1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình hồ chứa Hao Hao

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

LOI CAM ON

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác gia đã nhận được

sự hướng dẫn tận tình của TS My Duy Thành, và những ý kiến về chuyênmôn quý báu của các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, khoa Công trình - Trường Đại học Thủy lợi.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Thủy lợi đãhướng dẫn khoa học và cơ quan cung cấp số liệu cho tác giả trong quá trình

học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chếnên Luận văn khó tranh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được

những ý kiến đóng góp của quý thầy cô dé nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cam on!

Ha Noi, ngày tháng năm 2014

Túc giả luận văn

Phạm Hải Thành

Trang 2

LỜI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan dé tải luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng.cá nhân tôi Các số liệu và kết quả trong luận van là hoàn toàn trung thực vàchưa được ai công bố trong tắt cả các công trình nào trước đây Tắt cả cáctrích dẫn đã được ghỉ rõ nguồn gốc.

Ha Nội, ngày tháng - năm 2014

Tác giả luận văn

Phạm Hải Thành.

Trang 3

MỤC LỤC

M6 ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TONG QUAN CHUNG VE TINH HÌNH QUAN LY CHATLƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DUNG 51.1 Các khái niệm chung về chất lượng và quan lý chất lượng công trình xây

1.1.1 Khái niệm về công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng.

1.1.2 Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng.

1.2 Quan lý chất lượng công trình xây dựng 6

1.2.1 Thực chat quản lý chất lượng công trình xây dựng 6

1.2.2 Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng.

1.2.3 Nội dung hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các,

giai đoạn của dự án 1

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đến quản lý chất lượng công trình

xây dựng 8

1.3 Tổ chức quản lý chat lượng công trình xây dựng 91.4 Ý nghĩa của công tác quản lý chat lượng công trình xây dựng 12

1.5, Những đặc thi riêng trong công tác xây dựng công trình thủy lợi

1.5.1 Đặc điểm của các công trình thủy lợi «sec T3

1.5.2 Tinh chất của việc thi công các công trình thủy lợi (4 tinh chất cơ bản) 141.6 Thành tựu đạt được trong thời gian qua trong công tác quản lý chất lượng,

CTTL 1s

1.7.Những tn tại 20

1.8, Kết luận chương 1 : 24

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TO CHỨC QUAN LY CHAT

LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 2

Trang 4

2.1.M6 hình tổ chức quản lý chất lượng CTTL của các chủ thể tham gia vào

quá trình quản lý chất lượng 25

2.1.1 Các hình thức và mô hình tổ chức quan lý chất lượng của chủ đầu tư ở

Việt Nam 25

2.1.2 Mô hình quan lý chất lượng CTTL của các cơ quan quản lý nhà nước ở

Việt Nam 28

2.1.3 Mô hình quan lý chất lượng công trình của các nhà thầu tư vấn xây dựng

thủy lợi ở Việt Nam 36

2.1.4 Mô hình quan lý chất lượng thi công của nha thầu xây dựng ở Việt Nam 38

2.2 Quan lý chat lượng công trình thủy lợi ở một số quốc gia trên thé giới 43

2.2.1 Cộng hòa Pháp “2.2.2 Hoa Kỳ _- — — soe AS2.2.3 Liên bang Nga 45

2.2.4, Trung Quốc 46

2.2 5 Singapore 47

2.3.Két luận chương 2 48CHƯƠNG 3 PHAN TÍCH CÁC MÔ HÌNH TO CHỨC QUAN LÝ CHATLƯỢNG CÔNG TRÌNH THUY LỢI HIỆN NAY 49

3.1.Nhiing quy định về quản lý chất lượng hiện nay ở việt Nam 49

3.2.Nghién cứu mô hình tổ chức quản lý chất lượng một số công trình thủy lợi

hiện nay sl3.2.1 Phân tích mô hình tổ chức quản lý chất lượng của công trình của ba

công trình nghiên cứu 59

3.2.2 Phân tích cách bổ trí nhân lực trên tổng mức đầu tư va tiễn độ thực hiệncông trình của mô hình tổ chức quản lý chất lượng ba công trình nghiên cứu 6Š3.2.3 Đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất lượng cho các công trình thủy lợi 693.3 Kết luận chương 3 T71

Trang 5

'CHƯƠNG 4 DE XUẤT MÔ HÌNH TO CHỨC QUAN LÝ CHAT LƯỢNG

CÔNG TRÌNH HO CHUA HAO HAO HUYỆN TINH GIA, TINH THANH.

HOA severe —¬ —- _.

h T34.1.1 Vị trí dia lý, điều kiện địa hình, địa mạo khu vực xây dựng công trình734.1.Giới thiệu chungtông

4.1.2 Điều kiện thuỷ văn, sông ngồi 734.1.3 Điều kiện xã hội, dân sinh kinh tế, 74

4.1.4 Nhiệm vụ công trình 75

4.1.5 Quy mô công trình và các thông số kỹ thuật chủ yếu 15

4.1.6 Thời gian thực hiện và tong mức đầu tư của công trình 74.2 Để xuất mô hình quản lý chat lượng cho công trình thủy lợi hồ chứa nước.

Hao Hao huyện Tĩnh Gia _— —- 4.3 Kết luận chương 4 87

_-KET LUẬN VA KIÊN NGHỊ 89

‘TAL LIEU THAM KHẢO 9

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VE

Hình 1.1 Công trình đập Định Binh ~ tinh Bình Định Is

Hình 1.2 Hồ chứa nước Sông Sắt tinh Bình Thuận 16Hình 1.3 Hỗ chứa nước TAMLa tinh Gia Lai 7Hình 1.4 Công trỉnh Cổng Thảo Long —tỉnh Thừa Thiên — Hu 18

Hình 1.5 Công trinh cổng Cái Hóp tinh Trà Vĩnh 19Hình L6 Toàn cảnh đập Cửa Dat cao tình 50 dang thi công bi phá hoại do lũ ngày

4/11/2001 ”Hình 1.7 Sut lún ở hệ thống thuỷ lợi Tắc Giang - Phú Lý 2

Hình 1.8 Sụt lún ở đập thủy lợi Ea Mrông Đắc Lắc : : sone 23

Hình 1.9 Toàn cảnh đập Đồng Đáng huyện Tĩnh Gia tinh Thanh Hóa 33

Hình 2.1 Sơ đỗ mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình thủy lợi của chủ đầu tư 27Hình 22 Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý chit lượng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn 30

Hình 23 Sơ đồ mô hình tổ chúc quản lý dự án của Ủy ban nhân dân các tỉnh 35

Hình 2.4 Sơ đồ quan lý chất lượng tư vẫn của nhà thầu tư vấn 37

Hình 2.5 Sơ đỏ mô hình tổ chức quản lý chất lượng thi công của nhà thầu thi công 39Hình 3.1 Sơ đồ mô hình quản lý chất lượng công tinh Sửa chữa, nâng cắp đảm bảo an

toàn hồ chứa nước Sông Mực 39Hình 3.2 Sơ đồ mô bình quản lý chất lượng công trình Hỗ chứa nước Hón Ging 61Hình 3.3 Sơ đồ mô bình quản lý chất lượng công trình Hỗ chứa nước Hương Son 63,Hình 3.4 Sơ đồ mô hình quan lý chất lượng công trình đề xuất Cc)

Hình 4.1 Mô hình tổ chức quan lý chất lượng công trình H6 chứa nước Hao hao T8

Hình 4.2 Mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình Hồ chứa nước Hao hao của

BQLDA 8Hình 4.3 Mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình Hỗ chứa nước Hao hao của tưvấn giám sắt “

Trang 7

Hình 44 Mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình Hỗ chứa nước Hao hao của tr

lập dự án và trv thất kế, 8s

Hình 45 Mô hình ổ chức quản lý chit lượng công tỉnh Hỗ chứa nước Hao hao của tựkhảo sát thiết kế, 85Hình 46 Mô hình tổ chức quan Iy chất lượng công tinh Hỗ chứa nước Hao hao của đơn

vithỉ công 86Hình 4.7 Mô hình tổ chức quan ly chất lượng công trình HỖ chia nước Hao hao của đơnvi nhận bàn giao để quản lý vận hành 87

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 1.1: Một số CTTL gặp sự cổ 21

Bảng 3.1: Các thông tin chung của ba công trình nghiên cứu 52

Bang 3.2: Các chỉ tiêu thiết kế của ba công trình nghiên cứu 53

Bảng4.3 Bồ trí nhân lực cho mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình

Hồ chứa nước Hao Hao, 80

Trang 9

DANH MỤC CUM TỪ VIET TAT

QLNN Quan lý nhà nude;

XDCB “Xây dựng cơ bản;XDCT “Xây dựng công trình;

CTXD 'Công trình xây dựng;

DTXD Dau tư xây dựng:

CLCT ‘Chat lượng công trình;

CLCTXD ‘Chat lượng công trình xây dựng;

TKCS “Thiết kế cơ sở;

TKKT Thiết kế kỹ thuật,

TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công;TMDT “Tổng mức đầu tư;

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

TNHH MTV “Trách nhiệm hữu hạn một thành viên;NSNN Ngân sách nhà nước;

BOL Ban quan lý;

NĐ-CP "Nghị định chính phủ;

TT-BXD “Thông tư Bộ Xây dung;TCN “Tiêu chuẩn nghành;TCVN “Tiêu chuẩn Việt Nam;QLDA ‘Quan lý dự án;

CTTL Công trình thủy lợi;

UBND Ủy ban nhân dân;

WB Ngân hàng thé giới;

ADB Ngân hang phát triển Chau A;

KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi.

Trang 10

J Tinh cấp thiết của đề tài

Trong thời gian qua, công tác quản lý CLCTXD - yếu tố quan trọngquyết định đến CLCTXD đã có nhiều tiến bộ Với sự tăng nhanh và trình độ.

được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân

các ngành nghề xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc.đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của các nước

có nền công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính scác văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý CLCTXD, chúng ta đã xâydựng được nhỉ

phần quan trọng vào hiệu quả của

công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi Góp.

Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng cũng còn không,ít công trình có chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, công

trình khi đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa

chữa, phá di làm lại Đã thé, nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc

bảo trì không đúng định kỳ Lim giảm tuổi thọ công trình Cá biệt ở một số

công trình gây sự cố làm thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh.hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư.

Đối với mỗi dự án tính hiệu quả được thé hiện ở các tiêu chí:

- Thời gian vận hành an toàn đúng với thời gian hoàn vốn của công,

trình và không gây mâu thuẫn trong sự nghiệp phát triển kinh tế trong vùng;

~ Chỉ phí cho duy tu bảo dưỡng không vượt quá chi phí đã dự trù;

~ Có giá thành rẻ và hiệu quả kinh tế cao;

~ Chất lượng công trình đảm bảo đúng theo yêu cầu của thiết ké;

Trong đó tiêu chí chất lượng công trình xây dựng có ảnh hưởng rit lớnđến hiệu quả của dự án Tình trạng một số công trình thủy lợi chất lượng

Trang 11

không đảm bảo đã xảy ra do tổ chúc quản lý chat lượng công trình của chúng

ta còn chậm đổi mới Cần thiết kế một mô hình quản lý tổ chức chất lượng

các công trình thuỷ lợi theo hướng tích cực và năng động hơn Mô hình mới

không chỉ quan tâm đến đầu tư xây dựng mà cần quản lý khai thác công trình.một cách hiệu quả nhất Xuất phát từ các vấn để

tác giả chọn dé tài: “ Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất

tông trình vừa nên trên,

lượng công trình hỗ chứa Hao Hao”

2 Mục đích của của đề tài

= Nghiên cứu hiện trạng các mô hình tổ chức quản lý chất lượng các

công trình thủy lợi;

- Đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình hồ chứa Hao.

3 Déi tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng của các công trình thủy lợi thuộc

phạm vi vốn ngân sách nhà nước hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước;

= Phạm vi nghiên cứu: Các mô hình tổ chức quản lý chất lượng công

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:` Cách tiếp cận

+ Trên cơ sở nghiên cứu các công trình, các tải liệu đã xuất bản có liên

quan đến lĩnh vực của để tài, từ đó phân tích lựa chọn và đề xuất những giảipháp và nội dung phù hợp với đề tài;

+ Nghiên cứu, phân tích hiện trạng thực tẾ nghiên cứu hiện trang các

lình tổ chức quản lý chất lượng các công trình thủy lợi từ đó để xuất môtổ chức quản lý chất lượng công trình hồ chứa Hao Hao,

Trang 12

~ Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp phân tích hệ thống những công trình đã công bó, xuất ban;

+ Phương pháp điều tra khảo sat thực tế, đánh giá hiện trạng;

+ Phương pháp kế thừa;

+ Phương pháp chuyên gia

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tài:

~ Ý nghĩa khoa học của đề tải:

Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về quản lýCLCTXD nói chung và chit lượng CTTL nói riêng, những nhân tổ ảnh hưởng

đến chất lượng công trình Những nghiên cứu chuyên sâu về quản lý chấtlượng trong các CTTL là những tài liệu góp phần hoàn thiện hơn lý luận về.quản lý chất lượng công trình.

- Ý nghĩ

Kết qua phân tích thực trang va dé xuất mô hình tổ chức quản lý chất

thực tiễn của đề tài:

lượng CTTL là những gợi ý thiết thực, hữu ích có thé vận dụng vào công tác

quản lý CLCT thủy lợi hiện nay.

6 Kết quả dự kiến dat được:

Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn cần phải giải quyết

được những kết quả sau đây:

~ Hệ thống công tác quản lý CLCTXD ở Việt Nam và một số nước trênthể giới Những kinh nghiệm đạt được trong quản lý chất lượng CTXD ở

nước ta trong thời gian vừa qua;

- Phân tích thực trạng các mô hình tổ chức quán lý chất lượng các côngtrình thủy lợi Thực trạng các mô hình tổ chức quán lý chất lượng các công

trình thủy lợi hiện nay;

= Đề dé xuất mô hình tổ

Hao Hao

re quản lý chất lượng công trình hồ

Trang 13

7 Nội dung của luận văn:

Chương I: Tổng quan chung về tình hình quản lý chất lượng công trình

xây dựng ;

“Chương 2: Nghiên cứu mô hình tổquản lý chất lượng thủy lợi;“Chương 3: Phân tích các mô hình tổ chức quản lý chất lượng thủy lợihiện nay;

Chương 4: Để đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình.

hồ chứa Hao Hao.

Trang 14

1.1.1 Khái niệm về công trình xây dựng, dự án đầu tw xây dựng.

‘Theo Luật Xây dựng:

tông trình xây dựng là sản phẩm tạo thành bởi sức lao động của con

người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vịvới đất, có thé bao gồm phan trên mặt dat, phần dưới mat đất, phần dưới mặtnước, phan trên mặt nước được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng.

bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà 6, công trình công nghiệp, giaothông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác:

- Dự án đầu tư xây dựng là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến

nghiên cứu, bỏ vốn, xây dung mới, mo rộng hoặc cải tạo những công trình

xây dựng dé phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sảnphẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án, dy

án đầu tư xây dựng được thể hiện thông qua báo cáo nghiên cứu tiễn khả thi,

báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

1.1.3 Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng.

Hiện nachưa có một khái niệm chuẩn về chất lượng công trình xây

dựng nhưng từ khái niệm trên ta có thể hiểu rằng chất lượng công trình xây

dựng là sự đạt được và tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế,kỹ thuật đã được thiết kế và phê duyệt từ trước.

Với khái niện như trên cho ta thấy rằng chất lượng công trình xây dựng lachất lượng của cả một quá trình từ chất lượng khảo sát, chất lượng của các bản vẽ.thiết kế, tổ chức thi công lắp đặt đến khi đưa công trình vào vận hành khai thác,

Trang 15

1.2.2, Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng có vai trò to lớnđối với chủ đầu tư, nha thầu tư vấn khảo sát, thiết kế va xây dựng cụ thể là:

Đối với chủ đầu tư, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thoả mãn được.các yêu cầu của chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chấtlượng cuộc sống Đảm bảo va nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của.

chủ đầu tư với nhà thầu, góp phần phát triển mỗi quan hệ hợp tác lâu dài.Đối với nhà thiu, việc đám bảo và nâng cao chất lượng công trình xây

dựng sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng.suất lao động Nâng cao chất lượng công trình xây dựng là tư liệu sản xuất có.ý nghĩa quan trọng tới tăng năng suất lao động, thực hiện tiến bộ khoa họccông nghệ đối với nhà thầu.

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là yếu tố quan trọng, quyết

định sức cạnh tranh của c:doanh nghiệp xây dựng

Hàng năm, vốn đầu tư dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 30-45%

GDP Vi vậy quản lý chat lượng công trình xây dựng rất cần được quan tâm,

Thời gian qua, còn có những công trình chất lượng kém, bị bớt xén, rút ruộtkhiến dư luận bat bình Do vậy, van đề can thiết đặt ra đó là làm sao để công.

tác quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu quả.

Trang 16

1.2.3 Nội dung hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng

theo các giai đoạn của dự án

Sản phẩm công h xây dựng được đặt hàng bao tiêu sử dụng trước

khi có sản phẩm cùng với đặc điểm nêu trên để đạt được một công trình xây:dựng chất lượng tốt thi từng công đoạn khảo sát, thiết kế, thi công; từng loại

vat li ; thiết bi, day truyền công nghé con người thực hiện đều phải tuân

thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật và các văn bản quy phạm phápluật hiện hành Để đảm bảo chắc chắn quá trình đầu tư xây dựng đã thoả mãn

các yêu cầu vẻ chất lượng cần phải thực hiện công tác giám sát trong suốt quátrình thực hiện để quản lý chất lượng công trình xây dựng Do vậy công tácQuản lý chất lượng công trình xây dựng thực chất là công tác giám sát, đây lànhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình hình thành nên sảnphim xây dựng bao gồm: Người quyết định đầu tư thông qua cơ quan chuyên

môn quản lý nhà nước chuyên ngành về đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư, các nhàthầu, các tổ chức và cá nhân liên quan trong công tác khảo sắt, thiết ké, thi

công xây dựng công trình

Giám sát là nhiệm vụ của chủ đầu tư và các chủ thé ký kết hợp đồng vớichủ đầu tư Có thể gọi chung công tác giám sát là giám sát xây dựng Nội dung.công tắc giám sát tuỳ theo nội dung của thành phần công việc.

“Tự giám sát là nhiệm vụ của các chủ thể tham gia công tác khảo sát, thiết

kết, xây lắp và lấp đặt thiết bị công trình đã ký kết hợp dng thực hi công vi

với chủ đầu tu.

Co quan quản lý nhà nước chuyên ngành kiểm tra quá trình thực hiện.công tác giám sát và tuân thú luật pháp của chủ đầu tư và các chủ thể tham gia

xây dựng công trình.

