khảo sát hệ thống xử lý nước thải của nhà máy bia và thiết kế hệ thống tái sử dụng nước thải

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
khảo sát hệ thống xử lý nước thải của nhà máy bia và thiết kế hệ thống tái sử dụng nước thải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC BÁO CÁO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: NÔNG NGHIỆP – MÔI TRƯỜNG TÊN ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY BIA VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

BÁO CÁO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: NÔNG NGHIỆP – MÔI TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY BIA VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI

KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

CHUYÊN NGÀNH: NÔNG NGHIỆP - MÔI TRƯỜNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

BÁO CÁO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: NÔNG NGHIỆP – MÔI TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY BIA VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI

KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

CHUYÊN NGÀNH: NÔNG NGHIỆP - MÔI TRƯỜNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Có được bài khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến công ty bia Sài Gòn, phòng vận hành và phòng kiẻm nghiệm chất lượng đặc biệt là chú Cao Chí Dũng, cùng các anh chị kỹ thuật viên đã trực tiếp sửa bài, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai, thực hiện và hoàn thành đề tài “khảo sát hệ thống xử lý nước thải của nhà máy bia và thiết kế hệ thống tái sử dụng nước thải”

Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Thái Hà – giảng viên giảng dạy chuyên nghành nông nghiệp - môi trường, khoa công nghệ sinh học, trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành môi trường cho bản thân tôi trong nhưng năm tháng qua đặc biệt, cảm ơn thầy vì đã bỏ ra nhiều thời gian để sửa bài và hướng dẫn tôi các bước thực hiện đề tài này xin cảm ơn những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các bạn sinh viên cùng lớp NN61 và nhóm thực tập của mảng môi trường tôi xin cảm ơn sự quan tâm động viên khuyến khích cũng như sự thông cảm sâu sắc của gia đình đã tạo điều kiện thuận tiện nhất để tôi hoàn thành đề tài này

Trong quá trình thực hiện, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô và cán bộ hướng dẫn bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô và cán bộ hướng dẫn để tôi học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ áp dụng vào công việc làm sau này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hồ Chí Minh, ngày tháng Năm 2020 Sinh viên thực tập

Trần Văn Tâm

Trang 4

Tóm tắt khoá luận

Nổi tiếng là nhà máy sản xuất bia hàng đầu Việt Nam, Sabeco đã có lịch sử hoạt động hơn 40 năm tính đến năm 2020 với thị trường chiến trọn phân khúc phôt thông, đồng thời, theo chiến lược phát triển, công ty càng ngày chiếm nhiều chi nhánh trên khắp cả nước, cho nên việc quan tâm đến môi trường mà đặc biệt là quản lý tốt lượng nước thải sản xuất là một điều cấp thiết cho công ty trong giai đoạn hiện nay

Khoá luận tập trung vào việc tìm hiểu các thông số đầu vào, đầu ra của nước thải và tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải mà nhà máy đang xây dựng và áp dụng của công ty bia Sài Gòn- Nguyễn Chí Thanh Với công suất là 1,6 tỷ lít tính đến năm 2016 và nguồn thải là các công rảnh của thành phố Tính toán chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị xử lý và các nguồn chi phí khác để ra được giá thành xử lý 1m3 nước thải Công suất xử lý nước thải của nhà máy là 1200m3/ ngày đêm

Đề xuất công nghệ tái sử dụng nước thải sau xử lý, đưa ra ưu nhược điểm của việc tái sử dụng nước thải và từ đó có được giá thành để xử lý 1m3 từ nước thải đầu vào thành nước cấp sử dụng là bao nhiêu

Trang 5

1.1 Giới thiệu chung 1

1.2 Các vấn đề môi trường của ngành bia 1

2.3 Nguyên liệu sản xuất 5

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN- NGUYỄN CHÍ THANH 8

3.1 Tổng quan 8

3.2 Đặc tính nguồn nước thải của nhà máy 8

3.2.1 Thông số đầu vào 8

Trang 6

3.4.2.2 Tách rác tinh và điều hoà cân bằng: 12

3.4.2.3 Xử lý sinh học yếm khi bể UASB 14

3.4.3 Quan trắc, thử nghiệm và phân tích 21

3.4.3.1 Quan trắc chỉ tiêu nước thải 23

3.5.4 Pha chế dung dịch chống tạo bọt 27

3.5.5 Pha chế dung dịch polyme 27

3.6 Các công trình- thiết bị 27

3.7 Bảo trì hệ thống: 30

3.7.1 Bảo trì phần hệ thống đường ống công nghệ 30

3.7.2 Bảo trì các bơm của hệ thống 30

3.7.3 Bảo trì thiết bị khuấy chìm 31

3.7.4 Bảo trì thiết bị tách nước decanter 31

3.8 An toàn lao động, PCCC 31

3.9 Hệ thống xử lý nước thải của một số nhà máy bia 32

3.9.1 Nhà máy bia Sài Gòn– Củ Chi 32

3.9.2 Nhà máy bia Sabmiller 33

3.9.3 Nhà máy bia Việt Nam (VBL) 34

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN KINH TẾ 35

4.1 Chi phí đầu tư xây dựng 35

4.1.1 Chi phí xây dựng công trình 35

4.1.2 Chi phí thiết bị và các thông số kĩ thuật 40

4.2 Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải 54

4.2.1 Chi phí hóa chất sử dụng 54

4.2.2 Chi phí điện 54

4.2.3 Chi phí nhân công 54

4.2.4 Chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị 54

4.3 Giá thành xử lý 1m3 nước thải 55

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

Trang 7

5.2.2 Thiết kế hệ thống tái sử dụng nước thải 62

5.2 2.1 Bơm cấp đầu nguồn 63

5.2.2.2 Cột lọc đa tầng MMF (Multi Media Filter) 63

5.2.2.3 Thiết bị than hoạt tính ACF (Activated Carbon Filter) 66

5.2.2.4 Thiết bị trao đổi Cation làm mềm nước SF (Softener) 68

5.2.2.5 Cụm thiết bị lọc tinh, siêu lọc UF 72

Trang 8

DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thông số các chất nước thải đầu vào

Bảng 3.2: Thông số các chất nước thải đầu ra Bảng 3.3: Ước tính hiệu quả xử lý của các giai đoạn Bảng 3.4: Các chỉ tiêu quan trắc

Bảng 3.5: Bảng phân tích các thông số cơ bản của hệ thống Bảng 3.6: Các hạng mục xây dựng

Bảng 5.8: Bảng giá hóa chất

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Sơ đồ nghuyên lý của hệ thống

Sơ đồ 2: Dây chuyền xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn- Củ chi Sơ đồ 3 : Sơ đồ công nghệ xử lý nước uống

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình nhà máy Bia Sài Gòn- Nguyễn Chí Thanh Hình 2.2: Sản phẩm bia của nhà máy

Hình 3.1: Thiết bị tách rác tinh Hình 3.2: Bể điều hoà

Hình 3.3: Mô hình xử lý của bể UASB Hình 3.4: Lò đốt khí của bể UASB Hình 3.5.: Sàn thổi khí của bể SBR

Hình 3.6: Thiết bị thu nước sau xử lý của bể SBR Hình 3.7: Bể khử trùng

Hình 3.8: Bể chứa bùn và khu xử lý bùn Hình 3.9: Bảng điều khiển hệ thống Hình 5.1: Than hoạt tính

Hình 5.2: Qui trình làm mềm nước trong thiết bị làm mềm SF Hình 5.3: Cấu tạo ngoài của ba thiết bị MMF,ACF,SF

Hình 5.4: Mô hình thẩm thấu tự nhiên và thẩm thấu ngược Hình 5.5: Hệ thống RO

Trang 10

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

SBR Sequencing Batch Reactor Bể bùn hoạt tính theo mẻ

TSS Total Suspended Solids Tổng chất rắn lơ lửng

BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hóa

PLC Programmable Logic Controller Thiết bị điều khiển lập trình

RDS Rotary Drum Screen Thiết bị tách rác dạng trống quay

SMEWW Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water

Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải

US EPA United States Environmental Protection Agency

Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

NTU Nephelometric Turbidity Unit đơn vị đo độ đục

Trang 11

CHƯƠNG 1: MỞ DẦU 1.1 Giới thiệu chung

Bia là loại thức uống được con người tạo ra khá lâu đời, được sản xuất từ các nguyên liệu chính là malt, gạo, hoa houblon, nước, sau qua trình lên men tạo loại nước uống mát, bổ, có đọ mịn xốp, có độ cồn thấp Ngoài ra, CO2 bảo hoà trong bia có tác dụng làm giảm nhanh cơn khát và có hệ men khá phong phú như nhóm enzym kích thích tiêu hoá amylaza Vì những ưu điểm này mà bia được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới

Ngày nay, công nghiệp bia là công việc kinh doanh khổng lồ tàon cầu, bao gồm chủ yếu là các tổ hợp được ra đời từ nhà sản xuất nhỏ hơn Với mỗi loại men khác nhau, thành phần sử dụng dể sản xuất bia khác, nên các đặc trưng của bia như hương vị và màu sắc cũng thay đổi rất khác nhau Đơn cử như một số cách sản xuất bia không cồn xuất phát từ thế giứoi phương Tây, là các loại bia đi qua công đoạn xử lý để loại bỏ bớt cồn Do đó, trên thế giới có rất nhiều hãng bia, tương ứng với nó là sự xuất hiện của nhiều nhà máy bia, với nhiều loại bia khác nhau

Ở Việt Nam, song song với quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng nước giải khát càng tăng, trong đó bia được tiêu thụ mạnh nhất trong dòng sản phẩm đồ uống có cồn, chiếm khoảng 89% tổng doanh thu và 97% về khối lượng ( Bộ công thương, 2007) Vì thế, trong những năm qua, các nhà máy bia đã được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều, cụ thể là hiện nay cả nước có khoảng 470 nhà máy và cơ sở sản xuất với các qui mô khác nhau từ 100 triệu lít/năm đến 2 tỷ lít/năm

1.2 Các vấn đề môi trường của ngành bia

Sự tăng trưởng của ngành bia đã kéo theo các vấn đề về chất thải sản xuất như chất thải rắn bao gồm bã hèm, bã men, các mảnh thuỷ tinh từ khu vực đóng gói, bột trợ lọc từ khu vực trợ lọc….; khí phát sinh trong quá trình sản xuất từ nồi hơi, hơi và mùi hoá chất sử dụng, mùi sinh ra trong quá trình nấu… ; và nước thải sản xuất Trong đó, vấn đề môi trường lớn nhất trong nhà máy bia là lượng nước thải X` Tuỳ thuộc vào công nghệ và các loại bia sản xuất mà lượng nước thải tạo thành dao động trong khoảng 2-8

Trang 12

lít nước thải/1 lít bia (Nguồn: W Driessen and T Vereijken, “Recent Developments in Biological Treatment of Brewery Effluent”, 2- 7/3/2003) Trong đó, hoạt động làm sạch malt, làm nguội máy, lọc, vệ sinh công ty và khử trùng tạo ra tới 70% tổng lượng nước thải Đồng thời, tỉ lệ thuận với sự xuất hiện của nhiều nhà máy bia, nước thải ra từng ngành sản xuất bia cũng không ngừng tăng lên Cũng giống như các ngành chế biến thực phẩm khác, nước thải sản xuất bia thường có đặc tính chung là chứa hàm lượng lớn các chất ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng, nồng độ oxy hoà tan thấp, vì thế nước thải thường có màu xám đen, mùi hôi thối, làm giảm chất lượng nước thuỷ vực tiếp nhận, gây hậu quả xấu đến các loài sinh vật và sức khỏe con người, đồng thời sự đọng của nước thải tạo điều kiện tốt cho một số côn trùng gây bệnh như ruồi, muỗi phát triển nhanh và làm giảm mỹquan khu vực, gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, từ đó trở thành vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội

1.3.Mục tiêu và phạm vi đề tài 1.3.1 Mục tiêu

Tiếp cận và làm quen với các công việc liên quan đến chuyên môn mình đang học, vận dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường để giải quyết các vấn đề gặp phải khi thực tập

Thông qua việc thực tập, tôi cái nhìn rõ hơn về điểm mạnh cũng như điểm yếu và sở thích của mình Tự đánh giá bản thân giúp tôi có sự lựa chọn đúng năng lực cho công việc sau này

Học tập và trau dồi kiến thức, củng cố lại những kiến thức đã được học Đồng thời tiếp thu những kiến thức mới, luyện kỹ năng, làm quen với môi trường làm việc, rút ra kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này

Trang 13

nước thải của nhà máy bia Sài Gòn- Nguyễn Chí Thanh Tìm hiểu về hoạt động phân tích thí nghiệm trong nhà máy Lập bản vẽ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy

Tính toán kỹ thuật và chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý Đề xuất công nghệ tái sử dụng nước thải sau xử lý

Thời gian thực hiện khoá luận: từ tháng 01/2020 đến 08/2020

Trang 14

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY BIA SAI GÒN- NGUYỄN CHÍ THANH

2.1 Địa điểm

Nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh thuộc quận 5 thành phố Hồ Chí Minh Nhà máy ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thuận lợi cho việc sử dụng điện, nước, việc sử dụng nguồn nhân lực và nguyên liệu sản xuất, đồng thời nằm trong thành phố lớn nên không tốn nhiều chi phí cho việc tìm thị trường và tiêu thụ sản phẩm

2.2 Quy mô

Nhà máy bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh được đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, thành lập ngày 06/9/2007 theo Quyết định số 94/QĐ-HĐQT,

Người tiêu dùng Việt Nam từ lâu đã quen thuộc với thương hiệu Bia Sài Gòn của

Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn Năm 2017, Bia Sài Gòn đã trải qua 142 năm lịch sử nguồn gốc, 40 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Từ cột mốc 142 năm, dòng chảy vàng óng của Bia đã và sẽ luôn được nỗ lực gìn giữ để tiếp nối dài đến tương lai, luôn tồn tại trong cảm xúc của những người dân Việt tự hào về sản phẩm Việt

Hương vị độc đáo của Bia Sài Gòn là kết tinh sản vật của vùng đất phương Nam trù phú và tinh thần hào sảng phóng khoáng của người Sài Gòn, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống vui buồn hàng ngày

Từ mức sản lượng khiêm tốn 21,5 triệu lít vào năm 1977, sau 39 năm phát triển, đến

năm 2016, Bia Sài Gòn đã đạt mức sản lượng tiêu thụ 1,59 tỷ lít, phấn đấu đạt mức sản

lượng 1,66 tỷ lít vào năm 2017 Đến nay , dù trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng trên thế giới , nhưng Bia Sài Gòn vẫn đang là thương hiệu

Việt dẫn đầu thị trường bia Việt Nam và đang trên đường chinh phục các thị trường khó tính như Đức, Mỹ, Nhật, Hà Lan v v

Chủng loại sản phẩm : cũng giống như các nhà máy bia thuộc tổng công ty bia Sabeco, nhà máy cũng có các loại bia như sau:

Bia chai Sài Gòn Xanh ( Saigon Lager Beer)

Trang 15

Bia chai Sài Gòn Xuất khẩu (Saigon Export Beer) Bia lon 333 ( 333 Export Beer)

Bia lon Sài Gòn ( Saigon Premium Beer) Bia chai Sài Gòn Special ( Saigon Special Beer)

Hình 2.1: Mô hình nhà máy Bia Sài Gòn- Nguyễn Chí Thanh 2.3 Nguyên liệu sản xuất

Nước: là một nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất bia, chiếm từ 83 – 90% thành

phần chính của bia, với nhiều vai trò: pha loãng malt, gạo, hoà tan các chất chiết, lọc Nguồn nước sử dụng của nhà máy là nguồn nước do thành phố cấp Nước sử dụng cho sản xuất sẽ được kiểm tra mỗi ngày một lần, các chỉ tiêu cần kiểm tra : độ kiểm tổng, độ mặn ( hàm lượng NaCl), độ cứng, pH, độ đục, hàm lượng Clor

Malt: là đại mạch nẩy mầm, là nguồn nguyên liệu chính cung cấp chất hoà tan cho

dịch đường trước lên men Ngoài việc cung cấp các hợp chất thấp phân tử dễ hoà tan, chỉ yếu là đường đơn giản như: dextrin bậc thấp, các acid amin, các nhóm vitamin … malt còn cung cấp một hệ thống enzyme rất phong phú, chủ yếu là Amylase và

Trang 16

Protease để thuỷ phân tinh bột và protein thành các hợp chất thấp phân tử

Gạo: được coi là thể liệu hàng đầu trong sản xuất bia do hàm lượng glucud khá cao,

giá thành rẻ và thông dụng đối với Việt Nam, hàm lượng lipit thấp nên không ảnh hưởng xấu đén độ bền bọt và cellulose ở giới hạn thấp là yếu tố lý tưởng cho việc sản xuất bia Nhà máy sẽ sử dụng gạo tại địa phương để sản xuất

Hoa Houblon: là nguyên liệu cơ bản, đứng thứ 2 sau đại mạch trong công nghệ sản

xuất bia Hoa Houblon làm cho bia có vị đắng dịu, hương thơm rất đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt, làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm Do đố hoa Houblon là nguyên liệu không thể thay thể trong công nghệ sản xuất bia

Có 2 dạng chế phẩm là: hoa Houblon dạng viên và dạng cao

Dạng viên: là chế phẩm được sản xuất bằng phương pháp nghiền Cánh hoa khô được nghiền thành bột, không cô đặc và được ép thành viên định hình Dạng viên thường thơm và ít đắng

Dạng cao: là sản phẩm được trích ly bằng dung môi hữu cơ, sau đó dùng các biện pháp để tách dung môi ra và thu được dung dịch cao houblon dạng sệt Dạng cao thường đắng và ít thơm

Nấm men: là loại vi sinh vật đơn bào, kích thước tế bào nấm men bia trung bình 6 – 9

µm, sinh sản bằng hình thức nảy chồi Trong sản xuất bia, nấm men sẽ lên men dịch đường thành CO2, C2H5OH Bên cạnh đó còn tạo ra nhiều sản phẩm bậc hai khác có ảnh hưởng đến chất lượng của bia

Các chất phụ gia: là các chất được sử dụng dưới dạng các nguyên liệu phụ nhằm đạt

được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết trong quá trình sản xuất bia Bao gồm

H2SO4 đậm đặc ( 95%): điều chỉnh pH của dịch đường, xúc tác các phản ứng thuỷ phân

CaCl2: dạng viên dùng trong giai đoạn đầu của mồi malt Có tác dụng làm tăng khả năng chịu nhiệt, tăng độ bền tàng trữ bia, kết tủa tannin và anthocyanua có trong vỏ malt, tạo độ trong cho bia

Acid lactic: điều chỉnh pH của dịch đường

Trang 17

Caramel: tạo độ màu cần thiết cho nước nha

ZnCl2: là yếu tố vi lượng giúp nấm men phát triển tốt Acid asorbic: chất chống oxy hoá

Collupulin: bản chất là enzyme proteolytic, có tác dụng phân huỷ những chất có phân tử lượng cao trong bia nhằm hạn chế hiện tượng đục bia

Maturex: bản chất là acetolactate decarboxylase, nhằm hạn chế tạo diacetyl trong bia Diatomit: bột trợ lọc, dùng trong máy lọc ống

Nhựa trao đổi ion: để hạn chế các polyphenol nhằm làm tăng độ trong của bia, dùng trong máy lọc đĩa

Hoá chất tẩy rửa: xúc, acid HCl, Photphoric acide v.v

Với mức tiêu thụ khủng và nguồn nguyên liệu sản xuất gây ô nhiểm nguồn nước cao, nhà máy đã trang bị cho mình một công nghệ xử lý nước thải hiện đại đáp ứng các chỉ tiêu đầu ra của nguồn nước, giúp bảo vệ nguồn nước và môi trường xung quanh

Hình 2.2 Sản phẩm bia của nhà máy

Trang 18

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN- NGUYỄN CHÍ THANH

3.1 Tổng quan

Không có hệ thống xử lí nước thải nào luôn luôn hoạt động ổn định, kiểm soát được các tham số nước thải đầu vào và ra, nếu không được sự theo dõi, giám sát và xử lí sự cố của người vận hành am hiểu về hệ thống xử lý nước thải đó Để làm được điều này, đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, chuyển giao quy trình công nghệ, quy trình vận hành giữa các nhà thiết kế, cung cấp, lắp đặt hệ thống và người làm việc công tác vận hành Nhân viên vận hành càng hiểu rõ những vấn đề về hệ thống, tuân thủ đúng quy trình thiết bị công nghệ cũng như các quy định về an toàn lao động thì sẽ giảm thiểu tối đa về sự cố của hệ thống và tai nạn lao động trong quá trình làm việc

3.2 Đặc tính nguồn nước thải của nhà máy 3.2.1 Thông số đầu vào

Bảng 3.1: Thông số các chất nước thải đầu vào

-40-2011/BTNMT Cột A Cột B

Trang 19

3.2.2 Thông số đầu ra

Bảng 3.2: Thông số các chất nước thải đầu ra

-40-2011/BTNMT Cột A Cột B

Trang 20

BỂ KHỬ TRÙNG

HỐ GA

MÁY ÉP BÙN BỂ GOM NƯỚC BẨN

ĐO ĐƯƠNGLƯỢNG

VAN ĐIỆN

NƯỚC THẢI NHÀ NẤU

NƯỚC THẢI TỪ PHÒNG LỌC, KHU VỰ

APV NƯỚC THẢI TỪ KHU

TOD MỚI, DÂY CHUYỀN BIA LON

THÙNG CHỨA RÁC

ĐỐT SỤC

SỤC

HC KHỬ TRÙNGSỤC

Đường hoá chấtĐường khíSONG CHẮN RÁC

-10MM

SONG CHẮN RÁC -10MM

-ĐIỀU CHỈNH PH-HC CHỐNG TẠO BỌT

Đường nướcĐường bùn

SONG CHẮN RÁC -10MM

BỂ GOM (5m3)

Trang 21

Qua quá trình thực tập, em đã tìm hiểu được quy trình và vẽ ra được sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy bia Sài Gòn- Nguyễn Chí Thanh Nước thải của nhà máy được xử lý theo quy trình rõ ràng và đạt chuẩn Việt Nam

3.4 Mô tả quy trình

3.4.1 Công suất Trạm xử lý

Hệ thống được thiết kế để xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh, công suất hệ thống, đặc tính của nước thải đầu vào và thông số nước thải đầu ra được thể hiện trong các bảng sau, ngoài ra để hệ thống hoạt động ổn định thì lưu lượng nước thải tối thiểu qua hệ thống không nhỏ hơn 30% lưu lượng thiết kế

Đặc tính cơ bản nước thải đầu vào: BOD5: (mg/l) 1300 – 1700

COD: (mg/l) 2000 – 3500 TSS: (mg/l) 5,0 – 12 Công suất thiết kế:

Lưu lượng nước thải thiết kế: Q = 1200m3/ngđ Lưu lượng trung bình: Qtb = 50m3/h Lưu lượng cực đại: Qmax = 100m3/h Thông số nước thải đầu ra:

Nước thải sau xử lý đạt chuẩn cột B của QCVN -40-2011/BTNMT

3.4.2 Các công đoạn xử lý

Hệ thống xử lý nước thải bao gồm những công đoạn xử lý như sau:

3.4.2.1 Tách rác thô, gôm nước thải:

Nước thải từ các phân xưởng sản xuất của nhà máy được thu gom từ khu vực nhà nấu, nước thải được thu gom vào ống HDPE chôn dưới nền nhà đặt thiết bị, đường kính ống D=200 chạy về bể thu gom có thể tích chứa 5m3 Hố thu được lắp đặt 1 song chắn rác Tại vị trí hố thu được lắp đặt 1 tủ điều khiển cho 2 bơm, ở mức nước thấp 2 bơm làm việc theo chế độ 1 bơm chạy và 1 bơm nghỉ, ở mức nước cao 2 bơm hoạt

Trang 22

động đồng thời Ngoài ra hệ 2 bơm chính còn được lắp đặt khớp nối động nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo trì, sửa chữa về sau Tại khu vực TOD mới, bể gom được xây mới với thể tích 20m3 Nước thải đi vào hố thu theo các đường sau:

+ Nước thải từ 2 bể gom phụ theo đường ống D168 chảy vào

+ Nước thải từ dây chuyền bia lon theo đường ống HDPE D200 chảy vào + Nước thải từ khu 2 tầng và khu TOD

Nước thải sau khi chảy vào bể gom chính được bơm bằng 2 bơm chìm có công suất 10m3/h, h=8m vào đường ống inox D150 qua tách rác tinh chay về bể cân bằng

3.4.2.2 Tách rác tinh và điều hoà cân bằng:

Nước thải từ hố gom chính trước khi đi vào bể cần bằng được đi qua 1 thiết bị tách rác tinh dạng trống quay (RSD) có kích thước khe chắn rác 2mm Ở đây, toàn bộ rác có kích thước >2mm sẽ được giữ lại trên bề mặt trống và được dao gạt đưa ra ngoài và thu vào túi đựng rác, phần nước đi vào bể cân bằng Thiết bị này thường xuyên được vệ sinh nhờ hệ nước cấp

Nước thải sau khi qua thiết bị tách rác tinh tiếp tục chảy vào bể cân bằng Để hạn chế sự phát sinh mùi tại bể cân bằng, trong bể được bố trí dàn ống sục khí và được cung cấp bởi thiết bị thổi khí Bể cân bằng được xây dựng là bể hở chia làm 3 ngăn có thể tích chứa (17,4x6x7,5m)

Để vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, quá trình xử lý yếm khí đòi hỏi giá trị pH phải nằm trong khoản 6,6 – 7,6, phải duy trì độ kiềm, không cho pH giảm xuống dưới 6,2 và nồng độ các chất dinh dưỡng đảm bảo tỉ lệ COD: N : P = 350 : 5 : 1, nước thải bia thì tỷ lệ này luôn luôn đảm bảo Vì vậy, tại bể cân bằng, nước được điều chỉnh pH đưa về giá trị thích hợp với sự phát triển của các vi sinh vật nhờ bộ pH controller Toàn bộ các giá trị được ghi lại bằng bộ điều khiển PLC Ngoài ra, để chống hiện tượng sinh bọt trong bể yếm khí, nước thải được châm thêm một lượng chất tạo bọt Nước thải khi lưu tại bể này hàm lượng BOD, COD sẽ giảm được 10 – 15%

Nước thải nhà máy bia có nhiệt độ trung bình khoảng 40 – 45oC, sau khi vào hố hom và bơm lên thiết bị tách rác tinh sẽ giảm xuống dưới 40oC Mặt khác, do nước thải đi

Trang 23

vào bể điều hòa còn lưu lại thời gian 8 – 12h, do đó nhiệt độ nước thải sẽ giảm xuống khoảng 35 – 37oC Đây là nhiệt độ thuận lợi cho vi sinh vật yếm khí phát triển

Nước thải sau khi lưu tại bể cân bằng đã được hiệu chỉnh pH thích hợp, được 2 bơm chuyên dùng cho nước thải dạng đặt chìm, công suất 50m3/h, h=16m , nước thải sẽ được bơm vào bể UASB

Hình 3.1: Thiết bị tách rác tinh

Trang 24

Hình 3.2: Bể điều hoà 3.4.2.3 Xử lý sinh học yếm khi bể UASB

Nước thải từ bể cân bằng sẽ bơm qua 1 lưu lượng kế D100 (FM) dạng điện từ, lưu lượng sẽ phát tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm để lưu lại dữ liệu về lưu lượng và sẽ điều khiển được công suất và 2 cột áp của 2 bơm qua bộ biến tần Nước thải sẽ được bơm theo tuyến ống phân bố đều vào đáy của 2 bể yếm khí, kích thước mỗi bể (7,8x6,9x8m) Mỗi đáy các ngăn được lắp bộ ống được khoan các lỗ nhỏ D5 – 10mm để phân bố đều ở đáy Nước thải khi qua bể yếm khí, giai đoạn xử lý sinh học yếm khí chính được xảy ra tại đây Để đảm bải chất lượng nước sau xử lý tại bể này đạt yêu cầu, hiệu quả của bể phải đạt trên 50 – 60% Bể được thiết kế với tải trọng xử lý khoảng 4 – 5kg CODm3/ngày

Trên đỉnh bể được lắp bộ tách pha: rắn, lỏng và khí, qua bộ tách pha, phần cặn sẽ rơi xuống đáy tiếp tục tham gia quá trình tiếp theo, phần khí chủ yếu là khí meetan sẽ được hút nén qua bộ đốt, phần nước sẽ đi vào mảng thu đi qua bể trung gian Trên 2 đỉnh của bể còn lằm 4 mixer để khuấy trộn, tạo độ đồng đều và không cho bùn nổi làm ván trên bề mặt bể và làm thoát nhanh khí hình thành, tăng quá trình xử lý

Nước thải đi từ dưới lên với vận tốc khoảng 0,3 – 0,5m/h Hỗn hợp bùn yếm khí trong bể hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước, phân hủy và chuyển hóa thành khí ( khoảng 70 - 80% là mê tan, 20 - 30% là cacbonic) Bọt khí sinh ra bám vào hạt bùn cặn

Trang 25

nổi lên trên làm xáo trộn, gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng, khi hạt cặn nổi lên được thiết bị khuấy trộn, hạt cặn vỡ ra khí thoát lên trên và theo ống dẫn ra DN40 ra ngoài về bộ đốt khí thải, phần cặn lại rơi xuống dưới và tiếp tục công đoạn xử lý tiếp theo Phần bùn dư định kỳ được bơm về bể chứa bùn để xử lý

Bùn trong bể là sinh khối đóng vai trò quyết định trong việc phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ, bùn được hình thành hai vùng rõ rệt trong bể phanr ứng Ở chiều cao ¼ bể tính từ đáy bể lên lớp bùn hình thành các cặn keo tụ có nồng độ từ 5 - 7%, trên lớp này là lớp bùn lơ lửng nồng độ là 1000 - 3000mg/lit gồm bông cặn chuyển động giữa lớp bùn ở đáy và bùn tuần hoàn Nồng độ bùn hoạt tính trong bể cao cho phép bể làm việc với tải trọng chất hữu cơ cao

Để kiểm tra nồng độ bùn và nước thải trong bể, mỗi ngăn được gắn các van lấy mẫu ở vị trí khác nhau

Quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh vật yếm khí xảy ra theo 3 bước:

B1: Các vi sinh vật thủy phân các hợp chất hữu cơ phức tạp và lipit (nếu có) thành các hợp chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ như monosaccarit, amino axit để tạo thức ăn và năng lượng cho vi sinh vật hoạt động

B2: Các vi sinh vật biến đổi các chất hữu cơ đơn giản thành các axit hữu cơ thường là axit axetic

B3: Do nhóm vi sinh vật chuyển hóa một phần các hydro và axit axetic thành khí metan và cacbonic

Qua tính toán để hệ thống bể yếm khí xử lý đạt hiệu quả xử lý 55 - 65% được hiểu là các chất hữu cơ phức tạp được chuyển hóa hầu hết thành các chất hữu cơ để dễ dàng phân hủy cuối cùng tại bể sinh học hiếu khí

Trang 26

Hình 3.3: Mô hình xử lý của bể UASB

Trang 27

Hình 3.4: Lò đốt khí của bể UASB 3.4.2.4 Bể trung gian

Nước thải sau khi qua bể xử lý yếm khí UASB phần nước sẽ theo máng đi qua bể chứa trung gian để tham gia vào quá trình xử lý tiếp theo Bể có thể tích 62m3(6,9x1,2x7,5m) mục đích loại bỏ khí có mùi khi qua bể yếm khí, tại đáy bể trung gian sẽ được lắp hệ đĩa sục khí Khi hệ thống thiếu nước, van điện sẽ mở cho tự chảy tuần hoàn về bể cân bằng để duy trì sự cân bằng của bể UASB

3.4.2.5 Bể xử lý sinh học hiếu khí theo mẻ SBR

Từ bể trung gian Nước thải theo tuyến ống D150 chảy vào 2 bể SBR theo chu kỳ hoạt động, nước thải được chảy theo từng mẻ qua bể, thời gian cho nước vào mỗi mẻ 12 giờ Có thể rút ngắn thời gian khi điều chỉnh công suất bơm từ 50m3/h lên 60m3/h Quá trình oxy hóa chất bẩn tại bể này là nhờ vào bùn hoạt tính hiếu khí, bùn hoạt tính hiếu khí là tập hợp vi sinh vật có khả năng oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải, biến hợp chất có khả năng thối rữa thành các chất ổn định và cuối cùng CO2, nước và các chất vô cơ khác Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và để cung cấp đủ lượng oxy dùng cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ, dưới đáy mỗi bể được lắp hệ thống phân phối khí dạng đĩa, phân tán dạng bột khí mịn vào nước thải, tăng quá trình hòa tan oxy vào nước thải Để vi sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thì thể tích bể sinh học phái lớn hơn và thời gian lưu lại trong bể đủ thời gian cho

Trang 28

bùn hoạt tính hiếu khí phân hủy hết các chất Cụm bể được xây dựng gồm 2 bể có tổng thể tích 2500m3 gồm 2 bể có thông số (19,5x8,55x7,5m)

Hiệu quả xử lý nước thải tại bể sinh học phụ thuộc vào các yếu tố chính như: thành phần các chất có trong nước thải, pH nước thải, hàm lượng oxy, lượng bùn và trạng thái hoạt tính của chúng có trong nước thải

Trong quá trình hoạt động và phát triển của vi sinh vật hiếu khí, nhu cầu không thể thiếu được đó là oxy Để vi sinh vật hoạt động tốt, lượng oxy hòa tan trong nước ở bể sinh hoạc ít nhất phải đạt 2,0 – 3,0 mg/lit Tùy theo nhiệt độ môi trường mà độ hòa tan của oxy trong nước có khác nhau Lượng oxy được cung cấp ở đây là nguồn oxy trong không khí thông qua hệ thống cấp khí Airblwer có công suất Q=10m3/ph Đáy mỗi bể được lắp 1 dàn ống khuếch tán khí gồm 160 đĩa D=9”, công suất mỗi đĩa 3,6m3/h Nước thải lưu lại trong bể sinh học hiếu khí khoảng 16 - 18 giờ hầu hết các chất hữu cơ đơn giản đã được thủy phân sau khi qua bể yếm khí sẽ dễ dàng được phân hủy, hàm lượng BOD sẽ giảm xuống còn <50mg/lit và hàm lượng các tiêu chuẩn khác đạt chuẩn yêu cầu của nước thải sau xử lý Nhương trong nước thải còn chứa một lượng lớn bung hoạt tính cần phải tách ra khỏi nước thải trước khi thải ra môi trường Do vậy, nước thải sau chu kỳ sục khí sẽ được để yên để lắng tách bùn Phần nước trong sẽ được gạn ra khỏi nhờ thiết bụ gạn nước bề mặt dạng decanter đi vào bể khử trùng, thời gian lấy nước ra là 4 giờ, công suất 150m3/h Phần bùn lắng sẽ tham gia vào chu trình xử lý mới Lượng bùn dư sẽ được bơm qua bể nén bùn và tiếp tục xử lý

Quá trình hoạt động của hệ thống từ lúc nước thải vào bể sinh học hiếu khí cho đến lúc nước thải ra khỏi bể sinh học được gần như điều khiển hoàn toàn tự động từ trung tâm điều khiển Nước thải từ bể trung gian sẽ tự chảy vào bể sinh học Khi nước thải đầy bể sinh học khoảng từ 1 - 2 giờ thì bắt đầu quá trình sục khí Quá trình sục không khí vào bể sinh học đủ giờ thứ 14 - 16 thiết bị sục khí sẽ tự động ngưng hoạt động, nước được để lắng yên trong 1 – 1,5 giờ (tùy thực tế), thiết bị gạn nước bề mặt bắt đầu hoạt động để tách phần nước trong ra ngoài 4 giờ Lượng bùn dư được bơm vào bể cô đặc bùn, lượng bùn còn lại tham gia vào chu trình xử lý mới Nồng độ oxy hòa tan sau quá trình đạt >2mg/lit

Trang 29

Hình 3.5: Sàn thổi khí của bể SBR

Hình 3.6: Thiết bị thu nước sau xử lý của bể SBR

Trang 30

3.4.2.6 Bể khử trùng

Phần nước trong bể hiếu khí sẽ được gạn ga tự chảy sang bể khử trùng với lưu lượng 150m3/h Để đảm bảo thời gian tiếp xúc giữa nước thải và clo hoạt tính, thể tích của bể khử trung phải đủ lớn (6x4x5m) để nước thải lưu lại 15 - 20 phút Hiệu quả kinh tế nhất là khử trùng bằng dung dịch hypoclorit canxi (chlorin) Nồng độ hoạt tính sử dụng để khử trùng cho nước thải sau xử lý thông thường 4 - 5 ppm

Hình 3.7: Bể khử trùng 3.4.2.7 Bể nén bùn và bể chứa bùn

Lượng bùn dư từ 2 bể sinh học hiếu khí được bơm bằng 2 bơm chiềm và lượng bùn dư từ bẻ UASB được bơm về bể chứa bùn Để tránh quá trình lên men yếm khí xảy ra tọa thành các chất gây mùi khó chịu, dưới đáy bể có lắp đặt hệ thống đĩa sục khí, không khí được cung cấp từ 1 thiết bị thổi khí Sau đó từ bể chứa bùn, sẽ được bơm qua bể nén bùn có kích thước (D=4xH=5m) Bùn sẽ được tách làm 2 phần: phần bùn đặc lắng xuống dưới đáy và được bơm vào thiết bị ép bùn, còn phần nước trong ở trên sẽ xả tự động nhờ con van về bể gom nước bẩn

Trang 31

Hình 3.8: Bể chứa bùn và khu xử lý bùn

3.4.2.8 Thiết bị ép bùn (Sludge belt press)

Việc xử lý cặn, bùn trong quá trình xử lý sinh học là hết sức cần thiết Nếu xử lý không tốt sẽ có hiện tượng lên men yếm khí gây hôi thối và ô nhiễm môi trường xung quanh Để tránh tình trạng này, lượng bùn dư sẽ được làm khô và đem đỗ nơi quy định Quá trình làm khô bùn được thực hiện nhờ thiết bị ép bùn Bùn từ bể chứa bùn sẽ được bơm chuyên dùng loại trục vít bơm vào ngăn hóa trộn của thiết bị tách bùn Tại ngăn này bùn sẽ được cấp 1 lượng hóa chất polymer bằng hệ thống bơm định lượng Ở đây bùn được hòa trộn cùng với hóa chất keo tụ được định lượng nhờ bơm định lượng Sau đó bùn được bơm lên lưới lọc Quá trình làm khô bùn được xảy ra tại đây Phần bùn khô được giữ lại trên băng tải và được đưa ra ngoài, phần nước trong chảy xuống máng và được đưa về bể gom nước bẩn

3.4.2.9 Bể gom nước bẩn

Phần nước bẩn thu gom từ bể cô đặc bùn và thiết bị ép bùn chảy về bể thu gom nước bần và được bơm chình bơm về bể cân bằng để tiếp tục tham gia vào chu trình xử lý

3.4.3 Quan trắc, thử nghiệm và phân tích

Quan trắc hệ thống đóng vai trò rất quan trọng trong vận hành hệ thống xử lý nước thải Nhờ vào các thông số quan trắc, nhân viên vận hành hệ thống sẽ điều chỉnh các

Trang 32

quy trình vận hành hợp lý nhằm đảm bảo các thông số đầu ra nằm trong giới hạn cho phép Ngoài ra việc thường xuyên quan trắc các thiết bị cơ khí, điện sẽ giúp nhân viên vận hành điều chỉnh, bảo trì kịp thời các thiết bị điện, máy móc trước khi trường hợp làm việc quá tải lâu dài dẫn đến hỏng máy móc

Ước tính hiệu quả xử lý

Bảng 3.3: Ước tính hiệu quả xử lý của các giai đoạn

Thiết bị lược tinh

Bể điều hòa

Trang 33

3.4.3.1 Quan trắc chỉ tiêu nước thải

Các chỉ tiêu quan trắc được thể hiện trong bảng:

Bảng 3.4: Các chỉ tiêu quan trắc

Tên thí nghiệm

Tần suất thực hiện

Bể điều hòa Bể yếm khí Bể SBR

Hằng ngày (4h/1 lần)

Trang 34

Tăng cường chạy máy thổi khí trong bể cân bằng

pH tại bể cân bằng >7,7

Nâng mức chứa nước của bể, xả nước thải từ khu lọc rửa sẽ trung hòa làm giảm độ pH của nước thải

Bơm bổ sung cung dịch HCL bằng bơm định lượng

pH tại bể xử lý yếm khí và SBR có giá trị pH

Tăng cường sục khí, chỉnh các van phân phối khí tạo sự phân phối khí đồng đều

Trang 35

Nồng độ oxy hòa tan trong các bể SBR trong chu trình sục khí >5mg/l

Giảm thời gian sục khí

Hàm lượng bùn hoạt tính

Hàm lượng bùn hoạt tính của bể yếm khí và bể SBR, 20% ( tính theo thể

tích sau khi để lắng 30 phút trong ống đong)

Dừng bơm bùn dư

Hàm lượng bùn hoạt tính của bể yếm khí và bể SBR, >40% ( tính theo thể tích sau khi để lắng 30 phút trong ống đong)

Tăng cường bơm bùn dư

Nhiệt độ Nhiệt độ bể yếm khí >40oC

Tăng cường khuấy chìm bể yếm khí và chạy hệ thống đốt khí

Nito tổng Nito tổng đầu ra bể khử trùng >30mg/l

Giảm thời gian sục khí, tăng thời gian lắng của bể SBR

Photpho tổng Photpho tổng đầu ra bể khử trùng >6mg/l

Tăng thời gian lắng bể SBR, tăng lượng bùn từ bể yếm khí và bể SBR về bể chứa bùn Châm hóa chất keo tụ vào bể cân bằng

BOD5 BOD5 >50mg/l

Tăng thời gian sục khí bể SBR, tăng hàm lượng bùn hoạt tính trong bể xử lý yếm khí và bể SBR

Tăng thời gian sục khí bể SBR, tăng hàm lượng bùn hoạt tính trong bể xử lý yếm khí và bể SBR

Chất lắng lơ Chất rắn lơ lửng Tăng thời gian lắng bể SBR

Trang 36

lửng >100mg/l

Tổng hàm lượng bùn hoạt tính trong bể xử lý yếm khí và bể SBR Tăng lưu lượng bơm chất khử trùng đến giới hạn <=2ppm

Các giải pháp trên mang tính chất tham khảo, trong quá trình vận hành tuỳ vào điều kiện thực tế mà nhân viên vận hành hiệu chỉnh hệ thống sao cho phù hợp nhất

Hình 3.9: Bảng điều khiển bệ thống 3.5 Pha chế hoá chất

3.5.1 Chất dinh dưỡng

Hoá chất dinh dưỡng là phân DAP và URÊ ngày dùng 1 - 2kg Urê và 1 - 2kg DAP/1 mẻ chia thành 2 lần: lúc bắt đầu cho nước vào bể sinh học và khoảng 12 giờ sau ( chỉ bổ sung giai đoạn đầu)

Sau khi bể sinh học hiếu khí bùn phát triển tốt thì không cần cung cấp nữa

3.5.2 Pha chế dung dịch bazơ và axit

Để an toàn trong sử dụng, không nên pha nồng độ axit hoạc bazơ đậm đặc Nồng độ

Trang 37

dung dịch sau pha chế của axit hoạc bazơ từ 4 – 5 %

Cho 160 kg Na2CO3 cho vào thùng đã có 3000 lít nước sau đó cho cánh khuấy chạy 15 – 20 phút

Cho 120 kg HCl đậm đặc cho vào thùng đã có 3000 lít nước sau đó cho cánh khuấy chạy 10 – 15 phút

3.5.4 Pha chế dung dịch chống tạo bọt

Cho 25kg chất chống tạo bọt poly aluminium chloride dạng bột vào thùng đã có 3000 lít nước sau đó cho cánh khuấy chạy 15 – 20 phút

3.5.5 Pha chế dung dịch polyme

Cho 3 kg polyme dạng bột vào thùng đã có 1000 lít nước sau đó cho cánh khuấy chạy khoảng 15 – 20 phút

3.6 Các công trình- thiết bị Bảng 3.6: Các hạng mục xây dựng:

STT Tên hạng mục Kích thước xây dựng (LxBxH)(m)

Thể tích xây dựng(m3)

Thời gian lưu (h)

Trang 38

UASB, chia làm 2 ngăn

7 Bể sinh học hiếu khí SBR

Bảng 3.7: Thiết bị hệ thống:

Trang 39

Máy thổi khí 2 Tank chứa hó chất và bồn trộn 1

Trang 40

10 Thiết bị điện Van điện - D100 1

Cụm thiết bị thí nghiệm và kiểm tra

3.7 Bảo trì hệ thống:

3.7.1 Bảo trì phần hệ thống đường ống công nghệ

Hệ thống đường ống công nghệ phải được thường xuyên kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa và thay thế Kế hoạch bảo trì:

Hệ thống đường ống đi nối: kiểm tra và vệ sinh 3 tháng một lần Hệ thống van tay gạt: kiểm tra tác dụng của các tay gạt và đĩa van Các van một chiều: kiểm tra độ kín của van

3.7.2 Bảo trì các bơm của hệ thống

Các bơm của hệ thống cần được bảo trì sáu tháng một lần với các nội dung sau:

Kiểm tra cách điện của các cuoonj dây dẫn với nhau và giữa cuộn dây với vỏ bơm theo sổ tay của nhà sản xuất

Ngày đăng: 11/05/2024, 07:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan