Thành đàn cũng được thiết kế bằng gỗ cứng như cấm lai hoặc gỗ mun. Trên mặt to của đàn thường có 1 miếng xương kim loại nhỏ gọi là ngựagảy.. Do đàn bầu không có phím nên những điểm nút
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN ĐÀN BẦU
Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Dương
MSSV: CS170142
Mã môn học: ĐBA102.4.H2
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích Châm
Trang 2Câu 1: ( Nguồn wikipedia)
* Đàn Bầu:
I Cấu tạo:
Đàn bầu thường có cấu tạo một ống tròn được làm từ tre, bương, luồng
Có một đầu to và một đầu vót hơi nhỏ Phần mặt đàn thường được thiết
kế hơi cong một chút, đáy đàn thì phằng và có một lỗ nhỏ dùng để treo đàn Thành đàn cũng được thiết kế bằng gỗ cứng như cấm lai hoặc gỗ mun
Trên mặt to của đàn thường có 1 miếng xương kim loại nhỏ gọi là ngựa gảy Dây đàn sẽ được luồn từ đây và cột vào trục lên dây xuyên qua phần thành đàn Với những cây đàn bầu hiện đại, người ta đã sử dụng khóa dây bằng kim loại để phần dây được chắc chắn và không bị tuột
Cuối cùng là que gảy đàn, chúng được vót bằng tre, giang, thân dừa hoặc gỗ mềm Que gảy thời xưa thường dài khoảng 10cm, nhưng ngày nay với những kỹ thuật diễn tấu nhanh nên que gảy chỉ dài khoảng 4 – 4,5cm
II Cách chơi đàn và kĩ thuật chơi đàn.
Cách định âm chuẩn cho dây đàn
Trang 3Mô tả xác định điểm chia nốt trên dây đàn bầu
Người ta thường định âm cho đàn bầu theo dây buông có âm tự nhiên, nhưng có khi chỉnh theo từng bài bản Nếu bài nhạc cung đô (do) là chủ
âm thì định âm dây buông tự nhiên là đô Ngoài ra còn vài cách định âm khác Vì dây buông chỉ cho một nối nên phải chia dây từ cần đàn đến ngựa đàn để xác định các nốt khác: 1/2 dây có nốt do 1 cao hơn dây buông một quãng 8, 1/3 dây sẽ là nốt sol 1, 1/4 ta sẽ có nốt do 2, 1/5 dây
sẽ có mi 2, 1/6 dây sẽ có nốt sol 2, 1/7 dây sẽ là nốt si giáng (nốt này ít được sử dụng), 1/8 sẽ có nốt do 3
Ngoài 6 điểm định âm thông dụng là do 1, sol 1, do 2, mi 2, sol 2 và do
3 còn có thể tạo âm thực bằng cách gảy dây buông và thường gảy gần ngựa đàn chứ không gảy vào các điểm định âm bồi Trên 7 âm thanh này, với kỹ thuật tay trái như căng dây hoặc chùng dây thích hợp, người chơi đàn có thể tạo được rất nhiều âm thanh khác nữa
Cách sử dụng que gảy đàn
Cách sử dụng/gảy đàn đòi hỏi kỹ thuật đặc biệt Người diễn cầm que bằng tay phải, đặt que trong lòng bàn tay phải, đặt que trong lòng bàn tay làm sao để que hơi chếch so với chiều ngang dây đàn Que đàn được đặt trên 2 đốt ngón tay trỏ
và giữa của bàn tay phải, còn đốt thứ nhất của ngón cái thì giữ que đàn, đầu nhỏ của que thường nhô ra khoảng 1,5 cm Hai ngón còn lại thì hơi cong theo ngón trỏ và giữa Khi gảy dây ta đặt cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm, hất nhẹ que đàn cùng lúc nhấc bàn tay lên, ta sẽ có được âm bội Những điểm cạnh bàn tay chạm vào gọi là điểm nút, những điểm trên dây đàn được que gảy vào gọi là điểm gảy Do đàn bầu không có phím nên những điểm nút được coi là cung phím của đàn bầu
Các tư thế diễn tấu
Thông thường nhất là đàn bầu đặt trên một cái bàn nhỏ (thường là hộp đàn có lắp 4 chân rời, trên mặt giá có 2 chỗ chặn để khi kéo đẩy cần đàn, đàn không bị di chuyển theo Khi ngồi khoanh chân trên chiếu để đàn thì đầu gối chân mặt phải tì vào cạnh mặt đàn nhằm giữ cho cây đàn khỏi bị
xê dịch Ngày nay, các nghệ sĩ thường dùng tư thế đứng hoặc ngồi trên ghế để diễn tấu Khi dó, đàn được đặt trên giá gỗ có các chốt định vị có
độ cao tương ứng với vị trí ngồi của nghệ sĩ
Sử dụng tay trái trên cần đàn và dây đàn
Ngón rung: Khi khảy dây, các ngón tay trái rung nhẹ cần đàn, âm thanh sẽ phát ra tự như làn sóng thì ta có ngón rung Ngón rung rất quan trọng vì không những nó làm cho tiếng đàn mềm mại mà nó còn thể hiện phong cách của bản nhạc Với các bài buồn, hoặc bài vui, ta phải rung theo những âm đã được quy định
Trang 4 Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ ngón trỏ tạo ra âm thanh hãm và thăng giáng liên tục, ngắt quãng do dao động âm tắt nhanh Theo nghệ sĩ nhân dân Thanh Tâm thì ngón vỗ thường diễn tả tình cảm đau khổ, uất ức, nghẹn ngào
Ngón vuốt: miết ngón tay vào cần đàn để tạo độ trượt qua các thang âm và dừng lại ở thang âm quy định trong bản nhạc
Ngón luyến: kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm quy định
Ngón tạo tiếng chuông: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chính và tạo ra âm bội trên âm chính có sẵn V.v
* Đàn Tỳ Bà
I Cấu tạo:
Đàn tỳ bà thường được chế tác bằng gỗ ngô đồng ở mặt trước, mặt sau là gỗ
gụ hay đàn hương Với cấu tạo của đàn gồm:
Trang 5 – Thùng đàn: Có hình quả lê bổ đôi, lưng đàn cong, phồng lên ở giữa làm bằng gỗ cứng
– Mặt đàn: Được làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt đàn có bộ phận
để mắc dây đàn
– Thân đàn: Ðàn tỳ bà không có dọc (cần đàn) riêng biệt mà dọc đàn gắn liền với thân đàn, xưa kia vẫn có phím nhưng là phím giả Ngày nay đàn này có gắn 3 phím trên cần đàn và 11 phím gắn trên mặt đàn, ngoài ra còn thêm 2 phím cho 2 dây cao Các phím đều thấp và gắn liền kề nhau dựa theo thang âm bảy cung chia đều
– Dây đàn: Có 4 dây hiện nay được là bằng sợi nilon, được lên theo các âm: Ðô, Fa, Sol, Ðô1 hoặc Sol, Ðô, Rê, Sol1
– Bộ phận lên dây: Đàn tỳ bà có 4 trục gỗ để lên dây, ở phía cuối thân đàn
có đài đàn (ngựa đàn để mắc dây, bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống
– Phím gảy đàn: Nghệ nhân gảy đàn bằng miếng gảy nhựa hay đồi mồi với các ngón gảy, ngón hất, ngón vê, đặc biệt đàn tỳ bà sử dụng các ngón tay vẩy đuôi trên dây đàn gọi là ngón phi
II Cách chơi và kĩ thuật chơi đàn tỳ bà:
Kỹ thuật diễn tấu của đàn Tỳ Bà có nhiều ngón giống như đàn Nguyệt
Tư thế đàn:
Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu
Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt gần như thẳng đứng
Kỹ thuật tay phải:
Tay phải gảy đàn, cách sử dụng móng tay để đàn có nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng sinh động
Kỹ thuật tay trái:
Kỹ thuật tay trái của đàn Tỳ Bà có các ngón nhấn, ngón vuốt, ngón mổ, bấm hợp âm, đặc biệt đàn Tỳ Bà có lối đánh song thinh (song thanh): 2 đồng âm ở hai dây khác nhau
Ngón phi:
Ngón phi của đàn Tỳ Bà có thể đánh trên cả 4 dây hoặc phi trên từng cặp dây (dây1+2; dây 2+3 và 3+4) hoặc phi trên từng dây 1 hoặc 4 dễ dàng hơn
Trang 6Ngón nhấn:
Các phím đàn gắn cách nhau không xa lắm, mỗi phím lại không cao như đàn Nguyệt nên các loại ngón nhấn (nhấn, nhấn luyến lên, nhấn láy…) đều có
những hạn chế, thường chỉ nhấn từ nửa cung đến một cung liền bậc, hiệu quả ngón nhấn tốt nhất là khoảng âm trầm và một phần khoảng âm giữa
Ngón vuốt:
Được sử dụng nhiều ở đàn Tỳ Bà, trong các tác phẩm cổ truyền ngón vuốt được sử dụng nhiều như ngón nhấn của đàn Nguyệt Ký hiệu ngón vuốt không
vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt Vuốt có vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch hai gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt
Vuốt xuống:
Là cách vuốt dây của tay trái trong khi tay phải không gảy, không vê, không phi, âm thanh các ngón vuốt xuống phát ra nhỏ, yếu nhưng không thể dùng trong hòa tấu Do vậy các âm vuốt thường xen kẽ với các âm gảy, vê hay phi để
có thể thừa hưởng dư âm của các âm ấy
Vuốt nhiều dây:
Có thể vuốt hai, ba dây một lúc trong khi tay phải gảy, vê hay phi, kỹ thuật nầy
ít sử dụng trong diễn tấu nhạc cổ truyền
Ngón chụp:
Tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao hoặc thấp) âm thanh từ cung phím nầy vang lên mà không phải gảy đàn Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động Âm luyến nghe yếu nhưng mềm mại, ở những thế bấm cao âm luyến nghe kém vang nên ít được sử dụng (Ký hiệu ngón chụp: dùng dấu luyến giữa các nốt nhạc)
Ngón mổ:
Gần giống như ngón luyến, nhưng tay phải không gảy dây mà ngón tay trái cứ
mổ vào các cung phím để phát ra âm thanh, âm thanh ngón mổ nghe nhỏ, yếu
và có màu âm riêng biệt Không nên sử dụng ngón mổ trong bản nhạc có tốc độ nhanh và trong hòa tấu vì hiệu quả ngón mổ nghe rất nhỏ Ký hiệu ngón mổ ghi như dấu hỏi đặt trên nốt nhạc
Ngón vỗ:
Một ngón tay đang bấm trong khi ngón khác vỗ lên dây đàn
Trang 7* Đàn Nguyệt:
I Cấu tạo:
Đàn nguyệt có những bộ phận chính như sau:
Bầu vang: Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30 cm, thành bầu 6 cm Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn
(cái thú) dùng để mắc dây Bầu vang không có lỗ thoát âm.
Cần đàn (hay dọc đàn): làm bằng: gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn
8-11 phím đàn, trước đây chỉ gắn 8 phím (nay những người chơi nhạc tài tử Nam bộ vẫn thường dùng đàn 8 phím) Những phím này khá cao,
nằm xa nhau với khoảng cách không đều nhau
Đầu đàn: hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai trục
Dây đàn: có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây
nylon Tuy có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to một dây nhỏ).
Cách chỉnh dây thay đổi tùy theo người sử dụng Có khi 2 dây cách nhau quãng
4 đúng, có khi cách quãng năm đúng hoặc quãng bảy hay quãng tám đúng Song cách thông dụng nhất vẫn là lên dây theo quãng năm đúng Đàn nguyệt là nhạc cụ khảy dây, được dùng thường xuyên trong ban nhạc chầu văn, tài tử, phường bát âm và trong nhiều dàn nhạc dân tộc khác
Trang 8II Cách chơi và kĩ thuật chơi đàn Nguyệt:
Tư thế ngồi: Có 3 kiểu
+ Ngồi xếp chân trên chiếu
+ Ngồi vắt chéo chân trên ghế
+ Ngồi tì gót chân phải vào thang ghế
Cả ba tư thế ngồi trên đều phải tự nhiên, thoải mái, thành đàn phía dưới tì lên đùi phải Lưng đàn áp sát vào cạnh sườn, nách tì nhẹ lên thành đàn trên Tay trái đỡ cần đàn, đầu đàn chếch lên phía trên sao cho cao hơn vai một chút
Tư thế đứng: Tư thế đứng ít dùng hơn tư thế ngồi, thường dùng để vừa đi vừa đàn Nếu đánh đàn ở tư thế này phải đeo đàn bằng một sợi dây Cánh tay phải
đè vào mặt đàn giữ cho mặt đàn áp sát vào người, tay trái nâng cần đàn chếch lên phía trên
Cách cầm móng gẩy: Khi đánh đàn, ngón cái và ngón trỏ của tay phải cầm
móng gảy, các ngón khác khum lại tự nhiên, nên tránh ngón út duỗi thẳng và tì vào mặt đàn Khi gẩy không nên đặt móng hờ trên dây vì như vậy tiếng đàn sẽ yếu, tuy vậy cũng không nên để móng quá sâu xuống dây vì tiếng đàn sẽ thô, không gọn và làm mất sự linh hoạt của cổ tay
Các vị trí gẩy đàn:
Nếu vị trí gẩy đàn cách ngựa đàn từ 3 đến 4 cm âm thanh phát ra sẽ có tiếng đanh, sắc nhưng ít vang
Nếu vị trí gẩy đàn cách ngựa đàn từ 8 đến 9 cm tiếng đàn sẽ chắc, đầy đặn và vang
Nếu vị trí gẩy đàn cách ngựa đàn từ 15 đến 17 cm âm thanh phát ra sẽ mềm mại ấm áp nhưng hơi yếu và kém vang
Cách cầm đàn và bấm dây trên cung đàn: Cây đàn được giữ chắc nhờ kẹp đàn bằng cánh tay phải, tay trái đỡ cần chỉ giúp cho đàn được thăng bằng khi gẩy – Đốt thứ nhất của ngón cái dựa vào sống cần đàn, tránh để cần đàn dựa sát vào kẽ tay (giữa ngón cái và ngón trỏ) vì như vậy làm việc di chuyển lên xuống của tay trái gặp trở ngại, không linh hoạt
– Cánh tay trái để tự nhiên, không áp sát vào cạnh sườn nhưng cũng không
để khửu tay khuỳnh ra phía ngoài
– Ngón tay bấm trên cung đàn phải để khum tự nhiên Các đầu ngón tay bấm dây xuống cung đàn với mức độ vừa phải Nếu bầm quá nặng sẽ làm dây căng, tiếng đàn bị chênh cao Nếu bấm hờ, dây đàn vừa chạm vào vào phím chưa đủ mức, tiếng đàn sẽ rè và yếu
– Các ngón bấm móng tay phải được cắt ngắn, khi bấm luôn khum tròn và chụm, không để kẽ tay doãng hở làm yếu gân ngón bấm, nhất là khi cần rung
Trang 9và nhấn Khi gẩy từng tiếng trên dây, ngón bấm không duỗi thẳng vì vậy dễ chạm dây bên cạnh làm trở ngại lúc đánh với tốc độ nhanh Khi cần chặn hai dây trên cung đàn mới được phép duỗi thẳng ngón để bấm
Câu 2:
PGS TS NGƯT Nguyễn Bình Định - Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam nói rằng, trên thế giới sở hữu hơn 10 dòng đàn một dây, phân bố đa dạng nhất
là ở châu Á rồi tới châu Phi và một số nước ở miền Nam châu Âu Các loại đàn một dây thuộc chi dây gảy có những loại như: đàn Kingri, đàn Ektar, đàn Tuntune, đàn Gopicand của Ấn Độ; đàn Bầu của Việt Nam; đàn Tushuenkin (Độc huyền cầm) của Trung Quốc; đàn Ichigenkin (Nhất huyền cầm) của Nhật Bản; đàn Xađiu (còn đọc là Xa-đi-ơ) của Căm pu chia; 3 chiếc đàn Cung ở Trung Phi, Đông Phi, Nam Phi; đàn một dây ở Indonesia, ở Madagasca… Đàn
1 dây thuộc chi dây kéo mang các cái như: Đàn Rababa ở những nước A rập; đàn Orutu ở Kenya, Uganda; đàn Gusle (có 3 loại) ở Serbi, Croatia, Montenegro…
Trong số các đàn 1 dây trên thế giới, đàn Bầu của Việt Nam được kiểm tra là rất đặc sắc, độc đáo… bởi lẽ đàn Bầu là đàn độc nhất vô nhị phát ra âm thanh là âm bồi; chỉ sở hữu 1 dây, ko sở hữu phím bấm nhưng mang thể chơi được hầu hết các cao độ (kể cả các âm sở hữu cao độ tuyệt đối và các âm mang cao độ hơi mang các mức độ non già tùy ý); mang khả năng biểu diễn hầu hết các khoa học rung, nhấn, đặc thù là những dạng luyến láy, điểm tô âm khác nhau nên vô cùng ưng ý sở hữu kiểu nhạc điệu âm nhạc sở hữu đa dạng âm hoa
mỹ, luyến láy của Việt Nam
Do dùng khoa học uốn vòi đàn (có người gọi là phải đàn), tạo ra sự căng chùng khác nhau của dây đàn phải đàn Bầu là nhạc cụ duy nhất trên thế giới làm cho được việc với 1 lần kích âm sở hữu thể cho một âm căn bản và những âm khác với cao độ cao hơn hoặc tốt hơn âm cơ bản đó tới 1 quãng 5 (các nhạc cụ khác không thể làm cho ra được các âm mang cao độ phải chăng hơn âm căn bản có một lần kích âm vì không có công nghệ khiến cho chùng dây đàn)
(https:// www.xuongdancuong.com/tin-tuc/dan-bau-la-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi)
Trang 10Câu 3:
*Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (còn gọi là Đờn ca tài tử) là loại hình
nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam Được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, từ nhu cầu của cộng đồng Phản ánh suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của những người dân mở đất phương Nam Vùng miệt vườn, sông nước, với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở, bình dị Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động Chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi
về cổ nhạc Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca
Trang 11Tác Phẩm: Dạ cổ hoài lang là một tác phẩm nổi tiếng của bộ môn nghệ thuật
này Trong kho tàng đờn ca tính đến nay có hơn nghìn bài hát Các bài hát nổi tiếng phải kể đến như: Tình anh bán chiếu, Dạ cổ hoài lang Bên cạnh đó Lý giao duyên, Nam đảo…cũng gây được tiếng vang
*Nhã nhạc Cung đình Huế
Mặc dầu, nguồn gốc của Nhã Nhạc có từ thế kỷ thức 13, nhưng nó chỉ đạt đến
độ mức điêu luyện tại cung đình Huế dưới triều Nguyễn (1802 - 1945) Các vị vua đã dành sự ưu đãi khi ban cho Nhã nhạc một địa vị đặc biệt là âm nhạc chính thức của cung đình, bằng cách đó đã chính thức hóa nó như là biểu tượng
về quyền uy và sự trường thọ của triều đại mình Nhã nhạc đã trở thành một phần thiết yếu của quá trình nghi lễ và mỗi năm nó được trình diễn trong toàn
bộ thời gian của gần 100 buổi lễ khác nhau Phong phú về nội dung tinh thần, Nhã Nhạc đã được xem như là một phương tiện liên lạc và bày tỏ tôn kính đến các vị thần linh và bậc đế vương
Trang 13Câu 4:
Là một thế hệ trẻ sau khi bắt đầu được tiếp xúc, học bộ môn đàn bầu và nhận ra rằng hiện nay lúc nào ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp người ta đánh đàn piano, violin hay là ghita nhưng lại rất khó và hầu như không thể thấy được người ta chơi các loại nhạc cụ truyền thống Cá nhân tôi cảm nhận được sâu sắc tầm quan trọng trong lúc này là làm thế nào để gìn giữ bảo tồn các loại nhạc cụ truyền thống hiện nay Cách đầu tiên là các nhà quản lý văn hóa, các cơ quan, đơn vị nghệ thuật nên tổ chức nhiều cuộc liên hoan dành riêng cho đàn bầu cũng như các loại nhạc cụ truyền thống khác, tạo nhiều điều kiện để những nghệ sĩ có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi và đặc biệt, đông đảo khán giả có dịp được thưởng thức các loại nhạc cụ truyền thống, để chúng có thể trường tồn với thời gian, xứng đáng là một món ăn tinh thần quý giá trong đời sống của người dân đất Việt Cách thứ hai cũng là cách tốt nhất hiện lên trong đầu tôi đó là làm cho nhiều người biết đến các loại nhạc cụ truyền thống nước ta, đặc biệt là các thế hệ trẻ hiện nay, ta có thể bắt đầu từ việc đầu tiên là đưa các loại nhạc cụ truyền thống vào giảng dạy giống như trường đại học FPT của chúng ta đã làm rất tốt việc bảo tồn và duy trì các loại nhạc cụ truyền thống bằng việc đưa đàn bầu, đàn tranh và sáo vào giảng dạy Trong tương lai gần, mong rằng không chỉ trường đại học FPT của chúng ta mà các trường đại học, cao đẳng hay thậm chí
là các trường trung học khác có thể đưa các loại nhạc cụ truyền thống vào giảng dạy cho thế hệ trẻ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam