1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bai thu hoach ho so ky nang dam phan họp dong hs tv 03

11 900 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Đàm Phán Thương Mại
Tác giả Nguyễn Xuân Huy
Trường học Học viện Tư Pháp
Chuyên ngành Luật
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 244,78 KB

Nội dung

Hồ sơ tình huống tư vấn 03 Tổ chức đàm phán thương mại Công ty cổ phần Điện mặt trời SP I. Tóm tắt nội dung vụ việc Công ty cổ phần Điện mặt trời SP (Công ty SP) có 3 cổ đông là người Việt Nam, sở hữu 722.000 cổ phần chiếm 100% vốn điều lệ. Công ty cổ phần Điện mặt trời SP có 2 dự án điện mặt trời: 1 dự án điện mặt trời tại tỉnh X và 1 dự án điện mặt trời tại tỉnh Y. Hiện nay, 3 cổ đông hiện hữu (Bên bán) muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho nhà đầu tư nước ngoài (Bên mua). Bên Bán muốn bán cho Bên mua số cổ phần này với điều kiện: Phải trả tiền thanh toán 1 lần sau khi ký hợp đồng. Dự án điện mặt trời tại tỉnh Y không nằm trong giá bán (Bên bán chỉ muốn chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh X và giữ lại dự án điện mặt trời tại tỉnh Y). II. Xác định quan hệ hợp đồng dự kiến được xác lập Công ty SP có 03 cổ đông là người Việt Nam muốn chuyển nhượng 100% vốn điều lệ do mình sở hữu 722.000 cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Do đó quan hệ hợp đồng dự kiến được xác lập là hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Ngoài ra Công ty SP muốn chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh X và giữ lại dự án điện mặt trời tại tỉnh Y. Vì vậy quan hệ hợp đồng được xác lập là hợp đồng chuyển nhượng dự án. III. Các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng Bộ Luật dân sự 2015 Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư 2020 Luật Thương mại 2005 IV. Xây dựng các phương án đàm phán với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài 1. Với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài (bên mua) thống nhất như sau Bên Mua đồng ý nhận chuyển nhượng 722.000 cổ phần (Bảy trăm hai mươi hai nghìn cổ phần) thuộc sở hữu của Công ty SP. Giá trị chuyển nhượng cổ phần là 1.384.511.539 VNĐ (Một tỷ ba trăm tám mươi bốn triệu, năm trăm mười một nghìn, năm trăm ba mươi chín Việt Nam đồng). Đồng ý nhận chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh X. Công ty SP (Bên bán) chịu toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí phát sinh từ việc thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần các bên dự thảo ký kết. Đồng ý Bên bán thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân phát sinh từ việc chuyển nhượng cổ phần theo Hợp đồng này. 2. Vấn đề Bên mua cần làm rõ 2.1. Pháp lý của Công ty Cổ phần Điện mặt trời SP - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - Điều lệ Công ty SP - Điều kiện chuyển nhượng cổ phần - Nghĩa vụ về nợ, thuế, báo cáo tài chính của Công ty SP - Quyền sử dụng đất 2.2. Thông tin dự án đầu tư điện mặt trời tại tỉnh X, Y - Vốn đầu tư - Địa điểm đầu tư, diện tích đất sử dụng - Thời gian hoạt động đầu tư - Tiến độ thực hiện dự án đầu tư - Giá trị chuyển nhượng dự án mặt trời tỉnh X 3. Kế hoạch và phương án đám phán 3.1. Chuyển nhượng cổ phần Mục tiêu 1: Nhận chuyển nhượng cổ phần của Bên bán 03 cổ đông sở hữu hợp pháp 722.000 cp tại Công ty SP và tại thời điểm đàm phán này và có quyền chuyển nhượng cho Bên Mua. Yêu cầu phía Bên bán cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (xem xét cụ thể ngày thành lập), sổ đăng ký cổ đông, Điều lệ công ty, văn bản của Đại hội đồng cổ đông đồng ý chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác. Mục đích kiểm tra điều kiện chuyển nhượng và hạn chế chuyển nhượng cổ phần theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, cụ thể quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 (gọi tắt là LDN) Mục tiêu 2: Thỏa thuận thời điểm thanh toán, phương thức thanh toán Bên bán muốn Bên mua