1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Tôt Nghiệp - đề tài - TÌM MỘT NÉT RIÊNG CHO LÀNG HẦM VĨNH LINH ( địa đạo vĩnh mốc )

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Một Nét Riêng Cho Làng Hầm Vĩnh Linh
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Văn Hóa Du Lịch
Thể loại báo cáo tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Trị
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Trong đó tiêu biểu là địa đạo Vịnh Mốc ở xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã được Bộ Văn hoá Thông tin nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn ho

Trang 1

BÁO CÁO TÔT NGHIỆP

Tên đề tài: TÌM MỘT NÉT RIÊNG CHO LÀNG HẦM VĨNH LINH

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Là một người con đất Vĩnh tôi không nhớ hết đã biết bao lần tôi đặt chân tới những

di tích lịch sử nơi tôi sống, thế nhưng mỗi lần đều là một cảm xúc riêng biệt.

Và Địa đạo Vịnh Mốc có lẽ là di tích để lại trong tôi nhiều dấu ấn nhất Nơi đây giống như một toà lâu đài cổ nằm im lìm trong lòng đất lưu giữ biết bao diều kỳ lạ về những con người đã xây dựng nên Dưới mưa bom bão đạn, đôi bàn tay chai sạn vì nắng gió ấy họ đã xây dựng cả một toà lâu đài dưới lòng đất Thật phi thường! Họ đã sống ở đây suốt nhiều năm liền như vậy Đến với Địa đạo Vịnh Mốc tôi cảm giác như mình đang đươc đến với một “huyền thoại” trong cuộc sống đời thực Huyền thoại ấy được viết lên bởi sức mạnh ý chí, nghị lực kiên cường của con người Vĩnh Linh nói riêng và con người Việt Nam nói chung.

Hệ thống địa đạo là một trong những biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, sự thông minh sáng tạo, chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân ta khi đánh Mỹ Trong đó tiêu biểu là địa đạo Vịnh Mốc ở xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.

Đây là công trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng tiêu biểu để khẳng định chân lý thời đại: “trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, được sự ủng hộ quốc tế, thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo”.

Từ ngày đất nước thống nhất sau đại thắng mùa xuân năm 1975, địa đạo Vịnh Mốc trong hệ thống làng hầm Vĩnh Linh tiếp tục toả sáng giá trị khoa học lịch sử quân sự, nhân văn, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; điểm hẹn của sự ngưỡng

mộ chiến công phi thường của quân và dân Vĩnh Linh và dân tộc Việt Nam, sự cảm phục của bạn bè quốc tế.

Vì lẽ ấy, mà công trình “Làng địa đạo Vịnh Mốc”, một công trình tiêu biểu cho 114 công trình kì lạ trên mảnh đất Vĩnh Linh vẫn phải giữ lại Đã có rất nhiều bài báo, phim ảnh, sách, công trình nghiên cứu về hệ thống làng hầm Vĩnh Linh và địa đạo Vịnh Mốc Hiện nay đang là sinh viên ngành văn hoá du lịch, tôi chọn địa đạo Vịnh Mốc bởi tôi là một người con của Vĩnh Linh, mang trong mình niềm tự hào lớn lao

về một miền quê nơi mà tôi được sinh ra ở đó, nơi mà lịch sử đã gửi trao vai trò tuyến đầu của Tổ quốc trong những năm kháng Mỹ cứu nước để làm nên biết bao kỳ tích vĩ đại của một dân tộc đã chiến thắng quân thù xâm lược Vì lẽ đó, đề tài “Tìm môt nét riêng cho Làng hầm Vĩnh Linh” đã được tôi chọn làm đề tài Báo cáo tốt nghiệp của mình.

Với đề tài này tôi hi vọng góp phần làm phong phú hơn lịch sử nghiên cứu về địa đạo

Trang 2

Vịnh Mốc đồng thời bổ sung thêm nguồn tư liệu viết về công trình này Bên cạnh đó tôi muốn mình tìm ra những nét mới, riêng nhằm cũng cố và phát triển thêm công trình đặc biệt này

Nghiên cứu về địa đạo Vịnh Mốc còn nhằm góp phần củng cố và phát huy truyền thống anh hùng và lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất của người dân Vĩnh Linh nói riêng, của dân tộc ta nói chung Giới thiệu và có cái nhìn thực tế về công trình vĩ đại này cũng như quảng bá một điểm du lịch thú vị khi đến thăm Quảng Trị.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Thực ra đây không phải là một đề tài mới lạ mà trước đó đã có nhiều cá nhân, đơn vị, những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu về

di tích lịch sử này.

Tiêu biểu như cuốn sách Ký sự miền đất lửa của Vũ Kì Lân – Nguyễn Sinh viết năm

1965 – 1968, Những ngôi làng bên dưới cuộc chiến của Lê Thị Vy viết năm 1999, Di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh của Lê Đức Thọ viết năm 2004 Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh của Trung tâm bảo tồn di tích và danh thắng Quảng Trị phát hành năm 2010, Vịnh Mốc – Cồn Cỏ:Hành trình máu! của Lê Đức Dục đăng trên Báo tuổi trẻ, số 68/2005, trang 8 Cuộc sống trong lòng đất của Nam Việt đăng trên Báo Giáo dục – Thời đại, số 96 ngày 12 tháng 7 năm 2006, trang 14-15

Hiện nay đề tài này đang được quan tâm nhiều Đặc biệt đã có hội thảo khoa học về làng hầm – địa đạo Vĩnh Linh đề nghị xét giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình.

3 Mục đích nghiên cứu vấn đề.

Nghiên cứu về hệ thống làng hầm địa đạo Vịnh Mốc để thấy được vai trò và những đóng góp to lớn của nó trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, hiểu được truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm, sức chịu đựng và sự sáng tạo của người dân Vĩnh Linh trong sự nghiệp đấu tranh và xây dựng quê hương Địa đạo Vịnh Mốc

là minh chứng cho những kỳ tích hào hùng đó.

Ngày nay hệ thống làng hầm Vĩnh Linh và tiêu biểu là địa đạo Vịnh Mốc là những chứng tích lịch sử mang giá trị lịch sử nhân văn sâu sắc Nghiên cứu đề tài này góp phần làm nổi bật những giá trị của nó, qua đó phát huy niềm tự hào, giáo dục cộng đồng cũng như quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong bối cảnh phát triển và hội nhập hôm nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng: Hệ thống Địa đạo Vịnh Mốc. 

+ Phạm vi: Đề tài đi sâu nghiên cứu về công trình – di tích lịch sử Địa đạo Vịnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị để từ đó tìm ra những nét riêng biệt so với các công trình di tích khác và định hướng bảo tồn, phát triển di tích trong thời kì mới.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp lịch sử

Phương pháp logic

Phương pháp điền dã thực địa, tổng hợp tư liệu và so sánh đối chiếu.

6 Cấu trúc của đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục ảnh phần nội dung gồm

3 chương:

Trang 3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI VĨNH LINH.

1.1 Điều kiện tự nhiên

1.2 Điều kiện xã hội

CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIÊT

2.1 Những làng hầm trong lòng đất.

2.2 Địa đạo Củ Chi- Địa đạo Vịnh Mốc và những điều chưa biết.

2.3 Tìm nét riêng cho Địa đạo Vịnh Mốc

CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VỀ DU LỊCH CHO ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC Ở VĨNH LINH NGÀY NAY.

3.1 Những vấn đề khó khăn đặt ra cho Làng hầm đất Vĩnh từ trước tới nay.

3.2 Giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị về du lịch cho địa đạo Vịnh Mốc ở Vĩnh Linh ngày nay.

7 Đóng góp của đề tài.

 Giới thiệu cho người đọc biết về mãnh đất và con người Vĩnh Linh.

 Đưa ra những cái nhìn tổng quan, những nét riêng biệt của Địa đạo Vịnh Mốc.

 Đưa ra những giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị về du lịch cho Địa đạo Vịnh Mốc ngày nay

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON

NGƯỜI VĨNH LINH.

1.1 Điều kiện tự nhiên.

Trang 4

Quảng Trị là một tỉnh nằm ở phía Bắc miền Trung của đất nước Việt Nam, điểm khởi đầu trên con đường Xuyên Á nối Việt Nam với các nước trên tuyến Hành lang kinh tế Đông -Tây Tỉnh Quảng Trị có một lịch sử hào hùng và đáng khâm phục trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước Mảnh đất kiên cường và anh dũng này đã chứng kiến cuộc chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc Việt Nam và sự hy sinh anh dũng của bao người con ưu tú, bao chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống cho sự hòa bình và phồn thịnh của đất nước hôm nay Những tên làng, tên núi, tên sông và các di tích lịch

sử văn hóa nổi tiếng như: sông Bến Hải – cầu Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, Căn cứ Dốc Miếu, hàng rào điện tử MC Namara, Đường 9 - Khe Sanh, làng Vây, đảo Cồn Cỏ anh hùng, đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Quốc gia Đường 9… đã đi vào ký ức của mọi người Đến với Quảng Trị để hoài niệm về chiến trường xưa, hiểu hơn về cuộc kháng chiến thần thánh giành độc lập thống nhất non sông của dân tộc Việt Nam, để thấy được sự tráng lệ của cảnh quan thiên nhiên và lòng mến khách của con người nơi đây Tỉnh Quảng Trị còn có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn như: Bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Khu danh thắng Đakrông, Trằm Trà Lộc, rừng nguyên sinh Rú Lịnh… đã và đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan tìm hiểu Đến Quảng Trị để được thưởng thức những món ăn đặc sản như: Tôm, cua, cá, mực…, bê thui, gà chỉ, thịt trâu

lá trơng, dê núi Lao Bảo, rượu Kim Long, cháo lòng sả, bánh lá gai… Đó là những món ăn mang đậm hương vị của vùng quê Quảng Trị.

Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp với nước bạn Lào và phía Đông giáp biển Đông Địa hình tỉnh Quảng Trị đa dạng: có đồi núi, đồng bằng, cồn cát ven biển và hải đảo Trên chiều dài 75 km bờ biển có hai cửa biển là Cửa Việt, Cửa Tùng và huyện đảo Cồn Cỏ cách bờ gần 30 km Quảng Trị có diện tích 4.747

km 2 , dân số 597.985 người (theo số liệu năm 2009), với 10 đơn vị hành chính gồm thành phố Đông Hà, thị

xã Quảng Trị và 08 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ, Hải Lăng, Đakrông, Hướng Hóa và huyện đảo Cồn Cỏ Thành phố Đông Hà là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh.

Quảng Trị nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng Nhiệt độ trung bình trong năm dao động từ 20 0 C - 25 0 C Nhiệt độ cao nhất trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng khảng 40 0 C và ở vùng núi thấp từ 34 0 C - 35 0 C Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8 - 10 0 C ở vùng đồng bằng và 3 0 C - 5 0 C ở vùng núi cao Lượng mưa trung bình trong năm dao động từ 2.000 - 2.700 mm, độ ẩm tương đối trung bình 70 - 80% Có thể nói khí hậu tỉnh Quảng Trị tương đối khắc nghiệt nhưng chính mảnh đất miền cát trắng đầy nắng và gió này đã làm nên bao điều kỳ diệu, lập nên bao

kỳ tích trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam Con người nơi đây cũng không chịu khuất phục trước thiên nhiên khó khăn, khắc nghiệt mà họ vẫn kiên cường, chịu khó vượt qua tất cả để chiến đấu bảo vệ và xây dựng quê hương Quảng Trị anh hùng.

Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị là một trong những mảnh đất nóng bỏng vì mưa bom, bão đạn Ngày nay Quảng Trị là địa phương có nhiều địa danh, di tích cách mạng đáng trân trọng và tự hào Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị là nơi có các trục giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt cũng như đường thủy Đặc biệt, Quốc lộ 9 nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) là tuyến đường Xuyên Á gần nhất và thuận tiện nhất nối Việt Nam với các nước Đông Dương và ASEAN qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo Đó là điều kiện thuận lợi để tỉnh Quảng Trị nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung mở rộng giao lưu hợp tác, phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ và thu hút đông đảo khách tham quan du lịch trong nước và quốc tế đến với miền đất thiêng Quảng Trị.

Tỉnh Quảng Trị nằm ở trung đoạn miền Trung Việt Nam - mảnh đất đầy nắng và gió, nơi giao điểm của trục Bắc - Nam (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam) với trục hành lang Đông - Tây qua Quốc lộ 9 và cửa khẩu quốc tế Lao Bảo Lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế đó xác định vai trò, vị trí quan trọng của du lịch Quảng Trị trong chiến lược phát triển du lịch miền Trung Quảng Trị là cửa ngõ quan trọng thu hút khách du lịch tiểu vùng sông Mêkông vào miền Trung Việt Nam, điểm kết nối giữa 3 sản phẩm du lịch độc đáo là hành lang kinh tế Đông - Tây, Con đường Di sản, Con đường huyền thoại Đây là cơ hội để du lịch Quảng Trị khai thác tiềm năng, các lợi thế so sánh để hội nhập, thu hút nguồn lực phát triển du lịch.

Quảng Trị có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng. Du lịch văn hóa lịch sử được

tạo bởi hệ thống di tích chiến tranh thời hiện đại hết sức đồ sộ và độc đáo với 436 di tích quan trọng, trong

đó có những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử như: Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Hàng rào điện tử

Mc.Namara, địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, căn cứ Dốc Miếu, Đường 9 – Khe Sanh…; Du lịch

sinh thái nghỉ dưỡng biển với 75 km bờ biển tạo nên các bãi tắm đẹp, môi trường trong lành như: Cửa

Trang 5

Tùng, Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, Mỹ Thủy, Triệu Lăng, Vĩnh Kim - Vĩnh Thái ; Du lịch sinh thái rừng, nghỉ

dưỡng, chữa bệnhvới Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, suối nước nóng Kalu, Khe Gió, thác Ồ Ồ, Rú

Lịnh, Trằm Trà Lộc… Du lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc, tâm linh với Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, Nhà

thờ La Vang, hệ thống giẫn thủy cổ Gio An, văn hóa các dân tộc Pakô, Vân Kiều.

Vĩnh Linh là một huyện phía Bắc tỉnh Quảng Trị Phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Hướng Hóa; phía Nam giáp huyện Gio Linh và phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). 

Vịnh Mốc là một làng chài thanh bình ven biển, cách quốc lộ 1A 12 km về phía Đông, cách bãibiển Cửa Tùng (Quảng Trị) 5 km về phía Bắc Từ xa, làng địa đạo không khác gì những xómlàng đặc trưng của Việt Nam với lũy tre bao bọc, khói bếp chiều chiều lan tỏa trong thôn

Địa đạo này còn có một tên gọi khác, nhiều người gọi đây là làng Vĩnh Mốc vì cho rằng nó đượcghép bởi hai làng Vĩnh Ân và Thừa Luật Tuy nhiên, một giả định khác thuyết phục hơn, đó làtương truyền ở phía Bắc làng, dưới mũi Lay có một vịnh nhỏ để tàu bè trú ẩn tránh bão Trướcđây, nơi này có chôn một cây cột mốc làm ranh giới giữa biển và đất liền nên người ta gọi nơinày là Vịnh Mốc Người dân nơi đây, đời này qua đời khác, chủ yếu sinh sống bằng nghề đibiển. 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), đất nước bị cắt đôi trên dòng BếnHải, huyện Vĩnh Linh là địa đầu giới tuyến - nơi phải hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn của Mỹngày đêm dội xuống Để bám trụ chiến đấu xứng đáng với lời khen tặng của Bác Hồ "Vĩnh Linhđất thép kiên cường", quân và dân Vĩnh Linh đã âm thầm chuyển cuộc sống của mình vào sâutrong lòng đất Trong 20 xã của toàn huyện đã có 14 xã đào địa đạo, hình thành nên 114 lànghầm với tổng chiều dài hơn 40km Ngày nay, hệ thống làng hầm ở các địa phương hầu nhưkhông còn, chỉ còn lại hệ thống địa đạo Vịnh Mốc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn trở thành một ditích chiến tranh đặc biệt của Quảng Trị

Địa đạo Vịnh Mốc nằm trên địa bàn thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, cách bãi biển Cửa Tùng 7km

về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ 30km về phía Tây Trong chiến tranh, Vịnh Mốc là nơi tập kếtquân lực, vũ khí, hàng hóa chi viện cho bờ Nam và tiếp tế cho Đảo Cồn Cỏ Vì thế đây được coi

là "tọa độ chết" là mục tiêu hủy diệt của máy bay rải thảm, pháo hạm từ ngoài biển Thế nhưng,

từ nơi tận cùng của sự hủy diệt ấy, bằng sức người và ý chí "một tấc không đi, một ly không dời"người dân Vịnh Mốc đã làm nên những kỳ tích như huyền thoại của thế kỷ XX Đó là xây dựngnên hệ thống địa đạo đồ sộ để chuyển toàn bộ cuộc sống xuống lòng đất

1.2 Điều kiện xã hội.

Dân số 89.027 người trong đó có 2.175 người dân tộc Vân Kiều, toàn huyện có 20.323 hộ; 22 xã, thị trấn; 191 làng, bản, khóm, phố

 Năm 1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chi bộ cộng sản đầu tiên của Vĩnh Linh được thành lập Ngày 23/8/1945, cùng với Quảng Bình và Thừa Thiên Huế, quân vàdân Vĩnh Linh, Quảng Trị  thực hiện thành công cuộc cách mạng Tháng tám lịch sử, thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân. 

       Ngày 30/3/1947, thực dân Pháp trở lại xâm lược Vĩnh Linh Thực hiện lời kêu gọi trường

kì kháng chiến của chính phủ, năm vạn người dân Vĩnh Linh dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy

đã triệt để tản cư, lập làng chiến đấu, xây dựng chiến khu tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh, nhiều địa danh đã đi vào lịch sử: Chiến khu Thủy Ba, làng chiến đấu Vĩnh Hoàng lập nên nhiều chiến công vang dội như trận Hạ Cờ- Chấp Lễ diệt 300 lính Âu Phi, bắn rơi máy

Trang 6

bay, đốt cháy hàng chục xe quân sự Pháp; trận  bức rút đồn Thủy Cần… 

      Với chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Vĩnh Linh trở thành địa đầu giới tuyến Ngày 25/8/1954, tên thực dân Pháp cuối cùng rút qua cầu Hiền Lương sang

bờ Nam Vĩnh Linh hoàn toàn giải phóng Và cũng ngày này, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh chọn làm ngày truyền thống của mình Mười năm hòa bình ngắn ngủi (1954 - 1964) Đảng bộ

và nhân dân Vĩnh Linh được sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ,  đồng bào cả nước và bằng tất

cả sự thông minh, năng động cần cù của mình, Vĩnh Linh đã nhanh chóng đổi thịt thay da Từ một vùng quê nghèo "ăn cơm bữa diếp" (ba ngày mới có một bữa cơm) trở thành "viên kim cương đầu giới tuyến" như nhà văn Nguyễn Tuân đã ca ngợi

Ngày 8/2/1965, thất bại trước chiến trường miền Nam, Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh

ra miền Bắc, Vĩnh Linh bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ và chi viện cho chiến trường miền Nam

Để đảm bảo cho chiến đấu,  4,5 vạn người dân Vĩnh Linh (người già, trẻ em) được sơ tán

ra miền Bắc Lực lượng còn lại bám trụ quê hương vừa sản xuất vừa chiến đấu ở cả ba chiến trường (bảo vệ Vĩnh Linh, chi viện cho đảo Cồn Cỏ, chia lửa với bà con Gio Linh, Cam Lộ) Bảy năm chiến đấu kiên cường chống chiến tranh phá hoại khốc liệt của giặc Mỹ, quân và dânVĩnh Linh tiếp tục lập nên nhiều chiến công vang dội, xứng đáng với vị trí lịch sử mà tổ quốc giao phó

