1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản trị công đề tài cải cách khu vực công ở việt nam

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:Khu vực công là khu vực hoạt động do nhà nước làm chủ sở hữu, nhà nướcđầu tư vốn trực tiếp thực hiện hoặc một phần do tư nhân đầu tư, tiến hành cósự hỗ trợ tài chính củ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LƯU TRỮ HỌC – QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG



QUẢN TRỊ CÔNG

ĐỀ TÀI: CẢI CÁCH KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Bá Hùng Nhóm:

2256230062 Dư Đại Thừa Nhóm trưởng

2256230004 Hứa Thanh Bằng Soạn nội dung

2256230007 Danh Nguyễn Bảo Duy Soạn nội dung

2256230012 Nguyễn Anh Đức Soạn nội dung

2256230014 Trần Thị Mỹ Hảo Soạn nội dung

2256230013 Lê Thị Hải Soạn nội dung

2256230052 Nga Lê Minh Tú Soạn nội dung

2256230063 Lê Trí Thức Làm tiểu luận

2256230057 Võ Ngọc Anh Thảo Soạn nội dung

2256230066 Đặng Nguyễn Huyền Trân Làm ppt

2256230065 Huỳnh Nguyễn Bảo Trâm Soạn nội dung

2256230069 Nguyễn Thị Tố Viên Soạn nội dung

Năm học: 2022-2023

Tp Hồ Chí Minh ngày 12/06/2023

Trang 2

MỤC LỤC

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 3

1 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

2 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN: 4

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỄN: 7

1 Đánh giá tình hình hiện tại khu vực công ở Việt Nam: 7

2 Phân tích các thách thức và rào cản còn tồn tại: 9

3 Xác định điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống quản trị công: 9

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI CÁCH KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM 10

1 Chuyển hướng từ việc để cho nhà nước điều hành, hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp sang hình thức gián tiếp 10

2 Thúc đẩy liên kết các đối tác, tập hợp các nguồn lực ngoài nhà nước cùng tham gia 10

3 Đẩy mạnh hợp tác công – tư PPP 11

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN: 11

1 TÓM TẮT CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG TRONG ĐỀ CƯƠNG: 11

2 TẦM QUAN TRONG CỦA VIỆC CẢI CÁCH KHU VỰC CÔNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Khu vực công là khu vực hoạt động do nhà nước làm chủ sở hữu, nhà nước đầu tư vốn trực tiếp thực hiện hoặc một phần do tư nhân đầu tư, tiến hành có

sự hỗ trợ tài chính của nhà nước và được nhà nước quản lí nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phục vụ các nhu cầu chung thiết yếu của xã hội Việc cải cách khu vực công là quá trình cần thiết vì nó mang lại nhiều lợi ích cho

xã hội Trong thời đại mà sự cạnh tranh và phát triển bền vững trở thành ưu tiên hàng đầu, việc tối ưu hóa hoạt động của cơ quan và tổ chức công quyền trở nên tối quan trọng Tham nhũng, lãng phí và thiếu minh bạch trong hệ thống khu vực công đã trở thành thách thức đe dọa đến sự phát triển toàn diện của các quốc gia Cải cách khu vực công không chỉ giúp giải quyết những vấn đề này mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh

tế xã hội

Chúng tôi tin rằng việc tìm hiểu về cải cách khu vực công không chỉ giúp chúng tôi nắm rõ sự phức tạp của hệ thống quản trị công, mà còn cho phép chúng tôi đóng góp vào việc xây dựng các biện pháp cải cách cụ thể Bằng cách nghiên cứu và đánh giá các thành công và thất bại trong cải cách, chúng tôi hi vọng có thể đưa ra các khuyến nghị và giải pháp thực tiễn để cải thiện tình hình và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước

Tóm lại, đề tài "Cải cách khu vực công" không chỉ là một sự lựa chọn cá nhân mà còn là một cơ hội để đóng góp vào sự nghiệp phát triển và làm việc

vì lợi ích của cộng đồng và đất nước chúng tôi yêu quý

1 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1.1 Mục tiêu nghiên cứu:

 Cải thiện hiệu suất và hiệu quả: Mục tiêu cơ bản của cải cách khu vực công là tối ưu hóa hoạt động của tổ chức và cơ quan công quyền để đạt được kết quả tốt hơn và cải thiện hiệu suất làm việc

 Giảm tham nhũng và tăng minh bạch: Cải cách có thể nhằm đối phó với tham nhũng bằng cách tạo ra các biện pháp kiểm soát, tăng cường sự minh bạch trong quyết định và sử dụng nguồn lực công cộng

Trang 4

 Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội: Mục tiêu nghiên cứu cải cách khu vực công có thể liên quan đến việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, thu hút đầu tư, và tạo việc làm

1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Đánh giá tình hình hiện tại: Nghiên cứu cải cách thường bắt đầu bằng việc đánh giá tình hình hiện tại của hệ thống khu vực công, xác định các vấn đề và thách thức đang tồn tại

 Xác định ưu nhược điểm: Trình bày các điểm mạnh, điểm yếu của

hệ thống quản trị công để từ đó đưa ra các quyết sách và quyết định phù hợp

 Phát triển kế hoạch cải cách: Xây dựng các biện pháp và chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu cải cách

2 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN:

2.1 Ý nghĩa khoa học:

 Nghiên cứu và tri thức: Cải cách khu vực công mang lại tri thức mới về quản trị và phát triển công quyền Nó giúp tạo ra một kho tàng kiến thức về cách tối ưu hóa hoạt động của tổ chức công và cách giải quyết các vấn đề thách thức

 Phát triển lý thuyết: Nghiên cứu về cải cách khu vực công thúc đẩy

sự phát triển của lý thuyết quản trị công và khoa học chính trị, giúp cải thiện các mô hình và phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực này

 Đào tạo và giáo dục: Nó cung cấp cơ hội cho giáo viên, học sinh,

và các nhà nghiên cứu để học hỏi về quản trị công và cách cải cách

hệ thống công quyền

2.2 Ý nghĩa thực tiễn:

 Tăng cường hiệu suất và minh bạch: Cải cách khu vực công cải thiện hiệu suất làm việc của các cơ quan chính phủ, giúp tăng cường minh bạch và giảm tham nhũng

 Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế: Nó tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế

Trang 5

 Cải thiện dịch vụ công: Cải cách khu vực công cải thiện chất lượng dịch vụ công, làm cho cuộc sống của người dân dễ dàng hơn và tạo

sự hài lòng

 Tăng cường quyền dân chủ: Nó tạo ra cơ hội tham gia của cộng đồng và tăng cường quyền dân chủ bằng cách tạo điều kiện cho sự tham gia trong quyết định công quyền

 Phát triển bền vững: Cải cách khu vực công có thể tập trung vào các mục tiêu phát triển bền vững như bảo vệ môi trường và thúc đẩy công bằng xã hội

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Phân tích tài liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp này để xem xét và đánh giá các tài liệu như luật pháp, quy định, báo cáo chính trị, và nghiên cứu trước đó để hiểu sâu hơn về tình hình hiện tại và vấn đề cần giải quyết

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 KHÁI NIỆM VỀ CẢI CÁCH VÀ CẢI CÁCH KHU VỰC CÔNG

1.1.Khái niệm về cải cách.

Cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải quyết những yêu cầu thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và phải hoàn thành trong một thời gian đã được định sẳn Cũng có thể hiểu là một con đường hay một cách thức nhằm đáp ứng đòi hỏi của xã hội Là sự điều chỉnh lớn đối với các cấu trúc chính trị, văn hóa, xã hội mang tính hệ thống và được hoạch định rõ ràng, có lộ trình cụ thể

1.2.Khái niệm về cải cách khu vực công.

Cải cách khu vực công là nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý của bộ máy nhà nước, cũng như trong cung cấp dịch vụ công, nhất là với các quốc gia chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta Quá trình cải cách sẽ tác động trực tiếp đến bộ máy, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước, đến quan hệ,

số lượng và chất lượng nhân lực nói chung, nhân lực nữ nói riêng, trong khu vực công, đến tương quan giữa việc làm và mức hưởng thụ

2 LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC CÔNG TẠI VIỆT NAM

 Khu vực công hay còn gọi là khu vực nhà nước là một bộ phận của nền kinh tế bao gồm dịch vụ công và doanh nghiệp công Khu vực công được thúc đẩy ra đời nhờ sự góp công của 10 cuộc cải cách quan trọng đã phần nào làm thay đổi cơ cấu xã hội, từ đấy hình thành hai khu vực công - tư

 Hơn hết phải kể đến cải cách hành chính của Minh Mệnh ở thế kỷ XIX Cuộc cải cách đã phát huy được những thành quả của họ Khúc và Lê Thánh Tông Mặt tích cực là đổi mới và thống nhất được hệ thống hành chính quốc gia, kể cả phân cấp hệ thống hành chính và chế định ngạch, bậc quan lại từ trung ương đến địa phương, nhưng không giải quyết được khủng hoảng toàn diện của xã hội phong kiến suy tàn đang cần chuyển sang một hình thái kinh tế-xã hội cao hơn Cuộc cải cách có tác dụng quyết định đến thắng lợi giành và giữ quyền độc lập tự chủ của dân tộc

Trang 7

sau một thiên niên kỷ bị xâm lược, nô dịch (-110 TCN - 906 TCN) Nội dung cải cách rất sâu rộng, bao hàm cải cách chính trị (cải cách cơ cấu hành chính), kinh tế, văn hoá, xã hội… có tác dụng quan trọng đến sự nghiệp giải phóng dân tộc từ họ Khúc đến Dương Diên Nghệ, Ngô Quyền Đây là cuộc cải cách có ảnh hưởng lớn nhất đến sự ra đời và phát triển của khu vực công, làm gia tăng tính nhà nước đặc thù cần thiết của một quốc gia đang phát triển

 Mười cuộc cải cách, đổi mới đó thể hiện nét đặc thù của lịch sử phát triển

xã hội Việt Nam Sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng từ 1986 đến nay vừa là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam vừa là sự kế thừa

và phát huy những giá trị truyền thống về cải cách, đổi mới của cha ông

ta trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc vào giai đoạn phát triển mới Cuộc đổi mới này mang tầm vóc, ý nghĩa của một cuộc cách mạng

 Cho đến hiện nay, khu vực công vẫn luôn là ưu tiên của nhà nước khi nhắc đến cải cách hành chính cả đất nước Là trọng điểm được quan tâm của tập thể các ban ngành, chiếm phần lớn ưu thế so với khu vực tư và khu vực tự nguyện được hình thành sau này Sự phát triển của khu vực công cũng như sự phát triển của toàn xã hội, góp phần to lớn vào đường lối phát triển của Việt Nam hiện nay

3 SỰ CẦN THIẾT CỦA CẢI CÁCH KHU VỰC CÔNG

Ngay cả những nước phát triển, nơi khu vực tư đã có thời gian hình thành lâu đời và có đủ tiềm lực để thực hiện nhiều nhiệm vụ của Nhà nước và đã trải qua quá trình xã hội hóa đời sống thì khu vực công vẫn luôn giữ vai trò và vị trí đứng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước, điểm qua một số vai trò như:

3.1.Tăng tính hiệu quả: Cải cách khu vực công giúp cải thiện khả

năng hoạt động của chính phủ và tổ chức công quyền Nó có thể giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và nguồn lực, đảm bảo rằng các dịch vụ và chính sách được triển khai một cách hiệu quả hơn

3.2.Giảm thất thoát và tham nhũng: Cải cách có thể giúp giảm thất

thoát tài nguyên và ngăn chặn tham nhũng trong các tổ chức công quyền Điều này thường làm tăng tính minh bạch và đạo đức trong hoạt động của chính phủ

Trang 8

3.3.Tăng sự tin cậy của công dân: Bằng cách cải cách khu vực công,

chính phủ có thể tạo sự tin cậy từ phía người dân và doanh nghiệp Các dịch

vụ công chất lượng cao và hiệu quả hơn sẽ làm tăng sự hài lòng của công dân và thúc đẩy tương tác tích cực giữa chính quyền và cộng đồng

3.4.Đáp ứng nhanh chóng với thay đổi xã hội và kinh tế: Thế giới

thay đổi nhanh chóng, và chính phủ cần linh hoạt để đáp ứng các thách thức mới Cải cách khu vực công giúp chính phủ thích nghi nhanh chóng và hiệu quả hơn với các thay đổi xã hội và kinh tế

3.5.Tạo sự phát triển bền vững: Cải cách khu vực công có thể hỗ trợ

phát triển bền vững bằng cách đảm bảo rằng các chính sách và dự án công cộng được quản lý và thực hiện một cách có trách nhiệm và bền vững

Bên cạnh những vai trò quan trọng trên, khu vực công cũng không tránh khỏi những phê phán về vai trò của mình rằng quá nhấn mạnh đến quyền lãnh đạo

và các quy tắc Chức năng của khu vực công được bao phủ bởi đường lối cứng nhắc và dựa vào quyền lãnh đạo Vì vậy trong giai đoạn phát triển hiện nay, ta cần kịp thời đưa ra giải pháp cải cách khu vực công trong nước giúp đem lại hiệu quả

và bắt kịp xu hướng lãnh đạo của thời đại ngày nay, xóa bỏ hình thức lạc hậu, lỗi thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách khu vực công Với sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội, yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động, đòi hỏi khu vực công phải cải cách Nói cách khác, cải cách khu vực công là những thay đổi có chủ đích và mang tính hệ thống của nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của khu vực công, đáp ứng những đòi hỏi của xã hội về các dịch vụ thiết yếu

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỄN:

1 Đánh giá tình hình hiện tại khu vực công ở Việt Nam:

Theo Báo điện tử Chính phủ ngày 05/04/2023 của tác giả Băng Tâm

“Đổi mới sáng tạo khu vực công: Khó khăn lớn nhất là công chức thiếu tinh thần khởi tạo” Dựa vào những số liệu, dữ liệu mà bài báo đưa ra, cho thấy

tỉ lệ lực lượng lao động chiếm 15% và chi tiêu hàng năm của toàn xã hội

Trang 9

chiếm 25% đối với khu vực công ở Việt Nam Quan trọng nhất, khu vực công ban hành những pháp luật, chính sách cho các

thành phần trong kinh tế thị trường phát triển Vì vậy, việc đưa ra những thay đổi, đổi mới sáng tạo trong khu vực công vô cùng quan trọng, góp phần đóng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cũng như phát triển cho toàn xã hội

Tiến sĩ Đinh Thế Hiển phân tích về tình hình khu vực công ở Việt Nam, hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ về những lĩnh vực mang tính kinh khu vực công như: Quốc phòng, an ninh, sân bay, cảng biển, logistics, hạ tầng giao thông, an sinh xã hội…

Khu vực công ở Việt Nam hiện nay, góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh vô cùng mạnh mẽ Thực tế cho thấy rằng, những số liệu được thống kê từ Bộ

Kế hoạch và Đầu tư công bố năm 2020: Tuy doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 0,4% trong tổng số doanh nghiệp cả nước nhưng đã huy động, thu hút vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh đạt 9,65 triệu tỷ đồng, doanh thu cao nhất với 13,41 triệu tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 323,64 nghìn tỷ đồng Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp cả nước nhưng chỉ thu hút được 22,25 triệu tỷ đồng vốn cho sản xuất, kinh doanh, doanh thu đạt 3,41 triệu tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 190,36 nghìn tỷ đồng Hơn nữa, khu vực công ở Việt Nam hiện nay còn giữ vai trò chủ đạo dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển, trong thực tiễn hiện nay của đất nước, với những lĩnh vực kinh tế then chốt, hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tư nhân đều không đầu tư hoặc không có đủ nguồn lực để làm vì những lĩnh vực này cần có số vốn đầu tư lớn, triển khai ở địa bàn khó khăn, chứa nhiều nguy cơ rủi ro, đặc biệt khó thu được lợi nhuận cao Vì vậy để có thể phát triển đất nước theo đúng với mục tiêu đã đề ra, nên nhà nước phải đảm nhận những lĩnh vực kinh tế trên để dẫn dắt, khai phá những lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đầy phát triển kinh tế Và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng của các thành phần kinh tế cũng như quá trình đổi mới, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế

Trang 10

Trước tình hình khu vực công ở Việt Nam hiện nay đã và đang mang lại những lợi ích, định hướng, dẫn dắt, phát triển cũng như đáp ứng những nhu cầu phát triển của xã hội Tuy nhiên, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy thực tiễn luôn đòi hỏi phải

có những sự thay đổi, đổi mới sáng tạo để có thể theo kịp với nhu cầu phát triển, duy trì tốc độ tăng trưởng, bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu ngày càng tăng của xã hội; ngoài ra cần phải đẩy mạnh cải cách khu vực công theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy, giảm bớt các công việc nhà nước trực tiếp đảm nhận, tăng cường sự tham gia của các đối tác trong

xã hội

Nhìn chung, tình hình khu vực công ở Việt Nam hiện nay đã và đang mang lại những thay đổi, những phát triển mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế

xã hội bềnh vững và đưa ra những giải pháp, ý tưởng để đáp ứng giải quyết những vấn đề của xã hội,… Và quan trọng khu vực công cũng cần có những đổi mới sáng tạo, phù hợp trước sự thay đổi, đổi mới phát triển của xã hội và thế giới

2 Phân tích các thách thức và rào cản còn tồn tại:

Trong khu vực công của Việt Nam, vẫn tồn tại nhiều thách thức và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức trong khu vực công Dưới đây là một vài trường hợp điển hình, cụ thể về những thách thức và rào cản này:

1 Quy định pháp lý: Mặc dù đã có nhiều cải cách pháp lý, nhưng việc thiếu tính nhất quán và không rõ ràng trong quy định liên quan đến thuế, lao động,

và đầu tư vẫn gây khó khăn cho các doanh nghiệp Quy định pháp lý phức tạp và thay đổi liên tục làm tăng chi phí và rủi ro pháp lý cho các doanh nghiệp

2 Hạ tầng kỹ thuật: Khu vực công Việt Nam đôi khi gặp khó khăn với hạ tầng

kỹ thuật không đáp ứng được yêu cầu sản xuất và kinh doanh hiện đại Hệ thống giao thông chưa phát triển đồng đều, giới hạn khiến cho việc vận chuyển hàng hóa và tiếp cận thị trường gặp nhiều khó khăn

3 Vấn đề nguồn nhân lực: Dù có tỷ lệ lao động trẻ và giáo dục đang được cải thiện, nhưng vẫn còn tồn tại thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w