Văn hóa vật chất có thể được biểu hiện rõ ràng và dễ nhận thấy thông qua các trang phục, món ăn, cách sinh hoạt của một dân tộc, một quốc gia.. Một số ví dụ điển hình có thể kể đến như l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠ I H ỌC VĂN LANG
KHOA M THU Ỹ ẬT Ứ NG D ỤNG
BÀI K T THÚC MÔN Ế
(VĂN HÓA DÂN TỘ C H C NGH THU Ọ Ệ ẬT)
TÊN ĐỀ TÀI
(NGHIÊN CỨU VỀ TRANG PHỤC PHỤ NỮ DÂN TỘC THÁI TRẮNG VÀ THÁI ĐEN TẠI KHU VỰC TÂY BẮC -
VIỆT NAM)
HỌ VÀ TÊN: DƯƠNG HOÀNG TIẾN
MSHV: 2282104100075
Trang 2GVHD: PGS TS NHẠC , SĨ PHAN QUỐC ANH
MỤC LỤC
Chương 1: Mở đầu
1 Các khái niệm cơ bản
1.1 Văn hóa
1.2 Dân tộc
1.3 Nghệ thuật
1.4 Trang phục
2 Lý do lựa chọn đề tài
3 Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - - Chương 2: Nội dung
1 Giới thiệu về vùng núi Tây Bắc Việt Nam-
2 Giới thiệu dân tộc Thái tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam-
3 Giới thiệu trang phục phụ nữ dân tộc Thái tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam - 3.1 Trang phục phụ nữ dân tộc Thái Trắng
3.2 Trang phục phụ nữ dân tốc Thái Đen
Chương 3: Hiện trang về trang phục dân tộc, bảo tồn và phát huy
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Trang 3Chương 1 Mở đầu
1 Các khái niệm cơ bản
1.1 Văn hóa
1.1.1 Định nghĩa văn hóa
Theo Từ điển triết học NXB Chính trị Matxcova –- 1972 đã định nghĩa rằng văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần, được nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sữ xã hội; các giá trị ấy nói lên trình độ phát triển của lịch sử loài người.- Văn hóa đã được xác định xuất hiện từ lúc loài người biết tư duy và đã đồng hành không thể tách rời với cùng với sự phát triển của con người
Bản chất của văn hóa là những giá trị mà con người tạo ra, do đó có thể xem tất cả các khía cạnh như ngôn ngữ, ngữ điệu, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, của các dân tộc, quốc gia đều là một phần của văn hóa
1.1.2 Cấu trúc cơ bản của văn hóa
Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa khác nhau ở các nước, các khu vực khác nhau, từ
đó dẫn đến cách chia cấu trúc văn hóa tùy theo mỗi định nghĩa cũng không giống nhau Cấu trúc cơ bản của văn hóa có thể được chia thành bốn phần, cũng có thể chia thành ba phần, nhưng cấu trúc thường thấy nhất là cấu trúc 2 phần bao gồm: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Cấu trúc 2 phần tuy không sai nhưng lại làm giảm đáng
kể sự đa dạng, phong phú cũng như phức tạp của văn hóa
Văn hóa vật chất bao gồm văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn hóa đi lại, văn hóa sinh hoạt của một dân tộc Văn hóa vật chất có thể được biểu hiện rõ ràng và dễ nhận thấy thông qua các trang phục, món ăn, cách sinh hoạt của một dân tộc, một quốc gia Một số ví dụ điển hình có thể kể đến như là trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, các món ăn đặc trưng tại các vùng miền của Việt Nam,
Trang 4Văn hóa tinh thần bao gồm văn hóa cá nhân, văn hóa cộng đồng, tín ngưỡng tôn giáo, giao tiếp ứng xử Văn hóa tinh thần khó nhận thấy hơn văn hóa vật thể vì cần phải có lượng kiến thức đủ sâu cũng như có sự am hiểu nhất định về dân tộc cụ thể được nhắc đến mới có thể nhận ra, chỉ ra các nét văn hóa tinh thần Một số ví dụ điển hình để là
rõ hơn về văn hóa tinh thần như là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, tục thờ bốn vị Thánh bất tử hay đạo thờ ông bà của người Việt
1.1.3 Các giá trị của văn hóa
Giá trị của văn hóa là một khái niệm mang tính trừu tượng, không thể bị định giá như giá cả hàng hóa Giá trị văn hóa thể hiện những điều đúng đắn, tốt đẹp mà các thành viên của nền văn hóa đó lựa chọn tin theo và xem đó là lý tưởng sống
Giá trị văn hóa bao gồm nhiều thành phần như giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị nghệ thuật, giá trị niềm tin, giá trị xã hội
1.1.4 Chức năng của văn hóa
Tùy thuộc vào các định nghĩadhác nhau về văn hóa, nên có nhiều quan điểm về chức năng của văn hóa Có thể nói văn hóa đôi khi có 4 chức năng gồm chức năng giáo dục, chức năng tổ chức xã hội, chức năng điều tiết xã hội, chức năng giao tiếp, hoặc có thể chia theo dạng 2 chức năng tổng thể là chức năng “gieo trồng” và chức năng “điều chỉnh”
Chức năng “gieo trồng” với vai trò chủ đạo là sáng tạo, xây dựng cái mới nhằm phủ định đi cái cũ, cái lạc hậu Các thể hiện của chức năng này là sáng tạo ra các sản phẩm, tác phẩm mới, giáo dục các thế hệ mới, cảm hóa cũng như xây dựng thêm những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống
Chức năng “điều chỉnh” với bản chất là cải tạo, đấu tranh dựa trên vốn cũ trong quá khứ (những truyền thống tốt đẹp) và thực trạng (những phát kiến mới hiện đại) để khẳng định hướng phát triển trong tương lai Các thể hiện của chức năng chủ yếu là cải tạo, đấu tranh và điều tiết
1.2 Dân tộc
1.2.1 Định nghĩa dân tộc
Trang 5Dân tộc là hình thái đặc thù của một nhóm người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi ba yếu tố chính là ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác về cộng đồng, có tính bền vững qua quá trình lịch sử
Cộng đồng dân tộc có thể hình thành từ một bộ tộc phát triển lên, từ sự hợp nhất của hai hay nhiều dân tộc có các điểm chung về ngôn ngữ, văn hóa hoặc ý thức tự giác cộng đồng, hoặc cũng có thể là từ một dân tộc ban đầu tách ra do các điều kiện tự nhiên, thiên tai, chiến tranh giành quyền lực, lãnh thổ,
1.2.2 Dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là các dân tộc có số dân thấp, thường chiếm tỷ lệ thấp trên tổng lượng dân của cả nước hoặc so với các dân tộc đông dân khác Ở nước ta, trong Khoảng 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ CP về công tác dân tộc cũng có định nghĩa tương tự về -dân tộc thiểu số : “Dân tộc thiểu số” là những -dân tộc có số -dân ít hơn so với -dân tộc
đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Các dân tộc thiểu số ở nước ta thường phân bố ở các vùng núi cao, địa hình trắc trở, các vùng gần biên giới tiếp giáp Do số lượng số dân thấp, cùng với địa hình định cư khó tiếp cận dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các dân tộc thiểu số như khó khăn về điều kiện kinh tế, vấn đề giáo dục cũng như điều kiện chăm sóc sức khỏe
1.2.3 Văn hóa dân tộc
Văn hóa dân tộc là tập hợp các giá trị thể hiện cách sống, cách sống, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, nghệ thuật, văn hóa ẩm thực và các hoạt động khác của một dân tộc Những giá trị này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua nhiều phương thức như lời nói, ghi chép, hình ảnh, âm nhạc và đa dạng các hoạt động khác Các giá trị trên có thể được xem là cô đọng, tinh túy nhất, đã tồn tại và truyền lại bền vững theo thời gian, từ đó có thể thấy tính đúng đắng cũng như những ảnh hướng tích cực mà nó mang lại Hơn thế nữa, văn hóa dân tộc giúp các dân tộc nổi bật hơn, thể hiện sự khác biệt đặc sắc trong số 54 dân tộc đang sống trên lãnh thổ Việt Nam Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi dân tộc, điều kiện lịch sử, tự nhiên, môi trường cư trú cũng nhự sự giao lưu với các nền văn hóa khác
Trang 61.3 Nghệ thuật
1.3.1 Định nghĩa nghệ thuật
Nghệ thuật là hình thức sáng tạo của con người trong các hoạt động, nhằm tạo ra các sản phẩm nghệ thuật (có thể là sản phẩm vật thể cụ thể hoặc sản phẩm phi vật thể) thể hiện cảm xúc, nhìn nhận và các phản hồi của tác giả đối với những tác động từ đời sống, hoặc phản hồi đời sống, Các sản phẩm nghệ thuật trên có giá trị về mặt tư tưởng và tinh thần, về mặt thẩm mỹ và tính nhân văn, giúp chạm sâu tới cảm xúc của khán giả thưởng thức nghệ thuật
Có 7 loại hình nghệ thuật phổ biến bao gồm : Hội họa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, văn học, múa Mỗi loại hình nghệ thuật khác nhau có khả năng truyền tải các giá trị, các cảm xúc khác nhau của tác giả
Nghệ thuật với 3 chức năng chính bao gồm chức năng nhận thức cuộc sống, chức năng giáo dục và chức năng thẫm mỹ
1.3.2 Nghệ thuật dân tộc
Nghệ thuật dân tộc là một phần của nghệ thuật, thể hiện sự đa dạng và độc đáo của văn hóa, truyền thống và tôn giáo của mỗi dân tộc Nghệ thuật dân tộc thể hiện qua các hình thức nghệ thuật như kiến trúc, âm nhạc, múa, văn học, hội họa và điêu khắc được tạo ra và phát triển bởi mỗi dân tộc Mổi tác phẩm nghệ thuật dân tộc mang một sắc thái, một đặc trưng riêng, thường không trùng lặp so với các dân tộc khác, nhưng đôi khi cũng xảy ra hiện tượng các nét tương đồng do sự phân ly và tổ hợp của các dân tộc
1.4 Trang phục
1.4.1 Định nghĩa trang phục
Trang phục là những đồ vật con người dùng mặc lên người Trang phục thường bao gồm quần áo, giày dép, trang sức phụ kiện Quần áo thường được làm bằng vải hoặc vải dệt, giày dép và trang sức phụ kiện thì thường được làm từ đa dạng chất liệu Quần
áo giúp bảo vệ cơ thể người khỏi các tác động bên ngoài như các vật sắc nhọn, thời tiết, tia cực tím, côn trùng, bụi bẩn,…
Trang 7Trang phục còn có các vai trò quan trọng trong xã hội, chủ yếu để che đi các bộ phận nhạy cảm trên thân thể người giúp phù hợp với quy ước xã hội, thuần phong mỹ tục
1.4.2 Định nghĩa trang phục dân tộc
Trang phục dân tộc bao gồm những sản phẩm quần áo, trang phục, phụ kiện,… mang những nét văn hóa đặc trưng của một dân tộc cụ thể Trang phục dân tộc phản ánh đời sống văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng tâm linh và đặc điểm nơi cư trú của dân tộc đó Trang phục dân tộc đa dạng từ các trang phục hằng ngày, trang phục trong các ngày lễ, tết cho đến trang phục ma chay, cưới hỏi,
2 Lý do chọn đề tài
Trang phục có thể xem là một trong những nét đẹp văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số Nhưng những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như nền kinh tế thị trường, trang phục dân tộc đang dần mai một và đứng trước nguy cơ không còn giữ được những giá trị gốc rể, hoặc đáng lo ngại hơn là
có thể biến mất Bài nghiên cứu này giới thiệu khái quát các trang phục dân tộc của 2 dân tộc đông dân vùng Tây Bắc: Thái và Mường cũng như một số nét đặc trưng văn hóa khác của 2 dân tộc; với hy vọng cung cấp cái nhìn chung về 2 dân tộc và truyền cảm hứng hơn đến với mọi người, giúp cho công cuộc giữ gìn văn hóa dân tộc thêm vững mạnh và lan rộng hơn nữa
3 Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu- -
Áp dụng phương pháp tiếp cận liên ngành cùng với phương pháp phân tích và tổng thích hợp lý thuyết từ các ngành như Lịch sử, Lịch sử dân tộc học, Dân tộc học, Mỹ thuật nhằm rút ra những nét đặc trưng của trang phục truyền thống người phụ nữ Thái Trắng và Thái Đen tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam -
Chương 2: Nội dung
1 Giới thiệu về vùng Tây Bắc Việt Nam -
Là vùng miền núi phía Tây miền Bắc nước Việt Nam, biên giới giáp với Lào và Trung Quốc Địa hình vùng núi Tây Bắc với nhiều khối núi và dãy núi, đặc biệt là dãy Hoàng Liên Sơn (dài 180km, rộng 30km, cao 1800 2000m) và sông Mã trải dài hơn 500km
Trang 8-Khí hậu nhiệt đới gió mùa và bị ảnh hưởng bởi vị trí địa lý cũng như địa hình núi cao khiến cho điều kiện thời tiết ở một số vùng khá khắc nghiệt Nhiệt độ mùa đông (4-16 độC) và mùa hè (20 28độC) khiến cho khí hậu vùng Tây Bắc được xem là vùng lạnh -nhất trong mùa đông
Bao gồm các tỉnh Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái Với hơn 20 dân tộc hiện đang sinh sống (Mông, Thái, Mường, Tày, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Lào, Kháng, Cống,…) khiến cho bản sắc văn hóa của từng dân tộc, cũng như sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc vùng Tây Bắc hết sức đa dạng và đặc sắc
Hoạt động kinh tế chủ yếu xoay quanh nông nghiệp: trồng trọt (các loại hoa màu, khoai, sắn, lúa,…) và chăn nuôi gia, súc gia cầm Đời sống người dân Tây Bắc hết sức giản dị, sống chan hòa với thiên nhiên và gắn bó với gia đình, đất đai Những điều trên cũng thể hiện qua các nghi lễ thờ cúng các thần như thần rừng, thần nước, thần bảo vệ gia đình,
2 Giới thiệu về dân tộc Thái tại vùng Tây Bắc
Dân tộc Thái tại vùng Tây Bắc Việt Nam đã sinh sống và phát triển với bề dày lịch sử hơn 1200 năm, còn lịch sử nhập cư, di cư hay phân bố cụ thể của dân tộc trên có thể dài đến vài nghìn năm trước, trải dài qua khắp các lãnh thổ như Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào,
Người Thái với tên tự gọi là Tay/Tày/Thay/Thày với ba nhóm dân tộc địa phương lớn
có thể kể đến là: nhóm Thái Trắng, nhóm Thái Đen, nhóm Thái Đỏ Mỗi nhóm dân tộc địa phương có những nét đẹp văn hóa riêng, đặc biệt là những nét đẹp về trang phục cũng như trang sức, phụ kiện
Người Thái phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, tuy nhiên sau 1990 người dân tộc Thái bắt đầu di
cư và phân bố sang các tỉnh khác
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Thái ở Việt Nam có dân số 1.820.950 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố Người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh:
Trang 9- Sơn La (669.265 người, chiếm 36,9% tổng số người Thái tại Việt Nam),
- Nghệ An (338.559 người, chiếm 19,0% tổng số người Thái tại Việt Nam),
- Thanh Hóa (247.817 người, chiếm 14,5% tổng số người Thái tại Việt Nam),
- Điện Biên (213.714 người, chiếm 12,0% tổng số người Thái tại Việt Nam),
- Lai Châu (142.898 người, chiếm 7,7% tổng số người Thái tại Việt Nam),
- Và còn phân bố rải rác ở các tỉnh thành khác nữa
Có thể thấy được lượng dân số của dân tộc Thái tại vùng Tây Bắc chiếm đa số so với
sự phân bố rải rác ở các vùng khác trên cả nước, do đó lựa chọn phân tích trang phục cũng như các phụ kiện của dân tộc Thái tại vủng Tây Bắc sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn cũng như hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa, tinh thần trong các sản phẩm trang phục, phụ kiện
3 Giới thiệu trang phục phụ nữ dân tộc Thái tại Tây Bắc Việt Nam -
Trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Thái nhìn chung có nhiều nét tương đồng như màu sắc sặc sỡ, thường bao gồm áo thân trên ngắn và váy dài, kết hợp cùng với phụ kiện đội đầu và các loại trang sức bạc Tuy vậy ở mỗi nhóm dân tộc địa phương lại có những nét đặc sắc khác nhau cả về cấu tạo, màu sắc, kiểu dáng lẫn hoa văn trang trí Phần phân tích bên dưới sẽ giúp nêu những đặc điểm trang phục truyền thống của từng nhóm dân tộc địa phương nhằm giúp phân biệt rõ hơn cũng như thấy được những nét đặc sắc đến từ trang phục phụ nữ dân tộc Thái
3.1 Trang phục phụ nữ dân tộc Thái Trắng vùng Tây Bắc
3.1.1 Áo cánh (xửa cỏm)
Trang phục truyền thống thường nhật của phụ nữ dân tộc Thái Trắng gồm áo cánh ngắn (xửa cỏm) với phần cổ chữ V không cắt quá sâu, thường có màu sáng hoặc màu trắng, được viền bằng màu đen tôn lên vẻ đẹp nơi cổ áo người phụ nữ nhưng vẫn giữ được nét kín đáo Áo thường được cài bằng một hàng cúc bạc đặc trưng Phần áo cánh ngắn hơn áo của người Kinh, phần thân áo chỉ vừa chấm đến thắt lưng, khi mặt thì phần dưới của áo sẽ được cho vào bên trong cạp váy Tay áo xửa cỏm cũng được chia thành 2 loại bao gồm : tay áo ngắn dành cho phụ nữ đã có tuổi và tay áo dài dành cho các thiếu nữ (Xem Phụ lục hình 1.1.)
Trang 103.1.2 Váy (xỉn)
Phần váy là phần đặc trưng tạo nên dáng nét chính cho trang phục phụ nữ dân tộc Thái Váy thường là loại váy kín (dạng ống), thường có các màu tối như đen Váy thường có các hình hoa văn quả chám cắt ngang trục thân, thường dài đến mắc cá chân, phía trong gấu đáp vải đỏ Có hai cách gập đầu váy là “gập đôi bên” và kiểu
“thắt cuộn”, sau khi gập váy thì phần thân váy phía sau bó sát vào thân làm lộ rõ những đường cong của nửa thân dưới
Phần eo giữa váy và áo được trang trí bằng chiếc thắt lưng bằng vải gọi là Se eo Thắt lưng làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc tím xẫm, thông thường người con gái Thái thường thêu lên đó rất nhiều họa tiết, để tạo điểm nhấn, thắt lưng bản to có chiều dài từ 100 – 150cm, chiều rộng khoảng 5 – 7 cm giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng Thắt lưng thường được mang cùng với những chùm dây xà tích bạc trắng (Xem Phụ lục hình 1.3.)
3.1.3 Trang sức
Trang sức làm bằng chất liệu Bạc xuất hiện ở hầu hết các dân tộc ở vùng Tây Bắc, và dân tộc Thái Trắng hoặc Thái Đen cũng không phải ngoại lệ Đa số trang sức phụ nữ hai dân tộc Thái Trắng và Thái Đen đều được làm bằng bạc, đôi khi kết hợp với một số chất liệu khác
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất về phục sức của phụ nữ dân tộc Tây Bắc đó là những bộ trang sức xà tích bạc và những bộ khuy, cúc áo bạc trên phần áo xửa cỏm (Xem Phụ lục hình 1.4.)
Cụ thể hơn, những chiếc khuy áo này thường được làm với nhiều hình dạng khác nhau như nhện, ve sầu, hoa nhài, nhưng đặc sắc nhất có thể kể đến hình ảnh đôi bướm Một bên là hàng bướm đực, bên còn lại là hàng bướm cái, khi cài vào thể hiện sự kết hợp lứa đôi nam nữ, tạo nên sự trường tồn của nòi giống Các khuy, cúc áo này có thể được làm bằng vải, đối với những hộ gia đình có điều kiện thì sẽ được làm bằng bạc
Xà tích được gọi là "Pụa Soỏi" và đó cũng là một loại trang sức phổ biến của phụ nữ Thái Nó thường được đeo kèm với dây thắt lưng và được sử dụng để đeo chìa khóa và