1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Giải Pháp Tạo Hứng Thú Trong Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi B3 Trường Mầm Non Đại Lai

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Tạo Hứng Thú Trong Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi B3 Trường Mầm Non Đại Lai
Tác giả Hoàng Thị Hồng
Trường học Trường Mầm Non Đại Lai
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đại Lai
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 5,59 MB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNHTRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CẤP NGÀNH TÊN SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH

TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI

SÁNG KIẾN

ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CẤP NGÀNH

TÊN SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI B3 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI

Tác giả: HOÀNG THỊ HỒNG

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Đại Lai

Bộ môn (chuyên ngành): Giáo dục Mầm non.

Trang 2

Đại Lai, tháng 01 năm 2024

Mẫu 01/SK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp ngành, đơn vị Trường Mầm non Đại Lai

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện.

1 Tên sáng kiến: “Một số giải pháp tạo hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi B3 trường Mầm non Đại Lai”.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy cho trẻ trong lĩnh vựcphát triển nhận thức

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Hoàng Thị Hồng

- Cơ quan,đơn vị: Trường mầm non Đại Lai

- Địa chỉ: Đại Lai - Bình - Bắc Ninh ĐT: 0973.554.363

4 Các đồng tác giả: Không

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

- Tên chủ đầu tư: Hoàng Thị Hồng

- Cơ quan đơn vị: Trường mầm non Đại Lai

- Địa chỉ: Đại Lai - Gia Bình - Bắc Ninh

6 Các tài liệu kèm theo:

6.1 Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (Đóng trongcuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận sáng kiến): Mẫu 02/SK

Đại Lai, ngày … tháng … năm …….

Tác giả sáng kiến

Trang 3

Hoàng Thị Hồng

Trang 4

Mẫu 02/SK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

3 Các thông tin cần bảo mật: Không có.

4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm:

Những giải pháp mà tôi đã chọn trước đây còn mang tính chung chung, hầu hết là dựa trên lý thuyết, chưa đi sát vào thực tế, khi áp dụng thì hiệu quả chưa thực

sự cao

5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:

Giải pháp mà tôi chọn là tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động trải nghiệm đểnâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và hơn hết là tạo hứng thú cho trẻtrong hoạt động khám phá khoa học

Những giải pháp mà sáng kiến tôi đưa ra có những nét khác và mới so vớicác giải pháp trước đây, vừa có tính kế thừa và phát huy những ưu điểm, đồng thờiđược áp dụng thực tế hàng ngày trong lớp học, trong nhà trường, phù hợp với nănglực, điều kiện của học sinh lớp 4 – 5 tuổi B3 và của trường Mầm non Đại Lai

6 Mục đích của giải pháp sáng kiến:

Nhằm góp phần tìm ra các biện pháp tốt nhất để giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt mônkhám phá khoa học, giúp trẻ có hứng thú trong hoạt động khám phá cũng nhưkhích thích tính tò mò ham học hỏi của trẻ cũng như hình thành cho trẻ những kỹnăng cơ bản về môn học Giúp trẻ phản ảnh được thế giới xung quanh cuộc sống

Trang 5

con người một cách đa dạng, phong phú, hấp dẫn, sáng tạo Tạo cho trẻ sự hứng thú

và hiệu quả khi tham gia hoạt động khám phá khoa học

Thông qua hoạt động khám phá khoa học hình thành nhận thức về sự vật hiệntượng xung quanh và quan trọng hơn là giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiênnhiên, với xã hội cho trẻ Qua môn học giúp nhân cách trẻ phát triển toàn diện, đưa

trẻ hướng tới “Chân - Thiện - Mĩ”.

Tham mưu với nhà trường xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với độ tuổicủa trẻ Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcmôn học khám phá hoa học cho chị em đồng nghiệp trong nhà trường

7 Nội dung:

7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:

Giải pháp 1: Xây dựng nội dung khám phá khoa học và xây dựng kế hoạch theo từng chủ dề phù hợp với trẻ

Với mong muốn trẻ sẽ được mở rộng và trau dồi các kỹ năng quan sát, sosánh, phân loại, dự đoán, tìm hiểu và được nâng cao hiểu biết của mình về thếgiới tự nhiên Do vậy ngay từ đầu ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch theotừng chủ đề

Số thứ

1 Trường mầm non - Vật chìm, vật nổi.

- Cuộc chạy đua của 3 cây nến

Trang 6

- Táo lê đổi màu.

7 Thế giới thực vật - Quá trình phát triển của cây từ hạt.

- Cây cần gì để lớn lên và phát triển

8 Phương tiện giao thông - Các loại ô tô?

- Một vài chất tan trong nước

- Vì sao trứng lại nổi

Giải pháp 2: Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho trẻ khám phá

a Môi trường trong lớp

Môi trường trong lớp học có ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo hứng thú chotrẻ Chính vì vậy các mảng tường chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề củacác góc tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắcđẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ để gây ấn tượng cho trẻ

Đối với các góc chơi ở trong lớp cũng được tôi thiết kế trang trí đẹp mắt, cácgóc chơi được bố trí phù hợp: Góc động chơi xa góc tĩnh

Đồ dùng ở các góc tôi luôn sắp xếp theo hướng mở tạo thuận lợi cho trẻ thamgia hoạt động Đặc biệt đồ dùng và nguyên vật liệu ở góc Nghệ thuật luôn được tôi

Trang 7

để ở trong tầm với của trẻ, giúp các con dễ dàng lấy và cất trong quá trình hoạtđộng.

b Môi trường ngoài lớp:

- Ở góc thiên nhiên là góc dành riêng cho trẻ để khám phá xung quanh Ở gócnày tôi trồng rất nhiều cây xanh Tôi bố trí sẵn bình nước tưới, chăm sóc cây để khitrẻ tham gia ở hoạt động góc để trẻ vừa chăm sóc cây và khám phá các loại cây.Trong quá trình chăm sóc ở góc thiên nhiên, trẻ được hình thành kỹ năng, kỹ xảolao động, được bồi dưỡng phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức tráchnhiệm trong công việc được giao Trong hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sátnhững sự thay đổi của từng ngày, từng mùa của các lá trên từng cây và cho trẻ tìmtòi sự giống nhau và khác nhau giữa các loại cây với nhau, cây ra hoa, cây ăn quả,cây cho bóng mát

- Từ đó trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và hình thành thái độ đúngđắn với môi trường, rèn luyện kỹ năng chăm sóc cho cây

Giải pháp 3: Một số trò chơi nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ hoạt động thí nghiệm khoa học

Ví dụ 1: Khi cho trẻ làm quen với chủ đề động vật cô có thể tổ chức cho trẻchơi với các trò chơi sau đây:

Trò chơi 1: “Bắt cá”

- Chuẩn bị: Cá, bể nước nông, chậu cá

- Cách chơi: Cho trẻ xuống bể bắt cá trong một thời gian là một bản nhạc,bạn nào bắt được nhiều cá hơn thì bạn ấy chiến thắng

- Luật chơi: Thi xem ai bắt được nhiều cá hơn thì bạn ấy chiến thắng

- Nhận xét sau khi chơi: Sau khi trẻ bắt được cá cô hỏi bạn bắt được nhiều cá

bí quyết để bắt được cá và cho trẻ quan sát nhận xét con cá vừa bắt được

Trò chơi 1: Tìm lá cho cây:

Chuẩn bị: 3-4 giỏ

Trang 8

Cách chơi: Cô chia trẻ tành 3 tổ hoặc 4 tổ mỗi tổ nhặt một số loại là cây rụng

ở sân trường theo yêu cầu của cô trong một khoảng thời gian nhất định Đội nàonhặt đúng yêu cầu của cô đội đó sẽ chiến thắng

Giải pháp 4: Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động trải nghiệm

Thông qua các thao tác nhìn, sờ, ném, ngửi… trẻ dễ dàng lĩnh hội nắm bắt vàkhắc sâu kiến thức Khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học nếu thiếu nhữngthao tác thực hành trải nghiệm thì trẻ không tập trung, chú ý và sẽ không khắc sâuđược kiến thức hoặc mau quên

Vì trẻ mẫu giáo có sự tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm sống của trẻcòn ít nên tôi thường xuyên tận dụng các vật thật phù hợp để dạy trẻ Khi cho trẻđược tiếp xúc với vật thật thì tôi nhận thấy trẻ hứng thú và nắm bắt kiến thức mộtcách rõ ràng nhất

Tạo điều kiện cho trẻ thực hành trải nghiệm với sự vật hiện tượng chính làcho trẻ luôn luôn làm quen với sự vật hiện tượng xung quanh một cách trực tiếpnhư nhìn, sờ, nếm, ngửi Trong qua đó trẻ được bộc lộ tính cách và được hìnhthành phát triển tâm lý và phát triển thêm vốn từ cho trẻ

Giải pháp 5: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ

Một trong những phương pháp quan trọng và không thể thiếu đối với khámphá khoa học là quan sát, so sánh và phân loại Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đốitượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những cách vào bài khác nhau để gây sự chú ý,

tò mò của trẻ, có thể dùng câu đố, bài hát… Để trẻ nhận biết đối tượng bằngtranh ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình

Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, trẻ được quan sát thật kỹ, trẻ biết đưa

ra ý kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu hỏi gợi mở của cô, cứ mỗi lần làmquen như vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài

Qua các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời, dã ngoại… khi trẻquan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra trọn vẹn đối tượng

Trang 9

đó Qua hoạt động cho trẻ quan sát cô đưa ra các câu hỏi đàm thoại để cho trẻ sosánh và phân loại từ đó sẽ phát huy khả năng sáng tạo và tư duy cho trẻ.

Giải pháp 6: Ứng dụng các thí nghiệm khám phá khoa học vào các hoạt động

+ Thí nghiệm 1: Quả trứng thần bí Cách tiến hành một thí nghiệm như sau:Mục đích: Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán Kích thích tính tìm tòi,ham hiểu biết

Cô cho trẻ thực hành, quan sát và rút ra kết luận: Quả trứng trong cốc nướcmuối sẽ nổi lên trên mặt nước vì trứng nặng hơn nước muối, nhưng quả trứng sẽchìm trong nước ngọt vì nó nặng hơn nước ngọt

+ Thí nghiệm 2: Nam châm hút gì

Trẻ biết được đặc tính của nam châm đó là hút các vật có hợp chất của sắt và không hút được các vật không có hợp chất của sắt như gỗ, nhựa, giấy, xốp

Cô và trẻ thảo luận và rút ra kết luận: Nam châm hút các vật có hợp chất củasắt và không hút được các vật không có hợp chất của sắt như gỗ, nhựa, giấy, xốp

Giải pháp 7: Phối kết hợp với với phụ huynh

Tôi thường trao đổi với các bậc phụ huynh để phụ huynh giúp trẻ phát huy tínhsáng tạo, tư duy của trẻ trong việc khám khá sự vật hiện tượng xung quanh ở mọi lúcmọi nơi

Ngoài việc phối hợp trên tôi còn vận động các bậc phụ huynh cùng tham giađóng góp thêm các loại đồ dùng dễ kiếm như: Sưu tầm các loại tranh ảnh về cáccon vật, hoa quả, các bậc phụ huynh đã ủng hộ các cây cảnh, cây hoa để trồng ởvườn trường và góc thiên nhiên, vì phần lớn là trẻ em nông thôn nên đặc biệt cácsẩn phẩm của nông nghiệp được phụ huynh ủng hộ rất nhiệt tình

* Kết quả của sáng kiến:

Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp STT Nội dung đánh giá Trước khi thực Sau khi thực hiện

Trang 10

hiện giải pháp giải pháp

Trẻ đạt Tỷ lệ

(%) Trẻ đạt

Tỷ lệ(%)

7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng của sáng kiến:

Các giải pháp được áp dụng lần đầu tiên tại lớp vào tháng 09/2022 đã góp phần nâng cao chất lượng dạy trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4 – 5 tuổi B3 trường mầm non Đại Lai

7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến:

Lợi ích về mặt kinh tế: Với sự phối kết hợp của các bậc phụ huynh học sinh và

giáo viên trong việc tận dụng, thu thập các nguyện vật liệu phế thải sử dụng trongcác giờ hoạt động khám phá khoa học sẽ đem lại hiệu quả cao nhất với mức chi phíthấp Tận dụng sản phẩm từ các hoạt động khác nên cũng giảm chi phí mua nguyênvật liệu làm thí nghiệm

Lợi ích về mặt xã hội: Giải pháp giúp bản thân có thêm tư liệu nghiên cứu

cách tổ chức hoạt động khám phá một cách khoa học để từ đó nâng cao chất lượnghoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non Đồng thời thu hút sự tham gia củatrẻ, của phụ huynh cùng cô chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức hoạt động khámphá đạt hiệu quả cao Nâng cao nhận thức đối với phụ huynh học sinh về việc tổ

Trang 11

chức hoạt động khám khoa học cho trẻ, từ đó phụ huynh có tinh thần ủng hộ cho cô

và trẻ cả về vật chất lẫn tinh thần Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể phụ huynhtrong nhà trường về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non

Trang 12

Chương 1: Khái quát thực trạng của sáng kiến 4 - 6

Chương 2: Một số giải pháp được áp dụng lần đầu tại lớp

1 Giải pháp 1: Xây dựng nội dung khám phá khoa học và xây

dựng kế hoạch theo từng chủ đề phù hợp với trẻ 6 - 7

2 Giải pháp 2: Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho trẻ khám phá 7 - 10

3 Giải pháp 3: Một số trò chơi nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ

4 Giải pháp 4: Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động trải nghiệm 13 - 17

5 Giải pháp 5: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại

6 Giải pháp 6: Ứng dụng các thí nghiệm khám phá khoa học

7 Giải pháp 7: Phối kết hợp với với phụ huynh 19 - 20

1 Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng

Trang 13

PHẦN I MỞ ĐẦU

I Mục đích của sáng kiến

Như chúng ta đã biết, bậc học mầm non là bậc học quan trọng nhất trong hệthống giáo dục quốc dân, là cơ sở hình thành tính cách ban đầu cho trẻ Ở trườngmầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen nhiều hoạt độngkhác nhau, trong đó có hoạt động “ Khám phá khoa học” hoạt động này có ý nghĩarất quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ nói riêng và phát triển toàndiện cho trẻ nói chung Hoạt động khám phá khoa học trong trường mầm non làmột phương tiện phát triển nhận thức cho trẻ rất hữu hiệu Thông qua hoạt độngkhám phá khoa học giúp trẻ phát triển các tri thức tâm lý cũng như khả năng trigiác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy, tìm tòi, khámphá và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo, ham muốn tìm hiểu thếgiới xung quanh của trẻ

Khám phá khoa học đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi B3 nóiriêng nhằm khơi dậy tính ham học hỏi, khám phá ở trẻ, đồng thời thông qua cáchoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹnăng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và đam mê được tìmhiểu khoa học

Tuy nhiên chất lượng và cách tổ chức hoạt động được cải thiện một cách khátốt nhưng hiệu quả chưa cao, vì đặc trưng của môn học còn khô khan nên dễ gâynhàm chán cho trẻ, đồ dùng đồ chơi cô chuẩn bị rất nhiều nhưng vẫn mang tínhcứng nhắc và có phần gò bó đối với trẻ, sự tò mò tự ham học hỏi của trẻ chưa hứngthú, trẻ chưa tích cực hoạt động, trẻ còn rụt rè, chưa mạnh dạn thể hiện kiến thứccủa bản thân, không tự tin khi nêu lên những hiểu biết của mình

Bản thân tôi là một giáo viên luôn tận tâm với sự nghiệp trồng người, tôi trăntrở và suy nghĩ làm thế nào để mình khắc phục và giúp trẻ hứng thú và học tốt hoạtđộng khám phá khoa học tại trường mầm non một cách tốt nhất Chính vì vậy tôi

mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng giải pháp: “Một số giải pháp tạo hứng thú

Trang 14

trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi B3 trường Mầm non Đại Lai” tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B3 trường Mầm non Đại Lai.

2 Tính mới của sáng kiến và ưu điểm nổi bật của SK

* Tính mới của sáng kiến:

Những giải pháp mà tôi đã chọn trước đây còn mang tính chung chung, hầuhết là dựa trên lý thuyết, chưa đi sát vào thực tế, khi áp dụng thì hiệu quả chưa thực

sự cao, với tình hình thực tế hiện nay tôi quyết định nghiên cứu và đưa ra các giảipháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B3 hứng thú tham gia vào hoạt động khám phákhoa học Với các giải pháp chính mà tôi chọn đó là tạo điều kiện cho trẻ được hoạtđộng trải nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và hơn hết làtạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động khám phá khoa học

Những giải pháp mà sáng kiến tôi đưa ra có những nét khác và mới so vớicác giải pháp trước đây, vừa có tính kế thừa và phát huy những ưu điểm, đồng thờiđược áp dụng thực tế hàng ngày trong nhà trường, phù hợp với năng lực của họcsinh, với điều kiện của học sinh lớp 4 – 5 tuổi B3 và của trường Mầm non Đại Lai

* Đề tài “Một số giải pháp tạo hứng thú trong hoạt động khám phá khoa

học cho trẻ 4 - 5 tuổi B3 trường Mầm non Đại Lai” được áp dụng lần đầu tại lớp

tôi thời gian từ tháng 9 năm 2022

* Ưu điểm nổi bật:

+ Bản thân tôi luôn thực hiện nghiêm túc theo quy định của Sở, PhòngGD&ĐT, của trường và theo chương trình giáo dục mầm non độ tuổ 4-5 tuổi

+ Ban giám hiệu luôn chỉ đạo chặt chẽ công tác chăm sóc và giáo dục trẻ đếnđội ngũ giáo viên Luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất cũng nhưchuyên môn để giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục, tạo hứng thú cho trẻ, tạomôi trường thực tế cho trẻ được trải nghiệm

+ Xây dựng kế hoạch năm học và nội dung khám phá phù hợp theo đúng độtuổi

3 Đóng góp của sáng kiến

Trang 15

Đề tài “Một số giải pháp tạo hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi B3 trường Mầm non Đại Lai”.

Nhằm góp phần tìm ra các giải pháp tốt nhất để giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt mônkhám phá khoa học, giúp trẻ có hứng thú trong hoạt động khám phá cũng nhưkhích thích tính tò mò ham học hỏi của trẻ cũng như hình thành cho trẻ những kỹnăng cơ bản về môn học Giúp trẻ phản ảnh được thế giới xung quanh cuộc sốngcon người một cách đa dạng, phong phú, hấp dẫn, sáng tạo Tạo cho trẻ sự hứng thú

và hiệu quả khi tham gia hoạt động khám phá khoa học

Thông qua hoạt động khám phá khoa học hình thành nhận thức về sự vật hiệntượng xung quanhvà quan trọng hơn là giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiênnhiên, với xã hội cho trẻ Qua môn học giúp nhân cách trẻ phát triển toàn diện, đưa

trẻ hướng tới “Chân - Thiện - Mĩ”.

Tham mưu với nhà trường xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với độ tuổicủa trẻ Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcmôn học khám phá hoa học cho chị em đồng nghiệp trong nhà trường

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN

“Một số giải pháp tạo hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi B3 trường Mầm non Đại Lai”.

Trường Mầm Non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục và đào tạohuyện Gia Bình quản lý Trường được thành lập năm 1992 Trường luôn nhận được

sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền từ tỉnh đến địaphương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên đã trang bị đượcnhiều phòng học khang trang, rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, phương tiện và trangthiết bị kịp thời như các đồ dùng, dụng cụ thể dục, máy tính, ti vi … Để phục vụcho việc dạy và học của cô và trò trên lớp

Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững, có năng lực và năngđộng trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổi sinh hoạt

Trang 16

chuyên môn của tổ, luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để giúp giáo viên pháthuy hết năng lực của mình Mặt khác, Phòng giáo dục cũng như nhà trường thườngxuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng đổi mới hình thức dạy và học tạo điều kiện chođội ngũ giáo viên được thường xuyên học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn,đội ngũ giáo viên của trường có chuyên môn, sáng tạo trong các hoạt động.

1 Ưu điểm

Năm học 2022-2023 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôitiếp tục trực tiếp phụ trách lớp 4-5 tuổi B3, bản thân luôn nhận được sự ủng hộ,quan tâm nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, đã tạo điều kiện về cơ sở vậtchất, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ

Giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, phẩm chất đạo đức tốt, luôn tạođiều kiện để học hỏi lẫn nhau trong công tác, có năng lực sư phạm với nhiều thủthuật thu hút trẻ và thật sự yêu nghề, mến trẻ

Đối với lớp 4-5 tuổi B3 tôi trực tiếp phụ trách, trẻ học rất hăng say, tích cựckhi được cô tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu và hướng dẫn tham gia hoạt động

Đa số trẻ có nề nếp tốt và hứng thú tham gia vào các hoạt động

Đa số phụ huynh quan tâm đến trẻ, đã ủng hộ nguyên vật liệu để trẻ hoạt độngtrong giờ hoạt động khám phá khoa học

Phụ huynh chưa quan tâm đến hoạt động khám phá khoa học mà chỉ quantâm đến chữ cái và chữ số nhiều hơn, coi nhẹ tổ chức các hoạt động khám phá

Một số các bậc phụ huynh đi làm xa còn ít có thời gian quan tâm đến trẻ

Trang 17

Với đặc điểm như vậy năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân côngvào lớp 4-5 tuổi B3 trường Mầm non Đại Lai Lớp học có 28 cháu và tôi tiến hànhkhảo sát thực tế khi tham gia hoạt động khám phá khoa học và cho kết quả ban đầunhư sau:

Bảng 1: Kết quả khảo sát khi trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học.

Tổng số trẻ

tham gia

hoạt động

Trẻ tích cựctham gia hoạtđộng khámphá khoa học

Trẻ có kỹnăng quan sát,hoạt độngkhám phákhoa học

Trẻ chưa có

kỹ năng quansát, hoạt độngkhám phákhoa học

Trẻ chưa tíchcực tham giahoạt động khámphá khoa học

19/28

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU TẠI

LỚP 4-5 TUỔI B3 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI

1 Giải pháp 1: Xây dựng nội dung khám phá khoa học và xây dựng kế hoạch theo từng chủ dề phù hợp với trẻ

Với mong muốn trẻ sẽ được mở rộng và trau dồi các kỹ năng quan sát, sosánh, phân loại, dự đoán, tìm hiểu và được nâng cao hiểu biết của mình về thếgiới tự nhiên Do vậy ngay từ đầu ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch theotừng chủ đề

Số thứ

1 Trường mầm non - Vật chìm, vật nổi.

- Cuộc chạy đua của 3 cây nến

Trang 18

- Táo lê đổi màu.

7 Thế giới thực vật - Quá trình phát triển của cây từ hạt.

- Cây cần gì để lớn lên và phát triển

8 Phương tiện giao thông - Các loại ô tô?

- Một vài chất tan trong nước

- Vì sao trứng lại nổi

2 Giải pháp 2: Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho trẻ khám phá

a Môi trường trong lớp

Môi trường trong lớp học có ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo hứng thú chotrẻ Chính vì vậy các mảng tường chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề củacác góc tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắcđẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ để gây ấn tượng cho trẻ

VD: Mảng chủ đề thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy Nội dung củamảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ đề: Như chủ đề trường Mầmnon: Phía trên tôi thiết kế có hình ảnh ngôi trường, hình ảnh các bé đang chơi, hình

Ngày đăng: 11/05/2024, 07:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả khảo sát khi trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học. - Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Giải Pháp Tạo Hứng Thú Trong Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi B3 Trường Mầm Non Đại Lai
Bảng 1 Kết quả khảo sát khi trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học (Trang 17)
Hình ảnh góc xây dựng chủ đề thực vật - Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Giải Pháp Tạo Hứng Thú Trong Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi B3 Trường Mầm Non Đại Lai
nh ảnh góc xây dựng chủ đề thực vật (Trang 20)
Hình ảnh góc phân vai chủ điểm thực vật - Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Giải Pháp Tạo Hứng Thú Trong Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi B3 Trường Mầm Non Đại Lai
nh ảnh góc phân vai chủ điểm thực vật (Trang 20)
Hình ảnh góc thiên nhiên - Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Giải Pháp Tạo Hứng Thú Trong Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi B3 Trường Mầm Non Đại Lai
nh ảnh góc thiên nhiên (Trang 21)
Hình ảnh trò chơi tìm lá cho cây Trò chơi 2: Cây cần gì để sống - Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Giải Pháp Tạo Hứng Thú Trong Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi B3 Trường Mầm Non Đại Lai
nh ảnh trò chơi tìm lá cho cây Trò chơi 2: Cây cần gì để sống (Trang 23)
Hình ảnh trẻ làm thí nghiệm về sự nảy mầm của cây - Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Giải Pháp Tạo Hứng Thú Trong Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi B3 Trường Mầm Non Đại Lai
nh ảnh trẻ làm thí nghiệm về sự nảy mầm của cây (Trang 28)
Hình ảnh trẻ làm thí nghiệm quả trứng thần kỳ - Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Giải Pháp Tạo Hứng Thú Trong Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi B3 Trường Mầm Non Đại Lai
nh ảnh trẻ làm thí nghiệm quả trứng thần kỳ (Trang 30)
Hình ảnh phụ huynh tặng cây cho lớp - Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Giải Pháp Tạo Hứng Thú Trong Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi B3 Trường Mầm Non Đại Lai
nh ảnh phụ huynh tặng cây cho lớp (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w