1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf

268 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Tác giả Ts. Đàm Trí Cường, Ts. Nguyễn Thành Long, Ths. Đỗ Thị Thanh Huyền, Ths. Nguyễn Vũ Vân Anh, Ths. Lưu Xuân Danh, Ths. Phạm Ngọc Kim Khánh
Trường học Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nghiên cứu trong kinh doanh
Thể loại Giáo trình
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 268
Dung lượng 12,56 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN cứu TRONG KINH DOANH 1.1. Nghiên cứu là gì? (12)
    • 1.2. Nghiên cứu trong kinh doanh (13)
    • 1.3. Phân loại các loại hình nghiên cứu chính (17)
      • 1.3.1. Nghiên cứu khám phá, mô tả, giải thích và dự báo (18)
      • 1.3.2. Nghiên cứu định lượng và định tính (21)
      • 1.3.3. Nghiên cứu ứng dụng và cơ bản (hàn lâm) (23)
      • 1.3.4. Nghiên cứu suy diễn và quy nạp (24)
    • 1.4. Các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu trong kinh doanh (25)
      • 1.4.1. Chọn chủ đề nghiên cứu (25)
      • 1.4.2. Xác định vấn đề nghiên cứu và tổng quan tài liệu (26)
      • 1.4.3. Thiết kế nghiên cứu (27)
      • 1.4.4. Chọn mẫu nghiên cứu (28)
      • 1.4.5. Thu thập dữ liệu nghiên cứu (28)
      • 1.4.6. Phân tích dữ liệu nghiên cứu (28)
      • 1.4.7. Viết báo cáo và trình bày báo cáo (29)
    • 1.5. Xác định các đặc điểm của một nghiên cứu tốt (29)
    • 1.6. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh doanh (35)
      • 1.6.1. Hạn chế về thời gian (35)
      • 1.6.2. Tính sẵn có của nguồn lực (36)
      • 1.6.3. Bản chất của thông tin được tìm kiếm (0)
      • 1.6.4. Lợi ích so với chi phí (37)
    • 1.7. Các xu hướng ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh doanh (37)
      • 1.7.1. Mở rộng thị trường (37)
      • 1.7.2. Nghiên cứu quốc tế (37)
      • 1.7.3. Marketing cá nhân hóa (38)
      • 1.7.4. Cuộc cách mạng thông tin (38)
  • CHƯƠNG 2. CHỌN CHỦ ĐỀ NGHIÊN cứu, XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Chọn chủ đề nghiên cứu (48)
    • 2.2. Đặc điểm của chủ đề nghiên cứu tốt (50)
    • 2.3. Một số kỹ thuật cơ bản hình thành ý tưởng và tinh chỉnh ý tưởng nghiên cứu (53)
      • 2.3.1. Một số kỹ thuật cơ bản hình thành ý tưởng nghiên cứu (0)
      • 2.3.2. Hai kỹ thuật cơ bản tinh chỉnh ý tưởng nghiên cứu (0)
    • 2.4. Vấn đề nghiên cứu (57)
    • 2.5. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết (58)
      • 2.5.1. Mục tiêu nghiên cứu (58)
      • 2.5.2. Câu hỏi nghiên cứu (59)
      • 2.5.3. Đối tượng nghiên cứu (0)
      • 2.5.4. Phạm vi nghiên cứu (61)
      • 2.5.5. Giả thuyết (62)
    • 2.6. Tổng quan tài liệu (66)
      • 2.6.1. Khái niệm tổng quan tài liệu (66)
      • 2.6.2. Lợi ích của tổng quan tài liệu trong nghiên cứu (0)
      • 2.6.3. Tìm kiếm tài liệu (69)
      • 2.6.4. Viết tổng quan tài liệu (74)
    • 2.7. Trích dẫn, tài liệu tham khảo và quản lý tài liệu tham khảo (75)
      • 2.7.1. Trích dẫn (75)
      • 2.7.2. Tài liệu tham khảo (75)
      • 2.7.3. Quản lý tài liệu tham khảo (79)
    • 3.1. Khái quát về nghiên cứu định tính (0)
    • 3.2. Chọn mẫu cho nghiên cứu định tính (92)
    • 3.3. Các phương pháp cơ bản trong thu thập dữ liệu định tính (93)
      • 3.3.1. Phỏng vấn (93)
      • 3.3.2. Thảo luận nhóm (99)
      • 3.3.3. Phỏng vấn chuyên gia (105)
      • 3.3.4. Quan sát (106)
    • 3.4. Phân lích dữ liệu định tính (0)
      • 3.4.1. Phân tích dữ liệu định tính là gì? (109)
      • 3.4.2. Một số thách thức chính trong phân tích dữ liệu định tính (110)
      • 3.4.3. Quản lý dữ liệu định tính (110)
      • 3.4.4. Phân tích dữ liệu định tính (111)
      • 3.4.5. ứng dụng phân tích dữ liệu định tính (118)
  • CHƯƠNG 4. NGHIÊN cứu ĐỊNH LƯỢNG 4.1. Khái quát về nghiên cứu định lượng (88)
    • 4.2. Phương pháp khảo sát (132)
      • 4.2.1. Khái niệm (132)
      • 4.2.2. Các thành phần của phương pháp nghiên cứu thực hiện thông qua khảo sát (133)
      • 4.2.3. Các phương thức khảo sát (135)
    • 4.3. Các bước chính trong nghiên cứu định lượng (147)
    • 4.4. Nguồn dữ liệu trong nghiên cứu định lượng (150)
      • 4.4.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp (150)
      • 4.4.2. Dữ liệu sơ cấp (151)
    • 4.5. Một số công cụ phân tích định lượng (0)
      • 4.5.1. Phân tích mô tả và khám phá (151)
      • 4.5.2. So sánh nhóm (153)
      • 4.5.3. Hồi quy (153)
      • 4.5.4. Hàm logistics (155)
  • CHƯƠNG 5. CHỌN MÂU TRONG NGHIÊN cứu ĐỊNH LỰỢNG, ĐO LƯỜNG VÀ CẮP Độ THANG ĐO TRONG NGHIÊN cứu, THIẾT KẾ BÀNG CÂU HỎI 5.1. Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng (131)
    • 5.1.1. Tầm quan trọng của việc xác định tổng thể nghiên cứu (165)
    • 5.1.2. Tổng quan về kỹ thuật lấy mẫu (166)
    • 5.1.3. Lấy mẫu xác suất và phi xác suất (166)
    • 5.1.4. Quyết định cỡ mẫu phù hợp (169)
    • 5.2. Đo lường - cấp độ thang đo trong nghiên cứu (170)
      • 5.2.1. Đo lường (170)
      • 5.3.2. Cấp độ thang đo (171)
    • 5.3. Thiết kế bảng câu hỏi (177)
      • 5.3.1. Các bước cần làm trong thiết kế bảng câu hỏi (178)
      • 5.3.2. Ví dụ bảng câu hỏi (179)
      • 5.3.3. Làm rõ các khái niệm (0)
      • 5.3.4. Xác định, định dạng và trình tự các loại câu hỏi (186)
      • 5.3.5. Kiểm tra bố cục bảng câu hỏi (0)
      • 5.3.6. Kiểm tra trước bảng câu hỏi (0)
      • 5.3.7. Quản lý bảng câu hỏi (0)
  • CHƯƠNG 6. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG 6.1. Tổng quan về phân tích dữ liệu định lượng (164)
    • 6.2. Chuẩn bị dữ liệu (0)
      • 6.2.1. Làm sạch dữ liệu (0)
      • 6.2.2. Mã hoá dữ liệu (0)
      • 6.2.3. Sổ mã dữ liệu (0)
    • 6.3. Nhập và kiểm tra dữ liệu (0)
      • 6.3.1. Bố cục dữ liệu (0)
      • 6.3.2. Nhập và lưu dữ liệu (0)
      • 6.3.3. Kiểm tra dữ liệu (0)
    • 6.4. Trình bày dữ liệu định lượng (0)
    • 6.5. Phân tích dữ liệu định lượng (0)
      • 6.5.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo - Cronbach’s Alpha (0)
      • 6.5.2. Phân tích nhân tố khám phá - Exploratory factor (0)
      • 6.5.3. Hồi quy tuyến tính (0)
  • CHƯƠNG 7. VIẾT BÁO CÁO VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO 7.1. Giới thiệu tồng quan về viết báo cáo (0)
    • 7.1.1. Chuẩn bị viết báo cáo (0)
    • 7.1.2. Công cụ hỗ trợ viết báo cáo (0)
    • 7.2. Trình bày báo cáo (0)
      • 7.2.1. Cấu trúc báo cáo (0)
      • 7.2.2. Sắp xếp nội dung bài báo cáo (0)
    • 7.3. Thuyết trình bài báo cáo (0)
      • 7.3.1. Lập kế hoạch và chuẩn bị (0)
      • 7.3.2. Sử dụng phương tiện trực quan (0)
      • 7.3.3. Thực hiện bài thuyết trình (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN cứu TRONG KINH DOANH 1.1 Nghiên cứu là gì?

Nghiên cứu trong kinh doanh

Trong môi trường kinh doanh phát triển nhanh hiện nay được đặc trưng bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhiều tổ chức dựa vào nghiên cứu trong kinh doanh để đạt được lợi thế cạnh ưanh và thị phần lớn hơn Một nghiên cứu tốt giúp các tổ chức hiểu được các quy trình, sản phẩm, khảch hàng, thị trường và cạnh tranh, để phát triển các hàm ý, giải pháp, chính sách, chiến lược và chiến thuật có nhiều khả năng thành công nhất Bên cạnh đó, nghiên cứu ưong kinh doanh được sử dụng để giải quyết các vấn đề hoạt động và lập kế hoậch khác nhau phát sinh trọng một tổ chức kinh doanh Chúng có thể bao gồm các vấn đề liên quan đến kinh doanh, marketing, tài chính, nhân sự và sản xuất.

Ba hình thức chính của nghiên cứu trong kinh doanh gồm nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hoạt động và nghiên cứu động cơ Nghiên cứu thị trường nhằm tìm hiểu và điều tra thị trường mà công ty hoạt động Điều này giúp tổ chức đề ra các chính sách kinh doanh và chiến lược marketing hiệu quả Nghiên cứu hoạt động liên quan đến việc sử dụng các phương pháp toán học, logic và phân tích để tìm giải pháp tối ưu cho các vấn đề kinh doanh Nghiên cứu hoạt động chủ yếu được sử dụng để dự báo nhu cầu, tối ưu hóa sản xuất và tìm kiếm các lựa chọn tốt nhất Nghiên cứu động cơ liên quan đến việc phân tích lý do và động cơ đằng sau hành vi của mọi người Nghiên cứu động cơ được sử dụng để hiểu hành vi của người tiêu dùng Nó cũng được sử dụng để hiểu hành vi của nhân viên (Sreejesh & cộng sự, 2014).

Mặt khác, nghiên cứu trong cuộc sống hàng ngày được xem như là sự theo đuổi sự thật một cách sáng suốt - để biết được sự thật (Hair & cộng sự, 2020) Làm thế nào để chúng ta quyết định giữa cơ hội kinh doanh A hoặc B? Chúng ta cần biết sự thật, cả tích cực và tiêu cực Những người làm nghiên cứu đang tìm kiếm câu trả lời Trong cuộc sống hàng ngày, tất cả chúng ta đều đóng vai trò là nhà nghiên cứu Chẳng hạn, việc lựa chọn rạp chiếu phim để xem phim hiếm khi được thực hiện mà không có một chút thời gian để nhận thức về nó, đặc biệt là vì có rất nhiều lựa chọn thay thế xem phim trực tuyến Trong quá trình này, trước tiên, những khách hàng tiềm năng của rạp chiếu phim sẽ xác định loại phim nào sẽ phù hợp nhất với mong muốn hiện tại của họ Họ có thể đưa ra ý kiến sơ bộ về một số bộ phim dựa trên kiến thức trước đó về các diễn viên, đạo diễn tham gia , ví dụ: Phim AAA có đáng xem không? Các nguồn phương tiện truyền thông, đánh giá trực tuyến, xem trước và từ những người quen cá nhân thường cung cấp thông tin để trả lời câu hỏi này Sau đó, nếu những khách hàng tiềm năng của rạp chiếu phim tự tin một cách hợp lý về kết luận của họ, họ sẽ đưa ra quyết định về bộ phim nào Nhưng sau đó, quyết định có thể chuyển sang một giai đoạn khác, đó là xem phim trực tuyến hay đến rạp chiếu phim Ví dụ minh họa đơn giản trên bao gồm một số yếu tố cơ bản của nghiên cứu trong kinh doanh Việc dựa ra quyết định đúng đắn phụ thuộc vào việc đặt câu hỏi và tiến hành nghiên cứu để dự đoán chính xác một kết quả quan trọng, trong trường hợp này là sự thích thú với phim AAA.

Ngày nay, có hàng nghìn công ty có hoạt động chính liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ nghiên cứu giúp các doanh nghiệp trả lời các câu hỏi chiến lược, chiến thuật và hoạt động chính của họ Bên cạnh đó, trong môi trường kỹ thuật số và phương tiện truyền thông xã hội cung cấp cho doanh nghiệp những cách thức mới để thu thập và phần tích thông tin Nhưng mục đích của nghiên cứu trong kinh doanh vẫn không thay đổi nhiều Chẳng hạn: Làm cách nào để chúng ta tìm ra câu trả lời nhằm cải thiện hiệu suất của chúng ta và làm cho cuộc sống của khách hàng, nhân viên và chủ sở hữu tốt hơn? Nghiên cứu trong kinh doanh được thiết kế để trả lời những câu hỏi này Vậy nghiên cứu trong kinh doanh là gì?

Hiện nay, các nhà học thuật trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa nghiên cứu trong kinh doanh Sau đây, trình bày các định nghĩa nghiên cứu trong kinh doanh của các nhà học thuật trên thế giới.

Sekaran & Bougie (2016) tranh luận rằng nghiên cứu trong kinh doanh là hoạt động tìm hiểu hoặc điều tra có tổ chức, có hệ thống, dựa trên dữ liệu, có phê phán, khách quan về một vấn đề cụ thể, được thực hiện với mục đích tìm ra câu trả lời hoặc giải pháp cho vấn đề về bản chất, nghiên cứu trong kinh doanh cung cấp thông tin cần thiết hướng dẫn các nhà quản lý đưa ra các quyết định sáng suốt để giải quyết thành công các vấn đề kinh doanh.

Saunders & cộng sự (2023) thể hiện rằng nghiên cứu trong kinh doanh là quá trình nghiên cứu một cách hệ thống để tìm hiểu mọi thứ về kinh doanh.

Cooper & Schindler (2014) cho rằng nghiên cứu trong kinh doanh là một cuộc điều tra có hệ thống cung cấp thông tin để hướng dẫn các quyết định quản lý Cụ thể hơn, đó là một quá trình lập kế hoạch, thu thập, phân tích và phổ biến dữ liệu, thông tin và hiểu biết có liên quan cho những người ra quyết định theo cách huy động tổ chức thực hiện các hành động thích hợp để tối đa hóa hiệu suất.

Bajpai (2018) mô tả rằng nghiên cứu trong kinh doanh được định nghĩa là quá trình thu thập, ghi chép và phân tích dữ liệu một cách có hệ thống và khách quan để hỗ trợ đưa ra các quyết định kinh doanh.

Voxco (2022) chỉ ra rằng nghiên cứu trong kinh doanh đề cập đến quá trình thu thập thông tin về tất cả các lĩnh vực kinh doanh với mục đích tận dụng dữ liệu để thúc đẩy tăng trưởng tổ chức, tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận Nó hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị đồng thời thể hiện sự đáp ứng các yêu cầu về học thuật và thực tiễn.

Zikmund & cộng sự (2013) cho rằng nghiên cứu trong kinh doanh là việc áp dụng phương pháp khoa học trong việc tìm kiếm sự thật về các hiện tượng kinh doanh Các hoạt động này bao gồm xác định các cơ hội và vấn đề kinh doanh, tạo và đánh giá ý tưởng, giám sát hiệu suất và hiểu về quá trình kinh doanh bao gồm phát triển ý tưởng và lý thuyết, xác định vấn đề, tìm kiếm và thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và diễn giải những phát hiện cũng như ý nghĩa của chúng Định nghĩa này gợi ý rằng thông tin nghiên cứu trong kinh doanh không được thu thập trực quan hoặc ngẫu nhiên Theo nghĩa đen, nghiên cứu (re-search) có nghĩa là “tìm kiếm lại” Thuật ngữ này cho biết nhà nghiên cứu thực hiện một cái nhìn khác, cẩn thận hơn về dữ liệu để khám phá tất cả những gì đã biết về chủ đề nào đó Cuối cùng, tất cả những phát hiện được gắn liền với lý thuyết cơ bản Định nghĩa cũng nhấn mạnh, thông qua đề cập đến phương pháp khoa học, ràng mọi thông tin được tạo ra phải chính xác và khách quan Nhà nghiên cứu phải tách biệt với cá nhân và không thiên vị trong nỗ lực tìm kiếm sự thật

Neu sự thiên vị xâm nhập vào quá trình nghiên cứu, giá trị của nghiên cứu sẽ giảm đi đáng kể Định nghĩa cũng làm rõ rằng nghiên cứu trong kinh doanh được thiết kế để tạo thuận lợi cho quá trình ra quyết định quản lý cho tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp: Kinh doanh, marketing, tài chính, nguồn nhân lực Nghiên cứu trong kinh doanh là một công cụ thiết yếu để quản lý trong hầu hết các hoạt động giải quyết vấn đề và ra quyết định Bằng cách cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh, nghiên cứu có thể làm giảm nguy cơ đưa ra quyết định sai lầm trong từng lĩnh vực Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý, nghiên cứu là một công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định kinh doanh, không bao giờ thay thế cho việc ra quyết định của nhà quản lý Cuối cùng, định nghĩa về nghiên cứu trong kinh doanh này bị giới hạn bởi định nghĩa về kinh doanh của một tổ chức Tuy nhiên, các tổ chức phi lợi nhuận có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của mình.

Hair & cộng sự (2020) tiết lộ rằng nghiên cứu trong kinh doanh tìm cách dự đoán và giải thích các hiện tượng, chúng kết hợp với nhau, hình thành một môi trường kinh doanh luôn thay đổi Do đó, nghiên cứu trong kinh doanh là một chức năng tìm kiếm sự thật, tìm hiểu thực tế nhằm thu thập, phân tích, giải thích và báo cáo thông tin để những người ra quyết định kinh doanh trở nên hiệu quả hom.

Buys & Oberholzer (2023) tiết lộ ràng nghiên cứu trong kinh doanh là một cuộc điều tra chặt chẽ và hợp lý về mặt học thuật đối với các vấn đề kinh doanh để tạo ra kiến thức hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh.

Sreejesh & cộng sự (2014) xác định rằng nghiên cứu trong kinh doanh có thể được định nghĩa là một quá trình thu thập, ghi chép và phân tích dữ liệu có hệ thống và khách quan để cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ các quyết định kinh doanh.

Nghiên cứu trong kinh doanh cũng phải mang lại lợi ích thực tế, có giá trị đối với ngành, có hệ thống và tiết lộ kiến thức mới Do đó, trong giáo trình này, đồng quan điểm với Sreejesh & cộng sự (2014) về định nghĩa nghiên cứu trong kinh doanh.

Phân loại các loại hình nghiên cứu chính

Nghiên cứu đặc điểm của các loại nghiên cứu khác nhau giúp chúng ta xem xét những điểm tưomg đồng và khác biệt Nghiên cứu có thể được phân loại theo:

J Mục đích nghiên cứu - Lý do tại sao nó được thực hiện.

J Quá trình nghiên cứu - Cách thức thu thập và phân tích dữ liệu.

J Kết quả nghiên cứu - Liệu kết quả mong đợi là giải pháp cho một vấn đề cụ thể hay là một đóng góp tổng quát hom cho kiến thức.

J Logic nghiên cứu - Liệu trình tự logic nghiên cứu chuyển từ cái chung sang cái cụ thể hay ngược lại.

Bảng 1.1 thể hiện sự phân loại các loại hình nghiên cứu chính theo các tiêu chí trên.

Bảng 1.1 Phân loại các loại hình nghiên cứu chính

Các loại hình nghiên cứu Cơ sở phân loại

Nghiên cứu khám phá, mô tả, giải thích và dự báo Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng và định tính Quá trình nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng và cơ bản Ket quả nghiên cứu Nghiên cứu suy diễn và quy nạp Logic nghiên cứu

1.3.1 Nghiên cứu khám phá, mô tả, giải thích và dự báo

Nghiên cứu khám phá là nghiên cứu với mục đích cung cấp sự hiểu biết chung tốt hơn về các hiện tượng (đó là đối tượng, sự kiện hoặc sự xuất hiện được quan sát) khi có ít hoặc không có nghiên cứu trước đó Nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra tính khả thi của một nghiên cứu lớn hơn, chặt chẽ hơn sau này.

Mục đích của loại nghiên cứu này là tìm kiếm các mô hình và phát triển các ý tưởng hơn là các đề xuất thử nghiệm Các câu hỏi nghiên cứu trong nghiên cứu khám phá tập trung vào “làm thế nào”, “cái gì” và “ở đâu” vì mục đích là để hiểu rõ hơn và làm quen với hiện tượng đang nghiên cứu.

Các kỹ thuật điển hình được sử dụng trong nghiên cứu khám phá bao gồm nghiên cứu tình huống, quan sát và phân tích lịch sử, có thể cung cấp cả dữ liệu định lượng và định tính Những kỹ thuật như vậy rất linh hoạt vì có ít ràng buộc về bản chất của các hoạt động được sử dụng hoặc về loại dữ liệu được thu thập Nghiên cứu sẽ đánh giá những lý thuyết và khái niệm hiện có nào có thể được áp dụng cho vấn đề hoặc liệu những lý thuyết và khái niệm mới có nên được phát triển hay không Cách tiếp cận nghiên cứu thường rất cởi mở và tập trung vào việc thu thập nhiều loại dữ liệu và ấn tượng Như vậy, nghiên cứu khám phá hiếm khi đưa ra câu trả lời mang tính kết luận cho các vấn đề nhưng đưa ra hướng dẫn về những nghiên cứu trong tương lai, nếu có, nên được tiến hành.

Nghiên cứu mô tả là nghiên cứu với mục đích xác định và mô tả các đặc điểm chi tiết của các hiện tượng để cung cấp cơ sở cho các lập luận dựa trên bàng chứng thực nghiệm.

Sau đây là nhũng ví dụ về các câu hỏi nghiên cứu trong nghiên cứu mô tả:

J Tỷ lệ vắng mặt trong một bộ phận cụ thể là bao nhiêu?

J Cảm xúc của người lao động khi đối mặt với tình trạng dư thừa là gì?

J Trình độ chuyên môn của các nhóm nhân viên khác nhau là gì?

J Người tiêu dùng thích loại bao bì nào cho một hộp sôcôla?

J Người tiêu dùng muốn thông tin gì được thể hiện trên nhãn thực phẩm?

J Làm thế nào để hành khách đi làm việc tại các thành phố lớn?

Chúng ta nhận thấy rằng nhiều câu hỏi trong số này bắt đầu bằng

“cái gì” hoặc “làm thế nào” vì mục đích là để mô tả điều gì đó Tuy nhiên, cần làm rõ thêm trước khi nghiên cứu có thể bất đầu Ví dụ, chúng ta không thể hỏi tất cả mọi người trên thế giới xem họ thích bao bì hộp sôcôla và thông tin trên nhãn thực phẩm nào hơn Do đó, ngay cả trong một nghiên cứu mô tả, chúng ta phải dành thời gian sàng lọc các câu hỏi nghiên cứu của mình và cụ thể hóa các hiện tượng mà chúng ta đang nghiên cứu.

Nghiên cứu giải thích là nghiên cứu với mục đích tìm hiểu các hiện tượng bằng cách khám phá và đo lường mối quan hệ nhân quả giữa các biến.

Mục đích của nghiên cứu giải thích là để hiểu các hiện tượng bằng cách kiểm tra các giả thuyết và khám phá mối quan hệ nhân quả giữa các biến.

Các câu hỏi nghiên cứu trong nghiên cứu giải thích tập trung vào các câu trả lời “tại sao”.

Ví dụ: Tại sao công ty phục vụ khách hàng càng tốt thì mức doanh thu càng tăng?

Nghiên cứu dự báo là nghiên cứu với mục đích khái quát hóa từ phân tích các hiện tượng bằng cách đưa ra dự báo dựa trên các mối quan hệ chung được giả thuyết Do đó, giải pháp cho một vấn đề trong một nghiên cứu cụ thể sẽ được áp dụng cho các vấn đề tương tự ở những nơi khác nếu nghiên cứu dự báo có thể cung cấp một giải pháp hợp lệ, mạnh mẽ dựa trên sự hiểu biết rõ ràng về các nguyên nhân liên quan.

Nghiên cứu dự báo cung cấp các câu trả lời “như thế nào”, “tại sao” và “ở đâu” cho các sự kiện hiện tại và các sự kiện tương tự trong tương lai. Sau đây là ví dụ về các câu hỏi nghiên cứu trong một nghiên cứu nghiên cứu dự báo:

J Mở một cửa hàng bán lẻ mới ở thành phố nào sẽ có lợi nhất?

Việc áp dụng chế độ thưởng cho nhân viên có giúp nâng cao năng suất lao động không?

J Loại bao bì nào sẽ cải thiện việc bán sản phẩm của chúng ta?

J Việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp?

J Đầu tư vào thị trường chứng khoán nào sẽ sinh lời cao nhất trong ba tháng tới?

J Điều gì sẽ xảy ra với doanh số bán sản phẩm của doanh nghiệp nếu có suy thoái kinh tế?

Bảng 1.2 trình bày ví dụ về nghiên cứu được phân loại theo mục đích.

Bảng 1.2 Nghiên cứu được phân loại theo mục đích

Loại nghiên cứu Ví dụ

Một cuộc khảo sát phỏng vấn giữa các nhân viên bán hàng trong một bộ phận hoặc công ty cụ thể để tìm hiểu điều gì thúc đẩy họ tăng năng suất và xem liệu

1.3.2 Nghiên cứu định lượng và định tính

Loại nghiên cứu Ví dụ một vấn đề nghiên cứu có thể được hình thành hay không.

Mô tả về cách thưởng cho các nhân viên bán hàng được chọn và những biện pháp nào được sử dụng để ghi lại mức năng suất của họ.

Một cuộc điều tra về mối quan hệ nhân quả giữa phần thưởng được trao cho nhân viên bán hàng và mức năng suất của họ.

Dự báo về (những) biến nào sẽ được thay đồi để mang lại sự cải thiện về mức năng suất của nhân viên cung cấp dịch vụ khách hàng trong một trung tâm chăm sóc khách hàng.

Nhìn vào cách tiếp cận - quá trình nghiên cứu (cách thức thu thập và phân tích dữ liệu) được nhà nghiên cứu áp dụng cũng cỏ thể phân biệt nghiên cứu thành nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.

Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu được thể hiện bằng các con số và đồ thị (Streeíkerk, 2023) Nghiên cứu định lượng là một phưorng pháp đặc trưng trong đó các công cụ thống kê được áp dụng để phân tích các biến nhằm kiểm tra các lý thuyết (hoặc giả thuyết) chứa các biến (Creswell, 2014) Nghiên cứu định lượng được thừa nhận là nhàm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu thông qua các đánh giá thực nghiệm liên quan đến phưong pháp đo lường và phân tích số liệu (Zikmund & cộng sự, 2013) Nghiên cứu định lượng cũng được xem là một hình thức nghiên cứu dựa trên các phưong pháp của khoa học tự nhiên, tạo ra dữ liệu số và dữ kiện thực tế

Các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu trong kinh doanh

Bất kể loại hình nghiên cứu hoặc cách tiếp cận nào được áp dụng, có một số giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu chung cho tất cả các nghiên cứu dựa ưên cơ sở khoa học Sơ đồ đơn giản hóa về các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu trong kinh doanh được hiển thị trong Hình 1.1.

Hình 1.1 trình bày nghiên cứu như một quá trình gọn gàng, có trật tự, từ một giai đoạn dẫn đến giai đoạn tiếp theo một cách hợp lý Tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu ít khi được như vậy Ví dụ: Thất bại ở một giai đoạn có nghĩa là quay trở lại giai đoạn trước đó và nhiều giai đoạn chồng lên nhau Do đó, nếu chúng ta không thể thu thập dữ liệu nghiên cứu, có thể cần phải sửa lại định nghĩa của chúng ta về vấn đề nghiên cứu hoặc sửa đổi cách chúng ta tiến hành nghiên cửu Đây thường là lý do chính đáng để tiến hành một số nghiên cứu thăm dò trước khi bắt đầu nghiên cứu chính. Để cung cấp một cái nhìn tổng quan về bản chất của nghiên cứu trong kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét ngắn gọn từng giai đoạn của quá trình nghiên cứu trong kinh doanh (xem Hình 1.1).

1.4.1 Chọn chủ đề nghiên cứu Điểm bắt đầu là chọn một chủ đề nghiên cứu, đó là một lĩnh vực chủ đề chung có liên quan đến bằng cấp của bạn Bạn có thể tìm một chủ đề nghiên cứu tự gợi ý như là dựa vào kết quả của khóa học, công việc, sở thích hoặc kinh nghiệm chung của bạn.

Ví dụ: Bạn có thể quan tâm đến vấn đề thương mại điện tử, thương hiệu, hành vi khách hàng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ý tường khởi nghiệp, lòng trung thành khách hàng, chất lượng dịch vụ, sự hài lòng khách hàng

Hình 1.1 Các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu trong kỉnh doanh

Nguồn: Điều chỉnh từ Collis & Hussey (2021); Zikmund & cộng sự (2013)

1.4.2 Xác định vấn đề nghiên cứu và tổng quan tài liệu

(1) Xác định vấn đề nghiên cứu

Tất cả các sinh viên đều gặp một số khó khăn trong việc thu hẹp mối quan tâm chung của họ đối với một chủ đề nghiên cửu để tập trung vào một vấn đề cụ thể đủ nhỏ để nghiên cứu Điều này thường được gọi là xác định vấn đề nghiên cứu và dẫn đến việc đặt (các) mục tiêu nghiên cứu và (các) câu hỏi nghiên cứu Trong nghiên cứu học thuật, cách cổ điển để xác định một vấn đề nghiên cứu là xem xét tài liệu và xác định bất kỳ lỗ hổng nào, vì chúng chỉ ra các lĩnh vực ban đầu để nghiên cứu Bạn cũng sẽ thấy rằng nhiều bài báo học thuật cung cấp các gợi ý cho nghiên cứu sâu hơn trong phần kết luận của chúng Bạn sẽ cần tập trung ý tưởng của mình và quyết định phạm vi nghiên cứu.

Ví dụ: Có lẽ nghiên cứu của bạn sẽ là một vấn đề kinh doanh rộng lớn, nhưng tập trung vào một nhóm các bên liên quan cụ thể, quy mô kinh doanh, ngành, khu vực địa lý hoặc khoảng thời gian.

Khi bạn đã chọn một chủ đề chung, bạn cần tìm kiếm tài liệu về các nghiên cứu trước đây và các thông tin liên quan khác về chủ đề đó và đọc chúng Bằng cách khám phá khối kiến thức hiện có, bạn sẽ tìm hiểu thêm về chủ đề và điều này sẽ giúp bạn tập trung ý tưởng của mình và tìm ra một vấn đề nghiên cứu cụ thể để nghiên cứu Sau đó, bạn sẽ viết một bài đánh giá tổng quan tài liệu về các nghiên cứu trước đây và các tài liệu đã xuất bản khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu của bạn Tổng quan tài liệu là một đánh giá quan ưọng đối với khối kiến thức hiện có về một chủ đề, chúng hướng dẫn nghiên cứu và chứng minh rằng các tài liệu liên quan đã được'tìm thấy và phân tích.

Thiết kế nghiên cứu là một kế hoạch tổng thể chỉ rõ các phương pháp, quá trình thu thập và phân tích thông tin cần thiết Thiết kế nghiên cứu cung cấp một khung nghiên cứu hoặc kế hoạch hành động cho nghiên cứu (Zikmund & cộng sự, 2013) Điểm khởi đầu trong thiết kế nghiên cứu là xác định mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu là một khung hướng dẫn cách tiến hành nghiên cứu và nó dựa trên các lý thuyết và giả thuyết của mọi người về thế giới và bản chất của kiến thức Bên cạnh đó, cách tiếp cận tổng thể đối với toàn bộ quá trình nghiên cứu được gọi là phương pháp nghiên cứu Mặc dù, một phần, điều này được xác định bởi vấn đề nghiên cứu, các giả thuyết bạn sự dụng trong nghiên cứu của mình và cách bạn xác định vấn đề nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến cách bạn tiến hành nghiên cứu Nói cách khác, cách bạn xác định mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu sẽ phụ thuộc vào mô hình nghiên cứu của bạn.

Mặc dù kế hoạch chọn mẫu được vạch ra trong thiết kế nghiên cứu, giai đoạn chọn mẫu là một giai đoạn riêng biệt của quá trình nghiên cứu Tuy nhiên, để thuận tiện, chúng tôi sẽ coi kế hoạch chọn mẫu và thực tế quy trình chọn mẫu là cùng nhau trong phần này.

Chọn mẫu liên quan đến bất kỳ quy trình mà đưa ra kết luận dựa trên đo lường của một bộ phận tổng thể hoặc tổng thể nghiên cứu Nói cách khác, một mẫu là một tập hợp con của một tổng thể lớn hơn Nếu các thủ tục thống kê cụ thể được tuân theo, nhà nghiên cứu không cần chọn tảng thể vì kết quả của một mẫu tốt phải có cùng đặc điểm với tổng thể nghiên cứu Tất nhiên, các mẫu không đưa ra ước tính đáng tin cậy so với tổng thể nghiên cứu (Zikmund & cộng sự, 2013) Vì vậy, độ chính xác của các dự báo từ nghiên cứu phụ thuộc vào việc lấy một mẫu thực sự phù hợp với tổng thể nghiên cứu.

1.4.5 Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Thu thập dữ liệu nghiên cứu là quá trình thu thập dữ liệu Dữ liệu có thể được thu thập bởi người quan sát hoặc người phỏng vấn, hoặc chúng có thể được ghi lại băng máy như trong trường hợp dữ liệu máy quét và khảo sát dựa trên Internet Rõ ràng, nhiều kỹ thuật nghiên cứu liên quan đến nhiều phương pháp thu thập dữ liệu (Zikmund & cộng sự, 2013) Đồng quan điểm trên, Collis & Hussey (2021) cũng tranh luận rằng có nhiều cách khác nhau để thu thập dữ liệu nghiên cứu và các tác giả xem xét các phương pháp thu thập dữ liệu chính là phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính Nếu thu thập dữ liệu băng phương pháp nghiên cứu định lượng, bạn sẽ cố gắng đo lường các biến số hoặc đếm số lần xuất hiện của một hiện tượng Mặt khác, nếu thu thập dữ liệu bằng phương pháp nghiên cứu định tính, bạn sẽ nhấn mạnh các chủ đề, ý nghĩa và kinh nghiệm liên quan đến các hiện tượng.

1.4.6 Phân tích dữ liệu nghiên cứu

Một phần chính của quá trình nghiên cứu sẽ được dành để phân tích dữ liệu nghiên cứu Các phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng sẽ phụ thuộc vào mô hình nghiên cứu của bạn và việc bạn đã thu thập dữ liệu định lượng hay định tính Mặt khác, bạn không nên đưa ra quyết định về phương pháp thu thập dữ liệu của mình mà không quyết định phương pháp phân tích nào bạn sẽ sử dụng.

1.4.7 Viết báo cáo và trình bày báo cáo

Một trong những công việc quan trọng nhất mà nhà nghiên cứu thực hiện là truyền đạt kết quả nghiên cứu Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trìhh nghiên cứu, nhưng nó không phải là giai đoạn ít quan trọng nhất Giai đoạn viết báo cáo và trình bày báo cáo bao gồm diễn giải các kết quả nghiên cứu, mô tả các hàm ý/giải pháp và rút ra các kết luận phù hợp cho các quyết định quản lý Những kết luận này phải hoàn thành các mục tiêu đã trình bày trong đề xuất nghiên cứu Ngoài ra, điều quan trọng là nhà nghiên cứu phải xem xét các khả năng khác nhau của mọi người để hiểu kết quả nghiên cứu Báo cáo không nên được viết theo cùng một cách cho một nhóm các học giả cũng như cho một nhóm các nhà quản lý ưực tiếp Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng nên lưu ý khi báo cáo cho nhà quản lý vì hiện nay có nhiều báo cáo nghiên cứu trong kinh doanh ứng dụng là những tuyên bố quá phức tạp về các khía cạnh kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu phức tạp Thông thường, nhà quản lý không quan tâm đến việc báo cáo chi tiết về thiết kế nghiên cứu và các kết quả thống kê, mà chỉ muốn có một bản tóm tắt các kết quả.

Xác định các đặc điểm của một nghiên cứu tốt

Nghiên cứu tốt tạo ra dữ liệu đáng tin cậy có được từ các hoạt động thực hành được tiến hành chuyên nghiệp và có thể được sử dụng một cách đáng tin cậy để đưa ra quyết định Ngược lại, nghiên cứu sơ sài được lập kế hoạch và tiến hành cẩu thả, dẫn đến dữ liệu mà người quản lý không thể sử dụng để giảm thiểu rủi ro khi ra quyết định Nghiên cứu tốt tuân theo các tiêu chuẩn của phương pháp khoa học (Cooper & Schindler, 2014).

Ngoài ra, Collis & Hussey (2021) mô tả răng các đặc điểm của nghiên cứu tốt có thể được phát triển bằng cách áp dụng cách tiếp cận có phương pháp Sự chặt chẽ về phương pháp là rất quan trọng và đề cập đến sự phù hợp và tính đúng đắn về lý thuyết của thiết kế nghiên cứu và ứng dụng có hệ thống của các phương pháp được sử dụng Do đó, nó đòi hỏi một cách tiếp cận cẩn thận, chi tiết, chính xác để tiến hành nghiên cứu Litman (2019) gợi ý rằng một nghiên cứu tốt sẽ bao gồm các đặc điểm sau đây:

J Một hoặc nhiều mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được xác định rõ ràng.

J Đánh giá tổng quan nghiên cứu có liên quan.

J Xem xét các quan điểm khác nhau.

J Trình bày bằng chứng với dữ liệu và phân tích ở định dạng có thể được tiến hành nghiên cứu lặp lại bởi người khác.

J Thảo luận về các giả thuyết quan trọng, các phát hiện trái ngược và các diễn giải thay thế.

J Kết luận thận trọng và thảo luận về ý nghĩa của chúng.

J Tài liệu tham khảo đầy đủ, bao gồm quan điểm và đánh giá thay thế.

Hon nữa, Cooper & Schindler (2014) liệt kê một số đặc điểm xác định một nghiên cứu tốt với phương pháp khoa học như sau:

J Mục tiêu được xác định rõ ràng: Mục tiêu của nghiên cứu trong kinh doanh - vấn đề liên quan hoặc quyết định được đưa ra - cần được xác định rõ ràng và mô tả rõ ràng bằng các thuật ngữ càng rõ ràng càng tốt Mục tiêu nghiên cứu nên được thể hiện bằng văn bản là có giá trị ngay cả trong trường hợp cùng một người đóng vai trò là nhà nghiên cứu và người ra quyết định Tuyên bố về vấn đề quyết định nên bao gồm phạm vi, giới hạn của nó và ý nghĩa chính xác của tất cả các từ và thuật ngữ quan trọng đối với nghiên cứu Việc nhà nghiên cứu không làm được điều này một cách đầy đủ có thể gây ra những nghi ngờ chính đáng trong tâm trí người đọc báo cáo nghiên cứu về việc liệu nhà nghiên cứu có đủ hiểu biết về vấn đề để đưa ra một đề xuất hợp lý hay không.

J Quá trình nghiên cứu chi tiết: Quá trình nghiên cứu được sử dụng phải được mô tả đủ chi tiết để cho phép một nhà nghiên cứu khác lặp lại nghiên cứu Điều này bao gồm các bước để có được người tham gia, sự đàng ý có hiểu biết, phương pháp chọn mẫu và tính đại diện cũng như quá trình thu thập dữ liệu Trừ khi phải giữ bí mật, các báo cáo nghiên cứu nên tiết lộ thẳng thắn nguồn dữ liệu và phương tiện thu thập dữ liệu Việc bỏ sót các chi tiết thủ tục quan trọng gây khó khăn hoặc không thể ước tính tính hợp lệ và độ tin cậy của dữ liệu và làm suy yếu niềm tin của người đọc báo cáo nghiên cứu cũng như bất kỳ hàm ý/giải pháp nào dựa trên nghiên cứu.

J Thiết kế nghiên cứu được lên kế hoạch kỹ lưỡng: Thiết kế nghiên cứu cần được mô tả rõ ràng và lập kế hoạch cẩn thận để mang lại kết quả khách quan nhất có thể Hơn nữa, không nên sử dụng một cuộc khảo sát ý kiến hoặc hồi ức khi có bằng chứng đáng tin cậy hơn từ các nguồn tài liệu hoặc bằng cách quan sát trực tiếp.

J Các tiêu chuẩn đạo đức cao được áp dụng: Các nhà nghiên cứu thường làm việc độc lập và có quyền hạn đáng kể trong việc thiết kế và thực hiện nghiên cứu Một thiết kế nghiên cứu bao gồm các biện pháp bảo vệ chống lại việc gây tổn hại về tinh thần hoặc thể chất cho người tham gia và ưu tiên hàng đầu cho tính toàn vẹn của dữ liệu Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu phản ánh những mối quan tâm đạo đức quan trọng về việc thực hành các hành vi có trách nhiệm trong xã hội Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu thường thấy cân bằng một cách bấp bênh giữa các quyền của đối tượng nghiên cứu so với các quy định khoa học của phương pháp đã chọn Khi điều này xảy ra, họ có trách nhiệm bảo vệ phúc lợi của những người tham gia nghiên cứu cũng như các tổ chức mà họ tham gia, khách hàng, đồng nghiệp và chính họ Phải xem xét cẩn thận những tình huống nghiên cứu trong đó có khả năng gây tổn hại về thể chất hoặc tâm lý, bóc lột, xâm phạm quyền riêng tư và/hoặc mất phẩm giá Nhu cầu nghiên cứu phải được cân nhắc với khả năng xảy ra các tác dụng phụ này Thông thường, bạn có thể thiết kế lại một nghiên cứu, nhưng đôi khi bạn không thể Nhà nghiên cứu nên chuẩn bị cho tình thế tiến thoái lưỡng nan này.

J Những hạn chế được bộc lộ thẳng thắn: Nhà nghiên cứu nên báo cáo, với sự thẳng thắn hoàn toàn, những hạn chế trong thiết kế nghiên cứu và ước tính ảnh hưởng của chúng đối với kết quả Có rất ít thiết kế nghiên cứu hoàn hảo Một số điểm không hoàn hảo có thể ít ảnh hưởng đến tính hợp lệ và độ tin cậy của dữ liệu; những người khác có thể vô hiệu hóa chúng hoàn toàn Kinh nghiệm của nhà nghiên cứu trong việc phân tích dữ liệu sẽ cung cấp cơ sở để ước tính ảnh hưởng của lỗi thiết kế Là người ra quyết định, bạn nên đặt câu hỏi về giá trị của nghiên cứu mà không có giới hạn nào được báo cáo.

J Phân tích đầy đủ cho nhu cầu của người ra quyết định: Phân tích dữ liệu phải đủ rộng để tiết lộ tầm quan trọng của nó, cái mà các nhà quản lý gọi là hiểu biết sâu sắc Các phương pháp phân tích được sử dụng phải phù hợp Mức độ mà tiêu chí này được đáp ứng thường là thước đo tốt về năng lực của nhà nghiên cứu Phân tích đầy đủ dữ liệu là giai đoạn nghiên cứu khó khăn nhất đối với người mới Tính hợp lệ và độ tin cậy của dữ liệu nên được kiểm tra cẩn thận Dữ liệu nên được phân loại theo những cách hỗ trợ nhà nghiên cứu đưa ra kết luận thích hợp và tiết lộ rõ ràng những phát hiện đã dẫn đến những kết luận đó Khi các phương pháp thống kê được sử dụng, nên chọn các kỹ thuật mô tả và suy luận thích hợp, xác suất sai sót phải được ước tính và áp dụng các tiêu chí về ý nghĩa thống kê.

J Các phát hiện được trình bày rõ ràng: Một số bằng chứng về năng lực và tính chính trực của nhà nghiên cứu có thể được tìm thấy trong bản báo cáo Chẳng hạn, ngôn ngữ không cầu kỳ, rõ ràng và chính xác; các khẳng định được rút ra cẩn thận và được bảo vệ với các bảo lưu thích hợp; và một nỗ lực rõ ràng để đạt được tính khách quan tối đa có xu hướng để lại ấn tượng tốt về nhà nghiên cứu với người ra quyết định Những suy luận vượt xa các kết quả thống kê hoặc bằng chứng khác mà chúng dựa vào, sự phóng đại và dài dòng không cần thiết có xu hướng để lại ấn tượng không thuận lợi Những báo cáo như vậy không có giá trị đối với các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định của tồ chức Việc trình bày dữ liệu phải toàn diện, diễn giải họp lý, dễ hiểu đối với người ra quyết định và được tổ chức sao cho người ra quyết định có thể dễ dàng xác định các phát hiện quan trọng.

J Kết luận hợp lý: Các kết luận nên được giới hạn ở những kết luận mà dữ liệu cung cấp cơ sở đầy đủ Các nhà nghiên cứu thường muốn mở rộng cơ sở quy nạp bằng cách bao gồm kinh nghiệm cá nhân và diễn giải của họ - dữ liệu không chịu sự kiểm soát mà theo đó nghiên cứu được tiến hành Điều không mong muốn tương tự là thực hành quá thường xuyên rút ra kết luận từ một nghiên cứu về cỡ mẫu hạn chế và áp dụng chúng rộng rãi Các nhà nghiên cứu cũng có thể bị cám dỗ dựa quá nhiều vào dữ liệu được thu thập trong một nghiên cứu trước đó và sử dụng nó để diễn giải một nghiên cứu mới Thực tế như vậy đôi khi xảy ra giữa các chuyên gia nghiên cứu, những người chỉ giới hạn công việc của họ cho các khách hàng trong một ngành nhỏ Những hành động này có xu hướng làm giảm tính khách quan của nghiên cứu và làm suy yếu niềm tin của độc giả vào các phát hiện Các nhà nghiên cứu giỏi luôn xác định các điều kiện mà theo đó kết luận của họ có thể họp lý.

J Kinh nghiệm của nhà nghiên cứu được phản ánh: Sự tự tin hơn trong nghiên cứu sẽ được đảm bảo nếu nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, có danh tiếng tốt trong nghiên cứu và là một người liêm chính Neu người đọc báo cáo nghiên cứu có thể có được đầy đủ thông tin về nhà nghiên cứu, thì tiêu chí này có lẽ sẽ là một trong những cơ sở tốt nhất để đánh giá mức độ tin cậy của một nghiên cứu đảm bảo và giá trị của bất kỳ quyết định nào dựa trên nó Vì lý do này, báo cáo nghiên cứu nên chứa thông tin về trình độ của nhà nghiên cứu.

Các đặc điểm của một nghiên cứu tốt thay đổi tùy theo các giả thuyết/giả định nghiên cứu làm nền tảng cho nghiên cứu Những giả thuyết/giả định này là rất quan trọng ở tất cả các mức độ học thuật Một thiết kế nghiên cứu dựa trên cơ sở chắc chắn sẽ cho phép một mức độ linh hoạt để giúp bạn theo đuổi những phát hiện mới ưong chủ đề nếu chúng liên quan đến nghiên cứu và bạn có đủ thời gian để thực hiện nó. Ở giai đoạn này, sẽ rất hữu ích để có một cái nhìn tổng quan về những gì tạo nên một nghiên cứu tốt Vì vậy, trong Bảng 1.3 trình bày các đặc điểm chính của một nghiên cứu tốt và sơ sài.

Bảng 1.3 Các đặc điểm chính của một nghiên cứu tất và sơ sài

Tiêu chí Nghiên cứu tốt Nghiên cứu sơ sài

Vấn đề và phạm vi nghiên cứu

• Liên quan đến tranh luận học thuật

• Không rõ ràng và không tập trung

• Đánh giá các nghiên cứu liên quan và cập nhật

• Liên kết với các mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, khả thi

• Một danh sách các nghiên cứu liên quan

• Mức độ liên quan không rõ ràng

• ít hoặc không đánh giá các nghiên cứu liên quan

• Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu bĩ thiếu, không thực tế hoặc không tập trung

Tiêu chí Nghiên cứu tốt Nghiên cứu sơ sài

• Thiết kế gắn kết với vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

• Đánh giá tốt các phương án thiết kế nghiên cứu

• Gắn liền với tổng quan lý thuyết

• ít đánh giá cao thiết kế nghiên cứu

• Không biện minh cho sự lựa chọn phương pháp

• Không liên quan đến tổng quan lý thuyết

Phân tích và thảo luận

• Những phát hiện được thảo luận theo cách phân tích nhằm tạo ra kiến thức và hiểu biết mới

• Gắn liền với tổng quan lý thuyết

• Phát hiện không rõ ràng, không liên quan đến mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

• ít hoặc không cố gắng thảo luận liên quan đến tổng quan lý thuyết

Kết luận • Kết luận rõ ràng liên quan đến mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

• Chú ý đến hàm ý/giải pháp và hạn chế nghiên cứu

• Một số kết luận nhưng không liên kết với mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

• Hàm ý/giải pháp và hạn chế nghiên cứu không được trình bày

• Tất cả các nguồn được trích dẫn trong bài và chi tiết được liệt kê ở cuối bài

• Đạo văn thông qua thiếu sót hoặc tham chiếu không đầy đủ

Diễn đạt • Ý tưởng rõ ràng

• Chính tả và ngữ pháp phù hợp

• Nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp

Nghiên cứu trong kinh doanh tốt chỉ có giá trị khi nó có thể giúp ban quản lý đưa ra các quyết định tốt hơn để đạt được các mục tiêu của tổ chức Thông tin thú vị về người tiêu dùng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh hoặc môi trường có thể rất thú vị, nhưng giá trị của nó bị hạn chế nếu thông tin đó không thể được áp dụng cho một quyết định quan trọng Nếu một nghiên cứu không giúp ban quản lý lựa chọn các giải pháp thay thế hiệu quả hom, ít rủi ro hơn hoặc có lợi hơn so với các trường hợp khác, thì việc sử dụng nó nên được đặt câu hỏi Ngoài ra, ban quản lý có thể không có đủ nguồn lực (thời gian, tiền bạc hoặc kỹ năng) để tiến hành một nghiên cứu thích hợp hoặc có thể đối mặt với mức độ rủi ro thấp liên quan đến quyết định hiện tại Trong những tình huống này, việc tránh nghiên cứu trong kinh doanh và các chi phí liên quan về thời gian và tiền bạc là điều hợp lý Do đó, điểm mẫu chốt là nghiên cứu trong kinh doanh nên biện minh cho sự đóng góp mà nó tạo ra cho nhiệm vụ của những người ra quyết định (Cooper & Schindler, 2014).

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh doanh

Mặc dù nghiên cứu trong kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho tồ chức, nhưng nó không phải là liều thuốc chữa bách bệnh cho mọi vấn đề mà tổ chức gặp phải Và tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh cũng liên quan đến chi phí, thời gian và nỗ lực Do đó, một tổ chức nên quyết định lựa chọn tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh sau khi xem xét các yếu tố khác nhau Chúng bao gồm các yếu tố cơ bản như hạn chế về thời gian, nguồn lực sẵn có, dữ liệu sẵn có, bản chất của thông tin mà tổ chức đang mong đợi và các chi phí liên quan (Sreejesh & cộng sự, 2014).

1.6.1 Hạn chế về thời gian

Hạn chế về thời gian là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định của công ty về việc có tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh hay không Trong một số trường hợp nhất định, thiếu thời gian khiến một công ty đưa ra các quyết định mà không thực hiện bất kỳ nghiên cứu nào Những thay đổi đột ngột trong chiến lược của đối thủ cạnh tranh, những thay đổi về quy định, những thay đổi trong môi trường thị trường hoặc những thay đổi trong hoạt động của công ty, đòi hỏi phải có hành động ngay lập tức.

1.6.2 Tính sẵn có của nguồn lực

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định thực hiện nghiên cứu trong kinh doanh hay không là sự sẵn có của các nguồn lực Sự sẵn có của các nguồn lực có thể là về mặt phân bổ ngân sách hoặc nguồn nhân lực Thiếu nguồn tài chính có thể dẫn đến việc tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh không đúng cách Ngược lại, kết quả thu được từ nghiên cứu như vậy sẽ không chính xác Thiếu nguồn tài chính buộc một công ty phải thỏa hiệp về cách thức thực hiện dự án nghiên cứu của mình, chẳng hạn như lấy cỡ mẫu nhỏ hơn trong khi dự án yêu cầu cỡ mẫu lớn hơn, sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu rẻ hơn và thậm chí bao gồm quá trình phân tích dữ liệu sơ sài đối với bất kỳ nghiên cứu trong kinh doanh nào Vì vậy, trước khi tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh, công ty cần xem xét vấn đề về sự sẵn có của các nguồn tài chính.

Một công ty cũng cần xem xét sự sẵn có của nguồn nhân lực trong khi đưa ra quyết định về nghiên cứu trong kinh doanh Thiếu nhân sự có trình độ có thể ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu trong một nghiên cứu trong kinh doanh Thiếu nhân sự có trình độ có thể dẫn đến việc chọn mẫu không phù hợp, nhập dữ liệu không đúng và phân tích dữ liệu không chính xác Do đó, một công ty cần tìm kiếm những nhân sự có năng lực và được đào tạo bài bản trước khi tiến hành nghiên cứu hoạt động kinh doanh.

1.6.3 Bản chất của thông tin đưực tìm kiếm

Thông tin hoặc đầu vào mà một công ty muốn có từ nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến quyết định có tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh hay không Neu thông tin mà một công ty muốn có từ nghiên cứu có thể được lấy từ hồ sơ nội bộ của công ty hoặc từ các nghiên cứu trước đây do công ty thực hiện, thì việc tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh là một sự lãng phí thời gian và công sức Chẳng hạn: Nếu một công ty AAA đang tung ra một loại đồ uống trái cây mới ở Việt Nam và muốn có thông tin về tiềm năng thị trường của sản phẩm, thì công ty đó có thể sử dụng kiến thức và các nghiên cứu trước đây của mình về thị trường đồ uống ở Việt Nam, thay vì tiến hành một nghiên cứu thị trường mới Trong một số trường hợp nhất định, kinh nghiệm và trực giác của ban quản lý là đủ để đưa ra một quyết định cụ thể và không cần nghiên cứu trong kinh doanh.

1.6.4 Lợi ích so với chi phí

Lợi ích của nghiên cứu là rất nhiều Tuy nhiên, nghiên cứu đòi hỏi những nỗ lực đáng kể và điều đó đòi hỏi phải phân bổ đủ ngân sách Do đó, mọi nhà quản lý phải thực hiện phân tích lợi ích - chi phí trước khi đưa ra quyết định liên quan đến việc tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh Đề xuất nghiên cứu chỉ nên được phê duyệt khi lợi ích của nghiên cửu, dưới dạng thông tin thu được sẽ giúp cải thiện chất lượng của các quyết định được đưa ra, lớn hơn chi phí cho nghiên cứu.

Các xu hướng ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh doanh

Xu hướng kinh doanh gần đây đã ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh doanh theo nhiều cách Chúng đã giúp định hình các loại nghiên cứu được thực hiện, cách thức tiến hành nghiên cứu và các hiện tượng được nghiên cứu; chúng cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu trong quá trình ra quyết định kinh doanh Các xu hướng ảnh hưởng quan trọng đến nghiên cứu trong kinh doanh là mở rộng thị trường, toàn cầu hóa, marketing mối quan hệ và cuộc cách mạng thông tin (Hair & cộng sự, 2020).

Ngày nay, các công ty có thể mở rộng sản phẩm và dịch vụ của mình tại những thị trường mà họ chưa xâm nhập hoặc bị cấm trước đây Do đó, khi các thị trường là tự do cho mọi doanh nghiệp thì cạnh tranh sẽ xuất hiện, và các công ty bắt đầu có động lực để ưả lời các câu hỏi về các loại sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng mong muốn Điều này làm cho các công ty chú trọng nhiều hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ Như vậy, nghiên cứu trong kinh doanh có thể mang lại lợi ích cho các nhà quản lý; và khi các công ty được hưởng lợi từ việc ra quyết định được cải thiện, nghiên cứu trở thành một phần thiết yếu của việc ra quyết định hiệu quả.

Toàn cầu hóa có nghĩa là nghiên cứu trong kinh doanh phải tập trung vào quốc tể Do đó, nghiên cứu trong kinh doanh ngày nay thực sự là một nỗ lực quốc tế Các công ty trên toàĩi cầu hiện đang thực hiện nghiên cứu trong kinh doanh để cải thiện quá trình ra quyết định của họ Nghiên cứu này ảnh hưởng đến các quyết định thường liên quan đến các nền văn hóa xa lạ Do đó, các quyết định quản lý khó khăn liên quan đến người tiêu dùng và nhân viên trong một nền văn hóa nước ngoài, với vô số quy định và đặc thù văn hóa, thậm chí còn khó khăn hơn bởi một loạt các rào cản giao tiếp, cả bàng lời nói và phi ngôn ngữ Những quyết định này yêu cầu nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa bao gồm, ví dụ, khả năng dịch nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác Những vấn đề như thế này chắc chắn sẽ phát sinh khi các doanh nghiệp vượt qua ranh giới quốc tế Do đó, nghiên cứu trong kinh doanh được thiết kế để mang lại sự hiểu biết về cả ngôn ngữ và khía cạnh văn hóa trong kinh doanh sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc trả tiền cho một sai lầm nghiêm trọng về ngôn ngữ hoặc văn hóa.

Doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến hoạt động marketing được cá nhân hóa, nghĩa là đảm bảo các ưu đãi marketing phù hợp nhất có thể với sở thích cá nhân của khách hàng Marketing cá nhân hóa có liên quan chặt chẽ với marketing mối quan hệ, trong đó nhấn mạnh đến sự tương tác lâu dài giữa doanh nghiệp và các bên liên quan (đó là khách hàng, cổ đông hoặc nhân viên) Nó tìm cách xác định các trao đổi cùng có lợi cả công ty và các bên liên quan tối đa hóa giá trị Sự xuất hiện của marketing mối quan hệ đang làm thay đổi nghiên cứu về ai và cái gì được nghiên cứu Hơn nữa, sự sẵn có của phân tích dữ liệu lớn (big data) và học máy (machine learning) đã giúp marketing ngày càng trở nên cá nhân hóa.

Mặt khác, mức độ mà tất cả các bên liên quan được hưởng lợi có thể khác nhau Một khía cạnh quan trọng của marketing mối quan hệ là nhận ra rằng một công ty không thể là tất cả đối với mọi người; nghĩa là, các công ty phải nhận ra rằng không phải mọi khách hàng, nhân viên hay cố đông đều mang lại sự phù hợp tốt cho mối quan hệ lâu dài Reichheld (2001) khuyến khích các công ty lựa chọn các đối tác quan hệ một cách cẩn thận Nghiên cứu thường được sử dụng để xác định phân khúc khách hàng nào mang lại nhiều lợi nhuận hơn và ít sinh lời hơn để có thế sử dụng hiệu quả các nguồn lực hạn chế Điều này có thể có nghĩa là một số nhu cầu không được đáp ứng trong khi những nhu cầu khác của các bên liên quan được đáp ứng quá mức.

1.7.4 Cuộc cách mạng thông tin

Thời đại thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều quá trình nghiên cứu Những tiến bộ công nghệ trong điện toán và lưu trữ điện tử đã làm tăng đáng kể hiệu quả nghiên cứu Điều này đã xảy ra trong một khoảng thời gian rất ngăn.

Ví dụ: Một số cá nhân đọc cuốn sách này được sinh ra trước khi điện thoại thông minh và thiết bị đeo như đồng hồ thông minh, vòng theo dõi sức khỏe, mắt kính thông minh được phổ biến rộng rãi Tương tự như vậy, hầu hết độc giả của cuốn sách này chưa bao giờ nghe nói về đầu đọc thẻ; tuy nhiên, đầu đọc thẻ hiện đã lỗi thời Nhiều công nghệ mới xuất hiện sẽ làm cho các phương pháp nhập, lưu trữ và phân tích dữ liệu hiện tại của chúng ta trở nên lỗi thời.

Sau đây là một số phát triển công nghệ thông tin đang ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh doanh và nghiên cứu trong kinh doanh (Hair

E-mail, tin nhắn văn bản và các công nghệ như hội nghị truyền hình,

IP thoại (VoIP - thoại qua Internet) và các nền tảng truyền thông xã hội là những ví dụ về phương pháp giao tiếp điện tử Những phương pháp này và những phương pháp khác đã thay thế điện thoại và thư điện tử truyền thống cho hầu hết các loại hình giao tiếp trong kinh doanh, bao gồm cả những vấn đề liên quan trực tiếp đến nghiên cứu Các bảng câu hỏi hiện được quản lý trực tuyến thường xuyên hơn.

Kết nối mạng đề cập đến các máy tính được kết nối với nhau thông qua các máy chủ khác nhau Internet kết nối thiết bị kỹ thuật số của bạn với gần như mọi thiết bị kỹ thuật số khác trên thế giới Từ góc độ kinh doanh, kết nối mạng cho phép giao tiếp và truyền dữ liệu tốt hơn giữa các bên quan tâm Trong nhiều trường hợp, kết nối mạng cho phép truyền thông tin theo thời gian thực từ thị trường đến nhà phân tích Chẳng hạn, một số nền tảng thương mại điện tử phối hợp với các công ty giao hàng hiện nay cung cấp dịch vụ truyền thông tin 24-7 theo thời gian thực cho phép khách hàng theo dõi đơn hàng Hơn nữa, các công ty cũng sử dụng mạng nội bộ Đầy là những mạng dựa vào công nghệ Internet để liên kết các máy tính nội bộ trong một tổ chức duy nhất Ví dụ: một nhà nghiến cứu cần dữ liệu về doanh thu và lợi nhuận trong 10 quý vừa qua có thể truy cập trực tiếp vào hồ sơ tài chính của công ty và truy xuất thông tin mong muốn hoặc truy cập cơ sở dữ liệu lớn hơn được lưu trữ ưên đám mây Không cần giấy tờ và không xảy ra tình trạng chậm trễ trong khi chờ bộ phận kế toán xử lý yêu cầu Ngoài ra, công ty có thể mở rộng mạng nội bộ của mình để các nhà cung cấp và người bán hàng cũng có quyền truy cập vào mạng Khả năng này tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống mua hàng tự động, tăng tính linh hoạt trong sản xuất, chuỗi cung ứng hiệu quả hơn và chia sẻ thông tin chiến lược.

Thông tin công ty hiện được lưu trữ và lập danh mục ở định dạng điện tử trong kho dữ liệu Các kho này đã thay thế các phương pháp lưu trữ dữ liệu khác, tốn kém hơn và đã giảm đáng kể chi phí lưu trữ dữ liệu Một cải tiến gần đây giúp giảm hơn nữa chi phí lưu trữ dữ liệu và tốc độ truy xuất dữ liệu là sự chuyển đổi nhanh chóng từ các hệ thống do công ty sở hữu tại chỗ hoặc bên ngoài sang kiến ưúc nhà kho dựa trên đám mây (Maayan, 2017).

Các nhiệm vụ nghiên cứu cũng đã được thực hiện dễ dàng hơn nhiều nhờ dữ liệu sẵn có ngày càng tăng Dữ liệu có sẵn là thông tin sẵn có được biên soạn và bán bởi các công ty cung cấp nội dung Ngày nay, một nhà nghiên cứu có thể có thể truy cập tất cả dữ liệu thống kê cần thiết mà không cần rời khỏi văn phòng Hơn nữa, dữ liệu điều tra dân số được lập danh mục điện tử và có thể truy cập ở nhiều định dạng thông qua trang web tại Việt Nam Chẳng hạn, trang web Tổng cục thống kê (https://www.gso.gov.vn/) Trước đây, các nhà nghiên cứu phải đến thư viện của cơ quan chính phủ địa phương hoặc quốc gia, tìm các tập và bảng chính xác, sau đó chuyển các số theo cách thủ công sang định dạng có thể sử dụng được Một quy trình tốn nhiều công sức thường mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần đã được giảm xuống còn hàng giờ và trong một sổ trường hợp là vài phút.

(4) Học tập tổ chức Được thúc đẩy bởi chi phí lưu trữ thông tin kỹ thuật số thấp và mong muốn hiểu rõ hơn về nhiều mối quan hệ, nhiều tổ chức đã phát triển các hệ thống chính thức nhằm ghi lại các sự kiện quan trọng trong cơ sở dữ liệu Kết quả cơ sở dữ liệu là một đại diện điện tử của bộ nhớ tổ chức Một số đầu vào các hệ thống này được tự động hóa Ví dụ, thông tin từ các báo cáo tài chính và thị trường thông thường, được đưa tự động vào cơ sở dữ liệu Các thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các công cụ tạo động lực hiệu quả cho nhân viên, phải được nhập vào thông qua một báo cáo đặc biệt Kết quả là tổ chức có được một kho dữ liệu nội bộ Học tập tổ chức có thể được định nghĩa là nội bộ hóa của cả thông tin bên ngoài và nội bộ để sử dụng làm đầu vào cho việc ra quyết định Trong vòng vài năm ngăn ngủi, việc học tập tổ chức đã đóng vai trò trung tâm trong việc lựa chọn các chiến lược kinh doanh nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty.

Một công cụ học tập tổ chức tương đối mới là khai thác dữ liệu (data mining) Khai thác dữ liệu đề cập đến kho dữ liệu khai thác điện tử để biết thông tin xác định các cách để cải thiện hiệu suất của tổ chức Khai thác dữ liệu không được thực hiện bàng cuốc hoặc xẻng Thay vào đó, các công cụ phân tích là các thuật toán thống kê tự động phân tích các mẫu tiềm năng trong dữ liệu được lưu trữ trong kho điện tử.

Khai thác dữ liệu bắt đầu với sự ra đời sớm của sức mạnh tính toán đáng kể trong những năm 1960 Các nhà nghiên cứu đã phát triển phần mềm tự động phát hiện tương tác xem xét các mối quan hệ có thể có giữa tất cả các cặp dữ liệu được định lượng ưong một tập dữ liệu Trong những năm 1960, một máy tính lớn phải mất hàng giờ để phân tích tất cả các mối quan hệ tiềm ẩn khoảng hơn chục biến số Ví dụ: Một tập dữ liệu có 24 biến yêu cầu 16.777.216.224 phép tính Ngày nay, các công cụ khai thác dữ liệu phức tạp sử dụng các thủ tục thống kê mạnh mẽ hơn Các công cụ như khai thác dữ liệu cho phép phân tích nhiều hơn hai biến cùng một lúc và với số lượng lớn hơn Nếu chúng ta phân tích 24 biến trong tất cả các mối quan hệ ba chiều có thể, thì sẽ cần 282.429.536.481 phép tính Nhưng khả năng tính toán hiện đại thậm chí cho phép thực hiện các loại phân tích này trong vài giây Do đó, các nhà nghiên cứu có quyền lực lớn hơn nhiều để tìm kiếm thông tin có thể cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Nghiên cứu trong kinh doanh thậm chí còn mở rộng ra ngoài trái đất Nhiều công ty đang thu thập và phân tích thông tin thu được từ các thiết bị hệ thống định vị toàn cầu (GPS) GPS cho phép theo dõi chuyển động theo thời gian thực Ví dụ, hầu hết các công ty vận tải và giao hàng đều trang bị cho xe tải hệ thống GPS Mọi di chuyển của xe tải đều được theo dõi bằng tín hiệu gửi từ thiết bị GPS trên xe tải đến vệ tinh, sau đó tín hiệu này được gửi đến máy tính của công ty Các nhà nghiên cứu có thể phân tích các mẫu này để tăng hiệu quả của hệ thống phân phối Tương tự như vậy, các công ty cho thuê ô tô và xe tải đang đặt các thiết bị GPS trên phương tiện của họ Với điều này, khách hàng được hưởng nhũng lợi ích của chỉ đường điện tử Đổi lại, các công ty biết chính xác cách khách hàng sử dụng xe của họ Điều này có thể cho phép các dịch vụ tốt hơn và các lựa chọn thay thế về giá.

• Nghiên cứu được định nghĩa là một quá trình tìm hiểu, điều tra có hệ thống và có phương phập nhằm nâng cao kiến thức.

CHỌN CHỦ ĐỀ NGHIÊN cứu, XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Chọn chủ đề nghiên cứu

Đặc điểm của chủ đề nghiên cứu tốt

Cho dù được phát triển cho mục đích học thuật hay kinh doanh, các chủ đề nghiên cứu tốt đều có nhiều đặc điểm chung (Hair & cộng sự, 2020) Những đặc điểm của một chủ đề nghiên cứu tốt được thể hiện như sau:

J Nghiên cứu được phát triển và hỗ trợ bởi cơ sở lý thuyết vững chắc.

J Nghiên cứu được cả nhà quản lý và nhà nghiên cứu quan tâm.

J Vấn đề nghiên cứu được xác định rõ ràng, các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu xuất phát từ vấn đề đó là cụ thể và có thể giải quyết được thông qua một thiết kế nghiên cứu chặt chẽ.

J Các yêu cầu về nguồn lực như thời gian, tiền bạc, kiến thức chuyên môn và quyền truy cập dữ liệu được hiểu rõ ngay từ đầu trong quá trình nghiên cứu.

J Nghiên cứu được kỳ vọng sẽ đóng góp vào tri thức một cách độc lập với định hướng của các phát hiện Đặc điểm này đặc biệt quan trọng và phù hợp đối với chủ đề nghiên cứu với mục đích học thuật. Đầu tiên trong số các đặc điểm này là chủ đề nên được phát triển và hỗ trợ bởi một cơ sở lý thuyết vững chắc Các chủ đề được thông tin bằng lý thuyết có mục đích, phương pháp và kết quả mong đợi tổng thể rõ ràng hơn Điều này đảm bảo rằng các quyết định nghiêm túc và đầy đủ thông tin được đưa ra từ nghiên cứu Lý thuyết đặt chủ đề nghiên cứu trong bối cảnh của một lĩnh vực kinh doanh rộng lớn hon và cho phép cả nhà quản lý và nhà nghiên cứu tận dụng công việc trước đây trong lĩnh vực này, nâng cao chất lượng của đề tài/dự án nghiên cứu và hạn chế các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu nghiên cứu Nền tảng lý thuyết của các đề tài/dự án nghiên cứu đặc biệt quan frọng khi nghiên cứu được thực hiện như một phần của khóa học mang tính học thuật Tổng quan tài liệu không chỉ là một bước cần thiết để đảm bảo rằng chủ đề đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu mà còn giúp xác nhận sự quan tâm của bạn đối với lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn hơn. Đặc điểm thứ hai liên quan đến tầm quan trọng của chủ đề đối với nhà quản lý Cam kết lớn hơn của nhà quản lý sẽ làm tăng sự tham gia của họ và giảm khả năng xảy ra xung đột khi quá trình nghiên cứu tiếp tục Điều này rõ ràng là quan trọng khi thực hiện nghiên cứu cho mục đích thương mại Nhà quản lý đóng vai trò không chỉ trong việc xác định các mục tiêu của nghiên cứu và phê duyệt phạm vi nghiên cứu mà còn đảm bảo rằng những ẩn số không thể tránh khỏi phát sinh trong quá trình nghiên cứu sẽ được thảo luận một cách trung thực và cởi mở Điều này làm tăng khả năng nhà nghiên cứu có thể đưa ra các quyết định được coi là cần thiết trong một môi trường hỗ trợ lẫn nhau Ngoài ra, cũng xem xét tầm quan trọng của chủ đề đối với người hướng dẫn nghiên cứu Người hướng dẫn nghiên cứu sẽ hướng dẫn và cung cấp hỗ trợ khi có vấn đề phát sinh Người này cũng hiểu các yêu cầu để thành công liên quan đến nền tảng lý thuyết, các yêu cầu thu thập dữ liệu sơ cấp và phân tích chuyên sâu Chẳng hạn, một số mức độ có thể yêu cầu của khóa học về thực hiện điều tra một vấn đề kinh doanh thực tế và thu thập dữ liệu sơ cấp mới; trong khi những mức độ khác với cách tiếp cận ít ứng dụng hơn cũng có thể chấp nhận được, hoặc không yêu cầu thu thập dữ liệu sơ cấp Người hướng dẫn quan tâm đến chủ đề nghiên cứu của bạn càng lớn thì càng có nhiều khả năng cam kết với việc thực hiện nghiên cứu và phân bổ hào phóng về thời gian và sức lực cho việc thực hiện nghiên cứu Cho dù bạn có thể cảm thấy dam mê như thế nào về một chủ đề liên quan đến khóa học thì thành công sẽ được nâng cao đáng kể nếu người hướng dẫn nghiên cứu của bạn chia sẻ niềm dam mê này.

Yeu tố thứ ba của chủ đề nghiên cứu liên quan đến cách thức xác định vấn đề, các mục tiêu nghiên cứu và chất lượng của các câu hỏi nghiên cứu được trình bày rõ ràng Việc xác định vấn đề nghiên cứu sẽ dựa theo yêu cầu nhà quản lý và tập trung vào các quyết định hỗ trợ kinh doanh sau khi hoàn thành nghiên cứu Do đó, các mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu được nêu cần tập trung vào yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân của nhà quản lý Điều này đảm bảo ràng các thiết kế nghiên cứu giải quyết những khe hảng về kiến thức cần thiết để đưa ra những quyết định quản lý và do đó, giúp phát triển việc đặt ra các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Các chủ đề nghiên cứu chất lượng là những chủ đề giải quyết những khe hổng trong kiến thức hiện có và có khả năng dẫn đến việc ra quyết định quản lý sáng suốt hơn.

Việc thiết lập các mục tiêu là một thách thức đáng kể đối với các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu thay mặt cho những người khác Không có gì lạ khi các nhà quản lý nghiên cứu gặp khó khăn trong việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho nghiên cứu Các nhà quản lý với kinh nghiệm nghiên cứu hạn chế có xu hướng nêu mong muốn của họ một cách chung chung, và do đó, các nhà nghiên cứu phải chuyển những mong muốn đó thành các mục tiêu có tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh và làm cho phạm vi nghiên cứu rõ ràng hon Hơn nữa, khi các mục tiêu đã được thiết lập và có sự đồng ý hoàn toàn giữa nhà quản lý và nhà nghiên cứu, các mục tiêu cần được chuyển đổi thành các câu hỏi nghiên ‘cứu rõ ràng Cuối cùng, thiết kế nghiên cứu bắt nguồn từ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể; và không có gì đáng ngạc nhiên, các đề tài/dự án nghiên cứu tốt thực hiện đúng như lời hứa của chúng về các mục tiêu nghiên cứu cụ thể một cách rõ ràng. Đặc điểm thứ tư của các chủ đề nghiên cứu liên quan đến các yêu cầu về nguồn lực để đạt được kết quả mong muốn Những nguồn lực này bao gồm kiến thức, thời gian, tiền bạc và quyền truy cập vào dữ liệu cần thiết Cho dù vấn đề ban đầu đáng được nghiên cứu như thế nào, thì sẽ đạt được rất ít nếu nhà nghiên cứu thiếu khả năng điều tra chủ đề một cách đúng đắn Do đó, trước khi nhận nhiệm vụ nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cần kiểm tra một cách trung thực về kỹ năng và năng lực của họ để phát triển kiến thức và phương pháp tiếp cận cần thiết cho nhiệm vụ đó Như vậy, đối với sinh viên thực hiện các đề tài/dự án nghiên cứu phải suy nghĩ cẩn thận về năng lực của bản thân khi lựa chọn chủ đề nghiên cứu Thời gian và nguồn tài chính cần thiết để hoàn thành các đề tài/dự án nghiên cứu cũng rất khác nhau Một số chủ đề có thể có tỷ lệ nghiên cứu tại bàn cao hơn nhiều, trong khi những chủ đề khác có thể yêu cầu phải đi nhiều nơi để phỏng vấn các bên liên quan Việc đánh giá nghiêm ngặt về thời gian và tài chính cần thiết để hoàn thành một đề tài/dự án nghiên cứu nên được thực hiện càng sớm càng tốt trong quá trình nghiên cứu Sinh viên cũng phải suy nghĩ về những điểm này để giảm khả năng họ không thể đáp ứng thời hạn do nhà trường hoặc khoa đào tạo đặt ra Có thể cần phải điều chỉnh phạm vi đề tài/dự án nghiên cứu để đáp ứng các hạn chế về tài chính và thời gian Khả năng truy cập dữ liệu cũng không bao giờ được coi là điều hiển nhiên Trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cần xác nhận rằng họ có thể truy cập vào dữ liệu cần thiết, vì những đảm bảo và giả định về khả năng sử dụng của dữ liệu thứ cấp có thể không giải thích được Tương tự như vậy, việc thu thập dữ liệu kỹ thuật số thường đưa ra những thách thức, cho dù đó chỉ là xin phép truy cập hoặc sử dụng dữ liệu đó trong một nghiên cứu cụ thể Ngoài ra, nếu chủ đề liên quan đến các vấn đề về quyền riêng tư, thì cần cân nhắc thêm theo các yêu cầu về quyền riêng tư.

Một số kỹ thuật cơ bản hình thành ý tưởng và tinh chỉnh ý tưởng nghiên cứu

2.3 Một số kỹ thuật cơ bản hình thành ý tưởng và tinh chỉnh ý tưởng nghiên cứu

2.3.1 Một số kỹ thuật cơ bản hình thành ỷ tưởng nghiên cứu

Nếu bạn không có ý tưởng cho một chủ đề, làm thế nào bạn có thể tạo ra một số chủ đề giàu trí tưởng tượng? Bảng 2.1 gợi ý ràng các ý tưởng mới có thể được tạo ra thông qua các quy trình suy nghĩ hợp lý hoặc sáng tạo.

Bảng 2.1 Một số kỹ thuật cơ bản hình thành ý tưởng nghiên cứu

Suy nghĩ hựp lý Suy nghĩ sáng tạo

• Xem xét điểm mạnh và điểm yếu của chính bạn

• Xem xét các đề tài/dự án trong quá khứ

• Xem xét tổng quan tài liệu

• Đạt được ý tưởng thông qua thảo luận

• Khám phá sở thích cá nhân bằng cách sử dụng các đề tài/dự án trong quá khứ

• Sơ đồ cây liên quan

• Phân tích SWOTNguồn: Điều chỉnh từ Saunders & cộng sự (2023); Gray (2017)

Chúng ta lần lượt xem xét từng kỹ thuật hình thành ý tưởng nghiên cứu ở trên.

(1) Xem xét điểm mạnh và điểm yếu của chính bạn

Bạn sẽ được hưởng lợi từ việc chọn một chủ đề mà bạn yêu thích và có thể đã nhận được điểm cao cho các bài tập trước đó và các bài đánh giá môn học khác, hoặc phản hồi tích cực từ một đề tài/dự án Tại sao không lập danh sách những điểm mạnh và điểm yếu của bạn? Nhờ một người bạn hoặc đồng nghiệp phê bình danh sách này (hãy chuẩn bị tinh thần cho một cú sốc!), sau đó sửa đổi nó nếu cần.

(2) Xem xét các đề tài/dự án trong quá khứ Đây thường là một cách hữu ích để tạo ra những ý tưởng mới Khi lướt qua phần cuối của một số đề tài/dự án, bạn có thể thấy một phần có tựa đề “Gợi ý cho nghiên cứu trong tương lai” có thể hữu ích Cũng có thể có một chủ đề có thể chứng minh một điểm khởi đầu hữu ích cho nghiên cứu của riêng bạn - hãy cẩn thận rằng các tài liệu tham khảo không quá cũ.

(3) Xem xét tổng quan tài liệu

Các tài liệu bao gồm các bài báo trên các tạp chí học thuật, báo cáo, sách và trang web (lưu ý hãy cảnh giác với tính xác thực và chất lượng của trang web) Nhận thức được thông qua xem xét tổng quan tài liệu có tầm quan trọng đối với một số vấn đề, hoặc những góc độ mới đối với những vấn đề cũ, có thể là một động lực để thực hiện nghiên cứu về cách những ý tưởng này có thể ảnh hưởng đến chính bạn Chi tiết hơn về việc xem xét tổng quan tài liệu được cung cấp phần sau trong chương này.

(4) Đạt đưực ý tưởng thông qua thảo luận Ý tưởng có thể được tạo ra băng cách thảo luận với các sinh viên, đồng nghiệp, người quản lý trực tiếp, giảng viên đại học, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý (sau này, có thể, thông qua các nhỏm thảo luận trực tuyến).

(5) Động não Đây là một kỹ thuật giải quyết vấn đề nổi tiếng để tạo ra và tinh chỉnh các ý tưởng Jarvis (1995) gợi ý rằng số lượng ý tưởng được tạo ra bởi nhóm động não quan trọng hơn chất lượng Tất cả các ý tưởng do người tham gia đưa ra được ghi lại ưong một khoảng thời gian được nhóm thống nhất Không thành viên nào trong nhóm có thể chỉ trích ý tưởng của người khác, bất kể một số ý tưởng nghe có vẻ lố bịch như thế nào, vì điều này sẽ ngăn cản cuộc thảo luận Hết thời gian đã thống nhất, cả nhóm thảo luận và lựa chọn từ các ý tưởng nêu ra.

(6) Khám phá sở thích cá nhân bằng cách sử dụng các đề tài/dự án trong quá khứ

Bạn chỉ cần xem các chủ đề bạn đã chọn từ các môn học, chương trình học hoặc đề tài/dự án trước đó và xác định các loại lĩnh vực chủ đề bạn đã chọn Đây có thể là một hướng dẫn cho những gì bạn thường quan tâm.

(7) Sơ đồ cây liên quan Điều này tương tự như lập bản đồ tư duy, nơi bạn bắt đầu với một khái niệm rộng mà từ đó bạn tạo ra các chủ đề cụ thể hơn Từ mỗi nhánh này, các nhánh phụ mới có thể được tạo ra Làm điều này một cách nhanh chóng (ví dụ, không quá 15 phút) với trọng tâm là tạo ra các ý tưởng hơn là đánh giá chất lượng của chúng Sau khi quá trình kết thúc, hẫy xem qua tài liệu của bạn và đánh giá kết quả.

(8) Sổ ghi chép ý tưởng Điều này chỉ đơn giản là liên quan đến việc ghi lại bất kỳ ý tưởng mới nào khi chúng xuất hiện Tốt nhất là luôn mang theo cuốn sổ bên mình Đây có thể là một phần trong nhật ký nghiên cứu.

SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats) là viết tắt của điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Sử dụng phương pháp nổi tiếng này, bạn có thể tạo một danh sách các ý tưởng theo từng danh mục này Ví dụ: Nếu bạn làm việc trong một cửa hàng bán lẻ, điểm mạnh đối với vị trí việc làm này có thể là bạn có quyền tiếp cận cửa hàng như một nghiên cứu điển hình Điểm yếu có thể là cửa hàng nhỏ, chỉ đại diện cho một trường hợp duy nhất (khi bạn có thể cần nhiều hơn) Cơ hội có thể là khả năng sử dụng kết quả của nghiên cứu để thực hiện các cải tiến thiết thực trong cửa hàng Thách thức có thể là thiên vị, bởi vì bạn đang nghiên cứu một cửa hàng mà bạn cam kết và đam mê Bạn có thể lùi lại và hành động một cách khách quan với tư cách là một nhà nghiên cứu không? Tuy nhiên, việc thực hiện phân tích SWOT này thường hoạt động tốt nhất khi được thực hiện bởi một nhỏm vì những ý tưởng hay có xu hướng được tạo ra từ những ý tưởng khác.

2.3.2 Hai kỹ thuật cơ bản tỉnh chỉnh ý tưởng nghiên cứu Để tinh chỉnh ý tưởng nghiên cứu thành vấn đề nghiên cứu, có 2 kỹ thuật cơ bản thường được sử dụng để tinh chỉnh ý tưởng nghiên cứu thành vấn đề nghiên cứu đó là kỹ thuật Delphi và điều tra sơ bộ (Saunders

& cộng sự, 2023) Chúng ta, sẽ trình bày cụ thể 2 kỹ thuật này phía dưới:

Một cách tiếp cận mà sinh viên thấy hữu ích để tinh chỉnh các ý tưởng nghiên cứu của họ là kỹ thuật Delphi Brady (2015) đề xuất rằng phương pháp Delphi liên quan đến việc nhà nghiên cứu sử dụng một mẫu có mục đích gồm những người tham gia hiểu biết về chủ đề sẽ được thảo luận; yêu cầu những người tham gia này viết ẩn danh câu trả lời của họ đối với một số câu hỏi ban đầu để thu thập ý kiến và nhận thức của họ; phân tích các câu trả lời này theo chủ đề; sử dụng điều này để tạo vòng câu hỏi thứ hai nhằm thu thập phản hồi của người tham gia đối với các câu trả lời ban đầu; lặp lại quá trình này cho đến khi đạt được sự đồng thuận về vấn đề nghiên cứu để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, chính sách hoặc thực tiễn Vòng câu hỏi ban đầu có thể là “mở” hoặc “bán mở”, ưong khi các vòng câu hỏi tiếp theo có thể tập trung và có cấu trúc hơn.

Sau khi tạo ra một ý tưởng nghiên cứu, bạn sẽ cần tinh chỉnh nó và thể hiện nó dưới dạng vấn đề nghiên cứu bao quát rõ ràng để nghiên cứu Điều này sẽ liên quan đến việc tìm kiếm, đánh giá tài liệu và các nguồn liên quan khác Ngay cả khi bạn đã tìm kiếm tài liệu để tạo ra ý tưởng nghiên cứu của mình, có thể cần phải tiến hành một cuộc tìm kiếm khác về nó để tinh chỉnh ý tưởng này thành một vấn đề nghiên cứu khả thi Sau khi có ý tưởng nghiên cứu, bạn có thể truy cập lại tài liệu với trọng tâm rõ ràng hơn nhiều để hiểu, điều này giúp bạn hoàn thiện ý tưởng nghiên cửu của mình và phát triển thành vấn đề nghiên cứu để nghiên cứu cũng như hình thành và phát triển mục tiêu nghiên cửu và câu hỏi nghiên cứu. Đối với một số nhà nghiên cứu thì cuộc điều tra sơ bộ có thể bao gồm các cuộc thảo luận không chính thức với những người có kinh nghiệm cá nhân và hiểu biết về các ý tưởng nghiên cứu của bạn Nó cũng có thể liên quan đến việc theo dõi và quan sát những nhân viên có khả năng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu của bạn và do đó có thể cung cấp một số hiểu biết ban đầu Nếu bạn đang có kế hoạch thực hiện nghiên cứu của mình trong một tổ chức, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về tồ chức của mình (McDonald, 2005). Ở giai đoạn này, nếu cần, hãy sửa đổi chúng Có thể là sau một cuộc điều tra sơ bộ, hoặc thảo luận về ý tưởng của bạn với đồng nghiệp, bạn quyết định rằng ý tưởng nghiên cứu không còn khả thi ở dạng mà bạn hình dung lần đầu Nếu đây là trường hợp của bạn, đừng quá thất vọng Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn xem xét lại ý tưởng nghiên cứu của mình ở giai đoạn này hơn là phải thực hiện nó sau này, khi bạn đã thực hiện nhiều công việc hơn.

Vấn đề nghiên cứu

Vấn đề là bất kỳ tình huống nào tồn tại khoảng cách giữa trạng thái thực tế và trạng thái lý tưởng mong muốn (Sekaran & Bougie, 2016) Một vấn đề xảy ra khi có sự khác biệt giữa các điều kiện hiện tại và một tập hợp các điều kiện khác thích hợp hơn (Zikmund & cộng sự, 2013) Một vấn đề nghiên cứu được hiểu là vấn đề cụ thể là trọng tâm của nghiên cứu Tuy nhiên, phải nhớ rằng việc xác định một vấn đề nghiên cứu không diễn ra trong chân không mà trong một bối cảnh cụ thể (Collis & Hussey, 2021) Vấn đề nghiên cứu cũng được thừa nhận là quá trình xác định và phát triển một tuyên bố và các bước liên quan đến việc chuyển nó thành thuật ngữ nghiên cứu chính xác hơn, bao gồm các mục tiêu nghiên cứu (Zikmund & cộng sự, 2013) Điều quan trọng là tuyên bố vấn đề phải rõ ràng, cụ thể và tập trung, đồng thời vấn đề được giải quyết từ một góc độ học thuật cụ thể (Sekaran & Bougie, 2016).

Tóm lại, trong giáo trình này, vấn đề nghiên cứu được định nghĩa là vấn đề cụ thể là trọng tâm của nghiên cứu trong một bối cảnh cụ thể. Ở một mức độ đáng kể, thành công trong bất kỳ đề tài/dự án nghiên cứu nào cũng bắt đầu với việc xác định rõ ràng vấn đề nghiên cứu Mặc dù điều, này có vẻ hiển nhiên, nhưng việc xác định vấn đề nghiên cửu thường là phần khó thực hiện nhất trong quá trình nghiên cứu (Hair & cộng sự, 2020).

Hơn nữa, một vấn đề nghiên cứu được xác định rõ sẽ giúp cho nhà nghiên cứu phương hướng thích hợp để xác định mục tiêu nghiên cứu cũng như tiến hành nghiên cứu Nó cũng giúp sử dụng các nguồn lực được cung cấp cho nghiên cứu một cách hiệu quả Ngoài ra, nhà nghiên cứu có thể tập trung nỗ lực của mình vào việc thu thập thông tin liên quan, nếu vấn đề nghiên cứu được xác định đúng (Sreejesh & cộng sự, 2014) Hơn nữa, nó cũng tạo ra các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu tốt hơn, thiết kế nghiên cứu được cải thiện và cuối cùng là thực hiện tốt hơn (Hair & cộng sự, 2020) Ngược lại, một vấn đề nghiên cứu không được xác định rõ ràng sẽ dẫn đến việc thiếu phương hướng và mục tiêu nghiên cứu, điều này chỉ có thể trở nên rõ ràng sau khi đã tiêu tốn thời gian, công sức và tiền bạc đáng kể để theo đuổi những công việc không hiệu quả (Hair & cộng sự, 2020) Chẳng hạn, một vấn đề nghiên cứu được xác định kém có khả năng dẫn đến một nghiên cứu thực địa không chính xác và không cung cấp dữ liệu cần thiết Bên cạnh đó, cho dù nghiên cứu có được ủy quyền bởi bên thứ ba hay không, việc xác định vấn đề nghiên cứu có thể khá tốn thời gian Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng thời gian dành cho việc xác định vấn đề sẽ ngăn ngừa hiểu lầm và tránh sai sót (Hair & cộng sự, 2020).

Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết

Một khi vấn đề được xác định rõ ràng, thì việc xác định mục tiêu nghiên cứu trở nên vô cùng cần thiết Vậy mục tiêu nghiên cứu là gì?

Mục tiêu nghiên cứu là tuyên bố ngắn gọn về mục tiêu của đề tài/dự án nghiên cứu (Saunders & cộng sự, 2023) Mục tiêu nghiên cứu cũng thừa nhận là mục tiêu chính của nghiên cứu được sử dụng để giải quyết vấn đề (Creswell, 2014) Tuyên bố mục tiêu nghiên cứu càng chính xác càng tốt Các mục tiêu nghiên cứu đóng vai trò là kim chỉ nam cho các bước khác nhau trong quá trình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu phải ngắn gọn, cụ thể Hơn nữa, tốt hơn là nên giới hạn số lượng mục tiêu (Sreejesh & cộng sự, 2014) Cùng ý kiến trên, Sekaran & Bougie (2016) chỉ ra rằng mục tiêu nghiên cứu giải thích lý do tại sao nghiên cứu được thực hiện Tuyên bố về mục tiêu nghiên cứu nên ngắn gọn, nhưng vẫn truyền đạt rõ ràng trọng tâm của đề tài/dự án nghiên cứu Mặt khác, các nhà nghiên cứu thường thể hiện mục tiêu nghiên cứu thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Câu hỏi nghiên cứu là đề cập đến việc chuyển mục tiêu cụ thể thành dạng câu hỏi mà nhà nghiên cứu muốn trả lời hoặc giải quyết trong nghiên cứu (Creswell, 2014) Câu hỏi nghiên cứu cũng được xem là mô tả mục tiêu cụ thể thành dạng câu hỏi mà nghiên cứu có thê giải quyết (Zikmund

& cộng sự, 2013) Như vậy, câu hỏi nghiên cứu cung cấp ứọng tâm cho nỗ lực nghiên cứu của bạn; và lưu ý là câu hỏi nghiên cứu không phải là câu hỏi thực tế mà bạn có thể sử dụng ưong bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn Xác định câu hỏi nghiên cứu là một giai đoạn quan trọng trong nghiên cứu của bạn vì nó nằm ở trung tâm của thiết kế nghiên cứu của bạn (Collis & Hussey, 2021).

Ví dụ minh họa về mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu của Mostafa & Hannouf (2022) về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo trực tuyến của người tiêu dùng tại Lebanon Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu như sau:

Nguyên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng Lebanon đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý định mua quần áo trực tuyến của họ Trên cơ sở đó, đề xuất hàm ý quản trị nhằm tăng thái độ của người tiêu dùng Lebanon đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý định mua quần áo trực tuyến của họ.

Lưu ý: Nghiên cứu của Mostafa & Hannouf (2022) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cả thái độ của người tiêu dùng Lebanon đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý định mua quần áo trực tuyến của họ.

• Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng Lebanon đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý định mua quần áo trực tuyến của họ.

• Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thái độ của người tiêu dùng Lebanon đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý định mua quần áo trực tuyến của họ.

• Đề xuất hàm ý quản trị nhằm tăng thái độ của người tiêu dùng Lebanon đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý định mua quần áo trực tuyến của họ.

• Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng Lebanon đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý định mua quần áo trực tuyến của họ là gì?

• Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thái độ của người tiêu dùng Lebanon đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý định mua quần áo trực tuyến của họ như thế nào?

• Hàm ý quản trị nhằm tăng thái độ của người tiêu dùng Lebanon đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý định mua quần áo trực tuyến của họ là gì?

Khi xem xét tài liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu trong khối kiến thức hiện nay, cho thấy rằng có rất ít tài liệu đề cập một cách rõ ràng về đối tượng nghiên cứu Hơn nữa, quan điểm về đối tượng nghiên cứu cũng chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Sau đây, trình bày vài quan điểm về đối tượng nghiên cứu:

Javed (2023) tranh luận rằng trong bối cảnh học thuật và nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu đề cập đến thực thể hoặc hiện tượng cụ thể đang được xem xét trong phạm vi chủ đề lớn hơn; chủ đề nghiên cứu đề cập đến chủ đề hoặc lĩnh vực đang được nghiên cứu hoặc phân tích Trong trường hợp này, đối tượng nghiên cứu là cụ thể và tập trung; còn chủ đề nghiên cứu rộng và tổng quát hơn.

Tổng quan tài liệu

Khi vấn đề nghiên cứu ban đầu được xác định, các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu tổng quan để làm rõ thêm về vấn đề nghiên cứu và để đảm bảo rằng công việc trước đây đã được xem xét để làm rõ phạm vi của đề tài/dự án nghiên cứu được đề xuất Nghiên cứu tổng quan, thường được gọi là tổng quan tài liệu, cung cấp cơ sở để chuyển đổi vấn đề nghiên cứu thành các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (Hair & cộng sự, 2020) Nhiệm vụ tổng quan tài liệu chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng thời gian bạn dành cho nghiên cứu của mình và bạn cần bắt đầu hoạt động này càng sớm càng tot (Collis & Hussey, 2021).

2.6.1 Khái niệm tổng quan tài liệu

Tổng quan tài liệu là một cách để phân tích toàn diện những phát hiện chính về một chủ đề nhất định (Geyskens & cộng sự, 2009) Chúng cho phép người đọc tìm hiểu về những phát hiện tích lũy được trong một khoảng thời gian ngắn Qua đó làm cho nó dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn so với việc đọc từng bài báo (Duval & Tweedie, 2000) Tổng quan tài liệu là một thành phần quan trọng của bất kỳ bài viết nào vì chúng cung cấp tổng quan hiện tại về chủ đề nghiên cứu (Higgins & cộng sự, 2009) Chúng cung cấp cách để các nhà nghiên cứu thể hiện kiến thức của họ về một chủ đề và chỉ ra những lỗ hổng trong nghiên cứu (Rowley & Paul, 2021) Mục đích của việc tổng quan tài liệu là phân tích một cách có hệ thống từng kết quả nghiên cứu theo cùng một cách, điều này cho phép so sánh dữ liệu về những phát hiện giống và khác nhau (Paul & cộng sự, 2021) Vậy tổng quan tài liệu là gì?

Tổng quan tài liệu được định nghĩa là việc lựa chọn các tài liệu có sẵn (bao gồm đã xuất bản và chưa xuất bản) về chủ đề liên quan đến nghiên cứu, chứa thông tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng được viết từ một quan điểm cụ thể nhằm đáp ứng các mục tiêu nhất định hoặc bày tỏ quan điểm nhất định về bản chất của chủ đề và cách thức nó sẽ được điều tra và đánh giá hiệu quả của các tài liệu này liên quan đến nghiên cứu đang được đề xuất (Hart, 2018).

2.6.2 Lọi ích của tổng quan tài liệu trong nghiên cứu

Lợi ích của việc tiến hành tổng quan tài liệu là nó cung cấp một cách khoa học để phân tích nghiên cứu Điều này có nghĩa là thu thập thông tin nhưng cũng phân tích ý nghĩa của nó Chúng rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu để xác định các lỗ hổng chính và dự đoán các xu hướng Qua đó cho phép người đọc có được một phân tích về tình trạng hiện tại của tài liệu nghiên cứu Tổng quan tài liệu tích hợp các tài liệu hiện có để giúp mọi người dễ dàng hiểu những gì đã được thực hiện và cách chúng có thể đóng góp cho lĩnh vực liên quan đến chủ đề đến nghiên cứu (Ratten, 2023).

Nói chung, tồng quan tài liệu giúp đảm bảo rằng:

1 Nỗ lực nghiên cứu được hệ thống kiến thức hiện có và được xây dựng dựa trên kiến thức hiện có.

2 Có thể xem xét một vấn đề từ một góc độ cụ thể; nó định hình suy nghĩ và khoi dậy những hiểu biết hữu ích về chủ đề nghiên cứu.

3 Không lãng phí nỗ lực để cố gắng khám phá lại điều gì đó đã được biết đến.

4 Giúp hiểu rõ hom về các thuật ngữ chính liên quan đến đề tài/dự án nghiên cứu trong các ngữ cảnh khác nhau với ý nghĩa khác nhau Hom nữa, các định nghĩa về các thuật ngữ liên quan cũng sẽ giúp xây dựng cấu trúc cho bài viết hoặc báo cáo.

5 Có được những hiểu biết hữu ích về các phương pháp nghiên cứu mà những người khác đã sử dụng để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu tương tự Kiến thức về các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bởi những người khác cho phép thực hiện lại nghiên cứu hiện có, điều này sẽ giúp liên hệ kết quả nghiên cứu của mình so với kết quả của người khác.

6 Nỗ lực nghiên cứu có thể được thực hiện trong bối cảnh đang có tranh luận học thuật rộng lớn hơn Nói cách khác, nó cho phép liên hệ những phát hiện của mình với những phát hiện đang có tranh luận của các nhà nghiên cứu khác.

Hơn nữa, tổng quan tài liệu là hữu ích trong cả bối cảnh học thuật (hoặc cơ bản) và phi học thuật (hoặc ứng dụng) Trong cả hai trường hợp, một cơ sở lý thuyết tốt sẽ tăng thêm tính chặt chẽ cho nghiên cứu Tổng quan tài liệu nghiêm ngặt cho phép nhà nghiên cứu thu thập đúng loại thông tin với mức độ sai lệch tối thiểu và tạo điều kiện phân tích phù hợp dữ liệu thu thập được Điều này rõ ràng là quan trọng cho cả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng (Sekaran & Bougie, 2016).

Ngoài ra, Collis & Hussey (2021) cho rằng tổng quan tài liệu sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về chủ đề nghiên cứu, điều này cần thiết nếu bạn định xác định một vấn đề nghiên cứu cụ thể để nghiên cứu Nó cũng sẽ giúp bạn hiểu được các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu trước đây Nó sẽ cung cấp một phân tích về những gì đã biết, về các hiện tượng mà bạn sắp nghiên cứu, cũng như xác định các lỗ hổng và những thiếu sót trong kiến thức hiện có, một số ưong đó nghiên cứu của bạn sẽ giải quyết.

Tương tự, Hair & cộng sự (2020) cũng cho rằng tổng quan tài liệu giúp xác định vấn đề nghiên cứu và làm rõ các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của bạn, cung cấp nền tảng của các vấn đề chính, đề xuất các giả thuyết tiềm năng và xác định các phương pháp nghiên cứu cũng như phương pháp phân tích và diễn giải dữ liệu được các nhà nghiên cứu khác sử dụng trong các đề tài/dự án nghiên cứu tương tự.

Tóm lại, tổng quan tài liệu giúp khơi dậy nhiều hiểu biết hữu ích về chủ đề nghiên cứu của bạn; nó cho phép bạn làm việc một cách chuyên nghiệp, đưa ra quyết định sáng suốt và hưởng lợi từ kiến thức hiện có theo nhiều cách khác nhau.

Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày cách tiến hành tìm kiếm tài liệu có hệ thống và viết tổng quan tài liệu.

Trong bối cảnh nghiên cứu, tài liệu có nghĩa là đề cập đến khối kiến thức hiện có Do đó, tìm kiếm tài liệu có thể được định nghĩa là một quá trình có hệ thống nhằm xác định kiến thức hiện có về một chủ đề cụ thể (Collis & Hussey, 2021).

Kiến thức được phổ biến thông qua các loại ấn phẩm khác nhau, có thể ở dạng bản cứng hoặc kỹ thuật số và dữ liệũ có thể là định tính (chẳng hạn như văn bản hoặc hình minh họa) hoặc định lượng (chẳng hạn như bảng hoặc số liệu thống kê) Như vậy, mục đích của việc tìm kiếm tài liệu là thu thập càng nhiều tài liệu có liên quan đến nghiên cứu càng tốt và đọc chúng.

Như đã đề cập ở trên, các tài liệu là tất cả các nguồn dữ liệu thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu của bạn Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được thu thập từ các nguồn hiện có.

Một số nguồn tìm kiếm tìm liệu, chẳng hạn như:

J Nguồn tài nguyên điện tử, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu tạp chí học thuật và Internet.

J Nghiên cứu được báo cáo trong sách, bài báo, tài liệu hội nghị và báo cáo.

J Sách về chủ đề nghiên cứu và phương pháp luận.

J Đưa tin về các chủ đề kinh doanh trên các tạp chí chuyên ngành, báo chí và các phương tiện truyền thông khác.

J Số liệu thống kê của chính phủ và dữ liệu ngành.

J Các báo cáo của công ty.

J Tài liệu và hồ sơ nội bộ của tổ chức.

Trích dẫn, tài liệu tham khảo và quản lý tài liệu tham khảo

Trích dẫn là một sự thừa nhận trong bài viết về nguồn thông tin hoặc ý tưởng ban đầu, cho dù được sao chép chính xác, diễn giải hay tóm tắt (Collis & Hussey, 2021) Điều này có nghĩa là người khởi xướng các lý thuyết, mô hình và lập luận, minh họa, sơ đồ, bảng, số liệu thống kê và bất kỳ thông tin nào khác mà bạn đang sử dụng trong công việc của mình phải được thừa nhận Các ưích dẫn rất quan trọng vì chúng:

J Cung cấp bằng chứng về việc tìm kiếm tài liệu của bạn và phạm vi đọc của bạn.

J Giúp bạn hỗ trợ lập luận của mình bằng cách sử dụng sức mạnh của nguồn mà bạn đã trích dẫn.

J Giúp người đọc phân biệt giữa công việc của bạn và khối lượng kiến thức hiện có, do đó tránh được cáo buộc đạo văn.

Tài liệu tham khảo là một danh sách chứa chi tiết các tài liệu tham khảo của các nguồn được trích dẫn trong bài viết (Collis & Hussey, 2021) Chúng quan trọng bởi vì chúng:

J Cung cấp đầy đủ chi tiết danh mục tài liệu tham khảo hỗ trợ các trích dẫn.

J Cho phép các nhà nghiên cứu khác xác định nguồn gốc của các tác phẩm mà bạn đã trích dẫn.

Mặt khác, hiện tại có hai nhóm hệ thống ưích dẫn chính: hệ thống tác giả-năm, chẳng hạn như hệ thống ưích dẫn APA (American Psychological Association) hoặc hệ thống trích dẫn Harvard, và hệ thống dựa trên số, chẳng hạn như hệ thống trích dẫn Vancouver (Collis &

Hussey, 2021) Bạn sẽ cần tìm hiểu xem hệ thống trích dẫn nào là phù hợp trong lĩnh vực ngành học của bạn và được người hướng dẫn của bạn chấp nhận trước khi quyết định áp dụng hệ thống trích dẫn nào Điều quan trọng cần nhớ là cho dù áp dụng hệ thống tham chiếu trích dẫn nào thì cần áp dụng chúng một cách nhất quán (tức là áp dụng cùng một hệ thống trích dẫn cho toàn bộ bài viết).

Trong nghiên cứu đối với lĩnh vực khoa học xã hội thì hệ thống trích dẫn được áp dụng khá phổ biến là hệ thống trích dẫn APA (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Sau đây, trình bày một số ví dụ cơ bản về hệ thống trích dẫn APA; Chi tiết xem American Psychological Association (2020).

(1) Trích dẫn và tài liệu tham khảo là sách

Ratten (2023) cho rằng nghiên cứu liên quan đến việc đọc và hiểu thông tin một cách có hệ thống.

Trong tài liệu tham khảo:

Ratten, V (2023) Research methodologies for business management Routledge.

Nghiên cứu là một quá trình tìm hiểu và điều ứa có hệ thống và có phương pháp nhăm nâng cao kiến thức (Collis & Hussey, 2021).

Trong tài liệu tham khảo:

Collis, J., & Hussey, R (2021) Business Research: A practical guide for students (5th ed.) Red Globe Press.

(1.3) Từ ba tác giả trở lên

Adams & cộng sự (2014) cho răng cho rằng nghiên cứu là tìm kiếm, tìm hiểu, điều tra hoặc thử nghiệm nhằm khám phá các sự kiện và phát hiện mới.

Trong tài liệu tham khào:

Methods for Business and Social Science Students (2nd ed.) SAGE

(2) Trích dẫn và tài liệu tham khảo là tạp chí

Tổng quan tài liệu là một cách để phân tích toàn diện những phát hiện chính về một chủ đề nhất định (Geyskens & cộng sự, 2009).

Trong tài liệu tham khảo:

V (2009) A review and evaluation of meta-analysis practices in management research Journal of Management, 55(2), 393-419.

(3) Trích dẫn và tài liệu tham khảo: Trường hợp tài liệu nghiên cứu không có, mà phải thông qua tài liệu của tác giả trung gian

Aaker (1991, theo Ghodeswar, 2008) cho rằng một thương hiệu được định vị tốt có một vị thế cạnh tranh hấp dẫn được hỗ trợ bởi các liên tưởng thương hiệu mạnh mẽ.

Ghi chú: Trường hợp này, chúng ta không có tài liệu của Aaker

(1991), mà chúng ta chỉ có tài liệu của Ghodeswar (2008) Do đó, trong tài liệu tham khảo phía dưới, chúng ta chỉ ghi Ghodeswar (2008).

Trong tài liệu tham khảo:

Ghodeswar, B M (2008) Building brand identity in competitive markets: A conceptual model Journal of Product & Brand Management,

(4) Trích dẫn và tài liệu tham khảo: Trường hựp từ trang web, có tên tác giả

Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu được thể hiện bằng các con số và đồ thị (Streeíkerk, 2023).

Trong tài liệu tham khảo:

Streefkerk, R (2023) Qualitative vs Quantitative Research,

Difference, Examples & Methods. https ://www scribbr com/ methodology/ qualitative-quantitative-research/

(5) Trích dẫn và tài liệu tham khảo: Trường hựp từ trang web, không có tên tác giả

Có thể khó đưa ra một định nghĩa rõ ràng về nghiên cứu định tính là gì do tính chất rộng, chuyên sâu của nó cũng như bề rộng và sự đa dạng những gì nó đang cố gắng đạt được (Physiopedia, 2023).

Ghi chú: Physiopedia không phải là tác giả Physiopedia là tên trang web Do đó, trong trường hợp này - không có tên tác giả thì trích dẫn là tên trang web - năm.

Trong tài liệu tham khảo:

Physiopedia (2023) Qualitative Research, https://www.physio- pedia.com/Qualitative_Research

(6) Trích dẫn và tài liệu tham khảo là chương sách

Ngày nay, việc tạo mô hình hành vi khách hàng thường dựa trên phân tích dữ liệu khách hàng băng thuật toán khai thác dữ liệu (Gkikas & Theodoridis, 2022).

Trong tài liệu tham khảo:

Gkikas, D c., & Theodoridis, p K (2022) AI in Consumer Behavior In M Virvou, G A Tsihrintzis, L H Tsoukalas, & L c Jain (Eds.), Advances ỉn Artificial Intelligence-based Technologies, Learning and Analytics in Intelligent Systems 22 (pp 147-176) Springer Nature

(7) Trích dẫn và tài liệu tham khảo là bài báo kỷ yếu hội thảo

Vai trò của thương hiệu trong giáo dục đại học được đánh giá là rất quan trọng (Vukasovic, 2022).

Trong tài liệu tham khảo:

Vukasovic, T (2022) Customer-Based Brand Equity: Conceptual model MakeLearn 2022: Digital Transformation; The Harmonic

Convergence of People, Culture, Process, and Technology in the New Normal Proceedings of the MakeLearn and TIIM International Conference 19-21 May 2022, Kaunas, Lithuania & Online, 303-310.

(8) Trích dẫn và tài liệu tham khảo là luận văn, luận án

Hàymond (2022) cho rằng quảng cáo cố gắng truyền tải một thông điệp kích thích về thái độ và hành vi khách hàng nhất định.

Trong tài liệu tham khảo:

Haymond, A (2022) Effects of Socioeconomic Status on Consumer Behavior and Attitudes Towards a Brand’s Image In Honors

Theses, University of Nebraska-Lincoln.

2.7.3 Quản lý tài liệu tham khảo Điều quan trọng là bạn thu thập dữ liệu bạn cần để tham khảo Việc tìm kiếm thông tin liên quan ngay từ đầu đã đủ khó, nhưng việc tìm lại thông tin đó sau này thậm chí còn khó hơn nếu bạn không cẩn thận Thực hành tốt là ghi lại mọi thứ bạn tìm thấy, ngay cả khi bạn loại bỏ nó sau này vì xét cho cùng thì nó không liên quan, về lâu dài, điều này sẽ tiết kiệm thời gian bằng cách tránh trùng lặp và giúp bạn lựa chọn và loại bỏ tài liệu Bạn sẽ cần thiết lập một hệ thống lưu trữ trên máy tính của mình để lưu trữ các bản sao của các bài báo, ghi chú và trích dẫn (và một hệ thống song song cho các bản in ra giấy mà bạn thu thập - nếu cần) Bạn sẽ sớm thấy rằng tài liệu của mình có thể được đối chiếu thành các danh mục khác nhau, bạn có thể đặt các danh mục này vào các thư mục có nhãn giúp xác định nội dung của chúng (Collis & Hussey, 2021).

Phần mềm quản lý tài liệu tham khảo như EndNote và Mendeley giúp bạn quản lý dữ liệu tài liệu tham khảo Các tính năng chính của hầu hết các phần mềm quản lý tài liệu tham khảo là:

Tài liệu tham khảo từ hầu hết các tài nguyên điện tử có thể được

“kéo” vào cơ sở dữ liệu được cá nhân hóa của bạn.

Bạn cũng có thể nhập biểu đồ, sơ đồ và hình ảnh.

J Bạn có thể trích dẫn các tác phẩm bạn có trong cơ sở dữ liệu của mình khi bạn viết và phần mềm sẽ tạo danh sách các tài liệu tham khảo ở cuối tài liệu của bạn khi bạn đã sẵn sàng.

J Bạn có thể chọn từ một số định dạng thay thế để trình bày tài liệu tham khảo, điều này rất hữu ích nếu sau đó bạn viết bài để gửi cho các tạp chí có kiểu trích dẫn khác nhau.

Mặt khác, đối với các nghiên cứu tương đối nhỏ không nhất thiết phải sử dụng phần mềm quản lý tài liệu tham khảo vì một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng tốn thời gian (Collis & Hussey, 2021) Cách khác để quản lý tài liệu tham khảo là giữ một danh sách các tài liệu tham khảo của bạn trong một tài liệu Microsoft Word thông thường (hoặc tương đương) và lưu trữ nó theo thứ tự bảng chữ cái theo họ của tác giả hoặc theo tên tài liệu tham khảo hoặc theo cách phù hợp nhất đối với bạn Cho dù bạn áp dụng phương pháp nào để quản lý tài liệu tham khảo, thì những lý do chính để quản lý là:

J Xác định chính xác một mục cụ thể để bạn có thể tìm lại mục đó.

J Thông qua việc quản lý tài liệu tham khảo cho phép phát triển liên kết giữa các tác giả, chủ đề, loại nghiên cứu, phát hiện chính và năm xuất bản.

J Cho phép bạn sử dụng trích dẫn trong bài viết của mình để thừa nhận nguồn thông tin được lấy từ các tác giả khác.

J Cho phép những người khác đọc bài của bạn tìm thấy các chi tiết tài liệu tham khảo đầy đủ về các công trình của các tác giả mà bạn đã trích dẫn.

• Chủ đề nghiên cứu là lĩnh vực chung được quan tâm nghiên cứu.

Khái quát về nghiên cứu định tính

Sau khi đọc xong chương này, người đọc có thể:

• Hiểu được một cách khái quát về nghiên cứu định tính

• Biết được cách chọn mẫu trong nghiên cứu định tính

• Giải thích được các phương pháp cơ bản trong thu thập dữ liệu đính tính

• Biết được phân tích dữ liệu cơ bản trong nghiên cứu định tính

• Hiểu được một cách cơ bản kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

3.1 Khái quát về nghiên cứu đỉnh tính

Nghiên cứu định tính bắt nguồn từ nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học, ngôn ngữ học, truyền thông, kinh tế học và ký hiệu học Có thể vi những nguồn gốc này, nghiên cứu định tính đã không được sự ủng hộ của nhà quản lý cấp cao Một số nhà quản lý cấp cao cho rằng dữ liệu định tính quá chủ quan và dễ bị sai sót và thiên vị của con người trong việc thu thập và diễn giải dữ liệu Thực tế là các kết quả không thể được khái quát hóa từ một nghiên cứu định tính cho một nhóm đối tượng mục tiêu lớn hơn được coi là một điểm yếu cơ bản

Do đó, một số nhà quản lý cấp cao tin răng nghiên cứu định tính cung cấp nền tảng không ồn định cho các quyết định kinh doanh quan trọng và tốn kém Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà quản lý chuyển sang sử dụng các kỹ thuật định tính vì các kỹ thuật định lượng mất quá nhiều thời gian và không cung cấp được những hiểu biết thực sự cần thiết để đưa ra các quyết định kinh doanh (Schindler, 2021) Hơn nữa, nghiên cứu trong kinh doanh liên quan đến nhiều thứ hơn là những con số và số liệu thống kê Nghiên cứu tốt là kết quả của một cách tiếp cận cẩn thận, chu đáo, hiểu biết, cho dù sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính hay định lượng (Hair & cộng sự, 2020).

Nghiên cứu định tính dựa trên sự đắm chìm của nhà nghiên cứu vào hiện tượng được nghiên cứu, dữ liệu cung cấp mô tả chi tiết về các sự kiện, tình huống và tương tác giữa con người và sự vật, do đó cung cấp chiều sâu và chi tiết (Langer, 2001) Nghiên cứu định tính đôi khi được gọi là nghiên cứu diễn giải vì nó tìm cách phát triển sự hiểu biết thông qua mô tả chi tiết, chúng góp phần xây dựng lý thuyết nhưng hiếm khi kiểm tra nó (Schindler, 2021) Như vậy, nghiên cứu định tính là nghiên cứu nhằm đạt được sự hiểu biết sâu sắc về một đề tài/dự án/tình huống nghiên cứu (Cooper & Schindler, 2014).

Mặt khác, nghiên cứu định tính bao gồm một loạt các phương pháp/kỹ thuật diễn giải nhằm tìm cách mô tả, giải mã, phiên dịch về ý nghĩa chứ không phải tần suất của một số hiện tượng ít nhiều xảy ra một cách tự nhiên trong thế giới xã hội Những phương pháp này bao gồm phỏng vấn sâu cá nhân hay phỏng vấn chuyên gia/phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, cũng như các phương pháp tiếp cận đa phương pháp liên quan đến phỏng vấn và kỹ thuật quan sát (ví dụ: nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu hành động, dân tộc học, phương pháp GT-Grounded Theory) (Schindler, 2021) Bên cạnh đó, nghiên cứu định tính là nghiên cứu thường nhấn mạnh từ ngữ hơn trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu so với nghiên cứu định lượng (Bryman & Bell, 2011).

Các phương pháp định tính được sử dụng ở cả hai giai đoạn thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu của một đề tài/dự án nghiên cứu Ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các phương pháp chính như phỏng vấn sâu cá nhân/phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm, quan sát, nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu hành động, dân tộc học và phương pháp GT Trong giai đoạn phân tích dữ liệu, nhà nghiên cứu định tính sử dụng phân tích nội dung của các tài liệu được viết hoặc ghi lại được rút ra từ các biểu hiện cá nhân về quan sát hành vi và cuộc phỏng vấn của người tham gia cũng như nghiên cứu các hiện vật và dấu vết bằng chứng từ môi trường vật chất (Cooper & Schindler, 2014).

Trong phạm vi giáo trình và chương này, tập trung vào các phương pháp cơ bản trong thu thập dữ liệu định tính là thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia và quan sát Ngoài ra, 2 thuật ngữ phỏng vấn và thảo luận được dùng thay thế cho nhau.

Nghiên cứu định tính trong lĩnh vực kinh doanh là việc tìm hiểu và giải quyết các mục tiêu kỉnh doanh bằng cách sử dụng các phương pháp cho phép các nhà nghiên cứu trình bày những diễn giải phức tạp về các hiện tượng thị trường mà không dựa vào việc đo lường bằng các con số cụ thể Điểm trọng yếu của loại nghiên cứu này là khám phá các ý nghĩa thực sự và thu thập kiến thức mới từ bên trong hiện tượng nghiên cứu Nghiên cứu định tính có sự ứng dụng rộng rãi trong thực tế và nó thường ít cấu trúc hơn so với hầu hết các phương pháp nghiên cứu định lượng Không giống như việc sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc để thu thập câu trả lời có định dạng cụ thể, nghiên cứu định tính tập trung vào việc nhà nghiên cứu phải suy luận ý nghĩa từ các câu trả lời phi cấu trúc, như là văn bản được ghi lại từ cuộc phỏng vấn Nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu để trích xuất ý nghĩa dữ liệu và biến đổi nó thành thông tin hữu ích (Zikmund & cộng sự, 2013) Hơn nữa, nếu nhà quản lý muốn hiểu được những^ý nghĩa khác nhau về sự trải nghiệm của con người đối với các tình huống trong kinh doanh thì thường đòi hỏi các nhà quản lý sử dụng các phương pháp nghiên cứu để đi sâu vào việc diễn giải, cách hiểu và động cơ tiềm ẩn của con người Nghiên cứu định tính được thiết kế để cho nhà nghiên cứu biết (quá trình) như thế nào và tại sao (ý nghĩa) mọi thứ lại xảy ra như vậy Tương tự, nghiên cứu định tính là lý tưởng nếu bạn muốn trích xuất cảm giác, cảm xúc, động cơ, nhận thức, ngôn ngữ của con người hoặc hành vi tự mô tả (Schindler, 2021) Bảng 3.1 đưa ra một số ví dụ về cách sử dụng thích hợp của nghiên cứu định tính trong kinh doanh.

Bảng 3.1 Một số ứng dụng kinh doanh cho nghiên cứu định tính

Tình huống Câu hỏi cần trả lời

• Việc phân công nhiệm vụ hiện tại có tạo ra năng suất cao nhất không?

• Sự thăng tiến thông qua các cấp độ công việc khác nhau có kết hợp đào tạo cần thiết để thúc đẩy hiệu suất cao nhất không?

2 Phát triển khái niệm quảng cáo

• Chúng ta nên sử dụng những hình ảnh nào để kết nối với động cơ của khách hàng mục tiêu?

Nguồn: Điều chỉnh từ Schindler (2021)

Tình huống Câu hỏi cần trả lời

• Chúng ta có thể thực hiện những hành động nào để tăng năng suất của công nhân mà không tạo ra sự bất mãn của công nhân?

4 Phát triển sản phẩm mới

• Thị trường hiện tại của chúng ta sẽ nghĩ gì về một ý tưởng sản phẩm được đề xuất?

• Chúng ta cần những sản phẩm mới, nhưng chúng ta nên làm gì để tận dụng những thế mạnh hiện tại mà khách hàng cảm nhận?

• Kế hoạch trả thưởng của chúng ta có nên linh hoạt và có thể tùy chỉnh hơn không?

• Làm thế nào để nhân viên nhận thức được các chương trình phòng ngừa sức khỏe so với các chương trinh điều chỉnh sức khỏe về mặt giá trị?

• Làm thế nào để người tiêu dùng thích mua sắm trong cửa hàng của chúng tôi?

• Khách hàng mua săm với một mục đích đã xác định hay họ bị ảnh hưởng bởi những động cơ khác?

• Tại sao một nhóm nhân khẩu học hoặc lối sống sử dụng sản phẩm của chúng ta nhiều hơn nhóm khác?

• Khách hàng của chúng ta là ai và họ sử dụng sản phẩm của chúng ta như thế nào để hỗ trợ lối sống của họ?

• Ảnh hưởng của văn hóa đến sự lựa chọn sảri phẩm là gì?

• Tại sao khách hàng trung thành một thời lại ngừng mua sản phẩm/dịch vụ của chúng ta?

Chọn mẫu cho nghiên cứu định tính

Không giống như nghiên cứu định lượng, trong nghiên cứu định tính nhà nghiên cứu có thể không xác định trước cỡ mẫu của đề tài/dự án nghiên cứu Nhà nghiên cửu định tính xác định cỡ mẫu dựa vào tìm kiếm sự bão hòa dữ liệu - điểm mà tại đó không có thông tin mới nào xuất hiện và không có hiểu biết mới nào có vẻ khả thi (Holliday, 2007) Điều đó nói lên rằng, cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính là khác nhau tùy theo phương pháp/kỹ thuật nhưng nhìn chung nhỏ hơn nhiều so với nghiên cứu định lượng.

Hướng dẫn chung về việc chọn mẫu cho nghiên cứu định tính như sau: Tiếp tục chọn mẫu miễn là kiến thức của bạn về vấn đề đang nghiên cứu ngày càng mở rộng; dừng lại khi bạn không đạt được kiến thức mới hoặc những hiểu biết sâu sắc (Cooper & Schindler, 2014).

Nghiên cứu định tính liên quan đến việc chọn mẫu phi xác suất - trong đó có rất ít nỗ lực để tạo ra một mẫu đại diện (Collis & Hussey, 2021; Cooper & Schindler, 2014) Một số cách chọn mẫu phi xác suất phổ biến trong nghiên cứu định tính như sau:

(1) Chọn mẫu có mục đích: Nhà nghiên cứu chọn những người tham gia một cách tùy ý dựa trên những đặc điểm độc đáo, kinh nghiệm, thái độ hoặc nhận thức của họ.

(2) Chọn mẫu bóng tuyết: Nhũng người tham gia giới thiệu nhà nghiên cứu với những người khác có đặc điểm, kinh nghiệm hoặc thái độ tương tự hoặc khác với họ.

(3) Chọn mẫu thuận tiện: Nhà nghiên cứu chọn bất kỳ cá nhân sẵn có nào làm người tham gia.

(4) Chọn mẫu thông qua mạng lưới mểi quan hệ: Nhà nghiên cứu sử dụng bất kỳ quan hệ nào đã có để chọn làm người tham gia.

Ngoài ra, trong nghiên cứu định tính, một trong những công việc quan trọng nhất của nhà nghiên cứu định tính là tuyển chọn những người tham gia chất lượng Nếu không chộn đúng người, họ sẽ không đạt được ý nghĩa sâu sắc (Schindler, 2021) Các nhà nghiên cứu muốn những người tham gia:

• Chia sẻ những đặc điểm chung để họ có thể thoải mái với nhau.

• Có nhiều kinh nghiệm sống.

• Có những quan điểm khác nhau về các vấn đề thảo luận.

• Có thể trình bày ý tưởng, kinh nghiệm, cảm xúc, thái độ và niềm tin của mình.

• Muốn chia sẻ ý tưởng/kinh nghiệm của họ.

• Muốn nghe ý kiến/kinh nghiệm của người khác.

• Thích hợp tác để giải quyết vấn đề.

Các phương pháp cơ bản trong thu thập dữ liệu định tính

Nhà nghiên cứu chọn một phưong pháp định tính dựa trên mục đích của đề tài/dự án; lịch trình của đề tài/dự án, bao gồm cả tốc độ cần có thông tin chi tiết; ngân sách của đề tài/dự án; vấn đề hoặc chủ đề đang được nghiên cứu; loại người tham gia cần thiết; và kỹ năng, tính cách và sở thích của nhà nghiên cứu (Cooper & Schindler, 2014).

Như đã đề cập ở trên, trong giáo trình này tập trung vào các phương pháp cơ bản trong thu thập dữ liệu định tính là thảo luận nhóm, phỏng vấn/thảo luận chuyên gia và quan sát Trong phạm vi của chương này, thuật ngữ phỏng vấn và thảo luận được dùng thay thế cho nhau.

(1) Khái quát về phỏng vấn

Phỏng vấn là một phương pháp phổ biến để thu thập dữ liệu nghiên cứu định tính trong kinh doanh (Collis & Hussey, 2021; Cooper & Schindler, 2014; Hair & cộng sự, 2020; Zikmund & cộng sự, 2013) Phỏng vấn được định nghĩa là một phương pháp thu thập dữ liệu trong đó một mẫu người tham gia (người được phỏng vấn) được đặt câu hỏi để tìm hiểu xem họ làm gì, nghĩ gì hoặc cảm thấy gì (Collis & Hussey, 2021).

Bạn có thể nghĩ rằng tất cả những gì bạn phải làm để thu thập dữ liệu nghiên cứu thông qua phỏng vấn là nói chuyện với ai đó Thật không may, nó không hoàn toàn đơn giản như vậy Bạn cần làm rõ thông tin bạn muốn và điều này có thể được hướng dẫn bởi khung khái niệm mà bạn đã phát triển từ tài liệu Ngoài ra, bạn cần suy nghĩ về cách tiếp cận những người có thể cung cấp thông tin bạn cần và cách chọn người tham gia Khi bạn đã giải quyết xong những vấn đề đó, bạn cần xem xét làm thế nào bạn có thể khuyến khích những người được phỏng vấn cung cấp cho bạn thông tin bạn cần và cách bạn sẽ ghi lại cuộc phỏng vấn Một số sinh viên sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính xách tay để ghi lại cuộc phỏng vấn thay vì mua một máy ghi âm Việc xem xét chính là chất lượng âm thanh Hãy nhớ ràng bạn phải xin phép trước khi thực hiện bất kỳ bản ghi âm thanh hoặc hình ảnh nào và bạn sẽ cần chạy thử nghiệm nhanh để đảm bảo rằng thiết bị của bạn đang ghi âm Bạn nên có một bản sao lưu trong trường hợp lỗi kỹ thuật (Collis & Hussey, 2021).

Các cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện với cá nhân (phỏng vấn chuyên gia hay phỏng vấn chuyên sâu cá nhân) hoặc nhóm Hình thức phổ biến nhất là phỏng vấn một đối một trong đó có một người phỏng vấn và một người được phỏng vấn Một số nhà nghiên cứu thấy hữu ích khi có hai người phỏng vấn để giúp đảm bảo rằng tất cả các vấn đề được khám phá đầy đủ Nhà nghiên cứu nên ghi âm những gì được nói trong cuộc phỏng vấn, cũng như ghi chú về sắc thái, cử chỉ và sự ngắt quãng Ngoài bản ghi âm cuộc phỏng vấn, sẽ rất hữu ích nếu bạn có một bản ghi về những gì diễn ra trong cuộc phỏng vấn vì nó có thể được sử dụng để trích xuất một diễn giải mạnh mẽ và toàn diện hon Một cuộc phỏng vấn nhóm bao gồm một hoặc nhiều người phỏng vấn và hai hoặc nhiều người được phỏng vấn Điều này khuyến khích những người tham gia tưong tác với nhau khi trả lời các câu hỏi (Collis & Hussey, 2021) Bảng 3.2 so sánh phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn nhóm như một phương pháp nghiên cứu Cả hai đều có một vị trí riêng biệt trong nghiên cứu định tính (Cooper & Schindler, 2014).

Bảng 3.2 So sánh giữa phỏng vấn chuyên gỉa và phỏng vấn nhóm

Phỏng vấn chuyên gia Phỏng vấn nhóm

• Khám phá cuộc sống của cá nhân chuyên sầu

• Tạo lịch sử trường hợp thông qua các cuộc phỏng vấn lặp đi lặp lại theo thời gian

• Định hướng cho nhà nghiên cứu về lĩnh vực nghiên cứu và ngôn ngự của lĩnh vực đó

• Khám phá nhiều thái độ, quan điểm và hành vi

• Quan sát quá trình đồng thuận và không đồng thuận

Nguồn: Điều chỉnh từ Cooper & Schindler (2014)

(2) Ba phương pháp phỏng vấn chính

• Thêm chi tiết theo ngữ cảnh vào kết quả định lượng

• Kinh nghiệm cá nhân, lựa chọn, tiểu sử

• Các vấn đề nhạy cảm có thể gây lo lắng

• Các vấn đề về lợi ích chung hoặc mối quan tâm chung

• Các vấn đề ít được biết đến hoặc có tính chất giả định

• Những người tham gia có thời gian giới hạn hoặc những người tham gia khó tuyển chọn (Ví dụ: Những người tham gia ưu tú hoặc có địa vị cao)

• Những người tham gia có sự khác biệt có thể ngăn cản họ tham gia

• Những người tham gia có nền tảng tương tự hoặc không quá khác biệt để tạo ra xung đột hoặc khó chịu

• Những người tham gia có thể diễn đạt ý tưởng của họ

• Những người tham gia đưa ra nhiều quan điểm về các vấn đề

Có ba phương pháp phỏng vấn chính:

• Phỏng vấn trực tiếp: Đây là phương pháp truyền thống và vẫn được sử dụng rộng rãi Cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện tại nơi làm việc, nhà riêng của người tham gia hoặc bất kỳ nơi công cộng thuận tiện nào Ưu điểm chính của phỏng vấn trực tiếp là dữ liệu toàn diện có thể được thu thập Sự hiện diện của người phỏng vấn giúp đặt câu hỏi phức tạp hoặc nhạy cảm dễ dàng hơn, cung cấp thông tin rõ ràng và thu hút sự chú ý của người tham gia, nhưng tất nhiên điều này phụ thuộc vào thời gian và địa điểm phỏng vấn Nếu cuộc phỏng vấn được thực hiện ngoài giờ làm việc, có thể tiến hành cuộc phỏng vấn dài hơn so với thời gian trong ngày làm việc bận rộn Tuy nhiên, phỏng vấn tốn nhiều thời gian và có thể tốn kém nếu bạn phải di chuyển xa để gặp người tham gia Điều quan trọng là bạn phải lập kế hoạch về cách bạn sẽ ghi lại cuộc phỏng vấn.

• Phỏng vấn qua điện thoại: Phương pháp này cũng được sử dụng rộng rãi và mang lại lợi thế là tiếp xúc cá nhân mà không tốn chi phí đi lại Nếu cuộc phỏng vấn được thực hiện trong giờ làm việc, bạn có thể không thực hiện được cuộc phỏng vấn dài như phương pháp gặp mặt trực tiếp Tuy nhiên, có ít ràng buộc hơn về vị trí địa lý của mẫu và không có chi phí đi lại Tuy nhiên, bạn có thể cần dự trù chi phí cho các cuộc gọi điện thoại, đặc biệthếu bạn đang tiến hành nghiên cứu quốc tế Bạn cũng sẽ nghĩ về cách bạn sẽ ghi lại các cuộc phỏng vấn.

• Phỏng vấn trực tuyến: Phương pháp này có thể đặc biệt hữu ích cho nghiên cứu quốc tế khi phỏng vấn trực tiếp là không thực tế và phỏng vấn qua điện thoại thì quá tốn kém Phỏng vấn trực tuyến có thể được tiến hành vào thời gian và địa điểm thuận tiện cho cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn Bên cạnh đó, việc có thể nhìn thấy khuôn mặt của người phỏng vấn có thể làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái hơn, điều mà không thể thực hiện được trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại Tuy nhiên, phỏng vấn trực tuyến đặt ra một số hạn chế về việc chọn người tham gia, vì họ cần có quyền truy cập Internet và phải có khả năng sử dụng phần mềm cho cuộc phỏng vấn trực tuyến, cũng như sẵn sàng và có khả năng sử dụng phần mềm này Tương tự như hai phương pháp được đề cập trước, bạn sẽ cần lên kế hoạch về cách ghi lại các cuộc phỏng vấn.

Như được trình bày ở trên, mỗi phương pháp phỏng vấn đều có thuận lợi và khó khăn riêng Chi phí thường là một yếu tố quan trọng và phương pháp tốt nhất cho một nghiên cứu cụ thể thường phụ thuộc vào quy mô, vị trí và khả năng tiếp cận những người tham gia (Collis & Hussey, 2021).

(3) Các loại công cụ phỏng vấn

Nhà nghiên cứu có thể chọn một trong các công cụ phỏng vấn sau:

• Phỏng vấn phi cấu trúc: Trong một cuộc phỏng vấn phi cấu trúc, không có câu hỏi cụ thể hoặc thứ tự các chủ đề sẽ được thảo luận, với mỗi cuộc phỏng vấn được tùy chỉnh cho từng người tham gia Nhà nghiên cứu sử dụng các câu hỏi mở vì chúng đòi hỏi nhiều thời gian hơn để trả lời và yêu cầu người trả lời phải suy nghĩ và phản ánh Hơn nữa, các câu hỏi mở được sử dụng để thu thập ý kiến hoặc thông tin về kinh nghiệm và cảm xúc Nhà nghiên cứu cũng có thể sử dụng các câu hỏi để khám phá sâu hơn các câu trả lời của người được phỏng vấn (Collis & Hussey, 2021; Cooper

• Phỏng vấn bán cấu trúc: Trong một cuộc phỏng vấn bán cấu trúc, nhà nghiên cứu chuẩn bị một số câu hỏi để khuyến khích người được phỏng vấn nói về các chủ đề chính mà họ quan tâm và phát triển các câu hỏi khác trong quá trình phỏng vấn Thứ tự đặt câu hỏi linh hoạt và người nghiên cứu có thể không cần hỏi hết các câu hỏi đã chuẩn bị trước vì người được phỏng vấn có thể đã cung cấp thông tin liên quan khi trả lời câu hỏi khác (Collis & Hussey, 2021; Cooper & Schindler, 2014) Thông qua cuộc phỏng vấn bán cấu trúc, các nhà nghiên cứu được tự do thực hiện sáng kiến của mình trong việc theo dõi câu trả lời của người được phỏng vấn cho một câu hỏi Ví dụ, người phỏng vấn có thể muốn hỏi những câu hỏi liên quan, không lường trước được mà ban đầu không có Cách tiếp cận này có thể mang lại những thông tin sâu sắc và bất ngờ được đưa ra để làm rõ hơn chủ đề thảo luận, do đó nâng cao kết quả nghiên cứu (Hair & cộng sự, 2020).

• Phỏng vấn có cấu trúc: Trong cuộc phỏng vấn có cấu trúc, người phỏng vấn sử dụng một trình tự phỏng vấn với các câu hỏi được xác định trước cho mỗi cuộc phỏng vấn để tránh những sai lệch có thể xảy ra do thực hành phỏng vấn không nhất quán; mỗi người được phỏng vấn được hỏi các câu hỏi theo cùng một thứ tự Hơn nữa, một cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa sẽ ‘đảm bảo ràng các câu trả lời có thể so sánh được giữa các cuộc phỏng vấn Ngoài ra, trong một cuộc phỏng vấn có cấu trúc, các câu hỏi thường vẫn là kết thúc mở (Collis & Hussey, 2021; Hair & cộng sự, 2020).

Hầu hết các nghiên cứu định tính dựa trên các cuộc phỏng vấn phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc (Schindler, 2021) vì chúng:

• Dựa vào việc phát triển đối thoại giữa người phỏng vấh và người tham gia.

• Đòi hỏi sự sáng tạo của người phỏng vấn nhiều hơn.

• Sử dụng kỹ năng của người phỏng vấn để trích xuất nhiều dữ liệu hơn và đa dạng hơn.

• Sử dụng kinh nghiệm và kỹ năng của người phỏng vấn để đạt được câu trả lời rõ ràng và chi tiết hơn.

Việc phỏng vấn đòi hỏi một người phỏng vấn đã qua đào tạo (thường được gọi là người điều hành trong cuộc phỏng vấn nhóm) hoặc có các kỹ năng thu được từ kinh nghiệm Những kỹ năng này bao gồm làm cho người trả lời cảm thấy thoải mái, thăm dò chi tiết mà không khiến người trả lời cảm thấy bị quấy rối, giữ thái độ trung lập trong khi khuyến khích người tham gia nói chuyện cởi mở, lắng nghe cẩn thận, theo dõi dòng suy nghĩ của người tham gia và rút ra những hiểu biết sâu sắc hàng giờ về đối thoại mô tả chi tiết Những người phỏng vấn có kỹ năng học cách sử dụng những điểm tương đồng hoặc khác biệt của cá nhân họ với người được phỏng vấn để khai thác thông tin; sự tương đồng được sử dụng để truyền đạt sự cảm thông và hiểu biết, trong khi sự khác biệt được sử dụng để thể hiện sự háo hức muốn hiểu và đồng cảm Ngoài ra, trong nghiên cứu định tính, cá nhân thực hiện cuộc phỏng vấn cần hiểu rõ hơn về tình huống khó xử và cách sử dụng thông tin chi tiết Vì vậy, một người phỏng vấn lành nghề phải là một người có thể nám bát được sự hiểu biết về một vấn đề mà không nhất thiết phải có kinh nghiệm trước đó về sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc là một chuyên gia kỹ thuật (Cooper & Schindler, 2014).

(4) Trách nhiệm của người phỏng vấn

Người phỏng vấn cần có khả năng trích xuất thông tin từ một người sẵn sàng tham gia, người thường không ý thức được rằng mình có thông tin mong muốn Người phỏng vấn thường là chịu trách nhiệm tạo ra cuộc phỏng vấn hoặc hướng dẫn thảo luận, danh sách các chủ đề sẽ được thảo luận (phỏng vấn phi cấu trúc) hoặc thảo luận các câu hỏi sẽ được hỏi (bán cấu trúc) hoặc thảo luận theo thứ tự các câu hỏi (có cấu trúc) Khi xây dựng hướng dẫn thảo luận, người phỏng vấn sử dụng cấu trúc câu hỏi theo hệ thống phân cấp câu hỏi thảo luận, được mô tả trong Hình 3.1 Các câu hỏi rộng hơn bắt đầu cuộc phỏng vấn, được thiết kế để giúp người tham gia cảm thấy thoải mái và cho họ cảm giác rằng họ có nhiều đóng góp, tiếp theo là các câu hỏi ngày càng cụ thể hơn để rút ra chi tiết (Schindler, 2021). vấn đề rộng

VD: Những người tham gia coi điều gì là giâi trí?

Thu hẹp về một chủ đề

VD: Loại phim nào mà những người tham gia coi là thú vị nhất?

VD: Những người tham gia thấy điều gi thú vị nhất về phim hành động?

Thu hẹp theo sử thích cụ thể của khách hàng

NGHIÊN cứu ĐỊNH LƯỢNG 4.1 Khái quát về nghiên cứu định lượng

Phương pháp khảo sát

“Khảo sát liên quan đến việc thu thập thông tin từ một mẫu nhỏ những cá nhân thông qua việc họ trả lời các câu hỏi” (Check & Schutt, 2012) Phương pháp này cho phép người nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để có được nhiều đối tượng khảo sát nhàm thu thập thông tin hay người nghiên cứu cũng có thể sử dụng nhiều công cụ thu thập thông tin khác nhau (Ponto, 2015) Mục đích chính của việc sử dụng phương pháp khảo sát là “để có được thông tin về nhân khẩu học, đặc điểm cá nhân và phản hồi của khách hàng” (Ponto, 2015) Phương pháp này thường được sử dụng trong các nghiên cứu về xã hội và tâm lý vì nó được dùng để mô tả và khám phá hành vi của con người (Singleton & Straits, 2009).

Nghiên cứu khảo sát là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu có thể sử dụng cả trong nghiên cứu định tính và định lượng Trong thực tế, phương pháp này thường được sử dụng nhằm thu thập dữ liệu trên diện rộng nhằm phục vụ các nghiên cứu định lượng Phương pháp khảo sát khá thông dụng trong các nghiên cứu quản lý nhàm thu thập dữ liệu sơ cấp.

Phương pháp khảo sát phù hợp nhất khi dữ liệu thu thập có những đặc điểm như:

- Dữ liệu thu thập nằm rải rác ở từng đối tượng Cơ sở dữ liệu chung cho các đối tượng không tồn tại hoặc không thể tiếp cận Việc tiến hành khảo sát để thu thập dữ liệu sơ cấp chỉ cần thiết khi nghiên cứu không thể tiếp cận các cơ sở dữ liệu hoặc các dữ liệu có sẵn không đảm bảo độ tin cậy.

- Dữ liệu thu thập có sự khác biệt giữa các đối tượng Những biến số có giá trị giống nhau giữa các đối tượng thì không cần thu thập thông qua khảo sát.

- Dữ liệu thu thập từ đối tượng được khảo sát là đáng tin cậy Đối tượng được khảo sát có khả năng cung cấp dữ liệu một cách đáng tin cậy.

- Dữ liệu thu thập trên diện rộng Nếu đối tượng khảo sát không lớn thì phương pháp phỏng vấn chuyên sâu hoặc thảo luận nhóm sẽ phù hợp hơn, nhưng nếu mẫu nghiên cứu phải lớn thì khảo sát sẽ phù hợp hơn.

Trong lĩnh vực kinh tế quản lý, phương pháp khảo sát phù hợp với các chủ đề liên quan đến thái độ, cảm nhận, trải nghiệm hay hành vi của đối tượng về vấn đề nghiên cứu.

Khảo sát có thể được chia thành hai loại, theo mục đích của chúng:

- Mục đích của khảo sát mô tả là cung cấp sự trình bày chính xác về các hiện tượng tại một thời điểm hoặc nhiều thời điểm khác nhau (ví dụ: khảo sát người tiêu dùng để điều tra quan điểm của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ mới đang được doanh nghiệp phát triển; khảo sát thái độ để điều tra quan điểm của nhân viên về kế hoạch ra mắt sản phẩm mới).

- Mục đích của khảo sát nhằm phân tích để xác định liệu có mối quan hệ giữa các cặp biến hay nhiều biến Nếu bạn muốn thực hiện loại khảo sát này, bạn sẽ cần phát triển một khung lý thuyết từ tài liệu để có thể xác định các biến phụ thuộc và độc lập trong mối quan hệ.

4.2.2 Các thành phần của phương pháp nghiên cứu thực hiện thông qua khảo sát

Theo Ponto (2015), thuật ngữ “khảo sát” có thể phản ánh một loạt nội dung như: mục tiêu nghiên cứu, cách lấy mẫu, chiến lược tiếp cận đối tượng khảo sát, công cụ thu thập dữ liệu, phương pháp quản lý việc khảo sát Theo Fowler (2013), có ba thành phần chính trong phương pháp khảo sát, đó là: lấy mẫu, thiết kế câu hỏi và thu thập dữ liệu.

Lấy mẫu là việc chọn ra một tập nhỏ trong tổng thể nghiên cứu để đại diện cho tổng thể Theo đó, để việc lấy mẫu tốt thì người nghiên cứu phải phải sử dụng các phương pháp xác suất chọn mẫu để tất cả các phần tử hay gần như tất cả các phần tử có cơ hội được chọn là như nhau (Fowler, 2013).

Một sai sót trong khi lấy mẫu đó là cá nhân được chọn cho mẫu khảo sát không đại diện được cho các đặc điểm của tổng thể Để giảm thiểu sai số này, người nghiên cứu cần xác định rõ đặc điểm của tổng thể, có chiến lược lấy mẫu đa dạng, lấy mẫu ngẫu nhiên và với số lượng lớn (Ponto, 2015).

Người nghiên cứu có thể sử dụng nhiều phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau Phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến là sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn.

Sử dụng câu hỏi để đo lường, đánh giá là một phần quan ưọng trong phương pháp nghiên cứu bằng khảo sát (Fowler, 2013) Bảng câu hỏi khảo sát pó thể do người nghiên cứu tự quản lý hay do một người có chuyên môn quản lý hay một nhóm chuyên gia quản lý Bảng câu hỏi bao gồm một loạt các nội dung phản ánh mục tiêu nghiên cứu Bảng câu hỏi có thể có các câu hỏi về nhân khẩu học và các câu hỏi phù hợp và tin cậy liên quan đến mục tiêu nghiên cứu (Ponto, 2010) Theo Fowler (2013), việc sử dụng các từ không cụ thể trong bảng câu hỏi khảo sát sẽ làm các câu trả lời của mỗi người được khảo sát khác biệt đáng kể.

Bảng câu hỏi khảo sát có thể được in ra và gửi cho người được khảo sát, hoặc được gửi qua thư điện tử hay có thể được thực hiện thông qua các ứng dụng trên Internet như SurveyMonkey, hoặc người nghiên cứu có thể kết hợp các hình thức khảo sát mà người được khảo sát thích sử dụng hơn (Ponto, 2010) Các hình thức khảo sát nói ưên sẽ khả thi cho mẫu khảo sát lớn và chi phí thực hiện cũng không cao (Check & Schutt, 2012) Việc kết hợp các hình thức quản lý việc khảo sát sẽ giúp nhà nghiên cứu gia tăng độ bao phủ của mẫu được tốt hơn, có nghĩa các phần tử trong tổng thể có cơ hội được chọn đưa vào mẫu khảo sát; điều này sẽ làm giảm sai số trong khi lấy mẫu của nghiên cứu (Singleton & Straits, 2009).

Các bước chính trong nghiên cứu định lượng

Theo Bryman & Bell (2011), để thực hiên một nghiên cứu định lượng, người nghiên cứu sẽ trải qua 11 bước dưới đây như Hình 4.1.

Hình 4.1 trình bày các bước chính trong nghiên cứu định lượng.

Hình 4.1 Các bước chính trong nghiên cứu định lượng

Bước 1: Xây dựng lý thuyết Để xây dựng lý thuyết, người nghiên cứu cần phải xác định vấn đề nghiên cứu của mình là gì vấn đề ở đây có thể là một hiện tượng, một mối quan hệ giữa các biến hay có thể là một vấn đề chưa được nghiên cứu trước đây Dựa trên việc xác định vấn đề nghiên cứu này, người nghiên cứu sẽ xem lại các tài liệu đã có nhằm hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu của mình bằng cách tìm ra các lý thuyết liên quan có thể cung cấp một lý thuyết nền tảng cho phần lý luận của đề tài Thông qua việc xây dựng lý thuyết, người nghiên cứu cũng xác định được khái niệm chính trong nghiên cứu của mình phát triển những khái niệm này thành các biến có thể đo lường được (Bandura, 1977).

Bước 2: Phát triển các giả thuyết

Trong các nghiên cứu thực nghiệm việc xây dựng các giả thuyết thường được thực hiện bởi người nghiên cứu Dựa trên lý thuyết và mối quan hệ của các khái niệm được xác định trong nghiên cứu của mình, nhà nghiên cứu sẽ tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu về các mối quan hệ giữa các biến nhằm dự đoán các kết quả trong nghiên cứu của mình Theo Bryman & Bell (2011), các giả thuyết này được suy diễn từ lý thuyết được xem xét cho nghiên cứu và sẽ được kiểm định.

Bước 3: Thiết kế nghiên cứu

Mỗi phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ có cách thiết kế nghiên cứu khác nhau Thiết kể nghiên cứu là việc chúng ta thiết kế việc thu thập dữ liệu và thiết kế cách lấy mẫu cũng như xây dựng công cụ thu thập dữ liệu nhằm phục vụ cho việc chuẩn bị và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu (Cooper & Schindler, 2014).

Bước 4: Đo lường các khái niệm

Bước này liên quan đến việc đo lường các khái niệm mà nhà nghiên cứu quan tâm trong nghiên cứu của mình Trong bước 4, các khái niệm này sẽ được thiết kế cách đo lường chúng như thế nào.

Bước 5: Lựa chọn đỉa điểm nghiên cứu

Bước này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đưa ra nhiều quyết định liên quan đến việc lựa chọn địa điểm nghiên cứu, cách sắp xếp, bố trí cho việc nghiên cứu, khảo sát.

Bước 6: Lựa chọn đổi tượng khảo sát

Tương tự bước 5, người nghiên cứu cũng phải đưa ra quyết định lựa chọn đáp viên phù hợp cho việc cung cấp thông tin cho nghiên cứu của mình

Bước 7: Thu thập dữ liệu

Bước này đòi hỏi người nghiên cứu phải biết cách kiểm soát công cụ thu thập dữ liệu của mình Trong bước này, người nghiên cứu có thể tiến hành kiểm định thử (pre-testing) đối tượng khảo sát của mình (subjects), xử lý (manipulating) các biến độc lập với các nhóm thử nghiệm bằng cách khảo sát một số cá nhân trong mẫu thử với việc phỏng vấn có cấu trúc hoặc đề nghị hoàn tất một bảng câu hỏi khảo sát.

Bước 8: Xử lý dữ liệu

Sau khi thông tin được thu thập sẽ được chuyển thành dữ liệu cho nghiên cứu Trong nghiên cứu định lượng, các thông tin phải được lượng hóa Một số thông tin đã ở dạng định lượng như tuổi tác, thu nhập, số năm kinh nghiệm Đối với những biến số như thái độ của nhân viên, khách hàng về một vấn đề nào đó thì cần cần mã hóa thông tin và chuyển đổi sang dữ liệu số để phục vụ cho việc phân tích dữ liệu định tính.

Bước 9: Phân tích dữ liệu

Trong bước này, người nghiên cứu sẽ xem xét và lựa chọn một số kỹ thuật phân tích dữ liệu định tính nhăm tồng hợp dữ liệu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu hay đưa ra các kết quả của việc phân tích cho các mục đích khác.

Bước 10: Đưa ra các phát hiện và kết luận

Dựa vào việc phân tích dữ liệu, người nghiên cứu phải diễn giải kết quả của việc phân tích dữ liệu Trong giai đoạn này, người nghiên cứu sẽ có thể phát hiện ra một số vấn đề hay sự tác động qua lại giữa biến; các giả thuyết có được chấp nhận hay bác bỏ; việc ứng dụng các phát hiện đó đối với lý thuyết nền được sử dụng cho nghiên cứu.

Bước 11: Trình bày kết quả

Một phần quan trọng của việc nghiên cứu là thuyết phục độc giả là các kết luận về phát hiện của mình là quan ưọng và đáng tin cậy Ở bước cuối này, nhà nghiên cứu phải viết về nghiên cứu của mình dưới hình thức bài báo khoa học được trình bày ở một hội thảo hay một bản báo cáo gửi cho đom vị tài trợ cho nghiên cứu đó hoặc là một bài báo đăng trong tạp chí dành cho giới học giả Một khi các phát hiện được công bố, nó sẽ là một phần của kho kiến thức trong lĩnh vực mà nhà nghiên cứu đã quan tâm.

Nguồn dữ liệu trong nghiên cứu định lượng

Hai nguồn dữ liệu chính được dùng cho mục đích nghiên cứu gồm có: nguồn dữ liệu thứ cấp (secondary source of data) và nguồn dữ liệu sơ cấp (primary source of data).

4.4.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn từ các nghiên cứu, khảo sát khác, hoặc được thu thập cho mục đích nghiên cứu khác có thể ở bên trong hay từ bên ngoài của một tổ chức Dữ liệu thứ cấp có thể ở dạng định tính và định lượng và được dùng chủ yếu trong cả nghiên cứu mô tả và giải thích Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu thô, ít được xử lý, hoặc ở dạng tổng hợp hay tóm tắt Đôi khi, các dữ liệu này cũng có thể là dữ liệu có cấu trúc, được định dạng dễ xử lý như là bảng tính; hoặc dữ liệu phi cấu trúc, không dễ tìm kiếm hoặc xử lý vì ở dạng hiện tại, chúng không tuân theo một cấu trúc định săn. Ưu điểm:

Việc sử dụng dữ liệu thứ cấp sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều tài nguyên, đặc biệt là thời gian và tiền bạc của bạn (Vartanian, 2011) Khi sử dụng dữ liệu thứ cấp sẽ ít tốn kém và ít tốn thời gian hơn nhiều so với việc tự thu thập dữ liệu, đặc biệt khi dữ liệu có thể được tải xuống dưới dạng định dạng tương thích với phần mềm phân tích dữ liệu mà bạn đang sử dụng Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp thường là dữ liệu có chất lượng cao hơn dữ liệu mà bạn tự thu thập (Smith, 2008).

Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho một mục đích có thể khác với mục tiêu nghiên cứu của bạn Do đó, dữ liệu thứ cấp bạn đang xem xét có thể không phù hợp với đề tài nghiên cứu của bạn Dữ liệu thứ cấp có thể trả lời cho câu hỏi nghiên cứu hoặc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của bạn một phần Các lý do phổ biến cho điều này bao gồm dữ liệu được thu thập vài năm trước đó và không được cập nhật hoặc phương pháp thu thập

CHỌN MÂU TRONG NGHIÊN cứu ĐỊNH LỰỢNG, ĐO LƯỜNG VÀ CẮP Độ THANG ĐO TRONG NGHIÊN cứu, THIẾT KẾ BÀNG CÂU HỎI 5.1 Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng

Tầm quan trọng của việc xác định tổng thể nghiên cứu

Mầu được chọn phải liên quan đến tổng thể được nêu bật trong câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu Giả sử nếu một câu hỏi nghiên cứu về tất cả chủ sở hữu của một thương hiệu máy tính bảng cụ thể, thì tổng thể sẽ là tất cả chủ sở hữu của một thương hiệu máy tính bảng cụ thể và mẫu được chọn phải là một tập hợp con của tất cả các chủ sở hữu đó Tuy nhiên, tổng thể như vậy có thể khó nghiên cứu vì không phải tất cả các yếu tố hoặc các trường hợp đều có thể được nhà nghiên cứu biết hoặc dễ tiếp cận Do đó, các nhà nghiên cứu có thể định nghĩa lại tổng thể như một cái gì đó dễ quản lý hơn, đây thường là một tập hợp con của tổng thể và được gọi là tổng thể mục tiêu như hình 5.1 sau đây.

Hình 5.1 Tổng thể, tổng thể mục tiêu, mẫu và các yếu tổ

Tổng quan về kỹ thuật lấy mẫu

Kỹ thuật lấy mẫu có sẵn có thể được chia thành hai loại:

• Lấy mẫu xác suất hoặc đại diện;

• Lấy mẫu phi xác suất.

Với các mẫu xác suất, hoặc phi xác suất của mỗi trường hợp được chọn từ tổng thể mục tiêu là có cơ hội như nhau Điều này có nghĩa là có thể trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đạt được các mục tiêu đòi hỏi nhà nghiên cứu phải ước tính thống kê các đặc điểm của tổng thể mục tiêu từ mẫu Do đó, lấy mẫu xác suất thường được liên kết với các chiến lược nghiên cứu khảo sát và thử nghiệm Đối với các mẫu phi xác suất, xác suất của mỗi trường hợp được chọn từ tổng thể mục tiêu không được biết và không thể trả lời các câu hỏi nghiên cứu hoặc giải quyết mục tiêu yêu cầu của nhà nghiên cứu đưa ra suy luận thống kê về các đặc điểm của tổng thể.

Lấy mẫu xác suất và phi xác suất

(1) Các loại phưoìig pháp lấy mẫu xác suất

Các phương pháp lấy mẫu xác suất dựa trên tiền đề mỗi yếu tố của tổng thể mục tiêu có xác suất đã biết nhưng không nhất thiết phải bằng nhau để được chọn trong một mẫu Các yếu tố lấy mẫu được chọn ngẫu nhiên và xác suất được chọn, được nhà nghiên cứu xác định trước thời hạn.

Nếu được thực hiện đúng cách, lấy mẫu xác suất đảm bảo rằng mẫu là đại diện.

- Lấy mẫu đơn giản ngẫu nhiên: là một phương pháp lấy mẫu đơn giản chỉ định, mỗi yếu tố của tổng thể mục tiêu có xác suất được chọn bằng nhau Ví dụ như chọn vé trúng thưởng từ thùng chứa trong xổ số; Quay số ngẫu nhiên trong một cuộc khảo sát qua điện thoại.

- Lấy mẫu có hệ thống: là một quá trình liên quan đến việc chọn ngẫu nhiên điểm bắt đầu trong danh sách và sau đó mọi yếu tố thứ n trong khung lấy mẫu được chọn Ví dụ: chọn ngẫu nhiên con số 7, sau đó mẫu sẽ là các phần tử lấy mẫu được đánh số 7, 27, 47, 67,

- Lấy mẫu phân tầng: đòi hỏi nhà nghiên cứu phải phân chia khung lấy mẫu thành các nhóm nhỏ tương đối đồng nhất, khác biệt và không chồng chéo, được gọi là phân tầng cụm Ví dụ: trong cuộc khảo sát của mình, nhà nghiên cứu có thể muốn phân tầng khách hàng của mình trên cơ sở các đặc điểm như tuổi tác, tình trạng hôn nhân, quy mô gia đình, mức thu nhập, tần suất đi ăn bên ngoài, mức độ hài lòng

- Lấy mẫu cụm đa tầng: bao gồm một chuỗi các giai đoạn Các giai đoạn này được minh họa bằng ví dụ “Vấn đề là điều tra quan điểm của các học viên y tế ở thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến việc sử dụng phần mềm y tế để hỗ trợ trong chẩn đoán bệnh nhân”.

1 Giai đoạn đầu tiên là chọn một mẫu ngẫu nhiên của các khu vực ở thành phố Hồ Chí Minh Các khu vực là các cụm.

2 Giai đoạn thứ hai là chọn một mẫu bệnh viện ngẫu nhiên từ các khu vực được chọn và sau đó thu thập thông tin từ tất cả các bác sĩ từ các bệnh viện được chọn hoặc tạo ngẫu nhiên mẫu từ trong mỗi bệnh viện được chọn.

(2) Các loại phương pháp lấy mẫu phỉ xác suất

Trong lấy mẫu phi xác suất, việc lựa chọn các yếu tố mẫu không nhất thiết phải được thực hiện với mục đích đại diện thống kê tổng thể Thay vào đó, nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp chủ quan như kinh nghiệm cá nhân, sự thuận tiện, đánh giá của chuyên gia, để chọn các yếu tố trong mẫu, do đó xác suất của bất kỳ yếu tố nào của tổng thể được chọn không được biết đến, hơn nữa là không có phương pháp thống kê để đo sai số lấy mẫu cho mẫu phi xác suất Vì vậy, nhà nghiên cứu không thể khái quát hóa các phát hiện cho tổng thể mục tiêu với bất kỳ mức độ tin cậy đo được Điều này không có nghĩa là các mẫu phi xác suất không nên được sử dụng.

- Lấy mẫu thuận tiện: liên quan đến việc lựa chọn các yếu tố mẫu có sẵn nhất để tham gia nghiên cứu và có thể cung cấp thông tin cần thiết Ví dụ, các cuộc phỏng vấn được sử dụng với khách hàng nhà hàng vừa kết thúc bữa ăn tại nhà hàng đại diện cho một mẫu tiện lợi.

- Lấy mẫu phán đoán: đôi khi được gọi là mẫu có mục đích, liên quan đen việc lựa chọn các yếu tố trong mẫu cho một mục đích cụ thể Đây là một hình thức lấy mẫu thuận tiện, trong đó phán đoán của nhà nghiên cứu được sử dụng để chọn các yếu tố mẫu Một ví dụ về mẫu phán đoán có thể là một nhóm của các chuyên gia có kiến thức về một vấn đề cụ thể Ví dụ, bác sĩ chuyên điều trị bệnh tiểu đường có thể được phỏng vấn trong một cuộc khảo sát để tìm hiểu về những cách hiệu quả nhất để thuyết phục bệnh nhân tiểu đường áp dụng chế độ ăn uống tốt và tập thể dục đúng cách Ưu điểm của mẫu phán đoán là sự tiện lợi, tốc độ và chi phí thấp.

- Lấy mẫu hạn ngạch: tương tự như lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng Mục tiêu là để tổng số mẫu có đại diện tỷ lệ của các tầng của tổng thể mục tiêu Nó khác với lấy mẫu phân tầng ở chỗ việc lựa chọn các yếu tố được thực hiện trên cơ sở thuận tiện Trong lấy mẫu hạn ngạch, nhà nghiên cứu xác định tầng của tổng thể mục tiêu, xác định tổng kích thước mẫu và đặt hạn ngạch cho các yếu tố mẫu từ mỗi tầng Ngoài ra, nhà nghiên cứu chỉ định các đặc điểm của các yếu tố được lựa chọn nhưng để sự lựa chọn thực tế của các yếu tố theo quyết định của người thu thập thông tin

- Mầu giới thiệu: là mẫu trong đó những người trả lời ban đầu thường được chọn bằng các phương pháp xác suất, sau đó, nhà nghiên cứu sử dụng những người trả lời ban đầu để giúp xác định những người trả lời khác trong tồng thể mục tiêu Ví dụ: Nếu ban tổ chức muốn tiến hành một cuộc khảo sát các cá nhân đã tham dự Thế vận hội 2016 để lên kế hoạch tốt hơn cho Thế vận hội 2020, danh sách có sẵn có thể sẽ không chính xác lắm Một cách tiếp cận có thể hiệu quả là sử dụng các tên có sẵn, liên hệ với những cá nhân đó và yêu cầu họ giới thiệu đến các cá nhân hoặc nhóm khác đã tham dự các môn thể thao.

Quyết định cỡ mẫu phù hợp

Các nhà nghiên cứu thường cần ước tính các đặc điểm của quần thể lớn Để đạt được điều này một cách hiệu quả, cần xác định kích thước mẫu thích hợp trước khi thu thập dữ liệu Các công thức dựa trên lý thuyết thống kê có thể được sử dụng để tính kích thước mẫu Vì nhũng lý do như hạn chế về ngân sách và thời gian, các phương pháp đặc biệt thay thế thường được sử dụng như kích thước mẫu dựa trên các nghiên cứu tương tự trước đây, kinh nghiệm của chính mình hoặc đơn giản là giá cả phải chăng Bất kể làm thế nào để xác định được kích thước mẫu, điều cần thiết là nó phải có kích thước đủ chất lượng để kết quả được coi là đáng tin cậy về độ chính xác và tính nhất quán của chúng Khi các công thức thống kê được sử dụng để xác định kích thước mẫu, ba điều kiện phải được thực hiện: (1) mức độ tin cậy (thường là 95 phần trăm), (2) mức độ chính xác được chỉ định (số sai số chấp nhận được) và (3) mức độ biến đổi (tính đồng nhất tổng thể).

Với nghiên cứu tổng thể lớn thì cỡ mẫu càng lớn càng chính xác nhưng tốn nhiều chi phí Ngày nay các nhà nghiên cứu xác định kích cỡ mẫu thông qua công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý.

Theo phương pháp xử lý

Theo Hair & cộng sự (2014) chỉ ra mẫu tối thiểu (>50), tốt hơn (>100), tỉ lệ quan sát: biến đo lường (5:1).

• m = số lượng câu hỏi đo lường

Đo lường - cấp độ thang đo trong nghiên cứu

5.2.1 Đo lường Đo lường là một khái niệm cơ bản trong nghiên cứu kinh doanh Để hiểu về doanh nghiệp, chúng ta phải có khả năng đo lường nó Ví dụ: nếu chúng ta nói một nhân viên lười biếng hoặc vô trách nhiệm hoặc không hợp tác nghĩa là chúng ta đang đo lường.

Trong kinh doanh, các nhà quản lý quan tâm đến việc đo lường nhiều khía cạnh Kế toán thì đo lường lợi nhuận và thua lỗ, tài sản và nợ phải trả, khấu hao ; Người giám sát thì đo lường hiệu suất của nhân viên, động lực, tỷ lệ doanh thu và các chỉ số hiệu suất khác; Các nhà quản lý tiếp thị lại đo lường nhận thức về một cửa hàng hoặc nhà hàng cụ thể; thuận lợi hoặc không thuận lợi về các đặc điểm khác nhau, chẳng hạn như chất lượng dịch vụ, kích cỡ khẩu phần hoặc hương vị; ưu tiên thương hiệu; khối lượng bán hàng truyền thống so với bán hàng trực tuyến Các nhà quản lý đo lường càng hiệu quả các khía cạnh kinh doanh này thì quyết định của họ đưa ra càng tốt Quá trình đo lường liên quan đến việc chỉ định các biến đóng vai trò là biến đại diện cho các khái niệm, biến đại diện trong nghiên cứu kinh doanh có thể là các chỉ số, mặt hàng, hoặc các biến biểu hiện, bởi vì chúng gián tiếp đo lường các cấu trúc Việc nhận dạng của các biến đại diện rất quan trọng vì các biến cung cấp điểm số được sử dụng để đo lường các khái niệm theo thuật ngữ định lượng.

Các biến số tương đối cụ thể trong tự nhiên, chẳng hạn như giới tính, tuổi tác, chiều cao, thu nhập hộ gia đình, giá thực phẩm và thậm chí cả tầng lớp xã hội, tương đối dễ xác định và do đó có thể được đo lường một cách khách quan và khá chính xác thông qua quan sát, đặt câu hỏi hoặc sử dụng một dụng cụ như thước đo Các ví dụ sau đây minh họa cách chúng ta có thể đo lường các biến nhân khẩu học đã đề cập ở frên:

- Giả sử chúng ta cần biết giới tính của khách hàng, chúng ta có thể xác định giới tính của một người bằng cách quan sát hoặc qua khảo sát bàng cách đặt một câu hỏi yêu cầu người trả lời nêu giới tính của họ Phép đo liên quan đến việc gán mã cho cách người trả lời cho biến giới tính, chẳng hạn như 0 được gán cho nam, 1 cho nữ và các mã bổ sung nếu có các câu trả lời có thể khác và việc gán mã là tùy ý chứ không theo khuôn mẫu.

- Bây giờ hãy xem xét việc phải đo lường chi tiêu ăn uống trung bình hàng tuần của một gia đình Để đo lường khái niệm này, chúng ta đặt câu hỏi trong cuộc khảo sát, yêu cầu người trả lời nêu rõ chi tiêu trung bình hàng tuần của gia đình họ cho việc ăn uống Trong trường hợp này, người trả lời hiểu rõ ràng về nhũng gì đang được hỏi, tuy nhiên họ có thể cảm thấy e ngại khi đưa ra câu trả lời chính xác Trong tình huống như vậy, để có thể đạt được phép đo biến, chúng ta gán một số cho một khoảng dãy số liên tục, ví dụ như đặt câu hỏi là: “ chi tiêu ăn uống trung bình hàng tuần của một gia đình từ 1 triệu đến 3 ữiệu đồng”.

Các cấp độ thang đo: Có bổn cấp độ thang đo được thể hiện bằng các loại thang đo khác nhau: định danh, thứ tự, khoảng và tỷ lệ Các biến được đo ở cấp độ định danh hoặc thứ tự là rời rạc và được gọi là thang đo định tính Các biến được đo ở thang đo khoảng hoặc tỷ lệ là liên tục và được gọi là thang đo định lượng.

- Thang đo định danh: là sử dụng số làm nhãn để xác định và phân loại các đối tượng, cá nhân hoặc sự kiện Ví dụ: một vận động viên được chỉ định một số Trong thang đo định danh, mỗi số chỉ được gán cho một đối tượng Trong nghiên cứu kinh doanh, thang đo định danh được sử dụng để xác định cá nhân, chức danh công việc hoặc vị trí, thương hiệu, cửa hàng và các đối tượng khác.

Một cuộc khảo sát thực khách đặt ra câu hỏi sau:

Bạn có hài lòng với dịch vụ tại Ấm thực thuần chay của nhà hàng

- Thang điểm thứ tự: là thang xếp hạng, nó đặt các đối tượng trong một danh mục được xác định trước, được sắp xếp theo một tiêu chí như sở thích, độ tuổi, nhóm thu nhập, tầm quan trọng, Thang đo này cho phép nhà nghiên cứu xác định xem một đối tượng có nhiều hay ít đặc điểm hơn một số đối tượng khác.

Một cuộc khảo sát thực khách đặt ra câu hỏi sau:

Vui lòng xếp hạng các thuộc tính sau từ 1 đến 4, với 4 là lý do quan trọng nhất và 1 là ít quan ưọng nhất khi bạn chọn nhà hàng của chúng tôi trong tháng trước

- Thang đo khoảng: là sử dụng các số để xếp hạng các đối tượng hoặc sự kiện sao cho khoảng cách giữa các số bằng nhau, sự khác biệt giữa các điểm trên thang đo khoảng có thể được giải thích và so sánh một cách có ý nghĩa, sự khác biệt giữa một xếp hạng 3 và 4 giống như sự khác biệt giữa xếp hạng 1 và 2 Thang đo khoảng có tất cả các tính chất của thang đo định danh và thứ tự, nhưng các điểm trong cùng một khoảng là bằng nhau Với thang đo khoảng, vị trí của điểm không là không cố định Thang đo khoảng thường dùng để đo lường các khái niệm như thái độ, nhận thức, cảm xúc, ý kiến và giá trị Thang điểm đánh giá thường liên quan đến việc sử dụng các câu lệnh trên bảng câu hỏi kèm theo các danh mục được mã hóa trước, một trong số đó được chọn để chỉ ra mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với một tuyên bố nhất định Đẻ minh họa việc sử dụng thang điểm đánh giá, hãy xem xét tuyên bố điển hình sau đây trên bảng câu hỏi:

Vui lòng cho biết mức độ đồng ý hoặc không đồng ý của bạn với những điều sau bằng cách khoanh tròn số thích hợp:

Nhà hàng thuần chay là nơi thú vị để đến

- Thang đo tỷ lệ: là thang đo cung cấp mức đo lường cao nhất Một đặc điểm phân biệt của thang tỷ lệ là nó sở hữu một nguồn gốc duy nhất, hoặc điểm không, cho phép tính tỷ lệ các điểm trên thang đo Ví dụ, chúng ta có thể nói ràng một người nặng 100 ky lô gam nặng gấp đôi so với một người 50 ky lô gam Ví dụ sau đây minh họa cách thang đo tỷ lệ có thể được sử dụng trong nghiên cửu kinh doanh.

Có bao nhiêu trẻ em trong gia đình bạn?

Câu trả lời “0” cho câu hỏi chỉ có thể được diễn giải rằng không có trẻ em trong gia đình Mặt khác, nếu chúng ta so sánh hai câu trả lời, câu trả lời “2” với câu trả lời “4”, chúng ta có thể kết luận rằng số trẻ em trong các hộ gia đình lần lượt là “2” và “4” Horn nữa, chúng ta có thể nói hộ thứ nhất có ít con horn hộ thứ hai; Cuối cùng, chúng ta có thể tính tỷ lệ (4/2) 2 và kết luận rằng hộ gia đình thứ hai có số con gấp đôi so với hộ thứ nhất Thang đo tỷ lệ sở hữu tất cả các thuộc tính của các thang đo khác cộng với điểm không (zero) tuyệt đối về mặt thống kê, chúng ta có thể tính toán hệ số biến thiên cũng như độ lệch chuẩn và hệ số tưong quan.

5.3.3 Một số dạng thang đo thường gặp

- Đối với thang đo định danh có các dạng thang đo phân loại sau: + Thang đo có 2 thuộc tính giá trị trong một đối tượng

+ Thang đo có nhiều thuộc tính giá trị trong một đối tượng: là thang đo ý kiến có hai hoặc nhiều loại phản hồi Khi có nhiều danh mục hon, nhà nghiên cứu có thể chính xác hon trong việc đo lường một khái niệm cụ thể Thang đo phần loại thường được sử dụng để đo lường các đặc điểm của người trả lời như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, loại sản phẩm, ngành công nghiệp, v.v.

Bạn có chức danh gì?

Bác sĩ Giám đốc CEO (giám đốc điều hành) Khác (vui lòng ghi rõ)

- Đối với thang đo thứ tự: có thang đo thứ tự xếp hạng và thang đo so sánh theo cặp.

+ Thang đo thứ tự xếp hạng: là thang đo thứ tự yêu cầu người trả lời xếp hạng một tập hợp các đối tượng hoặc đặc điểm ưong điều khoản ưu tiên, sự giống nhau, tầm quan trọng hoặc các tính từ tương tự.

Ví dụ: Vui lòng xếp hạng năm thuộc tính sau theo thang điểm từ 1 (quan trọng nhất) đến 5 (ít quan trọng nhất) trong việc tìm kiếm việc làm.

Thuộc tính công việc xếp hạng

Lên lịch giờ làm việc linh hoạt Điều kiện làm việc

+ Thang đo so sánh theo cặp: là một loại thang đo phân loại bao gồm một tập hợp đặc điểm, đặc tính sản phẩm hoặc tính năng được ghép nối với nhau Người trả lời được yêu cầu đưa ra một loạt các đánh giá theo cặp và chọn tính năng thể hiện gần nhất cảm xúc của họ.

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG 6.1 Tổng quan về phân tích dữ liệu định lượng

VIẾT BÁO CÁO VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO 7.1 Giới thiệu tồng quan về viết báo cáo

Thuyết trình bài báo cáo

Tiêu chí Nghiên cứu tốt Nghiên cứu sơ sài

• Thiết kế gắn kết với vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

• Đánh giá tốt các phương án thiết kế nghiên cứu

• Gắn liền với tổng quan lý thuyết

• ít đánh giá cao thiết kế nghiên cứu

• Không biện minh cho sự lựa chọn phương pháp

• Không liên quan đến tổng quan lý thuyết

Phân tích và thảo luận

• Những phát hiện được thảo luận theo cách phân tích nhằm tạo ra kiến thức và hiểu biết mới

• Gắn liền với tổng quan lý thuyết

• Phát hiện không rõ ràng, không liên quan đến mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

• ít hoặc không cố gắng thảo luận liên quan đến tổng quan lý thuyết

Kết luận • Kết luận rõ ràng liên quan đến mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

• Chú ý đến hàm ý/giải pháp và hạn chế nghiên cứu

• Một số kết luận nhưng không liên kết với mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

• Hàm ý/giải pháp và hạn chế nghiên cứu không được trình bày

Ngày đăng: 15/05/2024, 08:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu trong  kỉnh doanh - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Hình 1.1. Các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu trong kỉnh doanh (Trang 26)
Bảng 1.3. Các đặc điểm chính của một nghiên cứu tất và sơ sài Tiêu chí Nghiên cứu tốt Nghiên cứu sơ sài - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Bảng 1.3. Các đặc điểm chính của một nghiên cứu tất và sơ sài Tiêu chí Nghiên cứu tốt Nghiên cứu sơ sài (Trang 33)
Bảng 2.1. Một số kỹ thuật cơ bản hình thành ý tưởng nghiên cứu Suy nghĩ hựp lý Suy nghĩ sáng tạo - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Bảng 2.1. Một số kỹ thuật cơ bản hình thành ý tưởng nghiên cứu Suy nghĩ hựp lý Suy nghĩ sáng tạo (Trang 53)
Hình 2.1. Quá trình tìm kiếm tài liệu có hệ thống - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Hình 2.1. Quá trình tìm kiếm tài liệu có hệ thống (Trang 71)
Bảng 3.1. Một số ứng dụng kinh doanh cho nghiên cứu định tính - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Bảng 3.1. Một số ứng dụng kinh doanh cho nghiên cứu định tính (Trang 90)
Bảng 3.2. So sánh giữa phỏng vấn chuyên gỉa và phỏng vấn nhóm Phỏng vấn chuyên gia Phỏng vấn nhóm 1 - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Bảng 3.2. So sánh giữa phỏng vấn chuyên gỉa và phỏng vấn nhóm Phỏng vấn chuyên gia Phỏng vấn nhóm 1 (Trang 94)
Hình 3.1. Hệ tháng phân cấp câu hỏi thảo luận - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Hình 3.1. Hệ tháng phân cấp câu hỏi thảo luận (Trang 99)
Hình 3.2. Quy trình phân tích dữ liệu định tính - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Hình 3.2. Quy trình phân tích dữ liệu định tính (Trang 112)
Hình 3.3. Mạng lưới luồng sự kiện: Trải nghiêm học tập và làm việc  của sinh viên - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Hình 3.3. Mạng lưới luồng sự kiện: Trải nghiêm học tập và làm việc của sinh viên (Trang 114)
Bảng đánh  giá chương  trình AAA Siết chặt  giám sát - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
ng đánh giá chương trình AAA Siết chặt giám sát (Trang 115)
Bảng 3.4. trình bày một ví dụ về mã hóa trên đoạn trích từ bản ghi  cuộc phỏng vấn, trong đó nhà nghiên cứu (R) đang điều ưa vai ưò của tín  dụng trong các doanh nghiệp nhỏ - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Bảng 3.4. trình bày một ví dụ về mã hóa trên đoạn trích từ bản ghi cuộc phỏng vấn, trong đó nhà nghiên cứu (R) đang điều ưa vai ưò của tín dụng trong các doanh nghiệp nhỏ (Trang 120)
Hình 3.4. Ví dụ về phát triển danh mục chính và danh mục con từ dữ  liệu phỏng vấn đưực mã hóa - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Hình 3.4. Ví dụ về phát triển danh mục chính và danh mục con từ dữ liệu phỏng vấn đưực mã hóa (Trang 123)
Bảng 4.1. So sánh các phưong thức khảo sát Bảng câu hỏi tự - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Bảng 4.1. So sánh các phưong thức khảo sát Bảng câu hỏi tự (Trang 143)
Hình 4.1. trình bày các bước chính trong nghiên cứu định lượng. - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Hình 4.1. trình bày các bước chính trong nghiên cứu định lượng (Trang 147)
Hình 5.1. Tổng thể, tổng thể mục tiêu, mẫu và các yếu tổ 5.1.2.  Tổng quan về kỹ thuật lấy mẫu - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Hình 5.1. Tổng thể, tổng thể mục tiêu, mẫu và các yếu tổ 5.1.2. Tổng quan về kỹ thuật lấy mẫu (Trang 166)
Hình thức bên ngoài của  khách sạn - Giáo Trình Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh.pdf
Hình th ức bên ngoài của khách sạn (Trang 191)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w