thanh toán 1 lần sau khi ký hợp đồng. Phương án 1: Yêu cầu Bên bán đồng ý cho Bên mua thanh toán thành nhiều đợt Lý do: Bên mua là nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư theo hình thức mua cổ phần của Công ty SP dẫn đến Bên mua nắm giữ trên 50% vốn điều lệ cần phải được chấp thuận từ cơ quan đăng ký đầu tư về việc mua cổ phần. Sau Bên mua được chấp thuận mua cổ phần, Bên mua tiến thành thủ tục đăng ký thay đổi cổ đông theo LDN (Căn cứ theo Điều 26 Luật Đầu tư 2020, Điều 66 Nghị định 31/2020/NĐ-CP). Vì vậy, Bên mua cần đàm phán để nhận chuyển nhượng cổ phần của Bên bán những cách như sau: Cách 1: - Đợt 1: Bên mua thanh toán 25% giá trị hợp đồng sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần này. - Đợt 2: Bên mua thanh toán 25% giá trị hợp đồng sau khi cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận cho Bên mua mua 100% cổ phần của Công ty SP - Đợt 3: Bên mua thanh toán 50% giá trị hợp đồng sau khi Bên mua là cổ đông sở hữu 100% vốn điều lệ Công ty SP trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư. Cách 2: - Đợt 1: Bên mua thanh toán trước 30% giá trị hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng - Đợt 2: Bên mua thanh toán 70% giá trị hợp đồng còn lại sau khi Bên mua trở thành cổ đông của Công ty SP Phương án 2: Thanh toán 1 lần duy nhất Trường hợp theo mong muốn của Bên bán yêu cầu Bên mua thanh toán 100% giá trị hợp đồng trong 1 lần duy nhất: Bên mua chỉ thanh toán trong 1 lần duy nhất khi tại thời điểm thanh toán, Bên bán đã hoàn tất cả thủ tục và Bên mua đã trở thành cổ đông Công ty SP Hoặc để đảm bảo Bên mua thanh toán 1 lần duy nhất, Bên mua thực hiện ký quỹ, cụ thể: Bên bán và Bên mua cùng mở một tài khoản ngân hàng tại Việt Nam, Bên mua sẽ thanh toán 100% giá trị hợp đồng gửi vào tại khoản ngân hàng này và phong tỏa lại. Sau khi Bên mua trở thành cổ đông của Công ty, 02 bên cùng chấm dứt phong tỏa ngân hàng và số tiền ký quỹ thuộc về Bên bán. 3.2. Chuyển nhượng dự án Đối với chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh X, cần đàm phán rõ cụ thể giá trị chuyển nhượng dự án điện mặt trời tỉnh X là bao nhiêu? Khi nào tiếp tục ký kết hợp đồng chuyển nhượng dự án? Hoặc khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần này giá trị chuyển nhượng cổ phần đã bao gồm giá trị chuyển nhượng của dự án mặt trời điện mặt trời tại tỉnh X? Việc Bên mua nhận chuyển nhượng toàn bộ 722.000 cổ phần tương đương với 100% Vốn Điều Lệ của Công ty SP, trong đó dự án mặt trời tại tỉnh X và tỉnh Y do Công ty SP là chủ đầu tư. Vì vậy, Bên bán chỉ muốn chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh X mà không chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh Y là không thể thực hiện được. Phương án 1: Tách Công ty Với mong muốn Công ty SP giữ lại dự án điện mặt trời tại tỉnh Y, đề xuất Công ty SP thực hiện thủ tục tách công ty theo Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020. Sau đó tiến hành điều chỉnh lại dự án đầu tư theo Điều 51 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Công ty SP giữ lại dự án mặt trời tỉnh X và công ty mới (công ty được tách) giữ lại dự án điện mặt trời mặt trời tại tỉnh Y Khi hoàn tất thủ tục tách tách công ty, Bên mua và Bên bán thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần này. Phương án 2: Giữ lại toàn bộ dự án điện mặt trời tại tỉnh X, Y Đề xuất đàm phán: sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (bao gồm cả 02 dự án của Công ty SP) và Bên mua trở thành cổ đông của công ty, thì Bên mua có nghĩa vụ thực hiện chuyển nhượng dự án Y cho cổ đông khi họ lập 1 tổ chức kinh tế mới. Tuy nhiên cần chú ý, Bên mua nhận chuyển nhượng cổ phần gồm 02 dự án nêu trên thì khi chuyển nhượng lại 01 dự án, thì giá chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh Y là cụ thể là bao nhiêu? Thời gian và người thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án điện mặt trời tỉnh Y này?

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

-o0o -BÀI THU HOẠCH Thực tập tại Học viện Tư Pháp: Tổ chức đàm phán thương mại (môn LS3)

Mã số hồ sơ:

LS.TV-03

B 4.1

GV hướng dẫn :

Học viên : NGUYỄN XUÂN HUY Ngày sinh : 20/8/1987

Số báo danh : 79 Lớp Luật sư : C3 khóa LS25.1hncn Ngày diễn: : 02/12/2023

Trang 2

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

I Tóm tắt nội dung vụ việc 1

II Xác định quan hệ hợp đồng dự kiến được xác lập 1

III Các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng 1

IV Xây dựng các phương án đàm phán với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài 1

1 Với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài (bên mua) thống nhất như sau 1

2 Vấn đề Bên mua cần làm rõ 2

2.1 Pháp lý của Công ty Cổ phần Điện mặt trời SP 2

2.2 Thông tin dự án đầu tư điện mặt trời tại tỉnh X, Y 2

3 Kế hoạch và phương án đám phán 2

3.1 Chuyển nhượng cổ phần 2

3.2 Chuyển nhượng dự án 3

3.2 Kế thừa quyền và nghĩa vụ của Công ty SP 4

3.3 Thỏa thuận về luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp 5

3.4 Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại 5

V NHẬN XÉT VỀ CÁC VAI DIỄN TẠI PHIÊN ĐÀM PHÁN 5

Trang 4

I Tóm tắt nội dung vụ việc

Công ty cổ phần Điện mặt trời SP (Công ty SP) có 3 cổ đông là người Việt Nam, sở hữu 722.000 cổ phần chiếm 100% vốn điều lệ

Công ty cổ phần Điện mặt trời SP có 2 dự án điện mặt trời: 1 dự án điện mặt trời tại tỉnh X và 1 dự án điện mặt trời tại tỉnh Y

Hiện nay, 3 cổ đông hiện hữu (Bên bán) muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho nhà đầu tư nước ngoài (Bên mua)

Bên Bán muốn bán cho Bên mua số cổ phần này với điều kiện:

Phải trả tiền thanh toán 1 lần sau khi ký hợp đồng

Dự án điện mặt trời tại tỉnh Y không nằm trong giá bán (Bên bán chỉ muốn chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh X và giữ lại dự án điện mặt trời tại tỉnh Y)

II Xác định quan hệ hợp đồng dự kiến được xác lập

Công ty SP có 03 cổ đông là người Việt Nam muốn chuyển nhượng 100% vốn điều lệ do mình sở hữu 722.000 cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài Do đó quan hệ hợp đồng dự kiến được xác lập là hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Ngoài ra Công ty SP muốn chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh X và giữ lại dự án điện mặt trời tại tỉnh Y Vì vậy quan hệ hợp đồng được xác lập là hợp đồng chuyển nhượng dự án

III Các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng

Bộ Luật dân sự 2015

Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư 2020

Luật Thương mại 2005

IV Xây dựng các phương án đàm phán với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài

1 Với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài (bên mua) thống nhất như sau

Bên Mua đồng ý nhận chuyển nhượng 722.000 cổ phần (Bảy trăm hai mươi hai nghìn cổ phần) thuộc sở hữu của Công ty SP.

1

Trang 5

Giá trị chuyển nhượng cổ phần là 1.384.511.539 VNĐ (Một tỷ ba trăm tám mươi bốn triệu, năm trăm mười một nghìn, năm trăm ba mươi chín Việt Nam đồng).

