1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng các video tiếng anh ngắn trên mạng xã hội facebook nhằm phát triển vốn từ vựng cho sinh viên năm thứ nhất ngành ngôn ngữ anh

110 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mục đích nghiên cứu - Phát triển vốn từ vựng tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất ngành NNA - Trường Đại học Hồng Đức thông qua các video tiếng Anh ngắn được lựa chọn theo các chủ đề tro

Trang 1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “Sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook nhằm phát triển vốn từ vựng cho sinh viên năm thứ nhất ngành Ngôn ngữ Anh

- Trường Đại học Hồng Đức.”

1 Lê Thị Thảo Nguyên K23B-SPTA Điều hành thực hiện đề tài, nghiên cứu tài liệu, thống kê phân tích số liệu, quản lý tiến độ theo dõi sinh viên học từ vựng qua các video tiếng Anh ngắn trên Facebook 2 Lê Thị Loan K23B-SPTA - Đọc tài liệu tìm hiểu các

3 Phan Nguyệt Hằng K23B-SPTA Đọc và tìm hiểu tài liệu về các nghiên cứu liên quan đến từ vựng và các phương pháp học từ vựng của sinh viên

Trang 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 3

4.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 3

5 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa nghiên cứu 4

7 Cấu trúc đề tài 5

PHẦN 2: NỘI DUNG 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC VIDEO TIẾNG ANH NGẮN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TỪ VỰNG CHO SINH VIÊN 6

1.Từ vựng 6

1.1 Khái niệm “từ vựng” 6

1.2 Khái quát về tầm quan trọng của việc học từ vựng 7

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Anh ……… ……8

1.4 Thực trạng học từ vựng tiếng Anh của sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất - Trường Đại học Hồng Đức 8

2 Mạng xã hội 9

2.1 Khái niệm “Mạng xã hội” (social media) 9

2.2 Giới thiệu về mạng xã hội Facebook 10

2.3 Giới thiệu các video ngắn trên mạng xã hội Facebook 10

Trang 3

2.4 Tác động của các video ngắn trên Facebook trong phát triển vốn từ vựng cho sinh viên năm thứ nhất ngành Ngôn ngữ Anh – Trường Đại học Hồng

Đức 10

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC SỬ DỤNG CÁC VIDEO TIẾNG ANH NGẮN TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ VỰNG CHO SINH VIÊN 12

1 Tổng quan về các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook 12

1.1 Đặc điểm của các video tiếng Anh ngắn 12

1.2 Tính ưu việt của các video tiếng Anh ngắn 13

2 Từ vựng trong các video tiếng Anh ngắn 14

2.1 Các chủ đề trong chương trình học 14

2.2 Tiêu chí chọn bộ từ vựng trong các video tiếng Anh ngắn 15

2.3 Minh họa từ vựng mẫu trong các video tiếng Anh ngắn 17

3 Quy trình sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook 23 4 Xây dựng kế hoạch học tập 26

4.1 Bài kiểm tra từ vựng trước thực nghiệm 26

4.2 Kế hoạch học tập trong thời gian thực nghiệm 26

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM VIỆC ỨNG DỤNG CÁC VIDEO TIẾNG ANH NGẮN TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ VỰNG CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT NGÀNH NGÔN

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Bảng 2: Kết quả kiểm tra tiến độ lần 1 (sau 2 tuần) Bảng 3: Kết quả kiểm tra tiến độ lần 2 (sau 4 tuần) Bảng 4: Kết quả kiểm tra tiến độ lần 3 (sau 6 tuần) Bảng 5: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Bảng 6: So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm

Bảng 7: Kết quả phản hồi của sinh viên nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ quý thầy cô, bạn bè và các bạn sinh viên K25B - NNA - Khoa Ngoại ngữ trong việc thu thập số liệu và thông tin để hoàn thành bài nghiên cứu Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người đã nhiệt tình giúp đỡ và theo sát chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu

Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn Thanh Minh - Phó trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức - người đã trực tiếp giảng dạy, chỉ dẫn về kiến thức, tài liệu để chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này

Với kinh nghiệm nghiên cứu và năng lực còn hạn chế, chắc chắn đề tài nghiên cứu sẽ còn có những thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè để chỉnh sửa đề tài ngày càng hoàn thiện hơn và để nội dung của đề tài nghiên cứu này có thể trở thành một tài liệu hữu ích cho những người quan tâm có thể tham khảo, ứng dụng

Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Đại diện nhóm nghiên cứu

Lê Thị Thảo Nguyên

Trang 7

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Tên đề tài: “Sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook

nhằm phát triển vốn từ vựng cho sinh viên năm thứ nhất ngành Ngôn ngữ Anh - Trường Đại học Hồng Đức.”

2 Cấp dự thi: Cấp Trường 3 Nhóm sinh viên thực hiện

- Họ và tên: Lê Thị Thảo Nguyên

Lê Thị Loan

Phan Nguyệt Hằng

Dương Thị Thảo Phương

- Họ và tên (người đại diện): Lê Thị Thảo Nguyên

Lớp: K23B – ĐH Sư phạm tiếng Anh Khoa: Ngoại ngữ SĐT: 0364080071

Email: thaonguyenle251120@gmail.com

4 Nhóm NCKH hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Minh – Phó trưởng khoa

Ngoại ngữ - Trường Đại học Hồng Đức

5 Thời gian thực hiện: 9 tháng (từ tháng 8/2022 đến tháng 4/2023) 6 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức

7 Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Ngoại ngữ

Trang 8

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của mạng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của toàn xã hội trong những năm gần đây Và sự phát triển của hệ thống mạng toàn cầu nói chung, Facebook nói riêng là một nền tảng mạng xã hội đang dần trở nên quan trọng trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là đối với giới trẻ Không dừng lại ở việc cung cấp thông tin từ người dùng, mạng xã hội đã và đang trong thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ Nó bước vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, đem lại những giá trị, kinh nghiệm thực tiễn: công cụ để kết nối, liên lạc, cập nhật thông tin đời sống của tất cả dân số trên thế giới và hơn thế nữa, ngày nay Facebook còn có thể trở thành một phương tiện học tập, cụ thể là việc phát triển vốn từ vựng cho sinh viên thông qua các video tiếng Anh ngắn truyền cảm hứng của các nhà diễn giả, người có tầm ảnh hưởng đối với giới trẻ hiện nay Phương thức học này ngày càng phổ biến và được áp dụng rộng rãi Đó không chỉ còn là nhu cầu của mỗi cá nhân trong thời đại công nghệ số mà còn trở thành định hướng phát triển của các tổ chức giáo dục, các trung tâm tiếng Anh

Thứ hai, tiếng Anh đã và đang trở thành một trong số những ngôn ngữ thông dụng ở hầu hết các quốc gia phát trên thế giới Việc thành thạo môn ngoại ngữ mang tính quốc tế này là vô cùng cần thiết và là điều kiện giúp cuộc sống và công việc của mỗi người không chỉ có bước tiến mới mà còn mang lại những trải nghiệm vô cùng thú vị Tuy nhiên, nhờ sự ra đời và phát triển của mạng xã hội, việc học ngoại ngữ đã được đa dạng hoá về hình thức và nội dung Bên cạnh phương pháp học truyền thống ở trên lớp, chúng ta còn có thể dễ dàng tiếp cận Tiếng Anh một cách chủ động, dễ dàng và lôi cuốn thông qua các video chứa các từ vựng được truyền thông rộng rãi trên Facebook, hình thức tắm ngôn ngữ đã mang lại một làn gió mới, giúp cho các thầy cô cũng như học sinh, sinh viên có thêm một phương thức học tập mới mẻ, khác biệt để có thể tiếp cận gần hơn với tiếng Anh

Thứ ba, trong nhiều nhóm đối tượng khác nhau, sinh viên là một trong những nhóm có nhu cầu sử dụng mạng xã hội Facebook nhiều nhất và điều đó

Trang 9

cũng khiến các hoạt động của họ (học tập, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, hoạt động xã hội và làm việc, v.v) cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc ngược trở lại từ chính mạng xã hội này Phương thức học này ngày càng phổ biển và được áp dụng rộng rãi Đó không chỉ còn là nhu cầu của mỗi cá nhân trong thời đại công nghệ số mà còn trở thành định hướng phát triển của các tổ chức giáo dục, các cơ sở đào tạo tiếng Anh trong việc sử dụng MXH Facebook như một kênh để học tiếng Anh hiệu quả

Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook nhằm phát triển vốn từ vựng cho sinh viên năm thứ nhất ngành Ngôn ngữ Anh - Trường Đại học Hồng Đức” được chúng tôi đặt ra

nghiên cứu Đề tài sẽ phân tích thực trạng và thói quen mà sinh viên khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hồng Đức đã thực hiện khi sử dụng Facebook để học tiếng Anh Từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cùng những tư vấn hữu ích để giúp các bạn sinh viên có phương pháp học tập hiệu quả hơn

2 Mục đích nghiên cứu

- Phát triển vốn từ vựng tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất ngành NNA - Trường Đại học Hồng Đức thông qua các video tiếng Anh ngắn được lựa chọn theo các chủ đề trong chương trình học và đăng tải trong nhóm học tập trên MXH Facebook

- Đánh giá tính hiệu quả ưu việt của việc sử dụng các video tiếng Anh ngắn được đăng tải trong nhóm học tập trên MXH Facebook nhằm hỗ trợ trong việc phát triển và mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất ngành NNA – Trường Đại học hồng Đức so với phương pháp học tập thông thường

Trang 10

2) Tính hiệu quả, ưu việt của việc phát triển vốn từ vựng tiếng Anh khi sử dụng phương pháp học từ vựng tiếng Anh thông qua các video tiếng Anh ngắn được đăng tải trong nhóm học tập trên MXH Facebook so với phương pháp học từ vựng thông thường là gì?

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các vấn đề lý luận có liên quan đến vận dụng lý thuyết về từ vựng, tầm quan trọng của từ vựng, các phương pháp học từ vựng và các video tiếng Anh ngắn trên MXH Facebook

4.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm, so sánh, đối chiếu trình độ của SV năm thứ nhất ngành NNA để thực nghiệm, kiểm tra đánh giá trước thực nghiệm, kiểm tra đánh giá tiến độ và kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm Xử lí và đánh giá kết quả sau thực nghiệm để thấy được sự thay đổi để đánh giá tính hiệu quả của các video tiếng Anh ngắn trên MXH Facebook trong việc học từ vựng

4.3 Phương pháp nghiên cứu thống kê

Sử dụng phiếu khảo sát điều tra phản hồi của SV nhóm thực nghiệm sau khi ứng dụng các video tiếng Anh ngắn được nhóm nghiên cứu đăng tải trong nhóm học tập trên MXH Facebook vào việc nâng cao vốn từ vựng cho SV năm thứ nhất ngành NNA, Trường Đại học Hồng Đức Tiến hành thực nghiệm, lấy ý kiến phản hồi của SV về việc ứng dụng các video tiếng Anh ngắn trên MXH Facebook vào việc phát triển từ vựng cho SV năm thứ nhất ngành NNA - Trường Đại học Hồng Đức

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng các video tiếng Anh ngắn được nhóm nghiên cứu đăng tải trong nhóm học tập cùng với sự tham gia của sinh viên nhóm thực nghiệm trên MXH Facebook trong việc học từ vựng tiếng Anh của sinh viên

Trang 11

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các video tiếng Anh ngắn chỉ áp dụng thực nghiệm tại lớp K25B ngành NNA - Trường Đại học Hồng Đức Từ vựng được tổng hợp thực nghiệm chỉ nằm trong chương trình học của giáo trình

“Basic Tastics for Listening” ở học phần Kỹ năng Nghe - Nói 1 thuộc chương

trình đào tạo ngành NNA - Trường Đại học Hồng Đức

6 Ý nghĩa nghiên cứu

- Ý nghĩa khoa học:

Nghiên cứu khoa học mang tới nhiều ý nghĩa cho người thực hiện nghiên cứu Thông qua bài nghiên cứu sẽ giúp mọi người được chủ động hơn và hình thành được những phương pháp, tư duy mới Từ đó sẽ giúp phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất

Công trình nghiên cứu khoa học thành công là một giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện tốt những dự án, bài báo cáo sau này

Hơn nữa, đề tài này sẽ giúp các nhà giáo dục cũng như các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về những tác động của việc sử dụng video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook đến việc phát triển và mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh cho sinh viên Nghiên cứu này cũng có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà giáo dục khác muốn áp dụng phương pháp tương tự trong việc giảng dạy - Ý nghĩa thực tiễn:

Phương pháp sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên Facebook giúp sinh

Trang 12

Đề tài nghiên cứu phân tích tính hiệu quả của các video tiếng Anh trên mạng xã hội Facebook đến việc học từ vựng tiếng Anh của sinh viên chuyên ngữ

Đề tài nghiên cứu đề xuất được các định hướng và giải pháp cụ thể để phát triển, nâng cao vốn từ vựng cho sinh viên chuyên ngữ thông qua các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook

7 Cấu trúc đề tài

Đề tài bao gồm 3 phần chính:

Phần 1: Mở đầu

Bao gồm các phần như lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tầm quan trọng của đề tài và nội dung nghiên cứu

Phần 2: Nội dung

Bao gồm 3 chương chính:

Chương I: Cơ sở lý luận khoa học của việc sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook đối với việc học từ vựng tiếng Anh cho sinh viên

Chương II: Quy trình và biện pháp tổ chức sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook nhằm phát triển vốn từ vựng tiếng Anh cho sinh viên

Chương III: Thực nghiệm việc ứng dụng các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook nhằm phát triển vốn từ vựng tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất ngành Ngôn ngữ Anh

Phần 3: Kết luận và đề xuất

Phần này tóm tắt lại nội dung chính trình bày trong nghiên cứu đồng thời đưa ra các đề xuất để giúp sinh viên có thể sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên MXH Facebook để đưa vào quá trình tự học, giúp SV nâng cao vốn từ vựng

Trang 13

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC VIDEO TIẾNG ANH NGẮN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐỐI VỚI

VIỆC HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN 1.Từ vựng

1.1 Khái niệm “từ vựng”

Như chúng ta đã biết “Từ vựng” là một tập hợp các từ quen thuộc trong ngôn ngữ của một người Và vốn từ vựng thì thường được phát triển phụ thuộc vào độ tuổi của mỗi người, đóng vai trò là công cụ cơ bản và hữu ích giúp con người có thể giao tiếp và tiếp thu kiến thức để phát triển bản thân Có được vốn từ vựng phong phú là một trong những chìa khoá quan trọng mở ra các cơ hội giúp phát triển bản thân không chỉ trong công việc mà còn trong các tình huống giao tiếp hằng ngày Tuy nhiên để có được vốn từ vựng phong phú thì mỗi cá nhân người học, người sử dụng đều phải trải qua quá trình trau dồi vốn từ vựng cho bản thân và đó cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với người học khi học ngôn ngữ thứ hai

“Từ vựng” là từ “chúng ta phải biết để giao tiếp hiệu quả; từ ngữ nói (từ vựng biểu cảm) và từ ngữ nghe (từ vựng dễ tiếp thu)” (Neuman & Dwyer, 2009, tr.385), là một trong những lĩnh vực kiến thức về ngôn ngữ, đóng một vai trò lớn cho người học trong việc tiếp thu ngôn ngữ (Cameron, 2001) Theo Harmon, Wood, & Keser, (2009) cũng như Linse (2005), người học phát triển từ vựng là một khía cạnh quan trọng trong phát triển ngôn ngữ của họ

Tuy nhiên, “Từ vựng” cũng có thể được định nghĩa là từ “chúng ta phải

Trang 14

1.2 Khái quát về tầm quan trọng của việc học từ vựng

“Học từ vựng là một phần thiết yếu trong học ngoại ngữ vì ý nghĩa của từ mới thường được nhấn mạnh, cho dù trong sách hay trong lớp học Nó cũng là trung tâm của việc giảng dạy ngôn ngữ và có tầm quan trọng đối với người học ngôn ngữ” (Đào Bình Thịnh, 2019)

Kiến thức từ vựng thường được xem là một công cụ quan trọng đối với người học ngôn ngữ thứ hai vì vốn từ vựng hạn chế trong ngôn ngữ thứ hai sẽ làm cản trở giao tiếp thành công Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp thu từ vựng, Schmitt (2000) nhấn mạnh rằng kiến thức từ vựng là trọng tâm của năng lực giao tiếp và để có được ngôn ngữ thứ hai Kiến thức về từ vựng cho phép sử dụng ngôn ngữ và ngược lại, sử dụng ngôn ngữ dẫn đến sự gia tăng kiến thức từ vựng Tầm quan trọng của từ vựng được thể hiện hàng ngày trong và ngoài trường Trong lớp học, các sinh viên đạt được sở hữu vốn từ vựng đầy đủ nhất Các nhà nghiên cứu như Laufer và Nation (1999), Maximo (2000), Read (2000), Gu (2003), Marion (2008) và những người khác đã nhận ra rằng việc tiếp thu từ vựng là điều cần thiết để sử dụng ngôn ngữ thứ hai thành công và đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các văn bản nói và viết hoàn chỉnh Trong tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai (tiếng Anh) và tiếng Anh là ngôn ngữ học ngoại ngữ (EFL) đóng vai trò quan trọng trong tất cả các kỹ năng ngôn ngữ (ví dụ như nghe, nói, đọc và viết (Nation, 2011)) Rivers and Nunan (1991), hơn nữa, lập luận rằng việc tiếp thu được một từ vựng đầy đủ là điều cần thiết để sử dụng ngôn ngữ thứ hai thành công vì không có vốn từ vựng rộng rãi, chúng ta sẽ không thể sử dụng các cấu trúc và chức năng mà chúng ta có thể đã học để giao tiếp dễ hiểu phụ thuộc nhiều vào kiến thức từ vựng và thiếu kiến thức đó là trở ngại chính và là trở ngại lớn nhất để người đọc vượt qua (Huckin, 1995)

Như vậy có thể thấy từ vựng là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong việc tiếp thu ngoại ngữ Khi tiếp thu một ngôn ngữ mới, việc nắm vững từ vựng là một bước quan trọng để có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ đó một cách hiệu quả Từ vựng giúp người học biểu đạt ý nghĩa của một câu, một đoạn văn hoặc một tài liệu bằng ngôn ngữ đó Nếu không có đủ từ vựng, người học sẽ khó

Trang 15

để hiểu và giao tiếp trong ngôn ngữ đó, dẫn đến sự mất cơ hội trong giao tiếp với những người bản ngữ hoặc trong việc tiếp cận thông tin bằng ngôn ngữ đó Thêm vào đó, việc nắm vững từ vựng còn giúp chúng ta phát triển kỹ năng ngôn ngữ tổng thể, kết hợp với ngữ pháp, phát âm và kỹ năng viết Vì vậy, từ vựng chính là cơ sở và một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc học ngoại ngữ Việc nắm vững từ vựng giúp chúng ta hiểu và sử dụng ngôn ngữ đó một cách hiệu quả, phát triển kỹ năng ngôn ngữ tổng thể và cải thiện khả năng giao tiếp và viết lách

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Anh

Việc học tiếng Anh của sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến môi trường học tập của sinh viên Nếu môi trường học tập không thuận lợi như không có đầy đủ tài liệu học tập, không có giáo viên có kỹ năng giảng dạy tốt, hoặc nhiều tiếng ồn từ bạn bè và những hoạt động khác, có thể dẫn đến sự mất tập trung và khó khăn trong việc học tập Ngoài ra, trình độ tiếng Anh ban đầu của sinh viên cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh Sinh viên không có trình độ cơ bản hoặc không có kiến thức đầy đủ về ngữ pháp và từ vựng sẽ cảm thấy khó khăn khi học các kỹ năng như nghe, nói, đọc và viết của ngôn ngữ Thời gian có sẵn để học tiếng Anh cũng rất quan trọng Nếu sinh viên có nhiều quá trình học tập khác nhau và bận rộn với hoạt động ngoài giờ, họ sẽ chỉ còn lại ít thời gian cho việc học tiếng Anh Do đó, để học tiếng Anh tốt, sinh viên cần tạo ra một môi trường học tập thuận lợi và dành thời gian học tập đủ để phát triển các kỹ năng cần thiết

Chính vì vậy có thể kết luận rằng vốn từ vựng là tổng số từ cần thiết để

Trang 16

như: dùng vở và bút để ghi chép lại từ vựng theo phương pháp cũ Kết quả là việc phát triển vốn từ vựng tiếng Anh của sinh viên tốn khá nhiều thời gian và không đem lại hiệu quả cao

Trình độ tiếng Anh của sinh viên không đồng đều và có sự chênh lệch đáng kể Việc thiếu kiến thức căn bản, ngại giao tiếp bằng tiếng Anh trong quá trình học khiến nhiều sinh viên không theo kịp yêu cầu kiến thức của chương trình đào tạo Điều này gây nên sự khó khăn cho sinh viên trong việc tiếp thu kiến thức mới trên lớp

Đối với những sinh viên được học tiếng Anh từ cấp I, được tham gia các chương trình học tiếng Anh với người bản xứ ngay từ sớm thì việc tiếp thu bài không quá khó khăn, tuy nhiên, với những sinh viên ở các vùng sâu, vùng xa, việc học tiếng Anh chủ yếu tập trung vào học ngữ pháp thì việc đầu tư thời gian học từ vựng và đặt câu hỏi cho giáo viên về nội dung bài trong quá trình học tập là rất hạn chế

2 Mạng xã hội

2.1 Khái niệm “Mạng xã hội” (social network)

Từ điển Bách khoa Toàn thư định nghĩa về “Mạng xã hội” như sau: “ “Mạng xã hội” hay còn gọi là mạng xã hội ảo (tên tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.”

Như vậy mạng xã hội có thể được hiểu là một thế giới ảo (xã hội ảo) với các thành viên là các cư dân mạng Cách để các cư dân mạng liên kết với nhau có thể dựa trên các nhóm (group), dựa trên các thông tin cá nhân, dựa trên sở thích cá nhân hoặc các lĩnh vực quan tâm tới Khái niệm này gây ra rất nhiều tranh luận vì khái niệm tập trung vào vấn đề coi mạng xã hội là sự kết nối những người có chung sở thích, mục tiêu và họ là những kiến tạo nội dung của mạng xã hội Quan điểm đó gây ra ý kiến cho rằng nên đổi thành thuật ngữ là “mạng giao lưu” cho đúng với ý nghĩa và mục đích của social network.”

Trang 17

2.2 Giới thiệu về mạng xã hội Facebook

Như chúng ta đã biết, Facebook là một cái tên lớn có tầm ảnh hưởng và được nhắc đến nhiều nhất trong thời kỳ bùng nổ của Internet hiện nay Mạng xã hội lớn nhất hành tinh này đã và đang làm tăng sự kết nối giữa các người dùng với nhau và Facebook là nơi cho phép chúng ta tìm kiếm, kết bạn, lan toả thông tin một cách nhanh chóng và làm được rất nhiều điều thú vị trên đó

Người sáng lập nền tảng ứng dụng Facebook - Mark Zuckerberg cho biết: “Đó là một mạng xã hội giúp cho mọi người từ bất cứ đâu chỉ cần có thiết bị điện điện tử có kết nối Internet là đã có thể kết nối với nhau” thông qua một tài khoản ảo Trên Facebook chúng ta có thể đăng tải thông tin về trạng thái, hình ảnh, video hay thậm chí là chia sẻ bất cứ những gì chúng ta thích, chúng ta muốn Không chỉ dừng lại ở vậy, mạng xã hội này còn giúp chúng ta có thể kết bạn với những người dùng khác từ mọi nơi trên thế giới và tương tác với nhau qua các tương tác (reation) và bình luận (comment) Và với những người dùng Facebook chuyên nghiệp thì họ tận dụng Facebook để nhằm mục đích cho việc bán hàng, quảng cáo những sản phẩm của họ để làm tăng nguồn thu nhập rất hiệu quả; hay tận dùng nguồn tài liệu trên Facebook để phục vụ cho học tập hay nghiên cứu

2.3 Giới thiệu các video ngắn trên mạng xã hội Facebook

Đề tài tập trung nghiên việc áp dụng các video tiếng Anh ngắn trên Facebook theo các chủ đề từ vựng trong chương trình học, nhằm giúp sinh viên phát triển vốn từ vựng Những video này chủ yếu bao gồm từ vựng thuộc các chủ đề trong giáo trình “Basic Tactics for Listening” của sinh viên năm thứ nhất

Trang 18

dàng hiểu và ghi nhớ từ vựng nhanh hơn Mỗi video tiếng Anh chứa khoảng từ 5-10 từ vựng, tùy thuộc vào từng chủ đề Nội dung của mỗi video được trích từ các bộ phim, các bài phát biểu, video tổng hợp từ vựng theo một chủ đề Ở đó, một câu nói hay một từ vựng có cùng một nghĩa nhưng được thể hiện ở nhiều ngữ cảnh khác nhau, giúp người xem có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng chúng trong những hoàn cảnh khác nhau Từ đó, sinh viên không chỉ học được các từ vựng trong giáo trình mà còn mở rộng thêm được lượng vốn từ bổ ích mang tính thực tế và vận dụng cao

2.4 Tác động của các video ngắn trên Facebook trong phát triển vốn từ vựng cho sinh viên năm thứ nhất ngành Ngôn ngữ Anh – Trường Đại học Hồng Đức

Như chúng ta đã biết, mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng đã đặc biệt phổ biến trong giới trẻ và trở nên dễ tiếp cận với mọi người Mục đích của việc sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên phương tiện truyền thông này là để thúc đẩy động lực học của người dùng thông qua các hình ảnh và âm thanh hấp dẫn, giúp thu hút sự chú ý của sinh viên Đồng thời, chúng cũng có thể được sử dụng như một phương pháp để giảm bớt sự căng thẳng trong lớp học Đây có thể là một cách để vừa học tập và giải trí cùng một lúc Đối với sinh viên, đây được coi là một phương pháp học tập hiệu quả

Phương pháp sử dụng các video tiếng Anh ngắn có nhiều tác động tích cực, giúp sinh viên được học từ vựng một cách thú vị và dễ nhớ hơn so với các phương pháp ghi nhớ truyền thống Thông qua phương pháp học tập này, sinh viên có thể chia sẻ và học hỏi kiến thức, trau dồi và làm giàu thêm vốn từ vựng của bản thân

Trang 19

CHƯƠNG II:

QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC SỬ DỤNG CÁC VIDEO TIẾNG ANH NGẮN TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK NHẰM PHÁT TRIỂN

VỐN TỪ VỰNG CHO SINH VIÊN

1 Tổng quan về các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook 1.1 Đặc điểm của các video tiếng Anh ngắn

Các video tiếng Anh ngắn trên Facebook được nhóm nghiên cứu lựa chọn dựa theo các chủ đề từ vựng trong chương trình học, nhằm giúp sinh viên phát triển vốn từ vựng Các video chủ yếu bao gồm các chủ đề từ vựng đa dạng

trong khung chương trình học (giáo trình “Basic Tastics for Listening” và được thu thập từ các nguồn khác) dành cho sinh viên năm thứ nhất, được nhóm

nghiên cứu khoa học thu thập, sưu tầm, thiết kế lại từ các nguồn khác nhau như Tiktok, Youtube, v.v và đăng tải các video đó lên nhóm học tập trên MXH Facebook để hỗ trợ sinh viên năm thứ nhất ngành NNA – Trường Đại học Hồng Đức phát triển, mở rộng vốn từ vựng Các video này tương đối đa dạng về nội dung bao gồm các chủ đề khác nhau như gia đình, sở thích, sức khỏe, thời tiết, ẩm thực, địa điểm du lịch, v.v giúp sinh viên có cơ hội học từ vựng về nhiều lĩnh vực Trong các video tiếng Anh ngắn thường sử dụng những ngôn ngữ đơn giản, phù hợp với trình độ tiếng Anh của sinh viên năm nhất Độ dài của mỗi video chỉ tối đa 1 phút giúp cho sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu và tập trung theo dõi, kết hợp với hình ảnh sinh động, âm thanh sống động có thể giúp cho sinh viên hình dung được những chủ đề, nội dung của video một cách rõ ràng nhất và ghi nhớ từ vựng nhanh hơn Nội dung của mỗi video sẽ được trích từ

Trang 20

học được các từ vựng trong giáo trình mà còn mở rộng thêm được các từ vựng bổ ích khác mang tính thực tế và vận dụng cao hơn cho sinh viên Ngoài ra, sinh viên còn có thể cải thiện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ tổng thể và cải thiện khả năng giao tiếp và viết lách Với những đặc điểm này, các video tiếng Anh ngắn trên Facebook là một công cụ hữu ích để giúp sinh viên học từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả

1.2 Tính ưu việt của các video tiếng Anh ngắn

Các video tiếng Anh ngắn sẽ tạo hứng thú cho sinh viên học từ vựng và dễ dàng ghi nhớ hơn so với việc học thuộc từ vựng theo phương pháp truyền thống Đầu tiên, đây là một cách thú vị và hấp dẫn để học tiếng Anh, hỗ trợ sinh viên giải trí vì những video tiếng Anh ngắn thường có nội dung hài hước, sinh động giúp sinh viên có thể học một cách vui nhộn và thú vị hơn đồng thời có thể phát triển vốn từ vựng của họ

Thứ hai, việc sử dụng video tiếng Anh ngắn giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với khối lượng thông tin đa dạng, bao gồm văn phong, ngữ pháp và âm điệu Hơn nữa, các video cũng cung cấp các tình huống phong phú và thực tế, giúp sinh viên phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế, nhiều hình ảnh và cảnh quay đa dạng giúp sinh viên hình dung và dễ nhớ từ vựng hơn Ngoài ra, cách tiếp cận học tập linh hoạt và đa dạng này còn giúp sinh viên có thể dễ dàng thích nghi với các nhu cầu học tập của mình theo nhiều cách khác nhau và tăng cường khả năng tự học của họ

Trong các video tiếng Anh ngắn có chứa những hình ảnh, âm thanh lôi cuốn có công dụng rất lớn trong việc tạo thêm động lực cho người dùng vì thu hút được sự quan tâm từ đông đảo đối tượng học sinh, sinh viên và giáo viên Các video tiếng Anh ngắn có thể là những công cụ, phương pháp giảng dạy hiệu quả giúp giáo viên tạo bài giảng, giáo án cho các lớp học, bên cạnh đó còn làm một cách để sinh viên giảm bớt căng thẳng trong tiết học và có thể là một hình thức giải trí và đồng thời tiếp thu thêm được nhiều từ vựng hơn Đây được xem là một phương pháp học tập hiệu quả dành cho sinh viên

Trang 21

* Tiểu kết:

Tóm lại, từ vựng như chiếc chìa khóa giúp bạn tiếp cận với thế giới ngoại ngữ Việc nắm rõ từ vựng sẽ giúp sinh viên cải thiện tiếng Anh một cách toàn diện Học từ vựng tiếng Anh giao tiếp không chỉ hỗ trợ chinh phục kỹ năng trò chuyện bằng tiếng Anh, mà còn giúp cho sinh viên có được nền móng vững chắc để nâng cao những kỹ năng khác như nghe, nói, đọc và viết Sinh viên nên sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ học từ vựng để nâng cao vốn từ của mình Điển hình là học từ vựng qua các video tiếng Anh ngắn có chứa hình ảnh, âm thanh sinh động, miêu tả từ vựng một cách rõ ràng và dễ hiểu sẽ giúp sinh viên học từ vựng dễ dàng hơn

2 Từ vựng trong các video tiếng Anh ngắn 2.1 Các chủ đề trong chương trình học

Nhóm NCKH thực hiện chương trình thực nghiệm học từ vựng qua các video tiếng Anh ngắn trong 8 tuần với 16 chủ đề từ vựng sau đây được tổng hợp dựa trên giáo trình trong chương trình học của sinh viên năm thứ nhất ngành

ngôn ngữ Anh (giáo trình “Basic Tactics for Listening”)

Trang 22

Chủ đề 15: The weather Chủ đề 16: Vacation

2.2 Tiêu chí chọn bộ từ vựng trong các video tiếng Anh ngắn

Do đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm thứ nhất ngành Ngôn ngữ Anh nên các từ vựng trong các video tiếng Anh ngắn sẽ được lấy từ các giáo trình

trong chương trình học (giáo trình “Basic Tactics for Listening”) hỗ trợ cho

sinh viên nắm chắc bài học trên lớp và là công cụ hữu ích cho việc tự học của sinh viên hiệu quả hơn Nhóm NCKH thiết kế các video chứa từ vựng dựa vào những tiêu chí sau:

- Nhón nghiên cứu khoa học sưu tầm và thiết kế từ vựng dựa theo các chủ đề trong chương trình học: Các chủ đề này sẽ được rút ra từ đề cương chi tiết học phần Kỹ năng Nghe - Nói 1 giúp sinh viên dễ dàng trau dồi, củng cố kiến thức một cách khoa học, giúp sinh viên không cảm thấy chán nản và áp lực khi phải học từ vựng mới, lạ Đồng thời, thứ tự của các chủ đề được Nhóm NCKH

lựa chọn sẽ giống với thứ tự của các bài học trong sách giáo trình “Basic Tactics for Listening”

- Thiết kế các video tiếng Anh ngắn có chứa từ vựng kết hợp hình ảnh và âm thanh: trong mỗi video, ngoài việc cung cấp định nghĩa thì còn có cả hình ảnh minh hoạ kèm theo kết hợp với phần phiên âm và phát âm chuẩn (Anh-Anh; Anh-Mỹ) giúp sinh viên ghi nhớ từ vựng lâu hơn thông qua hình ảnh và phát âm Do đó, từ vựng khi được liên kết với nhau và với hình ảnh, âm thanh sẽ giúp bộ não lưu trữ thông tin tốt hơn Những từ rời rạc và không hệ thống sẽ khiến người học quên đi nhanh chóng

Thiết kế mức độ từ vựng phù hợp với trình độ của sinh viên năm nhất ngành Ngôn ngữ Anh rất quan trọng để đảm bảo việc học từ vựng hiệu quả Sinh viên năm nhất thường mới bắt đầu tiếp xúc với môi trường học tập mới, do đó sẽ cần những chương trình học từ cơ bản làm nền tảng cho quá trình học lên nâng cao bớt khó khăn hơn Vì vậy, khi mới bắt đầu nhóm nghiên cứu khoa học sưu tầm, thiết kế các video tiếng Anh có chứa các từ vựng cơ bản, đúng trình độ của sinh viên năm thứ nhất ngành Ngôn ngữ Anh Sau quá trình khảo sát năng lực

Trang 23

ngôn ngữ của sinh viên thông qua bài kiểm tra, nhóm NCKH chọn từ vựng ở mức độ từ A1 đến B1 để phù hợp với trình độ của sinh viên

Thiết kế từ vựng đúng trình độ

Phiên âm và định nghĩa chuẩn: Trong mỗi video, phần phiên âm và định nghĩa tiếng Anh sẽ được trích dẫn từ từ điển Cambridge Dictionary và Oxford Dictionary để đảm bảo độ chuẩn về phát âm và sinh viên sẽ nắm được nghĩa chính xác của từ vựng trong bài học Ngoài ra, mỗi từ vựng sẽ đi kèm một ví dụ minh hoạ giúp sinh viên hiểu rõ bản chất nghĩa của từ

Nhóm nghiên cứu khoa học chọn ra 50 từ vựng cho mỗi chủ đề: 50 từ

vựng sẽ dựa trên các chủ đề có trong giáo trình (Basic Tactics for Listening),

ngoài ra, nếu không đủ số lượng từ vựng thì nhóm NCKH sẽ tham khảo từ các tài liệu học có mức độ tương đương với giáo trình trên để chọn lọc những từ

Trang 24

nhóm nghiên cứu tổng hợp sẵn để sinh viên nhóm thực nghiệm dễ dàng quan sát, tổng hợp và ghi chép lại sau khi học hết mỗi video

2.3 Minh họa từ vựng mẫu trong các video tiếng Anh ngắn

(Chủ đề: The weather)

1 Sun (n) /sʌ n/: mặt trời

E.g: The sun rises in the east and sets in the west

2 Cloud (n) /klaʊ d/: mây

E.g: A cloud passed over the sun

3 Rain (n) /reɪ n/: mƣa E.g: It's raining heavily

Trang 25

4 Drizzle (n) /ˈ drɪ zl/: mƣa phùn E.g: It's been drizzling all day

5 Rain shower (n) /ˈ reɪ n ˈ ʃ aʊ ɚ /: mƣa rào

E.g: There is a very slight chance of rain showers this afternoon

6 Snow (n) /snə ʊ /: tuyết

E.g: Let's go and play in the snow!

Trang 26

7 Wind (n) /wɪ nd/: gió

E.g: There isn't enough wind to fly a kite

8 Cold (adj) /kə ʊ ld/: lạnh lẽo

E.g: You'll feel cold if you don't wear a coat

9 Warm (adj) /wɔ ː m/: ấp áp

E.g: Those gloves look nice and warm

Trang 27

10 Cool (adj) /kuː l/: mát mẻ E.g: It was a lovely cool evening

(Chủ đề: Restaurants)

1 Taste (v) /teɪ st/: nếm

E.g I‟ve never tasted anything like it

2 Napkin (n) /ˈ næp.kɪ n/: khăn ăn

E.g: Napkin is used to protect your clothes

Trang 28

3 Chopsticks (n) /ˈ tʃ ɒ p.stɪ k/: đôi đũa E.g: Chopstick are used for Asian food

4 Plate (n) /pleɪ t/: đĩa

E.g: I ate three plates of spaghetti

5 Tissue (n) /ˈ tɪ ʃ uː /: khăn giấy

E.g: I always keep a box of tissues in the car

Trang 29

6 Spoon (n) /spuː n/: thìa, muỗng E.g: Please, give me a spoon

7 Appetizer (n) /ˈ æp.ə taɪ zə r/: món khai vị E.g: It is a simple appetizer

8 Dessert (n) /dɪ ˈ zɜ ː t/: món tráng miệng E.g: For dessert there‟s apple pie or fruit

Trang 30

9 Server (n) /ˈ sɜ ː və r/: nhân viên phục vụ E.g: Server of this restaurant is very nice

10 Chef (n) /ʃ ef/: đầu bếp (trưởng) E.g: He is one of the top chef

3 Quy trình sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook

Để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook cho việc học từ vựng của sinh viên, trước hết nhóm NCKH (nhóm tác giả) với tư cách là người hướng dẫn sinh viên cách tham gia nhóm thực nghiệm qua nền tảng mạng xã hội Facebook Sau đó, nhóm NCKH sẽ sưu tầm, tạo các video tiếng Anh ngắn theo từng chủ đề bài học trên lớp và đăng tải trên nhóm thực nghiệm để sinh viên dễ dàng định hướng trong quá trình học và tự ôn tập

Trang 31

Nhóm NCKH sẽ đóng vai trò là người giám sát tiến độ học tập và đánh giá kết quả của sinh viên sau mỗi tuần

Quy trình thực hiện của nhóm NCKH và nhóm sinh viên thực nghiệm để học và ghi nhớ từ vựng thông qua các video tiếng Anh ngắn trên Facebook:

Bước 1: Nhóm thực nghiệm truy cập mạng xã hội Facebook, đăng nhập

tài khoản và tham gia lớp học của nhóm đã tạo ra trước đó

Bước 2: Nhóm nghiên cứu khoa học đăng tải video theo từng chủ đề và

lập danh mục từ vựng tương ứng với từng chủ đề

Trang 32

Bước 3: Sinh viên luyện từ vựng bằng cách vào nhóm và xem, nghe, đọc

theo, tự ghi chép từ vựng từ các video ngắn và có thể bình luận (comment) về cảm nhận hoặc mức độ phù hợp của video để nhóm nghiên cứu khoa học có thể nắm được và điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của sinh viên

Bước 4: Nhóm nghiên cứu khoa học thực hiện theo kế hoạch kiểm tra để

theo dõi tiến độ học tập, nhận xét, đánh giá việc tự học của sinh viên Hàng tuần, sau khi kết thúc từng chủ đề nhóm nghiên cứu khoa học sẽ theo dõi quá trình học tập của sinh viên, cho làm bài ôn tập và đánh giá kết quả của sinh viên nhóm thực nghiệm

Bước 5: Sau tuần 2, tuần 4 và tuần 6, nhóm thực nghiệm làm bài kiểm tra

định kì để đánh giá tiến độ ghi nhớ từ vựng qua các video tiếng Anh ngắn

Bài kiểm tra định kì

Nhóm nghiên cứu lập bảng kế hoạch học tập cụ thể, chi tiết cho nhóm thực nghiệm trong 8 tuần với 16 chủ đề trong chương trình học (sinh viên nhóm

