1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Biện Pháp Rèn Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 24 -36 Tháng Tuổi Trong Trường Mầm Non

25 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Rèn Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 24 - 36 Tháng Tuổi Trong Trường Mầm Non
Trường học Trường Mầm Non
Chuyên ngành Giáo Dục Mầm Non
Thể loại sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2021-2022
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 12,06 MB

Nội dung

* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến Rèn kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ từ rất sớm giúp trẻ có những kỹ năng tự lập ban đầu, thông qua các bài tập, làm mẫu chuẩn của cô giáo, trẻ học đ

Trang 1

MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

2 Cơ sở lý luận của vấn đề

4.2 Dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày

4.3 Giáo dục kỹ năng sống mọi lúc mọi nơi.

4.4 Phối hợp với cha mẹ và cộng đồng.

Trang 2

Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để pháttriển nhân cách, nếu trẻ em được sống trong một môi trường giáo dục tốt thìtrẻ sẽ có những đức tính tốt, do đó cần giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ ngay

từ khi trẻ học nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi

Vậy kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống là kỹ năng cần có trong cuộc sốnghàng ngày, cần có cho những hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với thửthách hàng ngày Để bước đầu trang giúp trẻ có kỹ năng như: Tự phục vụ, biếtđoàn kết với bạn bè cho trẻ một cách có hiệu quả nhất? Về phía các bậc cha

mẹ trẻ, số đông gia đình chiều chuộng con cái, phần lớn bố mẹ đi làm nênchưa có nhiều thời gian bên trẻ, gửi ông bà chăm sóc nên kỹ năng sống củatrẻ còn hạn chế, trẻ hay làm theo ý mình, ỷ nại, không có kỹ năng tự phục vụ.Trên thực tế có rất nhiều trẻ còn đang thiếu kỹ năng sống như: Khôngbiết tự bảo vệ và chăm sóc bản thân…trẻ thụ động và luôn tìm kiếm sự giúp

đỡ từ người lớn Cha mẹ không chú ý đến con mình ăn uống như thế nào, trẻ

có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không?, trẻ chưabiết hành vi của mình là đúng hay sai, làm những gì con thích, chiều con từnhỏ nên nhiều lúc vô tình làm trẻ thiếu kỹ năng sống cơ bản

Năm học 2021-2022 tôi được nhà trường phân công phụ trách nhómlớp 24- 36 tháng tuổi Trẻ cần được hướng dẫn vận dụng kỹ năng sống vàocác sinh hoạt thường ngày giúp trẻ có thói quen tốt ngay từ nhỏ Ở độ tuổinày trẻ bước đầu được làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, kỹ năng tựphục vụ, khả năng thích nghi và thích khám phá thế giới xung quanh

Chính vì thế tôi đã chọn đề “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non.” làm đề tài nghiên cứu đưa ra kế

hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách hiệu quả nhất

2.Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

* Điều kiện.

Trang 3

- Phòng học thoáng, đủ trang thiết bị đảm bảo đủ diện tích, đồ dùng,

trang thiết bị đủ theo quy định

- Giáo viên nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, luôn tích cực trong công việc

chăm sóc giáo dục trẻ, năng lực chuyên môn tốt, thường xuyên học hỏi nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

-Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, bạn bè đồng nghiệp

- Được sự đồng thuận, ủng hộ của phụ huynh nhóm lớp

*Thời gian áp dụng

- Từ tháng 9/2021 – tháng 2/2022

* Đối tượng áp dụng

Trẻ 24 - 36 tháng tuổi do tôi phụ trách

3 Nội dung sáng kiến.

* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến

Rèn kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ từ rất sớm giúp trẻ có những kỹ năng tự

lập ban đầu, thông qua các bài tập, làm mẫu chuẩn của cô giáo, trẻ học đượccác kỹ năng cần thiết như tự cất ba lô, tự xúc cơm…Tạo niềm tin tới cha mẹ

* Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Với sáng kiến “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 24 - 36 tháng

ở trường Mầm non” tôi đưa ra có khả năng áp dụng và triển khai tới nhiều

lớp học ở lứa tuổi 24 - 36 tháng trong toàn huyện

* Lợi ích thiết thực của sáng kiến:

Sau khi áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy:

- Trẻ trong lớp tôi đã có tinh thần thoải mái, vui vẻ, trẻ khỏe mạnhnhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin khi thực hiện một số kỹ năng sống đơn giản

- Giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ 24

- 36 tháng tại trường mầm non

- Phụ huynh phấn khởi, tin tưởng khi đưa con đến lớp, nhờ đó mà tỷ lệhuy động trẻ ra lớp tăng lên đáng kể

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Trang 4

Sau khi sáng kiến này được áp dụng vào lớp tôi thì tôi thấy đa phần trẻthích nghi với trường lớp mầm non, trẻ năng động, sáng tạo, khám phá, giảiquyết công việc một cách hứng thú, hợp lý, tự giác tham gia các hoạt động,

có kỹ năng và cảm xúc của trẻ phát triển tốt

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.

*Đối với nhà trường:

Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các buổi thảo luận giáo kỹ năngsống cho trẻ để giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong việc dạy trẻ

Cần tạo điều kiện cho giáo viên được đi thăm quan học tập ở các đơn

vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

*Đối với phòng giáo dục:

Đối với Phòng giáo dục tổ chức các lớp chuyên đề về giáo kỹ năngsống cho trẻ cho giáo viên được tham gia nâng cao chất lượng chuyên môntrong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ

Cung cấp thêm các tài liệu có liên quan về việc dạy kỹ năng sống chotrẻ như: Các loại sách, báo, băng đĩa, hình ảnh tạo điều kiện thuận lợi trongviệc dạy kỹ năng sống cho trẻ

Tổ chức chia sẻ những sáng kiến kinh nghiệm hay, những giải phápmới về kỹ năng sống cho giáo viên học tập

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN.

1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”.

Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của

sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ

Lâu nay, chúng ta thường quan niệm: Rèn dạy kỹ năng sống chủ yếu chỉdành cho người lớn Nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng, dạy kỹ năngsống ban đầu cho trẻ ở trường mầm non là rất quan trọng trong việc hìnhthành thói quen và nhân cách của bé sau này

Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, giúp trẻ có được

những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp Chính

trường mầm non và gia đình là môi trường rèn luyện tốt nhất, giáo viên mầmnon và cha mẹ là những người hướng dẫn tốt nhất cho trẻ

Đối với trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi nói riêng khả năng tiếp thu, nhận

thức của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ mau quên và hay hành động theo ýmuốn Vì vậy để dạy những kỹ năng sống cho trẻ chỉ là những bước đầu giúptrẻ các kỹ năng như: Biết về bản thân mình, mạnh dạn tự tin, kỹ năng giaotiếp, tự phục vụ bản thân, biết hợp tác chơi với các bạn, kỹ năng thích nghivới môi trường, với cuộc sống thế giới xung quanh cho trẻ thì cô giáo chính

là người giữ vai trò và nhiệm vụ quan trọng, lồng ghép các hoạt động đểtruyền thụ các kỹ năng cho trẻ

Thực tế thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên,hay nói leo, trả lời không trọn câu hay một số cháu rất ít nói và rụt rè tronggiao tiếp Hay ỷ nại vào người lớn, cô giáo giúp đỡ Chính vì vậy tôi lựa chọn

đề tài "Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục hiện nay.

1.1 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích của biện pháp tôi muốn phụ huynh hiểu được tầm quan trọngcủa việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ giai đoạn 24 – 36 tháng đồng

Trang 6

thời cũng để phụ huynh hiểu được kế hoạch giáo dục của các cô tại nhóm lớp

từ đó phụ huynh sẽ tích cực hơn trong việc giáo dục trẻ tại nhà

Giúp trẻ có những kỹ năng sống cơ bản qua các hoạt động học, giờ ăn,hoạt động trò chơi và các kỹ năng tự phục vụ của trẻ

Tìm ra các giải pháp phù hợp giúp cho trẻ tiếp thu tốt hơn, trẻ có nề nếphơn và mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động kỹ năng sống cho trẻ theoyêu cầu của cô

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại lớp Nhà trẻ A Trường mầm non

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Nhóm phương pháp trực quan

- Phương pháp điều tra thực trạng

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

2.Cơ sở lý luận của vấn đề:

Hiện nay ở trong các gia đình trẻ em được quá chiều chuộng, đây chính

là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ không có kỹ năng tự phục vụ bản thânmình Và việc bố mẹ quá lạm dụng khi cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tửdẫn đến trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với mọi người xung quanh, chính vì thế màkhả năng giao tiếp và thích nghi với cuộc sống của trẻ còn hạn chế Điều nàyảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ

Bản thân tôi là một giáo viên đã chăm sóc và giáo dục trẻ tại độ tuổi nhàtrẻ, trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tôi luôn chú trọng đến việc hìnhthành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày như: Tập cho trẻ

tự phục vụ (xúc cơm, uống nước; mặc quần áo, đi dép, vệ sinh, cởi quần áokhi bị bẩn, ướt; Lấy gối đi ngủ; Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay,rửa mặt;

Chính điều đó làm tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để hình thành cho trẻcác kỹ năng tự phục vụ bản thân đơn giản mà lại hiệu quả, nhằm giúp trẻ phát

Trang 7

triển tính nhanh nhẹn, tự tin, tự chủ trong mọi tình huống Tôi cho rằng, khi

áp dụng biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi,trẻ sẽ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, trẻ sẽ tự tin,mạnh dạn, chủ động, tự giác và làm chủ trong mọi tình huống, góp phần hoànthiện nhân cách cho trẻ

Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” đưa ra để áp dụng

trong việc hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đều thiết thực, phù hợp vớikhả năng, nhận thức của trẻ

3.Thực trạng:

3.1 Thuận lợi:

- Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhàtrường Thường xuyên được tham gia các lớp kiến tập, chuyên đề do Phònggiáo dục tổ chức

- Giáo viên tại nhóm lớp đều có chuyên môn tốt, yêu nghề, kỹ năng giaotiếp tốt Có khả năng tổ chức chuyên đề kỹ năng sống

- Trẻ ở lớp đa số trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn Không có trẻ

khuyết tật Một số trẻ có kỹ năng biết tự phục vụ bản thân tốt

- Các bậc phụ huynh quan tâm đến các hoạt động của trẻ trong trườngmầm non Một số phụ huynh thường xuyên trao đổi với giáo viên trực tiếpcũng như qua tin nhắn zalo, facebook, để trao đổi về kỹ năng của trẻ nhữnglúc trẻ ở nhà

3.2 Khó khăn:

- Giáo viên Chưa tổ chức độc lập nhiều hoạt động giáo dục kỹ năngsống, thường lồng ghép vào hoạt động khác Giáo dục kỹ năng sống cho trẻnhà trẻ là việc làm khó

Trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi, khả năng phát âm của trẻ còn kém Một số trẻcòn bé, lần đầu đến lớp, nhút nhát, kỹ năng hạn chế, chưa nghe lời cô Một sốtrẻ nói chưa rõ câu, chưa hiểu lời người lớn nói, nên rất khó tiếp nhận kiếnthức để đạt mục tiêu

Trang 8

Kiến thức về kỹ năng sống của trẻ còn nghèo nàn, trẻ còn quá nhỏ chưađến trường lớp bao giờ, khả năng tiếp thu kiến thức hạn chế, trẻ đi học khôngthường xuyên ảnh hưởng rất nhiều đến việc giáo dục kỹ năng cho trẻ.

- Đa số phụ huynh còn chiều chuộng trẻ Chưa hiểu tầm quan trọng giáodục kỹ năng sống cho trẻ, chỉ nghĩ trẻ nhỏ được chơi

3.3 Khảo sát thực trạng:

Trước khi áp dụng các giải pháp của đề tài "Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” Tôi tiến

hành khảo sát tình hình của trẻ như sau:

KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM

học sinh

Trước khi áp dụng

Kết quả khảo sát trẻ cho thấy kỹ năng sống của trẻ đạt thấp, vì vậy tôi

đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:

có gì là sớm vì xung quanh trẻ có rất rất nhiều kỹ năng cần thiết

Tôi lựa chọn xác định được kỹ năng sống cơ bản với lứa tuổi của 24-36tháng tuổi phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương Tôi tự học, tự bồidưỡng các tài liệu liên quan giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng tuổi.Tôi xây dựng lồng ghép cụ thể như sau:

* Về mặt kỹ năng của trẻ

Trang 9

+ Kỹ năng tự phục vụ như: Trẻ biết cất đồ dùng gọn gàng đúng nơi quyđịnh như: Cặp, dép, ghế ngồi Biết lấy cốc, khăn để dùng.

+ Kỹ năng ăn uống, vệ sinh cá nhân như: Biết tự xúc cơm ăn, ăn hếtsuất khi ăn cơm không làm rơi vãi, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định

+ Kỹ năng chào hỏi, giao tiếp: Chào hỏi cô, bố mẹ, các bạn khi đi học

và khi ra về Biết lắng nghe cô nói và trả lời câu hỏi của cô khi được hỏi Trẻmạnh dạn khi giao tiếp với mọi người

* Về mặt nhận thức:

- Trẻ thích tò mò và ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh

- Trẻ biết được việc mình vừa làm sai, làm cô giáo và bạn không vui

- Trẻ nhận biết được tên tuổi của mình, kể về các thành viên trong gia đình vàđịa chỉ gia đình, biết được tên những người xung quanh khi được hỏi đến

* Về mặt hợp tác:

- Trẻ biết đoàn kết, hợp tác, nhường nhịn và quan tâm nhau trong khi chơi

- Trẻ có thái độ cư xử đúng mực với bạn và mọi người xung quanh

Sau khi xác định được kỹ năng của trẻ tôi căn cứ vào tình hình thực tếcủa trường, vào điều kiện cơ sỏ vật chất, tôi đã xây dựng kế hoạch trọng tâmcho từng tháng việc thực hiện kỹ năng sống cho trẻ để lồng ghép vào nội dunggiáo dục trẻ như sau:

- Dạy trẻ cách cầm thìa xúc cơm ăn

- Dạy trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định

-Dạy trẻ chào hỏi lễ phép

- Làm mẫu, thực hành

- Làm mẫu, thực hành

- Trải nghiệm và thực hành

- Thực hành

2 Tháng 11

& Tháng

- Dạy trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định

- Làm mẫu, thực hành

Trang 10

12 - Kỹ năng đeo, cất ba lô

- Bê ghế về tổ, về bàn, cất ghế

- Bé lấy nước uống

- Làm mẫu, thực hành

- Làm mẫu, thực hành

4 Tháng 3

đến Tháng

5

- Kể những mẫu chuyện kỹ năng sống của các bạn nhỏ

- Giúp trẻ thực hiện những công việc đơn giản

- Phương pháp dùng lời

-Thực hành, trải nghiệm

Như vậy sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã xây dựng được kế hoạch phùhợp các nội dung phù hợp với độ tuổi 24-36 tháng từ dễ đến khó, bổ sung đầy

đủ vào ngân hàng nội dung của lớp

4.2.Biện pháp 2: Rèn kỹ năng sống thông qua tiết học kỹ năng.

Theo TS Trần Bội Lan, chuyên gia tư vấn đào tạo, Trung tâm ABS

TPHCM cho biết: “Ở các nước trên thế giới, giáo dục kỹ năng sống được đưa vào chương trình giảng dạy và là một môn học” Các chuyên gia cho rằng:

nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em hết sức đơn giản và gần gũi vớitrẻ Vì thế tôi đã đưa vào mỗi tháng 1 tiết dạy hoạt động giáo dục kỹ năngsống cụ thể để trẻ được thực hành, trải nghiệm tốt các kỹ năng, hứng thú thamgia vào hoạt động, mỗi tháng tôi dạy một hoạt động học kỹ năng sống thayvào hoạt động nhận biết tập nói

* Thông qua hoạt động kỹ năng sống:

VD1: Hoạt động dạy trẻ kỹ năng cầm bát, cầm thìa Tôi thực hiện như sau

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ hát bài “ Mời bạn ăn”,

+ Và khi ăn các con cần có gì? Cái gì đựng cơm, cái gì để xúc cơm

*Hoạt động 2: Rèn kỹ năng cầm bát, cầm thìa xúc ăn

Trang 11

- Cô mời 2 bạn lên ngồi xúc ăn và cho cả lớp quan sát.

- Các con thấy các bạn đang làm gì đó?

- Khi cầm thìa xúc ăn thì phải cầm bằng tay nào?

-> Khi cầm thìa xúc ăn thì các con phải cầm thìa bằng tay phải và cầm thìa bằng 3 ngón tay, cầm ở giữa thìa không cầm sát cán thìa

* Thực hành, trải nghiệm

-Cô giới thiệu cho trẻ biết ở trên bàn cô đã chuẩn bị bát thìa cho các con tập xúc ăn Cô cho từng nhóm xúc ăn và mời nhóm còn lại nhận xét xem các bạn

đã cầm thìa đúng tay phải để xúc ăn chưa

- Cô cho cả lớp xúc ăn, cô nhận xét chung cả lớp

*Hoạt động 3: Kết thúc.

- Các con vừa được cô dạy các con biết làm gì? GD trẻ biết xúc ăn gọn gàng,

ăn hết suất và giữ gìn bát, thìa Thức ăn rơi nhặt vào đĩa và lau tay vào khăn

Hình ảnh tiết học kỹ năng cầm bát, thìa

VD 2: Giáo án: Đề tài: Dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép

1 Ổn định tổ chức

- Cho trẻ hát bài “Lời chào buổi sáng”

- Các con ơi! Sáng nay ai đưa các con đến trường?

+ Sáng đi học các con chào ai? Đến lớp chào ai?

- Hôm nay cô và các con sẽ tập làm những bé ngoan, bé lễ phép nhé

Trang 12

2 Phương pháp hình thức tổ chức

* Hoạt động 1: Cách chào hỏi lễ phép

- Cho trẻ xem vi deo Chị bạn Bảo đi đâu?

- Trước khi đi học chị đã làm gì?

- Bạn Bảo đi đâu về? Bạn đã chào ai?

- Các con ơi thế sáng ra trước khi đi học thì các con chào ai?

- Gọi 1 – 2 trẻ

* Các con cùng quan sát lên màn hình xem các bạn làm gì nhé

- Cho trẻ xem video

- Khi cô giáo vào lớp các bạn làm gì?

- Khi ngồi trong lớp các bạn ngồi như thế nào?

- Các con đi học tới lớp chúng mình chào ai? ( Cho 2-3 trẻ chào)

- Khi chào thì các con khoanh tay, đầu hơi cúi và mặt tươi cười

* Hoạt động 2: Dạy trẻ cách chào hỏi

+ Dạy trẻ cách chào hỏi người lớn!

- Cô giới thiệu các cô giáo dự giờ lớp

+ Cho trẻ quay lại khoanh tay chào (Các con khoanh tay trước ngực, đầu hơicúi, miệng cười tươi, giọng nói phải to, rõ ràng)

- Vậy khi gia đình mình có khách thì con chào như thế nào?

- Khi đi học về các con chào ai?

- Gặp ban bè chào như nào? Cho trẻ cùng chào hỏi nhau

* Hoạt động 3: Trẻ thực hành.

Cô tạo tình huống cho trẻ chào Cô đội mũ mặc áo bác sĩ

+ Các bạn ơi! Các bạn có biết tôi là ai không? À tôi là cô bác sĩ đấy

+ Cô chào, 1 – 2 trẻ cho trẻ chào lại

+ Bác sỹ đến tặng lớp mình khẩu trang đấy

- Cô cho 1 trẻ lên nhận quà ( Cho trẻ cảm ơn)

=> Để trở thành một em bé ngoan, được mọi người yêu quý thì khi gặp mọi

người các con phải biết chào hỏi lịch sự, lễ phép, và phải biết yêu thương giúp

đỡ bạn bè, biết cảm ơn khi được nhận quà, biết xin lỗi khi mình mắc lỗi nhé!

Ngày đăng: 11/05/2024, 08:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w