TÊNĐÈTÀI:Giải pháp nâng cao sự hài lồng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chi trảlương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua bưu điện trên địa bàn thành phố Quảng NgãiNHIỆM VỤ VÃ NỘ
Trang 1THÀNH PHÔ QUẢNG NGÃI
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 8340101
LUẬN VĂN THẠC sĩ
THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH, NĂM 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh.Người hướng dẫn khoahọc: TS Nguyễn Quốc Cường
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 23 tháng 11 năm 2023
Thành phần Hội đồngđánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồngchấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
Trang 3BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XẪ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC sĩ
Họ tên học viên: MSHV:
Ngày, tháng, năm sinh: Nơi sinh:
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã chuyên ngành: 8340101
I TÊN ĐÈ TÀI:
Giải pháp nâng cao sự hài lồng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chi trảlương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua bưu điện trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
NHIỆM VỤ VÃ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu cơ sở lýluận vềsự hài lòng, dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp BHXHqua bưu điện
- Đánh giáthực trạng chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua bưu điện trên địa bàn thành phố QuảngNgãi, tỉnh QuảngNgãi tronggiai đoạn 2018 -2021
- Đe xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượngdịch vụ chi trảlươnghưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua bưu điện trên địa bàn thành phố QuảngNgãi, tỉnh QuảngNgãi
II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo QĐ số 442/QĐ-ĐHCNngày 20/3/2023
III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 20/9/2023
IV NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Quốc Cường
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM Bộ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
TRƯỞNG KHOA
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ“Giải phápnâng cao sự hài lòng của khách hàngđối với chất lượngdịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp từ bảo hiểm xã hội qua bưu điện trên địa bàn thành phố QuảngNgãi” là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đãluôn động viên và hỗtrợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn.Trong quá trình thực hiện luậnvăn, luận văn không tránh khỏi những sai sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đónggóp của các nhàkhoa học, Quý thầy cô giáo và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn.Xin chân thành cảm ơn.!
Trang 5TÓM TẤT LUẬN VĂN THẠC sĩ
Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch
vụ chi trảlươnghưu vàtrợ cấp bảo hiểm xã hội qua bưu điện trên địabàn thành phốQuảng Ngãi” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp từ bảo hiểm xã hội qua bưu điện trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua bưu điện trênđịa bàn thành phố QuảngNgãi
Tác giả đã tổng hợp cơ sở lý thuyết về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, sự hài lòng củakhách hàng đối với chất lượng dịch vụ công Tác giả đã phát triển mô hình nghiên cứu gồm có 05 yếu tố có ảnh hưởng lên sự hài lòng của khách hàng đối chất lượng dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp từ bảo hiểm xã hội qua bưu điện trên địa bàn thành phố QuảngNgãi, bao gồm: (1) Phươngtiện hữu hình, (2) Nănglực phục vụ củanhân viên, (3) Quy trình phục vụ, (4) Sự tin cậy và (5) Sự đồng cảm
Luận văn thu thậpdữ liệu sơ cấp từ khách hàngtham gia dịch vụ chi trả qua bưu điện tại thành phố QuảngNgãi với 150 quan sát Dữ liệu thu thập đượcxử lý kết quả bằng giátrị trung bình Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rarằng hiện tại tỷ lệ khách hàng cảm thấyhài lòng với chấtlượngdịch vụ chi trảlươnghưu và trợ cấp BHXH qua bưu điện trên địa bàn thành phố QuảngNgãi là chấp nhận tương đối
Trên cơ sở kếtquả nghiên cứu,tác giả đềxuấtmột sốgiải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối chấtlượng dịch vụ chitrả lương hưu và trợ cấp từ bảo hiểm
xãhội qua bưu điện trên địa bàn thành phố QuảngNgãi trong thời gian tới
Trang 6Master's thesis "Solutions to improve customer satisfaction with the quality ofpension payment services and social insurance allowances by post in Quang Ngai city" was conducted for the purpose of analyzingthe situation ofpaymentof pensions and social insuranceallowances by post inQuang Ngai city, identify factors affecting customer satisfaction and on that basis propose some solutionsto improve customersatisfaction forthe quality ofpension payment services and social insurance benefits
by post in Quang Ngai city
The thesis synthesized the theoretical basis of services, service quality, customersatisfaction with the quality of public services Summarizingthe models of assessing customer satisfaction with service quality, theauthor hasdeveloped a researchmodelincluding 05 factors affecting customer satisfaction with the quality of pensionpayment services and social insurance benefits by post in Quang Ngai city, These include: (1) Tangible means, (2) Employee service capacity, (3) Service process, (4) Trustworthiness, and (5) Empathy
The thesis collected primary data from customers participating in pension payment services and social insurance benefits by post in QuangNgai city with a sample size
of 150 The collected dataareprocessed resultsusingan average value The researchresults also show that currently the percentage of customers who feel satisfied withthe quality of pension payment services and social insurance benefits by post in QuangNgai city is relatively acceptable
Based on the research results, the author proposes a number ofsolutions to improve customer satisfaction with the quality of pension payment services and socialinsurance benefits by post in QuangNgai city in the comingtime
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “ Giải pháp nâng cao sự hài ỉòng của khách hàng đối với chất tượng dịch vụ chi trả tương him và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua bím điện trên địa bàn thành phổ Quảng Ngãi ” làcông trình nghiên cứu khoa học độc lập của bản thântôi Các kết quảnghiên cứu vàcác kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo cácnguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệutham khảo đúng quyđịnh
Học viên
Bạch V ăn Thịnh
Trang 8MỤC LỤC
MỤC LỤC V
DANH MỤC HÌNH ẢNH xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẤT xiii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩakhoa học của đềtài 4
6 Bố cụcluận văn 4
CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÝ THUYẾT VỀ sự HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ CHI TRẢ LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẨP BẢO HIỂM XÃ HỘI QUA BƯU ĐIỆN 5
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 5
Trang 91.1.1 Khái niệm về dịch vụ 5
1.1.2 Khái niệm chất lượng dịch vụ 6
1.1.3 Dịchvụ chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua bưu điện 6
1.1.4Đặc điểm khách hàng sử dụng dịch vụ tri trảlương hưu vàtrợ cấp BHXH qua bưu điện 7
1.2 Sự hài lòngcủakhách hàng đối với chất lượng dịch vụ 8
1.2.1 Sự hài lòng của khách hàng 8
1.2.2 Quan hệ giữachất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 9
1.3 Các mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ 9 1.3.1 Môhình đo lườngmức độ cảm nhận -mức độ kỳ vọng SERVQUAL 9
1.3.2 Mô hình lý thuyết về chỉ số hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ 10
1.4Bài học kinh nghiệm trongnước nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đối với chấtlượngdịch vụ chi trảlương hưu và trợ cấp BHXH qua bưu điện 14
1.4.1 Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng hưởng lương hưu trí (BHXH) sử dụng dịch vụ chi trả lương hưu qua bưu điện tại tỉnh Tây Ninh của Nguyễn Thị Hà(2014) 14
1.4.2Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người thụ hưởng đối với công tác chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua bưu điện trên địa bàn Huyện u Minh Thượng, Tỉnh Kiên Giang của Nguyễn ĐìnhLục (2020) 14
1.4.3 Hoàn thiện công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội qua bưu điện tại tỉnh Cà Mau của Lưu Thanh Tằm (2020) 15
1.4.4 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động tham gia BHYT toàn dân trên địa bàn Thành phố Trà Vinh của Hồ Thị Bé Nhi (2019) 15
Trang 101.4.5 Giải pháp nâng cao sự hài lòng củangười dân đối với chất lượng dịch vụ
Bảo hiểm xã hội tại tỉnh QuảngNgãi của Lê Văn Binh (2022) 15
1.4.6 Tổng hợp cácnghiên cứu 16
1.5 Khung nghiêncứu đolườngsự hài lòng của khách hàng đối với chấtlượng dịch vụ chi trả lưong hưu và trọ cấp BHXH quabưu điện 17
1.5.1 Các yếu tố đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chi trả lưong hưu vàtrợ cap BHXH qua bưu điện 17
1.5.2 Khung nghiên cứu đềxuất đo lường thựctrạng sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượngdịch vụ chi trảlương hưu và trợ cấp BHXH qua bưu điện 21 TÓM TẤT CUỐI CHƯƠNG 1 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG sự HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ CHI TRẢ LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI QUA BƯU ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI 28
2.1 Tổng quan về BHXH tỉnhQuảng Ngãi 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và pháttriển của BHXH tỉnh Quảng Ngãi 28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng vànhiệm vụ của từng phòng 28
2.2 Thực trạng dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH của Bảo hiểm xã hội trên địabàn thànhphố QuảngNgãi giai đoạn 2019 - 2021 30
2.2.1 Quytrìnhchi trảlươnghưu và trợcấp BHXH của Bảohiểm xã hội qua bưu điện trên địabàn thành phố QuảngNgãi giai đoạn 2019 -2021 30
2.2.2 Thực trạng chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH của Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố QuảngNgãi giai đoạn 2019 - 2021 31
Trang 112.2.3 Thực trạng các phương thức chi trả lượng hưu và trợ cấp BHXH tại Bảo
hiểm xã hội thành phố QuảngNgãi giai đoạn 2019 -2021 37
2.3 Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch cụ chi trả lương hưu và trợ cấp xã hội qua bưu điện trên địa bàn thành phố QuảngNgãi 41
2.3.1 Xây dựngbảngcâu hỏi 41
2.3.2 Phương pháp chọn mẫu 41
2.3.3 Phương pháp thu thập thông tin vàxử lý sốliệu 42
2.3.4 Kết quả thu thậpthôngtin về đối tượng khảo sát 42
2.4 Thực trạng về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch cụ chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua bưu điện trên địabàn thành phố QuảngNgãi.45 2.4.1 Giá trị trung bình của thang đo phương tiện hữu hình 46
2.4.2 Giá trị trung bình của thang đo sự tin cậy 48
2.4.3 Giátrị trung bình củathang đoNăng lực phục vụ của nhân viên 49
2.4.4 Giá trị trung bình của thang đo Quy trình thủ tục 50
2.4.5 Giá trị trung bình của thang đo Sự đồng cảm 51
2.4.6 Giá trị trung bình của thang đo Sự hài lòng 52
2.5 Đánh giá chung 54
2.5.1 Những kết quảđạt được 54
2.5.2 Hạn chế 55
TÓM TẤT CHƯƠNG 2 57 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO sự HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ CHI
Trang 12TRẢ LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẮP BHXH QUA Bưu ĐIỆN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI 58
3.1 Mục tiêu phối hợpgiữacơ quanbảo hiểm xã hội vàcơ quan Buu điện trong chi trảlương hưu và trợ cấp BHXH qua bưu điện trong thời gian đến 58
3.3 Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua bưu điện trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 59
3.3.1 Nhóm giải pháp liên quan đến nâng cao sự hài lòngcủa khách hàng đối với Phương tiện hữu hình 59
3.3.2 Nhóm giải pháp liên quan đến Sự đồngcảm 60
3.3.3 Nhóm giải pháp liên quan đến Sựtin cậy 61
3.3.4 Nhóm giải pháp liên quan đến Năng lực phục vụ 62
3.3.4 Nhóm giải pháp liên quan đếnQuy trình thủ tục 63
3.4 Kết luận và kiến nghị 64
3.4.1 Kếtluận 64
3.4.2 Một số kiến nghị 64
TÀI LỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 1 PHEẾU KHẢO SÁT 6
PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THẢO LUẬN NHÓM 11
PHỤ LỤC 3 KÉT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ 12
Trang 13PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA THANG ĐO 13
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN 17
Trang 14DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Mô hình SERVQUAL về 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ của
Parasuramanvà cộng sự (1988) 10
Hình 1.2 Mô hình chỉ sốhài lòng khách hàng của Mỹ 11
Hình 1.3 Mô hình chỉ sốhài lòng khách hàng các quốc gia ChâuÂu 12
Hình 1.4 Mô hình đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhànước 13
Hình 1.5 Mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chi trảlươnghưu và trợcấpBHXH qua bưu điện tại thành phố Quảng Ngãi 22
Hình2.1 Cơ cấu tổchứcBHXH tỉnh Quảng Ngãi 29
Hình 2.2 Quy trình chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH quabưu điện 30
Hình2.3 Biểu đồ biểu thị kếtquả người trả lời khảo sáttheo giới tính 43 Hình 2.4 Biểu đồ biểu thị kết quả người trảlời khảo sát theo phương thức chi trả 45
Trang 15DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thang đo Sựhài lòng về phục vụ hành chính SIPAS 17