Trang 33

thực nghiệm ghi nhớ và nắm vững từ vựng của 2 chủ đề đưa ra theo từng tuần) Các bài kiểm tra định kỳ sẽ tiến hành hai tuần một lần (4 chủ đề) theo thứ tự Nhóm sinh viên thực nghiệm và đối chứng sẽ làm bài kiểm tra đầu ra vào cuối giai đoạn thực nghiệm để nhóm nghiên cứu khoa học tổng hợp kết quả, so sánh, đối chiếu và đánh giá hiệu quả của quá trình thực nghiệm

Bước 6: Kiểm tra kết quả học từ vựng sau khi sinh viên học hết bài bằng

bài kiểm tra đầu ra Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sẽ làm bài kiểm tra sau thực nghiệm để nhóm nghiên cứu khoa học thu thập kết quả và đánh giá hiệu quả của quá trình thực nghiệm khi kết thúc giai đoạn thực nghiệm

4 Xây dựng kế hoạch học tập

4.1 Bài kiểm tra từ vựng trước thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, cả hai nhóm sinh viên được yêu cầu phải làm một bài kiểm tra từ vựng Mục đích của bài kiểm tra này là nhằm xác định khả năng từ vựng của từng nhóm sinh viên đang ở mức nào và cũng là cơ sở để đối chiếu kết quả của sinh viên qua bài kiểm tra sau thực nghiệm Bài kiểm tra gồm có 50 câu hỏi trắc nghiệm từ vựng Các bài kiểm tra được sắp xếp theo các tiêu chi điểm Giỏi, điểm Khá, điểm Trung bình, điểm Yếu:

Tiêu chí này sẽ được áp dụng để đánh giá kết quả cho các bài kiểm tra tiến độ và bài kiểm tra sau thực nghiệm về sau

Thang điểm đánh giá

4.2 Kế hoạch học tập trong thời gian thực nghiệm

Nhóm NCKH sẽ lập bảng biểu cụ thể và chi tiết về kế hoạch học tập cho

Trang 34

kiểm tra đầu ra để nhóm NCKH thu thập kết quả, so sánh và đánh giá tính hiệu quả của quá trình thực nghiệm

Trang 35

* Tiểu kết

Ở chương này, nhóm NCKH đã đưa ra lựa chọn các đề tài từ vựng trong

chương trình học (giáo trình: Basic Tactics for Listening) với mục đích giúp cho

sinh viên học trên lớp và tự học dễ nhớ được lượng từ vựng trong chương trình học một cách dễ dàng Các chủ đề này sẽ được rút ra từ đề cương chi tiết học phần Nghe - Nói 1, còn có các hình ảnh minh họa phù hợp với chủ đề để sinh viên dễ dàng học và ghi nhớ Ngoài ra, nếu không đủ số lượng từ vựng thì nhóm NCKH sẽ tham khảo từ các tài liệu học có mức độ tương đương với giáo trình Trong mỗi video tiếng Anh ngắn có bao gồm các từ vựng, nghĩa tiếng Việt và cách phát âm của từ giúp cho sinh viên có thể nắm được nghĩa chính xác của từ vựng trong bài học và cách phát âm đúng của từ vựng Nhóm NCKH thực hiện chương trình thực nghiệm học từ vựng qua các video tiếng Anh ngắn trên nền tảng mạng xã hội Facebook trong 8 tuần với 16 chủ đề từ vựng Nhóm NCKH sẽ đăng tải các video ngắn có chứa các từ vựng theo từng chủ đề tương ứng với chủ đề bài học trên lớp lên nhóm học tập lên MXH Facebook để sinh viên dễ định hướng được quá trình học và ôn tập Nhóm NCKH sẽ đóng vai trò là người giám sát tiến độ học tập và đánh giá kết quả của sinh viên sau mỗi tuần

Trang 36

CHƯƠNG III:

THỰC NGHIỆM VIỆC ỨNG DỤNG CÁC VIDEO TIẾNG ANH NGẮN TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ VỰNG CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT NGÀNH NGÔN NGỮ ANH 1 Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm kiểm tra tính hiệu quả của việc sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook để phát triển, mở rộng vốn từ vựng thông qua những số liệu và kết quả thực tế thu thập từ nhóm thực nghiệm và

nhóm đối chứng sau thời gian 8 tuần tiến hành thực nghiệm

2 Bối cảnh thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm của đề tài là thực nghiệm việc ứng dụng các video tiếng Anh ngắn trên nền tảng mạng xã hội Facebook do nhóm nghiên cứu đăng tải trên một nhóm học tập cùng với sự tham gia của các cho sinh viên nhóm thực nghiệm lớp K25B ngành Ngôn ngữ Anh - Trường Đại học Hồng Đức nhằm phát triển và mở rộng vốn từ vựng cho sinh viên

Khách thể thực nghiệm của đề tài là gồm 2 nhóm sinh viên lớp K25B ngành Ngôn ngữ Anh - Trường Đại học Hồng Đức, nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Mỗi nhóm gồm có 20 sinh viên

Do sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh - Trường Đại học Hồng Đức được xét tuyển vào trường với những hình thức xét tuyển khác nhau như là xét điểm học bạ, xét điểm thi trung học phổ thông quốc gia, các chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế (như IELTS, TOEFL, v.v.) nên xuất phát điểm của các sinh viên cũng có sự khác biệt Sẽ có những sinh viên có thành tích học tập tốt, nhanh chóng thích nghi được với phương pháp học và môi trường tập của trường đại học, nhưng cũng có những sinh viên gặp khó khăn trong việc thích nghi hoặc bị ngợp với môi trường mới bởi lẽ các bạn vẫn chưa có được vốn từ vựng phong phú hay chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp với bản thân

Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu (nhóm tác giả) đã đánh giá khách quan về trình độ cùng các kĩ năng tiếng Anh của các sinh viên lớp K25B

Trang 37

ngành Ngôn ngữ Anh - Trường Đại học Hồng Đức, thông qua bài khảo sát trước khi tiến hành thực nghiệm để chọn ngẫu nhiên ra hai nhóm đối tượng là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, mỗi nhóm gồm 20 sinh viên để có thể mang lại kết quả sau thực nghiệm một cách khách quan nhất Sau đó sẽ tiến hành quá trình thực nghiệm với cả hai nhóm Với mục đích ứng dụng các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook đối với nhóm sinh viên thực nghiệm để kiểm chứng tính hữu hiệu mà các video tiếng Anh ngắn đó mang lại cho nhóm so với cách học truyền thống của nhóm đối chứng (không thực hiện quá trình học từ vựng thông qua các video tiếng Anh ngắn) Để từ đó đưa ra những nhận xét cũng như những đánh giá khách quan về tính hiệu quả ưu việt của các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook nhằm phát triển, mở rộng vốn từ vựng cho sinh viên

3 Nội dung thực nghiệm

Chương trình thực nghiệm sẽ được thực hiện đối với 40 sinh viên lớp K25B năm thứ nhất ngành Ngôn ngữ Anh - Trường Đại học Hồng Đức, được chia ra làm 2 nhóm: nhóm thực nghiệm (20SV) và nhóm đối chứng (20SV), với 16 chủ đề dựa theo giáo trình “Basic Tastics for Listening” và được thu thập từ các nguồn khác Nhóm thực nghiệm sẽ được hướng dẫn để học tập trên nền tảng mạng xã hội Facebook thông qua những video tiếng Anh ngắn được nhóm nghiên cứu khoa học đăng tải lên theo một kế hoạch học tập đã đề ra trong thời gian là 8 tuần để nhóm nghiên cứu quan sát, so sánh và đối chiếu với nhóm đối chứng nhằm thu thập được kết quả thực nghiệm một cách khách quan nhất

Nhóm nghiên cứu thực hiện chương trình thực nghiệm học từ vựng tiếng

Trang 38

- Thiết kế câu hỏi khảo sát trước thực nghiệm để nắm bắt được cảm nhận của sinh viên về việc sử dụng mạng xã hội Facebook trong việc học tiếng Anh nói chung và việc học từ vựng tiếng Anh nói riêng

- Xây dựng các chủ đề, danh mục từ vựng và kế hoạch học tập phù hợp với các chủ đề trong giáo trình “Basic Tastics for Listening”

- Sưu tầm, thiết kế video theo từng chủ đề danh mục đã đề ra

- Tổng hợp từ vựng cũng như cấu trúc ngữ pháp xuất hiện trong các video theo từng chủ đề

- Lựa chọn đối tượng thực nghiệm

Học kì I năm học 2022-2023 là thời điểm chúng tôi thực hiện tiến hành nghiên cứu đề tài Thông qua bài khảo sát đối với sinh viên năm thứ nhất - lớp K25B ngành Ngôn ngữ Anh - Trường Đại học Hồng Đức trước khi tiến hành thực nghiệm để chọn ngẫu nhiên ra 40 sinh viên chia thành hai nhóm đối tượng là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, mỗi nhóm gồm 20 sinh viên để có thể mang lại kết quả sau thực nghiệm một cách khách quan nhất Sau đó sẽ tiến hành quá trình thực nghiệm với cả hai nhóm Nhóm thực nghiệm gồm 20 sinh

Trang 39

viên sẽ được tham gia thực nghiệm sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook theo chủ đề của từng tuần mà nhóm nghiên đề ra và học trong 8 tuần, mỗi chủ đề 10 - 15 video, mỗi video chứa khoảng 10 từ vựng Trong mỗi video, nhóm nghiên cứu sẽ ghi rõ thứ tự từng chủ đề, thứ tự các video và luôn có phần tổng kết từ vựng và cấu trúc ngữ pháp xuất hiện trong các video đã được nhóm tổng hợp sẵn để sinh viên nhóm thực nghiệm dễ dàng quan sát và tổng hợp lại sau khi học hết mỗi video Bên cạnh đó, nhóm đối chứng bao gồm 20 sinh viên sẽ “KHÔNG” được cung cấp bất kì video tiếng Anh ngắn nào mà nhóm nghiên cứu sử dụng ở nhóm thực nghiệm

- Thiết kế một bài kiểm tra trước thực nghiệm có chứa các từ vựng liên quan đến 16 chủ đề mà nhóm nghiên cứu đề ra theo hình thức 50 câu trắc nghiệm lựa chọn đáp án; thiết kế 4 bài kiểm tra tiến độ (cứ sau 2 tuần (4 chủ đề) sẽ có 1 bài kiểm tra trực tiếp thông qua bài kiểm tra giấy bám sát các từ vựng trong chủ đề học trong 2 tuần) và một bài kiểm tra sau thực nghiệm cho cả hai nhóm nhằm giúp nhóm nghiên cứu theo dõi tiến độ học tập của cả hai nhóm trong quá trình thực nghiệm Mỗi bài kiểm tra tiến độ và bài kiểm tra sau thực nghiệm bao gồm 50 câu hỏi với đa dạng các thể loại: trắc nghiệm chọn đáp án; sắp xếp lại từ vựng; nối từ với khái niệm, định nghĩa cho sẵn; tìm lỗi sai trong câu; cung cấp từ vựng qua khái niệm và định nghĩa cho sẵn, v.v để giúp sinh viên hiểu được và biết cách sử dụng đúng các từ vựng và bối cảnh sử dụng của từ vựng

- Thiết kế câu hỏi khảo sát sau thực nghiệm để nắm bắt được cảm nhận của sinh viên sau khi tham gia quá trình thực nghiệm ứng dụng các video tiếng Anh

Trang 40

Cả hai nhóm sinh viên đều được yêu cầu làm bài kiểm tra trình độ từ vựng trước khi tiến hành quá trình thực nghiệm nhằm giúp nhóm nghiên cứu xác định trình độ năng lực từ vựng của từng nhóm, đồng thời làm cơ sở để so sánh kết quả của sinh viên thông qua bài kiểm tra sau thực nghiệm Bài kiểm tra trình độ từ vựng theo hình thức 50 câu trắc nghiệm lựa chọn đáp án có chứa các từ vựng liên quan tới 16 chủ đề đã được đề ra Các bài kiểm tra được tổ chức dựa trên các tiêu chí: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu

Bước 2: Giới thiệu mạng xã hội Facebook cho nhóm thực nghiệm, cách sử

dụng các video tiếng Anh để học từ vựng sao cho hiệu quả nhất và tự đưa ra các ví dụ minh họa tương tự

Để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các video tiếng Anh ngắn trên mạng xã hội Facebook cho việc học từ vựng tiếng Anh của sinh viên, trước hết nhóm nghiên cứu khoa học với tư cách là người hướng dẫn sinh viên cách tham gia nhóm thực nghiệm qua nền tảng mạng xã hội Facebook Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ sưu tầm, tạo các video tiếng Anh ngắn theo từng chủ đề bài học trên lớp và đăng tải trên nhóm thực nghiệm để sinh viên dễ dàng định hướng trong quá trình tự học và tự ôn tập

Sinh viên nhóm thực nghiệm thực hiện bao gồm ba giai đoạn để học và ghi nhớ từ vựng:

(1) Nhóm thực nghiệm truy cập mạng xã hội Facebook, đăng nhập tài khoản và tham gia lớp học của nhóm đã tạo ra trước đó

(2) Nhóm nghiên cứu đăng tải video theo từng chủ đề và lập danh mục từ vựng tương ứng

(3) Sinh viên luyện từ vựng bằng cách xem, nghe, đọc theo và tự ghi chép từ vựng

Bước 3: Giao bài tập cho sinh viên nhóm thực nghiệm tiếng Anh trường

Đại học Hồng Đức bằng các bài kiểm tra ôn tập mỗi tuần

Bước 4: Nhóm nghiên cứu thực hiện theo kế hoạch kiểm tra để theo dõi

tiến độ học tập, nhận xét, đánh giá việc tự học của sinh viên Hàng tuần, sau khi

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:45

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w