Trang 17

1.2.4 Các yến tố ảnh hưởng đến chất lượng đến quản lý chất lượng.

công trình xây dựng.

Do đặc điểm của công trình xây dựng có rat nhiều yếu tổ ảnh hưởng.đến chất lượng công trình xây dựng Luận văn chỉ xem xét các nhân tố naytheo các nhóm yếu tố chủ quan và khách quan sau đây.

~Yếu tố con người:

+ Chủ đầu tư: Sự kiên quyết của chủ đầu tư đối với chất lượng công.

trình là quan trọng nhất nơi nào chủ đầu tư (hoặc giám sát của chủ đầu tư)

nghiêm túc thực hiện đóng quy chuẩn, tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật trong quá

trình tổ chức giám sát thi noi đó có sản phẩm công trình xây dựng chat lượngtốt Thực tế cùng một công trình xây dựng tương tự với cùng một nhà thầu.xây dựng vẫn con ngưới đó, dây chuyên thiết bị không thay đổi nếu Tư vấn.giám sát là người nước ngoài thi công trình đó chất lượng tốt hơn tư vấn giám.

sát là người Việt Nam;

+ Nhà thầu xây dựng: nhà thầu thi công xây dựng đóng vai trò quyết

định trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng Nếu lực lượngnày không quan tâm đúng mức chất lượng sản phẩm do mình làm ra, chạy.theo lợi nhuận thi sẽ ảnh hưởng không tốt tới chat lượng công trình;

+ Công tác đấu thầu và lưa chọn nhà thdu: Quá trình tổ chức đấu thiunếu lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm tổ chức thi công, có hệ.

thống quản lý chất lượng thực hiện nghiêm túc theo tiêu chuẩn ISO, hệ quả là3 có công trình chất lượng tốt;

+ Ngoài ra còn có các nhà thâu khảo sát, thiết kế, thí nghiệm, kiêm.

định cũng là những đối tượng có tác động không nhỏ đến chất lượng

công trình;

- Mô hình tổ chức quản lý chất lượng: Tay từng loại công trình,

cấp công trình,từng ngành từng địa phương việc xây dựng được một mô.

Trang 18

hình tổ chức quản lý chất lượng tối ưu nhất cũng sẽ góp phin tạo nên

nghiệm, kiểm định, bảo quản, sử dụng,

-Tiéu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Các văn bản quy phạm pháp luật

khoa học, hợp lý, phủ hợp với thực té sản xuất sẽ góp phan nâng cao chấtlượng công trình xây dựng Ngược lại sẽ cản trở sản xuất và ảnh hưởng đến.chất lượng công trình;

- Ảnh hưởng theo nhóm yếu tổ khách quan:

+ Khí hậu: mưa, nắng, gid, bão, ảnh hưởng đến chất lượng và tiễn

độ thi công công trình;

+ Điều kiện địa chat, thủy văn phức tạp cũng li các yếu tố ảnh hướng,

đến chất lượng công trình, đặc biệt là các hạng mục nền, móng công trình.1.3 Tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng

“Từ nguyên tắc chung ở trên ta thấy rằng trong hoạt động xây dựng công

trình có sử dụng vốn nhà nước có các chủ thể chính tham gia trực tiếp quản lý

chất lượng trong suốt quá trình đầu tư xây dựng đó là

= Người quyết định đầu tư: là cá nhân hoặc đại diện cho cơ quan, tổchức, doanh nghiệp có thâm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư Cụ thẻ:

Là Thủ tướng Chính phủ đối với những công trình quan trọng quốc giado Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư; Bộ trưởng, cơ quan ngang bộ Chủtịch tinh, thành phố trực thuộc trung wong; Chủ tịch Quận, huyện, xã, thị trắntheo phân cấp là Người quyết định đầu tư phân cấp theo luật ngân sách.

Trang 19

Người quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và dự án đầu tư đồng thời chỉđịnh chủ đầu tư trong quá trình phê duyệt dự án đầu tư.

Mặt khác Người quyết định đầu tư thành lập cơ quan chuyên môn thực.

hiện chức năng quan lý nhà nước chuyên ngành giúp việc cho mình kiểm tra,

đôn đốc chất lượng, tiến độ trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công

trình Cụ thé như

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cục Quản lý Xây dựng công,trình là co quan chuyên môn giúp việc cho Bộ trưởng thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về chất lượng các công trinh xây dựng chuyên ngành; Vụ

xây dựng cơ bản trực thuộc Tổng cục Thủy lợi thực hiện chức năng quản lý

nhà nước các công trình xây dựng sửa chữa, nâng cấp chuyên ngành.

Bộ Giao thông vận tải: Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình

giao thông là cơ quan chuyên môn giúp việc cho Bộ trưởng thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành.

Bộ Xây dựng: Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây

dựng là cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước giúp cho Thủ

tướng Chính phủ quản lý chất lượng các công trình quan trọng quốc gi

- Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý và sử dụng.vốn để đầu tư xây dựng công trình.

Chủ đầu tư là người trực tiếp tổ chức quản lý chất lượng va thực hiện

qui trình xây dựng công trình thông qua quá trình tổ chức đầu thầu và quản lýbằng hợp đồng với các chủ thể tham gia quá trình đầu tr, xây dựng công trình.

Chủ đầu tư có thé trực tiếp thực hiện công tác quản lý chất lượng thong

qua bộ máy của mình hoặc thuê tư vấn giám sát thực hiện công tác quản lý

chất lượng thông qua đấu thầu lựa chọn hoặc chỉ định thầu đơn vị tư vấn giámsát quản lý chất lượng công trình Các chủ thể tham gia quá trình xây dựngnhư đơn vị khảo sát, thiết kế, xây lắp va chế tạo thiết bị đều phải thỏa mãn.

Trang 20

các điều kiện của nguyên tắc chung đó là năng lực phủ hợp với công ví

hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm vẻ chất lượng các

công việc xây dựng do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp luật.Tự giám sát: là công việc giám sát của các nhà thầu khảo sát, thiết kế

và thi công công trình với các sản phẩm của mình tạo ra trong quá trình hoạtđộng xây dựng.

‘Tit cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đám bảo chất lượng

của công trình xây dựng Kết quả của hoạt động giám sắt được thể hiện thông

qua hỗ sơ quản lý chat lượng, bao gồm các văn bản phê duyệt, biên bản nghiệm.thu và bản vẽ hoàn công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư, nhật ký thi công củanhà thầu, các thông báo, công văn trao đổi, văn bản thống nhất Việc thực hiệncác hoạt động giám sát chất lượng, lập và lưu trữ hồ sơ quản lý chất lượng đượcgọi chung là công tác quản lý chat lượng.

Phuong pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Căn cứ vào hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và văn bản quyphạm pháp luật ở Việt Nam công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

bằng hai phương pháp:

- Phương pháp đo lường (định lượng)

+ Hiện nay trên các công trình xây dựng đều có các phòng thí nghiệm

hợp chuẩn của nha thầu xây dựng hoặc liên doanh với nhà thầu xây dựng thựchiện công tác thí nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng;

+ Đối với vật tư, vật liệu: dùng phương pháp đo lường và thực hiện các thí

nghiệm đánh giá các chỉ tiêu của vật tư, vật liệu xử dụng để đưa vào xây dựng

công trình nếu đạt yêu cầu nhà thầu thi công mới được phép xử dụng nếu khôngđạt các chỉ tiêu theo đúng yêu cầu của thiết kế phải mang ra khỏi công trường;

+ Quá trình lắp đựng: Đo, đếm kiểm tra các kích thước công trình tương,lai sẽ đạt được đánh giá các sai số so với thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Trang 21

đạt hay không đạt Nếu đạt thi được phép chuyển bước thi công, nếu không

at phải thực hiện lại;

+ Quá trình triển khai xây dựng: chọn mẫu đẻ đánh giá: Trước khi tiếnhành đánh giá bộ phận công trình hay dự án cần xác định phương pháp đánhgiá thông qua việc lấy mẫu và sử dụng phương pháp thống kê Những mẫuđược lấy đảm bảo tính khách quan trong suốt quá trình thực hiện dự án hay

trong các giai đoạn xây dựng khác nhau Tắt cả các vị tí kiểm tra phải thuận

tiện cho việc đánh giá và các mẫu được lựa chọn phải bảo đảm mang tính đại

điện cho toàn bộ công trình và phải được phân tích đánh giá theo các tiêuchuẩn quy định hiện hành.

1.4 Ý nghĩa của công tác quản lý chất lượng công trình xây dung

Chất lượng công trình xây dựng ngày càng được Nhà nước và cộng

đồng quan tim Nếu công tác làm tốt công tác quản lý chất lượng công trìnhxây dựng sẽ tạo ra một sản phẩm có công năng và tuổi thọ đáp ứng yêu cầu sửdung mang lại lợi ích cho công đồng, phát huy hiệu qua của công tác đầu tư

xây dựng, nhất là đối với công trình đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước.Day là một yêu cầu tắt yếu không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước, các chủthể tham gia xây dựng công trình ma còn là của cả công đồng xã hôi.

Trang 22

1.5 Những đặc thù riêng trong công tác xây dựng công trình thủy lợi

Khác với việc xây đựng các công trình xây dựng giao thông, xây đựng

dân dụng và công nghiệp Công tác thi công xây dựng và quản lý chất lượng.công trình thủy lợi có đặc điểm sau:

1.5.1 Đặc diém của các công trình thủy lợi- Khối lượng lớn:

+ Các công trình thủy lợi phần nhiều mang tinh chất lợi dụng tổng hợp.

nguồn nước như tưới, phát điện, giao thong nuôi cá v.v mỗi công trình đơn

vị thi lại có nhiều loại nhiều kiểu kim bằng các vật liệu khác nhau như dat, đá,

bê tông, gỗ, sắt thép v.v với tong khi lượng rất lớn có khi hàng trăm ngàn,

hàng triệu m3;

+ Ví dụ: CTTLTD Hòa Bình : Khối lượng đào dip đất đá : gần

30.000.000 m3, bê tông các loại : 1.899.000 m3;

CTTL Cita Đạt đập : đào đất đá các loại 11.6 triệu m3,

đắp đá các loại 9.6 triệu m3, bê tông các loại 36 ngản m3

~ Điều kiện thi công khó khăn:

Công tác thi công công trình thủy lợi chủ yếu tên hành trên lòng sông,

lòng suối, địa hình chật hẹp, map mô, địa chất xấu và chịu ảnh hưởng của.nước mưa, ngằm, thắm do dé thi công rat khó khăn, địa điểm thi công xa dân.cư, điều kiện ha tang chưa phát triển.

~ Thời gian thi công ngắn:

Công trình thủy lợi thường phải xây dựng lòng dẫn sông suối ngoài

Trang 23

+ Thi công trong điều kiện rất khó khăn;

+ Liên quan đến nhiều bộ môn khoa học kỹ thuật, nhiều nhành kinh tế

quốc dân, nhiều địa phương, nhiều người Phải đảm bảo điều kiện tông hợp và

thi công trên khô.

~ Tinh khẩn trương:Do chất lượng đỏi hỏi cao, khối lượng lớn, thicông trong điều kiện khó khăn, thời gian thi công ngắn, trong tỉnh trạngkhông đầy đủ vật tư thiết bị phục vu thi công yêu cầu điều kiện phải đưa

công trih vào sử dụng sớm do đó phải rất khẩn trương.

= Tính khoa học:

+ Trong thiết kế đảm bảo vững chắc, thỏa mãn các điều kiện của

nhiệm vụ thiết ké, tiện lợi cho khai thác quản lý;

+ Trong thi công sử dung các loại vật tư máy móc nhân lực, vật lực,

thiết bị và phải giải quyết các vấn đẻ kỹ thuật.

- Tính quần ching:

Công tác thi công công trình thủy lợi yêu cầu khối lượng lớn phạm virông( Công trình đầu méi+ kênh mương ) nên phải sử dụng lực lượng lao

động rat to lớn vì vậy Dang đã đưa ra chủ trương * Phải kết hợp chặt chẽ giữa

công trình hạng nhỏ do nhân dan làm với công trình hạng vừa, do nhà nướchoặc nhà nước và nhân dan cùng làm” Do vậy công tác thi công mang tính

chất quần chúng.

Trang 24

1.6 Thành tựu đạt được trong thời gian qua trong công tác quản lý

chất lượng CTTL.

“Trong 10 năm qua với nguồn vốn được cắp khoảng hơn 30% GDP đã

xây dựng rit nhiều công trình giao thông vận tải, thủy điện, bệnh viên, trường

học nói chung va, thủy lợi nói riêng đã hoàn thành góp phần nâng cao vị

thé của Việt Nam đối với thé giới và sự tăng trưởng của nền kinh tế trong điều

kiện đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế

Hiện nay đã và đang triển khai xây dựng gần 100 công trình thủy lợiđược đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, trong đó 30 công,

trình đã hoàn thành nhiều công trình lớn về quy mô, phức tạp về giải pháp kết

cấu, về xử lý nền móng công trình xây đựng theo công nghệ mới đã ápdụng thành công; Dưới đây là một số công trình cụ thé :

= Các công trình đã đưa vào sử dung

+ Đập Định Binh tinh Binh Định áp dung công nghệ bê tông dim lăn

(RCC) đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác, công trình được các chuyên

gia của Hội đập lớn thé giới đánh giá đạt trình độ quốc tế;

Trang 25

+ Hỗ chứa nước Sông Sắt cung cấp nước tưới cho 3.800 ha dit canh.

tác, tạo nguồn nước sinh hoạt, phục vụ dân sinh tong khu vực hưởng lợi, đồng.thời cắt giảm lũ cho vùng hạ du sông Cái, tỉnh Ninh Thuận;

Trang 26

+ Hồ chứa nước lamlar tỉnh Gia Lai là công trình Đập dat chống bằng

hào Bentonit;

r

Trang 27

+ Cổng Thao Long công trình ngăn mặn, giữ ngọt được xây dựng trên

Sông Hương bằng đập dang trụ đỡ, có cửa công rộng 31,5m đây là công trình.có cửa lớn nhất Đông Nam Á;

Hình 1.4 Công trinh Cống Thao Long - tỉnh Thừa Thiên - Huế

Trang 28

+ Công trình cổng Cái Hóp tỉnh Trà Vinh có nhiện vụ ngăn mặn, giữngọt phục vụ sản xuât nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản;

~ Các công trình đang triển khai xây dựng

+ Hồ chứa nước Tả Trạch la đập đất có chiều cao 60m có nhiệm vytưới cho 35.000ha và giảm lũ cho thành phố Huế được Unesco công nhận làdi sản văn hoá thé giới Hồ chứa nước Nước Trong xây dựng bằng bê tông.dim lăn cắp nước cho khu công nghiệp hoá dầu Dung Quit, tỉnh Quang Ngãi:

+ Đập dâng Văn Phong tỉnh Bình Định được thiết kế thi công theo dang

phim đàn Piano được đánh giá lớn nhất thể giới về kiểu dạng này;

+ Đập KrôngBuk hạ phục vụ cho tưới cả phê thuộc tỉnh BakLak.

Các công trình xây dựng ngày càng được quan tâm hơn đến chấtlượng, mỹ thuật qua quá trình kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá chất lượng.xây dựng trong năm 2010 Bộ Xây dựng được sư ủy quyền của Chính phủ đã

Trang 29

vinh danh 6 công trình thủy lợi đạt giải thường cúp vàng chất lượng quốc gia.

Đó là các công trình tiêu biểu của các bộ NN&PTNT và địa phương quản lýđầu tư xây dựng trong hon 10 năm qua đã đưa vào sử dụng đáp ứng các tiêuchí về chất lượng, về an toàn đảm bảo công năng sirđộ, các yêu

dụng và kiến trúc; trong thi công xây dựng không xảy ra các sự có về chấtlượng và an toàn lao động gây thiệt hại về người và vật chất: trong quá trìnhsử dụng và vận hành không bộc lộ các khiếm khuyết ảnh hưởng tới chất

lượng công trình, công năng sử dụng Các chủ thể tham gia xây dựng công

trình bao gồm chủ đầu tu, nhà thâu thiết kể, thi công, tư vẫn giám sát khôngcó các vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng.

1.7.Những tổn tại

"Nhìn lại quá trình thực hiện công tác đầu tư xây dựng các công trình

thuỷ lợi trong những năm qua, chúng ta nhận thấy nỏi lên vấn dé thực hiện dự.

án chậm, Khả năng giải ngân thấp so với yêu cầu, Công tác thanh quyết toánkéo dai, Công trình chậm được đưa vào sử dung din đến Hiệu qua đầu tư hạn

chế Với yêu cầu về quy mô đầu tư lớn hơn trong vài năm tới nếu vẫn vậnhành hệ thống như hiện nay thì chắc chắn không đạt yêu cau.

Một số dự án xây dựng chưa nhận được nhiều sự đồng thuận của ngườicân, Vấn đề này có thé do thông tin dự án chưa đến hoặc thông tin chưa đầy

i cho nhân dân, có thé do mẫu thuẫn giữa các nhóm lợi ích khác nhau nhưng

cũng có thể có dự án chưa thực sự khả thi và chưa hẳn đã thuyết phục về hiệu

quả tổng hợp không chỉ Kinh tế mà còn là Mội trường và Xã hội.

Cũng như các công trình xây dựng khác, công trình thuỷ lợi thường vẫn

xảy ra những sự cổ ở những thời gian, mức độ và tính chất khác nhau Nhưng.những sự cỗ thường gặp nhất, gây nên những tôn thất vé người va của nhất,huỷ hoại môi trường lớn nhất thì có thể nói là những sự cố xdy ra đối với hồ.

Trang 30

chứa Đa số xảy ra ở những hỗ chứa vừa và nhỏ và với đập dâng nước là đậpđất Tuy là ho chứa nhö nhưng khi có sự cố có sức tàn phá ghê gớm.

Công ty TNHH MTV.thủy lợi Bắc Nghệ An

Vỡ đập

Đập Của ĐạtBan QLDA số 3 bộVo đập trong qua trình

tinh Đắc Lắc làm chủ.

đầu tư

NN&PTNT thi cong

Hệ thống thuỷ lợi Tae |SởNN&PTNTHà Nam | Sat co ha lvu tram bomGiang - Phủ Lý

Hỗ ĐồngĐángxã ÏSởNN&PTNTThanh | Vo dapTrường Lâm, huyện —_ |Hóa

Tĩnh Gia

Đập thủy lợi Ea Mrông |UBND TX Buôn Hồ | Sut lin

Trang 31

Hình 1.6 Toàn cảnh đập Cửa Dat cao trình 50 dang thi công bi phá hoạiđo ta ngày 4/11/2007

Trang 32

Hình 1.8 Sụt lún ở đập thủy lợi Ea Mrông Đắc Lắc

Trang 33

1.8 Kết luận chương 1

Voi những quan điểm và lý luận thực tiễn vé quản lý chất lượng các

công trình xây dựng nói chung và công trinh thủy loi nôi riêng cho ta thấyđược đặc điểm, nội dung, phương pháp và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

các công trình xây dựng nói chung và công trình thủy lợi nói riêng trong quá

trình tạo ra một sản phẩm công trình Quản lý chất lượng công trình là vấn đề.then chốt trong hoạt động xây dựng và được thực hiện xuyên suốt trong quá.

trình triển khai dự án dầu tư xây dựng Công tác quản lý chất lượng công trìnhthủy lợi ở nước ta nói chung đã có hiệu quả thiết thực, chất lượng các công

trình thủy lợi ngây một nâng cao và được kiểm soát tốt hơn.

Tuy nhiên trong quá trình quản lý chất lượng công trình đã xuất hiệnmột số công trình có chất lượng chưa đạt yêu cầu Như đã nói ở trên do đặc.điểm của công trình xây dựng có rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng,

công trình xây dựng mà một trong những yếu tổ rất quan trọng đó là yếu tốmô hình té chức quản lý chất lượng công trình thủy lợi vì vậy cần phảinghiên cứu đẻ xuất được một mô hình tỏ chức quản lý chất lượng công trình.

sao cho phủ hợp với yêu cầu thực tế.

Trong chương 2 của Luận văn, tác giả sẽ tìm hiểu mô hình tổ chức

quản lý chất lượng công trình thủy lợi làm cơ sở đưa ra những đề xuất chovấn đề nghiên cứu.

Trang 34

CHUONG 2

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TO CHỨC QUAN LY CHAT LƯỢNGCONG TRÌNH THỦY LỢI

Trong quá trình thi công xây dựng công trình thủy lợi ngoài chức năng,

của chủ đầu tư là người quản lý xuyên suốt trong cả quá trình hoạt động xây.dựng, chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng xây dựng và hiệu quả đầu tư.thì quá trình thực hiện dự án đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tw

và kết thúc đầu tư xây dựng, còn có các đơn vị là: đơn vị quản lý nhà nước,các nhà thầu tư vấn , nha thầu thi công và đơn vị quản lý công trình sau khi

công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm

về sản phẩm công trình xây dựng của minh trước pháp luật và trước chủ đầutư Quin lý chất lượng công trình là nhiệm vụ của các bên Do vậy, nghiêncứu mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng là nghiên cứu mô hình

quản lý chất lượng ở các giai đoạn đầu tư với sự tham gia của các chủ thể

-Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quan lý dự án

Chủ đầu tư sử dụng bộ máy sẵn có của mình để trực tiếp quản lý thực.hiện dự án hoặc chủ đầu tr lập ra ban quản lý dự án riêng để quản lý việc thực

hiện các công việc của dự án

-Hình thức thuê tư vin quản lý dự án

Chủ đầu tư thuê một doanh nghiệp, tổ chức có đủ điều kiện, năng lực.

chuyên môn đứng ra quản lý toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án

Trang 35

Ban quản lý dự án là một pháp nhân độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật

và chủ đầu tr về toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án

-Hinh thức chia khóa trao tay:

‘Chu đầu tư giao cho một nhà thầu (có thé do một số nhà thầu liên kếtlại với nhau) thay mình thực hiện toàn bộ các công việc từ lập dự án đầu tư.cđến thực hiện dự án và ban giao toàn bộ dự án đã hoàn thành cho chủ đầu tư

khai thác, sử dụng,

-Mô hình tổ chức quản lý dự án theo các bộ phận chức năng:

Là mô hình trong đó chủ đầu tư không thành lập ra ban quản lý dự án

chuyên trách ma thành viên của ban quản lý dự án là các cán bộ từ các phòng,ban chức năng làm việc kiêm nhiệm; Hoặc chức năng quản lý dự án được‘giao cho một phòng chức năng nào đó đảm nhiệm.

-Mô hình tổ chức quản lý dự án có ban quản lý dự án chuyên trách:

Chủ đầu tư thành lập ra ban quản lý dự án chuyên trách, chịu trách

nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ các công việc của dự án.

-Mô hình tổ chức quản lý dự án theo ma trận

Là mô hình trong đồ thành viên của nhóm dự án được tập hợp từ các

cán bộ của các bộ phân chức năng khác nhau dưới sự điều hành của nhóm.trưởng còn gọi là giám đốc (chủ nhiệm) dự án Mỗi cán bộ có thể tham giacùng lúc vào hai hoặc nhiều dự án khác nhau vả chịu sự chỉ huy đồng thời của

cả trưởng nhóm dự án và trưởng bộ phận chức năng.

Trang 36

Bộ Chủ quản(Người QD đầu tu)

của chủ đầu tư

“Tùy vào năng lục của các tổ chức và con người mỗi chủ đầu tư có môhình quản lý chất lượng khác nhau.

- Biện pháp nâng cao chất lượng chủ đầu tư

"Để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các

giai đoạn của dự án, Luận văn kiến nghị một số giải pháp liên quan để nâng

cao hiệu qua quản lý của chủ đầu tư:

1 Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm toàn điện về CLCT, trong đó cóchất lượng dự án, khảo sát và thiết kế và một số nội dung khác Do đó việc lựachon đơn vị nào làm CDT cần phải nghiên cứu cụ thể, ưu tiên đơn vị có bề diyvề năng lực và kinh nghiệm trong quản lý Đề chủ đầu tư tác nghiệp tốt các công.

việc trong hoạt động xây đựng thì đồi hỏi cần phải có “nghé”, như vậy cần quy

định điều kiện năng lực cho chủ đầu tu khi thực hiện các công việc này:

Trang 37

+ Nâng cao năng lực quản lý dự án cho các ban quản lý dự án thông qua

cơ chế chính sách của Nhà nước, thông qua đào tạo nguồn nhân lực, lựa chọnmô hình quản lý dự án hợp lý, để đảm bảo công tác quản lý, điều hành dự án

có hiệu quả:

+ Nghiên cứu cải thiện mô hình quản lý đầu tư xây dựng đối với chủ đầutư Sắp xếp hợp lý với các chủ đầu tư;

~+Tăng cường chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư;

+ Cần áp dụng các chế tải mạnh hơn: việc áp dụng các chế tai là cách để

răn đe, ngăn ngừa nhằm giảm các vi phạm trong công tác quản lý Để thực

hiện chế tai một cách đúng qui định và hiệu qua, cần nghiên cứu sửa đổi, bỗsung Luật Xây dựng, các Nghị định, thông tư, Quyết định có liên quan để đưara chế tài chặt chế và mang tinh phòng ngừa vỉ phạm nhiều hơn Bên cạnh đó,cần xác định rõ trách nhiệm của đầu tư va các chủ thể tham gia quản lý xây

dựng trong việc thực hiện chế tài theo qui định.

2.1.2 Mô hình quản lý chất lượng CTTL của các cơ quan quản lý nhà

nước ở Việt Nam

Báo cáo chính tr tại Đại hội IX của Đăng công sản Việt Nam chỉ ra rằngNha nước Việt Nam đã có sự chuyển đồi từ cơ chế tập trung, bao cap sang cơchế thị trường định hướng XHCN, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

thay đổi buộc bộ máy Nhà nước phải thay đổi phù hợp Nhà nước Việt Namchủ yếu tập trung vào nhiệm vụ quản lý vĩ mô, quản lý theo pháp luật và cáccơ ch, chính sách, thực hiện kiểm tra, kiểm soát, đầy mạnh việc phân quyền

và xã hội hóa các dich vụ công.

Luật Xây dựng 2003 đã tạo bước đột phá quan trong của hệ thống pháp.luật về đầu tư và xây dựng ở nước ta Luật Xây dựng 2003 đã để cập đầy đủ.các nội dung liên quan đến hoạt động xây dựng, pháp chế hóa quyển và nghĩavụ của các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng công trình Luật cũng xác định

Trang 38

rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về xây dựng Nội dung đổi mới trong quản lý nhà nước

(QLNN) về chất lượng công trình xây dựng (CLCTXD) của Việt Nam làchính quyền không can thiệp trực tiếp mà gián tiếp qua công cụ pháp luật tácđộng vào công tác quản lý sản xuất hàng ngày của người mua (chủ đầu tư) vàngười bán (các nhà thầu) để làm ra sản phẩm xây dựng- một loại sản phẩm có.

tính đơn chiếc Nhà nước tập trung xây dựng văn bản qui phạm pháp luật

(VBQPPL), văn bản quy phạm kỹ thuật (VBQPKT), hệ thống tổ chức, hướngin và kiểm tra dé tạo pháp lý cho mỗi quan hệ của các chủ thể tham gia hoạt

động xây dựng hướng tới việc hình thành công trình có chất lượng cao làmthỏa mãn yêu cầu của khách hàng Nghĩa là : Nhà nước kiểm soát các điềukiện "phù hợp” vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của toàn xã hội.

Song, tinh trạng còn tồn tại về chất lượng công trình, lãng phí, đặc biệt

các dự án vốn ngân sách nhà nước Nhận định của cơ cho rằng khâu kiểm soát

của các cơ quan của chính quyền chưa thực hiện "tiền kiểm”, Vì vậy Nhà

nước “can thiệp” trực tiếp vào nhóm các yếu tô “đảm bảo” chất lượng của quátrình đầu tư xây dựng thông qua việc thẩm định thiết kế cơ sở thảm địnhthiết kế kỹ thuật Sy tham gia trực tiếp của chính quyền vào các khâu như vaymà không lượng hóa các đầu việc phải làm thi rất dễ bị lạm quyền gây phiền

phức cho tién trình cái cách hành chính của nước ta

* MG hình tổ chức quân lý chất lượng xây dựng CTTL cũa ngành

nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Hang năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Chính Phủ,

Quốc hội giao hơn 10.000 tỷ đồng bằng các nguồn vốn ngân sách tập trung,trái phiéu Chính phủ, ODA, ngân sách sự nghiệp để đầu tư xây dựng mới các

công trình thủy lợi, cải tạo nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy nông phục

vụ nông nghiệp, thủy sản, diém nghiệp, xây dựng va tu sửa dé điều, xây mới,

Trang 39

Ce ban quản lý dự ân Các ban quản ý dự án

Các công trình Thủy lợi Cae công trình Thủy lợi

xây dựng mới sửa chữa ning cấp

Quan hệ kiếm soát chất lượng: ` ———+>

Quan hệ qua «

Hình 2.2 Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý chất lượng của Bộ Nông nghiệp.

và Phát triển nông thôn

` Bộ Nông nghiệp và Phat triển nông thôn là cơ quản chủ quản dự án

Bộ trưởng là người quyết định đầu tư giao:"Đối với các công trình

+ Xây dựng mới: Bộ thành lập 10 Ban quan lý dự án đầu tr xây dựng.

thủy lợi làm chủ đầu tư;

Trang 40

Ban quan lý dự án dau tw xây dựng thủy lợi 1 làm chủ đầu tư các công,

trình xây dựng thủy lợi phía Bắc sông Hồng;

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 2 làm chủ đầu tư các công.

trình xây dựng thủy lợi phía Nam sông Hồng;

Ban quản lý dự án đầu tr xây dựng thủy lợi 3 làm chủ đầu tư các công,trình xây dựng thủy lợi thuộc tinh Thanh Hó;a

Ban quan lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 4 làm chủ đầu tư các công

trình xây dựng thủy lợi thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh;

Ban quản lý dự án đầu tu xây dựng thủy lợi 5 làm chủ đầu tư các công

trình xây dựng thủy lợi khu vực các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa

“Thiên Huế:

Ban quản lý dự án đầu tr xây dựng thủy lợi 6 làm chủ đầu tư các công

trình xây dựng thủy lợi thuộc Thành phố Đà Nẵng và các tinh từ Quảng Nam

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 9 làm chủ đầu tư các

công trình xây dựng thủy lợi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnhĐông Nam Bộ:

Ban quản lý dự án đầu tr xây dựng thủy lợi 10 làm chủ đầu tư các công,

trình xây dựng thủy lợi các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long.

“Các chủ đầu tư này là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của chủ đầu tư giúp Bộ quản lý đầu tư xây dựng các công.

trình thủy lợi trên địa bản cả nước.

Các chủ đầu tư này quản lý nhiều công trình trong cùng một thời kỳnên mỗi công trình chủ đầu tư đều thành lập một Ban quản lý dự án giúp mình.

Ngày đăng: 14/05/2024, 13:47

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w