1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn đàn tranh 4

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận môn Đàn Tranh 4
Tác giả Lê Đông Đức
Người hướng dẫn Phạm Duy Phương
Chuyên ngành Đàn Tranh
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,99 MB

Nội dung

Đó là mộttrong những nhạc cụ có dây quan trọng nhất được tạo ra ở Trung Quốc, trước khiđàn cổ tranh ra đời, người Hoa đã chế tạo ra đàn sắt sắt cầm hoặc cổ sắt 瑟 hoặc古瑟 hay 瑟琴Bính âm: Sè

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN ĐÀN TRANH

Mã số sinh viên : CS182202

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Duy Phương

Trang 2

I Nhạc cụ truyền thống Việt Nam 1

1 Đàn Tranh 1

a) Nguồn gốc 1

b) Cấu tạo 2

c) Tư thế diễn tấu và các kỹ thuật căn bản 3

d) Ứng dụng của đàn tranh 5

2 Đàn Tỳ Bà 5

a) Nguồn gốc 5

b) Cấu tạo 6

c) Tư thế diễn tấu và các kỹ thuật cơ bản 6

d) Ứng dụng của Đàn Tỳ Bà 8

3 Đàn Đáy 8

a) Nguồn gốc 8

b) Cấu tạo 8

c) Tư thế diễn tấu và các kỹ thuật cơ bản 9

d) Ứng dụng của Đàn Đáy 10

II Nhạc cụ truyền thống các nước phương Đông 10

1 Guzheng – Trung Quốc 10

a) Nguồn gốc 10

b) Cấu tạo 10

2 Gayageum – Hàn Quốc 12

a) Nguồn gốc 12

b) Các loại gayageum 12

3 Koto – Nhật Bản 13

a) Nguồn gốc 13

b) Cấu tạo 14

III Thể loại âm nhạc truyền thống 15

1 Nhã nhạc cung đình Huế 15

a) Nguồn gốc 15

b) Môi trường diễn tấu và các nhạc cụ được sử dụng 15

c) Một số bài bản 16

2 Dân ca quan họ Bắc Ninh 16

a) Nguồn gốc 16

b) Môi trường diễn tấu và các nhạc cụ được sử dụng 17

c) Một số bài bản 18

IV Tự luận 18

Trang 4

I Nhạc cụ truyền thống Việt Nam

1 Đàn Tranh

a) Nguồn gốc

Đàn tranh còn được gọi là đàn thập lục hay đàn có trụ chắn, là nhạc cụ truyền thốngcủa người phương Đông, có xuất xứ từ Trung Quốc Đàn thuộc họ dây, chi gảy;ngoài ra họ đàn tranh có cả chi kéo và chi gõ Loại 16 dây nên đàn còn có tên gọi làđàn Thập lục Nay đã được tân tiến thành 21 - 25, 26 dây (cổ tranh của TrungQuốc) Lịch sử của đàn tranh kéo dài từ lịch sử Trung Quốc thời kỳ đầu Đó là mộttrong những nhạc cụ có dây quan trọng nhất được tạo ra ở Trung Quốc, trước khiđàn cổ tranh ra đời, người Hoa đã chế tạo ra đàn sắt (sắt cầm hoặc cổ sắt) (瑟 hoặc

古瑟 hay 瑟琴Bính âm: Sè, gǔ sè, Sè qín), có âm vực rộng tới 5 quãng tám

Cổ tranh đã trải qua nhiều thay đổi trong lịch sử lâu dài của nó Mẫu vật lâu đờinhất được phát hiện là đàn tranh 14 dây và có niên đại khoảng 500 năm TCN, có thểtrong thời Chiến Quốc (475 năm trước Công nguyên) Cổ tranh trở nên nổi bật trongtriều đại Tần (221 Tái 206 TCN)

Trang 5

Nguồn gốc đàn tranh Việt

Nam là đàn tranh giống như

đàn sắt và đàn cổ tranh

nhưng vì loại đàn tranh

truyền thống của Việt Nam

là 16 dây nên xuất xứ của

nó chính là đàn thập lục

cương huyền tranh từ Triều

Châu,Trung Quốc và Đài

Loan truyền sang nước Việt

có thể từ đời nhà Trần hay trước nữa, dùng trong dân gian dưới dạng 15 dây,16, 17,

19 dây và 22, 24 và hiện đại hơn là 26 dây; từ xưa đến giờ thay đổi số dây từ dây tơtổng hợp sang dây cước, dây đồng đến dây thép và cải biên thêm trục đàn để mắcdây Đây là điểm đặc biệt của đàn tranh Việt Nam và Triều Châu, Đài Loan có được

mà các loại đàn tranh Á Đông khác không hề có Riêng loại 16 dây tại Triều Châu

có trước tiên Qua 7, 8 thế kỷ, người nước Việt dùng và bản địa hóa nó, tạo cho nóphong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệuthức, biến nó trở thành một loại nhạc cụ bản địa mang tính dân tộc, phù hợp vớiquan điểm thẩm mỹ của người Việt, và nói rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam

b) Cấu tạo

Trang 6

Dù được biến tấu thành 16 dây hay 19 dây, đàn tranh đều có dạng hình hộp dài.Phần khung đàn tranh thiết kế hình thang có chiều dài dao động từ 110–120 cm.Đầu lớn của đàn rộng khoảng từ 25–30 cm đây là là phần đầu đàn có thanh chốt đàn

có tác dụng mắc dây

Đầu nhỏ của đàn rộng khoảng 15–20 cm có gắn khoảng 16 tới 25 khóa lên.Mặt đàn làm bằng các loại gỗ khác nhau có độ dày khoảng 0,05 cm được uốn thànhhình vòm

Ngựa đàn (còn có tên gọi khác là con nhạn) được đặt ở giữa đàn có tác dụng gácdây có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh

Dây dàn tranh có nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu là làm bằng kim loại vớikích cỡ khác nhau Ngày xưa khi kim loại còn quý hiếm, đàn dùng dùng dây tơ.Nghệ nhân sử dụng các móng đàn riêng biệt đeo vào ba ngón cái, ngón trỏ và ngóngiữa của bên tay phải có tác dụng gẩy khi biểu diễn Phụ kiện đàn tranh móng gẩy

có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như móng đồi mồi, móng kim loại,móng làm từ sừng

Cùng Khám Phá Nét Độc Đáo Của Đàn Tranh Việt Nam

Đàn tranh tốt chủ yếu là chất lượng gỗ Nếu là gỗ ép thì sau một thời gian gỗ sẽ bịnứt, các dây đàn sẽ không được chuẩn và âm thanh cũng trở nên rất kinh khủng.Phải là gỗ miếng, chắc chắn và không bị nứt sau một thời gian sử dụng Ngày nay,đàn tranh thường được chế tác từ gỗ cẩm lai, gỗ hương, trắc dùng làm thân đàn, gỗNgô đồng dùng làm mặt đàn

c) Tư thế diễn tấu và các kỹ thuật căn bản

Có 4 tư thế đánh đàn:

- Ngồi thấp, xếp chân trên chiếu

- Ngồi thẳng hoặc vắt chéo

chân trên ghế, một đầu

đàn đặt trên đùi, một đầu

đàn gác trên giá hoặc đôn

Trang 7

- Đàn được đặt trên giá cao ngang tầm tay Người chơi đàn ngồi trên ghế.

- Đứng đánh: đàn được đặt trên giá cao

Các tư thế ngồi đều phải tự nhiên, thoải mái, đàn đặt gần sát người, mặt đáy đàn tìlên đùi phải, đầu đàn được lên đôn hoặc giá đàn (có chiều cao bằng ghế ngồi đàn).Hai cánh tay nâng mềm mại trên mặt đàn

Kỹ thuật tay phải:

Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, thả lỏng, ngón áp út tì nhẹ lên cầu đàn.Khi đánh những dây thấp, cổ tay tròn lại, hạ dần về phía trước đàn Khi đánh nhữngdây cao, cổ tay hạ đàn theo chiều cong của cầu đàn, cánh tay cũng hạ khép dần lại(tránh không đưa cánh tay ra phía ngoài) Ba ngón gảy mềm mại, từng ngón thảlỏng gảy nhẹ nhàng, nâng lên hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên củabàn tay

Kỹ thuật tay trái:

Đầu ba ngón tay giữa đặt trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, ngón tay hơikhum Ba ngón giữa (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út) cụm lại, ngón cái và ngón úttách rời Dáng bàn tay vươn về phía trước tựa như cánh chim đang bay

Khi rung, nhấn, bàn tay được nâng lên mềm mại Ba ngón chụm lại cùng một lúcchuyển từ dây nọ sang dây kia

Trang 8

Ở Việt Nam, Đàn Tranh được sử dụng trong các thể loại nhạc truyền thống như cảilương, tuồng,… Hiện nay, âm thanh của Đàn Tranh còn được sử dụng đầy sáng tạotrong các bản nhạc EDM của giới trẻ.

2 Đàn Tỳ Bà

a) Nguồn gốc

Đàn Tỳ Bà là tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người phương Đông, qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa khác nhau tùy theo từng vùng hoặc từng quốc gia Tỳ Bà

đã xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa với tên gọi PiPa, ở Nhật Bản là Biwa, ở Triều Tiên là Bipa

Tỳ Bà lần đầu tiên được nêu danh trong lịch sử Việt Nam, khi ông Lê Tắc ghi trong

An Nam Chí Lược tên dàn tiểu nhạc dùng ngoài cung đình nhà Trần Đàn Tỳ Bà củaViệt Nam là dạng rất cổ xưa của đàn PiPa, vốn từ Ba Tư dưới dạng đàn Barbat theo con đường tơ lụa vào Trung Hoa

Đàn Tỳ Bà có từ thời Trung Hoa cổ đại, theo một số ghi chép là khoảng hơn 2000 năm lịch sử Tỳ Bà đã du nhập sang nước Việt từ rất sớm Bằng chứng là hình chạmcác nhạc công trên tảng đá vuông dùng làm chân cột chùa Phật Tích, Bắc Ninh, có chạm hình đàn Tỳ Bà giữa hai nhạc công dùng ống Sênh, và ống Tiêu thổi dọc

Trang 9

Trong khi đàn tranh có vóc dáng mà không thấy những con nhạn căng dây, đứng giữa hai nhạc công thổi ống Sênh và ống Sáo ngang.

3-Thân đàn: Đàn Tỳ Bà không có dọc (cần đàn) riêng biệt

mà dọc đàn gắn liền với thân đàn, xưa kia vẫn có phímnhưng là phím giả Ngày nay đàn Tỳ Bà có gắn 3 phímtrên cần đàn và 11 phím gắn trên mặt đàn, ngoài ra cònthêm 2 phím cho 2 dây cao Các phím đều thấp và gắn liền

kề nhau dựa theo thang âm bảy cung chia đều

4-Dây đàn: Có 4 dây bằng tơ se nay thay bằng dây nylon.5-Bộ phận lên dây: Có 4 trục gỗ để lên dây, ở phía cuốithân đàn có ngựa đàn (để mắc dây) bộ phận lên dây đượccải tiến để dây không bị chùng xuống

Phím gảy đàn: nghệ nhân gảy đàn bằng miếng gảy nhựa hay đồi mồi với các ngóntay, ngón hất, ngón vê, đặc biệt đàn Tỳ Bà sử dụng các ngón tay vẩy đuôi trên dâyđàn gọi là ngón phi

c) Tư thế diễn tấu và các kỹ thuật cơ bản

Trang 10

Kỹ thuật diễn tấu của đàn Tỳ Bà có nhiều ngón giống như đàn Nguyệt.

- Tư thế đàn:

+ Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu

+ Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt gần như thẳng đứng

- Kỹ thuật tay phải:

Tay phải gảy đàn, cách sử dụng móng tay để đàn có nhiều kỹ thuật phức tạp nhưngsinh động

- Kỹ thuật tay trái:

Kỹ thuật tay trái của đàn Tỳ Bà có các ngón nhấn, ngón vuốt, ngón mổ, bấm hợp

âm, đặc biệt đàn Tỳ Bà có lối đánh song thinh (song thanh): 2 đồng âm ở hai dâykhác nhau

Trang 11

Màu âm đàn Tỳ Bà trong sáng, vui tươi, thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình.Màu âm hơi giống đàn Nguyệt nhưng có phần hơi đanh và khô hơn, nhất là ở nhữngkhoảng âm cao

Vì thế, đàn Tỳ Bà thường để độc tấu các bản nhạc cổ truyền Dân tộc, khả năng độctấu rất phong phú hay sử dụng trong các Ban nhạc Tài tử, Phường Bát âm, Dàn nhạcCung đình Huế, Dàn nhạc Cải lương, đặc biệt gần đây được đưa vào Dàn nhạc Dântộc Tổng hợp hòa tấu và Dàn nhạc Giao hưởng Dân tộc

3 Đàn Đáy

a) Nguồn gốc

Đàn Đáy (hay Đới Cầm, Vô Đề Cầm) là nhạc cụ độc đáo mà từ hình dáng, âm thanhđến thể loại âm nhạc có một địa vị đặc biệt trong nền âm nhạc cổ truyền của ngườiViệt

Không rõ Đàn Đáy xuất hiện lần đầu vào thời điểm nào nhưng nó có mặt ít ra đã

500 năm hơn Theo phó giáo sư tiến sĩ Thụy Loan, thì các mảng điêu khắc ở đình

Lỗ Hạnh, đình Hoàng Xá và đền Tam Lang (niên đại thế kỷ 16-18) cho ta biết ĐànĐáy đã phổ biến trong dân gian vào thời nhà Mạc Thời điểm xuất hiện của ĐànĐáy theo đó được các nhà nghiên cứu nghi nhận sớm nhất là thế kỷ 15 Niên đạixuất hiện này hoàn toàn phù hợp với những ghi chép trong thư tịch cổ và những tưliệu mỹ thuật đã được phát hiện

Đàn Đáy có tên gốc là “Đàn Không Đáy” tức “Vô Đề Cầm”, vì nó không có đáy(hậu đàn) Do đó người ta gọi tắt là Đàn Đáy lâu ngày thành tên chính thức như hiệnnay Một giả thuyết khác cho rằng nhạc cụ này có dây đeo bằng vải, dây này trongchữ Hán là “Đái” (Đai) nên mới gọi là “Đàn Đái”, đọc chệch lâu ngày thành “ĐànĐáy”

b) Cấu tạo

Đàn đáy có 4 bộ phận chính:

- Bầu đàn, còn gọi là thùng đàn: bằng gỗ, hình thang cân Đáy lớn nằm phíatrên, rộng khoảng 23–30 cm, đáy nhỏ nằm phía dưới rộng khoảng 18–20 cm.Cạnh 2 bên khoảng 31–40 cm Thành đàn vang bằng gỗ cứng, dày khoảng 8–

Trang 12

10 cm Mặt đàn bằng gỗ ngô đồng, có một bộ phận để móc dây đàn (cái thú).

Có khi mặt đàn khoét một lỗ hình chữ nhật Đáy đàn thủng hình chữ nhật

- Cần đàn: dài 1,10-1,30 m gắn phía trên từ 10 đến 12 phím đàn bằng trenhưng đàn đáy cổ có 16 phím Các phím này dày và cao, phần đỉnh dài hơnphần chân phím Tính từ đầu đàn trở xuống, phím đầu tiên không gắn sát vàosơn khâu như nhiều nhạc cụ khác mà lại nằm ở quãng giữa cần đàn

- Đầu đàn: hình lá đề, hốc luồn dây có 3 trục chỉnh dây

- Dây đàn: 3 dây bằng tơ se, dài, mềm và dễ nhấn mang tên dây Hàng, dâyTrung và dây Liễu Ngày nay, những dây này có thể bằng nilon với kíchthước to nhỏ khác nhau, mỗi dây cách nhau 1 quãng bốn đúng Dây đàn đượcchia làm năm cung: cung Nam, cung Bắc, cung Nao, cung Huỳnh và cungPha

c) Tư thế diễn tấu và các kỹ thuật cơ bản

Tư thế diễn tấu: Ngồi thấp trên chiếu

Đàn Đáy có âm vực rộng hơn 2 quãng tám, âm sắc giống đàn nguyệt, ấm áp dịungọt và có thể diễn tả tình cảm sâu sắc Ngày xưa nghệ sĩ cần miếng khảy bằng quetre để đánh, ngày nay họ thường dùng miếng khảy nhựa hơn

Kỹ thuật tay phải gồm có ngón khảy, hất, lia (vê) giống như cách diễn đàn nguyệt

và đàn tỳ bà

Kỹ thuật tay trái gồm có ngón chùn, nhấn, láy, đánh chồng âm và hợp âm…

Ở loại Đàn Đáy cổ truyền người ta không đánh dây buông mà bấm vào phím thứnhất để gảy, cách này coi như đánh dây buông

d) Ứng dụng của Đàn Đáy

Người biểu diễn thường dùng Đàn Đáy đệm cho giọng nữ cao hoặc phối hợp vớinhững nhạc cụ gõ có âm thanh khô (ít vang) Đàn Đáy là nhạc cụ độc đáo chỉ duynhất dùng để biểu diễn Ca Trù cùng với phách và trống chầu Ngày nay nó còn đượcdùng trong một số dàn nhạc dân tộc để hòa tấu

Trang 13

II Nhạc cụ truyền thống các nước phương Đông

1 Guzheng – Trung Quốc

a) Nguồn gốc

Đàn tranh Guzheng hay còn gọi là đàn cổ tranh, được nhắc đến là đàn tam thập lục,

có xuất xứ từ trung hoa có lịch sử hơn 2500 năm, Trong giai đoạn phát triển, đànGuzheng có rất nhiều loại khác nhau, có loại 12, 13, 18 hoặc 23, 25 dây Ở mỗi mộtkhu vực có số lượng dây đàn khác nhau

Được người hoa gọi là đàn tranh guzheng được phát minh trong thời Xuân Thu vàChiến quốc, đàn tranh vẫn giữ nguyên được giá trị truyền thống vượt thời gian vàtrở thành loại nhạc cụ biểu tượng đặc trưng của Trung Hoa và được nhiều ngườitheo học nhất

b) Cấu tạo

Trang 14

Thân là hình hộp dài.

Khung đàn dài 110 – 120 cm có hình thang

Đầu lớn có lỗ rộng khoảng 25 – 30 cm và con chắn để mắc dây

Đầu nhỏ rộng khoảng 15 – 20 cm gắn 16 tới 25 khóa lên dây, có hướng chéo quamặt đàn (có loại đàn sắt tới 50 khoá)

Dây: có 16 dây còn gọi là Thập Lục Nay đã được tân tiến thành 25 dây

Nguyên liệu mặt đàn làm bằng ván gỗ dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm.Ngựa đàn (gọi là con nhạn) nằm ở khoảng giữa, được chéo ngang để gác dây và cóthể di chuyển điều chỉnh âm thanh dễ dàng

Đàn tranh có cấu trúc là đàn sắt gồm 25 đến 50 ngựa đàn, được mắc tương ứng với

Trang 15

Nguyên liệu thân đàn được làm bằng gỗ cây phượng.

Âm thanh trong trẻo, sáng sủa và điệu nhạc vui tươi gồm 1 hộp âm thanh hình chữnhật, 1 bề mặt trong một đường cong với chuỗi chặt chẽ Ngày nay, loại Đàn cổtranh hiện đại có đến 21 dây đàn Ngoài ra còn có loại 12, 13, 18 hoặc 23, 25 dây

b) Các loại gayageum

Trang 16

Các loại gayageum bao gồm: gaeryang gayageum có 17 dây, beopgeum 12 dây và

nó còn gọi là pungyu gayageum, sanjo gayageum, jeongak gayageum 18 dây,gayageum 25 dây

Trong đó, lịch sử của loại gaeryang gayageum bao gồm các loại sau: 15 dây:Gayageum đã được mở rộng bằng cách tăng số dây đàn tranh gayageum hiện có từ

12 lên 15 dây Năm 1967, Sung Geum Ryun, nổi tiếng với gayageum Sanjo, đượcdiễn tấu nhiều

- 17 dây: Gayageum được cải thiện bởi Giáo sư Hwang Byung-ju Gayageumtruyền thống là jeongak là Gayageum jeongak, Sanjo và dân gian âm nhạc,

do sự phối hợp khác nhau cho Sanjo Gayageum 17 dây Còn jeongakgayageum khi diễn tấu có nét tương đồng với âm sắc nhã nhạc cung đìnhHuế, nhất là khi diễn tấu bản nhạc Junggwangjigok Taryeong

- 18 dây: Gayageum nhằm mục đích mở rộng phạm vi bằng cách tăng sốlượng dây lên 18 Nó được phát triển bởi Park Il-hoon vào năm 1988

- 21 dây: Gayageum được cải thiện bởi Giáo sư Lee Sung-Chun Số lượng dâygayageum đã được tăng lên rất nhiều, mở rộng phạm vi

- 22 dây: Loại này tăng số dây gayageum lên 22 Park Bum-hoon được cải tạovào năm 1995 để kỷ niệm buổi hòa nhạc thành lập Dàn nhạc truyền thốngQuốc gia Hàn Quốc

- 23 dây: Dahyun gayageum được phát triển bởi người chơi gayageum CheonIk-chang Gayageum được sử dụng bởi Cheon Ikchang, con trai của CheonIk-chang, là 23 và 25 dây Dây đàn cũng được cải tiến từ chất liệu tơ lụathành dây kim loại, nên loại đàn này được gọi là Cheolgayageum (đàn tranhdây sắt) Dần dần xuất hiện các loại đàn 13 dây, 15 dây, 17 dây, 21 dây, đếngiờ có cả đàn tranh 25 dây sắt

3 Koto – Nhật Bản

a) Nguồn gốc

Trang 17

Các sử gia cho rằng Koto ra đời vào khoảng thế kỉ 15 – 13 TCN ở Trung Quốc Banđầu đàn chỉ có 5 dây, sao đó tăng lên 12, và cuối cùng là 13 dây Đó là đàn koto 13 dây được du nhập vào Nhật trong thời Nara (710-794) Thời gian đầu, loại đàn này chỉ được chơi trong cung đình, sau đó nó được chơi chủ yếu bởi những nhạc công

mù (hầu hết những dòng nhạc Nhật tiền cận đại đều được những nhạc công mù, thầy tu và người trong hoàng cung chơi)

b) Cấu tạo

Koto có chiều dài khoảng 1,8m và chiều rộng khoảng 25cm ở phần trên Một câyđàn Koto truyền thống sở hữu 13 dây, dây đàn được khiến bằng lụa và được căngngang qua 13 thanh ngựa đàn sở hữu thể chuyển dịch được ở suốt dọc chiều dàiđàn Thân đàn được khiến cho bằng gỗ kiri Người chơi đàn sẽ tạo ra 1 nhạc điệukhác nhau khi chơi bằng phương pháp thay đổi vị trí của ngựa đàn vận động mỗidây Thường nhật, người chơi đàn Koto sẽ dùng ba ngón tay là: đầu ngón tay loại,ngón trỏ và ngón giữa để gảy đàn

Ngày đăng: 10/05/2024, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN