1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Slide Full Môn Quản Trị Tài Chính.pdf

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Căn Bản Của Quản Trị Tài Chính
Tác giả Nguyễn Phùng Đức Tài
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
Thể loại bài giảng
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 3,29 MB

Nội dung

Slide Full Môn Quản Trị Tài Chính Slide Full Môn Quản Trị Tài Chính Slide Full Môn Quản Trị Tài Chính Slide Full Môn Quản Trị Tài ChínhSlide Full Môn Quản Trị Tài Chính Slide Full Môn Quản Trị Tài ChínhSlide Full Môn Quản Trị Tài Chính

Trang 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

I NHẬN THỨC VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH:

1 Khái niệm:

Tổ chức tài chính:

- Ngân hàng, liên ngân hàng;

- Quỹ tiết kiệm;

- Tổ chức tín dụng (FE Credit, Home Credit…);

- Công ty bảo hiểm: “mua bán rủi ro”;

- Công ty tài chính

Thị trường chứng khoán:

- Định giá các loại chứng khoán

- Giao dịch chứng khoán

- Đầu tư trong điều kiện rủi ro

→ Thị trường chứng khoán sử dụng thông tin tài chính rất nhiều

→ Cần phải có sự nhạy bén, “cảm nhận” thông tin

Doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp tư nhân

- Công ty hợp danh

- Công ty cổ phần

- Công ty trách nhiệm hữu hạn

- Doanh nghiệp nhà nước

→ Quản trị tài chính là gì?

Quản trị nguồn vốn + Phân bổ nguồn vốn + Phân chia cổ tức + Quyết định tài trợ vốn + Quyết định về cơ cấu vốn

“Quản trị tài chính” là một môn khoa học quản trị nghiên cứu các mối quan hệ tài chính

phát sinh trong quá trình sản xuất – kinh doanh của một doanh nghiệp hay tổ chức

2 Tài sản thực:

- Tài sản hữu hình: xưởng, máy móc, thiết bị, đất đai…

- Tài sản vô hình: Quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế…

- Tài sản thuê tài chính: giúp làm giảm áp lực cho nhà đầu tư khi khởi nghiệp (do bị thiếu

vốn, thâm hụt vốn…) → Thuê tài chính giúp tài sản được lưu thông, liên kết nhiều thị trường lại với nhau

3 Tài sản tài chính:

Tài sản tài chính Thị trường tài chính ->

thi truong chung khoan thi truong tien te thi truong von >

Trang 2

4 Chức năng:

- Xây dựng chỉ tiêu tài chính: phải phù hợp với ngành nghề và nền kinh tế mà chúng ta đang theo

- Chi tiết hoá các chỉ tiêu cho từng bộ phận

- Đánh giá kết quả thực hiện

- Chuẩn bị các biện pháp điều chỉnh phù hợp cho từng hoàn cảnh

5 Tầm quan trọng:

- Quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức

- Kiểm soát trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – tổ chức

Bộ phận kế toán chỉ làm nhiệm vụ duyệt chi, còn việc chi thế nào, chi bao nhiêu sẽ do

bộ phận tài chính quyết định)

Nguyên tắc quản trị tài chính:

+ Có mục tiêu;

+ Phải tiết kiệm & hiệu quả

II ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ:

- Lập dự toán & kế hoạch tài chính;

- Quyết định đầu tư & tài trợ;

- Kiểm soát hoạt động (kiểm soát bằng những tiêu chí, bằng tài chính để có thể lên kế hoạch phân bổ tài chính, thu – chi một cách phù hợp);

- Quan hệ với thị trường vốn (rất ít người có thể hoạt động trong lĩnh vực này, đa số toàn là những người có thâm niên kinh nghiệm trong nghề)

III TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP:

1 Nhà quản trị tài chính:

- Nắm rõ mục tiêu của doanh nghiệp

- Điều phối nguồn vốn của doanh nghiệp & thị trường

- Đưa ra các quyết định tài chính → Khó nhất, quan trọng nhất vì có thể ảnh hưởng đến

sự thành công của một dự án/doanh nghiệp và rất nhiều người khác

+ hop phap

va

Trang 4

2 Quyết định tài chính:

QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH

QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ

(mua hay duy trì tài sản)

QUYẾT ĐỊNH VỀ NGUỒN VỐN

(tìm kiếm nguồn lực tài trợ) Mua máy móc mới? Bán đi máy cũ? Thu mua

công ty khác? Xây dựng nhà kho mới? Để

tiền mặt ở ngân hàng hay mua trái phiếu?

Bên ngoài

Vay nợ, phát hành trái phiếu…

- Tối đa hoá lợi ích cổ đông;

- Bảo đảm môi trường lao động an toàn & trong sạch

Tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp:

- Làm sao để đo lường lợi nhuận? *Kế toán → Dễ bị đánh giá SAI

- Lợi nhuận của thời gian bị loại bỏ? *Lạm phát

- Rủi ro? Bị loại bỏ

Tối đa hoá lợi ích cổ đông? Vì sao?

- Cổ đông là những người sẽ thu lợi nhuận cuối cùng

- Đồng thời thoả mãn được các bên liên quan (stakeholder – người cho vay, nhà đầu tư…)

- Dễ dàng đo lường thông qua giá trị cổ phiếu

- Tuy nhiên không dễ dàng thực hiện được

4 Bộ phận trung gian:

- Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các bộ phận: Sở hữu và quản lý

Chi phí trung gian

- Nguồn gốc xung đột: Quyết định và kiểm soát

Lợi ích cá nhân

5 Giải quyết xung đột:

- Thiết lập chính sách khuyến khích: Cổ phiếu;

Thưởng / Hoa hồng và lợi nhuận doanh nghiệp

- Giám sát hành vi người quản lý: Kiểm toán / Báo cáo hoạt động

Giới hạn các quyền quyết định của quản lý

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỜI GIÁ TIỀN TỆ

Giá trị tương lai của tiền phụ thuộc vào:

+ Chi phí cơ hội;

I – Tiền lãi sinh ra từ số tiền P;

r – Lãi suất chuẩn cho một chu kỳ;

P – Giá trị tiền gốc ban đầu;

n – Số chu kỳ

o Trường hợp 1: Gửi 100.000.000 đồng vào ngân hàng, với thời hạn 6 tháng, lãi

12%/năm Nếu áp dụng lãi suất đơn thì sau 6 tháng nhận được bao nhiêu tiền?

I = P x r x n = 100 x 6

12 x 12% = 6.000.000 đồng Giá trị tương lai của 100.000.000 đồng sau 6 tháng là 106.000.000 đồng

Lãi suất kép: là lãi suất mà tiền lãi ở các kỳ trước được nhập chung vào vốn gốc để tính lãi tiếp cho kỳ sau

FV = PV x (𝟏 + 𝐫)𝐧

FVn – Giá trị tương lai vào năm n;

r – Lãi suất chuẩn cho một chu kỳ;

PV – Giá trị hiện tại;

n – Số chu kỳ

o Trường hợp 2: Gửi 100.000.000 đồng, thời hạn 6 tháng, lãi 12%/năm Nếu lãi

được gộp theo tháng thì sau 6 tháng nhận được tổng bao nhiêu?

Tiền lãi thu được qua các tháng lần lượt như sau:

Trang 6

Tháng thứ 5: (103.020.100 + 1.030.301) x 1

12 x 12% = 1.040.504 đồng

Tháng thứ 6: (104.050.401 + 1.040.504) x 1

12 x 12% = 1.050.909 đồng Tổng số tiền lãi nhận được qua 6 tháng là:

1.000.000 + 1.010.000 + 1.020.100 + 1.030.301 + 1.040.504 + 1.050.909 = 6.151.814 đồng

Kết luận:

Với trường hợp 2, lãi nhận được nhiều hơn do lãi của kỳ trước được nhập chung vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo Vì vậy, hiện nay lãi kép được sử dụng phổ biến hơn

để tính lãi suất gửi tiết kiệm hay lãi suất cho vay

→ Lãi kép còn được gọi là “lãi của lãi”

Lãi suất danh nghĩa: Tỷ lệ lãi suất trước khi tính lạm phát, được sử dụng trong các thỏa thuận vay mượn và gửi tiền

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất phát biểu gắn với một thời kỳ ghép lãi

Khi thời gian ghép lãi không trùng với thời gian phát biểu thì lãi suất áp dụng được

gọi là lãi suất danh nghĩa

𝐢𝟏 – Lãi suất thực tại thời điểm ban đầu;

𝐢𝟐 – Lãi suất thực tại thời điểm cần tính toán;

m – Số lần trả lãi trong năm

o Công thức chuyển từ lãi suất danh nghĩa sang lãi suất thực:

EAR = (𝟏 + 𝐫

𝐦)𝐦 𝐱 𝐧 – 1 EAR – Lãi suất hiệu lực/hiệu dụng;

r – Lãi suất danh nghĩa;

m – Số lần ghép lãi;

n – Số năm trong phân tích

Trang 7

o Ví dụ: Mua trái phiếu trị giá $1.000 với lãi suất danh nghĩa là 6%/năm

(~0,5%/tháng) và lãi được ghép 6 tháng

Tính tiền lãi và lãi suất hiệu lực trong trường hợp này

Lãi ghép 6 tháng tức là là 1 năm ghép lãi 2 lần

Tiền lãi nhận được trong 6 tháng đầu: 1.000 x 1

2 x 6% = $ 30 Tiền lãi nhận được trong 6 tháng cuối: (1.000 + 30) x 1

2 x 6% = $ 30,90 Tổng tiền lãi nhận được sau 1 năm: 30 + 30,90 = $ 60,90

Tỷ lệ lãi suất trong trường hợp này: 60,90

1.000 x 100% = 6,09%

Lãi suất danh nghĩa = 6% < Lãi suất hiệu lực = 6,09%

Từ ví dụ trên, có thể khẳng định rằng các khoản đầu tư cho vay có thể đem lại thu nhập khác nhau phụ thuộc vào thời kỳ ghép lãi khác nhau, chứ không chỉ phụ thuộc vào lãi suất

phát biểu Do đó, lãi suất được công bố đầy đủ phải bao gồm lãi suất danh nghĩa và thời

GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN:

Dòng tiền thuần nhất: Dòng tiền bằng nhau qua các chu kỳ

Giá trị tương lai của dòng tiền thuần nhất ở cuối kỳ:

FV = CF x (𝟏 + 𝐫)𝐧−𝟏

𝐫

FV n – Giá trị tương lai;

CF – Dòng tiền cố định cuối mỗi kỳ;

FV n – Giá trị tương lai;

CF – Dòng tiền cố định cuối mỗi kỳ;

Trang 8

r – Tỷ lệ sinh lời;

n – Số chu kỳ

o Ví dụ: Giả sử, vào cuối mỗi năm bạn nhận được dòng tiền thuần nhất có giá trị

$1.000 kéo dài trong 5 năm Được biết mỗi năm lãi suất 5% Sau 5 năm, bạn nhận được tổng cộng bao nhiêu tiền?

Số tiền nhận được sau 5 năm là:

Dòng tiền không thuần nhất: Dòng tiền không bằng nhau qua các kỳ

Giá trị tương lai của một dòng tiền bất kỳ ở cuối kỳ:

FV nđk = ∑𝐧𝐣=𝟏𝐂𝐅𝐣 x (𝟏 + 𝐫)𝐧−𝐣

FV n– Giá trị tương lai của dòng tiền tại thời điểm cuối kỳ n;

CF j– Số tiền xuất hiện ở cuối kỳ j;

n – Số kỳ;

r – Lãi suất mỗi kỳ ghép lãi (%)

o Ví dụ: Giả sử bạn nhận được khoản tiền không bằng nhau vào cuối mỗi năm theo

bảng sau Hỏi với lãi suất 5% thì sau 4 năm bạn nhận được bao nhiêu tiền?

FV n – Giá trị tương lai của dòng tiền tại thời điểm cuối kỳ n;

CF j – Số tiền xuất hiện ở đầu kỳ j;

n – Số kỳ;

r – Lãi suất mỗi kỳ ghép lãi (%)

Trang 9

GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN:

Hiện giá tiền tệ: Chiết khấu giá trị tương lai của tiền tệ về hiện tại

PV = 𝐅𝐕𝐧

(𝟏+𝐫)𝐧

PV – Giá trị hiện tại;

FV n– Giá trị tương lai tại thời điểm n;

o Ví dụ: Để cuối mỗi năm bạn nhận được một dòng tiền thuần nhất có giá trị $1.000

thì tổng số tiền bạn cần có ở hiện tại là bao nhiêu? Với lãi suất là 5%/năm trong

PV0 = A x 𝟏−(𝟏+𝐫)−𝐧

𝐫 = 1.000 x 1−(1+5%)−5

5% = $4.329,48

Nhận xét: Với cùng một số tiền mong muốn đạt được, số tiền bỏ ra mỗi năm sẽ giảm

dần nếu chuẩn bị trước nhiều năm

Trang 10

Hiện giá dòng tiền không thuần nhất:

PV an = A o x (𝟏 + 𝐫)−𝟎 + A 1 x (𝟏 + 𝐫)−𝟏 + … + A n x (𝟏 + 𝐫)−𝐧

PV an – Giá trị hiện tại;

A – Dòng tiền xuất hiện vào kỳ 1, kỳ 2… kỳ n;

r – Tỷ lệ chiết khấu;

Nhận xét: Giá trị hiện tại của dòng tiền sẽ khác nhau khi tính vào đầu kỳ hoặc cuối kỳ

o Công thức tính hiện giá của tiền tệ khi tiền lãi được thanh toán nhiều lần trong năm:

PV = 𝐀𝐧

(𝟏 + 𝐦𝐫)𝐧 𝐱 𝐦

Trong đó: An – Giá trị của tiền tệ vào cuối năm n;

m – Số lần trả lãi trong năm;

r – Lãi suất chiết khấu;

n – Số năm sử dụng trong phân tích

Dòng tiền tăng đều vô hạn:

PV = 𝐂𝐅

𝐫 − 𝐠

CF – Dòng tiền;

r – Tỷ lệ chiết khấu;

g – Tỷ lệ gia tăng (Tỷ lệ tăng trưởng đều mỗi năm qua các chu kỳ);

PV – Giá trị hiện tại của dòng tiền

Trang 11

o Ví dụ: Giả sử một công ty dự tính vay vốn ngân hàng $1.000, lãi suất 12%/năm

(lãi suất danh nghĩa), thời hạn vay nợ là 03 năm

Thanh toán định kỳ vào cuối mỗi năm và sau 03 năm phải hoàn trả đủ vốn gốc

và lãi vay Công ty áp dụng phương thức thanh toán đều

Số tiền phải thanh toán định kỳ (cả vốn và lãi): A = ?

Số tiền mà mỗi năm công ty phải thanh toán cho ngân hàng là:

o Ví dụ: Một nhà đầu tư nước ngoài dự tính góp vốn đầu tư dài hạn với công ty ở

Việt Nam Nếu ông ta góp số vốn 1 tỷ đồng ngày hôm nay thì sau 5 năm ông ta sẽ

Trong đó: Giá trị hiện tại: PV = 1 tỷ đồng;

Giá trị tương lai sau 5 năm: FV5 = 2 tỷ đồng (cả vốn và lời);

Trang 12

Số chu kỳ: n = 5 năm;

Tỷ suất sinh lợi của khoản đầu tư: r = ?

Tỷ suất sinh lợi của khoản đầu tư là:

r = √𝐅𝐕𝐏𝐕

𝐧

– 1= √2

1 5

– 1 = 0,1487 = 14,87%

Trang 13

Tính chính xác của việc xác định chi phí vốn phụ thuộc vào:

+ Khoa học/Tư vấn viên;

+ Thực tế;

+ Sự lựa chọn giữa các phán xét giả định;

+ Quyết định đúng đắn – nhận biết sự hạn chế – giới hạn

c) Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vốn:

Thứ nhất, điều kiện kinh tế chung: Các điều kiện kinh tế chung sẽ xác định cung – cầu

của nguồn vốn trong nền kinh tế đó

Thứ hai, rủi ro trong các quyết định trong hoạt động kinh doanh và tài chính của

doanh nghiệp: Với tỷ lệ rủi ro càng cao, nhà đầu tư đòi hỏi tỷ lệ sinh lời càng cao và ngược lại

Thứ ba, cấu trúc vốn: Việc tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính có thể dẫn đến việc đòi hỏi tăng

tỷ lệ lợi nhuận cho cổ đông bởi vì đòn bẩy tài chính càng cao có nghĩa là dư nợ ngày càng vượt quá khả năng thanh toán của doanh nghiệp khiến rủi ro phá sản càng cao

d) Sơ đồ mối quan hệ giữa cổ đông và doanh nghiệp:

CỔ ĐÔNG

Khả năng thu được lợi nhuận thích hợp

cho rủi ro phải gánh chịu trong mối tương

Người quản lý tài chính phải tìm ra tỷ lệ sinh lời tối thiểu từ các dự án, các chiến lược…

phải cung cấp để thỏa mãn được các cổ đông và người cho vay

Trang 14

2 Tỷ lệ sinh lời cần thiết:

Vốn doanh nghiệp = Vốn vay mượn + Vốn cổ đông

Nhà đầu tư ở dạng cho vay thông qua vốn vay mượn muốn giảm thiểu rủi ro thông qua thỏa thuận vay mượn và các yêu cầu khác Tuy nhiên, không thể loại bỏ tất cả rủi ro

3 Chi phí vốn vay mượn:

Chi phí vốn vay sẽ được trả cao hơn tỷ lệ lãi suất phi rủi ro (Risk free rate of return –

Rf) Trong đó, “Tỷ lệ lãi suất phi rủi ro” là lãi suất được giả định bằng cách đầu tư vào các

công cụ tài chính mà không bị rủi ro vỡ nợ

Tỷ lệ đền bù rủi ro (Risk Premium – RP):

+ Công ty hoạt động tốt – vốn vay ít;

+ Công ty phát hành trái phiếu;

⮚ Lưu ý: Kd không bao giờ bằng RP

o Ví dụ: Giả sử với tỷ lệ lợi tức không rủi ro là 6%, doanh nghiệp phải cung cấp tỷ

lệ chi phí vốn cao hơn và tùy thuộc vào mức độ rủi ro dự tính

Với mức độ rủi ro được dự tính, doanh nghiệp sẽ trả cho người cho vay tỷ lệ đền

bù rủi ro 3%, chi phí vốn vay là bao nhiêu?

K d = Rf + RP = 6% + 3% = 9%

4 Chi phí vốn trung bình (WACC – The weighted average of capital):

Dự án sử dụng toàn bộ vốn cổ đông: Chi phí vốn = Tỷ lệ lợi nhuận mong muốn của cổ đông

Giá cổ phiếu của chứng khoán

Mức độ trung bình rủi ro càng cao thì tỷ lệ sinh lời cần thiết càng cao và ngược lại Nếu một dự án có cùng mức độ rủi ro với WACC (doanh nghiệp sử dụng toàn bộ vốn

cổ đông) thì WACC phụ thuộc vào lợi nhuận mà cổ đông đó mong muốn

Nếu dự án có rủi ro thấp hơn so với rủi ro toàn bộ doanh nghiệp thì phải hiệu chỉnh lại

Khi có sự kết hợp giữa vốn vay và vốn cổ đông:

Trang 15

⮚ Công thức tính chi phí vốn bình quân:

Vd– Giá trị trường của vốn vay;

Ve – Giá trị trường của vốn cổ đông

⮚ Ý nghĩa: WACC là lợi nhuận tối thiểu mà dự án cần đạt được để đáp ứng yêu cầu lãi

suất của người cho vay và vừa đủ cung cấp tỷ lệ sinh lời cho cổ đông

o Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp có tổng số vốn $1.000.000, trong đó:

- 50% là vốn vay với tỷ lệ lãi suất 8%;

- 50% là vốn cổ đông với tỷ lệ sinh lời cần thiết 12%

Trang 16

o Ví dụ: Giả sử công ty đầu tư $100.000 vào một dự án với kỳ vọng sẽ tạo ra dòng

tiền ròng mỗi năm là $10.000 cho đến vô hạn Công ty có vốn vay tài chính là

$50.000 và đòi hỏi phải trả $4.000 mỗi năm, còn lại $6.000 sẽ dành để chi trả

cho cổ đông với tỷ lệ sinh lời cần thiết là 12% cho việc cung cấp vốn $50.000

Chi phí vốn bình quân: WACC = Ke x We + Kd x Wd = 12% x 50% + 8% x 50% = 10%

2) Nếu công ty hoạt động tốt và có thể tăng dòng tiền lên thành $11.000 Sự thay

đổi nào trong giá trị nhận được của cổ đông và người cho vay?

Nếu công ty hoạt động tốt và có thể tăng dòng tiền lên thành $11.000 thì giá trị nhận được thay đổi như sau:

+ Giá trị nhận được của người cho vay là không đổi: $4.000 tương đương với 8% + Giá trị nhận được của cổ đông là: 11.000 – 4.000 = $7.000 tương đương với:

7.000 50.000 x 100% = 14%

Giải thích: Vì cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp, phải chịu rủi ro cao hơn cho

hoạt động của doanh nghiệp, mà giá trị nhận được của người cho vay là không đổi (bất kể kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng tốt đến đâu) nên khi dòng tiền tăng lên thì giá trị nhận được của cổ đông cũng tăng lên

Kết luận: Để giảm chi phí vốn trung bình, doanh nghiệp nên tăng tỷ trọng vốn vay,

giảm tỷ trọng vốn cổ đông (bởi vì chi phí vốn vay và chi phí vốn cổ đông là cố định nên không thể thay đổi) → “Dịch chuyển sang cơ cấu vốn có chi phí rẻ”

Lưu ý:

Không có tiêu chuẩn nào để xác định tỷ trọng vốn vay phù hợp vì nó tùy thuộc vào tiềm lực kinh tế, mục đích của việc tăng tỷ trọng vốn vay…

Việc tăng tỷ trọng vốn vay sẽ ngưng khi mà WACC bắt đầu tăng lên, tức sẽ không tăng

tỷ trọng vốn vay nữa khi mà đã vượt qua ngưỡng “cấu trúc vốn tối ưu”

Về mặt thực tế, rất khó có trường hợp vay vốn 100%

5 Hệ quả của việc giảm WACC:

- Giảm tỷ số lợi nhuận cần thiết → Tăng giá trị dự án (giá trị doanh nghiệp)

- Thay đổi cấu trúc vốn theo hướng tăng tỷ trọng của nguồn vốn vay có chi phí thấp

Trang 17

o Ví dụ: Nếu doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có được dòng tiền $100.000.000 mỗi năm

đến vô tận Được biết WACC = 10%, doanh nghiệp sử dụng 50% vốn vay

1) Tính tổng giá trị doanh nghiệp?

Giá trị doanh nghiệp = 100.000.000

10% = $1.000.000.000

2) Khi cấu trúc vốn vay thay đổi theo hướng để giảm WACC thì giá trị doanh nghiệp thay đổi như thế nào?

Để giảm WACC thì doanh nghiệp cần tăng tỷ trọng vốn vay

Nếu doanh nghiệp thay đổi cấu trúc vốn bằng cách tăng tỷ lệ vốn vay từ 50% lên 70% thì khi đó vốn cổ đông là 30%

Với giả định Ke và Kd không đổi, tức:

- Tỷ lệ sinh lời đòi hỏi của cổ đông vẫn giữ mức Ke = 12%; và

- Người cho vay vẫn giữ mức lãi suất Kd = 8%

* Vì thực tế khi cơ cấu vốn thay đổi thì Ke và Kd sẽ tăng

Khi đó, ta tính được: WACC’ = Ke x We + Kd x Wd = 12% x 30% + 8% x 70% = 9,2% Giá trị doanh nghiệp: = 100.000.000

9,2% = $1.086.956.522

Kết luận: Khi cấu trúc vốn vay thay đổi theo hướng giảm WACC thì giá trị của doanh

nghiệp sẽ tăng lên

Câu hỏi: Có nên luôn tăng tỷ lệ vốn vay trong cấu trúc vốn không?

Vì vốn vay càng cao thì đòn bẩy tài chính càng tăng khiến rủi ro càng cao, tạo áp lực lên công việc kinh doanh

Khi rủi ro càng cao, cổ đông có thể không chấp nhận tỷ lệ sinh lời như trước nữa, mà đòi hỏi tăng tỷ lệ sinh lợi lên Bởi lẽ rủi ro về phía cổ đông sẽ tăng khi tỷ trọng vốn vay cao nên cổ đông cần tăng thêm tỷ lệ sinh lời để bù đắp rủi ro

Do đó, chỉ nên tăng tỷ lệ vốn vay trong cấu trúc vốn khi đạt đến ngưỡng cấu trúc vốn tối ưu

6 Thị trường vốn hoàn hảo:

▪ Thị trường vốn hoàn hảo:

“Thị trường vốn hoàn hảo” là thị trường mà trong đó:

(i) Mọi thông tin thích hợp đều được cung cấp; và

(ii) Tỷ lệ lãi suất vay không đổi

Trong thị trường vốn hoàn hảo, chi phí vốn cổ đông tăng thêm bằng với lợi ích từ việc tăng tỷ trọng vốn vay

Trang 18

▪ Mô hình thị trường vốn hoàn hảo – Modigliani & Miller (Mô hình MM):

WACC không đổi (Chi phí vốn cổ đông tăng lên tương ứng với mức lợi ích có được vay vốn) → Giá trị dự án không đổi

Để tăng giá trị dự án thì cần tăng số lượng dòng tiền vào

Không có cấu trúc vốn tối ưu

o Ví dụ: Với Kd giữ nguyên do tỷ lệ lãi suất vay không đổi: Kd = 8% Việc tăng cấu

trúc vốn vay lên 70% thì làm cho Ke thay đổi như thế nào?

Vì trong thị trường vốn hoàn hảo, WACC không đổi là 10% nên ta có:

WACC = Ke x 30% + 8% x 70% = 10% → Ke = 14,6%

Giải thích: Lợi ích của việc tăng tỷ trọng vốn vay từ 50% lên 70% đã bị bù trừ bởi sự

tăng trưởng của Ke từ 12% lên 14,6%

7 Tác động của việc đánh thuế:

- Lãi vay trong lợi nhuận có thể được giảm trừ thuế → Giảm lượng dòng tiền ra

- Lợi tức trả cổ đông là lợi nhuận sẽ bị đánh thuế

o Ví dụ: Doanh nghiệp A ở một quốc gia không cho phép giảm trừ thuế cho lãi suất

vay phải trả Doanh nghiệp B ở quốc gia cho phép giảm trừ thuế cho lãi suất vay phải trả

Cả hai doanh nghiệp đều có tỷ lệ lãi suất 8% trên $500 vốn vay Thuế của 2 doanh nghiệp đều là 30%

Lợi nhuận trước lãi và thuế của hai doanh nghiệp đều là $100 Tỷ lệ vốn vay là 50:50 và tỷ lệ sinh lời cần thiết trên vốn cổ đông được xác định là 12%

Lợi tức của cổ đông còn lại của 2 doanh nghiệp là bao nhiêu?

Lợi nhuận trước lãi và thuế 100 100

Lãi suất của doanh nghiệp B - 40*

Lãi suất của doanh nghiệp A 40 -

* Lãi phải trả là: 8% x 500 = $40

Giải thích: Chênh lệch $12 ở đây là $12 tiền thuế mà doanh nghiệp B được hưởng so

với doanh nghiệp A → $12 chính là lợi ích từ việc vay vốn làm cho chi phí vốn vay giảm đi

Trong thị trường vốn hoàn hảo, nhờ vào “tấm chắn thuế” mà chi phí vốn vay rẻ hơn bình thường

Trang 19

Kết quả: So với cổ đông doanh nghiệp A, cổ đông doanh nghiệp B có thêm $12

Tỷ lệ lãi suất đi vay của doanh nghiệp B thay đổi như sau:

KDAT (B) = KDBT (B) x (1 – T) = 8% x (100% – 30%) = 5,6%

→ Kd giảm từ 8% xuống còn 5,6%

Như vậy, lãi suất doanh nghiệp B thực trả chỉ là 5,6% x 500 = $28, ít hơn $12 do với doanh nghiệp A

Khi đó, WACC hiệu lực = Kd x Wd + Ke x We = 5,6% x 50% + 12% x 50% = 8,8%

Như vậy, ngay cả trong thị trường vốn hoàn hảo, dưới tác động của thuế, dù cơ cấu vốn thay đổi, WACC vẫn có thể giảm từ 10% xuống còn 8,8%

Ý nghĩa: “Tấm chắn thuế” là động lực để doanh nghiệp đi vay vốn vì khi đó vốn vay sẽ

có chi phí rẻ hơn, giảm bớt được dòng tiền ra cho doanh nghiệp → Chính sách “khấu trừ lãi vay vào thu nhập tính thuế TNDN” của Chính phủ sẽ khuyến khích doanh nghiệp đi vay vốn, tạo điều kiện cho nguồn vốn lưu thông trong nền kinh tế

8 Khả năng lâm vào tình trạng tài chính khó khăn của doanh nghiệp nếu “lạm dụng” tấm chắn thuế để tăng tỷ trọng vốn vay:

Tấm chắn thuế → Đẩy mạnh đòn bẩy tài chính = Tăng dòng tiền ra → Giảm lợi nhuận đầu tư của cổ đông → Cổ đông đòi hỏi tăng tỷ lệ sinh lợi nhuận

Giảm WACC → Tăng giá trị doanh nghiệp

Đòn bẩy tài chính tăng → Tỷ lệ đền bù rủi ro tăng | Tăng rủi ro cho người cung cấp tài chính, đặc biệt là cổ đông

Kết luận: “Đòn bẩy là tối ưu khi WACC thấp nhất và giá trị doanh nghiệp lớn nhất”

o Ví dụ: (tiếp tục) Nếu cấu trúc vốn vay tăng từ 50% lên 65% thì dự tính lợi nhuận

cần thiết trên vốn cổ đông tăng từ 12% lên 13% Tính WACC hiệu lực

WACC hiệu lực = Kd x Wd + Ke x We = 5,6% x 65% + 13% x 35% = 8,19%

Nhận xét: Với tác động của thuế, kể cả khi K e có tăng do tỷ trọng vốn vay tăng, WACC vẫn giảm, chi phí vốn vay càng rẻ

Giả sử tỷ lệ 65% vốn vay là cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp

Nếu tăng tỷ trọng vốn vay lên 80% thì chi phí vốn cổ đông tăng lên 30% và chi phí vốn vay tăng 10% (trước thuế) Tính WACC hiệu lực

WACC hiệu lực = Kd x Wd + Ke x We = 10% x (100% – 30%) x 80% + 30% x 20% = 11,6%

Nhận xét: Kể cả khi có “tấm chắn thuế”, khi tăng tỷ trọng vốn vay vượt quá ngưỡng cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp, WACC sẽ tăng lên

9 Hệ quả khi đòn bẩy tài chính quá cao – Vốn vay tăng cao:

+ Rủi ro trả lãi suất cao;

+ Gánh nặng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Người cho vay có thể bị mất cả vốn và lãi

Trang 20

o Ví dụ: Tỷ lệ sinh lời cung cấp cho người cho vay của Công ty Poise trước khi xem

xét đến lợi nhuận cổ đông trước thuế là 10% (K d thường không cho trực tiếp

mà phải suy luận từ đề), trong khi đó tỷ lệ sinh lời trên cổ đông là 20%

Tổng vốn được sử dụng là $2.000.000 Trong đó, $1.400.000 là giá trị thị trường cho vốn cổ đông và $600.000 là giá trị thị trường của vốn vay Đây là kết cấu vốn tối

ưu của doanh nghiệp Biết rằng thuế suất thuế TNDN là 30%

Vì đây là kết cấu vốn tối ưu nên tỷ lệ 30 – 70 là tỷ lệ mà ở đó WACCmin

Theo đó, các dự án khác của doanh nghiệp cũng sẽ lấy cơ cấu vốn là 30:70

Từ đó, vì thuế suất là 30% nên tỷ lệ lãi suất sau thuế là:

KDAT = KDBT x (1 – T) = 10% x (100% – 30%) = 7%

Dưới tác động của thuế, WACC hiệu lực là:

WACC hiệu lực = Kd x Wd + Ke x We = 7% x 30% + 10% x 70% = 16,1%

2) Giả sử một dự án của Công ty Poise có cùng mức độ rủi ro và đòi hỏi đầu tư

$1.000.000 tại thời gian t = 0 và tạo ra dòng tiền mỗi năm sau thuế và trước lãi

Ta thấy: Tỷ lệ sinh lời = Chi phí vốn trung bình = 16,1%

Do đó: Dự án này của Công ty Poise đạt được mức sinh lời vừa đủ để tồn tại

Với cơ cấu vốn là 30:70 và KDAT = 7% (không đổi) thì:

Người cho vay cung cấp 30% vốn, tương đương $300.000 nên dòng tiền ròng sau tấm chắn thuế cung cấp người cho vay là: KDAT x Vd =7% x 300.000 = $21.000

Khi đó, dòng tiền cung cấp cho cổ đông là: 161.000 – 21.000 = $140.000

Trang 21

Tỷ dòng tiền mà cổ đông nhận được trên tổng vốn đầu tư là: 140.000

700.000 x 100% = 20%

3) Giả sử dòng tiền của doanh nghiệp chỉ còn $100.000 Lợi ích của người cho vay

và cổ đông thay đổi ra sao?

Phản ứng của cổ đông trong trường hợp này như thế nào?

Vì bất kể hoạt động kinh doanh tốt hay xuất thì người cho vay vẫn nhận được dòng tiền không đổi nên dòng tiền ròng cung cấp cho người cho vay vẫn là:

KDAT x Vd = 7% x 300.000 = $21.000 Khi đó, cổ đông của doanh nghiệp chỉ nhận được: 100.000 – 21.000 = $79.000

Tỷ dòng tiền mà cổ đông nhận được trên tổng vốn đầu tư là: 79.000

700.000 x 100% = 11,29%

Tỷ lệ sinh lời của dự án lúc này là: 100.000

1.000.000 x 100% = 10%

Ta thấy: Tỷ lệ sinh lời = 10% < Chi phí vốn trung bình = 16,1%

Kết luận về phản ứng của cổ đông:

Vì 20% là tỷ lệ sinh lời tối thiểu mà cổ đông mong muốn đặt được nên khi tỷ lệ sinh lời chỉ còn 10% thì cổ đông sẽ có xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp khác để có tỷ lệ sinh lời 20% với cùng mức độ rủi ro

10 Các “tầng ý nghĩa” của WACC:

WACC là lợi nhuận tối thiểu mà dự án cần đạt được để đáp ứng yêu cầu lãi suất của người cho vay và vừa đủ cung cấp tỷ lệ sinh lời cho cổ đông

WACC là tỷ lệ sinh lời cần đạt được cho những dự án mới nếu có cùng mức độ rủi ro với mức độ rủi ro trung bình với các dự án hiện tại

Nếu những dự án mới có mức rủi ro cao hơn/thấp hơn thì cần phải điều chỉnh tỷ lệ chiết suất cho phù hợp

11 Chi phí vốn tiếp cận theo giá trị thị trường của cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường:

- Giá trị thị trường của cổ phiếu được xác định trên lợi nhuận đầu tư

- Lợi nhuận đầu tư được liên kết với giá trị cổ phiếu, tức nếu công ty trả cổ tức cao nghĩa

là cổ phiếu của công ty đang tăng

- Chi phí vốn được xác định dựa trên mô hình định giá cổ tức trung bình

o Ví dụ: Công ty C trả cổ tức $10/cổ phiếu tại chiết suất 10% Giá cổ phiếu của Công

ty C là bao nhiêu?

Giá mỗi cổ phiếu = 𝐂ổ 𝐭ứ𝐜 𝐭𝐫ả 𝐜𝐡𝐨 𝐦ỗ𝐢 𝐜ổ 𝐩𝐡𝐢ế𝐮

𝐓ỷ 𝐥ệ 𝐜𝐡𝐢ế𝐭 𝐬𝐮ấ𝐭 = 10

10% = $100 Vậy giá trị cổ phiếu của Công ty C là $100

Trang 22

⮚ Công thức tính chi phí vốn cổ đông:

K e = 𝐃𝟎

𝐏Trong đó: K e – Chi phí vốn cổ đông;

D 0 – Cổ tức mỗi năm;

P – Giá thị trường hiện tại

o Ví dụ: Công ty IC có cổ phiếu phổ thông được cung cấp ra thị trường với giá hiện

tại là $2,20 Cổ tức mỗi năm được trả là $0,40 Tính chi phí vốn cổ đông

Ke = 𝐃𝟎

𝐏 = 0,40

2,20x 100% = 18,18%

o Ví dụ: Công ty AT&T phát hành 5 triệu cổ phiếu ưu đãi không hoàn trả với tỷ lệ

6% và giá trị danh nghĩa $1 Công ty có chi phí phát hành là $0,04

Tìm chi phí cổ phiếu ưu đãi

* Tính bằng lãi suất danh nghĩa, nhưng phải dùng giá trị thị trường

Giá trị thị trường cổ phiếu = Giá trị danh nghĩa cổ phiếu – Chi phí phát hành

Giá trị trường (hiện tại) của cổ phiếu ưu đãi là: P = 1 – 0,04 = $0,96

Cổ tức trả cho mỗi phiếu là: D0 = 6% x 1 = $0,06

Chi phí cổ phiếu ưu đãi là:

Ke = 𝐃𝟎

𝐏 = 0,06

0,96 x 100% = 6,25%

o Ví dụ: Công ty Woody phát hành trái phiếu 8% với giá trị danh nghĩa $100 Nếu

giá trị thị trường của trái phiếu hiện tại là $90 và thuế doanh nghiệp là 30% thì chi phí vốn vay là bao nhiêu?

* Đối với cổ đông và cổ đông ưu đãi thì lãi suất dùng chữ D, còn đối với vốn vay thì dùng chữ I

* Đối với cổ đông thì giá dùng chữ P, còn đối với vốn vay thì giá dùng BV

Trang 23

Vốn vay tài chính xác định khả năng trả lãi và vốn cho việc sử dụng

Ngược lại, tỷ lệ chi trả cho cổ đông không được xác định rõ ràng

Người đầu tư vào cổ phiếu ở dạng cổ đông đòi hỏi:

Chi phí vốn cổ đông = Tỷ lệ sinh lời không rủi ro + Tỷ lệ đền bù rủi ro

Ke = Rf + RP

Trong đó: Ke – Chi phí vốn cổ đông;

Rf– Tỷ lệ sinh lời không rủi ro (của thị trường, ngân hàng);

RP – Tỷ lệ đền bù rủi ro

* RP của K d thấp hơn RP của K e

Trong đó, Tỷ lệ sinh lời không rủi ro đủ để bù đắp lại việc sử dụng và lạm phát (có ý nghĩa về mặt lý luận)

Xác định tỷ lệ đền bù rủi ro thích hợp trên vốn cổ phần như thế nào?

▪ Các bước xác định RP:

⮚ Bước 1: Dự tính nhu cầu trung bình lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư

+ Kiểm tra thông tin quá khứ;

+ Thiết lập giả định cho nhu cầu lợi nhuận tăng thêm;

+ Thiết lập giả định mới cho nhu cầu lợi nhuận tăng thêm trên cổ phiếu hiện tại; + Sự chênh lệch giữa Lợi nhuận thị trường và Lợi nhuận không rủi ro chính là “Tỷ lệ đền bù rủi ro”

RP = Rm – Rf

Trong đó: RP – Tỷ lệ đền bù rủi ro;

Rm – Lợi nhuận thị trường;

Rf – Lợi nhuận không rủi ro

⮚ Bước 2: Dự tính nhu cầu trung bình lợi nhuận thêm cho nhà đầu tư

+ Điều chỉnh RP theo đặc trưng cổ phiếu của doanh nghiệp;

+ Sử dụng: (Nhân tố rủi ro hệ thống – 𝛃 ) x RP

+ Rủi ro cổ phiếu cao – Rủi ro hệ thống > 1 và ngược lại

Mô hình CAPM xử lý rủi ro hệ thống (Captital Asset Pricing Model): áp dụng được cho cả Kd và Ke

- Tỷ lệ đền bù rủi ro được điều chỉnh theo 𝛃;

- Sự dịch chuyển của cổ phiếu khi chỉ số thị trường biến động khiến cho 𝛃 thay đổi và

nó đại diện cho rủi ro hệ thống của doanh nghiệp

Ke = Rf + 𝛃 x (Rm – Rf)

Trang 24

▪ Phương pháp CAPM:

- Lịch sử biến động của chỉ số thị trường phản ánh chính xác rủi ro tương lai

- Việc xác định Tỷ lệ đền bù rủi ro chỉ là cột mốc, định hướng cho việc tính toán K e.

- Chỉ có những rủi ro được cập nhật trên hệ thống mới được cấu thành ra 𝛃 và được đền

bù trong lợi nhuận

Với tỷ lệ cung cấp Rf → Xác định chi phí vốn

Sự thiếu ổn định của cổ phiếu trong thị trường biến động (Thị trường thay đổi tác động vào 𝛃):

+ Rủi ro cao;

+ Loại cổ phiếu không ổn định – RP càng cao

▪ Mô hình tăng trưởng Gordon (1962):

Gọi giá cổ phiếu là “P”, tạo ra thu nhập “E” trên mỗi cổ phiếu, trả cổ tức “d” trên mỗi

cổ phiếu

Thu nhập giữ lại để đầu tư với tỷ số là “b”

Tỷ lệ sinh lời cần thiết trên cổ phiếu “K e”

Nếu cổ tức được giả định tăng trưởng mỗi năm tại một tỷ lệ cố định: g = “b” x “r”

Sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức tính giá trị doanh nghiệp:

𝐏𝟎 = 𝐃𝟎 𝐱 (𝟏 + 𝐠)

𝐫 − 𝐠 = 𝐃𝟏

𝐫 − 𝐠

Trong đó: P 0 – Giá trị cổ phiếu tại t = 0;

D1 – Cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu sau một năm (tính từ hiện tại);

r – Tỷ lệ sinh lời cần thiết trên cổ phiếu;

Tỷ lệ sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi trên cổ phiếu = Cổ tức tương lai + Tỷ lệ mà dòng

cổ tức được kỳ vọng tăng trưởng

- Tỷ lệ tăng trưởng b và r (phép ngoại suy) → Tìm ra g

- Sử dụng việc ước lượng cho tỷ lệ tăng trưởng cổ phiếu đến hạn

- Phát triển từ dữ liệu đã biết trong vấn đề cần xem xét

- Sử dụng lập luận thông thường và nguồn gốc tỷ lệ tăng trưởng từ quá khứ

Trang 25

- Đòi hỏi sự giả định/phán xét rộng lớn cho tỷ lệ tăng trưởng mới

- Chi phí vốn dễ bị tác động trong mô hình khi có tỷ lệ g

- Dựa trên sự tính toán thích hợp

- g1 = g2 → ổn

- Khó khăn trong dự đoán tăng trưởng cho nhiều năm (g → vô hạn)

o Ví dụ: Công ty Skiing có là 𝛃 = 1,2 Tỷ lệ sinh lời phi rủi ro là 10% và tỷ lệ đền bù rủi ro là 5% Được biết Skiing là doanh nghiệp tăng trưởng đều với mức chi trả

cổ tức gần đây là $2,04 và cổ phiếu phổ thông được bán $27/cổ phiếu Chi phí vốn vay trước thuế của công ty là 12% Doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng đều 8% cho đến vô cực

Tìm chi phí vốn cổ đông theo 02 phương pháp

⮚ Theo phương pháp CAPM:

- Kết quả tính toán khác với Kết quả trong thực nghiệm:

- Trách nhiệm của người phân tích

+ Loại bỏ;

+ Định giá trị trung bình

13 Chi phí lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings – RE):

- Lợi nhuận giữ lại là nguồn tài chính “quan trọng lâu dài” của doanh nghiệp

Khác với việc đi vay, việc sử dụng lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp không tốn tiền

“chi phí thủ tục sử dụng”, mà chỉ cần sự đồng ý của cổ đông

- Lợi nhuận giữ lại giúp tăng nguồn tiền mới bằng lợi nhuận năm cũ

- Sử dụng lợi nhuận giữ lại hay không phụ thuộc vào cổ đông → Cổ đông sẽ xem chi phí

cơ hội của việc sử dụng lợi nhuận giữ lại so với việc đem lợi nhuận đi đầu tư vào một

dự án khác

Trang 26

⮚ Công thức tính chi phí cổ đông mới khi có sự tác động của chi phí phát hành cổ

phiếu:

Ke = 𝐃𝟏

𝐏𝐧𝐞𝐭 + g

Trong đó: Ke – Chi phí cổ đông;

D1 – Cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu sau một năm (tính từ hiện tại);

Pnet – Giá bán ròng của cổ phiếu (Giá bán – Chi phí phát hành);

g – Tỷ lệ tăng trưởng ổn định

o Ví dụ: (Tiếp tục) Công ty Skiing có chi phí phát hành cổ phiếu là $2/cổ phiếu cho

việc bảo hiểm cổ đông mới Tính chi phí cho cổ đông mới và so sánh với việc sử dụng lợi nhuận giữ lại

Kết luận: Nên sử dụng lợi nhuận giữ lại vì “rẻ hơn” so với việc phát hành cổ phiếu,

“nhanh hơn” so với việc đi vay mượn

o Ví dụ: Công ty Sky đang có 5 triệu cổ phiếu phát hành và giá trị thị trường niêm

yết tại $3 Công ty cũng đang có 50.000 trái phiếu phát hành được giao dịch ở mức $98, chi phí vốn 10% Chi phí vốn cổ đông là 12% Thuế TNDN là 30% Tính WACC

Trang 27

CHƯƠNG 4: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH

1 Các khái niệm:

“Đầu tư” được hiểu là sử dụng các nguồn lực ở mức độ tiêu thụ, được xác định lợi ích

lớn hơn

Tiêu thụ hiện tại vs Lợi ích tương lai

“Vốn” là tài sản dài hạn, sử dụng trong hoạt động sản xuất

“Ngân sách” là kế hoạch cụ thể dòng tiền (thu – chi) trong một chu kỳ tương lai được

+ Môi trường thay đổi

- Mang lại lợi ích cao nhất

- Mục tiêu rõ ràng

2 Vai trò của hoạch định ngân sách:

- Ảnh hưởng nhiều năm

- Ảnh hưởng của thời gian

- Vòng đời dự án – cạnh tranh

- Máy móc, thiết bị

- Tiền mặt

3 Phân loại dự án đầu tư:

- Theo quy mô dự án:

+ Giảm chi phí sản xuất;

+ Tăng sản lượng và mở rộng thị trường;

+ Phát triển sản phẩm mới;

+ Mục tiêu kinh tế - xã hội

Trang 28

- Theo mối quan hệ giữa các dự án:

+ Dự án phụ thuộc;

+ Dự án loại trừ

4 Phương pháp đánh giá:

a) Thời gian hoàn vốn (Payback – PB):

“Thời gian hoàn vốn” là thời gian cần thiết để có thể hoàn trả đủ số vốn đầu tư từ lợi

ích ròng thu được của dự án

o Ví dụ: LBS Ltd sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn khi đánh giá dự án đầu

tư với số vốn $30.000 để thay thế các thiết bị máy móc Biết rằng dòng tiền thu vào mỗi năm là $9.000 trong 5 năm

Tính thời gian hoàn vốn của dự án với giả định rằng dòng tiền thu được là

$9.000 bằng nhau qua các năm

Công thức tính thời gian hoàn vốn khi dòng tiền thu được qua các năm là dòng tiền đều:

Thời gian hoàn vốn = Vốn đầu tư ban đầu / Thu nhập ròng một năm

Năm Dòng tiền thu được Dòng tiền tích lũy ròng

$3.000 trong 4 tháng đầu của năm thứ 4 để đạt được mức hoàn vốn là $30.000

o Ví dụ: Hai dự án đầu tư A và B được xem xét có cùng mức vốn đầu tư là $30.000

Mỗi bảng dự án cho ta một dòng tiền thuần khác nhau

Tính thời gian hoàn vốn của dự án A và dự án B trong 02 trường hợp

+ Trường hợp 1: Không sử dụng tỷ lệ chiết khấu

+ Trường hợp 2: Sử dụng tỷ lệ chiết khấu 12%

Trang 29

Năm Dòng tiền dự án A Dòng tiền dự án B

Trang 30

Kết luận: Ta nên lựa chọn dự án A vì đây là dự án có thời gian hoàn vốn ngắn hơn sơ

với dự án B (4 năm so với 5 năm), có thể xoay vòng vốn nhanh hơn, giúp nhà đầu tư sớm lấy lại tiền và tiền lãi, tiếp tục nhồi lãi qua các năm

Trường hợp 2: Sử dụng tỷ lệ chiết khấu 12%

Năm (𝟏 + 𝐫)−𝐧 CF (A) DCF (A) Cum (A) CF (B) DCF (b) Cum (B)

Áp dụng công thức hiện giá dòng tiền thuần: DCF = CF x (𝟏 + 𝐫)−𝐧

Từ bảng tính toán, ta thấy khi sử dụng tỷ lệ chiếu khấu 12%:

Dự án A có thời gian hoàn vốn vượt quá vòng đời dự án vì sau 05 năm dự án A chỉ thu hồi được $25.615 so với số vốn $30.000 bỏ ra

Dự án B có thời gian hoàn vốn là khoảng 6,2 năm, ngắn hơn vòng đời dự án là 7 năm

Kết luận: Ta nên chọn đầu tư vào dự án B

Quy tắc chọn dự án đầu tư:

Dự án được lựa chọn là dự án có thời gian hoàn vốn bằng với thời gian hoàn vốn kỳ vọng (tùy thuộc vào kỳ vọng của chủ đầu tư)

Đối với các dự án loại trừ lẫn nhau, dự án nào có thời gian hoàn vốn nhanh nhất sẽ được chọn

Thuận lợi:

- Cách tính đơn giản và dễ hiểu;

- Ít tốn chi phí mời chuyên gia phân tích;

- Cách nhanh nhất để thảo luận về dự án;

- Tỷ lệ quay vòng vốn nhanh cho dự án mới;

- Thuận tiện cho việc kiểm soát rủi ro

Sử dụng phương pháp Thời gian hoàn vốn – PB khi thời gian vận hành dự án ngắn thì dòng tiền không trượt giá nhiều Tuy nhiên, nếu là dự án trung và dài hạn từ 05 năm trở lên thì việc cộng dòng tiền sẽ xảy ra lạm phát, trượt giá, dẫn đến chênh lệch lớn, rủi ro thâm hụt vốn cao

Ngày đăng: 09/05/2024, 17:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 - Sơ đồ C – V – P - Slide Full Môn Quản Trị Tài Chính.pdf
Hình 1 Sơ đồ C – V – P (Trang 43)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 20x7  Tài sản - Slide Full Môn Quản Trị Tài Chính.pdf
20x7 Tài sản (Trang 54)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 20x8  Tài sản - Slide Full Môn Quản Trị Tài Chính.pdf
20x8 Tài sản (Trang 55)
Bảng dự toán doanh thu từ tháng 10/2003 đến tháng 8/2004: - Slide Full Môn Quản Trị Tài Chính.pdf
Bảng d ự toán doanh thu từ tháng 10/2003 đến tháng 8/2004: (Trang 58)
w