1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích đánh giá về các yêu cầu của công ty b và đề xuất giải pháp

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích, Đánh Giá Về Các Yêu Cầu Của Công Ty B Và Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Quyền Lợi Công Ty A
Tác giả Nhóm 03
Trường học Công Ty Luật TNHH Nhóm 3
Chuyên ngành Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản Tư Vấn Pháp Luật
Thể loại Thư Tư Vấn
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 775,2 KB

Nội dung

Công ty B đã tạo điều kiện gia hạn tiến độ thực hiện công việc theo Hợp Đồng đến hết ngày 31/12/2021 thông qua việc ký phụ lục và Công ty A đồng ý chịu phạt do chậm tiến độ.- Trong quá t

Trang 1

Nhóm 03_E01041_Kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn pháp luật (Kỹ năng thực hành 2)

Câu hỏi: Phân tích, đánh giá về các yêu cầu của Công ty B và đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi Công ty A

Bài làm

Trang 2

Số: 120/TTV-BML

CÔNG TY LUẬT TNHH NHÓM 3 Địa chỉ: 19 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM

SĐT: 0808736779 Fax: 0808232345 Email: nhom3law@gmail.com Website: www.NHOM3LAW com

Sáng Ngời Một Niềm Tin

TP HCM, ngày 7 tháng 4 năm 2023

THƯ TƯ VẤN

(Về việc: Phân tích, đánh giá về các yêu cầu của Công ty B và đề xuất giải

pháp bảo vệ quyền lợi Công ty A.)

Kính Gửi: Công ty cố phần A

Địa chỉ:

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH NHÓM 3 xin gửi tới Quý khách hàng lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng! Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi

Căn cư vào Hợp đồng dịch vụ số 20 ký ngày 7 tháng 4 năm 2023 giữa Quý khách và Công ty Luật TNHH NHÓM 3, chúng tôi xin gửi đến Quý khách thư

tư vấn pháp lý với nội dung như sau:

Trang 3

I Bối cảnh tư vấn:

1 Tài liệu vụ việc

- Hợp đồng dịch vụ số 20 ký ngày 7 tháng 4 năm 2023 giữa Quý khách và Công

ty Luật TNHH NHÓM 3

- Hợp đồng kinh tế giữa Công ty Cổ Phần A và Công ty Cổ Phần B

- Phụ lục hợp đồng

2 Bối cảnh vụ việc:

- Tháng 01/2019, Công ty A và Công ty Cổ phần B ký Hợp đồng kinh tế và các Phụ lục đính kèm (sau đây gọi chung là “Hợp Đồng”) để Công ty A bán, tư vấn thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và thi công, lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới cho Công ty B Công ty B đã thanh toán cho Công ty A 50% số tiền theo Hợp Đồng

- Tháng 12/2021, Công ty B đã hoàn tất kiểm tra kỹ thuật và cùng Công ty A ký biên bản nghiệm thu đưa công trình vào khai thác

- Công ty A đề nghị Công ty B thanh toán số tiền còn lại theo Hợp Đồng cùng tiền lãi, tiền phạt vi phạm do chậm thanh toán nhưng Công ty B không thực hiện Theo đó, tháng 05/2022, Công ty A đã ngắt phát điện các hệ thống năng lượng mặt trời và thông báo thu hồi số lượng thiết bị tương ứng với số tiền còn lại chưa thanh toán

- Công ty B cho rằng: Công ty A đã chậm tiến độ thực hiện công việc (chậm bàn giao công trình) thời gian dài Công ty B đã tạo điều kiện gia hạn tiến độ thực hiện công việc theo Hợp Đồng đến hết ngày 31/12/2021 thông qua việc ký phụ lục và Công ty A đồng ý chịu phạt do chậm tiến độ

- Trong quá trình vận hành hệ thống, thì sản lượng điện được phát không đạt công suất theo cam kết của Công ty A Theo đó, khi hai bên tiến hành thủ tục thanh lý Hợp Đồng thì hai bên phải thống nhất lại khoản phạt mà Công ty A phải chịu do chậm tiến độ thực hiện công trình; khoản tiền bồi thường thiệt hại

do cắt giảm công suất điện và thiệt hại do sản lượng điện không đạt công suất như cam kết

- Công ty B yêu cầu Công ty A phải chịu: Phạt do chậm tiến độ thực hiện công trình theo quy định tại Hợp Đồng bằng 12% giá trị Hợp Đồng theo quy định của pháp luật xây dựng Bồi thường thiệt hại do chậm tiến độ thực hiện công trình dẫn đến không đưa công trình vào khai thác kịp thời gây mất sản lượng điện, bồi thường sản lượng điện thiếu hụt theo cam kết, bồi thường toàn bộ thiệt hại

Trang 4

do ngắt phát điện các hệ thống năng lượng mặt trời cho đến nay Tổng số tiền bồi thường thiệt hại bằng 50.000.000.000 đồng

II Yêu cầu tư vấn

Công ty A muốn phân tích, đánh giá về các yêu cầu của Công ty B và đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi Công ty A

III Căn cứ pháp lý

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản pháp luật có liên quan sau:

- Luật Thương Mại 2005 số 36/2005/QH11

- Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13

- Luật Trọng tài Thương Mại 2010 số 54/2010/QH12

- Nghị Quyết 326 /2016/UBTVQH14

- Luật Xây Dựng 2014 số 50/2014/QH13

- Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 số 92/2015/QH13

IV Giả định, bảo lưu

1 Các tài liệu mà Quý khách cung cấp là các bản sao đầy đủ, hoàn toàn giống như bản chính, các chữ ký và những phần viết tay thêm vào không

hề có yếu tố gian lận

2 Các bên tham gia giao kết hợp đồng đều có đủ năng lực và thẩm quyền để

ký kết hợp đồng và thoả thuận có liên quan

3 Không hề có một thay đổi, bổ sung nào đối với hợp đồng, thoả thuận có trong hồ sơ

4 Ngoài tài liệu vụ việc, Quý khách không còn bất kỳ tài liệu, thông tin nào chưa được cung cấp cho chúng tôi mà có thể ảnh hưởng đến ý kiến tư vấn

5 Thư tư vấn này được soạn thảo theo yêu cầu của Quý khách và chỉ dành riêng cho Quý khách Các giải thích, nhận định được nêu trong thư tư vấn này chỉ được hiểu là để đánh giá tính pháp lý liên quan đến các yêu cầu tư vấn của Quý khách Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với các nội

Trang 5

dung của thư tư vấn khi được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài các mục đích của thư tư vấn này

6 Chúng tôi không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ nào liên quan đến việc có được tài liệu vụ việc, kiểm tra, xác định tính hợp lệ, chính xác của bất kỳ tài liệu

vụ việc hay thông tin nào mà Quý công ty đã cung cấp

7 Chúng tôi có quyền bảo lưu và miễn trách nhiệm đối với ý kiến tư vấn trong thư tư vấn này khi tài liệu vụ việc, bối cảnh tư vấn không đáp ứng các tiêu chí của phần giả định nêu tại mục IV thư tư vấn này

V Ý kiến tư vấn ngắn gọn

Căn cứ vào những tài liệu đã nêu ở mục 1 Bối cảnh tư vấn

- Phạt do chậm tiến độ thực hiện công trình theo quy định tại Hợp Đồng

bằng 12% giá trị Hợp Đồng theo quy định của pháp luật xây dựng: Yêu cầu của công ty B về phạt do châ zm tiến đô z thực hiê zn công trình theo quy định tại Hợp đồng bằng 12% giá trị Hợp đồng theo quy định của pháp luâ zt xây dựng là bất hợp lí

- Bồi thường thiê zt hại do châ zm tiến đô z thực hiê zn công trình: Trong trường

hợp này, việc chậm tiến độ do đã có việc thỏa thuận gia hạn giữa hai bên

và Công ty A đã chịu phạt Do đó, Công ty A không cần phải bồi thường thiệt hại do chậm tiến độ

- Bồi thường thiệt hại do không đưa công trình vào khai thác kịp thời gây

mất sản lượng điện: Công ty A đã hoàn thành nghĩa vụ theo Hợp đồng và cùng với Công ty B ký biên bản nghiệm thu đưa công trình vào khai thác vào tháng 12/2021 Do đó, Công ty A không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không đưa công trình vào khai thác kịp thời

- Bồi thường sản lượng điê zn thiếu hụt theo cam kết, bồi thường toàn bộ

thiệt hại do ngắt phát điện các hệ thống năng lượng mặt trời cho đến nay: Nếu Công ty B có chứng minh được rằng sản lượng điện phát không đạt công suất cam kết là do lỗi của Công ty A, thì Công ty A phải chịu trách nhiệm bồi thường

Trang 6

VI Ý kiến tư vấn chi tiết

Trên cơ sở các tài liệu mà Quý khách đã cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn chi tiết cho yêu cầu của Quý khách hàng như sau:

Phân tích, đánh giá về các yêu cầu của Công ty B:

Yêu cầu 1: Phạt do chậm tiến độ thực hiện công trình theo quy định tại Hợp

Đồng bằng 12% giá trị Hợp Đồng theo quy định của pháp luật xây dựng

Về viê zc, công ty A đã châ zm tiến đô z bàn giao công trình theo quy định tại Hợp đồng thì theo phụ lục của Hợp đồng được đính kèm theo thì công ty A đã đồng ý chịu phạt do châ zm tiến đô z

Theo Điều 1 phụ lục của hợp đồng kinh tế kèm theo quy định: “Bên bán đồng ý chịu phạt vi phạm hợp đồng do châ zm trễ tiến đô z theo các điều khoản Hợp đồng

đã ký kết.” Nên ở đây hai bên đã có mô zt cam kết là nếu bên bán vi phạm hợp đồng do châ zm trễ tiến đô z thì bên bán phải chịu phạt vi phạm hợp đồng Công ty B đang căn cứ vào khoản 2 điều 146 Luật xây dựng hiện hành nhưng điều khoản này áp dụng cho công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước thì áp dụng khoản 2 điều 146 Phạt do chậm tiến độ thực hiện công trình theo quy định tại Hợp Đồng bằng 12% giá trị Hợp Đồng Theo điều 41 về thưởng hợp đồng, vi phạm hợp đồng của Nghị định 48/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Về hợp đồng trong hoạt động xây dựng quy định “Mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa công trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng” Nhưng trong trường này công ty A không thuộc trường hợp công ty có vốn nhà nước và trong hợp đồng không thỏa thuận về mức phạt vi phạm Theo quy định của pháp luật Việt Nam về phạt vi phạm hợp đồng trong trường hợp công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các bên không có thỏa thuận mức phạt trong hợp đồng thì tranh chấp xảy ra sẽ áp dụng mức phạt 8% căn cứ vào Điều 301 Luật thương mại hiện hành

có quy định “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều

266 của Luật này.” Vì vâ zy công ty B đưa yêu cầu về phạt châ zm tiến đô z là sai Căn cứ theo điều 12 của Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa công ty A và công

ty B quy định: " Nếu bên nào vi phạm nghĩa vụ của mình nêu tại Hợp đồng tại điều 4 thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả mô zt khoản tiền phạt

Trang 7

do vi phạm Hợp đồng Mức phạt là 8% giá trị bị thiê zt hại, trừ các trường hợp miễn trách nhiê zm theo điều 294 của Luâ zt thương mại”

€ đây, công ty A đã vi phạm về châ zm tiến đô z bàn giao công trình nhưng không phải châ zm do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bê znh, chiến tranh,

đô zng đất, theo điểm b khoản 2 điều 4 Hợp đồng kinh tế, c•ng không thuô zc trường hợp miễn trách nhiê zm theo điều 294 Luâ zt Thương mại hiê zn hành như sau:“ Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; Xảy ra sự kiện bất khả kháng; Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.” Mà là do nguyên nhân chủ quan từ công ty A nên ở đây A phải chịu phạt

vi phạm hợp đồng nhưng chỉ bị phạt 8% giá trị bị thiê zt hại mà công ty A gây nên tổn thất cho công ty B

Yêu cầu 2: Bồi thường thiệt hại do chậm tiến độ thực hiện công trình dẫn đến không đưa công trình vào khai thác kịp thời gây mất sản lượng điện, bồi thường sản lượng điện thiếu hụt theo cam kết, bồi thường toàn bộ thiệt hại do ngắt phát điện các hệ thống năng lượng mặt trời cho đến nay Tổng số tiền bồi thường thiệt hại bằng 50.000.000.000 đồng

Bồi thường thiê \t h]i do châ \m tiến đô \ th_c hiê \n công tranh

Công ty A đã chậm tiến độ thực hiện công việc (chậm bàn giao công trình) thời gian dài Khi đó, Công ty B đã tạo điều kiện gia hạn tiến độ thực hiện công việc theo Hợp Đồng đến hết ngày 31/12/2021 thông qua việc ký phụ lục ở điều 4 phụ lục và Công ty A đồng ý chịu phạt do chậm tiến độ Nên ở đây công ty A sẽ bị phạt do vi phạm theo Hợp đồng quy định tại Điều 12 hợp đồng chứ không phải bồi thường thiê zt hại do châ zm tiến đô z thực hiê zn công trình

Bồi thường thiệt h]i do không đưa công tranh vào khai thác kịp thời gây mất sản lượng điện

Trong trường hợp này công ty A đã hoàn thành phần nghĩa vụ của mình với bên công ty B cụ thể là sau: khi bên công ty B hoàn thành nghĩa vụ thanh toán 50% hợp đồng cho công ty A thì vào tháng 12/2021 Công ty B đã hoàn tất việc kiểm tra kỹ thuật cùng với công ty A ký biên bản nhiệm thu để đưa công trình vào khai thác Điều này cho thấy phía công ty B đã xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng

về kỹ thuật và đã ký kết biên bản nhiệm thu và đưa công trình vô khai thác nđúng tiến độ như thỏa thuận nên việc công ty B đòi bồi thường thiệt hại do không đưa công trình vào khai thác kiệp thời là không có căng cứ nên ở đây A không phải bồi thường cho B Nếu Công ty B muốn công ty A bồi thường do không đưa công trình vào khai thác thì Công ty B phải đưa ra bằng chứng, chứng minh sau khi ký biên bản nghiê zm thu đó thì A đã không đưa công trình

Trang 8

vào khai thác kịp thời, châ zm trễ tiến đô z dẫn tới gây mất sản lượng điê zn gây thiê zt hại cho công ty B ra sao

Bồi thường sản lượng điê \n thiếu het theo cam kết, bồi thường toàn bộ thiệt h]i do ngắt phát điện các hệ thống năng lượng mặt trời cho đến nay

Việc bồi thường sản lượng điê zn thiếu hụt theo cam kết, bồi thường toàn bộ thiệt hại do ngắt phát điện các hệ thống năng lượng mặt trời thì A sẽ phải bồi thường nếu Công ty B có thể cung cấp được bằng chứng rõ ràng về việc sản lượng điện không đạt cam kết do lỗi của Công ty A và còn phụ thuộc vào việc B có đủ bằng chứng và chứng cứ để chứng minh nguyên nhân gây ra thiếu hụt sản lượng điện

do A không thì bên A thì Công ty A sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiếu hụt sản lượng điện.Tuy nhiên, đối với việc bồi thường toàn bộ thiệt hại do ngắt phát điện các hệ thống năng lượng mặt trời cho đến nay, điều này phải được xem xét cẩn thận và phụ thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng Căn cứ vào hợp đồng kinh tế mà A và B đã ký kết thì B đã không thanh toán một nửa số tiền còn lại theo như quy định, vậy nên B c•ng không hoàn toàn đúng nên việc đưa

ra mức bồi thường như vậy là không hợp lý với bên A

Đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi Công ty A:

Từ những gì đã phân tích, c•ng như để bảo vệ quyền lợi của Qúy Khách hàng, chúng tôi đề xuất với Qúy Khách hàng một số giải pháp, cụ thể như sau:

1 Giải pháp 1: Tiến hành thương lượng với Công ty B

Quý Khách hàng có thể thấy, thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thảo luận, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào Lúc này, để bảo vệ quyền lợi của mình, Qúy Khách hàng có thể tiến hành thương lượng và yêu cầu Công ty B phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

Thứ nhất, yêu cầu Công ty B thanh toán số tiền còn lại (50%) trong Hợp đồng

Theo quy định tại Điều 3 và điểm a khoản 2 Điều 8 Hợp đồng Kinh tế thì Công ty B có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng hạn hợp đồng cho Quý Khách hàng Tuy nhiên, Công ty B đã không thực hiện những cam kết như trong thỏa thuận hợp đồng Bên cạnh đó tại khoản 5 Điều 4 Hợp đồng Kinh tế, c•ng đã nêu rõ:

“Trong quá trình xem xét hồ sơ thanh toán, nếu có yêu cầu giải trình, bổ sung hồ sơ chứng từ Bên Bán có trách nhiệm cung cấp cho bên mua Tuy nhiên

Trang 9

việc bổ sung sẽ không làm chậm trễ việc xác nhận, thanh toán theo thời hạn mà Hợp đồng đã quy định”

Mặt khác, trong Phụ lục Hợp đồng c•ng không đề cập đến bất kỳ trường hợp nào được phép trễ tiến độ thanh toán Vì vậy, Qúy Khách hàng hoàn toàn được phép buộc Công ty B phải thực hiện Hợp đồng, bằng cách thanh toán số tiền còn lại chưa được giao dịch vì đây là quyền lợi cơ bản nhất của người bán khi tham gia giao kết hợp đồng

Bên cạnh đó, Qúy Khách hàng còn có quyền đòi lại các Vật tư, thiết bị, lắp đặt Hệ thống điện mặt trời đã giao cho Công ty B Tuy nhiên, Qúy Khách hàng phải hoàn trả số tiền đã thanh toán cho Công ty B sau khi khấu trừ hao mòn tự nhiên do sử dụng Nếu Công ty B làm mất mát hay hư hỏng tài sản của Qúy Khách hàng, lúc này Qúy Khách hàng có quyền yêu cầu Công ty B bồi thường thiệt hại dựa trên quy định tại Điều 332 BLDS hiện hành:

“Điều 332 Quyền đòi lại tài sản

Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Thứ hai, yêu cầu phạt vi phạm Công ty B do chậm thanh toán

Do Qúy Khách hàng và Công ty B đã có thỏa thuận phạt vi phạm tại Điều

12 Hợp đồng kinh tế nên ngoài việc yêu cầu Công ty B thanh toán số tiền còn lại trong Hợp đồng, Quý Khách hàng còn được hưởng quyền yêu cầu phạt vi phạm do chậm thanh toán nhưng phải tuân theo quy định tại Điều 300, Điều 301 Luật Thương mại hiện hành và Điều 418 BLDS hiện hành:

“Điều 418 Thỏa thuận phạt vi phạm

1 Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên

vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm

2 Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan

có quy định khác

3 Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại

Trang 10

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

“Điều 300 Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”

“Điều 301 Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Theo như những quy định nêu trên, chế tài phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi hai bên đã thống nhất thỏa thuận trong Hợp đồng Vì vậy, Quý Khách hàng được phép áp dụng chế tài phạt vi phạm dựa trên khoản 1 Điều 12 Hợp đồng Kinh tế Theo đó, Qúy Khách hàng có quyền yêu cầu Công ty B trả một khoản tiền phạt do vi phạm Hợp đồng Tuy nhiên, mức phạt được áp dụng là 8% giá trị bị thiệt hại, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm tại Điều 294 Luật Thương mại hiện hành.”

Theo như quy định trên, Qúy Khách hàng có quyền yêu cầu Công ty B trả một khoản tiền phạt do đã vi phạm Hợp đồng với mức phạt là 8% giá trị bị thiệt hại, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm theo Điều 294 Luật Thương mại hiện hành nếu Công ty B chứng minh được các trường hợp được miễn trách nhiệm của mình

Bên cạnh đó, Quý Khách hàng cần lưu ý: nếu Quý Khách hàng muốn bên mua là Công ty B bồi thường thiệt hại thì nhất thiết phải chứng minh được thiệt hại xuất phát từ việc chậm thanh toán tiền của Công ty B Trong trường hợp đã

áp dụng các chế tài thương mại nhưng Công ty B vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì Quý Khách hàng có quyền được kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp (Tòa án hoặc Trọng tài thương mại) để đòi số tiền trong hợp đồng, tiền lãi trên số tiền chậm trả, phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại (nếu có)

Thứ ba, yêu cầu trả tiền lãi do Công ty B chậm thanh toán

Theo quy định tại Điều 306 Luâ zt Thương mại hiện hành thì chỉ cần có vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ

và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w