Ngày 1/1/1967, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Vĩnh Linh - một địa phương tương đương cấp tỉnh đầu tiên của cả nước được Quốc hội và Nhà nước tuyên dương Anh hùng lựclượng vũ trang nhân dân Đến nay toàn huyện có 36 đơn vị, 17 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT và Anh hùng lao động, 185 bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện 9 mẹ còn sống đang được phụng dưỡng), nhiều đơn vị hai lần được tuyên dương anh hùng.  Đặc biệt  quân và dân Vĩnh Linh có 8 lần được Bác Hồ gửi thư khen Trên mảnh đất Vĩnh Linh lũy thép anh hùng hiện có 68 di tích lịch sử văn hóa được Trung ương,  Tỉnh xếp hạng và có 3 di tích là địa đạo Vịnh Mốc, đôi bờ Hiền Lương, bến đò B Tùng Luật được xếp hạng đặc biệt cấp quốc gia

Không những anh hùng trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong sản xuất, Vĩnh Linh còn là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa rất đáng tự hào Là quê hương của nhiều nhà khoa học nổi tiếng, hàng trăm người có học vị tiến sĩ; học hàm giáo sư, phó giáo sư; nhà văn, nhà báo, nghệ  nhân, nghệ sỹ có tên tuổi tiêu biểu như giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Vân, nghệ sĩ nhân dân Châu Loan…

Bước ra khỏi cuộc chiến tranh, Vĩnh Linh chỉ có hai bàn tay trắng và mặt đất nham nhở hốbom Toàn bộ cơ sở vật chất mà nhân dân Vĩnh Linh gom góp chắt chiu đã bị giặc Mỹ ném bom hủy diệt hoàn toàn Từ năm 1975- 1985, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, cán bộ

và nhân dân Vĩnh Linh đã nhanh chóng phục hồi nền kinh tế của địa phương để bước vào thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo Đến thời điểm này có thể nói rằng

so với mặt bằng chung cả nước thì Vĩnh Linh vẫn còn nghèo và phải phấn đấu nhiều nhưng

so với điểm xuất phát từ con số không thì Vĩnh Linh bây giờ đã có bước tiến xa, làng quê đangtừng ngày đổi mới

Để lập nên chiến công hiển hách trong chiến đấu, vững bước trưởng thành trong xây dựng, biết bao con em quê hương, đồng chí đồng bào trong cả nước đã đổ máu xương, mồ hôi trong sự nghiệp chiến đấu xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh.Công ơn này, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh đời đời ghi nhớ

Trang 8

CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC VÀ NHỮNG ĐIỀU

CHƯA BIÊT

2.1 NHỮNG LÀNG HẦM TRONG LÒNG ĐẤT.

Nổi tiếng nhất là hai Địa Đạo Củ Chi và Địa Đạo Vịnh Mốc, ngoài ra còn một số địa đạo khác như Địa Đạo Khe Trái- Thừa Thiên Huế, Địa Đạo Nhơn Trạch- Đồng Nai, Đại Đạo Xuân Lộc- Thừa Thiên Huế…

2.1.1 Địa đạo Củ Chi.

Bản vẽ mô hình địa đạo Củ Chi.

Hầm chỉ cao vừa đủ một người đi lom khom.

Trang 9

Tái hiện hình ảnh dân quân vót chông trong địa đạo

Tái hiện hình ảnh dân quân trồi lên từ địa đạo.

Địa đạo Củ Chi cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Tây Bắc … Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất

Địa đạo được xây dựng vào cuối những năm 1940, trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép" Ban đầu, cư dân trong khu vực chỉ đào hầm, địa đạo để tránh các cuộc bố ráp cũng như làm nơi trú ẩn cho bộ đội Sau đó do nhu cầu đi lại, các hầm, địa đạo được nối liền với nhau, tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn

Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến trên 200km Ðường hầm sâu dướiđất từ 3-8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m

Trang 10

Trong thời gian chiến tranh, không có thương vong tại hầm, song do thiếu ánh sáng, lương thực nên chỉ còn khoảng 6.000 người sống sót.

Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược giành độc lập, tự do cho Tổ quốc,

là một công trình kiến trúc độc đáo, nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km

Những sự tích có thật từ địa đạo đã vượt quá sức tưởng tượng của con người Chỉ cần chui xuống một đọan đường hầm, bạn sẽ hiểu vì sao nước Việt Nam bé nhỏ lại chiến thắng kẻ thù là một nước lớn và giàu có bậc nhất Vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khólại đương đầu ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân Trong cuộc đọ sức này, nhân dân Củ Chi đã chiến thắng oanh liệt

Dựa vào hệ thống đường hầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và đồng bào Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ Quân xâm lược Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”, “Việt cộng không thấy đâu mà đâu đâu cũng có”…

Với tầm vóc chiến tranh của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địadanh nổi tiếng trên thế giới

Địa đạo Củ Chi có hai điểm:

Địa đạo Bến Dược: căn cứ Khu ủy & Quân khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn tại ấp

Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh

Địa đạo Bến Đình: căn cứ Huyện ủy huyện Củ Chi được bảo tồn tại ấp Bến Đình, xã

Nhuận Đức, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh

Đến Thành phố Hồ Chí Minh, bạn hãy đến thăm Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, để hiểu thế nào là cuộc chiến đấu trường kỳ gian khổ, bạn sẽ được mắt thấy – tay sờ một

kỳ tích mà hôm nay là yêu hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc

2.1.2 Địa đạo Vĩnh Mốc.

Địa đạo Vĩnh Mốc thuộc thôn Vĩnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Hệthống địa đạo này tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972 Điều đặc biệt, vị chỉ huy công trình này lúc bấy giờ chỉ vừa hết bậc tiểu học.Cấu tạo địa đạo như một ngôi làng dưới lòng đất với rất nhiều căn hộ đủ chỗ cho 3 đến 4 người ở, 3 giếng nước, hội trường với sức chứa 50 người, bệnh xá, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm đặt máy điện thoại…

Trang 11

 Bom crater tại Vĩnh Mốc.

 Bom đạn Mỹ ở địa đạo Vĩnh Mốc Hệ thống giao thông hào

Trang 12

Tái hiện sinh hoạt của các gia đình trong lòng địa đạo.

Hệ thống địa đạo gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất sâu 12m, dùng để sinh sống, tầng thứ hai cách mặt đất 15m, được dùng làm nơi cất giữ lương thực và vũ khí hay hội họp và tầng cuốicùng sâu 23m, được dùng để tránh bom

Địa đạo Vĩnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi Tại các cửa hầm đều có lắp đặt gỗ chống sập

Hầm có sức chứa khoảng 1.200 người Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại, không những không có bất kỳ tổn thất nào về người và còn đón thêm 16 em bé chào đời

Hiện địa đạo Vĩnh Mốc nằm trong hệ thống các điểm du lịch khu phi quân sự Hàng ngày, nơi đây đón tiếp hàng trăm lượt khách tham quan, nhiều nhất là các cựu quân nhân từng chiến đấu ở đây

2.1.3 Địa đạo Khe Trái, Thừa Thiên – Huế.

Địa Đạo Khe Trái hay địa đạo Khu Ủy Trị Thiên Huế là một trong những di tích lịch sử chứngkiến quá trình chuẩn bị, chiến đấu và kết thúc chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuânMậu Thân 1968 của quân và dân Trị Thiên Huế

Địa đạo nằm ở đồi 160 thuộc địa bàn phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, có 3 cửa đều nằm trên triền dốc của đồi 160 Từ ba cửa số 1, 2, 3 đi vào bên trong là lòng địa đạo Nơi đây có các hầm ngủ, hầm hội họp… Ngoài ra, còn có cây khô ở các vách hầm, được dùng làm trụ để mắc võng

Hiện địa đạo đang mở cửa cho du khách tham quan Điểm cộng là không thu tiền vé vào

Trang 13

cửa, điểm trừ là thiếu các dịch vụ đi kèm đặc thù du lịch như hướng dẫn viên, nhà hàng, quán ăn

2.1.4 Địa đạo Nhơn Trạch

Địa đạo Nhơn Trạch (xã Long Thọ, huyện Nhơn Trach) là di tích, danh thắng của Đồng Nai Lực lượng đào địa đạo khoảng 20 người thay phiên nhau, đào bằng dụng cụ thô sơ như: cuốc, xẻng Công trình khởi công vào ngày 19/5/1963, nhân kỷ niệm 73 năm ngày sinh Bác

Hồ Đến cuối năm 1964 đã đào được 1,5km đường địa đạo khép kín, liên hoàn trong lòng đất, nối từ căn cứ Huyện ủy về các xã Phú Hội, Phước An, Huyện đội

Địa đạo có kết cấu hình vòm nằm sâu dưới mặt đất từ 5 đến 7m, cao từ 1,8m đến 2m, rộng

từ 1m đến 1,2m Bên trong địa đạo có nhiều lỗ thông hơi, ngách rẽ sang hai bên, hầm bí mật, giếng nước, bếp Hoàng Cầm Địa đạo có thể chịu đựng sức công phá của bom 250kg, chứa được từ 300 đến 500 người

Hiện địa đạo đang mở cửa cho du khách tham quan

Trang 14

2.1.5 Địa đạo Xuân Lộc ( địa đạo sư đoàn 324).

Địa đạo Sư đoàn 324 nằm trên một quả đồi (nay thuộc khu rừng tái sinh) có độ cao khoảng186,7m so với mặt nước biển, thuộc bản Phúc Lộc, xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh ThừaThiên Huế Từ vị trí bản Phúc Lộc cách đường Tỉnh lộ 4km chúng ta đi theo hướng Tây lênđến gần đỉnh đồi thuộc thửa đất

Theo tờ Bản đồ số 1 đất Lâm nghiệp Tại đây, có một địa đạo mà theo các tài liệu vànhân chứng kể lại đây là nơi đóng quân của Sở Chỉ huy Sư đoàn 324 trong chiến dịch LaSơn – Mỏ Tàu năm 1974 Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Sư đoàn 324 bàn giao lại cho Đoàn

74 tiếp quản, tiếp tục bám trụ và chiến đấu đến khi giải phóng hoàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huếnăm 1975

Qua khảo sát thực địa, chúng tôi nhận thấy: tổng thể địa đạo có hình chữ Y, dài 100m,chiều cao trung bình 1,5m, rộng 1m Trong đó, nhánh chính dài 80m đi từ cửa hướng Đôngthông ra cửa hướng Tây; nhánh phụ dài 20 rẽ về hướng Tây - Nam

Địa đạo Sư đoàn 324 gồm có hai cửa:

Cửa số 1: Nằm ở hướng Đông (theo cách phát hiện và đặt tên của đoàn khảo sát), đoạngần đỉnh đồi, miệng cửa có hình vòm: cao 1,5m, rộng 1,1m Nối liền với cửa số 1 là hệ thốnggiao thông hào tỏa đi hai hướng Bắc-Nam Hiện nay, theo ghi nhận của đoàn khảo sát vẫncòn một đoạn giao thông hào dài hơn 8m, rộng 1m, cao 0,9m Ngoài ra, cửa số 1 địa đạo cònnối liền với đường đi lên đỉnh đồi, nơi bộ đội ta xây dựng trận địa pháo chuẩn bị cho Chiếndịch K18

Từ cửa số 1 đi vào lòng địa đạo chúng ta sẽ thấy các hầm ếch được bố trí hai bên (cóchiều cao 80cm, rộng 60cm) Đây có thể là nơi nghỉ ngơi và cũng là nơi để các quân trang,quân dụng của các đồng chí mỗi khi ra vào địa đạo Tiếp tục đi sâu vào địa đạo chừng 60mchúng ta bắt gặp một ngã ba chia làm 2 ngã rẽ Trong đó, nhánh phụ rẽ về hướng Tây-Namdài 20m và không có cửa thông ra ngoài Theo các nhân chứng cho biết, đây là nơi diễn racác cuộc họp quan trọng, chỉ đạo tác chiến Đồng thời, đây cũng là kho quân lương phục vụcho chiến dịch Từ ngã ba này chúng ta đi theo hướng Tây chừng 20m thì thông ra cửa số 2.Cửa số 2: Nằm ở hướng Tây, miệng cửa cũng có hình vòm: cao 1,5m, chân rộng1,1m.  Điểm đặc biệt là cửa số 2 nằm giữa một khe nước chảy từ đỉnh núi xuống Hiện nay,qua thời gian và khí hậu mưa, nắng, kiến tạo địa chất, đất sụt lỡ đã làm lòng địa đạo ở cửa

số 2 vùi lấp một đoạn hơn 15m, miệng cửa cũng đang bị sụt lỡ nghiêm trọng

Qua khảo sát thực tế, lòng địa đạo được đào khá đơn giản, ít quanh co, khúc khuỷu…Mặt khác, kiến tạo địa chất ở đây chủ yếu là đá non, nên công tác đào địa đạo diễn ra tươngđối thuận lợi, chỉ sau nửa tháng với dụng cụ rất thô sơ (cuốc, xẻng), các đơn vị công binh đãhoàn thành địa đạo để phục vụ cho chiến dịch K18 Theo các nhân chứng kể lại, quá trìnhđào địa đạo từ Tây sang Đông, đất, đá đào đến đâu đều đưa ra phía sau đổ xuống khe nước

Trang 15

Lợi dụng dòng nước chảy để xóa dấu vết, tránh khỏi sự phát hiện của địch từ máy bay.

Đánh giá giá trị Di tích

Lịch sử quân sự Việt Nam đã chứng minh, từ xa xưa ông cha ta với bản lĩnh kiên cường,

ý chí quyết tâm vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc Dù trong hoàn cảnh nào cũng tìmđược cách đánh địch thông minh, sáng tạo, bất ngờ, hiệu quả nhất Truyền thống tốt đẹp đóđược kế thừa và phát huy một cách linh động, được áp dụng vào từng thời điểm, từng chiếndịch cụ thể Sự ra đời của địa đạo Sư đoàn 324 phục vụ chiến dịch La Sơn – Mỏ Tàu và saunày là chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975 trên đất Thừa Thiên Huế là một minhchứng lịch sử hùng hồn cho truyền thống đó

Địa đạo Sư đoàn 324 ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước của quân và dân Thừa Thiên Huế, cụ thể địa đạo Sư đoàn 324 đã góp phần vàothắng lợi của chiến dịch La Sơn – Mỏ Tàu năm 1974 Một chiến dịch ta đã thành công trongviệc cắt đứt tuyến đường bộ Huế đi Đà Nẵng và làm phá sản kế hoạch bình định lấn chiếmvùng căn cứ cách mạng của bọn ngụy quyền

Địa đạo là nơi che chở an toàn, bí mật cho các cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 324 cùng vớicác đơn vị tham gia hoàn thành nhiệm vụ Đặc biệt, sự ra đời của địa đạo là bằng chứngkhẳng định tinh thần quyết tâm cao của Sở chỉ huy Sư đoàn 324 nhằm đảm bảo kịp thờitrong lãnh chỉ đạo cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi Để có được thắng lợi đó, toàn bộ Sư đoàncùng với các đơn vị tham gia chiến dịch phải nỗ lực phấn đấu vượt qua những khó khăn, thửthách đôi khi tưởng chừng không vượt qua được Nhưng, với tinh thần dũng cảm, sự nhất tríđồng lòng từ Sở chỉ huy đến các chiến sĩ bộ đội biết vượt qua khó khăn, chấp nhận sự hysinh bản thân mình để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó Đây là bài học quí giá, bổ ích,thể hiện vai trò trong nghệ thuật lãnh đạo: đó là nghệ thuật chỉ huy, tạo yếu tố bất ngờ, tranhthủ thời cơ tiêu diệt địch để đi đến thắng lợi của chiến dịch, tạo bàn đạp, thế tiến công chiếnlược, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975 ởThừa Thiên Huế

Địa đạo Sư đoàn 324 ra đời có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nướccho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau Những người được sinh ra và lớn lên trong hoà bìnhnhìn nhận đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về cuộc kháng chiến gian khổ, trường kỳ mà các thế hệcha anh đã chiến đấu kiên cường, hy sinh dũng cảm để giành những chiến thắng quan trọng,tạo bước ngoặc đi đến thắng lợi cuối cùng trước một tên đế quốc hùng mạnh hơn ta gấphàng trăm, hàng ngàn lần cả về kinh tế và quân sự Với một mục tiêu giải phóng miền  Nam,thống nhất nước nhà Để từ đó giúp họ có những suy nghĩ và hành động đúng, xứng đángvới truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoàbình, độc lập

 

2.2 ĐỊA ĐẠO CỦ CHI- ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA

BIẾT.

2.2.1 Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cáchThành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dươngvà Chiến tranh Việt Nam Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở

Trang 16

điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giảiphóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công Sài Gòn.

Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó

do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một

hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc

Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau

Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là

"xương sống", sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng Bên trên mặt đất, quândân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách Ngoài ra, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu

Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3

m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần

Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt và nóng bức và điều kiện vệ sinh kém nên hầu như đa số những người sống ở địa đạo đều bịký sinh trùng, bạc da và các bệnh về xương Ngoài

ra, việc thiếu thốn lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất của cư dân địa đạo

Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã liên tục tấn công vào hệ thống địa đạo bằng đủ phương tiện: bom, bơm nước vào địa đạo, hơi ngạt nhưng do hệ thống địa đạo được thiết kế

có thể cô lập từng phần nên bị hư hại không nhiều Quân đội Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp để phát hiện các cửa vào (được ngụy trang) và phát hiện các cửa thông gió (thường được đặt giữa các bụi cây) Biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng chó nghiệp vụ Ban đầu có một số cửa vào và

lỗ thông gió bị chó nghiệp vụ phát hiện do chó ngửi được hơi người Tuy nhiên, sau đó, những người ở dưới địa đạo đã dùng xà phòng của Mỹ đặt ở cửa hầm và cửa thông gió nên chó nghiệp

vụ không thể phát hiện ra

Hiện nay, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hồ Chí Minh) trực tiếp quản lý cả hai di tích địa đạo Bến Dược và địa đạo Bến Đình Khu di tích gồm có hệ thống địa đạo (Bến Dược, Bến Đình),đền Bến Dược, khu quản trị, khu dịch vụ, khu vực tái hiện vùng giải phóng và vành đai diệt quân Mỹ, khu du lịch sinh thái - giải trí ven sôngSài Gòn

Địa đạo Củ Chi ở xã Phú Mỹ Hưng

Di tích địa đạo Củ Chi ở xã Phú Mỹ Hưng nằm phía Bắc Củ Chi là một hệ thống gồm hầm, địa đạo, giao thông hào, ụ chiến đấu, chủ yếu tập trung ở ấp Phú Hiệp thuộc xã Phú Mỹ Hưng với diện tích gần 100 mẫu: Tây Bắc giáp sông Sài Gòn, Đông Bắc giáp ấp Phú Lợi, Tây Nam giáp ấpLộc Thuận, Lộc Hưng (Trảng Bàng) và Đông Nam giáp ấp Phú Hòa Chọn Phú Hiệp lập hệ thốngđịa đạo là bởi vùng đất cao, lòng đất lẫn đá sỏi rắn chắc, có thể chịu sức ép bom 500kg và xe cơ giới của địch Đây là khu rừng chồi, tre và cao su lẫn lộn rất thích hợp cho địa hình du kích chiến.Năm 1961, địa đạo ở xã Phú Mỹ Hưng chỉ là những đường hầm ngầm sâu trong lòng đất, kéo dài vài chục thước, đôi khi giao nhau, chồng chéo cốt tránh địch hơn là đối phó Năm 1962, khi cuộc chiến chống đế quốc Mỹ bước sang giai đoạn quyết liệt, đồng chí Võ Văn Kiệt, lúc này là bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chỉ thị thành lập Ban chỉ đạo xây căn cứ có tên gọi là căn cứ Phú Hiệp do đồng chí Mười Phước - chỉ huy trưởng, các đồng chí: Tư Đạt, Năm Long, Ba Lùn, Tư

Ngày đăng: 12/05/2024, 12:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w