Đàn tỳ bà được cấu tạo bởi thùng đàn, mặt đàn, thân đàn, dây đàn, phím gảy đàn và cuối cùng là bộ phận lên dây.. Tám phím đàn được làm bằng gỗ hoặc tre, trải dài ở phần cần đàn, giúp tạo
Trang 1HỒNG BẢO BẢO CE170912
Cần Thơ, tháng 8 năm 2022
TIỂU LUẬN MÔN ĐÀN BẦU
Leture: Nguyễn Thị Bích Châm Studen’s name: Hồng Bảo Bảo Mssv: CE170912
Subject code: ĐBA102.3.B2
Trang 2HỒNG BẢO BẢO CE170912
Contents
1 Đàn Tỳ Bà
1.1 Cấu tạo của Đàn Tỳ Bà
1.2 Cách chơi Đàn Tỳ Bà
1.3 Kỹ thuật chơi Đàn Tỳ Bà
2 Đàn Tranh
2.1 Cấu tạo Đàn Tranh
2.2 Cách chơi Đàn Tranh
2.3 Kỹ thuật chơi Đàn Tranh
3 Đàn Bầu
3.1 Cấu tạo của Đàn Bầu
3.2 Cách chơi Đàn Bầu
3.2 Kỹ thuật chơi Đàn Bầu
Trang 3
1
CÂU 1 : Nhạc cụ truyền thống
1 Đàn Tỳ Bà
1.1 Cấu tạo của Đàn Tỳ Bà
Đàn tỳ bà có thể được làm từ tre hoặc gỗ được khắc những họa tiết để tang tính thẩm mỹ cho người nhìn Đàn tỳ bà được cấu tạo bởi thùng đàn, mặt đàn, thân đàn, dây đàn, phím gảy đàn và cuối cùng là bộ phận lên dây Mặt đàn tỳ bà được làm bằng gỗ ngô đồng, phần thùng đàn và cần đàn gắn với nhau có hình dáng nhỏ, mặt đàn được làm bằng gỗ xốp, nhẹ Phần cuối thân đàn mắc dây còn gọi là ngựa đàn Bầu đàn tỳ bà được chạm khắc cầu kỳ Có thể là hình chữ thọ hoặc hình con dơi Phần đầu đàn được gắn 4 trục gỗ để lên dây Đàn tỳ bà
có kích thước dài từ 95 – 100cm, cần đàn có gắn 4 miếng ngà cong vòm được gọi là Tứ Thiên Vương Tám phím đàn được làm bằng gỗ hoặc tre, trải dài ở phần cần đàn, giúp tạo ra những cao độ khác nhau Cổ đàn tỳ bà dùng dây đàn được làm bằng tơ tằm, ngày nay các dây đàn tỳ bà được làm bằng dây nilon
Nguồn www.vietnam-tourism.com 1.2 Cách chơi Đàn Tỳ Bà
- Kỹ thuật diễn tấu của đàn Tỳ Bà có nhiều ngón giống như đàn Nguyệt
Trang 42
- Tư thế đàn:
+ Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu
+ Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt gần như thẳng đứng
1.3 Kỹ thuật chơi Đàn Tỳ Bà
Kỹ thuật tay phải:
- Tay phải gảy đàn, cách sử dụng móng tay để đàn có nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng sinh động
Kỹ thuật tay trái:
- Kỹ thuật tay trái của đàn Tỳ Bà có các ngón nhấn, ngón vuốt, ngón mổ, bấm hợp âm, đặc biệt đàn Tỳ Bà có lối đánh song thinh (song thanh): 2 đồng âm ở hai dây khác nhau
Ngón phi:
Ngón phi của đàn Tỳ Bà có thể đánh trên cả 4 dây hoặc phi trên từng cặp dây (dây1+2; dây 2+3 và 3+4) hoặc phi trên từng dây 1 hoặc 4 dễ dàng hơn
• Ngón nhấn:
Các phím đàn gắn cách nhau không xa lắm, mỗi phím lại không cao như đàn Nguyệt nên các loại ngón nhấn (nhấn, nhấn luyến lên, nhấn láy…) đều có những hạn chế, thường chỉ nhấn từ nửa cung đến một cung liền bậc, hiệu quả ngón nhấn tốt nhất là khoảng âm trầm và một phần khoảng
âm giữa
• Ngón vuốt:
Được sử dụng nhiều ở đàn Tỳ Bà, trong các tác phẩm cổ truyền ngón vuốt được sử dụng nhiều như ngón nhấn của đàn Nguyệt Ký hiệu ngón vuốt không vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt Vuốt có vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch hai gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt
• Vuốt xuống:
Là cách vuốt dây của tay trái trong khi tay phải không gảy, không vê, không phi, âm thanh các ngón vuốt xuống phát ra nhỏ, yếu nhưng không thể dùng trong hòa tấu Do vậy các âm vuốt thường xen kẽ với các âm gảy, vê hay phi để có thể thừa hưởng dư âm của các âm ấy
Trang 53
• Vuốt nhiều dây:
Có thể vuốt hai, ba dây một lúc trong khi tay phải gảy, vê hay phi, kỹ thuật nầy ít sử dụng trong diễn tấu nhạc cổ truyền
• Ngón chụp:
Tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao hoặc thấp) âm thanh từ cung phím nầy vang lên mà không phải gảy đàn Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động Âm luyến nghe yếu nhưng mềm mại, ở những thế bấm cao âm luyến nghe kém vang nên ít được sử dụng (Ký hiệu ngón chụp: dùng dấu luyến giữa các nốt nhạc)
• Ngón mổ:
Gần giống như ngón luyến, nhưng tay phải không gảy dây mà ngón tay trái cứ mổ vào các cung phím để phát ra âm thanh, âm thanh ngón mổ nghe nhỏ, yếu và có màu âm riêng biệt Không nên sử dụng ngón mổ trong bản nhạc có tốc độ nhanh và trong hòa tấu vì hiệu quả ngón mổ nghe rất nhỏ Ký hiệu ngón mổ ghi như dấu hỏi đặt trên nốt nhạc
• Ngón vỗ:
Một ngón tay đang bấm trong khi ngón khác vỗ lên dây đàn
2 Đàn Tranh
2.1 Cấu tạo Đàn Tranh
Đàn tranh có dạng hình hộp dài và được cấu tạo từ 5 bộ phận chính: Cầu đàn, ngựa đàn, dây đàn, trục đàn và móng ngựa đàn
Đàn Tranh hình hộp dài Khung đàn hình thang có chiều dài 110-120
cm Đầu lớn rộng khoảng 25 30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc -dây Đầu nhỏ rộmg khoảng 15 20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua -mặt đàn Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm Ngựa đàn còn gọi là (con Nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo 3 móng vào ngón cái, trỏ, giữa để gẩy Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi
Trang 64
Nguồn Học Piano Online 2.2 Cách chơi Đàn Tranh
Ngón dùng để gảy
Cách chơi truyền thống là dùng 2 ngón gẩy Ngày ngay người chơi thường dùng 3 ngón, một số trường hợp cá biệt dùng 4 – 5 ngón
Cách dùng 3 ngón gẩy gồm ngón cái (ngón 1), trỏ (ngón 2) và giữa (ngón 3) là phổ biến nhất Cách cách gẩy cơ bản gồm: Liền bậc, cách bậc, gẩy đi xuống và
đi lên liền bậc hoặc cách bậc Thường dùng móng gẩy để gẩy nhưng riêng đàn sắt thì không dùng mà gẩy bằng đầu bụng ngón tay
Tư thế
• Đầu 3 ngón tay giữa đặt lên trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, còn ngón tay hơi khum Hai hoặc 3 ngón tay gồm trỏ, giữa và đeo nhẫn chụm lại Ngón tay cái và ngón út tách rời, dáng của bàn tay vươn về phía trước
• Mỗi khi rung, nhấn, bàn tay sẽ được nâng lên mềm mại và ba ngón chụm lại sẽ cùng di chuyển từ dây này sang dây khác
2.3 Kỹ thuật chơi Đàn Tranh
Kỹ thuật tay trái
• Ngón rung: Sử dụng 1, 2 hoặc 3 ngón tay trái rung nhẹ lên sợi dây đàn
mà tay phải mới gảy
• Ngón nhấn: Dùng để đánh thêm được các âm khác Chẳng hạn như 1/2 âm, 1/3 âm, 1/4 âm mà hệ thống của dây đàn tranh không có
Trang 75
Sử dụng 3 đầu ngón tay trái nhấn xuống nhẹ 1/2 cung, nặng hơn nếu
là 1 cung Cách nhấn nặng hay nhẹ phụ thuộc vào yêu cầu của bài Người nghệ nhân phải dùng tai nghe để cảm âm rồi điều chỉnh tay nhấn
• Ngón nhấn luyến: Dùng những ngón nhấn để luyến 2 – 3 âm có độ cao khác nhau Âm thanh khi sử dụng kỹ thuật này nghe mềm mại, mượt
mà và uyển chuyển gần với thanh điệu của tiếng nói Ngón nhấn luyến
có hai loại, gồm:
o Nhấn luyến lên: Gảy vào 1 dây để vang lên Tay trái nhấn dần lên dây đó để âm thanh được cao hơn hoặc tiếp tục nhấn để cao hơn nữa
o Nhấn luyến xuống: Kỹ thuật này cần phải mượn nốt Chẳng hạn như nếu bạn muốn có âm Fa luyến xuống âm Rê thì cần phải mượn dây Rê nhấn mạnh trước rồi mới gảy Âm Fa ngân lên, ngón tay trái nới dần để âm Rê của dây đó vang theo luyến tiếng cùng với
âm Fa
Kỹ thuật
Ngón Á: Lối gảy phổ biến của đàn tranh, cũng như cổ tranh Trung Quốc
Kỹ thuật gảy ngón á là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc Ngón Á hay vào ở phách yếu để chuẩn bị vào một phách mạnh ở đầu hoặc cuối câu nhạc
Á lên: Kỹ thuật lướt qua hàng dây Kỹ thuật này vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ 1 âm thấp lên những âm cao
Á xuống: Đây là lối gảy cổ truyền, gảy liền những âm liền bậc, từ 1 âm cao xuống những âm thấp Có nghĩa dùng ngón cái tay phải lướt nhanh
và đều qua các hàng dây, từ cao xuống thấp
Á vòng là kỹ thuật được kết hợp từ Á lên và Á xuống Kỹ thuật này thường dùng để mở đầu hoặc kết thúc một câu nhạc Một số trường hợp,
Á vòng được dùng để tả cảnh gió thổi, mưa rơi, sóng nước hoặc dùng ngón Á vòng liên tiếp với nhiều âm
Ngón vê dùng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1 – 2 – 3, 1 – 3, 1- 2 Gảy trên dây liên tục, những ngón khác phải khum tròn lại Cổ tay cần kết hợp với ngón tay đánh xuống và hất lên đều đặn Cần lưu ý, móng gảy không nên đặt quá xuống xuống gây khi về đề móng gảy Bởi
sẽ tạo ra tiếng đàn không đều đặn và êm ái
Song thanh: Tức 2 nốt cùng phát một lúc Kỹ thuật song thanh truyền thống chỉ dùng quãng 8 Hiện nay, các nhạc sĩ còn kết hợp dùng những quãng khác
Trang 86
3 Đàn Bầu
3.1 Cấu tạo Đàn Bầu
Những cây đàn Bầu mang tính biểu diễn chuyên nghiệp được cấu tạo như sau: Thân đàn: Đàn Bầu hình hộp dài, đầu đàn hơi cao và thuôn hẹp hơn cuối đàn Mặt đàn của bằng gỗ hơi phồng lên Mặt đàn Bầu của Tạ Thâm làm bằng gỗ Dổi một loại gỗ tiêu chuẩn để làm mặt đàn Bầu - mang lại sự âm vang cho tiếng đàn Thành đàn làm bằng gỗ cứng như
gỗ Mahogany, gỗ Mun, gỗ Cẩm Lai, gỗ Bubinga Đáy kín nhưng có khoét lỗ ở cuối đàn để thoát âm và cũng là chỗ để mắc dây đàn Cần đàn (vòi đàn): phía đầu đàn có một cọc tre cắm từ mặt đàn xuống đáy đàn gọi là cần đàn (vòi đàn) Đầu cần đàn nhỏ dần và uốn cong về phía ngoài đầu đàn Trước khi cắm cần đàn vào mặt đàn, người ta cho
nó xuyên ngang qua bầu cộng hưởng
Những cây đàn Bầu của Nhạc cụ truyền thống Tạ Thâm có cần đàn được vót thủ công bằng sừng trâu với kiểu dáng và kích thước tiêu chuẩn
Bầu cộng hưởng:
Bầu cộng hưởng của đàn Bầu là một bỏ cứng của quả bầu, có nơi thay bằng gáo dừa và ngày nay bầu cộng hưởng được làm bằng gỗ được gọt tiện có hình dáng như nửa quả bầu Một sợi dây có độ đàn hồi tốt căng
từ đầu của hộp đàn kéo dài tới cần đàn chỗ cắm qua vỏ bầu cộng hưởng Từ nơi mắc dây đến cần đàn tạo góc 30 độ
Dây đàn: dây kim khí mắc từ trục lên dây, chui qua một lỗ nhỏ ở cuối mặt đàn, kéo chếch lên buộc vào vòi đàn, chỗ miệng loe của bầu cộng hưởng
Bộ phận lên dây: một trục gỗ xuyên ngang hai bên thành đàn (ở phía cuối thân đàn) gắn một bộ phận lên dây bằng kim loại để mắc dây và lên dây Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống Que gảy đàn: là một que nhỏ, ngắn và nhỏ hơn chiếc đũa, đầu vót nhọn hoặc hơi tròn tùy yêu cầu biểu diễn Que gảy ngắn: tiếng mềm mại, trữ tình khi tremonlo ở một bậc cao hay trên cùng một phím thì tiếng đàn
rõ nét hơn Que gảy dài: tiếng thô nhưng khỏe và chắc, đầy đặn
Bộ phận khuyếch đại: bầu cộng hưởng sau này của đàn Bầu được thay thế bằng gỗ chứ không phải bằng ống bương và vỏ quả bầu khô như trước Một bộ phận cảm âm điện tử được đặt trong đàn, gắn chỗ mắc
bộ phận lên dây, từ bộ phận cảm âm này sau đó được nối liền vào bộ phận khuyếch đại âm thanh điện tử (máy tăng âm và loa) dể phát ra tiếng đàn Bầu
Trang 97
Nguồn nhaccuphongvan.vn 3.2 Cách chơi
Cách sử dụng que gảy đàn
Hai ngón còn lại thì hơi cong theo ngón trỏ và giữa Khi gảy dây ta đặt cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm, hất nhẹ que đàn cùng lúc nhấc bàn tay lên, ta sẽ có được âm bội Những điểm cạnh bàn tay chạm vào gọi là điểm nút, những điểm trên dây đàn được que gảy vào gọi là điểm gảy
Các tư thế diễn tấu
Thông thường nhất là đàn bầu đặt trên một cái bàn nhỏ (thường là hộp đàn có lắp 4 chân rời, trên mặt giá có 2 chỗ chặn để khi kéo đẩy cần đàn, đàn không bị di chuyển theo Khi ngồi khoanh chân trên chiếu để đàn thì đầu gối chân mặt phải tì vào cạnh mặt đàn nhằm giữ cho cây đàn khỏi bị
xê dịch
3.3 Kỹ thuật chơi Đàn Bầu
Trước tiên, bạn cần xác định âm chuẩn cho dây đàn
Trang 108
Đàn bầu giữ vị trí khá quan trọng trong các nhạc cụ gõ Vì vậy, để đánh được âm thanh hay chuẩn xác bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng cách định
âm cho dây đàn Thông thường, nhiều người định âm cho đàn bầ theo dây buông có âm tự nhiên Nhưng cũng tùy từng bài nhạc, thể loại bạn
có thể điều chỉnh khác nhau Ngoài ra, bạn có thể xác định âm qua các nốt như 1/2 dây có nốt do 1 cao hơn dây buông một quãng 8, 1/3 dây sẽ
là nốt sol 1, 1/4 ta sẽ có nốt do 2, 1/5 dây sẽ có mi 2, 1/6 dây sẽ có nốt sol 2, 1/7 dây sẽ là nốt si giáng
Thứ hai, Cách sử dụng que gảy đàn
Để có thể gảy đàn bạn cần chú ý kỹ thuật đặc biệt này, tránh đánh sai nốt Bạn nên cầm que bằng tay phải và đặc que trong lòng bàn tay hơi chếch hướng 35 độ so với chiều ngang cây đàn Đốt thứ nhất ngón cái giữ que đàn và khi đánh bạn hất nhẹ que đàn cùng nhấc bàn tay lên Thứ ba, Tư thế ngồi diễn tấu
Bạn có thể thấy hình ảnh nghệ sỹ chơi đàn bầu qua tivi Đàn bầu được đặt trên cái bàn nhỏ còn người chơi đàn sẽ ngồi khoanh chân Lúc này, đầu gối chân mặt phải tì vào cạnh mặt đàn nhằm giữ cho cây đàn khỏi
bị xê dịch Nếu thấy khá khó khăn khi ngồi bạn có thể tập tư thế đứng
để chơi đàn bầu, nhưng chiếc bàn để đàn nên chọn cao, phù hợp với vị trí ngồi của bạn
Thứ tư, Sử dụng tay trái trên cần và dây đàn
Các ngón tay trên cần và dây đàn chia làm 7 ngón như ngón rung, ngón
vỗ, ngón vuốt, luyến và tạo tiếng chuông Mỗi ngón có cách cầm chơi đàn khác nhau nên bạn cũng cần chú ý
Ngón vuốt: miết ngón tay vào cần đàn để tạo độ trượt qua các thang âm
và dừng lại ở thang âm qui định trong bản nhạc
Ngón luyến: kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm qui định
Ngón tạo tiếng chuông: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chính và tạo ra âm bội trên âm chính có sẵn
Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ ngón trỏ tạo ra âm thanh hãm và thăng giáng liên tục, ngắt quãng do dao động âm tắt nhanh
Ngón rung: Ngón rung rất quan trọng vì không những nó làm cho tiếng đàn mềm mại mà nó còn thể hiện phong cách của bản nhạc Khi nhảy dây bạn chú ý các ngón tay trái rung nhẹ cần đàn
CÂU 2 :
Các loại đàn một dây thuộc chi dây gảy có những loại như: đàn Kingri, đàn Ektar, đàn Tuntune, đàn Gopicand của Ấn Độ; đàn Bầu của Việt Nam; đàn Tushuenkin (Độc huyền cầm) của Trung Quốc; đàn Ichigenkin (Nhất huyền cầm) của Nhật Bản; đàn Xađiu (còn đọc là Xa-đi-ơ) của Căm pu chia; 3 chiếc đàn Cung ở Trung Phi, Đông Phi,
Trang 119
Trên thế giới có rất nhiều loại đàn một dây nhưng đàn một dây mang tên đàn bầu rất khác biệt, đậm chất Việt Nam Đàn bầu với âm thanh trong trẻo, quyến
rũ phù hợp với tình cảm, tâm hồn, ngôn ngữ của người Việt Nam Không chỉ
là nhạc cụ truyền thống, với quá trình phát triển cho thấy: cây đàn này thực sự
là một “nhân chứng” đặc biệt trong dòng chảy lịch sử và văn hóa Việt Nam Đàn bầu hay còn gọi là Độc Huyền Cầm là một nhạc cụ thuần Việt nhất và cũng được coi là một trong số những cây đàn độc đáo của thế giới, nhưng cấu tạo lại rất đơn giản Những vật liệu làm ra cây đàn Bầu là các loại cây tre, bương, vầu, vỏ quả bầu , những vật liệu dễ kiếm gần gũi trong đời sống người Việt
Trước kia, thân đàn bầu được làm bằng một đoạn ống tre, ống bương, ống vầu thì nay được làm bằng hộp gỗ hình chữ nhật dài khoảng trên dưới 1 mét Một đầu to có bát âm làm từ vỏ quả bầu khô với cần đàn nối với dây đàn, đầu bên kia nhỏ hơn có dây đàn gắn với cần chỉnh dây Bầu đàn làm bằng đầu cuống quả bầu hoặc gỗ tiện giống quả bầu Cần đàn làm bằng sừng tre dẻo dài khoảng 50-70 cm, sau này thay bằng sừng trâu
Dây đàn làm bằng dây móc xe lại hoặc dây mây, dần thay bằng dây tơ, sau này thay bằng dây sắt Khi chơi đàn người chơi gảy bằng ngón tay, móng hay que gảy, phát ra âm thanh do va chạm trực tiếp, 1 lần, tạo ra "âm thực", kết hợp với việc rung cần đàn tạo ra nhiều âm thanh có các cao độ khác nhau với âm sắc trong trẻo, quyến rũ Đây cũng là nét độc đáo của loại nhạc cụ tiêu biểu Việt Nam được thế giới ghi nhận Nghệ sĩ đàn bầu Kim Thành cho rằng: "Nét nổi bật của đàn bầu là tạo ra tiếng đàn là sóng bồi âm Đàn bầu có hai phần chính: phần cầm que tạo ra tiếng đàn và dùng cần đàn để nhấn cao độ lên và xuống Cây đàn bầu độc đáo về cách sử dụng là như thế Thường các cây đàn khác bật bằng dây buông, như đàn ghi ta có phím để thay đổi âm vực khác nhau, nhưng cây đàn bầu thì cái chặn dây lại bằng tay thay cho phím đàn"
Trong số các đàn 1 dây trên thế giới, đàn Bầu của Việt Nam được kiểm tra là rất đặc sắc, độc đáo… bởi lẽ đàn Bầu là đàn độc nhất vô nhị phát ra âm thanh
là âm bồi; chỉ sở hữu 1 dây, ko sở hữu phím bấm nhưng mang thể chơi được hầu hết các cao độ (kể cả các âm sở hữu cao độ tuyệt đối và các âm mang cao
độ hơi mang các mức độ non già tùy ý); mang khả năng biểu diễn hầu hết các khoa học rung, nhấn, đặc thù là những dạng luyến láy, điểm tô âm khác nhau nên vô cùng ưng ý sở hữu kiểu nhạc điệu âm nhạc sở hữu đa dạng âm hoa mỹ, luyến láy của Việt Nam
Do dùng khoa học uốn vòi đàn (có người gọi là phải đàn), tạo ra sự căng chùng khác nhau của dây đàn phải đàn Bầu là nhạc cụ duy nhất trên thế giới làm cho được việc với 1 lần kích âm sở hữu thể cho một âm căn bản và những âm khác với cao độ cao hơn hoặc tốt hơn âm cơ bản đó tới 1 quãng 5 (các nhạc cụ khác không thể làm cho ra được các âm mang cao độ phải chăng hơn âm căn bản có một lần kích âm vì không có công nghệ khiến cho chùng dây đàn)