the stairs

/ˈ meə ri/ /pʊ t/ /ðə / /ʧ eə r/ /ˈ ʌ ndə / /ðə / /steə z /

Diphthong /ʊ ə /

5 Oh no, who knows about the dough, oh no, whoa there’s snow

/ə ʊ / /nə ʊ /, /huː / /nə ʊ z/ /ə ˈ baʊ t/ /ðə / /də ʊ /, /ə ʊ / /nə ʊ /, /wə ʊ / /ðə z/ /snə ʊ /

6 The poor tourist wasn't sure about that

Trang 38

30

/hiː / /pʊ ə / /ˈ tʊ ə rɪ st/ /wɒ znt/ /ʃ ʊ ə r/ /ə ˈ baʊ t/ /ðæt./

Diphthong /eɪ /

7 Eight mates ate their straight weight in bait at the fete

/eɪ t/ /meɪ ts/ /ɛ t/ /ðeə / /streɪ t/ /weɪ t/ /ɪ n/ /beɪ t/ /ə t/ /ðə / /feɪ t/

8 The baby is related to a great painter

/ðə / /ˈ beɪ bi/ /ɪ z/ /rɪ ˈ leɪ tɪ d/ /tuː / ə / /greɪ t/ /ˈ peɪ ntə /

Diphthong /aɪ /

9 I spy with my little eye, a pirate saying aye, aye, aye /aɪ /

/spaɪ / /wɪ ð/ /maɪ / /ˈ lɪ tl/ /aɪ /, /ə / /ˈ paɪ ə rɪ t/ /ˈ seɪ ɪ ŋ/ /eɪ /, /eɪ /, /eɪ /

10 Why do you like flying a kite?

/waɪ / /duː / /juː / /laɪ k/ /ˈ flaɪ ɪ ŋ/ /ə / kaɪ t /

14 It's so cold, so don't go slowly

Trang 39

31

Nội dung 6: Consonants

Bài tập Tongue Twisters giúp luyện tập các cặp âm: /p/ and /b/

/f/ and /v/ /ɵ / and /ð/ /t/ and /d/ /s/and /z/

Đây là các cặp âm vô thanh và âm hữu thanh trong tiếng Anh Nhóm nghiên cứu đã thông qua khảo sát và nhận ra các cặp âm này rất dễ gây nhầm lẫn Nhìn chung, các cặp âm này có khẩu hình giống nhau, tuy nhiên khác nhau ở chỗ làm rung dây thanh quản Vì vậy, nhóm nghiên cứu cứu đã thiết kế các bài tập:

/p/ and /b/

Consonant /p/

1 Peter Piper picked a peck of pickled peppers

/ˈ piː tə / /ˈ paɪ pə / /pɪ kt/ /ə / /pɛ k/ /ə v/ /ˈ pɪ kld/ /ˈ pɛ pə z/

2 Patty baked a big apple pie for Paul’s birthday party.

ˈ pæti/ /beɪ kt/ /ə / /bɪ g/ /ˈ æpl/ /paɪ / /fə / /pɔ ː lz/ /ˈ bɜ ː θdeɪ / /ˈ pɑ ː ti/

5.A flea and a fly flew up in a flue

/aɪ / /faʊ nd/ /ə / /maʊ s/ /ɪ n/ /maɪ / /taʊ n/ /haʊ s/

Trang 40

32

/ə / /fliː / /ə nd/ /ə / /flaɪ / /fluː / /ʌ p/ /ɪ n/ /ə / /fluː /

6.Freshly fried flying fish, freshly fried flesh

ˈ frɛ ʃ li/ /fraɪ d/ /ˈ flaɪ ɪ ŋ/ /fɪ ʃ /, /ˈ frɛ ʃ li/ /fraɪ d/ /flɛ ʃ /

Consonant /v/

7.Vincent vowed vengeance very vehemently

/vɪ n.sə nt/ /vaʊ d/ /ˈ ven.dʒ ə ns/ /ˈ ver.i/ /ˈ viː ə mə nt.li/

8 The van driver arrived at five o’clock

10 Three authors were at Martha’s sixtieth birthday

/θriː / /ˈ ɔ ː θə z/ /wɜ ː r/ /æt/ /ˈ mɑ ː θə z/ /ˈ sɪ kstɪ ə θ/ /ˈ bɜ ː θdeɪ /

/t/ and /d/

Consonant /t/

13 Two tiny trains travel together to Toyland

/tuː / /ˈ taɪ ni/ /treɪ nz/ /ˈ trævl/ /tə ˈ gɛ ðə / /tə / Toyland/

14 Two toads, totally tired

/tuː / /tə ʊ dz/, /ˈ tə ʊ tli/ /ˈ taɪ ə d/

Consonant /d/

15 Draw drowsy ducks and drakes

/drɔ ː / /ˈ draʊ zi/ /dʌ ks/ /ə nd/ /dreɪ ks/

Ngày đăng: 15/05/2024, 09:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1   Bảng phiên âm quốc tế - luận văn sử dụng kỹ thuật tongue twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ trường đại học hồng đức
Bảng 1.1 Bảng phiên âm quốc tế (Trang 6)
Sơ đồ dưới đây cho thấy các đặc điểm phát âm chính dựa trên Gerald   Kelly (Kelly, 2000, trang 1): - luận văn sử dụng kỹ thuật tongue twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ trường đại học hồng đức
Sơ đồ d ưới đây cho thấy các đặc điểm phát âm chính dựa trên Gerald Kelly (Kelly, 2000, trang 1): (Trang 13)
Bảng 1.1. Bảng phiên âm quốc tế (nguồn: Peter Roach) - luận văn sử dụng kỹ thuật tongue twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ trường đại học hồng đức
Bảng 1.1. Bảng phiên âm quốc tế (nguồn: Peter Roach) (Trang 14)
Biểu đồ 1.2. Bảng nguyên âm đơn tiếng Anh(nguồn: Peter Roach) - luận văn sử dụng kỹ thuật tongue twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ trường đại học hồng đức
i ểu đồ 1.2. Bảng nguyên âm đơn tiếng Anh(nguồn: Peter Roach) (Trang 15)
Bảng 1.2. Các nhóm nguyên âm đôi tiếng anh - luận văn sử dụng kỹ thuật tongue twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ trường đại học hồng đức
Bảng 1.2. Các nhóm nguyên âm đôi tiếng anh (Trang 16)
Bảng tiêu chí đánh giá: - luận văn sử dụng kỹ thuật tongue twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ trường đại học hồng đức
Bảng ti êu chí đánh giá: (Trang 44)
Bảng 3.1. Đối tƣợng tham gia thực nghiệm   STT  Đối tƣợng nghiên - luận văn sử dụng kỹ thuật tongue twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ trường đại học hồng đức
Bảng 3.1. Đối tƣợng tham gia thực nghiệm STT Đối tƣợng nghiên (Trang 49)
Bảng 3.2. Kết quả điểm bài kiểm tra đầu vào và đầu ra của mỗi sinh viên lớp  Đối chứng - luận văn sử dụng kỹ thuật tongue twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ trường đại học hồng đức
Bảng 3.2. Kết quả điểm bài kiểm tra đầu vào và đầu ra của mỗi sinh viên lớp Đối chứng (Trang 52)
Bảng 3.3. Kết quả điểm bài kiểm tra đầu vào và đầu ra của mỗi sinh viên lớp  Thực nghiệm - luận văn sử dụng kỹ thuật tongue twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ trường đại học hồng đức
Bảng 3.3. Kết quả điểm bài kiểm tra đầu vào và đầu ra của mỗi sinh viên lớp Thực nghiệm (Trang 56)
Bảng thống kê tất cả các âm mà sinh viên lớp Đối chứng và Thực nghiệm phát  âm sai/ chƣa phát âm trong bài kiểm tra đầu vào - luận văn sử dụng kỹ thuật tongue twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ trường đại học hồng đức
Bảng th ống kê tất cả các âm mà sinh viên lớp Đối chứng và Thực nghiệm phát âm sai/ chƣa phát âm trong bài kiểm tra đầu vào (Trang 79)
Bảng thống kê tất cả các âm mà sinh viên lớp Đối chứng và Thực nghiệm phát  âm sai/ chƣa phát âm trong bài kiểm tra đầu ra - luận văn sử dụng kỹ thuật tongue twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ trường đại học hồng đức
Bảng th ống kê tất cả các âm mà sinh viên lớp Đối chứng và Thực nghiệm phát âm sai/ chƣa phát âm trong bài kiểm tra đầu ra (Trang 81)
Hình ảnh hai lớp Thực nghiệm và Đối chứng nộp các bài kiểm tra đầu vào và  đầu ra - luận văn sử dụng kỹ thuật tongue twisters nhằm cải thiện kỹ năng phát âm tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ trường đại học hồng đức
nh ảnh hai lớp Thực nghiệm và Đối chứng nộp các bài kiểm tra đầu vào và đầu ra (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w