Bảng 1.2 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng 20
Bảng 1.3 Các thang đo đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng đối vói chất lượng dịch vụ chitrả lưong hưu vàtrợ cap BHXH qua bưu điện 23
Bảng 2.1 Kết quả chi trả lưong hưu vàtrợ cấpBHXH theo nguồn kinh phí đảm bảo chi trả trên địa bàn thành phố QuảngNgãi từ năm 2019-2021 32
Bảng 2.2 Kết quả chi trả lưonghưu hàng tháng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi trong năm 2019-2021 34
Bảng 2.3 Kết quả chi trả chế độ trợ cấpBHXH hàng tháng từ nguồn ngân sách Nhà nước trên địabàn thành phố QuảngNgãi năm 2019-2021 35
Bảng 2.4 Kết quả chi BHXH mộtlần từnguồn ngânsáchnhànước trên địabàn thành phố Quảng Ngãi năm 2019-2021 36
Bảng 2.5 Kết quả chiBHXH bắt buộcmột lần từ nguồn quỹ BHXH trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 37
Bảng2.6 Số lượng người thụ hưởng lưong hưu và trợ cấpBHXH theo phương thức chi trả trên địa bàn thành phố QuảngNgãi 38
Bảng 2.7 Địa điểm và thời gian chi trảlương hưu và trợ cấp BHXH qua bưu điện trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 39
Bảng 2.8 Đặc điểm mẫu khảo sát 43
Bảng 2.9 Giá trị trung bình của thang đo phương tiện hữu hình 47
Bảng 2.10 Giátrị trung bình củathang đo Sự tin cậy 48
Bảng 2.11 Giátrị trung bình củathang đo Năng lực phục vụ của nhân viên 49
Bảng 2.12 Giátrị trung bình củathang đo Quytrình phục vụ 51
Bảng 2.13 Giátrị trung bình củathang đo Sự đồng cảm 52
Bảng 2.14 Giátrị trung bình củathang đo Sự hài lòng 53
Trang 16DANH MỤC Từ VIẾT TẮT
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm ytế
TCQG : Tiêu chuẩn quốc gia
TNLĐ&BNN : Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
ƯBND : ủyban nhân dân
TTHC : Thủ tục hành chính
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý chi trảcác chế độ làmột khâu quan trọng trong việc đưa chính sách, chế độBHXH vào thực tiễn góp phần nâng cao mục tiêu của chính sách là quản lý chi trảtrọ cấp Các mục tiêu An sinh xã hội đang dần được đáp ứng bởi số lượngngười thụhưởng BHXH ngày càng tăng vàtăng theo thời gian Theo QĐ số: 688/QĐ-BHXHngày 30/3/2022 về: “Phê duyệt và công bố chỉ sốhài lòng của người dân, tổchức vàdoanh nghiệp đối với sự phục vụ của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2020” cho thấy có 63,3%người tham giakhảo sát mong muốn rútgọn giải quyết các TTHC; 56,7% người tham gia khảo sát mong muốn tiếp tục đon giản hóa các TTHC vềBHXH, BHTN, BHYT; 56,7% người tham gia khảo sát mong muốn ngành BHXH Việt Nam mở rộng hon nữa các hình thức thông tin để người dân dễ dàng tiếp cậnthông tin chính sách và thông tin về TTHC trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT; 53,7% mong muốn tiếp tục tăng cườngứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng phần mềm, tính đồng bộgiữa các phần mềm giaodịch điện tử; 34,2% đề nghịtiếp tục nâng cao hon nữatrình độ chuyên môn của côngchức, viên chức; 32,1% mong muốn cảithiện hon nữasự phục vụ của công chức, viên chức; 34,8% đề nghị cải thiện cơ sở vật chất
BHXH tỉnhQuảng Ngãi và Bưu điện tỉnh đã ký kết hợp đồng thực hiện công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua Bưu điện từ tháng 9 năm 2013 Dịch vụ chi trảqua bưu điện sẽ được áp dụng linh hoạt, thời gian chi trả được rútngắn trong 5 ngày
và địa điểm chi trả tập trung chủ yếu ở các bưu cục; bưu điện sẽ tổchức chi trả lưu động Khách hàng hài lòng với dịch vụ chi trả qua bưu điện trên địa bàn thành phốQuảng Ngãi luôn là kết quả hướng tới trong việc nỗ lực phục vụ khách hàng của BHXH tỉnh Dù hợp tác giữa hai ngành đạt kết quả đáp ứng nhu cầu của hai bên nhưng sau hơn8 năm triển khai công tác này tạithành phố Quảng Ngãi vẫn còn nhữngthách thức, hạn chế về thanh toán, quản lý, không quá nghiêm ngặt Do đó, tôi chọn
Trang 18đề tài để nghiên cứu là: <(Gìảì pháp nâng cao sự hàì lòng của khách hàng đối với
chất lượng dịch vụ chi trẩ lương hưu và trợ cấp bão hiem xã hội qua bưu điện trên
địa bàn thành pho Quảng Ngãỉ, tỉnh Quảng Ngãi”. Kết quảcủa luận văn cung cấp
cơ sở lý luận về sự hài lòng và đưa ra những đề xuất nhằm nâng caotiêu chuẩn chi trả lương hưu, trợcấp bảo hiểm xã hội gửi qua đường bưu điện tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh QuảngNgãi
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chấtlượng dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp từ bảo hiểm xãhội quabưu điện trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh QuảngNgãi
2.2 Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của luận văn:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về sự hài lòng, dịch vụ, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng củakhách hàng
- Tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, đánh giá mức độ hài lòng của kháchhàng vềchấtlượng dịch vụ nêu trên vàthực trạng chi trảlương hưu, trợ cấp từ BHXHqua đường bưu điện tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2018- 2021
- Một số đề xuất, giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp từ bảo hiểm xã hội qua bưu điện trên địa bàn thành phố QuảngNgãi, tỉnh QuảngNgãi
Trang 193 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượngdịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp từ bảo hiểm xã hội qua bưu điện tại khu vựcthành phố QuảngNgãi, tỉnh QuảngNgãi
Đối tượng khảo sát của đề tại là những khách hàng đang dùng dịch vụ chitrả qua bưu điện tại thành phố QuảngNgãi, tỉnh QuảngNgãi
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- về nộidung nghiên cứu: Sự hài lòng khách hàng vềchấtlượngdịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấpBHXH quabưu điện tại khu vực thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
- về khônggian: Khách hàng dùng dịch vụ trên địa bàn thành phố QuảngNgãi, tỉnhQuảng Ngãi
- về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập, phân tích thực trạng chi trả lương hưu và trợ cấp từ BHXH, sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ chi trả tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh QuảngNgãi giai đoạn 2019 -2021
+ Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách khảo sátkhách hàng sử dụng dịchvụ chi trảtạithành phố Quảng Ngãi từ 01/07/2022 đến 31/09/2022
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước:
- Nghiên cứu định tính: Các lý thuyếtvề sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụcông được tác giả tóm tắt Tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởngđến sự hài lòng của thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi đối với chất lượng dịch vụthanh toán bưu chính
Trang 20- Nghiên cứu định lượng: Khảo sátcác dữ liệu sơ cấp, đánh giá thang đo, kiểm định
sự phù hợp của môhìnhnghiên cứu bằngphần mềm SPSS 20
5 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ý nghĩa về mặtkhoahọc: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúptổnghợp vàthiếtlập cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ trả phí và sự hài lòng củakhách hàng
Y nghĩa về mặt thực tiễn: Luận văn đánh giá mức độ về sự hài lòng của người sửdụng dịch vụ thanh toán và xem xét thực trạng đóng BHXH qua Bưu điện thành phốQuảng Ngãi BHXH tỉnh vàBưu điện tỉnhQuảng Ngãi sẽ cóthể cung cấpdịch vụ tốt hơncho thành phố Quảng Ngãi nhờ nhữngcâu trả lời màkết quả nghiên cứu đãđưa ra
6 Bố cục luận văn
Luận văn được xây dựnggồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận vàmô hình nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá thực trạng sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch
vụ chi trảlương hưu vàtrợ cấp từ BHXH qua bưu điện trên địa bàn thành phốQuảng Ngãi, tỉnh QuảngNgãi
Chương3: Đe xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp từ BHXH qua bưu điện trên địa bàn thành phốQuảngNgãi, tỉnh QuảngNgãi
Trang 21CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÝ THUYẾT VỀ sự HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỔI VỚI CHẮT LƯỢNG DỊCH vụ CHI TRẢ LƯƠNG HƯU
VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM XẴ HỘI QUA BƯU ĐIỆN
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
Kotler vàKeller (2012) đưara quan điểm dịch vụ là bất kỳ hành động, sự thực hiện
có tính chất vô hình, không chuyển quyền sở hữu mà mộtbên cungcấp cho bên kia
để thỏa mãn nhu cầu Việc tạo ra dịch vụ có thể có, hoặc có thể không gắn với một sản phẩm hữu hình
Fitzsimmons (2001) và đồng nghiệp cho hay: “Dịch vụ làmột hoặc một loạt cáchoạt động ít nhiều có bản chất vô hình xảy ra trong sự tương tác giữa khách hàng vàcácnguồn lực của nhà cung cấp dịch vụ mà nguồn lực này được coi như là giải pháp đốivới vấn đề của khách hàng”
Theo TCVN ISO 9000:2015, “Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp, xúc giữangười cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng đểđáp ứng nhu cầu của khách hàng”
về đặc điểm, phần lớn các nghiên cứu thừanhận bốn điểm lớn của dịch vụ bao gồm: Tính vô hình; Tính không thểtách rời; Tínhkhông thể lưutrữ; Tính không đồng nhất
Vì những đặc điểm này tương đối trừu tượng và có sự thay đổi phụ thuộc vào từng
Trang 22đặc điểm loại hình dịch vụ cụ thể nên việc đo lường các vấn đề về dịch vụ như chấtlượng và giátrị gặp nhiều khó khăn
1.1.2 Khái niệm chất lượng dịch vụ
Chất lượnghànghóa thì hữu hình và có thể đo lườngbởi các tiêu chí kháchquan như: tính năng, đặc tính và độ bền Tuy nhiên, chấtlượngdịch vụ là vô hình Khách hàng nhận được dịch vụ thông qua các hoạt động giao tiếp, nhận thông tin và cảm nhận.Đặc điểm nổi bật của khách hàng chỉ có thể đánh giá đượctoàn bộ chất lượng dịch
vụ khi đã “mua” và “sử dụng” chúng Do đó,chất lượngdịch vụ chưa được xác định một cách chính xác
Parasuraman, Zeithaml và Berry (1988) định nghĩa: “Chất lượng dịch vụ được xemnhư khoảng cách giữa mong đợi về dịch vụ và nhận thức của khách hàng khi sử dụngdịch vụ” Trong nhiều phân tích về chấtlượng dịch vụ thì chúng ta thấyrõ gợi ý: (1) Chất lượng dịch vụ khó đánh giá hon chấtlượng sản phẩm hữu hình (2) Nhận thức
vềchất lượng dịch vụ làkết quả của quá trình so sánhgiữa mong đợi của khách hàng với những hoạtđộngcụ thể củađon vị cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng mongđợi đó.(3) Những đánh giá của chất lượng không chỉ được tạo ratừ dịch vụ nó còn bao gồm những đánh giá về quá trình thựcthi dịch vụ.[24]
Chất lượng dịch vụ là chất lượng các yếu tố đầu vào, yếu tố quá trình và đầu ra củadịch vụ Tiếp cận từ phía khách hàng thì chất lượngdịch vụ là nhữnggì khách hàng cảm nhận được Chất lượng dịch vụ được xác định dựa vàonhận thức hay cảm nhậncủa khách hàng liên quan đến nhu cầu cá nhân củahọ Chính vì vậy chất lượng dịch
vụ được đo lườngbằng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ đó
1.1.3 Dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp từ BHXH qua bưu điện
BHXH là một cơ quan thuộc Chính phủ nên dịch vụ chi trả lương hưu vàtrợ cấp từbảo hiểm xã hội cho khách hàng còn đượcgọi làdịch vụ công Nhànước có nghĩavụvới xã hội là duy trì sự côngbằng và ổn định xã hội bằng cách trực tiếp thực hiện,phê duyệt và thiết lậpkhuôn khổ hành độngcho khu vực tư nhân
Trang 23Bưu điện Việt Nam sẽ tổ chức mạng lưới chi trả, quản lý người hưởng đến tận xã, phường, thị trấn, phù hợp với điều kiện của từngđịa phương nhưng cự ly vẫn gần vớicác điểm chi trảtrước đây do cơ quan BHXH thực hiện; Cơ sở vật chất, trang thiết bịphục vụ cho công tác chi trả và quản lý người hưởng phải đảm bảo thuận tiện, antoàn, có nhà và công cụ bảo quản tiền mặt Neu xảy ra sai xót, mất tiền trong quá trình làm việc thì dù là lý do chủ quan hay khách quan, bưu điện thì phải có trách nhiệm thu hồi, bồi thườngcho người hưởng hoặc BHXH địa phương Đối với kháchhàng nhận tiền qua tài khoảnATM, cácbưu điện tỉnh/thành phố sẽ thực hiện chuyểntoàn bộ vào tài khoản người hưởng ngay sau khi bưu điện nhận được tiền và danhsách chi trảtừ BHXH theo đúng thời gian qui định.
1.1.4 Đặc điểm khách hàng sử dụng dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp từ
BHXH qua bưu điện
Chi trả dịch vụ qua qua bưu điện là một dịch vụ công, phục vụ riêng cho các đốitượng đã tham gia BHXH vàđượchưởng các chế độBHXH theo quy định của pháp luật BHXH có hai loại hình là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện Khách hàng tham gia từng loại hình BHXH sẽ khác nhau về người tham gia, điều kiện,chế độđược hưởng chế độ hưu trí, nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng Người sửdụng dịch vụ chi trả BHXH qua bưu điện là nhữngkhách hàng “đặc biệt” và nó đượcthể hiện ở nhữngđặc điểm sau:
* Đối với BHXHbắt buộc:
Khách hàngtham giaBHXH bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng laođộng làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan hành chính sựnghiệp như cán bộ, công chức, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân, người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn vàngười làm việc ởnướcngoài.Khách hàng khi tham gia BHXH bắtbuộc thì được hưởng chế độ BHXH: Chế độ
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất Trường hợp “Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trởlên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủđiều kiện nói trên này khi thuộc một trong các trường hợp: Nam đủ 50 tuổi trở lên,
Trang 24nữ đủ 45 tuổi trở lên; Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời”.
Vì vậy điều quan trọng là phải đáp ứng những mong đợi cần thiết của khách hàng và làm cho họ hài lòng Vì vậy sự hài lòng của khách hàng là một yếu tố quan trọng trong triết lý tiếp thị Sựhài lòng của khách hàng là một khái niệm trừutượng và mo
hồý tưởng Sự hài lòng củakhách hàng là biểu hiện màmột cánhân có được sau khi
sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ Đó là thái độ của khách hàng, thể hiện những gì khách hàngcảm nhận khi sản phẩm hoặc dịch vụ dotổ chức cung cấp đáp ứng hoặcvượt quá mong đợi của khách hàng thì khách hàng được coi là hài lòng
Giese và Cote (2000) định nghĩa khách hàng như người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng Nghiên cứu của họ đề nghị44 3 thành phần tổng quát cấu tạothành biến tiềm ẩn
sự hài lòng: (1) Sự hài lòng là một đáp ứng cảm xúc tổng thể, đó là các biến đổi vềcường độ cảm xúc; (2) Đáp ứng cảm xúc đó gắn liền với mục tiêu riêng biệt, đó là sựlựa chọn sản phẩm, mua hàng hoá hoặc tiêu dùng sản phẩm; (3) Cuối cùng, đáp ứngcảm xúc chiếm dụng tại một thời điểm riêngbiệt, đó là các biến đổi về trạng thái,nhưng có giới hạn chungtrong khoảng thời gian mà sự việc tồn tại”
Trang 25Theo Kotler (2001) “sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giáccủa một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng củangười đó Kỳ vọng ở đây được xem là ước mong hay mong đợi của con người Nóbắt nguồn từnhu cầu cá nhân, kinhnghiệmtrướcđóvà thôngtin bênngoài như quảngcáo, thông tin truyền miệngcủa bạn bè, gia đình ”
Do đó, sự hài lòng của khách hàng là sự khácbiệt giữa kếtquả thựctế vàkết quảdự kiến Khách hàng sẽkhông hài lòng nếu kếtquả thựctế không như mong đợi của họ.Khách hàng sẽ rất vui nếu kết quả thực tế đáp ứng được mong đợi của họ Neu kếtquả thực tếvượt qua sự mong đợi của khách hàng, họ sẽ rất vui mừng và vô cùng vui mừng
1.2.2 Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
Hầu hết các quy chuẩn về chấtlượngdịch vụ và sự hài lòng của khách hàng đều nhấn mạnh đến việc người tiêu dùng sẽ so sánh giữa sản phẩm hay dịch vụ thực tế nhận đượcvới mức tiêu chuẩn nào đó
Parasuraman và các đồng nghiệp (1988) chothấy chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng tồntại một sốđiểm khác biệt (Parasuraman & cộng sự, 1988) Chấtlượngdịch vụ là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng (Cronin &Taylor, 1992) Khi một công ty cung cấp cho khách hàngnhữngsản phẩmchất lượng cao đáp ứng đượcmongmuốn của họ, trước tiên khách hàng sẽ hài lòng
Vì vậy, để nâng cao sự hài lòng của khách hàng, các nhà cungcấp dịch vụ cần nâng caochất lượngdịch vụ của họ Nói cách khác, giữa chất lượngdịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ, trong đó sự hài lòng của khách hàng đượcquyết định bởi chất lượng dịch vụ, chất lượng được tạo ratrước tiên
1.3 Các mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng đối vói chất lượng dịch vụ
1.3.1 Mô hình đo lường mức độ cảm nhận - mức độ kỳ vọng SERVQUAL
Parasuraman là người tiên phong trong nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ(1985) Parasuraman thành công tạo mô hình đột phá giúp các nhà kinh doanh có
Trang 26được kết quả chất lượng dịch vụ của họ thông qua việc nghiên cứu đánh giá khách hàng - ngườisử dụng dịch vụ Mô hìnhSERVQUAL (Parasuramanvà cộng sụ; 1985)được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá khá toàn diện Sau đó, mô hình SERVQUALtiếp tục hoàn thiện thông quaviệc tập trungvàokhái niệm về “Sự cảmnhậnvềchấtlượng” của người tiêu dùng Sụ cảm nhận của khách hàng là việc đánh giá có tính khách quan nhất vềchất luọng của dịch vụ Parasuraman và các đồngnghiệp (1985) cho hay: “Chất luọng dịchvụ là khoảng cách giũa sự mong đợi (kìvọng) của khách hàng và nhận thức (cảm nhận) của họkhi đã sử dụng qua dịch vụ”.
Hình 1.1 Mô hình SERVQUAL về 5 khoảng cách chất luọng dịchvụ của
Parasuraman và cộng sự (1988)
Nguồn: Parasuraman và cộng sự (1988)
1.3.2 Mô hình lý thuyết về chỉ số hài ỉòng củakhách hàng đối vởi dịch vụ
1.3.2.1 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng cửa Mỹ ACỈS (American Customer
Satisfaction Index)
Fomellvàcộng sụ (1996) phát triểnmô hình chỉ số hài lòng của Mỹ (ACSI) “Trong
môhìnhnày giá trị cảm nhận chịu sụ tác độngbởi chất luọng cảm nhận và sụ mong đợi củakháchhàng Sụ mong đợi của khách hàng có tác độngtruetiếp đến chất luợng cảm nhận” Một khi mong đợi khách hàngcàng cao thì tiêu chuẩnvề chấtluợngcảmnhận của khách hàngđốivới sản phẩm càng cao và nguợc lại Sụ hài lòng của khách
Trang 27hàng được hình thành dựa trên cơ sở chất lượng cảm nhận, sự mong đợi và giá trịcảm nhận, nếu chất lượng và giá trị cảm nhận của sản phẩm/dịch vụ cao hơn sự mongđợi của khách hàng thì sẽ tạo nên lòng trung thành đối với khách hàng và ngược lại Trường hợp kháchhàng phàn nàn, than phiền vềsản phẩm/dịch mà họ tiêu dùng Kỳ vọng củangười tiêu dùng đánh giá những gì được mong đợi về hình ảnh và chấtlượngcảm nhận của hàng hóa vàdịch vụ.
Hình 1.2 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ
Nguồn: American Customer Satisfaction ỉndex-ACSI Fornell (1996)
ỉ 3.2.2 Mô hỉnh chỉ so hài tòng đoi với khách hàng ở các nước EƯ (ECSI)
Mô hình ECSI được pháttriển và kế thừa từ mô hình SCSB (Fornell, 1992), và tương thích với mô hình AC SI (Fornell và cộng sự, 1996) Bayol và cộng sự(2000) đã minh họa rằng mô hình ECSI chứa 7 biến liên quan: (1) Mô hình cốt lõi, tức là các biếntiềm ẩn truyền thống (gồm: Chấtlượng cảm nhận, kỳ vọng, giá trị cảm nhận, sự hài lòng, và lòng trungthành): Được in đậm cho các cấu trúc với các tác động đượcthể hiện bằng các đường liền nét; (2) hai biến tiềm ẩn tùy chọncó thể đượcthêm bởi các
ủy ban quốc gia: Hình ảnh và khiếu nại được in nghiêng với các tác động được hiểnthị bằng đường chấmchấm Johnson và cộng sự (2001) cho rằng có hai sự khácbiệt giữa các mô hình ACSI và ECSI: (1) Mô hình ECSI không cho rằng tỷ lệ hành vi
Trang 28khiếu nại là kết quả của sự hài lòng; (2) theo bản gốc mô hình NCSB,mô hình ECSI kếthợp hình ảnh công ty như một biến tiềm ẩn trong mô hình.
So với mô hình nghiêncứu ACSI, trong mô hìnhECSI đềxuấtthêm nhântố hình ảnhcủa sản phẩm/ thương hiệu Kỳ vọngcủakháchhàngbị ảnh hưởng trựctiếpbởi hìnhảnh của sản phẩm hoặc thưong hiệu Yếu tố có thể tùy chỉnh được liên kết vói tên,thưong hiệu và loại hình kinh doanh mà người tiêu dùng quen thuộc là hình ảnh củasản phẩm hoặc thưong hiệu Bấtkỳ danh mục hàng hóa hoặc dịch vụ nào cũngcó thểđược đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùngbằng phưong pháp cụ thể này
Hình 1.3 Mô hình chỉ số hài lòngkhách hàng các quốc gia Châu Ằu
Nguồn: Eropean Customer Satisfaction Index - ECSI
ỉ 3.2.3 Mô hỉnh đo tường sự hài tòng của khách hàng (người dân) trong thực hiện các TTHC ở Việt Nam
Các cơ quan hành chínhcông thực hiện đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chứcđối với chất lượng cung ứng dịch vụ công của các cơ quan hành chính nhà nước
“Nghiên cứu đo lường sự hài lồng củangười dân, tổchức đối với sự phục vụ của cơquan hành chính nhànước(sau đây gọi là “đolường sựhài lòng”)được thực hiện đốivới 5 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịnh vụ hành chính công, gồm: (1) Tiếp
Trang 29cận dịch vụ; (2) TTHC; (3) Công chức trựctiếp giải quyết công việc; (4) kếtquả dịch vụ; (5) việc tiếp nhận, giải quyết gópý, phản ánh, kiến nghị”[17].
Hình 1.4 Mô hình đánh giásự hài lòng của người dân, tổchức đối với sự phục vụ
của cơ quan hànhchính nhà nước
Nguồn: Quyết định sổ 2640/QĐ-BNVphê duyệt Đe án đo lường sự hài lòng của
người dân, tổ chức đổi với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn
2017-2020
Các tiêu chí đánh giá đối với 5 yếu tố ở từng nội dung bao gồm: Yếu tố nhận định của người dân,tổ chức, gồm các tiêu chí; Yếu tố sự hài lòng của người dân, tổchức; Yeu to TTHC; Yeu tố côngchức trực tiếp giải quyết công việc; Yeu tố kết quả dịchvụ; Yeu tố tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị; Sự mong đợi của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính công
Đe tổng hợp các biến số ảnh hưởng đến sự hài lòng củacon người, tác giả phân tíchcác mô hình nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm và sự hài lòng Để nâng cao chất lượng và cung cấp dịch vụ, từ đó nâng cao sự hài lòng của
Trang 30khách hàng, các cơ quan hành chínhcông có thể hiểu được nhu cầu và sở thích của
cả cánhân và nhóm người dân đánhgiá cảm xúc và nguyện vọng của con người vàcác tổ chức
1.4 Bài học kinh nghiệm trong nước nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng
đối vói chất lượng dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp từ BHXH qua bưu điện
1.4.1 Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng hưởng lương hưu trí (BHXH) sử
dụng dịch vụ chi trả lương hưu qua bưu điện tại tỉnh Tây Ninh của Nguyễn Thị
Hà (2014)
Tác giả đã nghiên cứu “Sự hài lòng của khách hàng hưởng lương hưu trí (BHXH) sửdụng dịch vụ chi trảlương qua bưu điện tại tỉnh Tằy Ninh Tác giả đã phỏng vấn 255khách hàng để khám phá các nhântố ảnh hưởng Các yếu tố cóảnh hưởng cùng chiềuđến chất lượngdịch vụ và sự hài lòng của người hưởnglương hưu đối với dịch vụ chitrả lương hưu qua bưu điện: Phương tiện hữu hình; Năng lực phục vụ; Tin cậy; Khảnăng đápứng; Khảnăngtiếp cận với 25 biến quan sát ảnh hưởng đến sự hài lòngcủangười hưởng lương hưu qua dịch vụ chi trảlương hưu của bưu điện ở tỉnh TâyNinh
1.4.2 Giải pháp nâng cao sự hài lòng của ngưòi thụ hưởng đối vói công tác chi
trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua bưu điện trên địa bàn Huyện Ư Minh Thượng, Tỉnh Kiên Giang của Nguyễn Đình Lục (2020)
Nghiên cứu được tác giả thực hiện để phân tích thực trạng và xây dựng giải pháp nâng cao sự hài lòng của người đang thụ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH thôngqua hệthốngBưu điện trên địa bàn huyện u Minh Thượng,tỉnh Kiên Giang Tác giả
đã tiến hànhphỏng vấn 135 khách hàng đang dùng dịch vụ và xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đó là: (1) Sự thuận tiện về địa điểm,thời gian;(2) Quy trình, quy định các thủ tục; (3) Cơ sở vật chất ;(4) Chấtlượng phục vụ củagiao dịch viên; (5) Tính chính xác, an toàn; (6) Dịch vụ hỗ trợngười thụ hưởng; (7) Chất lượng, quytrình cung cấp dịch vụ Dựatrên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đềxuất 8 nhóm ý kiến nhằm nâng cao sự hài lòng về lương hưu, trợ cấp bảohiểm xã hội hàng thángthông qua Bưu điện huyện Ư Minh Thượng, Kiên Giang
Trang 311.4.3 Hoàn thiện công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội qua bưu điện tại tỉnh Cà Mau của Lưu Thanh Tâm (2020)
Lưu Thanh Tằm thực hiện nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng công tác chi trảlương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) của BHXH tỉnh Cà Mau trong giai đoạn từ 2015 đến 2019 Tác giả tiến hành khảo sát 202 khách hàng về sự hài lòng với: năng lực thực hiện dịch vụ chi trả, thời gian chi trả, tính chuyên nghiệp của bưu điện, các dịch vụ hỗ trợ, thái độ của nhân sự củabưu điện, sự tiện nghi củađiểm chi trả qua bưu điện tại tỉnh Cà Mau Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đề xuất một số giải phápnâng cao chất lượngdịch vụ
1.4.4 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động tham gia BHYT toàn dân trên địa bàn Thành phố Trà Vinh của Hồ Thị Bé Nhi (2019)
Hồ Thị Bé Nhi đã tiến hành nghiên cứu “Giải pháp đẩymạnh hoạt động tuyên truyền, vận động tham gia BHYT toàn dân trên địa bàn Thành phố Trà Vinh” Dựa trên kếtquả phân tích, tácgiả đềxuấtnên tuyên truyền, vận động để người dằn tham gia Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn thành phố TràVinh
1.4.5 Giải pháp nâng cao sự hài lòng của ngưòi dân đối vói chất lượng dịch vụ
Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi của Lê Văn Binh (2022)
Tác giả đãtổng hợp sở lý luận về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, sựhài lòng của ngườidân đối với chấtlượng dịch vụ hành chính công Đồng thời, tác giả đã phát triển mô hình nghiên cứu gồm có 05 nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp lên sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ của bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm:tiếp cận dịch vụ, TTHC, Viên chức giải quyết công việc, Kết quả cung ứng dịch vụ, Tiếp nhận, xử lý các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị Tác giả đã điều tra khảo sátvới mẫu 150 bằng phương pháp thuận tiện Dữ liệu đãthu thập được xử lý phân tíchbằng phần mềm EXCEL vàphần mềm SPSS 20 Qua nghiên cứu này tácgiả cũng đềxuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân
Trang 321.4.6 Tổng họp các nghiên cứu
Tác giả/các
yếu to
Nguyễn Thị Hà
Trang 331.5 Khung nghiên cứu đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chi trả lưong hưu và trợ cấp từ BHXH qua bưu điện
1.5.1 Các yếu tố đo lường sự hài lòng của khách hàng đối vói chất lượng dịch
vụ chi trả lương hưu và trợ cấp từ BHXH qua bưu điện
7 5 ỉ ỉ Một so tiêu chí áp dụng xây dựng thang do về sự hài tòng trong sử dụng dịch
vụ thực hiện chính sách BHXH
- Quyết định số 2640/QĐ-BNV được ban hành nhằm đo lường sự hài lòng của ngườidân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đánh giákhách quan chấtlượng cung ứng dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành chính nhà nước Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơquan hành chính nhànước(sau đây gọi là “đolường sựhài lòng”) được thực hiện đốivới 5 nhân tố cơbản của quá trình cung ứng dịnh vụ hành chính công, gồm: (1) Tiếp cận dịch vụ; (2) TTHC; (3) Công chức trựctiếpgiải quyết công việc; (4) kếtquả dịch vụ; (5) việc tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị Và được phân thành 17 tiêu chí đo lường trong bảng 1.1
Bảng 1.1 Thang đo Sự hài lòng về phục vụ hành chính SIPAS
I Tiếp cận dịch vụ
1 Nguồn thông tin về dịch vụ hành chính;
2 Sự thuận tiện trong việctìm hiểu thông tin vềdịch vụ hành chính;
3 Mức độ đáp ứng yêu cầu của người dân, tổ chức về thông tin dịch vụ đượccung cấp;
4 Mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phụcvụ người dân,
tổ chức tại cơ quan cung cấp dịch vụ hành chính
II TTHC
5 Sự công khai, minh bạchcủa TTHC;
Trang 34Nguôn: Quyết định số 2640/QĐ-BNV
6 Sự đon giản, dễ hiểu trong các quy định về hồ socủa TTHC;
7 Sự thuận tiện trong thực hiện quy trình giải quyết TTHC
III Sự phục vụ của công chức, viên chức
8 Thái độ phục vụ của công chức, viên chức;
9 Năng lực giải quyết công việc của công chức, viên chức
IV Kết quả giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước
10 Kết quả người dân, tổchức nhận được từ cơ quan hành chính nhànước;
11 Thời gian giải quyết côngviệc;
12 Chi phí người dân, tổchức phải trả để giải quyết công việc;
13 Việc tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức về kếtquả giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhànước
V Sự hài lòng của người dân, tổ chức
14 Sự hài lòng đối với thông tin về dịch vụ và cơ sở vật chất tại nơi cung cấpdịch vụ hành chính
15 Sự hài lòng về TTHC
16 Sự hài lòng đối với sự phục vụ của công chức,viên chức
17 Sự hài lòng về kết quả giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước
- Quyết định số 2120/QĐ-BHXH được ban hành bởi Bảo hiểm xã hội Việt Nam về
“Ke hoạch đánh giá sự hài lòng củangười dân tổ chức và doanh nghiệp đối với sựphục vụ của ngành BHXH năm 2019”nhằm mục đích đolườngsự hài lòng của kháchhàng tham gia thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN đối với sự phục vụ của ngành BHXH; đánhgiá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công Kết quảthực hiện quyết định số 2120/QĐ-BHXH giúp BHXHnắm bắt những yêu cầu vàkhó
Trang 35khăn, vướng mắc của người dân, tổ chức và doanh nghiệp trong tham gia và thụhưởng BHXH, BHYT, BHTN và đề xuất những giải pháp cải thiện chất lượng phục
vụ và cung ứng dịch vụ của ngành BHXH BHXH đo lường sự hài lòng của kháchhàng bởi 5yếutố: (l)Tiếp cận dịch vụ hành chính công trong lĩnhvực BHXH, BHYT,BHTN; (2) TTHC; (3) Viên chức trựctiếpgiải quyết công việc; (4) Kết quả giảiquyết TTHC trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN; (5) Tiếp nhận, giải quyết các ý kiếngóp ý, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chứcvà doanh nghiệp
BHXH sử dụng thang đo Likert 5 mức độ là: Điểm 5 = rất hài lòng; Điểm 4 = Hài lòng; Điểm3 = Bình thường; Điểm2 = Không hài lòng; Điểm 1 = Rất không hài lòng
để đo lường sự hài lòng nhằm đảm bảo tính tin cậy, chính xác, giúp ngành xác định tốt các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế và cải thiện chất lượng phục vụ, nâng cao sự hài lòng đối vớitổ chức, cá nhântham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT,BHTN BHXHtiến hành khảo sát tại bưu điện, đại lý thu, cosỏkhám chữa bệnh,bộ phận “một cửa” của cơ quan BHXH
1.5.1.2 Một so yeu to ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu
BHXH là cơ quan Nhà nước thuộc Chính phủ và đo lường sự hài lồng theo chỉ số SIPAS quy định tại Quyết định số 2640/QĐ-BNVngày 10/10/2017 củaBộ Nội vụ.Dịch vụ chi trảlương hưu và trợ cấp từ BHXH qua bưu điện làloại hình dịchvụ công,được xây dựng và áp dụng riêng cho các cơ quan, tổ chức trực thuộc Nhà nước và phải thực thi nhằm phục vụ riêng cho Nhànước đó Đây là sự khác biệt rất lớn vớinhiều loại hình dịch vụ do các doanhnghiệp, các tổ chứckhác không thuộc cơ quan quyền lực Nhànước cung cấp cho người dân hay các tổ chức Tác giả vận dụng môhình SERVQUAL của (Parasuraman và cộng sự, 1988), kết hợp với các tiêu chí đolường sự hài lòngtrongthang đo SIPAS,bộ tiêu chí đo lườngmức độ hài lòngcủa tổ chức, cá nhân của (Bộ Nội Vụ, 2012, 2017; Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2021) mô hình nghiên cứu được đềxuấtbởi Nguyễn Thị Hà (2014), Nguyễn Đình Lục (2020),
Lê Văn Binh (2022) đề xây dựngmô hình nghiên cứu đề xuất Trong mô hình nghiêncứu đềxuất có 5 yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòngbao gồm: (1) Phương tiện hữu
