TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

272 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Lê Quốc Lý

HÀ NỘI-2024

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định

Tác giả luận án

OUTHONE SINGDALA

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9

1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TƯ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 91.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 321.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN, CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 401.4 GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 48

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 53

2.1 QUAN NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 532.2 NỘI DUNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 722.3 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI NƯỚC NGOÀI VÀ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 84

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO 106

3.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1063.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO 119

Trang 5

3.3 ĐÁNH GIÁ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ NGUYÊN NHÂN 142

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 166

4.1 BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO THỜI GIAN TỚI 1664.2 QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO 1724.3 GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO 1764.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA LÀO 196

KẾT LUẬN 201DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 202DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 203PHỤ LỤC 219

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 ASXH : An sinh xã hội 2 BVMT : Bảo vệ môi trường 3 CB, CC : Cán bộ, công chức

4 CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân 5 DLXH : Dư luận xã hội

6 DNNN : Doanh nghiệp nhà nước 7 DNTN : Doanh nghiệp tư nhân 8 EDL : Electricite du Laos

Tập đoàn điện lực Quốc gia Lào 9 FTA : Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 10 HTCT : Hệ thống chính trị

11 HTPL : Hệ thống pháp luật 12 LLLĐ : Lực lượng lao động 13 NLĐ : Người lao động 14 NDCM : Nhân dân cách mạng

15 NNLCLC : Nguồn nhân lực chất lượng cao 16 PTBV : Phát triển bền vững

17 QLNN : Quản lý nhà nước 18 QPPL : Quy phạm pháp luật

19 TNCDN Trách nhiệm của doanh nghiệp

20 CSR : Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 21 SME : Small and medium-sized enterprises

Doanh nghiệp vừa và nhỏ 22 VBPL : Văn bản pháp luật

23 VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật 24 XĐGN : Xóa đói giảm nghèo

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 3.1: Lượng điện đáp ứng được trong giờ cao điểm của EDL giai đoạn 2016-2023 (MW)

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là vấn đề thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quyền lực nhà nước, các nhà nghiên cứu, nhân dân Trong đó đã có nhiều nghiên cứu khác nhau của các nhà khoa học nhằm luận giải và xây dựng các khung lý luận, tiêu chí đánh giá về CSR để làm căn cứ, cơ sở và kham khảo đối với việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý cũng như quy chế về CSR Qua đó góp phần giúp cho quá trình hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và gắn thực hiện CSR trong thực tiễn nhất là nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của mình được phù hợp Trong đó CSR thường được các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học nhấn mạnh và chú trọng đến các yêu cầu đóng góp vào phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân nhưng công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của xã hội cùng với nhận thức của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao do vậy CSR đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết mà hầu hết các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đều chú trọng tuân thủ cũng như gắn chặt với hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với các nước phát triển, CSR được xem là một trong những chiến lược quan trọng cho sự phát triển bền vững, là cơ sở giảm chi phí và tăng năng suất; tăng doanh thu, nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; thu hút được nguồn lao động giỏi; sản phẩm và hàng hóa dịch vụ dễ tiếp cận được với thị trường thế giới; bảo vệ tốt môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và nó cũng được xem là “triết lý” kinh doanh của các doanh nghiệp Chính vì lý do đó, thực hiện CSR là nguyên tắc bắt buộc cũng như đã từng bước được quy định trong

Trang 10

các văn bản pháp lý liên quan đến doanh nghiệp, kinh doanh

Bên cạnh đó, tại một số nước đang phát triển, mở cửa trong khu vực ASEAN nói chung và trên thế giới nói riêng CSR cũng từng bước được quan tâm nhiều hơn để đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển và các vấn đề xã hội khác nhất là hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững Đối với nước CHDCND Lào cùng với quá trình phát triển, mở cửa Nhà nước đã từng bước quan tâm, khuyến khích cũng như xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để các doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp tư cũng như các doanh nghiệp cong tăng cường thực hiện CSR Trong đó với những đặc thù nhất định về bối cảnh kinh tế vĩ mô, trình độ phát triển kinh tế, vốn đầu tư, an ninh kinh tế do vậy tại nước CHDCND Lào các doanh nghiệp công mà nhất là tập trung cung cấp các sản phẩm công nhằm phục vụ đa mục tiêu gắn với sứ mệnh bảo vệ và xây dựng đất nước có vị trí, vai trò dẫn đầu, làm gương cho các doanh nghiệp khác trong nước nhằm thực hiện CSR Trong đó Tập đoàn điện lực Quốc gia Lào (EDL) trong thời gian vừa qua được ghi nhận là doanh nghiệp công có vốn đầu tư, có vị trí, vai trò quan trọng với sản phẩm đặc thù thường đi đầu trong quá trình thực hiện CSR

Ngoài ra, với lịch sử thành lập trải qua nhiều giai đoạn khi EDL được thành lập năm 1961 - DNNN hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực năng lượng, nhằm cung cấp điện cho nhân dân trong nước và xuất khẩu điện ra nước ngoài EDL đặt dưới sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Năng lượng và Mỏ và chịu sự quản lý Tài chính của Bộ Tài chính Lào Trong những năm qua, EDL đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nước CHDCND Lào cả trong chiến tranh lẫn trong thời kỳ hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước EDL đã cung cấp năng lượng cho lưới điện quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, hiện đại hóa các mặt của đời sống văn hóa, xã hội Có thể nói, Tập đoàn đã thực hiện khá tốt CSR trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân nhưng công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế Do đó, để phát huy vai trò tiên phong, vị trí dẫn đầu cả trong phát triển kinh tế và thực hiện chính sách xã hội, bảo vệ môi trường, EDL cần thực hiện tốt CSR của mình Vì lý do đó, tôi

Trang 11

chọn vấn đề: “Trách nhiệm xã hội của Tập đoàn điện lực Quốc gia Lào trong

điều kiện hội nhập quốc tế” là đề tài nghiên cứu Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu như trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, tổng quan những công trình nghiên cứu về CSR và CSR của Tập

đoàn, công ty điện lực ở trong và ngoài nước; chỉ ra giá trị của những công trình nghiên cứu đã tổng quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm về CSR đối với các Tập đoàn, công ty điện

Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp như khái niệm, vai trò và nội dung CSR của doanh nghiệp cũng như tiêu chí đánh giá, yếu tố ảnh hưởng và kinh nghiệm thực hiện CSR của doanh nghiệp

Thứ ba, phân tích thực trạng thực hiện CSR của EDL trong điều kiện hội nhập

quốc tế

Thứ tư, đề xuất quan điểm và giải pháp thực hiện CSR của Tập đoàn EDL

trong điều kiện hội nhập quốc tế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là CSR của EDL

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Tập đoàn điện lực Quốc gia Lào

Trang 12

- Phạm vi thời gian: từ 2016 đến 2023

- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu việc thực hiện CSR của EDL thông

qua những nội dung chính sau: (1) CSR của EDL trong việc đóng góp vào sự phát triển của đất nước; (2) CSR của EDL trong việc giải quyết việc làm cho người lao động; (3) CSR của EDL trong thực hiện phúc lợi xã hội và an sinh xã hội và (4)

CSR của EDL trong trong bảo vệ môi trường sinh thái

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn, quan điểm của Đảng NDCM Lào về trách nhiệm của con người, cá nhân, tổ chức với xã hội Ngoài ra, luận án cũng dựa trên các quy định trong Hiến pháp Lào và VBQPPL có liên quan đến CSR của EDL

4.2 Cơ sở thực tiễn

Đề tài được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn của các báo cáo, tổng kết, của các công trình nghiên cứu thứ cấp về CSR của EDL

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin để làm nền tảng, cơ sở phương pháp luận cho việc triển khai các nội dung nghiên cứu

Đồng thời, luận án cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như:

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: đây là phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của lĩnh vực kinh tế chính trị nhằm góp phần giúp cho nghiên cứ sinh nhìn nhận được các vấn đề cốt lõi, bản chất, phạm trù, quy luật về CSR của EDL

Phương pháp tổng kết thực tiễn và nghiên cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng nhằm giúp nghiên cứu sinh tổng kết việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước để rút ra kinh nghiệm trong thực hiện CSR của EDL Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng phương pháp này nhằm giúp nghiên cứu

Trang 13

các công trình trước đây có liên quan đến thực hiện CSR ở trong và ngoài nước nói chung cũng như đối với DN điện lực nói riêng

Phương pháp phân tích và tổng hợp: đề tài sử dụng phương pháp này nhằm giúp nghiên cứu sinh tổng hợp các tài liệu, số liệu có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến đề tài Đồng thời, đề tài cũng phân tích các tài liệu, số liệu này nhằm chứng minh, làm rõ thực trạng quá trình thực hiện CSR của EDL qua các năm từ 2016 đến 2023

Phương pháp logic và lịch sử: nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này trong việc xây dựng và đánh giá quá trình thực hiện CSR của EDL với cấu trúc lý luận, phân tích thực tiễn và đề xuất giải pháp có tính logic Đồng thời nhìn nhận việc thực hiện CSR của EDL theo tiến trình lịch sử phát triển, thay đổi của bối cảnh khách quan

Phương pháp thống kê: đây là phương pháp giúp nghiên cứu sinh thống kê về các công trình trong phần tổng quan, thống kê số liệu về CSR của EDL qua các nội dung như phát triển kinh tế, đóng góp ngân sách nhà nước, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, đóng góp đối với cộng đồng và xã hội qua đó giúp đề tài có được căn cứ chính xác từ thực tiễn để đánh giá

Phương pháp so sánh: đề tài sử dụng phương pháp này trong việc so sánh số liệu, kết quả quá trình thực hiện CSR của EDL trong từng năm với nhau (từ 2016 đến 2023) để phân tích rõ hơn thực trạng nhằm rút ra đánh giá chính xác về thực hiện CSR của EDL

Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được thực hiện thông qua phiếu điều tra xã hội học Trong đó đối tượng là nhân dân nước CHDCND Lào ở 3 miền và ở nước ngoài; với số lượng 869 phiếu (Theo kích cỡ mẫu khảo sát do Krejcie and Morgan nghiên cứu về số mẫu tối thiểu so với tổng số đối tượng của một đề tài nghiên cứu) Thời gian tiến hành từ từ ngày 22 tháng 2 năm 2023 đến ngày 14 tháng 6 năm 2023 Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng hỏi và khảo sát online qua

Trang 14

link:https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfDOwoMr0o4aImZXzSbe0hLplMbYmim0FJ6xFmt5VqFYzi3lA/closedform Đối tượng khảo sát là nhân dân trong nước nói chung, tuy nhiên trong 869 phiếu có 97,1% (Trong đó tiến sĩ có 25 người chiếm 2.9%; thạc sĩ có 204 người, chiếm tỷ lệ 23.5%; đại học có 456 người, chiếm tỷ lệ 52.4%; cao đẳng và trung cấp có 159 người chiếm 18.3%) Đây chủ yếu là các cán bộ tại các chi nhánh của EDL trên cả nước và những người có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên (đây là các đối tượng có am hiểu nhất định về CSR cũng như có trình độ, nhận thức dân trí cao so với các đối tượng khác nhờ đó kết quả khảo sát có thể thu thập được chính xác và hiệu quả hơn)

Phương pháp phỏng vấn sâu: đề tài sử dụng phương pháp này trong việc phỏng vấn các cán bộ, nhà khoa học có kiến thức chuyên môn về KTCT nói chung cũng như CSR nói riêng tại nước CHDCND Lào như Vụ trưởng Vụ kế hoạch và hợp tác quốc tế và Vụ phó Vụ chính sách và kế hoạch năng lượng của Bộ năng lượng và mỏ nước CHDCND Lào; Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách kinh tế trực thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư Lào, Viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế vĩ mô của Viện hàn lâm, kinh tế và xã hội Lào; Viện phó Viện CNXH khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia Lào Qua đó giúp đề tài có được thêm ý kiến từ các chuyên gia am hiểu về CSR tại nước CHDCND Lào để bổ sung vào các lập luận cũng như cung cấp thêm các thông tin khách quan hơn từ các đối tượng

Phương pháp phân tích dữ liệu: Với kết quả nghiên cứu sau khi đã thu thập tác giả đã sử dụng sự hỗ trợ từ Excel, tuy mặc dù không phải là phần mềm phân tích chuyên sâu nhưng Excel vẫn được sử dụng rộng rãi trong việc thực hiện phân tích dữ liệu cơ bản và trực quan hóa các số liệu để biểu đồ hóa các kết quả nghiên cứu trong đề tài Quy trình phân tích dữ liệu trong khảo sát bao gồm các bước sau: (1) Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ các nguồn phù hợp như báo cáo thống kê chính thức của EDL, cơ sở dữ liệu kinh tế, kết quả trả lời khảo sát của các đối tượng; (2) Tiền xử lý dữ liệu: Kiểm tra và làm sạch dữ liệu để loại bỏ dữ liệu nhiễu,

Trang 15

xử lý dữ liệu còn thiếu và chuyển đổi dữ liệu vào định dạng phù hợp cho việc phân tích; (3) Phân tích dữ liệu: Thực hiện các phân tích để hiểu rõ hơn về tính chất của dữ liệu, bao gồm các phân tích thống kê cơ bản và trực quan hóa dữ liệu cũng như khám phá mối quan hệ giữa các biến (là các số liệu, kết quả của khảo sát); (4) Trực quan hóa kết quả: Trực quan hóa kết quả của phân tích thành bảng và biểu đồ cũng như nội dung phân tích trong bài để trình bày kết quả một cách dễ hiểu và trực quan; (5) Diễn giải kết quả: Diễn giải kết quả của phân tích và đưa ra kết luận hoặc khuyến nghị liên quan đến CSR của EDL dựa trên các phát hiện từ dữ liệu

5 Đóng góp của luận án

- Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về CSR của EDL - Luận án có thể là cơ sở khoa học để EDL, Chính phủ nước CHDCND Lào, Bộ năng lượng và mỏ cũng như các cơ quan, pháp nhân liên quan có thể có căn cứ khoa học để đưa ta các chính sách nhằm nâng cao CSR của EDL

- Những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao CSR của EDL có thể có ý nghĩa tham chiếu với việc thực hiện CSR nhà nước khác ở nước CHDCND Lào

- Luận án có thể là tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho học viên các ngành kinh tế, kinh tế chính trị và những người quan tâm đến vấn đề này

6 Kết cấu của luận án

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 14 tiết Cụ thể các nội dung trong luận án tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:

Chương 1: Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đền đề tài luận án

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước

Chương 3: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của tập đoàn điện lực quốc gia Lào

Trang 16

Chương 4: Quan điểm và giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội của tập đoàn điện lực quốc gia Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế

Trang 17

1.1.1 Các công trình tại nước ngoài

C.V Baxi & Rupamanjari Sinha Ray (2012), Corporate Social Responsibility [45] Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu về (1) Tổng quan về DN

và xã hội ở Ấn Độ, vai trò của chính sách công trong việc thúc đẩy CSR và tính bền vững, CSR và môi trường của DN thông qua khảo sát về tài liệu và nhìn nhận toàn cầu về CSR, vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc thúc đẩy CSR; (2) Phân tích CSR trong các DN công, DN gia đình; làm rõ CSR trong ngành ngân hàng, trong các công ty đa quốc gia; phân tích sự khác biệt theo ngành dẫn đến CSR và tính bền vững; (3) Đặc biệt tác giả đã minh chứng thực tiễn CSR trong ngành công nghiệp Ấn Độ cũng như những báo cáo đến công chúng trong quá trình thực hiện vấn đề này Đồng thời làm sáng tỏ các vấn đề khác nhau mà các DN và các bên liên quan phải đối mặt trong quá trình thực hiện CSR cũng đưa ra các chiến lược và khuyến nghị để cải thiện sức mạnh tổng hợp giữa các bên liên quan và thực hiện CSR hiệu quả hơn

Lê Thị Hoài Thu (2012), “Bảo đảm an sinh xã hội - trách nhiệm của doanh nghiệp” [32, tr.37-43] Tác giả tập trung làm rõ những nội dung căn bản đó là (1) Làm rõ những đặc điểm của TNCDN đối với thị trường và người tiêu dùng, TNCDN đối với người lao động, TNCDN đối với cộng đồng và TNCDN đối với môi trường Đồng thời làm rõ vai trò của TNCDN đối với trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo lợi ích chung cho cộng đồng xã hội, làm

Trang 18

thay đổi cách thức thực hiện và cấu trúc ASXH, chia sẻ gánh nặng với nhà nước; (2) Phân tích những quy định của Nhà nước về TNCDN trong việc bảo đảm ASXH đối với người lao động và cộng đồng Qua đó chỉ rõ hiện còn nhiều DN còn tìm cách trốn hoặc chậm đóng bảo hiểm cho NLĐ, khai không trung thực số lượng NLĐ, DN tìm cách đóng bảo hiểm cho NLĐ ở mức thấp nhất có thể Nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ việc ý thức trách nhiệm của DN chưa cao, quy định trong HTPL còn những bất cập, công tác QLNN còn hạn chế, biện pháp chế tài còn chưa mạnh, NLĐ còn chưa chủ động đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và có DN khó khăn dù muốn mà chưa thực hiện được; (3) Đưa ra kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện HTPL liên quan đến việc thực hiện CSR, tạo điều kiện cho DN phát triển, sản xuất kinh doanh, nâng cao nhận thức cũng như đóng góp nhiều hơn vào cộng đồng

Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD)

(2013), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Bộ sách cẩm nang dành cho CEO

[16] Cuốn sách với sự tham gia của nhiều tác giả là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, lãnh đạo các cơ quan kinh tế đã tập trung vào phân tích những vấn đề sau: (1) Phân tích vai trò của CSR đối với sự phát triển bền vững của DN thông qua các nội dung thực hiện CSR nhằm nâng cao sức cạnh tranh và PTBV của DN, nâng cao sức cạnh tranh lành mạnh của DN, thực hiện quyền lợi hơn là nghĩa vụ của DN, khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng toàn cầu, thực hiện sứ mạng xã hội vì cộng đồng, kinh doanh trung thực và bình đẳng cũng như cam kết của DN từ con tim Đồng thời, phân tích nhận thức của người tiêu dùng về CSR tác động đến quá trình thực hiện CSR trong thực tế; (2) Chỉ rõ thực trạng “cuộc đua xanh” đã và đang bắt đầu thông qua phân tích cơ hội và thách thức trong phát triển nông nghiệp thông minh, các nội dung yêu cầu nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đạt hiệu quả, yêu cầu trong phát huy vai trò của DN trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của quá trình CNH-HĐH đất nước, những bước tiến của cuộc năng lượng tái tạo trong thế kỷ

Trang 19

XXI, thực tiễn năng lực cạnh tranh của Việt Nam; và (3) Chỉ rõ ảnh hưởng của báo chí đối với thúc đẩy CSR tại Việt Nam qua thực tiễn công tác truyền thông CSR của các DN điển hình trong đất nước cũng như tác động của nó đến xã hội

Jesse Dillard, Kathryn Haynes, Alan Murray (2013), Corporate Social Responsibility-A Research Handbook [48] Các tác giả đã tập trung hệ thống hóa

cũng như phân tích một số khía cạnh như (1) Khái niệm CSR được sử dụng rộng rãi bởi các DN, cơ quan chuyên môn và học giả, nhưng cũng bị tranh cãi rộng rãi Tuy vậy, thường được mô tả là bao gồm ba yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội, mặc dù không có sự đồng thuận nghiêm túc về cách chuyển các ý tưởng thành thực tế; (2) Đề cập đến một số lĩnh vực tranh luận, lý thuyết và thực hành chính trong CSR nhằm giải quyết, thách thức và cung cấp thông tin cho các cuộc tranh luận trong học thuật và thực tiễn qua việc nêu rõ suy nghĩ hiện tại về từng khía cạnh của một chủ đề quan trọng với các khoa học liên ngành; (3) Xem xét các mục tiêu CSR với các chiến lược quốc gia, tổ chức và đánh giá vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của CSR và tính bền vững, giá trị lâu dài của thực hành CSR đối với các tập đoàn và xã hội

Nguyễn Như Phát (2013), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Một số vấn đề lý luận” [24, tr.29-34] Bài viết đa tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về CSR thông qua những nội dung đó là (1) Phân tích quan điểm khác nhau liên quan đến CSR như đây là sự quan tâm, phản ứng của DN với các vấn đề vượt ngoài các yêu cầu pháp lý, kinh tế và công nghệ; là các vấn đề kinh tế, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông mong ở các DN trong thời gian nhất định; CSR cũng bao hàm những vấn đề nhỏ như đạo đức kinh doanh, từ thiện, tính bền vững và tham gia bảo vệ môi trường; (2) Chỉ rõ bản chất của CSR luôn được thử thách qua các thời điểm đặc thù nhưng nó luôn thể hiện vai trò của DN trong mối tương quan với vai trò của mỗi Nhà nước trong việc thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển cũng như đem lại cuộc sống tốt hơn cho nhân dân trong đất nước; (3) Luận

Trang 20

giải CSR sẽ luôn biến đổi theo không gian, thời gian nơi đòi hỏi cần có CSR để đáp ứng với những yêu cầu, chuẩn mực của một xã hội hoặc một thời điểm nhất định nhất là khi xảy ra các vấn đề ảnh hưởng sâu rộng đến phần đông xã hội

Trần Hoàng Hải (2016), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Khái niệm, các mô hình và kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp” [12, tr.3-10] Tác giả đã tập trung phân tích những nội dung chính đó là: (1) CSR được thực hiện rộng rãi ở các nước, nhất là các nước phát triển từ những thập niên cuối của thế kỷ XX Nội hàm của phạm trù CSR bao gồm không chỉ trách nhiệm pháp lý mà cả trách nhiệm về đạo đức của doanh nghiệp trong tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong quá trình tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh; (2) Các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR sẽ có cơ hội và khả năng cao được cộng đồng ủng hộ, uy tín được nâng cao Qua đó góp phần giúp cho việc nhận diện thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp trong thực tiễn đạt được hiệu quả cao hơn; và (3) Thực hiện CSR đặc biệt sẽ góp phần giúp cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường, đạt được cao hơn và giúp cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển bền vững hơn

Michel Capron, Françoise Quairel-Lanoizelée (Lê Minh Tiến, Phạm Như

Hồ (dịch)) (2016), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp [5] Cuốn sách đã tập

trung làm rõ những vấn đề căn bản đó là (1) Trong giai đoạn hiện nay CSR đã làm cho đối tượng quan tâm chính ngày nay không dừng ở kết quả kinh tế của các DN, mà là chính các DN-với tư cách là tác nhân chính của hoạt động kinh tế, cùng với hệ thống ứng xử và hành vi của họ đối với cá nhân, xã hội loài người và đối với môi trường tự nhiên; (2) Đưa ra 2 quan điểm về CSR đó là một trào lưu tư tưởng được thể hiện thông qua các biểu trưng và diễn ngôn của điều mà chúng ta gọi là “các chủ thể hành động” hoặc là những thực tiễn quản trị, tư vấn, lượng giá và giải trình dựa trên các công cụ được sử dụng không chỉ bởi các DN mà bởi tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp (hoặc ngoài nghề nghiệp) đang trong tiến trình xây dựng một

Trang 21

thị trường mới; (3) Đưa ra 4 cách tiếp cận về CSR đó là một mô hình đóng góp vào việc hoàn thiện xã hội; có ý nghĩa thế nào trong sự tiến hóa của xã hội đương đại và của các hoạt động kinh tế; là một khái niệm đã phát triển mà không dính dáng gì đến cái ý nghĩa mà người ta đã gán cho nó và các trào lưu đang diễn ra vẫn có thể mang đến cho nó một ý nghĩa; (4) Tìm hiểu các nguồn gốc của trào lưu CSR và sự tiến hóa của nó dưới góc nhìn lịch sử về hệ thống sản xuất xã hội; điểm qua các quan niệm về CSR và những vấn đề đặt ra từ việc chấp nhận những quan niệm đó; những lý do thôi thúc các doanh nghiệp phải có trách nhiệm về mặt xã hội; xác định đâu là những chủ thể đóng vai trò là động lực của CSR; xem xét CSR đã dẫn đến những biến chuyển nào trong lối ứng xử chiến lược của các DN

Nguyễn Ngọc Thắng (2017), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp [31]

Tác giả đã tập trung làm rõ những nội dung có liên quan đến CSR đó là (1) Đưa ra những vấn đề tổng quan về CSR đó là sự phát triển của CSR, phân tích sự liên kết giữa CSR và chiến lược phát triển của DN trong giai đoạn mới, đưa ra bộ công cụ về CSR; (2) Liên hệ việc thực hiện CSR tại một số nước, khu vực trên thế giới như CSR tại Hoa Kỳ, CSR tại Châu Âu, CSR ở Châu Á; (3) Liên hệ thực trạng CSR tại Việt Nam thông qua việc tổng quan về CSR tại Việt Nam giai đoạn hiện nay, minh chứng CSR tại tập đoàn FPT thông qua việc tiếp cận khía cạnh thực hành lao động, CSR tại tập đoàn Viettel thông qua cách tiếp cận thực hành đối với khách hàng Từ đó để chúng ta thấy rõ rằng CSR không nên là một sự ép buộc Đó là một quyết định tự nguyện mà các nhà lãnh đạo của mỗi doanh nghiệp đều phải làm cho chính doanh nghiệp của mình; (4) CSR thể hiện rất rõ văn hóa và những giá trị của DN trong quá trình PTBV tại các vùng lãnh thổ khác nhau bao gồm những việc làm mang tính nhân văn, và những hành động mang tính PTBV của DN về mặt kinh tế, xã hội, môi trường, quản lý, và văn hóa và thường kết hợp chặt chẽ với chiến lược DN

Nguyễn Thị Thu Trang (2017), “Quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với PTBV

Trang 22

của doanh nghiệp và liên hệ với Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017” [36, tr.75-88] Bài viết đã tập trung minh chứng những vấn đề tiêu biểu đó là (1) Khái quát chung các yêu cầu về thực thi CSR cũng như yêu cầu PTBV của DN trong bối cảnh mới ở VN hiện nay và xem đây là một trong những căn cứ quan trọng để giúp cho bản thân các DN có được nền tảng vững chắc, phát triển lâu dài cũng như được công chúng trong đất nước ủng hộ; (2) Phân tích thực trạng quan hệ giữa CSR với tương lai PTBV của DN tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay qua đó cho thất nhiều tập đoàn, công ty như Viettel, BIDV, Vietcombank, FPT, Vingroup đã từng bước đóng góp và thực hiện CSR qua đó đã giữ vững được tốc độ phát triển nhờ sự ủng hộ, tin dùng của người dân trong cả nước và (3) Làm rõ những yêu cầu trong giai đoạn hiện nay để vừa phát triển SME trong đất nước cũng như vừa gắn điều này với việc thực hiện CSR Đây được xem là một vấn đề quan trọng vì nhiều SME ghép lại, tổng hợp lại sẽ đem lại nhiều đóng góp cho xã hội và đất nước cũng như là cơ sở để phát triển bền vững, chia đều lợi nhuận, rủi ro, trách nhiệm ra nhiều DN khác nhau

Phạm Thị Huyền Sang (2017), Cơ chế bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – kinh nghiệm các nước và giải pháp cho Việt Nam (Sách chuyên khảo) [28] Cuốn sách tập trung làm rõ một số nội dung chính như (1) Nêu

khái niệm, ý nghĩa và nội dung của cơ chế bảo đảm thực hiện CSR và cơ chế bảo đảm thực hiện CSR trên thế giới hiện nay; (2) Đưa ra những kinh nghiệm trong việc áp dụng cơ chế bảo đảm thực hiện CSR ở một số nước trong khu vực cũng như trên thế giới với những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình áp dụng; (3) Phân tích thực trạng thành tựu, hạn chế về CSR và cơ chế bảo đảm thực hiện CSR ở Việt Nam cũng như làm rõ nguyên nhân của thành tựu, hạn chế Đồng thời làm rõ một số vấn đề đặt ra về việc cần phải hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện CSR trong giai đoạn mới và (4) Làm rõ định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế bảo đảm thực hiện CSR tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam

Trang 23

đã và tiếp tục phát triển nhanh chóng trong đó tập trung vào một số giải pháp căn bản như nâng cao nhận thức của DN về việc thực hiện CSR, chú trọng hoàn hiện HTPL có liên quan cũng như tăng cường sự tham gia, đóng góp của xã hội trong quá trình vận dụng cơ chế bảo đảm thực hiện CSR vào thực tiễn

Đoàn Xuân Trường (2017), “Pháp luật lao động Việt Nam về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực trả lương cho người lao động” [38, tr.30-36] Qua bài viết tác giả đã tập trung hướng đến phân tích, luận giải những nội dung chính có liên quan như (1) Quan niệm cũng như các yếu tố cấu thành về CSR cũng như bản chất CSR trong lĩnh vực trả lương cho người lao động để đảm bảo người lao động được hưởng thù lao xứng đáng với giá trị mà bản thân đã đem lại cũng như giúp người lao động đảm bảo được cuộc sống cho bản thân và gia đình; (2) Luận giải mối liên hệ giữa CSR và vấn đề trả lương cho người lao động Trên cơ sở đánh giá thực trạng về CSR trong lĩnh vực trả lương người lao động của các doanh nghiệp tại Việt Nam và (3) Tác giả đưa ra những khuyến nghị về giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn CSR trong việc trả lương cho người lao động trong thời gian tới để đảm bảo các DN đóng góp nhiều hơn vào quá trình đảm bảo cuộc sống cho người lao động về vật chất cũng như từ đó làm tiền đề cho quá trình phát triển tinh thần cũng như giúp người lao động yêu DN, có đóng góp cho xã hội và đất nước

Nguyễn Thị Minh Nhàn (2018), Quản trị thực hành trách nhiệm xã hội [22]

Cuốn sách đã tập trung làm rõ những vấn đề căn bản như (1) Quản trị thực hành CSR trong phạm vi doanh nghiệp lựa chọn cách tiếp cận tác nghiệp và hiện đại giúp cung cấp thêm những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản trị thực hành CSR hướng dẫn nhà quản trị, các bộ phận liên quan thực hiện các hoạt động cụ thể một cách hệ thống hiệu quả; (2) Làm rõ những vấn đề về việc hoạch định, triển khai, đánh giá, truyền thông, công bố và cải tiến thực hành CSR gắn với lĩnh vực quản trị ứng dụng Đồng thời gắn với thực tiễn bối cảnh mới của quản trị thực

Trang 24

hành CSR với các xu hướng toàn cầu hóa, đa dạng hóa, khác biệt hóa, kết nối hóa đã được cập nhật và xem xét đồng thời với những liên hệ thực tiễn được chọn lọc tại các doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành kinh tế trọng điểm, có tính hội nhập cao gắn với điều kiện, đặc thù ở Việt Nam như công nghiệp chế biến, dịch vụ du lịch; công nghệ thông tin

Mai phú Hợp (2018), Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay [15] Trong luận án tác giả

đã thực hiện bốn nhiệm vụ lớn sau đây (1) Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận chung về CSR và CSR Nhà Nước trong quá trình hội nhập quốc tế và các công trình có liên quan đến thực trạng và giải pháp thực hiện CSR Nhà Nước tại Việt Nam hiện nay từ đó làm rõ các giá trị và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu; (2) Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến CSR Nhà Nước trong quá trình hội nhập quốc tế qua việc làm rõ khái niệm CSR và CSR Nhà Nước cũng như vai trò của CSR của DN; chỉ rõ bối cản quốc tế cũng như yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với thực hiện CSR Nhà Nước ở Việt Nam hiện nay; phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện CSR Nhà Nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế; (3) Phân tích thành tựu, hạn chế và nguyên nhân thực trạng CSR Nhà Nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay và (4) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện CSR Nhà Nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế giai đoạn tới như hoàn thiện khung pháp luật để tạo cơ sở pháp lý vững chắc, nâng cao nhận thức và hiểu biết của DNNN, nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp cũng như nâng cao vai trò của người lao động, người tiêu dùng qua đó tác động thúc đẩy thực hiện CSR Nhà Nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Nguyễn Đồng Anh (2019), “Trách nhiệm xã hội của Facebook với cộng đồng” [1, tr.58-63] Bài viết đã tập trung phân tích, luận giải một ví dụ điển hình

Trang 25

về CSR của tập đoàn Facebook với cộng đồng qua các nội dung như (1) Phân tích những sóng gió liên quan đến CSR của tập đoàn Facebook với cộng đồng thông qua việc hạn chế ngôn luận, rò rỉ tài liệu cá nhân của người dùng cũng như có các hành vi thách thức đối với các chính trị gia; (2) Chỉ rõ những vấn đề liên quan đến CSR của tập đoàn Facebook với cộng đồng bắt nguồn từ chính cách thức quản lý của Mark Zuckerberg đối với hoạt động của công ty; (3) Minh chứng để hiểu rõ những thay đổi của tập đoàn Facebook đang diễn ra là thay đổi do bản thân tương lai phát triển của công ty hay bắt nguồn từ CSR của tập đoàn Facebook với cộng đồng để nhìn nhận rõ được thực trạng các tập đoàn lớn nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia hiện nay chưa tuân thủ nghiêm việc thực hiện CSR mà tiêu biểu là tập đoàn Facebook đang hứng chịu sự chỉ trích từ xã hội

Lê Thị Vân Anh (2019), “Trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện an sinh xã hội” [2, tr.28-32] Trong bài tiết tác giả đã tập trung phân tích những nội dung căn bản đó là (1) Đưa ra quan niệm chung về trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện ASXH bao hàm các yếu tố cấu thành như trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng, trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường, trách nhiệm đối với người lao động qua việc dạy nghề, tạo việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, y tế và an toàn lao động; trách nhiệm chung với cộng đồng thông qua hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật, bảo vệ trẻ em, người cao tuổi cũng như phòng chống các tệ nạn trong xã hội; (2) Làm rõ vai trò của DNNN trong việc thực hiện ASXH qua đó để khẳng định vai trò của mình đối với các thành phần kinh tế tại Việt Nam thông qua ví dụ các tập đoàn Viettel, BIDV, Viettinbank, Tập đoàn dầu khí Việt Nam Đông thời phân tích thực trạng vai trò trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng, trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường, trách nhiệm đối với người lao động và trách nhiệm chung với cộng đồng và (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện ASXH qua việc tăng cường công tác thông tin, truyên truyền để nâng cao nhận

Trang 26

thức cho các cấp quản lý, doanh nghiệp và người lao động; hoàn thiện chính sách hỗ trợ người dân; hoàn thiện hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội; đảm bảo mức độ tối thiểu về dịch vụ xã hội đối với người dân và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các quy định về thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện ASXH

Tôn Quốc Trưởng (2019), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Kinh nghiệm một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam” [39, tr.24-32] Bài viết đã tập trung làm rõ những vấn đề chính về (1) Cơ sở của CSR được dựa trên HTPL cũng như cam kết với các bên có lợi ích liên quan, có khả năng gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh của DN với các vấn đề lợi nhuận, lao động, đạo đức và bảo vệ môi trường, quan tâm đến lợi ích của khách hàng cũng như mong muốn xây dựng xã hội cùng với cơ quan quyền lực nhà nước; (2) Yêu cầu việc đảm bảo CSR là một vấn đề nóng bỏng mà người tiêu dùng toàn cầu đều mong muốn DN hoạt động có trách nhiệm nhằm giải quyết các vấn đề xã hội cũng như bảo vệ môi trường sinh thái toàn cầu; (3) Đưa ra bài học thúc đẩy CSR tại một số quốc gia như tại Thái Lan đã chú trọng gắn CSR với Hiệp ước Toàn cầu Liên hợp quốc (the United Nation Global Compact – UNGC), OECD, ISO, báo cáo sáng kiến toàn cầu (global Reporting Initiative – GRI) Còn tại Trung Quốc để thúc đẩy CSR chính phủ đòi hỏi các DN cần công bố các báo cáo về vấn đề này hàng năm; (3) Đối với Việt Nam trong giai đoạn tới CSR cần được thúc đẩy và gắn chặt với thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV phù hợp với các mục tiêu PTBV của Liên hợp quốc đã xây dựng

Phùng Thị Yến (2019), “Các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam và những vấn đề đặt ra” [41, tr.80-92] Bài viết đã tập trung phân tích các nội dung chính có liên quan đến (1) Làm rõ khái niệm FTA bao gồm yếu tố phi thương mại liên quan đến vấn đề lao động, môi trường, PTBV và quản trị tốt Ngoài ra FTA còn bao

Trang 27

hàm các nội dung như dầu tư, mua sắm công, cạnh tranh, thương mại điện tử, khuyến khích các SME Bên cạnh đó FTA còn bao hàm xử lý các vấn đề thương mại truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, quy tắc xuất xứ và cam kết giảm thuế gần như toàn bộ hàng hóa và dịch vụ về 0%; (2) Phân tích khái niệm, nội dung và vai trò của CSR trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam nhất là trong khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội cũng như nêu một số lưu ý về việc thực thi các qui định về CSR trong các hiệp định này để đảm bảo các DN Việt Nam vừa đóng góp CSR cũng như vừa phát triển bền vững

Morozovpavel Evgenhevich, Shevchenko Olga Aleksandrovna (2020), “Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga” [9, tr.75-80] Các tác giả đã tập trung làm rõ (1) Đưa ra quan niệm khác nhau của các nhà khoa học về CSR đồng thời rút ra kết luận cuối CSR là một quan niệm đa diện, bao gồm các yếu tố pháp lý, kinh tế, xã hội cũng như cần được xem xét trên một tổng thể thống nhất để có thể hiểu rõ ràng và đầy đủ về CSR; (2) Làm rõ CSR được điều chỉnh thông qua các QPPL quốc tế (như các hiệp định và hiệp ước quốc tế), Hiến pháp, Luật hành chính, môi trường, tài chính, dân sự và lao động mà quan trọng nhất là các QPPL có liên quan chặt chẽ đến hoạt động của các DN; (3) Trong HTPL của Liên Bang Nga có CSR có hai nhóm QPPL cơ bản đó là các quy phạm có liên quan đến việc thực hiện chức năng bên ngoài của CSR và có liên quan đến việc thực hiện chức năng bên trong của CSR; (4) Phân tích những hạn chế trong HTPL của Liên Bang Nga đến TNPL của DN như việc thiếu vắng CSR, chưa xác định minh bạch mối quan hệ giữa CSR và trách nhiệm pháp lý của DN; (5) Chỉ rõ những kinh nghiệm đối với Việt Nam trong đảm bảo CSR như cần xác định mối liên hệ giữa CSR với trách nhiệm vật chất, hành chính, hình sự; xác định vai trò và ý nghĩa của việc nghiên cứu những lý thuyết khoa học CSR

Nguyễn Thị Yến (2020), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quy

Trang 28

định tại Luật Doanh nghiệp Việt Nam” [42, tr.27-33] Bài viết đã làm rõ nhiều vấn đề quan trọng như (1) Chỉ rõ DN là tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận do vậy hiện nay CSR đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhân dân và các nhà xây dựng luật Đây cũng được xem là tiêu chí đánh giá sự đóng góp của DN đối với đất nước với các cấp độ khác nhau; (2) Đưa ra khái niệm CSR là việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý có liên quan đến hoạt động của DN cũng như các yêu cầu đạo đức đối với xã hội; (3) Hệ thống hóa CSR theo quy định tại Luật Doanh nghiệp Việt Nam như nhóm CSR về việc tuân thủ về điều kiện kinh doanh; nhóm CSR đối với khách hàng, nhóm CSR về nghĩa vụ thuế, tài chính đối với Nhà nước, CSR đối với người lao động, CSR với trật tự chung của xã hội; (4) Đưa ra một số kiến nghị tăng cường CSR trong thời gian tới như Luật Doanh nghiệp cần quy định cụ thể về các trách nhiệm pháp lý mà DN phải gánh chịu khi không thực hiện nghĩa vụ pháp lý và cần tuyên truyền, giáo dục ý thức thực hiện pháp luật đối với DN, trước hết là những người chủ, quản lý DN

Trần Ngọc Mai (2021), Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, những vấn đề đặt ra và giải pháp (Corporate social responsibility of FDI enterprises in Vietnam, given issues and solutions) [19] Luận án đã tập trung

giải quyết những vấn đề chính đó là (1) Khái quát chung về các DN FDI tại Việt Nam cũng như làm rõ những đặc điểm riêng của các DN FDI trong quá trình đầu tư cũng như hoạt động tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn vừa qua; (2) Phân tích cũng như đánh giá thực trạng thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình thực hiện CSR của các DN FDI cũng như các kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua Bên cạnh đó, làm rõ mối liên quan giữa việc thực hiện CSR với việc nâng cao danh tiếng của DN FDI; và (3) Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam thời gian tới trong đó nhấn mạnh đến giải pháp nâng cao nhận thức của các DN FDI trong việc vừa đóng góp vào quá trình đổi mới, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần

Trang 29

giải quyết các vấn đề lao động việc làm cũng như đóng góp trong việc bảo vệ môi trường Từ đó DN FDI sẽ có thể có được chỗ đứng vững chắc cũng như có được ấn tượng đối với người lao động và người dân trong nước

Nguyễn Quang Minh (2021), Corporate social responsibility in small and medium enterprises in Vietnam: Doing good to do well (Trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam [20] Bài viết đã tập trung hệ thống hóa

những vấn đề trọng yếu đó là (1) Tổng quan về các sáng kiến CSR vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển hiện nay trong đó nhấn mạnh đến những sáng kiến về sử dụng các vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường, sáng kiến về gắn hoạt động của DN với sự phát triển của nhân viên cũng như nhóm xã hội có liên quan đến DN, sáng kiến về chung tay phối hợp nhằm gián tiếp thúc đẩy sự thay đổi tích cực của xã hội con người; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện CSR của DN vừa và nhỏ tại Việt Nam thông qua những minh chứng tiêu biểu về bảo vệ môi trường, hỗ trợ đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cũng như đóng góp vào quá trình phát triển chung của xã hội; và (3) Chỉ rõ trong thời gian tới để có thể thực hiện thành công công tác này đòi hỏi cần phải gắn vai trò của người quản lý DN với việc thúc đẩy hoạt động thực hiện CSR trong thực tiễn

Mai Thị Thúy (2021), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với PTBV ở Việt Nam hiện nay” [33, tr.63-67] Trong bài viết tác giả đã tập trung đến một số nội dung quan trọng đó là (1) Phân tích khái niệm CSR đó là cam kết của doanh nghiệp với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống đối với người lao động của doanh nghiệp cũng như gia đình, cộng đồng địa phương và toàn xã hội Ngoài ra, nó còn nhằm cân bằng lợi ích thu được và trách nhiệm đối với xã hội, môi trường sống của người dân trong xã hội; (2) Chỉ rõ các khía cạnh CSR về khía cạnh kinh tế đó là tham gia sản xuất các hàng hóa mà xã hội có nhu cầu cũng như tận dụng tốt các nguồn tài

Trang 30

nguyên trong quy trình này; khía cạnh pháp lý được hiểu là doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật có liên quan; khía cạnh đạo đức là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp; (3) Minh chứng hiện nay các doanh nghiệp đã nhìn nhận và bước đầu thực hiện CSR tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc do còn thiếu nhận thức đúng về vấn đề này, năng suất lao động bị ảnh hưởng, thiếu nguồn tài chính, cơ sở pháp lý chưa rõ ràng và (4) Đề xuất một số giải pháp nâng cao CSR trong thời gian tới như hoàn thiện cơ sở pháp lý bắt buộc doanh nghiệp thực hiện CSR; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục; chú trọng đẩy mạnh các chính sách khuyến khích thực hiện CSR; xử lý nghiệm vi phạm CSR và bản thân các doanh nghiệp cần lồng ghép nội dung CSR vào kế hoạch hoạt động

Nguyễn Lâm Trâm Anh (2021), “Biến đổi khí hậu và pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” [3, tr.22-27] Bài viết đã tập trung làm rõ một trong bốn đặc điểm về CSR đó là vấn đề môi trường mà cụ thể là biến đổi khí hậu thông qua các điểm chính đó là (1) Thực trạng biến đổi khí hậu đang có những ảnh hưởng chung đến các quốc gia trên thế giới mà nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Do vậy, Việt Nam những năm qua đã chú trọng hoàn hiện HTPL liên quan đến vảo vệ môi trường để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu; (2) Phân tích thực tiễn DN là chủ thể chịu tác động trực tiếp của hiện tượng biến đổi khí hậu và cũng đóng vai trò trong việc tham gia, biến thách thức thành cơ hội để tạo nguồn lực thúc đẩy công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng xanh Ngoài ra khi DN tham gia thực hiện CSR trong việc bảo vệ môi trường cũng là động lực cho quá trình nghiên cứu, sáng tạo và giảm phát thải nhà kính, chất thải, năng lượng’ (3) Làm rõ thực trạng quá trình phát triển của Việt Nam còn có hiện tượng các DN không thực hiện đầy đủ các quy định trong HTPL để bảo vệ môi trường và điều này đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, nhân dân cũng như tác động đến quá trình phát triển bền vững

Trang 31

Từ đó đặt ra đòi hỏi cần phải có sự quan tâm của Nhà nước, của cả xã hội để đóng góp vào việc hoàn thiện HTPL về CSR nói chung cũng như trên lĩnh vực môi trường nói riêng trước khi biến đổi khí hậu tác động trầm trọng đến đất nước

Trần Thị Thanh Huyền (2021), Tác động của công bố báo cáo trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Impact of disclosure of corporate social responsibility reports to the financial performance of listed companies on Vietnam's stock market) [17]

Luận án đã tập trung phân tích những nội dung chính đó là (1) Nghiên cứu xác định thang đo công bố thông tin trên báo cáo CSR niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như mối quan hệ của hai yếu tố này trong thực tiễn Từ đó cho thấy báo caoa CSR đối với các DN đã niêm yết sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tài chính của các daonh nghiệp; (2) Đo lường mức độ tác động của việc công bố thông tin CSR đến hiệu quả tài chính của DN qua đó giúp cho các DN có thể có được minh chứng thực tiễn về những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân xuất phát từ các nội dung trong báo CSR mà chính bản thân các DN đã công bố; và (3) Đưa ra các vấn đề mà các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn tới cần chú trọng nắm bắt, vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện khách quan để từ đó có thể có được những thành công trong quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán thời gian tới

Phạm Thị Lệ Quyên, Hồ Trần Bảo Trâm (2021), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam” [26, tr.3-10, 32] Nhóm tác giả đã luận giải một vấn đề điển hình để thấy rõ CSR đó là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam qua những vấn đề chính như sau (1) Khái quát cơ sở lý luận cũng như cơ sở pháp lý, khía cạnh đạo đức của DN trong việc thực hiện CSR đối với người lao động khi bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động cũng như gia đình

Trang 32

và tương lai của lực lượng này; (2) Thực trạng những đóng góp về vật chất, về tinh thần, về nguồn nhân lực của các DN trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam thể hiện CSR cùng với Chính phủ và nhân dân đoàn kết, ngăn chặn sự lây lan cũng như tác động tiêu cực đến với người lao động; (3) Hệ thống những bài học kinh nghiệm rút ra trong việc DN thực hiện CSR trong các tình huống bất ngờ tác động đến bản thân doanh nghiệp và người lao động trong tương lai để hạn chế các tác động tiêu cực trên mọi khía cạnh

Nguyễn Diệu Linh (2022), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay [18] Tác giả đã tập trung làm rõ

những vấn đề chính yếu như sau: (1) Phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSR trong việc bảo đảm quyền con người thông qua các nội dung như quan niệm, nội dung cũng như các tiêu chí ảnh hưởng đến CSR trong việc bảo đảm quyền con người; (2) Làm rõ trong thực tiễn giai đoạn vừa qua trên cả khía cạnh lý luận cũng như triển khai trong thực tiễn vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cũng như vướng mắc về việc thực hiện CSR trong đảm bảo quyền con người Đặc biệt, đa phần các doanh nghiệp còn chưa hiểu một cách toàn diện về CSR trong đảm bảo quyền con người là trách nhiệm đạo đức còn khía cạnh pháp lý chưa được chú trọng đúng mức; (3) CSR trong đảm bảo quyền con người của doanh nghiệp chưa được quan tâm, quyền con người vẫn bị xâm hại từ từ các doanh nghiệp trong hoạt động thực tiễn; và (4) Giai đoạn hiện nay việc hệ thống hóa khía cạnh pháp lý, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp trên lĩnh vực pháp lý nhằm tăng cường CSR trong đảm bảo quyền con người trong đó có các giải pháp chính yếu như hoàn thiện HTPL, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp cũng như bản thân NLĐ

Bùi Hữu Toàn (2022), “Pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp: Nhìn từ góc độ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” [35, tr.31-40] Tác giả đã tập trung làm rõ một số nội dung như (1) Những vấn đề lý luận chung về CSR tại Việt Nam hiện nay như khái niệm, tiêu chí đánh

Trang 33

giá CSR, làm rõ vị trí, vai trò của việc công bố thông tin của DN để đảm bảo CSR đối với xã hội nói chung; (2) Hệ thống các QPPL có liên quan đến CSR trong việc công bố thông tin của DN đến với công chúng trong các VBPL có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh tế qua đó phân tích những yêu cầu, đòi hỏi cần phải thực hiện của DN trong vấn đề này; (3) Trình bày thực trạng việc thực hiện các quy định trong các VBPL có liên quan đến công bố thông tin của DN tại Việt Nam cũng như làm rõ những bất cập, những hạn chế trong việc công chúng chưa có được thông tin chính xác của DN và điều này gây ra những hệ lụy rất lớn đối với việc PTBV nền kinh tế và (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QPPL có liên quan đến việc công bố thông tin của DN theo yêu cầu đảm bảo CSR trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam trong giai đoạn mới

Trần Đức Dũng (2022), Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại (Strengthening the social responsibilities of vietnamese company in the field of commercial business) [8]

Luận án đã tập trung làm rõ những nội dung chính đó là (1) Làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến CSR Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại trong đó tập trung làm rõ những đặc trưng căn bản về CSR ở lĩnh vực này có những điểm khác biệt như thế nào trong thực tiễn cũng như các yếu tố tác động đến yêu cầu cần phải nâng cao CSR Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại; (2) Phân tích thực trạng CSR Việt Nam trong sản xuất và kinh doanh thương mại hiện nay qua giá trị trung bình xét trên bốn khía cạnh trách nhiệm xã hội; và (3) Đề xuất một số giải pháp căn bản nhằm nâng cao CSR Việt Nam trong kinh doanh thương mại trong thực tiễn trong đó tập trung đến những giải pháp căn bản như gắn lợi nhuận với đảm bảo chất lượng dịch vụ, hàng hóa; đóng góp vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần giải quyết các vấn đề nảy sinh trong xã hội cũng như chú trọng gắn các hoạt động kinh doanh với bảo vệ môi trường

Katarzyna Bachnik, Magdalena Kaźmierczak, Magdalena

Trang 34

Rojek-Nowosielska, Magdalena Stefańska, Justyna Szumniak-Samolej (2022),

Corporate Social Responsibility and Sustainability-From Values to Impact [46]

Nhóm tác giả đã tập trung làm rõ những nội dung chính như (1) Trình bày các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn được chọn lọc về CSR và tính bền vững của DN, đặc biệt nhấn mạnh vào hành trình chuyển đổi từ giá trị sang tác động Những thách thức cấp bách và vẫn chưa được giải quyết ngày nay cho thấy rõ ràng rằng có sự khác biệt đáng kể giữa các tuyên bố của các tổ chức về giá trị và tác động thực sự của CSR; (2) Làm rõ đại dịch COVID-19, Toàn cầu hóa 4.0, thảm họa khí hậu và những thách thức tạo thành môi trường mới mà các tổ chức đương đại phải đối mặt Do vậy cần phải thúc đẩy nhanh chóng và hiệu quả các hành động có tính đến sức mạnh của DN có trách nhiệm để cùng tạo ra môi trường sống cho con người; (3) Phân tích CSR-hành trình từ giá trị đến tác động chung; giá trị và tác động của CSR trong hoạt động của tổ chức, truyền thông và báo cáo các giá trị và tác động của CSR và tương lai của CSR với tính bền vững của DN

Nguyễn Hoài Nam-Hoàng Phương Dung (2023), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và sự trung thành của khách hàng trong mua sắm trực tuyến

[21] Cuốn sách đã tập trung phân tích cũng như làm rõ về một số vấn đề trọng tâm như sau: (1) Giai đoạn vừa qua thị trường thương mại điện tử ở trong nước đã có những bước phát triển nhanh chóng xuất phát từ những đặc thù riêng biệt với chi phí ban đầu thấp dẫn đến cổng mua sắm trực tuyến tăng số lượng nhất là B2C trên di động, mạng xã hội; (2) Với sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các DNTN cần phải có chiến lược để duy trì và phát triển khách hàng mục tiêu thông qua việc thực hiện CSR- đây được xem là công cụ hữu hiệu để DNTN có thể nâng cao thiện cảm của khách hàng và tăng sự trung thành của khách hàng và từ đó nâng cao năng lực cạnh trên trên thị trường; (3) Với việc hoàn thiện HTPL tại Việt Nam nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng đã đặt ra sức ép đòi hỏi các DNTN cần được trang bị đầy đủ và toàn diện về CSR và thực hiện hiệu quả CSR gắn với

Trang 35

kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh mới có sự cạnh tranh gay gắt và lành mạnh; và (4) Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự trung thành của khách hàng đối với DNTN hoạt động trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến

Lê Hà Như Thảo (2023), Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam (Investigating on the impact of corporate social responsibility on firm perfomance in Vietnam) [30]

Luận án đã tập trung phân tích những vấn đề trọng tâm như sau: (1) Làm rõ cơ sở luận có liên quan đến tác động của CSR đến thành quả hoạt động của các DN Việt Nam thông qua việc phân tích quan niệm, những nội dung tác động cũng như những yếu tố tác động, thúc đẩy cũng như kìm hãm việc thực hiện CSR đến thành quả hoạt động của các DN Việt Nam; (2) Nghiên cứu, phân tích cũng như đo lường sự tác động trực tiếp việc thực hiện CSR đến thành quả hoạt động của các DN Việt Nam Trong đó tập trung ở hai khía cạnh chính đó là thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính và thành quả hoạt động ở khía cạnh phi tài chính của DN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; và (3) Đánh giá vai trò trung gian của thành quả ở khía cạnh phi tài chính cho sự tác động của CSR đến thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính của DN Từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện CSR gắn với việc phát triển của DN trong giai đoạn tới

Nguyễn Vân Hà-Nguyễn Mạnh Hà (2022), Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam [11] Nhóm tác giả đã

tập trung làm rõ những vấn đề cốt yếu như sau: (1) Đưa ra cơ sở lý luận về CSR như khái niệm, tiêu chí đánh giá cũng như các vấn đề mới liên quan đến CSR trong bối cảnh mới Đặc biệt, làm rõ mối quan hệ giữa CSR với đổi mới sáng tạo của DN, phân tích cũng như luận giải kinh nghiệm quốc tế về thực hành CSR của DN; (2) Phân tích thực tiễn CSR ở Việt Nam, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu về ảnh hưởng của CSR đến đổi mới sáng tạo của các DN; và (3) Đúc rút các kết quả nghiên cứu chính có liên quan về ảnh hưởng của CSR đến đổi mới sáng tạo ở

Trang 36

các DN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Từ đó đề xuất những vấn đề chính mà DN cần phải chú trọng thực hiện để gắn CSR với việc đổi mới của DN trong bối cảnh mới như CSR góp phần nâng cao doanh thu, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tạo ra được lợi thế cạnh tranh của DN trong bối cảnh mới

1.1.2 Các công trình trong nước

Seevone Thammavong (2018), “Hồ sơ CSR-Phương thức thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nhanh chóng với khách hàng” [112] Bài viết đã làm rõ những nội dung chính như (1) Trong kinh doanh dù doanh nghiệp lớn hay vừa và nhỏ (SMEs), hai thứ quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng phải có đó là danh mục sản phẩm và thông tin về doanh nghiệp để trình bày với nhóm khách hàng mục tiêu Mục đích của sanh mục sản phẩm là làm cho mọi người biết doanh nghiệp đang bán gì, sản phẩm giúp giải quyết vấn đề gì hoặc họ sẽ nhận được lợi ích gì sau khi sử dụng Mục đích của hồ sơ công ty là làm cho mọi người hoặc khách hàng tin rằng tại sao họ nên mua hàng, doanh nghiệp đáng tin cậy và ổn định như thế nào, mạng lưới dịch vụ ra sao; (2) Ngày nay, khách hàng và các nhóm mục tiêu không chỉ tính đến giá trị của sản phẩm hoặc những gì doanh nghiệp cung cấp, mà còn xem xét sản phẩm họ sử dụng hoặc tổ chức mà họ là khách hàng có ảnh hưởng như thế nào đến người khác hoặc xã hội? Tức là CSR sẽ dẫn đến sự phát triển bền vững của xã hội và thông tin này thường được doanh nghiệp thực hiện dưới dạng báo cáo bền vững hoặc Báo cáo CSR; và (3) Phần lớn các SME chưa chú ý đến vấn đề này do họ thiếu động lực hoặc không nhìn thấy lợi ích sẽ thu được nhiều như lúc ban đầu Qua đó giúp cho mọi người biết rằng sản phẩm và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ không tạo ra những điều tiêu cực cho xã hội kể cả môi trường

Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (2018), “Chính sách phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã kiểu mới” [132] Hội thảo đã tập trung làm rõ những nội dung

Trang 37

căn bản về (1) Các tham luận trong Hội thảo đã tập trung đóng góp ý kiến, các vấn đề trọng tâm có liên quan đến (1) Xây dựng dự thảo khung chính sách phát triển DNNN để có sức mạnh liên kết với các thành phần kinh tế khác bằng cách chuyển đổi sang hình thức liên doanh, liên kết cũng như tạo ra các DNNN cùng tham gia đầu tư trong một số ngành là tiềm năng lợi thế của đất nước để có thể xây dựng tích luỹ vốn nội lực nhằm phát triển đất nước, tạo nguồn thu ngân sách cho Nhà nước nhằm có các nhóm nông dân, hộ sản xuất nhỏ, nghệ nhân, thương nhân tự nguyện; (2) Tổ chức hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn và thành thị để tập hợp vốn, hợp tác ứng dụng công nghệ mới, đổi mới, phương thức quản lý và bài học kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách đề xuất với khu vực công các chính sách thúc đẩy tài chính, tiền tệ, thương mại và đầu tư nhằm tăng sự phát triển nhanh chóng của các hợp tác xã

Somboun Sivongxay (2019), “Chiến lược truyền thông về CSR và vai trò trong việc thúc đẩy sự phát triển của SME” [92] Bài viết đã làm rõ một số nội dung cụ thể sau đây: (1) Trong giai đoạn hiện nay các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới rất chú trọng đến việc công bố báo cáo CSR để truyền thông những đóng góp của mình vào xã hội Tuy nhiên hiện nay các SME vẫn chưa chú trọng nhiều đến thực hiện những báo cáo này Nguyên nhân chính là do SME thiếu động lực hoặc không nhìn thấy lợi ích thu được nhiều như chúng nên được so sánh với thời gian và nguồn lực cần được sử dụng; (2) Với ý nghĩa quan trọng của CSR do vậy các công ty SME cần chứng minh lợi ích kinh doanh với việc chịu CSR đối với các hoạt động của chính họ Đặc biệt như thể hiện được đóng góp để giảm thiểu sử dụng túi ni lông mà thay vào đó là túi vải hoặc túi giấy, tổ chức sự kiện gây quỹ hỗ trợ xã hội, giảm sử dụng cốc nhựa; và (3) CSR ngày nay đã nhận được sự quan tâm của xã hội và người tiêu dùng rất tỉnh táo, việc nhấn mạnh tầm quan trọng của báo cáo CSR có thể được phát triển thành một hướng dẫn kinh doanh có giá trị giúp các đối tác kinh doanh/khách hàng của biết rằng doanh nghiệp có trách nhiệm

Trang 38

với xã hội

Bộ Ngoại giao- Liên hợp quốc-Đại sứ quán Liên minh châu Âu tại

CHDCND Lào (2019), “Nâng cao trách nhiệm xã hội của khu vực công và khu vực tư nhân phải song hành với việc tôn trọng quyền con người của người lao động” [77] Hội thảo đã tập trung làm rõ những nội dung chính đó là: (1) Hội thảo

tạo cơ hội cho các tổ chức khác nhau của khu vực chính phủ, khu vực doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, học sinh, sinh viên và các tổ chức khác có liên quan trong xã hội hiểu các chính sách và pháp luật của chính phủ trong hoạt động kinh doanh cùng với việc bảo vệ môi trường, CSR và tôn trọng quyền con người của người lao động cũng như hình thành sự hiểu biết về luật lao động quốc tế; (2) Tuyên ngôn Nhân quyền là bản tuyên ngôn đầu tiên trên thế giới thừa nhận các quyền và phẩm giá của con người, là một văn kiện quan trọng không có bất kỳ hiệu lực pháp lý nào xác định các quyền chính trị và quyền của công dân và các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; chống phân biệt chủng tộc; chống phân biệt đối xử với phụ nữ, quyền trẻ em; quyền của người khuyết tật và quyền của người lao động di cư trên thế giới Vai trò quan trọng của việc tuyên bố đã trở thành văn bản cơ bản cho việc xây dựng các công ước về quyền con người trong giai đoạn sau và giúp cho việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người hiện nay đang được thực hiện trên thế giới nói chung, cụ thể là ở CHDCND Lào nói riêng; (3) Các nhóm chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các chuyên gia của Tổ chức Lao động Quốc tế và đại diện văn phòng Công ty Điện lực Theun Hinboun đã cùng nhau thảo luận và trao đổi vấn đề gắn “kinh doanh và nhân quyền” trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay

Cơ quan thường trực UNDP tại Lào (2022), “Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp trong trách nhiệm kinh doanh tại CHDCND Lào” [80] Bài viết đã tập trung làm rõ những nỗ lực trong thúc đẩy DN tại nước CHDCND Lào hoạt

Trang 39

động nói chung và kinh doanh có trách nhiệm nói riêng thể hiện qua việc: (1) Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cùng với Trung tâm đào tạo lưu động về ứng xử trong kinh doanh có trách nhiệm đã cùng phối hợp đối với các DN trong nước CHDCND Lào để thường xuyên tổ chức đào tạo về các tiêu chuẩn quốc tế trong ứng xử kinh doanh có trách nhiệm cho 80 công ty hoạt động tại CHDCND Lào; (2) Hiện nay cho thấy áp lực ngày càng tăng đối với các DN trong nước CHDCND Lào gây ảnh hưởng đến người dân và môi trường và phải có biện pháp ngăn chặn những ảnh hưởng đó Trong đó, các DN trong nước CHDCND Lào cần phải làm nhiều hơn ngoài việc tuân thủ luật pháp trong nước và phải điều chỉnh hoạt động của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế để hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, bao gồm các tiêu chuẩn quốc tế về lao động và tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền; (3) Những năm qua DN trong nước CHDCND Lào đã học được tầm quan trọng của việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế để có thể tăng cường khả năng cạnh tranh nhằm tiếp cận vốn và thị trường mới nổi, tạo ra một mô hình kinh doanh tốt, thu hút và giữ chân nguồn nhân lực và có năng lực bằng cách tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế này; và (4) Minh chứng trên thế giới đã chỉ ra rằng 59% DN có trách nhiệm ở Châu Á, Châu Mỹ và Châu Âu có thể tăng doanh thu Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy 62% doanh nghiệp tại CHDCND Lào chưa biết hoặc chỉ biết về các tiêu chuẩn quốc tế trong việc thực hiện kinh doanh có trách nhiệm và không có DN nào thực hiện đánh giá tác động xã hội và môi trường

Thông tấn xã Lào (2023) “Tăng cường hoạt động kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp tại CHDCND Lào” [130] Bài viết đã tập trung đến những vấn đề chính đó là: (1) Trong những năm gần đây nước CHDCND Lào đã trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN và đứng thứ 13 trên thế giới với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8% Do vậy, Chính phủ và các đối tác phi chính phủ đã chú trọng phối hợp nhằm xây dựng các tiêu chuẩn của hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và nghiên cứu các ý tưởng và

Trang 40

hướng dẫn để thực hiện các tiêu chuẩn đó ở cả cấp độ chính sách và cấp độ hoạt động trong CHDCND Lào; (2) Mặc dù tăng trưởng của nền kinh tế CHDCND Lào chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động kinh doanh và cũng giúp tạo tiền đề cho quá trình thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nhưng nó phải đánh đổi bằng TNTN và áp lực ngày càng cao trong việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động Để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh tiếp tục thúc đẩy sự phát triển kinh tế của CHDCND Lào và thoát khỏi tình trạng kém phát triển mà không gây thiệt hại cho môi trường và phúc lợi của người dân, điều quan trọng là chính phủ và lĩnh vực kinh doanh phải áp dụng các nguyên tắc hoạt động kinh doanh có trách nhiệm; (3) Khi nhiều thị trường lớn đã áp dụng luật kiểm toán kinh doanh bắt buộc và các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến hoạt động kinh doanh ít gây thiệt hại cho môi trường và xã hội, điều quan trọng là chính phủ và khu vực tư nhân phải khuyến khích thực hiện chương trình kinh doanh có trách nhiệm càng sớm càng tố; và (4) Thời gian tới Bộ Công Thương Lào cần phối hợp với các doanh nghiệp để đề cao, truyền thông, nguyên tắc ứng xử trong kinh doanh có trách nhiệm, xu hướng, lợi ích và thách thức trong việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về ứng xử trong kinh doanh có trách nhiệm tại CHDCND Lào

1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.2.1 Các công trình tại nước ngoài

Dương Thông Tiến (2013), “Thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp Trung Quốc hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp” [34, tr.70-76] Tác giả đã tập trung làm rõ những nội dung chính như (1) Những yêu cầu đòi hỏi Trung Quốc cần tập trung bảo vệ môi trường sau ba thập kỷ phát triển nóng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng môi trường đã chịu tác động lớn Đưa ra căn cứ, quy định hiện hành của Trung Quốc đòi hỏi các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện CSR trong vấn đề bảo vệ môi trường; (2)

Ngày đăng: 14/05/2024, 18:08

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan