1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn đàn bầu 2

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận môn Đàn Bầu
Tác giả Nguyễn Anh Tiến
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Bích Châm
Trường học Trường Đại học FPT Cần Thơ
Chuyên ngành Nhạc cụ truyền thống
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 769,08 KB

Nội dung

3.Các kỹ thuật căn bản được sử dụng khi diễn tấu sáo: Muốn cho tiếng sáo hớp hồn người nghe thì phải cần đến kỹ thuật và phải tập luyện cho đến mực thành thạo.. Kỹ Thuật Sáo Trúc Sáo trú

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT CẦN THƠ

BỘ MÔN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG

TIỂU LUẬN MÔN

ĐÀN BẦU

Tên: Nguy n Anh Ti n ễ ế

MSSV: CS181709

Mã môn học: ĐBA102.5.H1

Lecturer: Nguy n Th Bích Châm ễ ị

Trang 2

Page | 2

Câu 1:

*Sáo Trúc:

1.Cấu Tạo:

-Ở Việt Nam sáo trúc thường được làm bằng Trúc hoặc Nứa Ống trúc, nứa để làm Sáo thông dụng thường có độ dài khoảng 45 55 cm và có đường kính rộng khoảng -1-2 cm

Trên thân cây sáo trúc được khoét thêm 6 lỗ thổi, các lỗ thổi được thiết kế trên thân cây sáo cách nhau một khoảng cách phù hợp với tone của cây sáo mà bạn chọn -Một bên thân sáo là lỗ thổi còn một bên là các lỗ bấm và các lỗ thổi cũng như lỗ bấm phải cùng một hàng với nhau

-Thông thường lỗ thổi sẽ to hơn lỗ bấm một chút, và thường được khoét dưới dạng

lỗ tròn hoặc lỗ elip

-Sáo trúc còn thiết kế thêm lỗ để buộc dây trang trí khá xinh xắn Khi bạn mở các ngón tay linh hoạt sẽ tạo những nốt khác nhau và bạn có thể tùy chỉnh những âm vực mà mình mong muốn

2.Cách thổi sáo:

Tư thế cầm sáo

Trang 3

Nếu cầm sáo không đúng tư thế thì âm thanh phát ra không chính xác hoặc không ra

âm

Cách cầm sáo đúng:

+Dùng ngón cái và ngón út giữ vững sáo

+Các ngón tay đặt nằm ngang trên thân sáo Nếu ngón tay cong thì sẽ không bịt được kín lỗ sáo

Cách bấm nốt nhạc trên sáo

Sáo gồm 7 nốt: Đồ – C, Rê – D, Mi – E, Pha – Fa, Sol G, La A, Si – – – B Các nốt được bấm như hình sau, trong đó lỗ đen là bịt kín còn lỗ trắng là mở ngón tay ra

Cách lấy hơi và cách thổi sáo đúng:

-Làm ướt môi: Dùng lưỡi thấm nước bọt cho ướt môi

-Đặt lỗ sáo ngay đầu vào khe giữa môi trên và môi dưới Điểm tựa là môi dưới, rồi xoay ra ngoài một góc khoảng 90 độ

-Mím môi và thổi

Trang 4

Page | 4

+Thổi ra những âm trầm thì môi cần mím lại tạo một tia hơi gọn.Môi ép chặt hơn để thổi những nốt cao Nốt càng cao thì càng cần ép thật chặt để đạt được tia hơi thật nhỏ gọn

+Thường sử dụng 5 làn hơi nhẹ, rất nhẹ, mạnh, rất mạnh và hơi nén Lực hơi thổi

âm trầm nhất thì nhẹ vừa có xu hướng lực hơi mạnh dần khi thổi âm cao Âm càng cao thì môi lại càng phải ép chặt hơn và lực hơi mạnh hơn và ngược lại Người mới học thổi sáo chỉ nên thổi rất nhẹ, nhẹ và mạnh

3.Các kỹ thuật căn bản được sử dụng khi diễn tấu sáo:

Muốn cho tiếng sáo hớp hồn người nghe thì phải cần đến kỹ thuật và phải tập luyện cho đến mực thành thạo gồm các kỹ thuật quan trọng: Rung, Reo, Đánh lưỡi, Vuốt, Láy, Huýt, Lấy hơi, Giữ hơi, Nén hơi

Kỹ Thuật Sáo Trúc Sáo trúc có các kỹ thuật như lấy hơi, rung hơi, đánh lưỡi, vuốt hơi, nhấn hơi… các kỹ thuật bấm như ngón vuốt, ngón lướt, ngón láy… Sáo trúc có khả năng diễn tấu nhanh, linh hoạt

– Lấy hơi : Đây là kỹ thuật đầu tiên, rất quan trọng Biết cách lấy hơi thì hơi khoẻ, thổi được dài, thổi sáo không mệt Cách lấy hơi này được gọi là lấy hơi bụng – Vuốt hơi : là thổi hơi làm cho âm thanh nào đó cao dần lên hay thấp dần xuống, đưa ngón tay lần lượt mở từ một nốt thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp sẽ tạo cho người nghe một âm thanh mềm mại, lả lướt

– Láy : còn gọi là luyến hơi tức là thổi một hơi liền trong khi ngón tay bấm nhiều

lỗ, có tác dụng làm cho nét nhạc mềm mại, nối liền nhau, không bị ngắt quãng Láy tức là thổi phớt qua thật nhanh một âm phụ

– Láy rền: Láy rền là cách sử dụng ngón tay đập trên lỗ sáo nhiều lần và thật nhanh

*Đàn bầu:

I Cấu tạo:

1.SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI ĐÀN BẦU THEO THỜI GIAN:

-Đàn Bầu từ khi xuất hiện cho đến nay đã trải qua nhiều lần cải tiến và thay đổi hình dáng cũng như cấu tạo như: đàn Bầu ống bương, đàn Bầu ống tre, đàn Bầu thùng, đàn Bầu hộp, đàn bầu điện gắn mobin,

2.CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐÀN BẦU:

Trang 5

- Các bộ phận của đàn bầu :

1 Thành đàn

2 Mặt đàn

3 Đấy đàn

4 Cần đàn ( vòi đàn )

5 Bầu đàn

6 Trục lên dây

7 Dây đàn

8 Cầu âm ( hay cầu dây )

3.KÍCH THƯỚC CỦA ĐÀN BẦU:

Trang 6

Page | 6

-Để đánh đàn, người ta dùng que để gảy, độ dài của que khoảng 5 đến 6cm, que gảy có thể làm bằng tre, giang hoặc sừng

II-CÁC TƯ THẾ CHƠI ĐÀN

1.TƯ THẾ ĐỨNG ĐÀN:

-Phù hợp khi biểu diễn trên sân khấu

Trang 7

2.TƯ THẾ NGỒI TRÊN GHẾ:

-Là tư thế chơi đàn thông dụng nhất, phù hợp khi tập đàn ở nhà, khi biểu diễn trên sân khấu

3.TƯ THẾ NGỒI TRÊN SÀN:

-Thường dùng khi biểu diễn các loại hình âm nhạc truyền thống như: hát Xẩm, Đờn

ca tài tử,

III NHỮNG KỸ THUẬT DIỄN TẤU CƠ BẢN CỦA ĐÀN BẦU:

1.KỸ THUẬT TAY PHẢI

- Cách cầm que đàn: Cầm que bằng 3 ngón cái, trỏ và giữa của tay phải Que đàn nằm trên lóng tay thứ nhất của 2 ngón trỏ và giữa Đốt thứ nhất của ngón cái đặt trên mặt đối diện của que vào vị trí giữa của 2 ngón kia sao cho phần đầu que nhô ra

Trang 8

Page | 8

khỏi ngón giữa khoảng 1,5cm Ngón áp út và ngón út khum tự nhiên theo 2 ngón trỏ

và giữa

-Khi gảy đàn ta đặt que vuông góc với dây đàn và ngứa que ra ngoài khoảng 45 độ Dùng lực của ngón giữa và ngón áp út bật que chứ không phải dùng lực của cổ tay

*Một số kỹ thuật tay phải thường dùng:

-Gảy 1 chiều, gảy 2 chiều, đánh âm thực, bật trầm, vê dây, pizzicato, tạo tiếng chuông,

2.KỸ THUẬT TAY TRÁI:

a) Cách cầm cần đàn:

-Tay trái cầm cần đàn để căng chùn dây để tạo ra các nốt nhạc với cao độ khác nhau đồng thời kết hợp các kỹ thuật hoa mỹ tạo ra phần hồn cho tiếng nhạc

-Tư thế cầm cần đàn: bàn tay trái đặt vào khoảng giữa cần đàn sao cho bên phải cần đàn là ngón cái và bên trái cần đàn là bốn ngón còn lại Bốn ngón này hơi khum lại

tự nhiên và áp vào cần đàn ở vị trí long tay giữa của các ngón trỏ, giữa, áp út, còn ngón út thả lỏng tự nhiên Đồng thời áp lóng tay đầu của ngón cái vào cần đàn (ở phía đối diện bốn ngón kia) sao cho đầu ngón cái nằm ngang bằng với lóng tay thứ

2 của ngón trỏ

Trang 9

-Khi căng chùn cần đàn, ta chỉ dùng lực của ngón tay cái khi cần căng và dùng lực của ngón trỏ khi cần chùn cần đàn, các ngón tay còn lại chỉ làm điểm tựa và không dùng lực

* Một số kỹ thuật tay trái thường dùng:

-Nếu như bàn tay phải gảy que để tạo ra âm thanh thì bàn tay trái có nhiệm vụ tô điểm và làm đẹp cho âm thanh đó Tiếng nhạc phát ra có hồn hay không là do bàn tay trái quyết định Các kỹ thuật thường dùng: rung, luyến, láy, vỗ, vuốt,

*ĐÀN TRANH

I.CẤU TẠO CỦA ĐÀN TRANH:

1.CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐÀN TRANH:

- Thành đàn, cầu đàn, trục đàn, con nhạn được làm bằng gỗ cứng như: trắc, cẩm lai, giáng hương,

Trang 10

Page | 10

- Mặt đàn, đáy đàn được làm bằng gỗ nhẹ, xốp như: ngô đồng, gỗ tung, gỗ thông,

- Dây đàn ngày xưa được dùng bằng dây tơ, dây đồng, dây thép Sau này thường được sử dụng bằng dây inox

2.KÍCH THƯỚC CỦA ĐÀN TRANH:

-Đàn Tranh có hình hộp dài với khung đàn hình thang, chiều dài khoảng 110- 120cm -Đàn có 2 đầu: đầu lớn rộng khoảng 25 30cm, cao khoảng 5 7cm Đầu nhỏ - -rộng khoảng 15 20cm, cao khoảng 5- - 6cm

3.MÓNG ĐÀN VÀ TRỤC CHỈNH DÂY:

- Để đánh đàn, người ta phải đeo dụng cụ gọi là móng đàn, hình dáng như một cái khoen để đeo vào đầu ngón tay Hiện nay người chơi đàn thường đeo 3 móng đàn vào 3 ngón cái, trỏ và giữa của bàn tay phải Móng đàn có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: đồng, inox, nhựa, sừng, đồi mồi

-Trục chỉnh dây dùng để tra vào trục đàn nhằm điều chỉnh căng chùn dây đàn theo cao độ mong muốn Trục chỉnh dây thường được làm bằng gỗ cứng

II-CÁC TƯ THẾ CHƠI ĐÀN

1.TƯ THẾ ĐỨNG ĐÀN:

-Phù hợp khi biểu diễn trên sân khấu

Trang 11

2.TƯ THẾ NGỒI TRÊN GHẾ:

-Là tư thế chơi đàn thông dụng nhất, phù hợp khi tập đàn ở nhà, khi biểu diễn trên sân khấu

3.TƯ THẾ NGỒI TRÊN SÀN:

-Thường dùng khi biểu diễn các loại hình âm nhạc truyền thống như: Đờn Ca Tài

tử, Ca Huế, Chèo,…

Trang 12

Page | 12

* Cách chơi đàn:

- Ngón dùng để gảy Cách chơi truyền thống là dùng 2 ngón gẩy Ngày ngay người chơi thường dùng 3 ngón, một số trường hợp cá biệt dùng 4 – 5 ngón Cách dùng 3 ngón gảy gồm ngón cái (ngón 1), trỏ (ngón 2) và giữa (ngón 3) là phổ biến nhất Cách cách gảy cơ bản gồm: Liền bậc, cách bậc, gẩy đi xuống và đi lên liền bậc hoặc cách bậc Thường dùng móng gảy để gảy nhưng riêng đàn sắt thì không dùng mà gẩy bằng đầu bụng ngón tay

III-NHỮNG KỸ THUẬT DIỄN TẤU CƠ BẢN CỦA ĐÀN TRANH:

1.KỸ THUẬT TAY PHẢI:

-Các kỹ thuật tay phải thường dùng như: gảy từng ngón, đánh chồng âm, hợp âm, song thanh, chuyền ngón quãng 8, ngón á, vê dây (tremolo), …

2.KỸ THUẬT TAY TRÁI:

Trang 13

-Nếu như bàn tay phải là bàn tay gảy trực tiếp vào dây đàn tạo ra âm thanh thì bàn tay trái là bàn tay tô điểm và làm đẹp cho âm thanh đó, tức là phần hồn của bản nhạc

-Các kỹ thuật tay trái thường dùng: rung, nhấn, nhấn thế cung, mổ (vỗ), vuốt, pizzicato (bịt tiếng),…

Câu 2:

Các thể loại đàn 1 dây trên thế giới như: Đàn Rababa ở những nước A rập; đàn Orutu ở Kenya, Uganda; đàn Gusle (có 3 loại) ở Serbi, Croatia, Montenegro…

Trong số các đàn 1 dây trên thế giới, đàn Bầu của Việt Nam được kiểm tra là rất đặc sắc, độc đáo… bởi lẽ đàn Bầu là đàn độc nhất vô nhị phát ra âm thanh là âm bồi; chỉ

sở hữu 1 dây, ko sở hữu phím bấm nhưng mang thể chơi được hầu hết các cao độ (kể cả các âm sở hữu cao độ tuyệt đối và các âm mang cao độ hơi mang các mức độ non già tùy ý); mang khả năng biểu diễn hầu hết các khoa học rung, nhấn, đặc thù là những dạng luyến láy, điểm tô âm khác nhau nên vô cùng ưng ý sở hữu kiểu nhạc điệu âm nhạc sở hữu đa dạng âm hoa mỹ, luyến láy của Việt Nam

Câu 3:

A.ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ:

*Nguồn gốc:

Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 5 tháng 12 năm 2013 và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật

Trang 14

Page | 14

dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt) Về sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục

*Các tác phẩm Đờn ca tài tử tiêu biểu:

-Lưu Thủy Đoản

-Bình Bán Vắn

Trang 15

CA HUẾ

*Nguồn gốc:

-Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế Việt Nam, là một hình thức , diễn xướng trong cung vua phủ chúa dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật Môi trường diễn xướng của ca Huế thường hạn chế cả về số người biểu diễn và số người nghe biểu diễn Mỗi một dàn nhạc cũng chỉ gồm 5 6 nhạc công và 4 – 5 nhạc

-cụ Trình diễn ca Huế là một cuộc tao ngộ giữa các tao nhân mặc khách có hiểu biết

về nền văn hóa âm nhạc Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các

di sản về âm nhạc ở Việt Nam Ca Huế bao gồm ca và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với ca trù, làm từ dòng nhạc dân gian bình dân và nhã nhạc cung đình thanh cao

-Ca Huế được hình thành từ thế kỉ 19 nhưng phát triển một cách nhanh chóng Có ý kiến cho rằng vua Tự Đức, là một người yêu thích Ca Huế nên đã tự sáng tác "Tứ đại cảnh" nên ca Huế được triều đình chăm sóc, khuyến khích phát triển Đây là thời kỳ cực thịnh của ca Huế và thể loại âm nhạc này còn lan rộng tới Nam Bộ, và

sự phát triển của ca Huế đã trở thành yếu tố quan trọng hình thàn đờn ca Tài tử h Nam Bộ

-Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật Theo thời gian, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để có điều kiện đến được với nhiều tầng lớp công chúng

-Năm 2015, Ca Huế được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ban hành ngày 08 tháng 6 năm 2015

*Tác phẩm tiêu biểu:

Ca Huế trên sông Hương

Trang 16

Page | 16

Câu 4:

Dõi theo bề dày lịch sử, dù ca Huế hay đờn ca tài tử đều là những loại hình nghệ thuật có sự phát triển bật nhất trong kho tàng âm nhạc Việt Nam Từng âm điệu, từng câu hò đều mang theo những âm điệu và câu chuyện gần gũi với người dân Việt Nam Hơn thế nữa, những thể loại âm nhạc này đều được UNESCO công nhận

và trở thành món ăn tinh thần của người dân từ lâu nên cần được giữ gìn và tiếp nối những truyền thống ấy Theo cá nhân em, cá trường học có thể đưa các loại hình nghệ thuật này vào quá trình giảng dạy, hoặc khuyến khích các bạn học sinh tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ liên quan đến đờn ca tài tử hoặc là ca Huế nhằm khơi dậy niềm đam mê và nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản này Hơn thế nữa đây cũng có thể là một nét đẹp của văn hóa du lịch khi chúng ta có thể vận dụng những thể loại âm nhạc tạo nên những buổi trình diễn đặc sắc vừa quảng bá nét đẹp văn hóa vừa có thể giúp cho người dân có cơ hội thể hiện tài năng đem âm nhạc truyền thống vươn tầm thế giới Ngoài ra ở thời đại 4.0, các tổ chức, trường học có thể xây dựng một hệ thống tài liệu về những kiến thức liên quan đến những thể loại âm nhạc ấy, và có những clip giảng dạy, trình diễn để những người có niềm đam mê với âm nhạc có cơ hội tiếp cận với những loại hình nghệ thuật đó

Trang 17

TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả 1.Tư thế cầm sáo:

http://https//kenhitv.vn/cach-thoisao/#:~:text=T%C6%B0%20th%E1%BA%BF%20c%E1%BA%A7m%20s%C3

%A1o,-N%E1%BA%BFu%20c%E1%BA%A7m%20s%C3%A1o&text=C%C3%A1ch%20c

%E1%BA%A7m%20s%C3%A1o%20%C4%91%C3%BAng%3A,b%E1%BB%8Bt% 20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20k%C3%ADn%20l%E1%BB%97%20s%C 3%A1o

2.Cách th i sáo: ổ

https://hocsao.net/cac-ky-thuat-thuong-dung-trong-sao-truc/#:~:text=S%C3%A1o%20tr%C3%BAc%20c%C3%B3%20c%C3%A1c%20k

%E1%BB%B9,%C4%91%E1%BA%A7u%20ti%C3%AAn%2C%20r%E1%BA% A5t%20quan%20tr%E1%BB%8Dng

3.Nét khác bi t cệ ủa đàn bầu:

https://xuongdancuong.com/tin-tuc/dan-bau- -doc-nhat-la

vo-nhi-tren-the-gioi#:~:text=%C4%90%C3%A0n%201%20d%C3%A2y%20thu%E1%BB%99c%2 0chi,r%E1%BA%A5t%20%C4%91%E1%BA%B7c%20s%E1%BA%AFc%2C%20

%C4%91%E1%BB%99c%20%C4%91%C3%A1o%E2%80%A6

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%9Dn_ca_t%C3%A0i_t%E1%BB

%AD_Nam_B%E1%BB%99

5.Nguồn gốc Ca Huế:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ca_Hu%E1%BA%BF

Trang 18

Page | 18

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN