MỤC LỤC
Từ những kết quả khảo sát như trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục khi trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học đạt kết quả tốt. Chính vì vậy các mảng tường chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ để gây ấn tượng cho trẻ. Nội dung của mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ đề: Như chủ đề trường Mầm non: Phía trên tôi thiết kế có hình ảnh ngôi trường, hình ảnh các bé đang chơi, hình.
Ví dụ ở góc xây dựng: Đang thực hiện chủ đề thực vật thì tôi chuẩn bị một số loại hoa, cây ăn quả, rau….Để trẻ xây dựng vườn rau, vườn hoa, vườn cây ăn quả theo ý thích của trẻ. Ví dụ góc phân vai: Cô chuẩn bị một số loại hoa, quả để trẻ được sử dụng để chơi các trò chơi như bán hàng, chế biến món ăn…qua đó trẻ sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng về thế giới xung quanh, nhất là kiến thức giao tiếp, khám phá về xã hội. Trong quá trình chăm sóc ở góc thiên nhiên, trẻ được hình thành kỹ năng, kỹ xảo lao động, được bồi dưỡng phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức trách nhiệm trong công việc được giao.
Trong hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát những sự thay đổi của từng ngày, từng mùa của các lá trên từng cây và cho trẻ tìm tòi sự giống nhau và khác nhau giữa các loại cây với nhau, cây ra hoa, cây ăn quả, cây cho bóng mát. - Trẻ mầm non là lứa tuổi rất hiếu động, thích khám phá, tìm tòi, thích được sờ, ngửi, nắn…Vì vậy một trong những phương pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao nhất đối với trẻ khi tổ chức hoạt động khám phá là phương pháp thực hành và trải nghiệm. - Tạo điều kiện cho trẻ thực hành trải nghiệm với sự vật hiện tượng chính là cho trẻ luôn luôn làm quen với sự vật hiện tượng xung quanh một cách trực tiếp như nhìn, sờ, nếm, ngửi.
Ngoài việc tạo cơ hội cho trẻ trực tiếp trải nghiệm với đồ thật, vật thật, thông qua hoạt động khám phá tôi còn thường xuyên cho trẻ tham gia trải nghiệm tìm hiểu các hiện tượng thông qua hoạt động thực hành thí nghiệm, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ. Qua việc tạo các điều kiện cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng và môi trường xung quanh bằng các thí nghiệm, thử nghiệm tôi thấy nhận thức của trẻ được mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt đa số trẻ thể hiện được tính tích cực chủ động khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ. Giải pháp 5: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ Một trong những phương pháp quan trọng và không thể thiếu đối với khám phá khoa học là quan sát, so sánh và phân loại.
Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những cách vào bài khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ, có thể dùng câu đố, bài hát… Để trẻ nhận biết đối tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình. Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, trẻ được quan sát thật kỹ, trẻ biết đưa ra ý kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu hỏi gợi mở của cô, cứ mỗi lần làm quen như vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài. Gia đình phối hợp với cô giáo để quan tâm đến chế độ ăn, chế độ sinh hoạt của trẻ, quan tâm phối hợp trong việc dạy trẻ cách ứng xử lễ phép, giáo dục lòng yêu thương con người và sự vật xung quanh mình.
Vì cần có thời gian để hạt phát triển trong quá trình chăm sóc nên có thể trong giai đoạn đó có thể có một số trẻ nghỉ, vì vậy tôi đã thông qua phụ huynh để phụ huynh nắm được về bài học, bài thí nghiệm của con ở lớp từ đó tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện việc gieo hạt ở nhà, khi được cô thường xuyên hỏi thăm về sản phẩm thì trẻ tỏ ra rất hứng thú, hào hứng mô tả và kể lại đồng thời rất tự hào về sản phẩm của mình làm được. Ngoài việc phối hợp trên tôi còn vận động các bậc phụ huynh cùng tham gia đóng góp thêm các loại đồ dùng dễ kiếm như: Sưu tầm các loại tranh ảnh về các con vật, hoa quả, các bậc phụ huynh đã ủng hộ các cây cảnh, cây hoa để trồng ở vườn trường và góc thiên nhiên, vì phần lớn là trẻ em nông thôn nên đặc biệt các sẩn phẩm của nông nghiệp được phụ huynh ủng hộ rất nhiệt tình.