1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Nghiệp vụ công ty chứng khoán - đề tài - HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

16 24 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Tự Doanh Chứng Khoán
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nghiệp Vụ Công Ty Chứng Khoán
Thể loại tiểu luận
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 744,55 KB

Nội dung

Các công ty chứng khoán phải tổ chức thực hiện nhiều nghiệp vụ khác nhau như môi giới, tư vấn, tự doanh, bảo lãnh để thu hút khách hàng và khẳng định chỗ đứng của chính công ty mình.. Tr

Trang 1

TIỂU LUẬN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

Trang 2

2.2 PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN 6

2.2.1 Hoạt động đầu tư ngân quỹ 6

2.2.2 Hoạt động đầu tư chênh lệch giá 6

2.2.3 Hoạt động đầu cơ 6

2.2.4 Hoạt động đầu tư phòng vệ 7

2.2.5 Hoạt động tạo lập thị trường 7

2.2.6 Hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát 7

2.3 MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH 8

2.4 VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH 8

2.4.1 Đối với công ty chứng khoán 8

2.4.2 Đối với thị trường chứng khoán 9

2.5 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ YÊU CẦU ĐÓI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN KHI TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH 10

2.5.1 Điều kiện để thực hiện hoạt động tự doanh 10

2.5.2 Các yêu cầu đối với công ty chứng khoán 10

PHẦN 3 KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế Việt Nam ngày một phát triển sau quá trình đổi mới Dấu mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam đó là năm đầu tiên của thiên niên kỷ, sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động Tạo động lực cho kinh tế tiếp cận thêm một kênh huy động vốn Sau

đó, năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO tạo lực đẩy cho các doanh nghiệp thay đổi chính mình và phát triển để hòa nhập cùng thế giới Trong thời gian đó có hàng loạt công ty tổ chức niêm yết cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán Để phát triển bền vững thị trường chứng khoán thì công ty chứng khoán đóng góp một vai trò quan trọng Số lượng công ty chứng khoán tăng rất nhanh trong giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam Miếng bánh nhỏ nhưng quá nhiều công ty chia nhau Các công ty chứng khoán phải tổ chức thực hiện nhiều nghiệp vụ khác nhau như môi giới, tư vấn,

tự doanh, bảo lãnh để thu hút khách hàng và khẳng định chỗ đứng của chính công ty mình

Trong đó hoạt động tự doanh chứng khoán đóng một vai trò quan trọng Hiện nay hoạt động tự doanh chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong doanh thu

và lợi nhuận của công ty chứng khoán Vì vậy, bài tiểu luận “HOẠT ĐỘNG

TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN” sẽ tìm hiểu mô hình hoạt động và tổ chức của hoạt động tự doanh tại các công ty chứng khoán

Trang 4

PHẦN 1 VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.1 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀCÔNG TY CHỨNG

KHOÁN

Thị trường chứng khoán, một thị trường rất quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào Để có một nền kinh tế phát triển, đòi hỏi thị trường chứng khoán phải phát triển tương xứng Đây là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, thay vì huy động vốn gián tiếp thông qua các trung gian tài chính ngân hàng, các chủ thể huy động trực tiếp từ những người dư thừa vốn bằng cách phát hành trái phiếu và cổ phiếu, và các chứng khoán này được phép mua bán trao đổi trên thị trường chứng khoán Chứng khoán cũng như tiền tệ, tức là nó không có giá trị nội tại Ban đầu các chủ thể tự huy động vốn và các nhà đầu tư gặp nhau trực tiếp để mua bán trao đổi Sự phát triển mạnh mẽ của của thị trường, thì ngày các yêu cầu về phát hành và mua bán trao đổi chứng khoán yêu cầu cao hơn, đó là phải thông qua các tổ chức tín dụng

Công ty chứng khoán ra đời cũng là nhu cầu của thị trường chứng khoán,thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, số lượng giao dịch và giá trị giao dịch tăng cao Yêu cầu cần phải có những trung gian tài chính đủ năng lực và trình độ Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, công ty chứng khoán ra đời chỉ cung cấp nghiệp vụ môi giới chứng khoán.Về sau với sự phát triển của thị trường, công ty chứng khoán đã cung cấp nhiều dịch vụ, cơ cấu tổ chức, hoạt động ngày càng phức tạp, và đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế

Hiện nay công ty chứng khoán thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp

1.2 HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Theo quy định tại điều 60 của Luật chứng khoán ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2013,Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:

Trang 5

Tư vấn đầu tư chứng khoán.

là việc cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán Để được phép hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng

Môi giới chứng khoán

“Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng” Để được phép hoạt động môi giới chứng khoán, công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ tối thiểu 25

tỷ đồng

Tự doanh chứng khoán

là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình Để được phép hoạt động tự doanh chứng khoán công ty chứng khoán phải có vốn pháp định tối thiểu 100 tỷ đồng

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

là việc cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng Để được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán công ty chứng khoán phải có vốn pháp định tối thiểu 165 tỷ đồng

Trường hợp xin cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép Trong điều 60 luật chứng khoán ban hành ngày 18tháng 12 năm 2013 cũng quy định rõ Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Trang 6

PHẦN 2 HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

2.1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

Hoạt động tự doanh chứng khoán được thực hiện dưới hai mô hình tổ chức sau

Mô hình hai cấp

Đây là mô hình mà phòng tự doanh sẽ tự quyết định danh mục đầu tư, các chính sách đầu tư Người có quyền đưa ra các quyết định trong mô hình này chính là trưởng phòng tự doanh chứng khoán Hoạt động tự doanh được chia thành hoạt động tự doanh cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết, tự doanh trái phiếu, nghiệp vụ repo chứng khoán Mỗi mảng sẽ do một nhóm người phụ trách dưới sự quản lý của trưởng phòng tự doanh Giám đốc công ty là người người quản lý chung và thẩm định kết quả đầu tư Bên cạnh đó, phòng

tự doanh còn chịu sự giám sát của Ban kiểm soát nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động của công ty

Đặc điểm của mô hình này là gọn nhẹ trong cơ cấu tổ chức, nâng cao tính độc và trách nhiệm của cán bộ nhân viên phòng tự doanh trong hoạt động đầu tư chứng khoán Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là tính chủ quan của trưởng phòng đầu tư có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cũng như hiệu quả của việc đầu tư

Mô hình tự doanh hai cấp bậc

Trang 7

Mô hình ba cấp

Theo mô hình hoạt động này, các nghiệp vụ tự doanh chứng khoán không có thay đổi so với mô hình hai cấp: tự doanh cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết, tự doanh trái phiếu, nghiệp vụ repo chứng khoán Điểm khác biệt trong mô hình này là có Hội đồng đầu tư đưa ra các chiến lược đầu tư và chính sách quản lý danh mục đầu tư Hội đồng đầu tư bao gồm: Giám đốc công ty, trưởng phòng tự doanh và các thành viên khác theo quy định của công ty Hội đồng đầu tư sẽ đưa ra quyết định cuối cùng Trưởng phòng tự doanh chỉ quản lý hoạt động đầu tư của các nhóm cán bộ nhân viên tự doanh cấp dưới và đóng góp các ý kiến giúp hội đồng đầu tư đưa ra quyết định

Mô hình tự doanh ba cấp bậc

Bankiểm soát Phòng tự doanh

Tự doanhcổ phiếu niêm yết

Tự doanh cổ phiếu chưa niêm yết

Tự doanh trái phiếu

Trang 8

Đặc điểm của mô hình này là tính an toàn cao trong hoạt động đầu tư Tuy nhiên, với mô hình này sẽ đánh mất tính tự chủ, chủ động, trách nhiệm của các cán bộ nhân viên phòng tự doanh Bên cạnh đó, các quyết định đầu tư phải thông qua hội đồng đầu tư nên có thể đánh mất cơ hội

2.2 PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

2.2.1 Hoạt động đầu tư ngân quỹ

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải dự trữ cho mình một lượng tiền mặt nhất định để thực hiện chi trả và dự phòng cho các nhu cầu thanh toán hàng ngày Yêu cầu này càng đặc biệt cấp thiết đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính Ngoài tiền mặt, các khoản dự trữ này còn được thực hiện dưới dạng tiền gửi tại các ngân hàng và một số chứng khoán ngắn hạn, có tính lỏng cao, dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt Hoạt động đầu

tư ngân quỹ phát sinh nhằm giúp các ngân hàng, các công ty chứng khoán quản lý tốt khoản dự trữ này Bằng việc đầu tư số tiền tạm thời nhàn rỗi vào thị trường tiền tệ, họ đạt được cả hai mục đích: vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán, vừa có mức sinh lời nhất định

Ban kiểm soát Hội đồng đầu tư Trưởng phòng tự doanh

Tự doanh cổ phiếu niêm yết

Tự doanh cổ phiếu chưa niêm yết

Tự doanh trái phiếu

Trang 9

2.2.2 Hoạt động đầu tư chênh lệch giá

Kinh doanh chênh lệch giá là việc các nhà đầu tư mua chứng khoán ở một mức giá thấp và bán chúng ở một mức giá cao hơn, phần lợi nhuận thu về

là phần chênh lệch giá Mục đích đầu tư ở đây là chỉ quan tâm đến chênh lệch giá cả trên thị trường để thực hiện đầu tư, tức là họ mong muốn tạo ra lợi nhuận nhưng không chịu rủi ro trên cơ sở khai thác sự không nhất quán về giá chứng khoán tại các thời điểm khác nhau và tại các thị trường khác nhau

Chẳng hạn, khi CTCK thực hiện hoạt động tự doanh cổ phiếu với chiến lược tập trung chính vào loại hình này thì chính sách đầu tư của CTCK thiên

về đầu tư trong ngắn hạn, còn đầu tư trong dài hạn là cực kì hạn chế Khi giá

cổ phiếu trên thị trường tăng hơn giá mua vào với một tỷ lệ phần trăm nhất định, công ty sẽ thực hiện bán cổ phiếu đó trên thị trường để thu về lợi nhuận

từ mức giá chênh lệch

2.2.3 Hoạt động đầu cơ

Các CTCK tiến hành đầu cơ với hy vọng kiếm được lợi nhuận thông qua hành vi chấp nhận rủi ro về giá chứng khoán Trong lĩnh vực chứng khoán, đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại chứng khoán nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của chúng.Cơ sở đầu cơ của họ là: tại một ngày nhất định trong tương lai giá chứng khoán sẽ tăng hơn giá ở thời điểm hiện tại Do đó, khi đầu cơ, CTCK sẽ mua vào tại thời điểm giá chứng khoán thấp để bán số chứng khoán đó với giá cao hơn trong tương lai Những CTCK này sẵn sàng chấp nhận thua lỗ cao nếu gặp rủi ro nhưng lại có thể đạt được những khoản lợi khổng lồ Hoạt động đầu cơ thường chỉ được thực hiện trong ngắn hạn và chỉ những CTCK cần tích tụ nhiều vốn, đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, có chính sách đầu tư mạo hiểm mới thực hiện hoạt động này

2.2.4 Hoạt động đầu tư phòng vệ

CTCK thực hiện hoạt động đầu tư phòng vệ với mục đích tự bảo vệ trước sự biến động của giá chứng khoán Để thực hiện được mục đích đó, các CTCK phải sử dụng đến các công cụ phòng vệ như option, future, swap, Đây là một loại đầu tư được thực hiện để làm giảm hoặc loại trừ rủi ro

Trang 10

2.2.5 Hoạt động tạo lập thị trường

Tạo lập thị trường là hoạt động của CTCK trong đó công ty chấp nhận rủi ro nắm giữ một khối lượng nhất định của một loại chứng khoán nhất định

để hỗ trợ, thúc đẩy giao dịch đối với loại chứng khoán đó Khi đã đóng vai trò nhà tạo lập thị trường, CTCK thường xuyên yết lên các mức giá chào mua, chào bán và thực hiện mua bán theo các mức giá đó

2.2.6 Hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát

Mục đích của CTCK ở đây là thao túng và nắm quyền kiểm soát các

tổ chức phát hành do vậy CTCK sẽ sẵn sàng chấp nhận một chi phí lớn nhưng hợp lý để nắm được quyền kiểm soát và trong tương lai kỳ vọng có thể thao túng những tổ chức đó và thu được những nguồn lợi cao CTCK sẽ có đầy đủ điều kiện để thực hiện hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát khi có một tiềm lực tài chính mạnh và đội ngũ cán bộ có trình độ cao Với những công ty phát hành làm ăn không hiệu quả các CTCK hoàn toàn có thể mua lại toàn bộ hoặc một phần đủ quyền để chi phối hoặc tham gia quản lý công ty, sau đó tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp, tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp của các công ty phát hành để rồi có thể đưa công ty đó niêm yết trên TTCK hoặc bán lại công ty đó cho các đối tác với giá trị cao hơn Với xu hướng này các CTCK ngày càng phát triển theo mô hình một tập đoàn tài chính trung gian vừa thực hiện cung cấp dịch vụ trên TTCK, vừa đóng vai trò là những nhà đầu tư chiến lược

2.3 MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH

Mục đích chính của tự doanh chứng khoán là thu được lợi nhuận Thông thường lợi nhuận thu về tự doanh chứng khoán là rất lớn, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận của các CTCK

Đối với các CTCK , những tổ chức kinh doanh trên thị trường vốn, phạm vi và quy mô kinh doanh phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn và mức dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán Hoạt động tự doanh làm cho CTCK nắm giữ số lượng chứng khoán rất lớn, chứng khoán lại là một công cụ có khả năng thanh

Trang 11

khoản cao và mang lại lợi nhuận lớn Chính vì có nguồn chứng khoán dự trữ lớn, khả năng thanh toán của các CTCK được đảm bảo ổn định hơn Nhờ nguồn chứng khoán dự trữ, các CTCK có thể vay vốn từ các trung tâm thanh toán và lưu ký chứng khoán, các ngân hàng hay các CTCK khác để mở rộng kinh doanh Nguồn vốn lớn có thể tạo ra hạn mức giao dịch lớn cho các hợp đồng giao dịch có khối lượng lớn

Nắm giữ lượng chứng khoán lớn còn tạo điều kiện cho CTCK triển khai một số nghiệp vụ mới trên cơ sở được pháp luật cho phép như bán khống hay hợp đồng quyền chọn…

2.4 VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH

Hoạt động tự doanh mang lại lợi nhuận cho CTCK Đây là vai trò quan trọng của hoạt động tự doanh đối với công ty, lợi nhuận từ hoạt động tự doanh chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng lợi nhuận của một CTCK Các CTCK sẵn có khả năng chuyên môn, thông tin và đặc biệt là nguồn vốn lớn, nên hầu hết đều triển khai hoạt động tự doanh Tuy không được ổn định như nghiệp vụ môi giới chứng khoán và là hoạt động tiêu tốn nhiều nhân lực cũng như nguồn tài chính, đồng thời cũng chứa rất nhiều rủi ro nhưng hoạt động tự doanh nhiều khi mang lại cho CTCK những khoản lợi nhuận khổng lồ

Hoạt động tự doanh hỗ trợ các nghiệp vụ khác phát triển.Tự doanh là hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho nghiệp vụ bảo lãnh phát hành Giữa hai nghiệp

vụ này có mối quan hệ rất chặt chẽ Ngoài ra với các nghiệp vụ khác như tư vấn, môi giới…, hoạt động tự doanh cũng có những hỗ trợ đáng kể về thông tin, nhận định hay quan hệ khách hàng… Triển khai hoạt động tự doanh cũng góp phần đa dạng hóa hoạt động, giảm thiểu rủi ro tổng thể cho các CTCK

Hoạt động tự doanh góp phần phát triển khách hàng Trong quá trình hoạt động tự doanh, mối quan hệ giữa công ty và các khách hàng được củng

cố, từ đó nảy sinh nhiều mối quan hệ tốt đẹp khác, tạo điều kiện phát triển cơ

sở khách hàng chung của cả CTCK

Hoạt động tự doanh giúp các CTCK nắm bắt sát sao tình hình thị trường Để thực hiện hoạt động tự doanh, các công ty phải theo sát sự biến

Trang 12

2.4.2 Đối với thị trường chứng khoán

Hoạt động tự doanh góp phần tăng quy mô đầu tư trên thị trường Tuỳ thuộc vào quy mô và chiến lược đầu tư, mỗi CTCK có một hạn mức giao dịch

cổ phiếu, trái phiếu nhất định trên thị trường Tuy nhiên, dù ít hay nhiều thì lượng vốn mà các CTCK đổ vào thị trường cũng là những con số không nhỏ

so với các nhà đầu tư cá nhân riêng lẻ Điều đó sẽ giúp tăng quy mô giao dịch trên thị trường

Hoạt động tự doanh góp phần nâng cao chất lượng đầu tư trên thị trường CTCK là một tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư theo quy trình và phân tích bài bản Do đó, càng nhiều CTCK thực hiện hoạt động tự doanh cổ phiếu thì phong cách đầu tư theo số đông trên thị trường sẽ dần bị thay thế bởi một cách thức đầu tư có suy tính và phân tích

Có như vậy, thị trường mới phát triển ổn định và bền vững

Hoạt động tự doanh góp phần bình ổn giá cả thị trường Các CTCK hoạt động nhằm góp phần bình ổn giá cả thị trường Trong trường hợp này, hoạt động tự doanh được tiến hành bắt buộc theo luật định Luật các nước đều quy định các CTCK phải dành một tỷ lệ % nhất định các giao dịch của mình (ở Mỹ là 60%) cho hoạt động bình ổn thị trường Theo đó, các CTCK có nghĩa vụ mua vào khi giá chứng khoán bị giảm và bán ra khi giá chứng khoán lên nhằm giữ giá chứng khoán ổn định

2.5 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ YÊU CẦU ĐÓI VỚI CÔNG TY

CHỨNG KHOÁN KHI TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH 2.5.1 Điều kiện để thực hiện hoạt động tự doanh

Vốn và con người là hai điều kiện cơ bản để thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán

Về vốn, để thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán các CTCK thường phải đảm bảo đủ một số vốn pháp định nhất định theo quy định của pháp luật Việc quy định mức vốn trên nhằm đảm bảo các công ty thực sự có vốn và dùng vốn của chính mình để kinh doanh.Theo pháp luật Việt Nam, cụ

Ngày đăng: 13/05/2024, 20:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w