Đồng ý nhận chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh X

Công ty SP (Bên bán) chịu toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí phát sinh từ việc thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần các bên dự thảo ký kết

Đồng ý Bên bán thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân phát sinh từ việc chuyển nhượng cổ phần theo Hợp đồng này

2 Vấn đề Bên mua cần làm rõ

2.1 Pháp lý của Công ty Cổ phần Điện mặt trời SP

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Điều lệ Công ty SP

- Điều kiện chuyển nhượng cổ phần

- Nghĩa vụ về nợ, thuế, báo cáo tài chính của Công ty SP

- Quyền sử dụng đất

2.2 Thông tin dự án đầu tư điện mặt trời tại tỉnh X, Y

- Vốn đầu tư

- Địa điểm đầu tư, diện tích đất sử dụng

- Thời gian hoạt động đầu tư

- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư

- Giá trị chuyển nhượng dự án mặt trời tỉnh X

3 Kế hoạch và phương án đám phán

3.1 Chuyển nhượng cổ phần

Mục tiêu 1: Nhận chuyển nhượng cổ phần của Bên bán

03 cổ đông sở hữu hợp pháp 722.000 cp tại Công ty SP và tại thời điểm đàm phán này và có quyền chuyển nhượng cho Bên Mua

Yêu cầu phía Bên bán cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (xem xét cụ thể ngày thành lập), sổ đăng ký cổ đông, Điều lệ công ty, văn bản của Đại hội đồng cổ đông đồng ý chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác

2

Trang 6

Mục đích kiểm tra điều kiện chuyển nhượng và hạn chế chuyển nhượng cổ phần theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, cụ thể quy định tại khoản 3 Điều

120, khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 (gọi tắt là LDN)

Mục tiêu 2: Thỏa thuận thời điểm thanh toán, phương thức thanh toán

Bên bán muốn Bên mua thanh toán 1 lần sau khi ký hợp đồng

Phương án 1: Yêu cầu Bên bán đồng ý cho Bên mua thanh toán thành nhiều đợt

Lý do: Bên mua là nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư theo hình thức mua cổ phần của Công ty SP dẫn đến Bên mua nắm giữ trên 50% vốn điều lệ cần phải được chấp thuận từ cơ quan đăng ký đầu tư về việc mua cổ phần Sau Bên mua được chấp thuận mua cổ phần, Bên mua tiến thành thủ tục đăng ký thay đổi cổ đông

theo LDN (Căn cứ theo Điều 26 Luật Đầu tư 2020, Điều 66 Nghị định 31/2020/NĐ-CP).

Vì vậy, Bên mua cần đàm phán để nhận chuyển nhượng cổ phần của Bên bán những cách như sau:

Cách 1:

- Đợt 1: Bên mua thanh toán 25% giá trị hợp đồng sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần này

- Đợt 2: Bên mua thanh toán 25% giá trị hợp đồng sau khi cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận cho Bên mua mua 100% cổ phần của Công ty SP

- Đợt 3: Bên mua thanh toán 50% giá trị hợp đồng sau khi Bên mua là cổ đông sở hữu 100% vốn điều lệ Công ty SP trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư

Cách 2:

- Đợt 1: Bên mua thanh toán trước 30% giá trị hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng

- Đợt 2: Bên mua thanh toán 70% giá trị hợp đồng còn lại sau khi Bên mua trở thành cổ đông của Công ty SP

Phương án 2: Thanh toán 1 lần duy nhất

Trường hợp theo mong muốn của Bên bán yêu cầu Bên mua thanh toán 100% giá trị hợp đồng trong 1 lần duy nhất: Bên mua chỉ thanh toán trong 1 lần

3

Trang 7

duy nhất khi tại thời điểm thanh toán, Bên bán đã hoàn tất cả thủ tục và Bên mua

đã trở thành cổ đông Công ty SP

Hoặc để đảm bảo Bên mua thanh toán 1 lần duy nhất, Bên mua thực hiện ký quỹ, cụ thể: Bên bán và Bên mua cùng mở một tài khoản ngân hàng tại Việt Nam, Bên mua sẽ thanh toán 100% giá trị hợp đồng gửi vào tại khoản ngân hàng này và phong tỏa lại Sau khi Bên mua trở thành cổ đông của Công ty, 02 bên cùng chấm dứt phong tỏa ngân hàng và số tiền ký quỹ thuộc về Bên bán

3.2 Chuyển nhượng dự án

Đối với chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh X, cần đàm phán rõ cụ thể giá trị chuyển nhượng dự án điện mặt trời tỉnh X là bao nhiêu? Khi nào tiếp tục

ký kết hợp đồng chuyển nhượng dự án? Hoặc khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng

cổ phần này giá trị chuyển nhượng cổ phần đã bao gồm giá trị chuyển nhượng của

dự án mặt trời điện mặt trời tại tỉnh X?

Việc Bên mua nhận chuyển nhượng toàn bộ 722.000 cổ phần tương đương với 100% Vốn Điều Lệ của Công ty SP, trong đó dự án mặt trời tại tỉnh X và tỉnh

Y do Công ty SP là chủ đầu tư

Vì vậy, Bên bán chỉ muốn chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh X mà không chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh Y là không thể thực hiện được Phương án 1: Tách Công ty

Với mong muốn Công ty SP giữ lại dự án điện mặt trời tại tỉnh Y, đề xuất Công ty SP thực hiện thủ tục tách công ty theo Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 Sau đó tiến hành điều chỉnh lại dự án đầu tư theo Điều 51 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Công ty SP giữ lại dự án mặt trời tỉnh X và công ty mới (công ty được tách) giữ lại dự án điện mặt trời mặt trời tại tỉnh Y

Khi hoàn tất thủ tục tách tách công ty, Bên mua và Bên bán thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần này

Phương án 2: Giữ lại toàn bộ dự án điện mặt trời tại tỉnh X, Y

Đề xuất đàm phán: sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (bao gồm cả 02 dự án của Công ty SP) và Bên mua trở thành cổ đông của công ty, thì Bên mua có nghĩa vụ thực hiện chuyển nhượng dự án Y cho cổ đông khi họ lập 1

tổ chức kinh tế mới

4

Trang 8

Tuy nhiên cần chú ý, Bên mua nhận chuyển nhượng cổ phần gồm 02 dự án nêu trên thì khi chuyển nhượng lại 01 dự án, thì giá chuyển nhượng dự án điện mặt trời tại tỉnh Y là cụ thể là bao nhiêu? Thời gian và người thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án điện mặt trời tỉnh Y này?

3.2 Kế thừa quyền và nghĩa vụ của Công ty SP

Bên bán cần phải cam kết các nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán, tất cả các khoản nợ của Công ty còn đồn đọng đã hoàn thành nghĩa vụ trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần này

Bên mua cần phải yêu cầu Bên bán cung cấp báo cáo tài chính từ khi thành lập cho đến thời điểm ký kết hợp đồng, hoặc báo cáo tài chính trong vòng 1-2 năm gần nhất để kiểm tra tình hình doanh thu của công ty

3.3 Thỏa thuận về luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp

- Luật áp dụng:

Bên bán đồng ý bán và Bên mua đồng ý mua 722.000 cổ phần thuộc sở hữu của 03 cổ đông tại Công ty SP Và dự án điện mặt trời đang được thực hiện tại tỉnh

X và tỉnh Y tại Việt Nam

Pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư của Việt Nam quy định rõ cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần và chuyển nhượng dự án

Do đó, đề xuất áp dụng luật Việt Nam giải quyết tranh chấp là có cơ sở

- Cơ quan giải quyết

Khi 02 bên xảy ra tranh chấp không thể hòa giải, thương lượng được

Phương án 1: Yêu cầu Trung Tâm trọng tài thương mại Quốc tế Việt Nam (VIAC) để giải quyết

Phương án 2: Yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của nguyên đơn

3.4 Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, bên bị vi phạm

có quyền yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền do vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do thực tế xảy ra

5

Trang 9

Phương án 1: Nếu Bên mua là nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là cá nhân

Đề xuất phạt vi phạm theo thỏa thuận giữa 02 bên, mức phạt vi phạm là 10% (có thể thay đổi theo thỏa thuận giữa 02 bên) giá trị hợp đồng và lãi suất chậm trả không quá 20%/năm (theo Bộ Luật dân sự 2015) nếu không thanh toán tiền vi phạm

Phương án 2: Bên mua là nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là tổ chức nước ngoài

Áp dụng mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị

vi phạm theo Điều 301 Luật Thương mại 2005 và lãi suất chậm trả không quá 20%/năm (theo Bộ Luật dân sự 2015) nếu không thanh toán tiền vi phạm./

V NHẬN XÉT VỀ CÁC VAI DIỄN TẠI PHIÊN ĐÀM PHÁN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

6

Trang 10

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

7

Trang 11

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

8

Ngày đăng: 11/05/2024, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w