Quamột thời gian lâu dài gắn với văn hóa Việt Nam đàn tranh nay đã trở thành mộttrong những nhạc cụ dân tộc cổ truyền được yêu thích và phổ biến rộng rãi, đàntranh được sử dụng hòa tấu t
Trang 1FPT UNIVERSITY- CAMPUS CAN THO
TIỂU LUẬN MÔN ĐÀN TRANH
Họ tên: Trần Mai Khanh MSSV: CS171265 GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp: ĐTR102.1.B2
Cần Thơ, 12/08/2022.
Trang 2MỤC LỤC
I NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM: 1
1 Nguồn gốc đàn tranh 1
2 Cấu tạo đàn tranh 1
3 Các loại đàn tương tự 3
4 Cách sử dụng đàn tranh 5
1) Về tư thế đàn: 5
2) Về cách phát âm 7
3) Kỹ thuật cơ bản khi đánh đàn tranh : 8
4) Vị trí – Sử dụng trong các dàn nhạc 11
II THỂ LOẠI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM: 11
1 Nhã Nhạc Cung Đình Huế: 12
1) Nguồn gốc: 12
2) Hoàn cảnh lịch sử: 13
3) Các tác phẩm tiêu biểu 14
2 Hát Xẩm 14
1) Nguồn gốc: 15
2) Hoàn cảnh lịch sử: 15
3) Các tác phẩm tiêu biểu: 16
III CẢM NGHĨ CỦA BẢN THÂN KHI HỌC VÀ RÈN LUYỆN ĐÀN TRANH 16
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
i
Trang 3I NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM:
1 Nguồn gốc đàn tranh
Vào khoảng thế kỉ 13, đời nhà Trần đàn tranh Việt Nam có nguồn gốc từ đàn cổ tranh Trung Quốc (còn gọi là guzheng) được du nhập vào nước ta Trải qua thời gian dài trong nhiều thập kỉ, dùng trong dân gian dưới dạng 9 dây, 15 dây, 16 dây
và từ xưa đến giờ thay đổi loại dây từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép người Việt đã “Việt hoá” đàn tranh, sáng tạo và đổi mới những đặc
điểm để phù hợp hơn với nền âm nhạc và đời sống của người Việt Qua
một thời gian lâu dài gắn với văn hóa Việt Nam đàn tranh nay đã trở thành một trong những nhạc cụ dân tộc cổ truyền được yêu thích và phổ biến rộng rãi, đàn tranh được sử dụng hòa tấu trong các buổi hòa nhạc, các dịp lễ hội, đệm đàn ngâm thơ hoặc có thể kết hợp với nhiều loại cụ khác
2 Cấu tạo đàn tranh
Đàn tranh có cấu tạo là hình hộp lớn dài với chiều dài khoảng từ 110cm đến 130cm Đàn có 2 đầu, đầu lớn đàn rộng khoảng từ 25cm đến 30cm có lỗ để mắc dây và nhạn đàn dùng để gác dây đàn, đầu nhỏ đàn rộng khoảng 15cm đến 20cm
có các trục để cố định dây đàn
Bề mặt của đàn được uốn công hình vòm và làm bằng gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05cm là loại gỗ với tính chất có thể truyền âm tốt Trên thân đàn có những con nhạn nằm ở giữa thân đàn có chức năng dùng để gác dây và điều chỉnh âm thanh Dây đàn tranh ngày nay thường sử dụng dây làm bằng kim loại và đàn tranh sau khi cải tạo số dây đã tăng lên 17, 19, 20, 22 và có thể nhiều hơn nữa tùy vào độ khó của tác phẩm Âm thanh đàn tranh mang đến sự trong trẻo, sáng sủa đặc trưng Loại kích cỡ của dây đàn cũng ảnh hưởng đến âm thanh phát ra của đàn: dây đàn mỏng sẽ tạo ra âm thanh có cao độ hơn dây đàn dày, dây đàn dày có độ trầm và vang hơn Đàn tranh có tầm âm rộng 3 quãng 8 từ Đô đến Đô 3
[Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]
Trang 4Ngoài ra bộ phận đáy đàn, dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn
có một lỗ thoát âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn
Móng gảy đàn tranh: đàn bằng móng gảy thường được làm bằng đồi mồi, Inox hoặc quấn băng keo
[Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]
Trang 53 Các loại đàn tương tự
Cùng nguồn gốc với đàn tranh Việt Nam các nước Châu Á cũng có những loại nhạc cụ tương tự: Đàn Koto của người Nhật; Đàn Guqin, GuZheng của Trung Quốc; Đàn Gayageum ở Triều Tiên; Đàn Yatga của Mông Cổ và Đàn tranh Ajaeng
ở Hàn Quốc Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng biệt nên các loại đàn cùng loại được sáng tạo và đổi mới khác nhau để phù hợp với truyền thống, âm điệu hay tiếng nói, tiếng hát của người dân nước ấy từ đó tạo nên sự độc đáo của nhạc cụ mỗi quốc gia
Đàn Koto của Nhật Bản
[Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]
Trang 6
Đàn Guqin ( Cổ cầm ) Trung Quốc
Đàn Guzheng ( Đàn cổ tranh ) ở Trung Quốc
[Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]
Trang 7Đàn Gayageum ở Triều Tiên
Đàn Yatga ở Mông Cổ
Đàn tranh Ajaeng ở Hàn Quốc
[Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]
Trang 84 Cách sử dụng đàn tranh
1) Về tư thế đàn:
Đàn tranh có cấu tạo hình hộp lớn nên các tư thế đàn có thể tạo sự thoải mái là vô cùng cần thiết để người đàn không bị ảnh hưởng trong quá trình chơi đàn Và có một số tư thế đàn phổ biến:
- Tư thế ngồi không có giá kê đàn: đầu lớn đàn đặt trên đùi và phần còn lại đặt dưới đất hoặc trên bề mặt ngang chỗ người người đánh đàn
[Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]
Trang 9- Tư thế người đàn ngồi và có giá kê đàn, đặt đàn ngang tầm tay người chơi đàn
- Tư thế đứng đánh đàn tranh: đàn được đặt trên giá cao
[Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]
Trang 102) Về cách phát âm
Khi đánh đàn tranh, trước khi đánh đàn người dùng cần kiểm tra, di chuyển con nhạn để điều chỉnh âm thanh đàn lên đúng cao độ của mỗi dây Để đánh đàn tranh cần sử dụng cả 2 bàn tay, tay phải dùng để gảy đàn tạo ra âm thanh và tay trái kết hợp dùng các kỹ thuật như rung, nhấn, vỗ… để âm thanh bài nhạc thêm đa dạng và
có hồn hơn Khi đánh đàn tranh bàn tay cần được nâng lên các ngón đánh đàn khum lại và thả lỏng, ngón áp út tì nhẹ lên cầu đàn để cổ tay không bị rung khi đánh đàn Đánh đàn tranh thông thường sử dụng 3 ngón là ngón tay cái, ngón trỏ
và ngón giữa bàn tay phải Trong lúc đánh các ngón tay cần được thả lỏng, mềm mại gảy vào dây đàn để tạo âm thanh, tránh móc dây, gãy ngón
3) Kỹ thuật cơ bản khi đánh đàn tranh :
Đánh đàn tranh yêu cầu kỹ thuật của cả 2 bàn tay
a) Hệ thống dây và cách lên dây: Đàn tranh có nhiều cách lên hệ thống dây tùy
theo giai điệu và đây là hệ thống dây đàn tranh cơ bản (16 dây):
+Bát độ thấp nhất: Hò, Xang, Xê, Cống, Liu (Sol, Do, Re, Mi, Sol)
+Bát độ trung bình: Xự, Xang, Xê, Cống, Liu (La, Do, Re, Mi, Sol)
+ Bát độ cao: Xự, Xang, Xê, Cống, Liu, Ú (La, Do, Re, Mi, Sol, La)
b) Kỹ thuật tay phải: Cách chơi truyền thống là dùng 2 ngón tay ngón cái và
ngón trỏ để gảy đàn, các nghệ nhân xưa thường để móng tay dài để đàn Ngày ngay [Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]
Trang 11người chơi thường dùng 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và phần lớn người đánh đàn tranh sẽ đeo móng giả làm bằng đồi mồi hoặc sắt, một
số trường hợp khi trình diễn tác phẩm khó phải đặc biệt dùng 4 – 5 ngón tay để đàn
Tư thế bàn tay phải khi đánh đàn: cổ tay nâng lên, các ngón tay khum lại, để thoải mái và thả lỏng, ngón áp út tì nhẹ lên cầu đàn Khi đánh những dây đàn thấp ( ở xa người đánh đàn), cổ tay sẽ tròn lại, hạ dần về phía trước đàn Khi đánh những dây đàn cao ( ở gần người đánh đàn ), cổ tay hạ dần theo chiều cong của cầu đàn, cánh tay cũng hạ khép dần lại Khi đàn 3 ngón đàn thả lỏng tránh móc dây, gãy ngón
Kỹ thuật Á: Tạo một chuỗi âm thanh dài, liên tiếp bằng cách gảy lướt trên các dây đàn Các ngón đàn khi sử dụng kỹ thuật này phải nhanh và đều, gảy liền những
âm liên bậc Có 2 cách gảy chữ Á:
+ Á lên: vuốt bằng ngón 2 hoặc 3 ( ngón trỏ hoặc giữa) từ các âm thấp đến âm cao
+ Á xuống: vuốt bằng ngón 1 ( ngón cái) gảy từ các âm cao xuống âm thấp
Kỹ thuật Á vòng: là sự kết hợp của Á lên và Á xuống Được dùng để tả cảnh sóng nước, gió thổi hay mưa rơi và có thể sử dụng thêm kỹ thuật lướt liên tiếp với nhiều
âm hơn Kỹ thuật diễn tấu này thường chuẩn bị cho mở đầu hoặc kết thúc một câu nhạc
Kỹ thuật ngón vê ( tremolo ): là dùng các ngón tay ( kết hợp ngón 1-2-3; 1-2; hoặc 1-3) gảy liên tục và nhanh trên một dây Có thể vê hai dây Cần lưu ý, cổ tay
cố gắng giữ yên trong lúc dùng kỹ thuật vê, dùng lực các ngón gảy một cách đều đặn và khi vê đầu móng gảy không nên đặt quá sâu xuống dây bởi sẽ tạo ra tiếng đàn không đều đặn và êm ái
Kỹ thuật Song thanh:Tức hai nốt cùng phát một lúc hay hai âm thanh cùng đánh một lúc tạo thành hai âm cách nhau một quãng tám ( Ví dụ : Đô-Đô2, La2-La3, ) Kỹ thuật song thanh truyền thống chỉ dùng quãng 8 Hiện nay, các nhạc sĩ còn kết hợp dùng những quãng khác
[Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]
Trang 12c) Kỹ thuật bàn tay trái: bàn tay đóng vai trò tạo rõ hiệu quả âm than qua các kỹ
thuật ngón rung, ngón nhấn, ngón vỗ Hiện nay tay trái còn được sử dụng phối hợp với bàn tay phải để đánh các chồng âm hay một vài kỹ thuật khác
Tư thế: Dùng 3 ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út đặt nhẹ lên dây đàn, bàn tay mở tự nhiên, ngón tay hơi khum và chụm lại Ngón tay cái và ngón út tách rời, dáng của bàn tay vươn về phía trước Mỗi khi rung, nhấn, bàn tay sẽ được nâng lên mềm mại và ba ngón chụm lại sẽ cùng di chuyển từ dây này sang dây khác
Kỹ thuật ngón rung: Sử dụng 1, 2 hoặc 3 ngón tay trái nhấn nhẹ lên sợi dây đàn
mà tay phải mới gảy Sau khi tay phải gảy dây xong thì tay trái nhấn, thả trên dây đàn tương ứng bên trái con nhạn; khiến cho âm thanh đàn ở dây mà tay phải vừa gảy có hiệu quả rung động dạng sóng có quy luật
Kỹ thuật ngón nhấn: Dùng để đánh thêm được các âm khác Chẳng hạn nh 1/2,
1/3, 1/4 bậc âm mà hệ thống của dây đàn tranh không có Sử dụng 3 đầu ngón tay trái nhấn xuống nhẹ 1/2 cung, nặng hơn nếu là 1 cung Độ nhấn nặng hay nhẹ phụ thuộc vào yêu cầu của bài hoặc dây đàn Người đánh đàn cần cảm nhận để điều chỉnh cách nhấn dây
Kỹ thuật ngón nhấn luyến: Dùng những ngón nhấn để luyến 2 – 3 âm có độ
cao khác nhau Âm thanh khi sử dụng kỹ thuật này nghe mềm mại, mượt mà và uyển chuyển gần với thanh điệu của tiếng nói Ngón nhấn luyến có hai loại, gồm: [Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]
Trang 13Nhấn luyến lên: Gảy vào 1 dây để vang lên Tay trái nhấn dần lên dây đó
để âm thanh được cao hơn hoặc tiếp tục nhấn để cao hơn nữa
Nhấn luyến xuống: Kỹ thuật này cần phải mượn nốt Chẳng hạn như nếu
bạn muốn có âm Fa luyến xuống âm Rê thì cần phải mượn dây Rê nhấn mạnh trước rồi mới gảy Âm Fa ngân lên, ngón tay trái nới dần để âm Rê của dây đó vang theo luyến tiếng cùng với âm Fa
Kỹ thuật ngón nhún: Nhấn liên tục trên 1 dây nào đó để âm thanh cao lên
không quá 1 cung liền bậc Kỹ thuật ngón nhún sẽ tạo thành các làn sống có dao động lớn hơn ở ngón rung giúp âm thanh được mềm mại, tình cảm sâu lắng hơn
Kỹ thuật ngón vỗ: Dùng 2 – 3 đầu ngón tay trỏ, giữa và áp út vỗ lên một dây
nào đó bên trái nhạn đàn vừa được gảy Có 2 loại vỗ, gồm:
• Vỗ đồng thời: Cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ để nghe được 2 âm.
Âm phụ do ngón ta trái vỗ sẽ cao hơn 1/2 – 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính
• Vỗ sau: Tay phải gảy dây đàn xong, tay trái mới vỗ lên dây Như vậy sẽ
tạo ra 3 âm luyến, âm luyến 1 do tay phải gảy lên dây Âm luyến 2 do ngón vỗ tạo nên và cao hơn âm luyến 1 từ 1/2 – 1 cung, âm luyến thứ 3 do ngón tay vỗ xong rồi nhấc lên ngay, dây đàn trở lại trạng thái cũ Âm thanh còn lại sẽ vang lên dựa trên độ căng của dây đó lúc ban đầu
Kỹ thuật ngón vuốt: Tay phải gảy đàn sau đó dùng 2 – 3 ngón tay trái vuốt lên
dây đàn đó từ nhạn ra đến trục dây hoặc người lại Cách đánh này sẽ làm tăng sức căng của 1 dây liên tục và đều đặn Âm thanh của đàn tranh khi đánh theo kỹ thuật này sẽ được nâng lên từ 1/2 – 1 cung
Kỹ thuật ngón gảy tay trái: Ngón tay trái có thể gảy dây trong phạm vi phía
bên tay phải của nhạn đàn để thay đổi màu sắc, âm thanh Tay trái không đeo móng gảy nên khi gảy âm thanh sẽ êm và không vang bằng âm tay phải gảy Để tạo chồng âm có thể gảy bằng cả hai tay
Kỹ thuật ngón bịt: ngón vừa dùng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng đầu ngón
tay trái đặt nhẹ lên trên dây đàn hoặc chặn tay trái lên trên đầu nhạn đàn khi gảy 1 nốt
Kỹ thuật âm bồi: có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong
khoảng âm giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng tám Cách đánh là sử [Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]
Trang 14dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó
4) Vị trí – Sử dụng trong các dàn nhạc
Đàn Tranh thường được sử dụng để đệm cho ngâm thơ, Dân ca (Hát ru, Hò, Lý, ), tham gia trong các Ban nhạc Tài tử, Phường Bát âm, Dàn Nhã nhạc cung đình (khi sử dụng trong Tế lễ), Dàn nhạc Sân khấu Chèo, Cải lương Ngày nay đàn Tranh được sử dụng rộng rãi như: độc tấu, song tấu, tam tấu… Ðàn Tranh còn được sử dụng để độc tấu, hòa tấu trong Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp độc tấu
và đặc biệt có các tác phẩm Concerto viết cho Đàn Tranh độc tấu cùng Dàn nhạc Giao Hưởng hoặc đệm với Piano Ngoài ra, trong xu hướng âm nhạc hiện đại Đàn Tranh còn được sử dụng như một nhạc cụ màu sắc trong dàn nhạc nhẹ như: Pop, Jazz, Rock, âm nhạc điện tử,…
II THỂ LOẠI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM:
1 Nhã Nhạc Cung Đình Huế:
1) Nguồn gốc:
Theo UNESCO, "trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia" và "Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất" Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa,kể từ khi những dàn nhạc - trong đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình - xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thoái vị vào giữa thế kỷ XX Nhã Nhạc Cung Đình Huế có tiến trình hình thành, phát triển khá rõ ràng, được ghi lại qua các triều đại Lý -[Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]
Trang 15Trần và nhiều thế hệ truyền thừa giữ gìn, phát triển, bổ sung, sáng tạo, ngày càng phong phú, tinh tế, đạt đến đỉnh cao vào triều đại nhà Nguyễn
Nhã Nhạc Cung Đình là thể loại nhạc có xuất phát điểm lâu đời từ thời phong kiến được biểu diễn phục vụ trong cung đình, hoàng tộc vào những dịp lễ như: Đại triều, Thường triều, Tế giao, Tế miếu,… Nhạc có lời hát tao nhã cùng điệu thức cao sang, quý phái mang đậm màu sắc cung đình, quyền quý góp phần tạo
sự trang trọng cho các buổi lễ Đây còn là biểu tượng của vương quyền và sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại xưa Chính vì thế Nhã nhạc cung đình Huế rất được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng Nhã nhạc thời Nguyễn thường được gọi là Nhã nhạc cung đình Huế vì triều đại này đóng đô ở Huế suốt gần 150 năm
2) Hoàn cảnh lịch sử:
Theo sử sách, Nhã nhạc cung đình Huế có từ rất lâu đời gắn liền với lịch sử thời phong kiến của nước ta, quá trình hình thành và phát triển theo từng giai đoạn qua các triều đại Lý - Trần Các thế hệ sau thừa hưởng từ đó bổ sung, sáng tạo và phát triển loại hình nghệ thuật âm nhạc giải trí này làm cho nó thêm sự phong phú và tinh tế Và đạt đỉnh cao vào triều đại Nhà Nguyễn
- Dưới thời Lý: Nhã Nhạc Cung Đình có từ thời Lý (giai đoạn 1010 - 1225)
và bắt đầu hoạt động có quy củ về sau Ở thời này, Nhã Nhạc có lời hát tao nhã, điệu thức cao sang là biểu tượng cho sự trường tồn, hưng thịnh và quyền lực của quân chủ phong kiến
- Dưới thời Lê: Nhã Nhạc Cung Đình vào thời Lê (giai đoạn 1427 - 1788)
được dành riêng cho giới quý tộc, bác học Thể loại nhạc có kết cấu phức tạp, chặt chẽ với quy mô tổ chức rõ ràng, chi tiết
- Từ triều Lê, Nhã Nhạc không còn giữ được sự phát triển mà bắt đầu bước
vào thời kỳ suy thoái, nhạt phai vào cuối triều Lê do nhiều nguyên nhân khác nhau Nhã Nhạc được phân định ra nhiều thể loại riêng biệt như: Giao [Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]
Trang 16nhạc, Đại triều nhạc, Miếu nhạc, Đại yến nhạc, Thường triều nhạc, Cửu nhật nguyệt lai trùng nhạc…
- Dưới thời Nguyễn: Nhã nhạc cung đình Huế phát triển mạnh mẽ trở lại và
được tổ chức bài bản vào triều Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1945) Đặc biệt vào nửa đầu thế kỷ XIX, triều đình vua Gia Long đã biết sử dụng thể loại âm nhạc bác học này để “di dưỡng tinh thần” khi mới lập nghiệp ở phương nam
- Từ đây nhã nhạc đã gắn liền với cung đình Huế và phát triển theo mô thức quy phạm đúng chuẩn, có hệ thống, bài bản với hàng trăm nhạc chương Giai đoạn này cũng là bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề phát triển cho
âm Nhạc Cung Đình qua các đời vua sau
3) Các tác phẩm tiêu biểu
- 10 Bài Ngự hay còn gọi là 10 Bản Tàu gồm: Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã Được dùng trong các ban nhạc thính phòng và ca Huế ngày nay là một thể thức liên hoàn có tính thống nhất và hoàn chỉnh cả về khúc thức, nội dung và hiệu quả trình tấu
- Các bản nhạc thường dùng trong dàn Đại nhạc (Tam luân Cửu chuyển, Thái bình Cổ nhạc, Đăng đàn cung, Phú lục, Tẩu mã, Bông, Mã vũ, Mang, Đăng đàn đơn, Đăng đàn kép)
2 Hát Xẩm
[Trần Mai Khanh-CS171265.Class: ĐTR102.1.B2]