Tổng quan về lĩnh vựcnghiêncứu
Đặc trưng của lũ quét và sạtlởđất
1.1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của lũquét
Nghiên cứu về phương pháp và hệ thống các công cụ dự báo lũ quét (LQ), H.A Prasantha Hupuarachchi và Q.J Wang (2008) [1] tổng hợp các khái niệm về lũ quét, gồm:
Lũ quét (LQ) là một trận lũ do mưa lớn trong một thời gian ngắn, thường ít hơn 6 giờ. Ngoài ra, theo NWS, đôi khi sự cố vỡ đập có thể gây ra lũ quét, tùy thuộc vào loại đập và khoảng thời gian xảy ra hiện tượng vỡ đập.
“Lũ quét là một trận lũ có cường độ tăng và giảm rất nhanh với ít hoặc không có cảnh báo trước, thường là kết quả của mưa lớn trên một khu vực tương đối nhỏ”.
Tương tự như vậy, Alessandro G Colombo, Javier Hervás and Ana Lisa Vetere Arellano
(2002) [2] đưa ra định nghĩa về lũ quét như sau: "một trận lũ dâng lên và rơi khá nhanh với ít hoặc không có cảnh báo trước, thường là do mưa lớn trên một khu vực tương đốinhỏ”.
Tổng quan về các thuận lợi và thách thức đối với quản lý rủi ro lũ quét, Karamat Ali, Roshan M Bajracharyar và Nani Raut (2017) [3]: Lũ quét là một biến cố thủy văn hình thành trong vòng 6 giờ sau khi mưa, thường xảy ra trong một thời gian ngắn, đột ngột tác động bởi lượng mưa tương đối cao, sinh ra dòng chảy lớn và gây ngập úng nhanh chóng cho vùng hạ du Ở Việt Nam, từ nhiều năm nay các nhà nghiên cứu trong nước đã quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực này Trong các nghiên cứu, khái niệm về lũ quét cũng được diễn giải theo một số cách khác nhau Chẳng hạn:
Cao Đăng Dư (1995) [4], Cao Đăng Dư và Lê Bắc Huỳnh (2000) [5] cho rằng lũ quét là một loại lũ lớn, xảy ra bất ngờ, duy trì trong một thời gian ngắn (lên nhanh và xuống nhanh) và có sức tàn phá lớn
Theo Nguyễn Hiệu (2007) [6], lũ quét là lũ xuất hiện đột ngột, hoạt động trong khoảng thời gian ngắn ngủi, lan truyền với tốc độ cao và có sức công phá rất lớn.
Theo Ngô Đình Tuấn (2008) [7], lũ quét là loại lũ có tốc độ rất lớn (quét), xảy ra bất thần (thường xuất hiện vào ban đêm; nơi xảy ra có khi mưa lũ bé - lũ ống ) trên một diện tích nhỏ hay lớn, duy trì trong một thời gian ngắn hay dài (tùy từng trận mưa lũ), mang nhiều bùn cát, có sức tàn phá lớn
Báo cáo kết quả thực hiện dự án “Điều tra, khảo sát, phân vùng và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam, giai đoạn 1”, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu (2008) [8] khái quát “Lũ quét là hiện tượng dòng chảy do mưa cường độ lớn hình thành trên sườn dốc (thường ở khu vực miền núi), kéo theo đất, đá để tạo thành các dòng bùn đá đổ xuống thung lũng và lòng sông suối làm cuốn trôi và tràn ngập nhà cửa công trình trên đường dòng chảy bùn đá đi qua” Các dạng lũ quét ở khu vực miền núi Việt Nam nói chung và khu vực miền núi phía Bắc có 6 dạng: 1- LQ sườn dốc; 2- LQ nghẽn dòng tự nhiên; 3- LQ nghẽn dòng đột biến; 4- LQ vỡ dòng tự nhiên; 5- LQ vỡ dòng nhân tạo; 6- LQ hỗnhợp.
Nguồn: https://vnexpress.net/trang-tay-sau-lu-quet-4187519.html
Hình 1 1Lũ quét tại xã Phước Thành, Phước Sơn, Quảng Nam tháng 10/2020
Từ khái niệm trên đây, các học giả cho rằng, LQ thường xuyên xảy ra ở các lưu vực nhỏ hoặc ở một vùng đất khô hạn Các khu vực này thường ít được quan tâm hoặc không có điều kiện để kiểm tra thường xuyên.
1.1.1.2 Khái niệm và đặc trưng của sạt lởđất
Nghiên cứu về chính sách cho những vùng xảy ra sạt lở đất, đá (SLĐĐ), Robert B. Olshansky và J David Rogers (1987) [9] đề cập đến khái niệm: Sạt lở đất, đá là một quá trình tự nhiên của bề mặt trái đất, do tổ hợp mưa, động đất và trọng lực của khối đất đá gây ra Đây là một hình thức cực đoan của hiện tượng xói mòn Sạt lở đất, đá xảy ra khi lực bên ngoài vượt quá lực cản trong đất và đá trên vùng sườn đồi Cơ chế gây lở đất thường xuyên nhất là mưa lớn hoặc nước tích trong khối đất đá Mặc dù động đất cũng gây ra nhiều vụ SLĐĐ, nhưng mưa lớn là một trong số nguyên nhân gây ra thường xuyên hơn.
Theo tài liệu kỹ thuật quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu do Tổng cục Thủy lợi (nay là Tổng cục Phòng chống thiên tai) [10] công bố thì SLĐĐ được diễn giải là sự dịch chuyển của đất đá xuống bên dưới sườn dốc Hiện tượng SLĐĐ có thể là hậu quả của (hoặc là sự kết hợp của) sự xuất hiện các chấn động địa chất tự nhiên (ví dụ như động đất), do hiện tượng phong hóa, hoặc do sự thay đổi độ ẩm trong đất, hoặc do sự dịch chuyển của kết cấu bảo vệ ở phần chân của mái dốc, hoặc do xây dựng công trình trên sườn dốc, hoặc do hiện tượng phong hóa bề mặt sườn dốc và do các tác động của con người làm thay đổi hướng dòng chảy hoặc kết cấu của sườndốc.
Tổng cục Khí tượng Thủy văn[11]phân loại các hiện tượng thiên tai liên quan đến chuyển dịch của đất, đá được dựa theo một số cách mô tả dưới đây:
+ Sạt lở đất: thường xảy ra tại các thung lũng và triền sông, dọc các bờ biển bị xói lở. Trong quá trình sạt lở, có sự đan xen giữa hiện tượng dịch chuyển trượt, hiện tượng sụp đổ Hiện tượng sạt lở thường được báo trước bằng các vết nứt sụt ăn sâu vào đất liền và kéo dài theo bờ sông, bờ biển Diễn biến phá hoại của sạt lở nhanh và đột ngột Sạt lở bờ thường có xu hướng tái diễn nhiều năm, phạm vi ảnh hưởng rộng, đe doạ phá hỏng cả cụm dân cư, đặc biệt là các cụm dân cư kinh tế lâu năm ở các vùng đồng bằng, venbiển.
+ Trượt lở đất: thường xảy ra nhiều ở các sườn đồi núi dốc, đường giao thông, hệ thống đê đập, các bờ mỏ khai thác khoáng sản, các hố đào xây dựng công trình Đây là loại hình tai biến thường có qui mô từ trung bình tới lớn, phạm vi phát triển rộng, diễn biến từ rất chậm (2 đến 5 cm/năm) gây chủ quan cho con người, tới cực nhanh (lớn hơn 3 m/s) làm cho con người không đối phó kịp Đất đá trượt lở từ vài chục vạn m 3 tới 1 - 2 triệu m 3 , trườn đi xa tới 0,5 - 1 km, đủ lớn để chặn dòng sông suối, dòng nước, tạo nên LQ nghẽn dòng, đặc biệt nguy hiểm cho các cụm dân cư ở hạdu.
+ Sụt lở đất: thường xảy ra ở các tuyến đường giao thông, các tuyến đê Sụt lở đất ở các triền đồi núi thường làm mất một phần mặt đường hoặc cả đoạn đường đồi núi, phá hoại cả một tuyến đường, gây ách tắc vận chuyển và hệ quả kinh tế xã hội nghiêm trọng;
Các nhân tố ảnh hưởng đến lũ quét và sạtlởđất
Từ các khái niệm về LQ và SLĐĐ cho thấy, đặc trưng chung và cơ bản của chúng là thường có tính bất ngờ (dù có thể trước đó có thể hình thành và tiến triển chậm), khó dự báo.
1.1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lũquét a) Nguyên nhân và cơ chế hình thành lũquét
Theo Cao Đăng Dư (1995) [4], mưa với cường độ làm cho đất tầng mặt đạt trạng thái bão hòa nước, đồng thời hình thành dòng nước mặt lớn và đặc biệt lớn chảy tràn trên mặt lưu vực nhỏ vùng núi dốc có độ che phủ rừng ít Nước lũ mặt lớn gây xói mòn, rửa trôi, sạt, trượt, sụt lở mạnh mặt lưu vực, cuốn theo các vật chất rắn, dòng lũ khi đó căn bản thay đổi về chất, trở thành dòng chất lỏng - rắn, hay dòng lũ bùn - nước - rác có tổng lượng lớn hơn hẳn tổng lượng dòng nước lũ sinh ra nó, đổ vào các vùng trũng, thung lũng sông ở dạng LQ rồi thoát một phần nước – bùn cát – cây cối ra sông chính Dòng lũ bùn - nước - rác tập trung hầu như đồng thời, rất nhanh từ các sườn dốc cao (thường có độ dốc trên 20 o –30 o ) vào lòng dẫn ở dạng lũ quét rồi thoát một phần nước - bùn - rác ra sông chính Do có nhiều chướng ngại vật nên trong quá trình chuyển động thường phổ biến hiện tượng tắc ứ tạm thời, sau đó do quá sức tải (tương tự như vỡ đập)cànglàmlũquétcósứctànphákhốcliệthơn,dònglũquétpháhủymọivậtcản trên đường nó đi qua Sau lũ quét sinh ra hiện tượng bồi lắng bùn cát, đất đá, rác ở các vùng trũng, thấp dọc dòng dẫn (cũ và mới tạo thành trong dòng LQ) ở dạng các bãi lầy, bãi bùn, cát, đá phủ trên đồng ruộng vườn tược và khu dân cư kinhtế.
Khu vực sinh ra lũ là phần thượng nguồn lưu vực sông độ dốc lớn, thường chiếm 2/3 diện tích lưu vực Khu vực tập trung dòng LQ (thường là phần chân dốc, chân các sườn núi), nơi xảy ra mạnh mẽ quá trình xói sâu, sạt, trượt lở đất đá, cuốn trôi cây cối, tắc ứ tạm thời sau vỡ hàng loạt Còn khu vực chịu lũ (đoạn cuối của thung lũng) là nơi thường xảy ra mạnh mẽ quá trình“quét”.
Nghiên cứu của Trần Văn Tư (2012) [15] chỉ ra rằng, tổ hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển LQ được nêu tóm tắt như sau: i) Điều kiện cần để có LQ: nguồn nước như mưa, tuyết tan, vỡ hồ chứa nước ii) Điều kiện đủ: là yếu tố mặt đệm bao gồm địa hình, thảm thực vật, vỏ phong hóa-thổ nhưỡng Các yếu tố địa chất - kiến tạo là cơ sở khoa học để xác định các yếu tố mặt đệm nêu trên Hai điều kiện trên phải có sự tương thích ràng buộc để hình thành và phát triển LQ cả về loại hình, cường độ và xác suất hình thành.
Cao Đặng Dư và Lê Bắc Huỳnh (2000) [4], Ngô Đình Tuấn (2008) [7] mô tả các nhóm tác nhân và cơ chế hình thành LQ như sơ đồ dưới đây.
Hình 1 3Sơ đồ mô tả cơ chế hình thành lũ quét b) Các yếu tố ảnh hưởng đến lũquét
Nghiên cứu về cơ chế hình thành LQ, Colombo và cộng sự (2002) [16] cho rằng, rủi ro
LQ bị chi phối bởi các yếu tố chủ yếu như đặc tính tự nhiên của lưu vực, lưu lượng tức thời của dòng chảy, cấp độ lưu lượng tương ứng với tần suất dòng chảy, tỷ lệ phân nhánh trên lưu vực.
Từ nghiên cứu thực nghiệm và quan sát các hiện tượng thiên tai ở Úc, nhiều học giả chỉ ra rằng, LQ phát sinh từ sự tương tác phức tạp giữa các quá trình thủy văn và thủy lực trên nhiều quy mô không gian và thời gian khác nhau Hầu hết LQ là do mưa lớn kèm giông bão, hoặc các trận mưa cực đoan Các yếu tố cơ bản đóng vai trò làm tác nhân trong thời gian ngắn dẫn đến hiện tượng LQ gồm[1]:
- Mưa lớn xảy ra liên tục trên một khu vực (từ vài giờ đến khoảng 6giờ);
- Tích nước ở bề mặt nhưng ít có khả năng thấm xuống tầng dưới;hoặc
- Xả nước đột ngột từ các vùng chứa nước (chẳng hạn như đập, vỡ đê, tuyếttan…).
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sạt lởđất a) Nguyên nhân và cơ chế gây ra sạt lởđất
Một số nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu tai biến trượt lở đất bị ảnh hưởng bởi tác nhân là các công trình giao thông (Uông Đình Khanh và cộng sự, 2009 [17]; Hà Văn Hành, Hoàng Ngô Tự Do, 2006 [18]) Theo các nhóm tác giả SLĐĐ thường được hình thành bởi các nhân tố địa chất, địa mạo Sự thay đổi cấu trúc địa chất, địa mạo (như làm đường) có thể tạo ra các kích hoạt gây lên hiện trượng SLĐĐ Tương tự như vậy, nghiên cứu về tai biến trượt lở đất bị ảnh hưởng bởi tác nhân là các công trình xây dựng quy mô lớn, Bùi Khôi Hùng (1992) [19], Nguyễn Ngọc Thạch và cộng sự (1998) [20], Viện Địa chất và địa vật lý biển (2012) [21] đã chỉ ra những tai biến xảy ra do ảnh hưởng từ các công trình thủyđiện.
Cơ chế SLĐĐ cũng có thể được hình thành sau khi có các hoạt động đào mái dốc hoặc chất tải, thêm các vật liệu lên phần đỉnh dốc Sạt lở đất, đá cũng có thể bị kích hoạt bởi hoạt động địa chấn như động đất và núi lửa Hiện tượng này xuất hiện khá phổ biến ở các quốc gia nằm trên vành đai núi lửa ở Thái Bình Dương (Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia…). b) Các yếu tố ảnh hưởng đến sạt lởđất
Runqiu Huang, Weile Li [22] đánh giá tình trạng SLĐĐ ở Trung Quốc theo các nhân tố ảnh hưởng nhưsau:
- Ảnh hưởng từ lượng mưa:
Lượng mưa ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện của SLĐĐ ở Trung Quốc Trong số 200 thảm họa SLĐĐ thảm khốc, 166 (88% trong tổng số) bị trực tiếp gây ra bởi lượng mưa, và 182 (91% tổng số) vụ sạt lở được phân bố trong khu vực với lượng mưa trung bình hàng năm trên 800mm.
Nguy cơ trượt lở đất đá do mưa lớn thường gia tăng ở các khu vực có kết cấu bề mặt tơi, bở Trong trường hợp tầng đất đá bề mặt bị kiệt nước do khô hạn mà gặp những trận mưa lớn, bất ngờ thường dẫn đến nguy có trượt lở đất đá rất cao.
- Ảnh hưởng từ độngđất: Ở Trung Quốc, động đất là một trong số các yếu tố chính gây nên lở đất Một trận động đất với cường độ 4 độ richter có thể gây ra SLĐĐ ở khu vực miền núi; cường độ tới 5,5 độ richter có thể gây ra hàng chục vụ SLĐĐ trên phạm vi toàn quốc Với một trận động đất với cường độ 8,0 độ richter có thể gây ra hàng ngàn vụSLĐĐ.
- Ảnh hưởng từ hoạt động của conngười:
Sự gia tăng hoạt động của con người cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra SLĐĐ thảm khốc ở Trung Quốc, từ những năm 1980 Với sự phát triển xã hội, những ảnh hưởng của hoạt động của con người đối với môi trường đang tăng lên đáng kể Tần suất xảy ra sạt lở thảm khốc có xu hướng tăng dần Bên cạnh đó, một số hoạt động của con người như phá rừng, chặt cây và xây dựng các hệ thống thủy lợi đã ảnh hưởng đến sự ổn định của các sườn dốc Về tổng thể, các hoạt động của con người không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của các sườn dốc Vì vậy, SLĐĐ sẽ xảy ra theo xu hướng bất lợihơn.
Từ nghiên cứu ở Việt Nam, một số học giả đưa ra một ví dụ khác về mối liên hệ phức tạp giữa nạn phá rừng, lũ lụt và lở đất Độ che phủ rừng Việt Nam đã giảm từ 43% xuống còn 28% trong 50 năm Điều này là do sự kết hợp của nhiều năm chiến tranh. Buôn bán gỗ hợp pháp và bất hợp pháp khi nền kinh tế Việt Nam trở nên cởi mở hơn đối với đầu tư và thương mại quốc tế cũng là nguyên nhân để người ta khai thác rừng bừa bãi Ngoài ra biến đổi khí hậu cũng gây ra giảm diện tích rừng do khả năng thích ứng của thực vật rừng không cao Độ che phủ rừng giảm khiến người dân Việt Nam dễ bị lũ lụt và lở đất hơn. Ảnh hưởng từ các hoạt động của con người có thể đóng vai trò như những tác nhân độc lập nhưng cũng có thể kết hợp với các biến cố tự nhiên khác, như mưa bão, giông tố,động đất… như trình bày ở trên Từ thực tế đó, công tác dự báo LQ, SLĐĐ hiện vẫn gặp rất nhiều tháchthức.
Tổn thương, thiệt hại do lũ quét và sạtlởđất
Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, hơn 90% số ca tử vong liên quan đến thiên tai xảy ra ở các nước đang phát triển Thống kê tác động của LQ và SLĐĐ cho thấy, xu hướng chung toàn cầu hiện nay là số người bị chết do loại hình thiên tai này đã giảm so với trước kia Nhưng quy mô ảnh hưởng, số người bị tác động và tổn thất kinh tế do LQ và SLĐĐ lại gia tăng đáng kể (United Nations, 2004)[23]. Ở Việt Nam, theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, sạt lở đất, đá, lũ,
LQ xảy ra thường xuyên gây tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái Theo số liệu thống kê, từ năm 2000 đến 2017 đã xảy ra hơn 250 đợt LQ, sạt lở ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích 646 người, bị thương gần 351 người;hơn9.700cănnhàbịđổtrôi;hơn100.000cănnhàbịngập,hưhạinặng;hơn 75.000 ha lúa và hoa màu bị ngập; hàng trăm ha đất canh tác bị vùi lấp; nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, dân sinh kinh tế bị hư hỏng nặng nề, tổng thiệt hại ước tính trên 3.300 tỷ đồng Các tỉnh thường xuyên xảy ra LQ, SLĐĐ nhiều nhất gồm: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận[24].
1.1.3.1 Tổn thất, thiệt hai do lũquét
Trong thập kỷ gần đây, LQ đã giết chết khoảng 100.000 người và ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 1,4 tỷ người khác trên toàn thế giới Số liệu thống kê cho thấy, số người thiệt mạng trong các trận LQ ở châu Á cao hơn nhiều so với các nơi khác Bên cạnh đó, LQ gây tử vong nhiều nhất trong số tất cả các thảm họa do nước gây ra[25] Lũ quét không chỉ dẫn đến thương vong cho con người mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến hệ thống tự nhiên, hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội và các hệ thống sảnxuất.
Karamat Ali, Roshan M Bajracharyar và Nani Raut (2017) [3] cũng chỉ ra rằng, LQ thường gây tác động tiêu cực lên cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, bệnh viện, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc và nhiều đối tượng khác.
Những phát hiện của các nghiên cứu liên quan đến thiên tai LQ cho thấy, những người dễ bị tổn thương xã hội thường có nhận thức và chuẩn bị không đầy đủ trước thảm họa vì một số lý do như: thu nhập thấp, giáo dục và nhận thức còn hạn chế, ít cơ hội sinh kế, hệ thống nhà ở kém, vấn đề sức khỏe, không có nguồn cung cấp thực phẩm khẩn cấp quan trọng[3],[23].
Thống kê một số trận LQ đã xảy ra ở Việt Nam cũng cho thấy, thiệt hại là khá nghiêm trọng Trận LQ ngày 16/8/2002 tại huyện Bắc Quang và Xín Mần tỉnh Hà Giang làm
25 người chết, 17 người bị thương; trận LQ lịch sử ở 2 xã Du Tiến, Du Già huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang năm 2004 làm 45 người chết.
1.1.3.2 Tổn thất, thiệt hại do sạt lởđất
Cũng như thiên tai do LQ, SLĐĐ gây ra tổn thất lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Về tổng thể, SLĐĐ cũng gây tác động rất lớn lên con người, hệ thống tự nhiên, hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội và các hệ thống sản xuất.
- Tại Hoa Kỳ: Sạt lở đất, đá hàng năm gây thiệt hại kinh tế ước tính từ 245 triệu đến 1 tỷ USD Ở những địa phương dễ bị lở đất trong vùng Vịnh San Francisco (California),Hạt Allegheny (Pennsylvania) và Hamilton County (Ohio), mức thiệt hại trung bình hàng năm khoảng 4 triệu đến 6 triệu USD Ở Los Angeles (California), thiệt hại lở đất trong những năm mưa 1978 và 1980 được ước tính tương ứng là 50 triệu và 70 triệuUSD Ngoài chi phí trực tiếp, SLĐĐ cũng làm phát sinh nhiều chi phí gián tiếp Chẳng hạn, tắc nghẽn đường gây ra sự bất tiện lớn và mất thời gian cho nhiều người Chi phí gián tiếp khác bao gồm: làm giảm sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; giảm giá trị tài sản và giảm doanh thu từ thuế tài sản; mất thời gian làm việc (Robert B Olshansky và J David Rogers, 1987 [9]) Ngoài chi phí kinh tế, theo các tác giả, SLĐĐ ở Hoa Kỳ còn gây ra những hiệu ứng tâm lý không tốt cho người dân Những vùng có nguy cơ SLĐĐ thường cũng là nơi cư ngụ của dân địa phương Các mối đe dọa, tuy nhiên nhỏ hay tiến triển chậm cũng vẫn gây ra trạng thái căng thẳng về tâm lý Ngay cả khi có đầy đủ tài chính để phục hồi tài sản, sự phá hủy nhà của một cá nhân vẫn gây cho họ cảm giác bất an Sạt lở đất, đá ở Hoa Kỳ được đánh giá gây ra thiệt hại về người lơn hơn cả độngđất.
- Tại Brazil: Các mối nguy hiểm tự nhiên liên quan đến các sự kiện thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Brazil trong 3 thập kỷ qua Đặc biệt, hai sự kiện ở miền nam Brazil, được mô tả là những thảm họa thời tiết tồi tệ nhất trong khu vực trong lịch sử Vào tháng 1 năm 2011, lượng mưa lớn đã làm tăng LQ và SLĐĐ trên các vùng cao nguyên của bang Rio de Janeiro ở đông nam Brazil Báo cáo của Chính phủ Brazil chỉ ra rằng, các trận LQ và SLĐĐ đã cướp đi sinh mạng của 916 người và khiến 35.000 người mất nhà cửa Sự kiện thứ hai cũng xảy ra ở miền nam Brazil, ảnh hưởng đến 1,5 triệu người ở bang Santa Catarina trong tháng 11 năm 2008.
Lũ quét và SLĐĐ dẫn đến chết người, 120 thương vong và khiến 69.000 người vô gia cư[23].
- Tại Trung Quốc: Trung Quốc là một quốc gia có nhiều nguy cơ xảy ra các vụ SLĐĐ. Báo cáo của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, hơn 1.000 huyện, 10.000 ngôi làng ở Trung Quốc đang bị đe dọa bởi SLĐĐ Theo số liệu thống kê được phát hành bởi Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, 293.587 vụ sạt lở đất đã xảy ra tại Trung Quốc trong vòng 10 năm (từ năm 2001 đến 2010), gây ra 9.943 ca tử vong và 3,9 x 10 10 NDT (nhân dân tệ) vì tổn thất tài sản Ở Hồng Kông, tỷ lệ thiệt hại khá thấp so với Trung Quốc đại lục, mặc dù khu vực này chủ yếu là đồi núi và mật độ dân số lớn nhất thế giới (khoảng 7.000 người/km 2 ) Điều này được đánh giá là do hệ thống quản lý đất dốc tiên tiến an toàn đã được triển khai ở Hồng Kông[22].
- Tại Nhật Bản: Thảm họa liên quan đến mưa do biến đổi khí hậu đã thể hiện rõ rệt trong những năm gần đây ở Nhật Bản Chẳng hạn, SLĐĐ do mưa cực lớn xảy ra vào năm 1990 đã gây thiệt hại khủng khiếp cho nước Nhật Bản Hay, vụ SLĐĐ domưa cực đoan ở phía Bắc Nhật Bản, vào tháng 7 năm 2012 đã gây thiệt hại lớn cho các khu dân cư ở rìa đô thị Aso-shi, tỉnh Kumamoto[26].
- Tại Myanma: Myanma là quốc gia Đông Nam Á, thường xuyên xảy ra LQ và SLĐĐ với quy mô lớn Gần đây nhất, trong năm 2014/2015, tổng giá trị kinh tế do tác động của lũ lụt và sạt lở được ước tính khoảng 1,51 tỷ USD Trong số này, 615,58 triệu USD được xem là hư hại và 892,90 triệu US$ là do mất hoàn toàn Tổng giá trị thiệt hại tương đương với khoảng 3,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Myanmar Các hệ thống sản xuất và nhà ở là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm khoảng 90% tổng thiệt hại do LQ và SLĐĐ ở Myanma Trong lĩnh vực nông nghiệp,
LQ và SLĐĐ đã phá hủy 20,4% diện tích canh tác (2.952.753 ha) ở các vùng xảy ra thảm họa Các lĩnh vực xã hội như giáo dục và y tế có mức thiệt hại thấp hơn, nhưng lại tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống và điều kiện sống của người dân Sạt lở đất, đá có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, hệ thống đường bộ và truyền thông[27].
- Sạt lở đất ở Việt Nam cũng gây hậu quả rất lớn Tai biến sạt lở đất núi tại tỉnh Lào Cai năm 2004 đã làm 22 người chết và mất tích và 16 người bị thương Trận lũ kết hợp
LQ, sạt lở đất sau bão số 4 và số 6, tại Lào Cai, Yên Bái năm 2008 làm 120 người chết và mất tích Trận SLĐĐ tại xã Pắc Nậm, Bắc Kạn năm 2009 làm 13 người chết và mất tích, 5 người bị thương.Theo thống kê của Tổng cục Phòng chống thiên tai, trong năm
Kinh nghiệm quản lý rủi ro lũ quét và sạt lở đất trênthếgiới
1.1.4.1 Hoàn thiện thể chế, đề cao vai trò của chínhphủ a) Ở TrungQuốc:
Trong Thập kỷ Quốc tế về Giảm nhẹ Thiên tai (International Decade for Natural Disaster Reduction - IDNDR), chính phủ Trung Quốc đã công nhận, nỗ lực giảm nhẹ thiên tai sẽ đòi hỏi một cam kết lâu dài ở mức cao nhất để hoàn thành các mục tiêu chung Sau sự ra đời chiến lược toàn cầu về giảm nhẹ thiên tai (International Strategy for Disaster Reduction – ISDR) vào tháng 10 năm 2000, chính phủ Trung Quốc tiến hành củng cố về mặt tổ chức thông qua thành lập Ủy ban quốc gia về giảm nhẹ thiên tai quốc tế (China National Committee for International Disaster Reduction - CNCIDR), với sự tham gia của hơn 30 cơ quan CNCIDR bao gồm các đại diện từ Hội đồng Nhà nước, các bộ, các ủy ban quốc gia và các văn phòng, các đơn vị quân đội, có bổ sung các nhóm xã hội Là một tổ chức phối hợp liên Bộ do một ủy viên hội đồng nhà nước đứng đầu, CNCIDR chịu trách nhiệm thiết kế khung chiến lược giảm nhẹ thiên tai quốc gia Trong khung khổ này, CNCIDR đã phát triển các chính sách, hướng dẫn; phối hợp các phòng ban liên quan trong việc thực hiện các chương trình cụ thể và giám sát công việc giảm nhẹ thiên tai do chính quyền địa phương thực hiện Văn phòng của CNCIDR và Ban thư ký được đặt tại Bộ Nội vụ Một nhóm tư vấn gồm 28 chuyêngiacaocấptrongcáclĩnhvựcliênquanđãđượcthànhlậpđểtưvấnchoủy ban quốc gia Theo đó, Trung Quốc đặc biệt chú ý đến việc áp dụng khoa học và công nghệ vào các sáng kiến giảm nhẹ thiên tai của nước này.
Hoạt động phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro thiên tai được lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc Yếu tố cốt lõi của quá trình này là việc thực hiện Kế hoạch giảm nhẹ thiên tai quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (National Disaster Reduction Plan - NDRP) NDRP do chính phủ Trung Quốc đưa ra, được xây dựng trên cơ sở các chính sách phát triển quốc gia tổng thể được phản ánh trong kế hoạch 5 năm cho phát triển kinh tế xãhội.
Các mục tiêu được NDRP vạch ra bao gồm: 1- Phát triển các dự án thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở Trung Quốc; 2- Tăng cường ứng dụng kinh nghiệm, khoa học và kỹ thuật trong công tác giảm nhẹ thiên tai; 3- Nâng cao nhận thức của công chúng về giảm nhẹ thiên tai; 4- Thiết lập các cơ cấu tổ chức và hoạt động toàn diện để thực hiện quản lý rủi ro thiên tai; và 5- Giảm các tổn thất kinh tế trực tiếp liên quan đến các mối nguy hại tựnhiên. b) Ở ẤnĐộ
Chính phủ Ấn Độ đã thể hiện sự quan tâm lớn trong việc tăng cường tổ chức để giảm thiểu tác động của thiên tai (United Nations, 2004)[23] Năm 2002, Chính phủ Ấn độ thay đổi tổ chức quản lý tồn tại trong suốt 50 năm bằng cách chuyển tất cả các hoạt động quản lý rủi ro và thiên tai (ngoại trừ thiên tai hạn hán) từ Bộ Nông nghiệp đến Bộ Nội vụ Điều này phản ánh sự khởi đầu quan trọng từ sự tập trung duy nhất vào an ninh lương thực như trước đây sang đảm bảo an toàn trước thiên tai Ấn Độ đã đưa đất nước thoát khỏi đóinghèo.
Một Ủy ban cấp cao hỗ trợ (High Powered Committee - HPC) được thành lập bởi Chính phủ để xem xét tất cả các biện pháp phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai Ủy ban được yêu cầu đề xuất các biện pháp tăng cường tổ chức, cũng như đề xuất các mô hình tổng hợp cho hoạt động quản lý thiên tai ở cấp quốc gia, tiểu bang và cấp huyện HPC đã đưa ra nhiều khuyến nghị khác nhau để giải quyết các khung pháp lý và chính sách về thiên tai, bao gồm các vấn đề xây dựng tổ chức, cơ chế, thể chế để thúc đẩy chuẩn bị, phản ứng nhanh, và phòng ngừa. c) Ở HànQuốc
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (United Nations, 2004)[23], năm 1997, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Viện Quốc gia Phòng Chống Thiên tai (National Disaster Management Institute - NIDP) để cập nhật các chính sách phòng chống thiên tai quốc gia Đây là tổ chức trực thuộc Chính phủ Nhiệm vụ chính của NIDP là thực hiện nghiên cứu riêng của mình và sau đó áp dụng vào thiết kế các hệ thống phòng chống và quản lý thiên tai NIDP chịu trách nhiệm thu thập, biên soạn và phân tích thông tin về thiên tai. Tài liệu này sau đó được sử dụng làm cơ sở để đánh giá tác động thảm họa thiên tai, các biện pháp giảm nhẹ, chính sách quản lý thảm họa; tích hợp tốt hơn các giải pháp vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; đồng thời thúc đẩy hợp tác quốctế. d) Ở các nướcASEAN
- Campuchia: Ủy ban quốc gia về quản lý thiên tai (NCDM) do Thủ tướng đứng đầu là chủ tịch với 37 thành viên từ tất cả các bộ ngành và các cơ quan liên quan có mạng lưới dọc đến các tỉnh, huyện, xã và thôn Nó được công nhận là trụ sở của Chính phủ Hoàng gia để lãnh đạo, điều hành và điều phối tất cả các hoạt động quản lý thảm họa do thiên tai hoặc nhân tạo gây ra ở Campuchia.
- Cộng hòa Dân chủ Nhân dânLào:
Văn phòng Quản lý Thảm họa Quốc gia (NDMO), Cục Phúc lợi Xã hội, Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội (MLSW), là đầu mối, có văn phòng địa phương phụ trách quản lý thảm họa ở cấp tỉnh và huyện Tuy nhiên, Cục Quản lý thiên tai và Biến đổi khí hậu (DDMCC), thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), là thư ký của Ủy ban phòng chống thiên tai quốc gia (NDPCC) kể từ năm 2013 NDPCC do Phó Thủ tướng chủ trì và có DPCC cấp tỉnh và DPCC cấp huyện ở cấp địa phương.
1.1.4.2 Phát huy vài trò cộngđồng
Giảm nhẹ thiên tai có hiệu quả nhất ở cấp cộng đồng nơi có thể đáp ứng nhu cầu cụ thể của địa phương Khi được sử dụng độc lập, các can thiệp của Chính phủ và các tổ chức thường tỏ ra không đủ và thường bị xem là sự vụ và chỉ đáp ứng với các tình huống khủng hoảng Hoạt động của Chính phủ và các tổ chức có xu hướng bỏ qua nhận thức và nhu cầu địa phương cũng như giá trị tiềm năng của tài nguyên và năng lực bản địa.
Các cộng đồng trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm thiểu thiên tai đối với sức khỏe của chính họ Sau đó, nó trở nên cần thiết để xác định và truyền đạt các kỹ năng thiết yếu có thể chuyển nhận thức về rủi ro thành các hoạt động thực tiễn cụ thể để quản lý rủi ro bền vững Cách tiếp cận như vậy cần các hoạt động tăng cường năng lực cộng đồng để xác định và đối phó với các mối nguy hiểm, và rộng hơn là cải thiện sinh kế của ngườidân. a) ỞIndonesia
Trong những năm gần đây, vùng Bandung, Indonesia đã nhiều lần hứng chịu lũ lụt. Cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều nhất là dân số thu nhập thấp Người dân ở đây hiếm khi có cơ hội truy cập vào thông tin cảnh báo hoặc thiết bị khẩn cấp Vì thế, họ không thường xuyên được sơ tán đến các khu vực an toàn hơn hoặc bảo vệ tài sản Thực tế trên đã nảy sinh yêu cầu, cần những nỗ lực để giảm nguy cơ lũ lụt hàng năm thông qua hoạch định chiếnlược.
Vào khoảng năm 2000-2001, chính phủ Indonesia đã yêu cầu Viện Công nghệ Bandung (BIT) thực hiện dự án trao quyền cho cộng đồng với sự hợp tác của Trung tâm giảm nhẹ thiên tai châu Á (ADRC).
Dự án Bandung nhằm giúp cư dân địa phương đối phó với nguy cơ lũ lụt Hai huyện dễ bị lũ lụt đã được chọn để thử nghiệm Cư dân địa phương cùng với các chuyên gia BIT đã thảo luận về các yếu tố cụ thể có thể cải thiện khả năng sống với rủi ro Sau đó, người dân địa phương đã trực tiếp đề xuất các biện pháp (như cải tạo đường, xây dựng kè bảo vệ và xác định nguồn nước) để giảm các yếu tố rủi ro trong tươnglai. b) Ở Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, SriLanka)
Duryog Nivaran, một mạng lưới giảm nhẹ thiên tai ở Nam Á, tài trợ cho các dự án theo tiêu chí là tùy chọn sinh kế để giảm thiểu rủi ro thiên tai Dự án phát hiện ra rằng,đối với hàng triệu người ở Nam Á, sống với rủi ro thiên tai là một thực tế của cuộc sống hàng ngày Do đó, dự án đã đặt trọng tâm vào việc xác định mối liên hệ giữa sinh kếvàgiảmthiểurủirothiêntai.Bằngcáchtăngcườngsinhkếvàxâydựngnănglực đối phó hiệu quả hơn trong cộng đồng, dự án có các mục tiêu sau: 1- Tiến hành nghiên cứu để xác định các tác động của rủi ro thiên tai đối với sinh kế; 2- Xây dựng các chiến lược tăng cường sinh kế và giảm thiểu rủi ro; 3- Phát triển năng lực của các bên liên quan thông qua các phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để quản lý thảm họa; 4- Thực hiện các cuộc họp để triển khai thí điểm về các chiến lược giảm thiểu rủi ro; 5- Ủng hộ các chính sách để tác động đến sự thay đổi mô hình công nhận các thảm họa là một phần của quá trình phát triển; 6- Trao quyền cho các cộng đồng đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng khả năng phục hồi các mối nguy hiểm và để giảm thiểu rủi ro trong tươnglai. c) Ở TrungMỹ
Mạng quản lý rủi ro cộng đồng Trung Mỹ được lấy cảm hứng từ tác động của cơn bão Mitch Nhận thấy cộng đồng đã bị loại khỏi quá trình tái thiết, các tổ chức dựa vào cộng đồng đã làm việc để phát triển các phương pháp cơ sở để quản lý rủi ro và giảm thiểu thảm họa.
Nhậnxét chung
Lũ quét và sạt nở đất là một trong những loại hình thiên tai khá phổ biến không chỉ ở riêng quốc gia nào Đặc biệt là những quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thường xuyên xảy ra mưa bão Lũ quét và sạt lở đất qua đi để lại những thiệt hại vô cũng lớn về cả con người và vật chất Có những trận lũ quét và sạt lở đất lịch sử đã khiến cho việc khắc phục hậu quả của những địa phương, những vùng nó gây ra mất rất nhiều thời gian và tiền bạc Chính vì vậy cùng với sự phát triển của xã hội cùng với những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các trận lũ quét và sạt lở đất thì các quốc gia trên thế giới đã có những biện pháp phòng chống, cảnh báo và khắc phục hậu quả của thiên tai một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Đặc biệt là mô hình và thể chế quản lý rủi ro lũ quét và sạt lở đất ngày càng được các quốc gia quan tâm và nghiên cứu đề xuất phương án để mô hình đem lại hiệu quả nhanh và tốtnhất.
Tổng quan về mô hình quản lý rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở nước tahiệnnay
Thực trạng hệ thống tổ chức liên quan đến quản lý rủi ro lũ quét và sạt lởđất,đá
Hệ thống tổ chức của của các cơ quan quản lý, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên ta từ trung ương đến địa phương được quy định trong Luật Phòng, Chống Thiên tai
(2013) và Luật số 60/2020/QH14 Thực hiện Luật Phòng, Chống Thiên tai, Nghị định số 160/2018/NĐ-CP, ngày 29/11/2018 của Chính Phủ quy định: a) Ở trungương:
Nguồn: Khảo sát tại các tỉnh (2019)Hình 1 5 Sơ đồ tổ chức của các cơ quan trong hệ thống phòng, chống thiên tai ở trung ương Ở cấp trung ương, Tổng cục Phòng, Chống Thiên tai là cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống thiên tai Ngoài ra, Tổng cục Phòng, Chống Thiên tai cũng có chức năng và nhiệm vụ tham mưu giúp bộ chủ quản về lĩnh vực đê điều trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật Hai cơ quan quan trọng khác ở cấp trung ương là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có nhiệm vụ điều phối liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước Trong khi đó, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn là cơ quan phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước và hợp tác khu vực, quốc tế; trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứunạn. Ngoài ra, trong các cơ quan trực thuộc chính phủ đều có Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. b) Ở địaphương
Mô hình chung của hệ thống tổ chức phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn ở cấp tỉnh tại khu vực MNPB được mô tả như hình dưới đây.Theo đó, ở cấp tỉnh có 2 cơ quan gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Chi cục Thủy lợi) và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh Ở cấp huyện có Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế) và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện Ở cấp xã có cán bộ phụ trách phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã và Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã Hệ thống tổ chức phòng, chống thiên tai ở địa phương các cấp được mô tả tóm tắt như sau:
Mô hình kiêm nhiệm Mô hình bán chuyên trách
Nguồn: Khảo sát tại các tỉnh (2019)
Hình 1 6Sơ đồ hệ thống tổ chức của các cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở cấp tỉnh
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBND) thành lập, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ huy, điều hành trong phạm vi địa phương Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có con dấu, được cấp kinh phí, mở tài khoản để hoạtđộng.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh gồm các thành viên sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban; Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai; Tùy theo điều kiện cụ thể từng địa phương, Chỉ huy Trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh làmP h ó T r ư ở n g b a n p h ụ t r á c h c ô n g t á c c ứ u h ộ , c ứ u n ạ n ; C á c ủ y v i ê n l à C h ỉ h u y trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; lãnh đạo các sở và các cơ quan có liên quan; Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể - xã hội cấp tỉnh tham gia thành viên BCHPCTT & TKCN cấp tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai;
Bộ chỉ huy quân sự hoặc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấptỉnh.
Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập bộ phận chuyên trách thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứunạn.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập, có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ huy điều hành công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi địaphương.
Thành viên của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Trưởng ban; Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Phó Trưởng ban thường trực; Trưởng Công an huyện và Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện làm Phó Trưởng ban; Các ủy viên là cấp trưởng hoặc đại diện lãnh đạo các phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể xã hội cấp huyện tham gia Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ huy, điều hành công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi địa phương.
Thành viên của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã gồm:Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Trưởng ban; Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Phó Trưởng ban thường trực; Trưởng Công an xã và Xã đội trưởng làm Phó Trưởng ban; Các ủy viên là cán bộ thủy lợi, nông nghiệp, trưởng các tổ chức chính trị và đoàn thể của xã; Công chức xã làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai kiêm Ủy viên thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứunạn.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã Bộ phận thường trực được giao cho một đơn vị thực thuộc, tùy tình hình thực tế, đa số các xã thuộc 07 tỉnh khảo sát công tác này được giao cho cán bộ địa chính, tuy nhiên cũng có xã giao phụ trách công tác PCTT cho cán bộ lưu trữ, công an viên, thống kê, văn hóa,…. Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã thành lập, quản lý, điều hành và được kiện toàn hàng năm Thành phần đội xung kích cấp xã điển hình gồm Phó chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng, Trưởng công an xã là tổ phó, tổ viên là một số cán bộ công chức xã (xã đội trưởng, công an xã) Tổ xung kích xã có quy chế hoạt động hàng năm, được tập huấn cấp xã và cấp tỉnh theo chương trình của địa phương.
Ngoài ra, ở cấp thôn, bản cũng có các Tổ xung kích phòng, chống thiên tai Tuy nhiên, chỉ một số địa phương trong vùng nghiên cứu, Đội xung kích phòng, chống thiên tai tiến hành phân tổ theo thôn, bản.
Thực tế khảo sát của nhóm nghiên cứu của Viện Kinh tế và QLTL cho thấy tại các tỉnh MNPB, về cơ bản mô hình tổ chức không có sự khác biệt quá lớn, thành phần tham gia Ban chỉ huy PCLB&TKCN các cấp đã đảm bảo theo quy định Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc thù từng tỉnh mà thành phần tham gia có sự khác nhau.
1.2.2 Cơ chế hoạt động, phối hợp a) Cấptỉnh.
Cơ chế, phối hợphoạtđộng
Hình 1 7Vị trí tỉnh Hà Giang
Khái quát chung về tỉnhHàGiang
Vị tríđịa lý
Hình 1 7Vị trí tỉnh Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân TrungHoa.
Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km 2 , trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23 0 13'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ l04 0 24'05"; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có kinh độl05 0 30'04".
Điều kiện tự nhiên của tỉnhHà Giang
Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ
500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500 m) Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùngsau:
- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựngđứng.
- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếpgấp.
- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông,suối.
Dòng chảy trung bình nhiều năm tại trạm Đạo Đức là 152,9 m 3 /s (tương ứng với moduyn dòng chảy là 18,4 l/s.km 2 ) và trạm Hà Giang là 169,8 m 3 /s (ương ứng với moduyn dòng chảy là 20,6 l/s.km 2 ) Nơi có lớn nhất là vùng sông Ngòi Sảo, mô đuyn dòng chảy vùng này đạt khoảng 48,6 l/s.km 2 Các vùng khác, mô đuyn dòng chảy trung bình khoảng trên
30 l/s.km 2 Tuỳ theo điều kiện địa hình từng vùng, mô đuyn dòng chảy trung bình tháng mùa lũ dao động từ 45110 l/s.km 2 Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Hà Giang thường xuất hiện những trận lũ lớn Đỉnh lũ thường đạt vào tháng VII và VIII Lưu lượng lũ lớn nhất quan trắc được tại trạm Hà Giang đạt 3.330 m 3 /s (tương ứng mô đuyn dòng chảy là 403 l/s.km 2 ), tại Bắc Mê đạt 3.840 m 3 /s (tương ứng mô đuyn dòng chảy là 550l/s.km 2 ).
Bảng 1 1Đặc trưng mực nước mùa lũ năm 2019
Hmax (cm)-ngày xuất hịên
Hmin (cm) - ngày xuất hịên
Lô Hà Giang 9482 9905 – 10/IX/2019 9317 – 04/IX/2019
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6 0 C - 23,9 0 C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 10 0 C và trong ngày cũng từ 6 - 7 0 C Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,2 0 C (tháng1).
Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4mm. Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là
181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).
Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50% Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội của tỉnhHàGiang
- Tỉnh Hà Giang có dân số là 854.679 người, gồm 19 tộc người So với các tỉnh miền núi phía Bắc khác thì dân số Hà Giang tương đối đông Đông nhất là người Mông, chiếm 32,87%, ngườ Tày (23,2%), người Dao (15,1%), người Kinh (13,1%), người Nùng (9,93%), người Giáy (2,17%), người Cờ Lao và La Chí (1,68%) Còn lại là các tộc người Lô Lô, Pu Péo, Bố Y, Phù Lá, Pà Thẻn, Hoa Hán (1,05%), Các tộc người Sán Chay, Thái, Sán Dìu, Mường chiếm tỷ lệ rấtnhỏ.
- Tập tục, văn hóa: Phong tục, hương ước, quy ước tồn tại đã lâu trong đời sống xã hội của các tộc người thiểu số Hương ước, quy ước điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người, luật tục và nó có ảnh hưởng rất lớn tới thái độ ứng xử của con người đối với môi trường thiênnhiên.
Theo số liệu khảo sát của Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi, hiện nay số lượng hương ước, quy ước được cộng đồng các tộc người xây dựng và áp dụng rất nhiều Đặc biệt trong phong trào xây dựng nông thôn mới vừa qua, hàng ngàn bản hương ước, quy ước đã được xây dựng Thực trạng về xây dựng hương ước, quy ước như sau:
Bảng 1 2Thực trạng xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng tại
Tổng số thôn, bản, khu dân cư
Số lượng hương ước, quy ước đang thực hiện
Số vụ vi phạm hương ước, quy ước
Nguồn: Sở Tư pháp tỉnh Hà Giang năm 2020
Về tổng thể, việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước đã làm chuyển biến tích cực các hoạt động cộng đồng của cư dân trong tỉnh Tuy nhiên, hiện không có quy định nào của người địa phương cho riêng hoạt động phòng, chống thiên tai mà hầu hết chúng được lồng ghép vào trong các quy định về xây dựng và quản lý các hoạt động kinh tế xã hội của các cụm dân cư, các thôn, bản Cam kết thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng tạo thuận lợi rất lớn cho việc triển khai các hoạt động phòng, chống thiên tai ở các địa phươngnhư:
- Xây dựng phương án phòng, chống thiêntai;
- Tổ chức thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ xảy ra thiên tai (trồng và bảo vệ rừng, quản lý sông suối, xây dựng nhà antoàn)
- Triển khai phương châm ‘‘4 tại chỗ“ trong các hoạt động ứng phó với LQ vàSLĐĐ;
- Tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống thiên tai ở cấp cộng đồng, với sự hỗ trợ của Quỹ ‘‘ngày vì người nghèo“ của địaphương;
- Tương trợ lẫn nhau trong thực hiện các hoạt động phòng, chống thiên tai (chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về phòng, chống thiên tai; làm đổi công trong thực hiện các nghĩa vụ của cộng đồng; miễn giảm các khoản đóng góp đối với các hộ có điều kiện khó khăn hoặc bị thiệt hại nặng nề do thiêntai).
Do hạn chế về trình độ văn hóa và hiểu biết pháp luật, ở một số địa phương, các hương ước, quy ước được xây dựng chưa phù hợp hoặc khó hiểu, khó phổ biến Ở một số nơi, tình trạng vi phạm hương ước, quy ước vẫn xảy ra.
Tỷ lệ học sinh đến trường tại Hà Giang trong những năm gần đây đều đạt trên 78%/ năm Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ được đánh giá là đặc biệt quan trọng đối với công tác phòng chống thiên tai, đặc biệt là liên quan đến công tác dự báo, cảnh báo và truyền thông, ứng dụng vật liệu mới Mặc dù vậy, đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng hiện còn rất thấp Mức chi phí trung bình cho hoạt động nghiên cứu ở tất cả các lĩnh vực trong 3 năm gần đây dao động từ khoảng 14,68 tỷ đồng/năm vào năm
2016 đến 31,4 tỷ đồng/năm vào năm 2018.
Bảng 1 3Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ
Mức đầu tư cho khoa học công nghệ/năm 2016 2017 2018 Trung bình
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2019 1.3.3.3 Kinhtế a) Cơ cấu nền kinhtế
Hiện nay tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách mà hàng năm cần có sự hỗ trợ của trung ương Nghị quyết số 129/2020/QH14 của Quốc hội đã được thông qua ngày 13 tháng
11 năm 2020 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021 cho thấy, mức hộ trợ hiện nay tại tỉnh Hà Giang còn rất lớn Theo đó mức hỗ trợ ngân sách của Trung ương cho
Hà Giang năm 2020 là 9.626.772 10 6 tỷ đồng.
Bảng 1 4Cơ cấu kinh tế của của Hà Giang
Tổng giá trị sản phẩm
Cơ cấu giá trị theo ngành kinh tế (%)
Nông, lâm, thủy sản Dịch vụ Công nghiệp và xây dựng Thuế sản phẩm trừ trợ cấp
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2019
Về cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, theo số liệu thống kê, tổng giá trị sản phẩm trung bình củatỉnh đạt 20.772,1 tỷ đồng Giá trị các ngành dịch vụ chiểm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 44,38% Sau đó là đến các ngành Nông lâm, thủy sản (28,9655), Công nghiệp và xây dựng(21,93%). b) Sinhkế
Phần lớn người dân trong tỉnh sống nhờ vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản) và các ngành nghề, dịch vụ tự do Còn lại, một tỷ lệ không lớn người lao động đang làm công ăn lương,chủcơ sở sản xuất Vì vậy phần lớn người dân trong vùng đang làm việc trong các lĩnh vực không có yêu cầu kỹ năng, chuyên môn cao và không có tính tổ chức và kỷ luật chặtchẽ.
Bảng 1 5Số lượng và tỷ lệ lao động gắn với sinh kế của người dân
Chủ cơ sở sản xuất kinhdoanh Tự làm Lao động gia đình
Xã viên hợp tác xã Tổng
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2019
Thu nhập bình quân của người dân tại Hà Giang đạt khoảng 1,526 triệu đồng/người- tháng Điều đó đồng nghĩa với thực tế là năng lực ứng phó với thiên tai của người dân nơi đây không cao, dễ bị tổn thương trước các biến cố LQ và tai biến SLĐĐ.
Bảng 1 6Tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập trung bình của người dân tại Hà Giang trung bình 3 năm (2016-2018)
Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều
Thu nhập bình quân đầu người
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 20191.3.3.4 Hệ thống hạ tầng kinh tế - xãhội
Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội là một trong số các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đếnnănglực ứng phó với thiên tai nói chung, LQ và SLĐĐ nói riêng Mặc dù vậy, với một sốhoạtđộngxâydựnghạtầngcũngtiềmẩnnhữngbấtcập,làmnảysinhracáctácnhân gâyraLQvàSLĐĐdophávỡhệsinhtháitựnhiên,thảmphủvàkếtcấubềmặtđất. a) Hệ thống hạ tầng giaothông Đường bộ là hệ thống hạ tầng giao thông quan trọng nhất đối với các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc nói chung và Hà Giang nói riêng Hệ thống đường đường bộ bao gồm các tuyến quốc lộ Quốc lộ 2 dài 312 km chạy từ Hà Nội - Việt Trì - Phú Thọ
- Tuyên Quang - Mèo Vạc, đi qua các thành phố công nghiệp và địa bàn giàu khoáng sản, lâm sản và vùng chăn nuôi gia súclớn. Đường giao thông nông thôn (liên huyện, liên xã, liên thôn): Đến nay hầu như tất cả các xã, phường, thị trấn tại Hà Giang đều có đường ô tô đến trung tâm, 100% thôn, bản có đường dân sinh đến trung tâm Phần lớn các tuyến đường huyện chỉ đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A-B Nhiều tuyến đường, đoạn đường là đường đất, đường cấp phối Tuy các tuyến đường đã đến được trung tâm các xã, nhưng vẫn rất khó khăn vào mùa mưalũ.
Các tuyến đường trong thôn bản, liên thôn bản, liên xã chưa thực sự tốt, đi lại vẫn khó khăn và phụ thuộc nhiều vào thời tiết Mật độ đường thấp, chủ yếu là đường đất hoặc được bê tông hóa do người dân tự làm, chất lượng mặt đường không cao, mặt cắt đường nhỏ.
Bảng 1 7Hiện trạng giao thông ở Hà Giang
Loại đường giao thông (km)
Quốc lộ Tỉnh lộ huyện lộ Liên xã, thôn
Nguồn: Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi (2019)
THỰC TRẠNG LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT VÀ THỂ CHẾ CHÍNHSÁCH QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI Ở TỈNHHÀGIANG
Thực trạng lũ quét và sạt lở đất ở tỉnhHàGiang
2.1.1 Cácloại hình thiên tai ở tỉnh HàGiang
Tại Hà Giang thường xuất hiện 14 loại hình thiên tai bao gồm: lốc, sét, mưa đá, nắng nóng, hạn hán, rét hại, sương muối, sương mù, lũ, ngập lụt, mưa lớn, sạt lở đất đá, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, lũ quét Trong luận văn này chỉ xét đến hai loại hình thiên tai là lũ quét và sạt lở đất,đá.
Lũ quét thường xảy ra ở phần cửa khe suối có thung lũng dạng chữ V hẹp, diện tích lưu vực lớn hơn 30 đến 50 km 2 , địa hình lưu vực có độ dốc lớn hơn 25 o và có cấu tạo dạng lòng chảo hoặc bồn thu nước Diện tích dòng lũ có chiều rộng từ 30 đến 50 m, có nơi đến 100 m, kéo dài vài trăm đến vài km, diện tích từ 0,2 đến 0,6 km 2 ; mức nước dâng cao từ 6 đến 12 m Lũ xảy ra nhanh, gắn liền với các trận mưa lớn; nước dâng cao đạt đỉnh trong vòng 1 giờ, duy trì 1 - 3 giờ và rútnhanh.
Tỉnh Hà Giang có địa hình dốc, phân cắt mạnh, phát triển nhiều sông suối chảy quanh co, thung lũng sông hẹp, độ chênh cao lớn nên nhiều nơi đã xảy ra lũ ống, lũ quét Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác.Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân , Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2), hệ số tập trung nước đạt 2,0km/km2 Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớnnhỏ.
Thực trạng xảy ta thiệt hại về thiên tai lũ quét trên địa bàn tỉnh Hà Giang phân theo tần suất và mức độ thiệt hại gây ra:
- Vùng ít bị xảy ra thiên tai về lũ quét là Bắc Mê tần suất xảy ra lũ quét khoảng 1 đợt/năm quy mô xảy ranhỏ.
- Vùng bị xảy ra thiên tai lũ quét trung bình là huyện Đồng Văn, Văn Minh và Mèo Vạc, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 1-3 lần/năm Và mức ảnh hưởng lũ quét đối với các vùng này là trungbình.
- Vùng bị xảy ra thiên tai nhiều là các huyện còn lại với tần suất xảy ra thiên tai khoảng 2-4 lần/năm tùy thuộc vào lượngmưa.
Bảng 2 1Thực trạng xảy ra lũ quét của các huyện, thành phố của tỉnh Hà Giang
Mức độ bị ảnh hưởng:
1 Đồng Văn 1-3 2 Ảnh hưởng đến người, nhà cửa và diện tíchcanhtác, công trình thủylợi(chủ yếu kênh mương), đường giao thông (dolũquét kết hợp sạt lở đất), công trình nước sạchvàmột số công trình hạtầngkhác (đặc biệt là ởcáchuyện Vị Xuyên,XínMần, Hoàng
Su Phìcótần suất xảy ra lớnvàthiệt hại do lũ quét gây ra lớn chiếm tỷ lệ xấp xỉ 50% thiệt hại của cảtỉnh)
Theo thống kê thiệt hại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2018 thiệt hại trung bình do lũ quét gây ra khoảng 84 tỷ đồng/năm Thiệt hại lũ quét gây ra trong giai đoạn này lớn nhất là năm 2018 với giá trị thiệt hại khoảng 86,985 tỷ đồng, và nhỏ nhất là 35,700 tỷ đồng năm 2015 Giá trị thiệt hại do lũ quét gây ra năm 2018 cao gấp đôi so với năm
2014 Lũ quét năm 2018, ước tính thiệt hại liên quan đến người và các công trình cơ sở hạ tầng:
- Nhà ở: 1.742 nhà bị hư hỏng và thiệthại
- Trường học, Y tế, văn hóa: 13 điểmtrường
- Về Sản xuất nông, lâm nghiệp: 640 ha sản xuất nông nghiệp bị thiệthại
89.017 m 3 đất đá sạt lở xuống đường.
Lũ quét đã gây ra ảnh nhiều công trình hạ tầng quan trọng khác như như hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện và các công trình hạ tầng cơ sở khác bị ảnh hưởng. Bảng 2 2Thiệt hại do lũ quét của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang
TT Thiệt hại Đơn vị 2013 2015 2016 2017 2018
1 Người chết và mất tích Người 2 4 3 7 7
3 Nhà cửa ảnh hưởng, thiệt hại Nhà 381 327 1.785 290 1.742
4 Sản xuất nông nghiệp ha 473 530 700 640
5 Thủy lợi, nước sinh hoạt C.trình 12 14 19 7 6
6 Điểm trường bị ảnh hưởng Điểmtr ường 50 19 10 9 13
7 Giao thông, đường bị sạt lở m 3 34.293 24.104 9.824 44.000 89.017
8 Công trình hạ tầng khác cái 15 7 15 12 6
Tổng thiệt hại Tr.đồng 48.600 35.700 59.880 80.400 86.985
Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Giang (2019)
Một số đợt và trận LQ điển hình xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong những năm gần đây như sau:
+ Mưa lớn kéo dài kèm theo LQ ngày 22 và 23 tháng 6 năm 2014 trên địa bàn huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã làm 1 người chết, 1 người mất tích và 6 người bị thương; 42 ngôi nhà bị hư hỏng nặng; hàng trăm ha lúa mùa và hoa màu bị nước lũ cuốn trôi.
+ Mưa lớn và LQ đêm 28 tháng 7 năm 2016 đã làm 2 người tại thôn Nắm Nan xã Bản Nhùng huyện Hoàng Su Phì bị thiệt mạng.
+ Trận LQ ngày 24 tháng 6 năm 2018 đã làm 2 người bị chết và 10 ngôi nhà bị cuốn trôi, thuộc xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ.
+ Trên địa bàn huyện Yên Minh, trận LQ xảy ra ngày 10 tháng 9 năm 2019 khiến hơn
350 nhà bị ảnh hưởng, nhiều tài sản vật dụng của người dân bị nước lũ cuốn trôi, 50 ha lúa bị thiệt hại.
+ Ngày 21 tháng 7 năm 2020, tại tỉnh Hà Giang có mưa to đến rất to trên diện rộng Tại thành phố Hà Giang và một số huyện có mưa lớn gây LQ ở các huyện Hoàng Su Phì, Bắc Mê, thành phố Hà Giang Lũ quét làm chết 1 người, nhiều công trình công cộng và diện tích đất nôngnghiệp.
Bảng 2 3Thống kê một số biến cố lũ quét điển hình rại tỉnh Hà Giang
TT Ngày xảy ra biến cố Địa điểm
Mưa ngày max (mm) Đạt đỉnh ở ngày thứ
1 23/6/2014 Bắc Mê, hà Giang 3 ngày 27,4 25,7 2
2 28/7/2016 Hoàng Su Phì, Hà Giang 2 ngày 36,2 21,4 1
3 24/6/2018 Bắc Mê, Hà Giang 16 ngày 460,4 335,0 16
4 10/9/2019 Yên Minh, Hà Giang 4 ngày 645,4 439,6 3
Nguồn: Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi (2019)
Từ kết quả phân tích trên đây cho thấy, ngoài mưa, LQ chịu tác động của rất nhiều yếu tố Vì vậy, việc dự báo chính xác LQ vẫn là một thách thức rất lớn.
Tại Hà Giang đã có bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá được công bố Tuy nhiên, nguy cơ trượt lở được đánh giá dựa trên tổ hợp của nhiều yếu tố, chẳng hạn: lượng mưa, độ ẩm đất, thành phần thạch học, tình trạng thảm phủ thực vật Trong thực tế, các yếu tố này diễn biến rất phức tạp Vì vậy, trong một số trường hợp, những vùng nguy cơ cao chưa chắc đã xuất hiện tai biến Ngược lại, ở một số vùng không được cảnh báo nguy cơ cao (hoặc rất cao) nhưng vẫn xảy raSLĐĐ.
Theo tác giả Trịnh Xuân Hòa và cộng sự (2017), tỉnh Hà Giang diện tích có nguy cơ trượt lở đất đá có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao chiếm ~23% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hà Giang; nguy cơ trượt lở đất đá cao chiếm ~23%, nguy cơ trượt lở đất đá trung bình chiếm ~22%, nguy cơ trượt lở đất đá thấp chiếm ~14% và nguy cơ trượt lở đất đá rất thấp chiếm ~18% Và là tỉnh có mức độ nguy cơ trượt lở đất đá rất cao trong khu vực miền núi Việt Nam [31].
Trong số 11 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hà Giang, có 5 huyện được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao (gồm các huyện Bắc mê, Hoàng Su Phì, Quang Bình, Vị Xuyên và Xín Mần); và 6 huyện được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá cao (gồm các huyện Bắc Quang, Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh và Thành phố HàGiang).
Trong số 195 xã/phường của tỉnh Hà Giang, có 84 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao; 76 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá cao; và 35 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá trungbình. Đặc điểm phân bố của 5 phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá trên địa bàn tỉnh
Hà Giang được thể hiện trong các Hình 2.1.
Hình 2 1Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất khu vực tỉnh Hà Giang.
Bảng 2 4Diện tích có nguy cơ bị trượt lở đất đá trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Diện tích các phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá
(km 2 ) Tổng diện tích (km 2 ) Rất Thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao
Tổng tỷ lệ diện tích
Nguồn: Trịnh Xuân Hòa và cộng sự (2017)
Thực trạng xảy ta thiệt hại về thiên tai về sạt lở đất đá trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo các theo mức độ chia theo các huyện như sau:
Bảng 2 5Thực trạng xảy ra trượt lở đất đá của các huyện, thành phố tại tỉnh Hà
Mức độ bị ảnh hưởng 1- Lớnnhất, 2- Trungbình,
3 - ít Ảnh hưởng chủ yếu
Thực trạng mô hình tổ chức, quản lý và các hoạt động phòng chống lũquét, sạt lở đất ởHà Giang
2.2.1 Môhình tổ chức quản lý rủi ro thiên tai (gồm có lũ quét và sạt lở đất) ở tỉnhHàGiang a) Cấptỉnh
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Giang được thành lập và kiện toàn hàng năm theo Quyết định của UBND tỉnh, có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động PCTT&TKCN; chỉ huy, điều hành, đôn đốc thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 40/QĐ- BCHPCTT ngày 20/2/2019 Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Giang).
Năm 2019, UBND tỉnh Hà Giang ban hành quyết định số 1170/QĐ-UBND ngày 18/6/2019 thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hà Giang năm 2019, theo đó các thành viên của Ban chỉ huy gồm:
1 Trưởng ban: Chủ tịch UBNDtỉnh;
2 Phó Trưởng ban thường trực: Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối nông lâm nghiệp;
3 Phó trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai: Giám đốcSởNN&PTNT;
4 Phó trưởng ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn thiên tai; phòng thủ dân sự: Chỉ huy trưởng bộ chỉ huy Quân sựtỉnh;
5 Phó trưởng ban phụ trách đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong vùng, khu vực xảy ra thiên tai, thảm họa, chiến tranh: Giám đốc Công antỉnh;
6 Các ủy viên: Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh, Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc Sở Xây dựng; Giám đốc Sở Công thương; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Sở Lao đông - TBXH; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Giám đốc
Sở Tài nghuyên và Môi trường; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Giám đốc
Sở Văn hóa – TT&DL; Giám đốc Sở Đài phát thanh truyền hình tỉnh; Tổng biên tập Báo Hà Giang; Giám đốc đài Khí tượng Thủy văn tỉnh; Phó Giám đốc Sở NN&PTNT phụ trách thủy lợi; Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực nông lâm nghiệp; Chánh Văn phòng thường trực của Ban chỉ huytỉnh.
7 Mời tham gia thành viên ban chỉ huy: Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn thanh niên và Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh tham gia thành viên Ban chỉ huy cấptỉnh.
Thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nghiệm, được sử dụng cán bộ, công chức bộ máy của đơn vị mình để giúp việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ theo phân công của Chủ Tịch UBND tỉnh.
- Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh là SởNN&PTNT.
- Văn phòng thường trực đặt tại Chi cục Thủy lợi thuộc SởNN&PTNT.
- Cơ quan thường trực của Ban chỉ huy về phòng thủ dân sự tỉnh là Bộ Chỉ huy quân sựtỉnh.
Sơ đồ mô hình tổ chức Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh, tỉnh Hà Giang như hình:
Hình 2 2Mô hình tổ chức bộ máy Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Giang b) Cấphuyện
Phòng NN&PTNT là cơ quan chuyên môn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai bên cạnh các lĩnh vực khác.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện thành lập, có chức năng tham mưu giúp UBND cấp huyện trong việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ huy điều hành công tác PCTT&TKCN trong phạm vi địa phương Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện có con dấu, tài khoản và được cấp kinh phí để hoạt động.
Chi tiết mô hình của Ban chỉ huy PCTT&TKCN ở cấp huyện điển hình của tỉnh HàGiang trong hình 2.3.
Hình 2 3Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy Ban chỉ huy PCTT &TKCN cấp huyện, tỉnh
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện được củng cố kiện toàn hàng năm Thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện điển hình tỉnh Hà Giang gồm:
1 Trưởng ban: Chủ tịch UBNDhuyện;
2 Phó trưởng ban thường trực: Phó chủ tịch huyện (phụ trách khối Nông, lâm nghiệp) hoặc trưởng phòng nông nghiệphuyện;
3 Phó trưởng ban phụ trách theo lĩnh vực: Trưởng phòng NN&PTNT huyện, Hạt trưởng hạt kiểm lâm, Trưởng công an huyện, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện.
4 Các thành viên ban chỉ huy: cấp trưởng hoặc đại diện lãnh đạo các phòng vàcơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác PCTT&TKCN của địa phương (Văn phòng HĐND – UBND, phòng Tổ chức – Kế hoạch, Phòng Lao động thương binh và xã hội, phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Tài nguyên – Môi trường, phòng y tế, phòng Giáo dục đào tạo, phòng Văn hóa thông tin, phòng Dân tộc, Thanh tra huyện, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, Trung tâm y tế, Bưu điện, Trung tâm viễn thông, Điện lực, TTDNCC – Môi trường và cấp thoát nước, Bệnh viện đa khoa, Chi cục thống kê huyện, Chủ tịch các xã, Đồn biên phòng, trạm Khuyến nông, trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật.
5 Mời tham gia thành viên Ban chỉ huy: Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Chữ thập đỏ, Liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức đoàn thể xã hội cấp huyện tham gia Ban Chỉ huyPCTT&TKCN.
Cơ quan thường trực phòng chống thiên tai (cơ quan thường trực PCTT&TKCN): Phòng NN&PTNT đối với cấp huyện, Phòng Kinh tế đối với thành phố.
Cơ quan thường trực công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: Hạt kiểm lâm.
Cơ quan thường trực công tác tìm kiếm cứu nạn: Ban Chỉ huy quân sự huyện (huyện Xín Mần tách tiêng 3 cơ quan trườngtrực).
Văn phòng thường trực, bộ phận thường trực: Đặt tại Phòng NN&PTNT huyện (Phòng Kinh tế đối với thành phố) Bộ phận giúp việc của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện là phòng NN&PTNT (thành phố là Phòng Kinh tế), trong đó: 01 đồng chí Trưởng phòng làm Phó trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện; 01 đồng chí phó phòng phụ trách công tác PCTT; 01 cán bộ kiêm nhiệm theo dõi công tác PCTT và sử dụng cán bộ phòng NN&PTNT (thành phố là Phòng Kinh tế) làm công tác trực ban Sử dụng các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật của Phòng NN&PTNT (thành phố là Phòng Kinh tế) làm công tácPCTT. c) Cấpxã
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã thành lập, tham mưu giúpUBND cấp xã trong việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ huy, điều hành công tác PCTT&TKCN trong phạm vi địa phương.
Mô hình tổ chức của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã điển hình tỉnh Hà Giang như hình 2.4.
Hình 2 4Sơ đồ mô hình Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã, tỉnh Hà Giang
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã được củng cố kiện toàn hàng năm Thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã điển hình tỉnh Hà Giang gồm các thành viên sau:
1 Trưởng ban: Chủ tịch UBNDxã
2 Phó trưởng ban thường trực: Phó Chủ tịch UBNDxã
3 Phó trưởng ban: Xã đội trưởng hoặc trưởng công anxã.
Hệ thống hạ tầng phòng, chốngthiên tai
Luật số 60/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, Chống Thiên tai và Luật đê điều, quy định: các loại hình công trình phòng, chống thiên tai là công trình do Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, kè, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống sụt lún đất, chống LQ, chống sét; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền,nhàkếthợpsơtándânvàcôngtrìnhkhácphụcvụphòng,chốngthiêntai”.Sosánh với quy định của pháp luật thì các công trình phòng, chống thiên tai có thể được chia thành 2 nhóm: nhóm công trình phòng chống thiên tai riêng biệt (trạm quan trắc địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống sụt lún đất, chống LQ, chống sét; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền) và nhóm công trình phòng chống thiên tai chuyên ngành (trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn; công trình đê điều, hồ đập, kè; nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai) Với 2 loại hình thiên tai LQ và SLĐĐ, các công trình phòng chống thiên tai riêng biệt gồm: trạm quan trắc địa chấn, cảnh báo thiên tai, công trình chống sạt lở, chống sụt lún đất, chốngLQ.
Theo kết quả khảo sát tại Hà Giang, các cơ quan phòng, chống thiên tai ở các cấp không có thông tin về các trạm quan trắc địa chấn đặt trên địa bàn Với công trình chống sạt lở, chống sụt lún đất, chống LQ cũng không được thống kê và theo dõi tình trạng đầy đủ, cụ thể Chỉ các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn và công trình cảnh báo LQ và SLĐĐ là được lưu trữ số liệu nhưng các cơ quan phòng chống thiên tai ở địa phương cũng không rõ về tình trạng hoạt động của chúng Như vậy, về tổng thể là hầu hết công trình phòng, chống thiên tai (đặc biệt là công trình phòng, chống thiên tai riêng biệt) hiện không có chủ thể quản lý thực sự Vì vậy, về cơ bản là các công trình phòng, chống thiên tai riêng biệt không được kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên nên rất dễ bị xâmhại.
2.3.1 Công trình phòng, chống LQ vàSLĐĐ
Ngoài các công trình phòng, chống LQ kết hợp với thủy lợi, công trình phòng, chống SLĐĐ (chủ yếu là kè taluy) Trong số đó, các công trình được thống kê chủ yếu là kè bờ sông, bờ suối và các những điểm cần bảo vệ sản xuất nông nghiệp Các loại hình kè khác (bảo vệ đường giao thông, bảo vệ công trình dân dụng) hiện không được theo dõi thường xuyên bởi cơ quan Nhà nước liên quan đến phòng chống thiên tai Riêng với kè bảo vệ đường giao thông có thể do ngành Giao thông Vận tải quản lý Nhưng đối với các kè bảo vệ công trình dân dụng, theo điều tra tại địa phương, hiện không có cơ quan nào quản lý (chưa theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công(2017)).
2.3.2 Hệ thống các trạm quan trắc khí tượng, thủyvăn
Số liệu quan trắc khí tượng, thủy văn đặc biệt quan trọng đối với công tác dự báo, cảnh báo và hoạt động ứng phó với LQ và SLĐĐ Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, Chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn của tỉnh Hà Giang, toàn tỉnh Hà Giang có 7 trạm đo khí tượng, thủy văn, tuy nhiên chỉ có 15 trạm đo mưa so với trung bình chung của các tỉnh MNPB là 29 trạm Nhiều trạm đo hoặc các thiết bị đo mưa đã được đầu tư từ kinh phí của địa phương hoặc thông qua các đề tài, dự án.Trong số 7 trạm khí tượng, có 3 trạm khí tượng có hạng hạng III, 3 trạm khí tượng hạng II và 1 trạm khí tượng hạng I kết hợp đo khí tượng nông nghiệp và giám sát biến đổi khí hậu.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn của địa phương, số liệu quan trắc của hầu hết các trạm đều đảm bảo độ tin cậy, có thể sử dụng để tính toán, phục vụ cho hoạt động phòng, chống thiên tai và các mục đích phát triển kinh tế, xã hội khác nhau. Bảng 2 13Các trạm và hạng trạm khí tượng hiện có trên địa bàn tỉnh Hà Giang
TT Tên trạm Địa danh Y X
2 Bắc Quang Tân Quang, Bắc
Thị trấnHoàngSu Phì,HoàngSu Phì 2515880,0 467487,9 x
5 Minh Sơn Minh Sơn, Bắc
6 Vô Điếm Vô Điếm, Bắc
7 Đồng Văn Thị trấnĐồngVăn, ĐồngVăn
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 15 trạm đo mưa được phân bổ các huyện và thành phố Hệ thống các trạm đo mưa trên địa bàn tỉnh cơ bản hoàn thiện phục vụ công tác dự báo trong công tác phòng chống thiên tai Dự kiến đến năm 2030 sẽ xây dựng hoàn thiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang khoảng 166 trạm đo mưa.
Bảng 2 14Thống kê các trạm đo mưa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
TT Tên điểm đo Địa danh X Y Hiện có
1 Du Già 1 Du Già, Yên Minh 2.535.988 515.746 x
2 Đồng Văn TT Đồng Văn, Đồng Văn 2.574.822 535.988 x
3 Mèo Vạc Mèo Vạc, Mèo Vạc 2.557.543 541.085 x
4 Nấm Dẩn 1 Nấm Dẩn, Xín Mần 2.499.383 412.828 x
5 Nậm Tỵ Thông Nguyên, Hoàng Su Phì 2.497.622 399.110 x
6 Ngọc Linh Ngọc Linh, Vị Xuyên 2.504.669 501.907 x
7 Quản Bạ Quản Bạ, Quản Bạ 2.550.793 500.195 x
8 Thanh Thuỷ Thanh Thuỷ, Vị Xuyên 2.532.349 486.520 x
9 Vĩ Thượng Vĩ Thượng, Bắc Quang 2.460.416 472.717 x
10 Việt Lâm Việt Lâm, Vị Xuyên 2.499.136 491.629 x
11 Việt Minh Việt Minh, Bắc Quang 2.484.381 486.477 x
12 Xín Mần Xín Mần, Xín Mần 2.497.375 448.797 x
13 Xuân Giang 1 Xuân Giang, Bắc Quang 2.467.813 464.148 x
14 Yên Bình Yên Bình, Bắc Quang 2.477.291 404.467 x
15 Yên Minh 1 TT Yên Minh, Yên Minh 2.556.334 513.847 x
2.3.3 Cácphương tiện, thiết bị cảnh báo thiên tai LQ vàSLĐĐ
Ngoài các phương tiện truyền thông, cảnh báo tức thì các hiện tượng thiên tai, hệ thống biển báo và thiết bị cảnh báo LQ và SLĐĐ đóng vai trò rất quan trọng nhằm hạn chế sự chủ quan của cộng đồng cũng như triển khai các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của cơ quan thường trực về phòng, chống thiên tai các tỉnh, sau khi kết quả nghiên cứu phân vùng LQ và trượt lở đất đá được công bố, các địa phương đã tiến hành lắp đặt các biển cảnhbáo.
Bảng 2 15Biển cảnh báo thiên tai dự kiến lắp đặt đến năm 2020 của tỉnh Hà Giang
TT Huyện, thành phố Số lượng
Nguồn: Chi cục Thủy lợi Hà Giang (2019)
Việc triển khai lắp đặt biển cảnh báo nguy cơ LQ và tai biến SLĐĐ được triển khai tại
Hà Giang bao gồm: 4 biển cảnh báo lũ quét và 243 biển cảnh báo sạt lở đất, đáphân bổ trên địa bàn 5 huyện, và thành phố Trong đó, huyện Hoàng Su Phì và Xí Mần có nhiều biển chiếm tỷ lệ khoảng 80% tổng số biển báo trong cả tỉnh Về cơ bản, các biển cảnh báo mới chủ yếu được lắp đặt dọc theo các tuyến đường giao thông và cụm dân cư Ở nhiều nơi khác đã được nghiên cứu và công bố là có nguy cơ xảy ra LQ và tai biến SLĐĐ nhưng chưa được cắm biển cảnhbáo.
2.3.4 Cáccông trình thủy lợi hiện có phục vụ cho công tác phòng chống và giảm nhẹthiêntai.
Hiện nay, toàn tỉnh hiện có toàn tỉnh hiện có 4.099 công trình thủy lợi, cấp nước tưới cho 36.868ha lúa 2 vụ, với 4.289km kênh.Trong đó có 50 hồ chứa nước thủy lợi các loại, chủ yếu nằm ở các huyện “vùng thấp” như Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên… Đa phần là các công trình vừa và nhỏ, được tích nước để phục vụ tưới và một phần để nuôi trồng thủy sản, không có tác dụng phòng tránh lũ cho vùng hạ du Các hồ chứa có dung tích lớn hơn hoặc bằng 3 triệu m3 là: hồ Quang Minh tại xã Quang Minh, huyện
Bắc Quang, hồ Trùng tại xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) và hồ Km13 Bản Bang tại xã Đạo Đức (Vị Xuyên) Các hồ chứa còn lại hầu hết là dung tích chứa nước nhỏ (từ 0,1 - 2 triệu m3) Hiện vẫn đang thực hiện nhiệm vụ tích nước và điều tiết SX Tuy nhiên, do đa phần được xây dựng cách đây khá lâu nên gặp một số yếu tố bất lợi dẫn đến hư hỏng như: hiện tượng thẩm thấu qua thân đập, sạt lở mái thượng lưu, hạ lưu đập, các van điều tiết bị ròrỉ.
PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỦI ROLŨ QUÉT VÀ SẠT LỞ ĐẤT ỞHÀGIANG
Phân tích mô hình tổ chức, quản lý rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở HàGiang 87 1 Nhiệmvụ,quyềnhạncủacáccơquantronghệthốngphòng,chốngthiên tai
Phân công trách nhiệm, quyền hạn trong Ban chỉ huy PCTT&TKCN:
Theo Quyết định số 40/QĐ-BCH ngày 20 tháng 02 năm 2019củaBan chỉhuyPCTT&TKCN tỉnh Hà Giang ban hành Quy chế Tổ chức, hoạt độngcủa Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Giang quy định chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, từng thành viên trong Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Giang nhưsau: 1- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai
Theo Khoản 4, Điều 18, Nghị định số 160/2018/NĐ-CP, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai: a) Hướng dẫn việc xây dựng, đôn đốc thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính sách, pháp luật về phòng, chống thiêntai; b) Chủ trì hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiêntai; c) Chỉ đạo, điều phối ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi toàn quốc: Chỉ đạo ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 3; tham mưu chỉ đạo ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 4, 5; điều phối và hỗ trợ hoặc chỉ đạo các địa phương ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 1, 2 khi có diễn biến phức tạp, nguy cơ gây hậu quả lớn, nghiêm trọng; d) Căn cứ diễn biến thiên tai và yêu cầu thực tế, quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của tổ chức, cá nhân để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo quyđịnh; đ) Chỉ đạo công tác tổng hợp thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp và phục hồi, tái thiết của các địa phương, các bộ, ngành đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp, sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và các biện pháp, nguồn lực hợp khác phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi cảnước; e) Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của phápluật; g) Chỉ đạo, tổ chức huấn luyện, đào tạo, diễn tập, tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai; Chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó thiên tai; h) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ, tham mưu ra quyết định chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai cáccấp; i) Tổ chức kêu gọi, tiếp nhận và triển khai các khoản hỗ trợ khẩn cấp trong và ngoài nước trong các tình huống khẩn cấp do thiên tai; là đầu mối chỉ đạo, điều phối chung công tác tiếp nhận, phân phối cứu trợ và khắc phục hậu quả thiêntai; k) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và tổng hợp kết quả triển khai thực hiện các nguồn lực hỗ trợ báo cáo Thủ tướng Chínhphủ; l) Chỉ đạo, tổ chức xây dựng tài liệu, hướng dẫn, tập huấn, phổ biến, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai hàngnăm; m) Hướng dẫn hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở. 2- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứunạn
Theo Khoản 3, Điều 6, Nghị định số 30/2017/NĐ-CP, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn như sau: a) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, hàng năm và các dự án, đề án quan trọng về lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn. Chỉ đạo thực hiện, kiểm tra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phêduyệt; b) Chỉ đạo việc tổ chức, xây dựng lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cảnước; c) Chỉ đạo các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm của các bộ, ngành, địa phương tổ chức thu thập, nghiên cứu, đánh giá tình hình trong nước và quốc tế liên quan để thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn duy trì hệ thống trực từ Trung tâm Quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn đến Ban Chỉ huy phòng,chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, bảo đảm chỉ huy thông suốt, kịpthời; d) Chỉ đạo, huy động và điều phối lực lượng, phương tiện của các bộ, ngành, địa phương tham gia thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi cả nước trong trường hợp sự cố, thiên tai lớn, xảy ra trên diện rộng Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tham gia và điều phối hoạt động hợp tác khu vực, quốc tế về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền Bên cạnh các nhiệm vụ khác liên quan đến sự cố khác, khi xảy ra các tình huống cơ bản về thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứunạn:
- Phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai chỉ đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan xử lý sự cố vỡ đê, hồ đập và xảlũ;
- Phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng chỉ đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan xử lý sự cố cháyrừng;
- Phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chỉ đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Ngoại giao, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan xử lý sự cố bão, áp thấp, lũ, lụt lớn; lũ quét, lũ ống, sạt, lở đất đá và các sự cố khác do thiên tai gâyra. đ) Tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm của lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý để Chính phủ trình Quốc hội; quản lý tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước chi cho các nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách nhà nước, tài chính theo quy định của phápluật; e) Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ có liên quan lập kế hoạch mua hàng ứngphó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn dự trữ quốc gia để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệtkếhoạchmuahàngdựtrữquốcgiatheoquyđịnhcủaLuậtdựtrữquốcgia; g) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị của các bộ, ngành, địaphương có liên quan đến ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Quản lý mua sắm trang thiết bị thiết yếu thông dụng, chuyên dụng và các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; h) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương:
- Nghiên cứu, quy hoạch tổng thể bố trí lực lượng, kế hoạch, phương án ứng phó các sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn cả nước, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ;
- Tập huấn, huấn luyện, hội thao, diễn tập, đào tạo cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm sử dụng các phương tiện, xử lý các phương án, kế hoạch ứng phó với các sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho cán bộ, công chức theo quy định của Chính phủ;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức quản lý nội dung nghiên cứu khoa học, huy động tiềm lực khoa học công nghệ của Nhà nước và Nhân dân phục vụ công tác ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứunạn;
- Quản lý hoạt động đối ngoại trong phạm vi ứng phó, sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nội dung ký kết các điều ước quốc tế, phê duyệt các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ đạo tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt Tham gia đàm phán, ký kết, tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về phối hợp ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo quy định của phápluật;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin phục vụ hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứunạn;
- Cấp phép, quản lý, kiểm soát hoạt động và phối hợp với lực lượng tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của phápluật;
- Cấp phát, quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và thanh lý, xử lý trang thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo quyđịnh;
- Hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng việc thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn ở các bộ, ngành, địa phương theo quyđịnh.i) ĐềxuấtvớiChínhphủ,ThủtướngChínhphủcácchếđộ,chínhsách,bảohiểmxã hộiđối với lựclượng chuyên trách, kiêmnhiệm tham gia thựchiệnnhiệm vụ ứng phó sự cố,thiên tai,tìm kiếm cứu nạn vàtổchức thực hiệntheoquyđịnhcủapháp luật; k) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác có liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
3- Tổng cục Phòng, Chống Thiêntai
Theo Quyết định số 26/2017/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 7 năm 2017, của Thủ tướng Chính phủ, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Phòng, chống thiên tai nhưsau: a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPTNT:
- Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; Dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác thuộc phạm vi quảnlý.
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; Cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án, dự án, công trình quan trọng quốc gia; tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành thuộc phạm vi quảnlý. b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quảnlý. c) Về phòng ngừa và kiểm soát rủi ro thiêntai:
Đánh giá mô hình tổ chức quản lý rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở HàGiang 111 1 Mô hìnhtổchức
-Mô hình tổ chức của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Giang nhìn chung tuân thủ theo Nghị định 160/NĐ-CP ngày 29/11/2018 Cơ cấu các thành viên trong mô hình tổ chức gồm các Sở ngành, cơ quan, đoàn thể ở cấp tỉnh Chỉ khác so với quy định trong nghị định 160/NĐ-CP ngày 29/11/2018 về Cơ quan thường trực của Ban chỉ huy PCTT&TKCN ( quy định rõ tại khoản 3, điều 20, Nghị định 160/NĐ-CP ngày 29/11/2018: Sở NN&PTNT là cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai; Bộ chỉ huy quân sự hoặc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh) Ở Hà Giang có 1 Phó Trưởng ban là Giám đốc công antỉnh.
- Thành phần tham gia đều là cấp trưởng của các Sở, ngành, sẽ giúp rút ngắn thời gian báo cáo, quyết định các công việc trong quá trình PCTT&TKCN, điều này cho thấy sự quan tâm của địa phương đến công tácPCTT&TKCN. b) Nhượcđiểm
- Chưa huy động hết một số Sở, ngành, công ty có liên quan đến PCTT vào thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN: Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Công ty thủy nông tỉnh, Công ty thủy điện trên địa bàntỉnh.
- Nhìn chung, mô hình tổ chức của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện được kiện toàn, tổ chức sắp xếp theo Nghị định 160/2018/NĐ-CP Huy động được các ngành, lĩnh vực trong địa bàn huyện để phù hợp trong các giai đoạn phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai Một số huyện ở khu vực biên giới đã có sự tham gia của lực lượng bộ đội biênphòng.
Thành viên trong Ban Chỉ huy PCTT&TKCN chủ yếu là cấp trưởng, điều này cho thấy sự quan tâm của địa phương và các phòng ban, cơ quan đoàn thể trên địa bàn huyện đến công tác PCTT&TKCN. b) Nhượcđiểm
Vẫn còn một số huyện Ban Chỉ huy PCTT&TKCN chưa huy động, khai thác được hết các phòng, ban trong huyện, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan có liên quan PCTT trên địa bàn huyện.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã có vai trò rất quan trọng trongPCTT&TKCN, là cấp đầu tiên và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN từ thiên tai cấp độ 1. Cấp xã là cấp sát sườn nhất với người dân, nhìn nhật rõ nhất những ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai gây ra Trực tiếp lắng nghe và phối hợp với người dân trong các giai đoạn phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiêntai.
- Về cơ bản mô hình Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã thành lập theo quy định của Nghị định 160/2018/NĐ-CP Thành viên Ban Chỉ huy khá phù hợp với điều kiện ở địa phương Một số xã ở khu vực biên giới đã có sự tham gia của lực lượng bộ đội biênphòng. b) Nhượcđiểm
- Một số xã trên địa bàn tỉnh lực lượng PCTT còn mỏng, chưa huy động hết được các lực lượng tại chỗ Ủy viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN chủ yếu là lượng lượng công an, 1 cán bộ phụ trách chuyên môn và một số đoàn thể như UBMT Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên
- Ở cấp xã tỉnh Hà Giang chưa thành lập bộ phận chuyên trách, các thành viên thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm nên trách nhiệm còn chưacao.
- Công việc trực ban PCTT chưa được thường xuyên, chủ yếu vẫn là lực lượng công an xã thực hiện do không có chế độ phụ cấp cho cán bộ khi trực ngoàigiờ.
- Lực lượng của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã còn mỏng, thiếu cả về số lượng trình độ, kỹ năng phòng chống thiên tai Kỹ năng tin học, khả năng tiếp cận với công nghệ còn hạn chế nên còn khó khăn, sai sót trong các công tác nội nghiệp viết báo cáo, tổng hợp thiệt hại báo cáo cấptrên.
Theo ý kiến của bộ phận chuyên trách Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Giang:nhìn chung, với mô hình tổ chức và phân công trách nhiệm cho các thành viên trongBan chỉ huy PCTT&TKCN phù hợp, không chồng chéo, thuận lợi trong quá trình phối hợp hoạt động khi có thiên tai Huy động được tối đa các ngành, lĩnh vực trong địa bàn tỉnh để phù hợp trong các giai đoạn phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Về công tác báo cáo thiên tai, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Giang đã tuân thủ quy định của nhà nước về trách nhiệm và chế độ thực hiện Báo cáo nhanh, Báo cáo tổng hợp và Báo cáo định kỳ thiên tai theo hướng dẫn của Thông tư 43/2015 / TTLT-BNNPTNT-BKHĐT.
Nhìn chung, với mô hình tổ chức và phân công trách nhiệm cho các cá nhân trong Ban chỉ huy PCTT&TKCN phù hợp, thuận lợi trong quá trình phối hợp hoạt động khi có thiên tai Huy động được tối đa các ngành, lĩnh vực trong địa bàn huyện để phù hợp trong các giai đoạn phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Về công tác báo cáo thiên tai, UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, tỉnh Hà Giang đã tuân thủ quy định của nhà nước về trách nhiệm và chế độ thực hiện Báo cáo nhanh, Báo cáo tổng hợp và Báo cáo định kỳ thiên tai theo hướng dẫn của Thông tư43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT. b) Nhượcđiểm