Trang 36hình, (2) Quytrình thủ tục, (3) Năng lực phục vụcủa nhân viên, (4) Sự tin cậy và (5)
Bộ Nội vụ (2017);
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2021);
3
Năng lực của nhân viên trực
tiếp giải quyết công việc
Parasurraman và cộng sự (1988);
Nguyễn Thị Hà (2014); Nguyễn Đình Lục (2020); Lê Văn Binh (2022)
Bộ Nội vụ (2017);
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2021);
Trang 37Nguổn: Tác giả tông hợp
6 Hài lòngchấtlượngdịch vụ Parasurraman và cộng sự (1988);
Bộ Nội vụ (2017);
1.5.2 Khung nghiên cứu đề xuất đo lường thực trạng sự hài lòng của khách hàng
đối vói chất lượng dịch vụ chi trả lưong hưu và trợ cấp từ BHXH qua bưu điện
ỉ 5.2.1 Khung nghiên cứu đo ỉường thực trạng sự hài lòng của khách hàng đoi với
chất lượng dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp từBHXH qua bưu điện
Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ quy định chỉ số SIPAS được Bảo hiểm xã hội, cơ quan Nhà nước trực thuộc Chính phủ, sửdụng để đánh giásự hài lòng của người lao động Các mô hình dịch vụ do các công
ty và các đơn vị khác ngoài cơ quan quyền lực nhà nước cung cấp cho các cánhânhoặc tổ chức có sự khác biệtđáng kể so với mô hình này Tácgiả vận dụng mô hìnhSERVQUAL của (Parasuraman et al, 1988), kết hợp với các tiêu chí đo lường sự hài lòng trong thang đo SIPAS, mô hình nghiên cứu được đề xuất bởi Nguyễn Thị Hà(2014), Nguyễn Đình Lục (2020), Lê Văn Binh(2022) Tác giảđãxác định 5 tiêuchí tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thanh toán, dựa trên mô hình nghiên cứu được truyền lại từ các tácgiảtrong vàngoài nước cũng nhưtranh luận của các chuyên gia quađường bưu điện
Phương tiện hữu hình: Phương tiện hữu hình là các điều kiện về vật chất, trang bị tại phòngtiếp công dân và thực hiện các giao dịch, bao gồm: vị trí phòng tiếp nhận,giao trả kết quảhồ sơ thuận tiệncho việc đi lại, thoángmát, gọn gàng, sạch sẽ; bàn,ghế được bố trí hợp lý; ngoại hình và trang phục củađội ngũ nhân viên bưu điệnthực hiện việc chi trả
Sự tin cậy: đo lường kết quả cung cấp dịch vụ đúng theo hợp đồng, chính xác và uy tín ngay từ lần đầu tiên (Parasuraman và cộng sư, 1985, 1988) Hay nói cáchkhác sựtin cậy của dịch vụ đại diện cho việc người sử dụng dịch vụ chi trả tin tưởng về cácdịch vụ được cung cấp từ bưu điện, giao dịch được giải quyết và nhận kết quả đúnghẹn, sự quan tâm chân thành vào những gì mà cơ quan chi trả đã hứa và thực hiện
Độ tin cậycóảnh hưởng đến thuận chiều đến sự hài lòng của khách hàng đối với chấtlượng dịch vụ chi trả qua bưu điện
Năng lực phục vụ: Năng lực phục vụ là nhân viên có đủ trình độ chuyên môn, kỹnăng giao tiếp, tính chuyên nghiệp trongtư vấn, phục vụ và giải quyết mọi thắc mắc
Trang 38của khách hàng Nhân viên có thái độ nhiệt tình, chân thành, thân thiện thì khách hàng cảm thấy an tâm, tin tưởng vì mình được phục vụ chính xác Năng lựcphục vụ của cán bộ, công chức có ảnh hưởngthuận chiều đến sự hài lòngcủa người dân đối với chất lượngdịch vụ chi trả qua bưu điện.
Sự đồng cảm: là sự tận tâm phục vụ khách hàng, tận tìnhhướng dẫn, có sự thấu hiểu, cảmthông với khách hàng tuổi cao, sức yếu để tìm mọi biện pháp giải quyết hồ sơ,các vấn đề cho người dân một cách nhanh chóng, linh hoạt, kịp thời Sự đồng cảmcủa cán bộ, công chức có ảnh hưởng đến sự hài lòng củangười dân đối với chấtlượngdịch vụ chi trả củabưu điện
Quy trình thủ tục: Quy trình TTHC để ápdụng trong giải quyết cácnghiệp vụ, xử lý
hồ sơ liên quan, quy trình thủ tục càng rõ ràng, đơn giản, thuận tiện và được công khai, minh bạch thì khách hàng dễ dàng thực hiện Quy trìnhthủ tục có ảnh hưởngđến sự hài lòng củakhách hàng đối với chất lượngdịch vụ chi trả qua bưu điện
Hình 1.5 Mô hình đo lường sự hài lòngcủa khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chi trả lương hưu vàtrợ cấp BHXH quabưu điện tại thànhphố QuảngNgãi
Nguồn: Tác giả đề xuất
Trang 39ỉ 5.2.2 Các thang đo đề xuất
Thang đo về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chi trả qua bưuđiện được xây dựng cơ sở quan sát, ghi nhận các ý kiến góp ý tại hội thảo khoa học, thảo luận với các chuyên gia, người tiêu dùng sử dụng dịch vụ chi trả qua bưu điện
Từ đó, phiếu thu thậpthông tin được xây dựng sơ bộ,thang đo sự hài lòng của kháchhàng gồm 25 biến quan sát được xác định là(1) Phương tiện hữu hình, (2) Quy trình thủ tục, (3) Năng lực phục vụ của nhân viên, (4) Sự tin cậy và (5) Sự đồng cảm.Bảng 1.3 Các thang đo đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng đối với chấtlượng dịchvụ chi trả lương hưu và trợ cấpBHXH qua bưu điện
Phương tiện hữu
hình
PTHH 1
Bưu điện có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin hiện đại
Parasuraman và cộng sự (1985) Lê Dân (2011),Nguyễn Thị Hà(2014) và TrầnĐình Lục (2020)PTHH2
Địa điểm phục vụ chi trảlương hưu và trợ cấp từ BHXH được bố trí ổnđịnh, thuận tiện, hợp lý
PTHH 3
Phòng tiếp nhận và trảkết quảhồ sơ thuận tiện, thoángmát
PTHH4
Nhân viên trang phụcgọn gàng, lịch sự, chuyên nghiệp
Sự tincậy
STC1
Bưu điện luôn chi trảlương, trợ cấp từ BHXHđúng ngày quy định
Parasuraman và cộng sự (1988); Lê Dân (2011),Nguyễn Thị Hà(2014), Trần ĐìnhSTC2
Bưu điện xử lý giao dịch chính xác, không bị sai
Trang 40sót Lục (2020),Lê Văn
Binh (2022)STC 3
Nhân viên chi trả giải quyếtnhiệt tình, kịp thờicác phản ảnh người dânSTC4
Hồ sơ giao dịch chi trảđúnghẹn
Parasuraman và cộng sự (1988), Lê Dân (2011),Nguyễn Thị Hà(2014), Trần Đình Lục (2020),Lê VănBinh (2022), Quyếtđịnh số 2640/QĐ-BNV
NLPV2
Khách hàng cảm thấy antoàn khi thực hiện dịch
vụ chi trả qua Bưu điện
NLPV3
Nhân viên Bưu điện luônlịch sự,tôn trọng vàniềm
nở và đủ khả năngđểgiảiđáp các thắc mắc củangười dân
NLPV4
Đối với khách hàng là người già hoặc sức khỏeyếu, nhân viên bưu điện không ngừng chủ độngđưa ra nhiều phương ánthanh toán an toàn, dễdàng và thuận tiện
Quy tình thủ tục QTTT 1 Quỵtrình giải quyết hồ sơ Lê Dân (2011),