Là một điểm đến dulịch hấp dẫn, du lịch Quảng Bình được gắn với những hình ảnh độc đáo, mang đậm bản sắc vềdu lịch khám phá thiên nhiên, hạng động, văn hóa lịch sử hay cả những hoạt động
Các khái niệm cơ bản
- Du lịch: là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác (Luật du lịch,2017)
- Cung du lịch: là số lượng hàng hóa du lịch (vâ•t chất, dịch vụ) mà nhà sản xuất sẵn lòng cung ứng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong mô •t khoảng thời gian nhất định.
- Nhu cầu du lịch: Là nguyện vọng của con người muốn rời nơi ở thường xuyên để đi nghỉ dưỡng, giải trí, tăng cường sự hiểu biết, tái tạo sức khỏe, phát triển bản thân.
- Cầu du lịch: là số lượng hàng hóa và dịch vụ du lịch mà người tiêu dùng mong muốn và có khả năng thanh toán ở các mức giá xác định.
- Lượng cầu du lịch: là số lượng hàng hóa và dịch vụ du lịch mà người tiêu dùng mong muốn và có khả năng thanh toán ở một mức giá cụ thể trong một thời gian nhất định ( các yếu tố khác không đổi).
Ngh‚a h攃⌀p: là mô •t nhóm người (mong muốn) mua mô •t sản phẩm du lịch hoă •c dãy du lịch cụ thể. Ngh‚a rô •ng: là tâ •p hợp thỏa thuâ •n mà thông qua đó, người mua và người bán tiến hành mua bán, trao đổi sản phẩm du lịch.
- Sản phẩm du lịch: là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch (Theo Luâ •t Du lịch 2017)
Tuyến du lịch là chuỗi các khu du lịch, điểm đến, cơ sở dịch vụ liên kết với nhau, tạo thành một lộ trình du ngoạn liên hoàn Tuyến du lịch được xây dựng dựa trên hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển và khám phá các địa điểm trong hành trình.
- Tour: là một chuyến đi mà con người thực hiện đến một (hay nhiều) địa điểm nhằm thỏa mãn nhu cầu/mục đích của bản thân (Theo từ điển tiếng Anh).
- Chương trình du lịch: là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ, giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch (từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi) (Luật du lịch ViệtNam)
Giới thiệu khái quát về Quảng Bình
Vị trí địa lý
Quảng Bình là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam, có diện tích 8.085 km vuông Phía Đông tỉnh có bờ biển dài 116,04 km, nằm trong trục Đông - Tây của Việt Nam Phía Bắc tiếp giáp Hà Tĩnh với dãy Hoành Sơn làm ranh giới Phía Nam giáp Quảng Trị Phía Đông giáp Biển Đông Phía Tây và Tây Nam giáp Lào, với dãy Trường Sơn là ranh giới tự nhiên.
Đặc điểm tự nhiên
Địa hình khu vực Hòn Đất chủ yếu là đồi núi dốc, có độ cao thấp dần từ Tây sang Đông với 85% diện tích tự nhiên là đồi núi Theo vùng sinh thái, khu vực này được chia thành 4 vùng cơ bản, bao gồm vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, và vùng cát ven biển.
- Khí hậu: Quảng Bình thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa khô có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta Vậy nên thời tiết Quảng Bình không mấy dễ chịu vào mùa hè Khí hậu đặc trưng ở đây khá giống với các tỉnh miền Trung khác, phân theo 2 mùa rõ ràng là mùa mưa và mùa khô
- Sông ngòi: Toàn tỉnh Quảng Bình có 5 con sông lớn là sông Nhật Lệ, Sông Gianh, sông Roòn, Sông Dinh, sông Lý Hòa Các con sông này do nhiều sông nhỏ hợp thành và đều đổ ra biển Đông.
+ Đất: Gồm hai hệ chính, đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi núi Các nhóm đất chính: đất cát, đất phù sa và đất đỏ vàng.
+ Động - thực vật: Quảng Bình là tỉnh nằm trong khu vực sinh học Bắc Trường Sơn, có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, với nhiều nguồn gen quý hiếm Đặc trưng nhất là vùng núi đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng Về động vật: có nhiều loài động vật quý hiếm đặc biệt như Voọc Hà T‚nh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Tr‚…
+ Về thực vật: với diện tích rừng rộng lớn nên thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài Có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác
+ Biển và ven biển: Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn: cảng Nhật Lệ, cảng Gianh và cảng biển Hòn La Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông chính và vùng đầm phá, Quảng Bình có vùng mặt nước thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản khá lớn Bờ biển có nhiều bãi biển đ攃⌀p như Biển Nhật Lệ, Biển Đá Nhảy, Biển Hải Ninh… Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích lớn, là nguồn nguyên liệu quý và dồi dào cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra hệ sinh thái cho vùng san hô Khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản phong phú và đa dạng như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm… và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit…
Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội
- Kinh tế xã hội: Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, tỉnh đã tiếp tục có các văn bản, chỉ thị chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, địa phương khẩn trương triển khai nhiệm vụ, tập trung cao độ thực hiện các công việc theo các chương trình công tác năm 2023 Các hội nghị về đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, giao chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất và phát triển quỹ đất, công tác thu ngân sách năm 2023….được Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức khẩn trương, kịp thời để chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm Nhờ đó, tình hình kinh tế xã hội quý I/2023 của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Ước tính GDP quý I/2023 tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước, hầu hết các l‚nh vực đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ, sản xuất nông nghiê •p cơ bản thực hiê •n theo đúng kế hoạch, công nghiê •p phát triển ổn định; Nhân dân đón Tết Nguyên Đán Quý Mão vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm; an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện; an ninh trật tự được đảm bảo.
- Kinh tế du lịch: Theo Sở Du lịch Quảng Bình, năm 2023 được xác định là bước đệm quan trọng nhằm đưa du lịch Quảng Bình trở lại đà phát triển, ngay từ đầu năm, Sở Du lịch đã tích cực triển khai nhiều hoạt động quảng bá, tổ chức lễ hội, sự kiện văn hoá – du lịch nổi bật trong dịp năm mới và đầu xuân Quý Mão 2023; đồng thời triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển, đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiệu quả Trong ba tháng đầu năm 2023, tổng số khách du lịch ước đạt 648.819 lượt khách Trong đó, khách nước ngoài dự ước đạt 20.815 lượt khách Tổng thu từ khách du lịch trong quý I năm 2023 dự ước đạt khoảng 733,165 tỷ đồng, gấp 4,37 lần so với cùng kỳ năm 2022.
- Dân cư: Theo tổng điều tra dân số tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số Quảng Bình đạt 895.430 người Trên địa bàn tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh, khoảng 97% Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều Dân cư phân bố không đều, 79% sống ở vùng nông thôn và 21% sống ở thành thị.
- Nguồn lao động: Nguồn nhân lực của tỉnh khá dồi dào, lao động trong độ tuổi chiếm 64,47% tổng dân số (dân số hơn 860.000 người); trong đó lao động nữ chiếm (47,7%) Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 50% trong đó số đó qua đào tạo nghề là 27% Điểm mạnh của nguồn nhân lực Quảng Bình là thông minh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi và cầu tiến bộ
- Giao thông: Quảng Bình có các tuyến giao thông huyết mạch quan trọng Bắc – Nam Việt Nam chạy qua: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, Đường sắt Bắc – Nam Ngoài ra, tỉnh còn có giao thông hàng hải (cảng Hòn La, cảng Gianh) và hàng không (sân bay Đồng Hới) Đi theo chiều ngang của tỉnh có Quốc lộ 12A nối biển Đông qua Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo với Lào, từ cảng biển Hòn La, qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo, qua cầu Hữu nghị 3 qua sông Mê Kông nối với Thái Lan, Myanmar và các nước Nam Á chỉ với khoảng 350 km, đây là con đường ngắn nhất nối biển Đông Việt Nam với các nước Trung Á.
+ Mạng lưới viễn thông, thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế, mạng điện thoại di động đã phủ sóng toàn tỉnh.
+ Hệ thống điện lưới quốc gia 220KV và 110KV đồng bộ đảm bảo cung ứng năng lượng cho các khu công nghiệp và đô thị.
+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia được lắp đặt tới hàng rào các dự án và các khu công nghiệp.
+ Hệ thống ngân hàng đáp ứng mọi quan hệ giao dịch và nhu cầu thanh toán Các hoạt động ngoại hối, giao dịch ngoại tệ, thanh toán quốc tế không ngừng phát triển và mở rộng.
+ Cơ sở hạ tầng thương mại và du lịch được tập trung đầu tư đồng bộ và từng bước hiện đại đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng; hệ thống khách sạn đạt chuẩn sao.
+ Y tế: Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố, hoàn thiện…Trên địa bàn có 01 bệnh viện hạng I do Bộ Y tế quản lý với quy mô trên 500 giường bệnh đó là Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba và hệ thống các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, khu vực có quy mô từ 100-150 giường trở lên: Bệnh Viện Đa Khoa Đồng Hới, Bệnh Viện Đa Khoa Bắc Quảng Bình…
2.3.3 Văn hoá và tiềm năng du lịch
Quảng Bình nằm ở Miền Trung Việt Nam, nơi hội tụ giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa của cả hai miền Nam – Bắc, đã có bề dày truyền thống lịch sử – văn hóa lâu đời, kết tinh nhiều giá trị văn hóa khá phong phú, kho tàng văn hoá văn nghệ dân gian độc đáo như hò khoan Lệ Thủy, hò thuốc Minh Hóa, hò hẻ Cảnh Dương…
Quảng Bình nổi bật với cảnh quan đa dạng, hội tụ đủ đồng bằng, rừng núi, sông biển, hải đảo Điểm nhấn là Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới Hệ thống hang động kỳ vĩ tại đây được mệnh danh là "Vương quốc hang động", trong đó nổi bật nhất là Hang Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới Đây là tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành du lịch tại Quảng Bình.
Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử văn hóa giá trị như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen,… Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh – Thổ- Văn- Võ- Cổ – Kim”.
Ý nghĩa của ngành kinh tế du lịch đổi với Quảng Bình
Đối với kinh tế
Có thể nói kinh tế du lịch là chiếc chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế phát triển đa dạng hóa, đa phương hóa, tác động mạnh mẽ đến tổng sản phẩm quốc nội, ngân sách nhà nước, tổng vốn đầu tư, công nghệ hiện đại và tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Tăng nguồn thu cho nhà nước và địa phương: Với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng thời gian lưu trú của du khách, tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển, mở rộng hệ thống các cơ sở lưu trú Doanh thu dịch vụ lưu trú năm 2022 ước tính đạt 288,233 tỷ đồng, tăng 249,38% so với cùng kỳ năm 2021 Trong 03 tháng đầu năm 2023, tổng số khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt 648.819 lượt khách, gấp 4,45 so với cùng kỳ năm 2022, gấp 1,09 lần so với kế hoạch Trong đó, khách nước ngoài dự ước đạt 20.815 lượt khách, gấp 17,59 lần với cùng kỳ năm 2022 Tổng thu từ khách du lịch trong quý I năm 2023 dự ước đạt khoảng 733,165 tỷ đồng, gấp 4,37 lần so với cùng kỳ năm 2022
- Thu hút các nhà đầu tư (từ nhà nước, tư nhân, nước ngoài): Quảng Bình đang là một trong những tỉnh thu hút các nguồn đầu tư ở cả trong nước và ngoài nước Năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 4,83% so với năm 2020; tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2021 ước thực hiện 23.610 tỷ đồng, tăng 7,8% Nhờ hiê •u quả của viê •c quảng bá, kết nối, hợp tác đầu tư, nên hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 27 dự án FDI đang triển khai hoạt động với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.133,67 triệu USD.
- Tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế: Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Mạnh Hùng, Quảng Bình có lợi thế nổi bật, giàu tài nguyên để phát triển du lịch hàng đầu ở Việt Nam Với Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tài nguyên dồi dào, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, Quảng Bình xác định tập trung đầu tư để phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn Qua đó cũng khẳng định được vị trí của Quảng Bình trên bản đồ du lịch quốc tế, có thể coi đây là khâu đột phá để tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Tăng giá trị hàng hóa du lịch: Thông qua các hoạt động tập trung kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị du lịch chung của toàn tỉnh, tăng cường tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch; nâng cấp, mở rộng chuỗi sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, thì giá trị hàng hóa trong du lịch cũng nhờ đó mà tăng đáng kể, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của du khách.
Tuy nhiên việc phát triển kinh tế du lịch cũng khiến cho kinh tế địa phương đối mặt với một số thách thức
- Gây mất cân bằng về giá cả của các loại đặc sản, đất đai…Tăng lạm phát cục bộ Hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế du lịch dẫn đến hiện tượng các nạn “chă •t chém giá” diễn ra ngày càng nhiều ở các điểm đến trong tỉnh
- Nền kinh tế địa phương dễ bị tổn thương (trong một số trường hợp rủi ro xảy ra) nếu bị phụ thuộc vào du lịch Hai năm liên tiếp chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã làm cho các cơ sở kinh doanh trong l‚nh vực dịch vụ tại Quảng Bình gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh l‚nh vực lưu trú, du lịch lữ hành, Năm 2021, tốc độ tăng giá trị sản xuất dịch vụ giảm mạnh so với năm trước Theo thống kê, doanh thu lưu trú năm 2021 ước tính đạt 90,0 tỷ đồng, giảm 46,7% so với năm trước Số lượt khách lưu trú năm 2021 ước tính đạt 259.676 lượt khách, giảm 51,4% Doanh thu dịch vụ lữ hành năm 2021 ước tính đạt 70,2 tỷ đồng, giảm 45,9% so với năm trước Số lượt khách du lịch lữ hành năm 2021 ước tính đạt 105.144 lượt khách, giảm 73,0%.
Đối với văn hóa - xã hội
- Việc phát triển kinh tế du lịch góp phần giới thiệu và quảng bá hình ảnh của quốc gia đối với nhiều nước khác trên thế giới Hỗ trợ xúc tiến quảng bá: hàng hóa vật chất và phi vật chất; giá trị tự nhiên và văn hóa Tạo điều kiện phát triển những khu vực có tài nguyên nhưng còn khó khăn: các làng nghề truyền thống, các làng bản của đồng bào dân tộc thiểu số, các dân cư khu vực rừng bảo tồn,
- Nước ta là một đất nước có bề dày về lịch sử và truyền thống văn hóa vô cùng đa dạng Chính vì thế có rất nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hóa,… dần bị lãng quên Nhờ vào hoạt đô •ng du lịch, những di sản ấy được quan tâm nhiều hơn, được trùng tu và sửa sang thành những vật phẩm, địa điểm có giá trị khai thác du lịch cho đời sau.
Tuy nhiên nếu xét trên cả hai phương diện.
Khi ngành du lịch phát triển ồ ạt, các công trình và di tích lịch sử văn hóa dễ bị hư hại do quá tải công suất vì mục tiêu tối đa hóa lượt khách Các doanh nghiệp du lịch chỉ chú trọng vào lợi nhuận mà bỏ qua việc bảo tồn, sửa chữa và nâng cấp các công trình Do đó, những di sản có giá trị văn hóa và du lịch có nguy cơ bị phá hủy trong bối cảnh du lịch đang nở rộ.
- Bên cạnh đó, sự mâu thuẫn về văn hóa, phong tục, chuẩn mực chung hay cách ứng xử giữa người dân địa phương với du khách quốc tế hay khách du lịch từ những địa phương khác cũng là một điểm đáng lưu tâm về những tác động tiêu cực của du lịch đến văn hóa.
- Ngành kinh tế du lịch góp phần to lớn vào viê •c thúc đẩy phân công lao động, hợp tác khu vực và quốc tế Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cùng Hiệp hội Du lịch Quảng Bình đã phối hợp với Ban Quản lý Dự án Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng Mê Kông tỉnh mở nhiều lớp tập huấn đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên các cơ sở lưu trú như: Tổ chức các hội thảo “Doanh nghiệp lữ hành trong kết nối các làng nghề truyền thống và sản phẩm địa phương phục vụ du lịch” Ngoài ra, tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch tại Thái Lan, Lào hay tham gia các hội chợ triển lãm du lịch ở Huế, TP Hồ Chí Minh,… giúp tỉnh có thêm cơ hội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; có cơ hội liên kết mở rộng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch mới Không chỉ phát triển mỗi l‚nh vực du lịch mà còn tạo điều kiện thúc đẩy rất nhiều ngành nghề khác cùng phát triển như giao thông vận tải, ngân hàng,…
- Ngành kinh tế du lịch còn góp phần làm giảm đi sự di cư của người dân từ vùng này sang vùng khác bởi du lịch phát triển, tạo thêm viê •c làm giúp lao động gia tăng cơ hội việc làm kiếm thêm thu nhập, giảm tỷ lệ thất nghiệp, người dân địa phương không cần phải đi xa để lập nghiệp Năm
2022, ngành Du lịch Quảng Bình đón khoảng 2 triệu lượt du khách đã tạo việc làm cho hơn 11.000 lao động ở nhiều l‚nh vực liên quan đến hoạt đô •ng du lịch.
- Ngoài ra, kinh tế du lịch phát triển cũng có thể kéo theo các tệ nạn xã hội tăng mạnh bởi du lịch chính là một cơ hội tốt để phát triển các nạn cướp giật, lừa đảo, mại dâm,… gây mất trật tự an ninh xã hội Hay việc có nhiều người đến từ những vùng miền, lãnh thổ, quốc gia khác nhau sẽ có những quan điểm về tôn giáo, chính trị và lối sống khác nhau, là nguồn cơn tạo ra sự căng thẳng giữa các mối quan hệ xã hội Lối sống dân cư bị phá hủy do du nhập lối sống từ quốc gia khác thường phóng thoáng, cởi mở thu hút giới trẻ học theo làm suy đồi đạo đức Và nếu quy hoạch không hợp lý có thể gây nảy sinh mâu thuẫn trong khai thác tài nguyên giữa các ngành nghề tạo ra những bất ổn về thu nhập, việc làm.
Đối với môi trường
- Quá trình phát triển du lịch đóng góp tích cực tới môi trường thông qua bảo tồn giá trị tự nhiên, nâng cao chất lượng môi trường bằng cải thiện cơ sở vật chất và xử lý rác thải.- Ngành du lịch thúc đẩy tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.- Việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý giúp phát huy tối đa giá trị của chúng.
- Tuy nhiên, dù là ngành công nghiệp không khói nhưng du lịch vẫn gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến môi trường như ô nhiễm nguồn nước, không khí,… Lượng du khách tham quan các khu di tích, thắng cảnh tăng đột biến trong khi ý thức bảo vệ môi trường của du khách và người dân chưa cao cùng với công tác quản lý, hướng dẫn và tổ chức thu gom rác của các Ban quản lý khu di tích, danh thắng chưa hiệu quả dẫn đến một số điểm du lịch như: Khu di tích danh thắng Núi Thần Đinh, Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh, công tác vệ sinh môi trường chưa được bảo đảm
- Biển Đá Nhảy biển Cảnh Dương là hai địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Bình Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hai bờ biển này xuất hiện nhiều loại rác thải nằm dọc bờ biển chưa được xử lý, đặc biệt là rác thải nhựa.
Cung du lịch ở Quảng Bình
Tài nguyên du lịch
4.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên Đối với yếu tố địa chất, địa mạo gồm có:
- Hệ thống rừng nguyên sinh với độ che phủ lớn nhất cả nước, có giá trị du lịch sinh thái cao + Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét
+ Khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve (Minh Hóa)
+ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Bố Trạch)
- Hệ thống hang động tại khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng: hang Phong Nha, hang Én, hang Tiên Sơn, hang Tối,…
- Nhiều đèo núi cùng các suối nước khoáng nóng: Đèo Ngang-Hoành Sơn, đèo Lý Hòa, suối Bàu Tró,… Đối với yếu tố thủy văn:
Với đường bờ biển dài, Quảng Bình sở hữu nhiều bãi tắm đẹp như Nhật Lệ-Quang Phú, Lý Hòa-Đá Nhảy Ngoài ra, còn có các hệ thống sông lớn, vịnh nước sâu cùng hệ thống đảo nhỏ, tiêu biểu như: vịnh Hòn La, đảo Hòn Nồm, đảo chim,
4.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể: Tính đến nay, tỉnh Quảng Bình đã có 6 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể: Theo báo cáo số liệu được lấy từ tạp chí cộng sản của tỉnh Quảng Bình (2022), toàn tỉnh hiện có 126 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 54 di tích quốc gia, 18 điểm di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Tuy nguồn tài nguyên du lịch Quảng Bình đa dạng, thu hút lượng lớn khách du lịch, nhưng việc quản lý và bảo vệ di sản gặp nhiều thách thức Tài nguyên thiên nhiên chịu ảnh hưởng xấu từ khai thác, phát triển du lịch không đảm bảo bảo vệ môi trường Tương tự, khai thác tài nguyên văn hóa chưa chú trọng bảo tồn, dẫn đến nguy cơ mai một.
Loại hình du lịch
Quảng Bình hiện đang cung cấp nhiều loại hình du lịch đa dạng Thông qua các trang web bán tour của các công ty du lịch lớn như Vietravel, Saigontourist, Ben Thanh, Fiditour và các công ty uy tín tại địa phương như Netin, Vũng Chùa, có thể thấy các loại hình du lịch chính bao gồm:
- Du lịch cộng đồng: tìm hiểu về nếp sống của người bản địa tỉnh Quảng Bình
- Du lịch khám phá hang động: động Phong Nha; động Tiên Sơn; động Thiên Đường
- Du lịch trải nghiệm: mô hình này đang phát triển rầm rộ ở khu vực vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng
- Du lịch nghỉ dưỡng: suối Khoáng Bang
- Du lịch khám phá biển đảo: Với bờ biển dài hơn 116 km và 4 đảo tại TP Đồng Hới Quảng Bình
- Du lịch sinh thái: vườn Thực Vật thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Khu du lịch sinh thái Suối Nước Mooc, Khu du lịch sinh thái Sông Chày – Hang Tối,…
- Du lịch tâm linh: viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Viếng Hang Tám Cô,…
- Du lịch văn hóa: Lễ hội cầu ngư, lễ hội truyền thống đua thuyền trên sông Kiến Giang,… Đây là các loại hình đang được đánh giá khá tích cực về chất lượng và độ đa dạng Dựa trên việc nhận ra thế mạnh, nét đặc trưng, điểm khác biệt của mình là gì, tương ứng với đó chính quyền tỉnh đã đầu tư, xúc tiến và phát triển 1 cách hợp lý các loại hình du lịch Từ đó, giúp tạo ra được nhiều loại hình độc đáo với chất lượng được đảm bảo đối với du khách Thêm vào đó, tỉnh cũng đang chú ý và cố gắng định hướng phát triển các loại hình du lịch này theo hướng đảm bảo bền vững cho ngành du lịch tỉnh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Về cơ sở lưu trú:
- Theo như báo cáo số liệu năm 2022 từ Sở Du Lịch tỉnh Quảng Bình, toàn tỉnh hiện có 531 cơ sở lưu trú du lịch với 8.475 phòng, hơn 16,000 giường Cụ thể, có 3 khách sạn đạt loại 5 sao, 5 khách sạn 4 sao, 11 khách sạn 3 sao, nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 1 sao và hệ thống nhà nghỉ, farmstay, homestay Các khách sạn có quy mô, chất lượng phục vụ tốt tập trung chủ yếu tại thành phố Đồng Hới, số ít còn lại nằm tại trung du lịch Phong Nha và rải rác tại một số huyện, thị xã khác trên địa bàn khác.
- Cũng theo báo cáo số liệu mà nhóm lấy từ sở du lịch tỉnh Quảng Bình, số lượng du khách năm
2022 ước đạt 2.110.330 lượt khách, gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2021 Như vậy từ số liệu du khách đó có thể thấy, nguồn cung cơ sở lưu trú tại tỉnh Quảng Bình là quá nhỏ so với lương du khách ngày một tăng cao của tỉnh Từ đó có thể thấy được sự thiếu hụt về số lượng, cũng như chất lượng, tính đa dạng của dịch vụ cơ sở lưu trú tại tỉnh Quảng Bình.
- Sở d‚ có sự thiếu hụt này là vì yếu tố thị trường là thứ nhất, yếu tố thứ hai phải nói đến ở đây là bởi đại đa số các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú tại tỉnh xuất phát từ hộ gia đình nên thiếu đi tính chuyên nghiệp trong khâu điều hành; giá phòng được điều chỉnh cao đặc biệt thường xuyên lạm dụng các mùa cao điểm để tăng giá cao hơn 100% so với giá phòng thường ngày Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên thấp, thiếu kỹ năng phục vụ lẫn giao tiếp với du khách - - Thêm vào đó, hầu hết các đơn vị kinh doanh cũng thiếu đi tính liên kết, hợp tác với nhau dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh Trang thiết bị, cơ sở vật chất tại một số khách sạn đang trong tình trạng xuống cấp nhưng lại không được quan tâm hay đầu tư đúng mức Chính những nguyên nhân đó dẫn đến tình trạng thiếu đi số lượng lẫn chất lượng nguồn cung cơ sở lưu trú đáp ứng cho du khách.
Về cơ sở ăn uống:
- Theo thống kê của Sở Du Lịch tỉnh Quảng Bình năm 2022, toàn tính có gần 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó có 21 nhà hàng được cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch
Nằm ở vị trí thuận lợi gần trung tâm hoặc bờ biển, các nhà hàng đạt chuẩn này là nơi kết nối lý tưởng với các công ty lữ hành, phục vụ nhu cầu tour du lịch trong và ngoài nước cho du khách Với uy tín từ cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng dịch vụ và phục vụ chuyên nghiệp, các nhà hàng này đảm bảo sự hài lòng cho du khách, góp phần nâng cao trải nghiệm du lịch tại địa phương.
Về cơ sở mua sắm, vui chơi, giải trí:
Tuy trên địa bàn tỉnh hiện nay đang cố gắng chú trọng đầu tư và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch Thế nhưng song song đó lại thiếu đi tính đồng bộ Cụ thể, theo thống kê từ
Sở Du Lịch tỉnh Quảng Bình (2022), hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm được cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch Còn lại các khu, điểm vui chơi giải trí, chợ đêm phục vụ cho nhu cầu giải trí của du khách vẫn còn thiếu và chưa được quan tâm đến nhiều Dẫn tới việc, các sản phẩm du lịch phục vụ, đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách vẫn còn kém, đơn điệu và không có sự đa dạng
Về các cơ sở dịch vụ bổ sung khác:
Mặc dù, đây chỉ là những nhóm cơ sở dịch vụ không có tính bắt buộc như các cơ sở kinh doanh dịch vụ cơ bản khác, nhưng cũng không thể phủ nhận nhờ vào những nhóm dịch vụ phụ này có thể giúp tăng thỏa mãn nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng Đứng trước bối cảnh và tiềm năng phát triển du lịch cực kỳ lớn của tỉnh Quảng Bình, nhưng các nhóm dịch vụ này vẫn chưa được chính quyền tỉnh hay địa phương có định hướng cụ thể cho việc đầu tư hay phát triển nhóm cơ sở này Cũng vì thế mà nguồn cung của các cơ sở dịch vụ bổ sung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn rất khiêm tốn, và thậm chí vẫn chưa có bất cứ số liệu hay thống kê chính xác về các cơ sở dịch vụ này.
Cơ sở hạ tầng du lịch
Kết nối giao thông ở tỉnh Quảng Bình hội tụ đầy đủ các yếu tố từ đường hàng không, đường bộ, đường thủy và đường sắt
- Về đường hàng không: có sân bay Đồng Hới với các hãng hàng không như: Vietnam airlines, pacific airline, vietjet, bamboo airline Với tần suất khai thác ở Hà Nội là 7 chuyến/tuần và Hồ Chí Minh là 21 chuyến/tuần
- Về đường sắt: tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình với chiều dài 174,5 km Trong đó trên địa bàn tỉnh cũng có tuyến ga đi ngang qua ga Đồng Hới với tần suất khai thác là 7 chuyến/ngày đối với chuyến từ Hà Nội vào, Huế, Đà Nẵng là 6 chuyến/ngày.
- Về đường bộ: có tuyến quốc lộ 1A, đường cao tốc nối từ Quảng Bình vào Quảng Trị, đường
Hồ Chí Minh 2 nhánh Đông – Tây và hệ thống đường tỉnh kết nối Việt Nam với Lào, Campuchia và Đông Bắc Thái Lan Các công trình quy mô lớn như: cầu Kiến Giang, cầu Nhật Lệ 2 và 3,…
- Về đường thủy: hiện tỉnh có 5 cảng hàng hóa phục vụ cho việc lưu thông hàng hóa cũng như vận tải khách, chủ yếu khai thác hàng hóa luân chuyển từ các cảng như cảng Sông Dân, Hòn La, Thắng Lợi. Đặc biệt, đối với đường hàng không ở tỉnh Quảng Bình đang cố gắng mở rộng sân bay Đồng Hới lên với công suất là 3 triệu hành khách/năm giúp việc đi lại của những khách du lịch đến tỉnh Quảng Bình thuận lợi hơn
Nhìn chung hầu như trên các tuyến giao thông, cơ sở hạ tầng đều được tỉnh Quảng Bình chú trọng và đảm bảo nhu cầu kết nối, phục vụ tốt phát triển du lịch Ngoài ra, tỉnh cũng đang cố gắng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ và hiện đại nhằm phục vụ cho các nhu cầu của du lịch.
Nguồn cung lao động
- Về nguồn cung lao động trong du lịch ở tỉnh Quảng Bình, trên địa bàn tỉnh hiện nay đang lâm vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực Theo số liệu từ Sở Du Lịch tỉnh Quảng Bình năm 2022, hiện ngành du lịch của tỉnh có hơn 6.000 lao động trực tiếp và 12.000 lao động gián tiếp Và theo như ông Lê Thế Lực, phó giám đốc Sở Du Lịch tỉnh Quảng Bình, cho biết hiện nhân lực ở tỉnh tuy đã tăng về số lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt, khan hiếm và chuyển dịch lao động, nhất là nhân lực ở các vị trí quản lý, điều hành, hướng dẫn viên du lịch Về mặt chất lượng, trong số 18.000 lao động đó, có đến 30% lao động chưa đáp ứng được nhu cầu công việc Những nhân lực này có tính chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp, hiệu quả lao động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, chăm sóc khách hàng, trình độ ngoại ngữ chưa cao Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh hệ thống cơ sở đào tạo về du lịch còn ít, và theo như ông Lực “mối liên hệ của hệ thống cơ sở đào tạo giữa nhà nước - nhà trường - người sử dụng lao động vẫn còn rời rạc, chưa bài bản".
Hàng hóa, vận chuyển du lịch
- Đối với số lượng hàng hóa vật chất phục vụ du lịch, hiện toàn tỉnh có hơn 200 sản phẩm, tuy số lượng phong phú, đa dạng nhưng sản phẩm đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch còn thấp, mức điểm đạt theo các tiêu chí chưa cao, chưa có sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao Đặc biệt, công nghệ, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất hàng hóa còn thô sơ, đơn giản, quy trình sản xuất thủ công nên sản phẩm chưa bảo đảm chất lượng Sản phẩm chủ yếu dưới dạng thô, chưa đầu tư tăng giá trị sản phẩm hay nhãn mác, quy cách đóng gói gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo quản, điều này làm cho khả năng thâm nhập những thị trường khó tính thấp Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút và phát triển l‚nh vực kinh tế du lịch Nên trong số 200 sản phẩm đó, chỉ có 23 sản phẩm được đăng ký công bố chất lượng, 16 sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ Những sản phẩm này khá phong phú về chủng loại, trong đó một số sản phẩm đã bước đầu xây dựng được thương hiệu như: mật ong Tuyên Hóa, khoai dẻo Hải Ninh, gạo Lệ Thủy, dầu lạc Phong Nha, tiêu Phú Quý, nước khoáng Bang,…
- Theo số liệu từ tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình năm 2021, phương tiện vận tải đến nay đã có 200 xe khách, 4.846 chỗ ngồi, 4.460 xe vận tải đường bộ, 1.840 phương tiện vận tải đường thủy, 25 tuyến vận tải hành khách cố định ngoại tỉnh, 32 tuyến vận tải hành khách nội tỉnh, 2 tuyến vận tải hành khách quốc tế Thêm vào đó theo số liệu của cục thống kê tỉnh Quảng Bình tính riêng quý I/2023 ước tính đạt 386,0 triệu lượt hành khách.km, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Từ số liệu nguồn cung của vận tải du lịch kết hợp với thống kê tổng số hành khách luân chuyển đủ để cho thấy tỉnh Quảng Bình vẫn đang làm tốt và đảm bảo được số lượng lẫn chất lượng cung vận tải cho ngành du lịch của tỉnh.
Các yếu tố cơ bản của cầu du lịch
Số lượng cầu du lịch
- Năm 2021 không chỉ là một năm đầy biến động với cả thế giới vì dịch bệnh, mà ngay cả những l‚nh vực liên quan đến dịch vụ lữ hành cũng bị ảnh hưởng hết sức nặng nề Dịch vụ lữ hành ước tính đạt 70,2 tỷ đồng, giảm 45,9% so với năm trước Số lượt khách du lịch lữ hành đạt 105.144 lượt khách, giảm 73,0%, trong đó số lượt khách quốc tế đạt 4.101 lượt khách, giảm 88,1% so với năm trước Do không thể kinh doanh trong tình hình dịch bệnh dẫn đến nhiều lao động du lịch bị mất việc làm hoặc giảm ngày làm việc Phần lớn các công ty lữ hành quốc tế sẽ ngừng hoạt động Nhiều khách sạn buộc phải đóng cửa, có lúc công suất phòng chỉ đạt 10-15%.
- Việc bị sụt giảm về lượng khách quốc tế gây áp lực lên nền kinh tế của Quảng Bình khá nhiều, thêm vào đó giảm lượng khách nội địa cũng làm ảnh hưởng đến sự bền vững mà du lịch của tỉnh luôn hướng đến Vì ảnh hưởng đó nên nghành du lịch tạm thời phải hướng tập trung vào khách nội địa đồng thời đề ra những kế hoạch để thu hút khách quốc tế
Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, các Sở, ban, ngành, địa phương cần quán triệt Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị Nhờ những giải pháp chủ động, kịp thời của Quảng Bình trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch trong tình hình mới, ngành du lịch đã sẵn sàng mở cửa phục vụ du khách, đạt được sự phục hồi nhanh chóng và kết quả tích cực trong năm 2022.
Tổng số khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt 2.110.330 lượt khách, gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2021 Xét riêng về kết quả hoạt động du lịch Quảng Bình 06 tháng đầu năm 2022 thì trong
02 tháng đầu năm, tình hình dịch COVID-19 trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp với số ca nhiễm tăng nhanh; dịch Covid-19 tiếp tục tác động sâu sắc đến kinh tế - xã hội và du lịch Quảng Bình
- Từ tháng 03/2022 trở đi, khi dịch bệnh đã được kiểm soát, cuộc sống của người dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã ổn định, nhưng do chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid -19 trong hai năm, lượng khách đến Quảng Bình vẫn chưa được như kỳ vọng.
- Tuy nhiên trong 06 tháng đầu năm 2022, tổng số khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt 549.442 lượt khách, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021
- Năm 2022 nhìn chung thì hiệu quả kinh tế mà du lịch mang lại cho Quảng Bình đã có sự khởi sắc, có thể nói đây là một bước đệm tốt để năm 2023 Quảng Bình sẽ có dịp “bùng nổ” cả về lượng du khách lẫn chất lượng dịch vụ ở nơi đây; Điều này sẽ làm cho tỉnh trở thành một trong những điểm du lịch lớn và đáng chú ý nhất của khu vực Quảng Bình đặt mục tiêu đón trên 3 triệu lượt khách vào năm 2023
- Tháng 02/2023, sau tết Nguyên đán, nhu cầu du xuân cùng điều kiện thời tiết thuận lợi nên lượng khách tham quan các điểm tâm linh, đền, chùa,… đầu năm tăng; khách đến thăm động Phong Nha, động Thiên Đường, Chùa Hoằng Phúc, đền Thánh mẫu Liễu Hạnh,… rất đông đúc, nhộn nhịp Ngoài du khách trong khu vực tỉnh, còn có du khách đến từ TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận: Nghệ An, Hà T‚nh, Quảng Trị, Khách đi theo gia đình, nhóm nhỏ, xe riêng hoặc tàu hỏa, kết hợp giữa máy bay và xe thuê riêng
- Số lượt khách du lịch lữ hành tháng 02/2023 ước đạt 51.368 lượt khách, tăng 1,8% so với tháng trước, gấp 7,8 lần so với cùng kỳ; 2 tháng năm 2023 đạt 101.804 lượt khách, gấp 9,9 lần so với cùng kỳ.
- Ông Nguyễn Ngọc Quý - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình - cho biết, du lịch Quảng Bình tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong quý I/2023 Trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt 648.819 lượt, gấp 4,45 lần cùng kỳ năm 2022 và 1,09 lần kế hoạch 5.1.2 Các cơ sở dịch vụ
- Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên trong tháng 3 các cơ sở lưu trú khá vắng khách.
Số lượt khách lưu trú tháng 3/2022 ước tính đạt 45.450 lượt khách, giảm 8,1% so với tháng trước và tăng 53,3% so với cùng kỳ; quý I đạt 138.641 lượt khách, tăng 59,9% so với cùng kỳ.
- Những tháng sau đó, thì số khách cũng dần tăng lên, khách lưu trú tháng 6 ước đạt 149.500 lượt khách, tăng 498% so với cùng kỳ năm 2021, 6 tháng đầu năm ước đạt 483.991 lượt khách, tăng 236%% so với cùng kỳ năm 2021.
- Đến tháng 02/2023, lượt khách lưu trú ước đạt 100.429 lượt khách, tăng 6,3% so với tháng trước và tăng 102,0% so với cùng kỳ; 2 tháng năm 2023 đạt 194.898 lượt khách, tăng 108,6% so với cùng kỳ.
- Trong 3 tháng đầu năm 2023, khách lưu trú ước đạt 294.013 lượt khách, gấp 2,12 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Số lượt khách du lịch lữ hành tháng 02/2023 ước đạt 51.368 lượt khách, tăng 1,8% so với tháng trước, gấp 7,8 lần so với cùng kỳ; 2 tháng năm 2023 đạt 101.804 lượt khách, gấp 9,9 lần so với cùng kỳ.
Chất lượng cầu du lịch
Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch Tổng doanh thu từ khách du lịch giảm đáng kể, doanh số kinh doanh suy giảm so với những năm trước Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực cho các cơ sở kinh doanh và người dân địa phương Tuy nhiên, đại dịch cũng là cơ hội để các tỉnh nhìn nhận lại các mô hình kinh doanh của mình và khôi phục lại ngành du lịch Sau đại dịch, thị hiếu và nhu cầu của du khách có sự biến động, đòi hỏi sự đổi mới trong các sản phẩm và dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thứ hai, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh được đổi mới về nội dung, phương pháp và tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch xây dựng chiến lược và kế hoạch phù hợp với thị trường, cũng như định hướng phát triển chung của địa phương.
- Thứ ba, công tác tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liến quốc gia trong hoạt động du lịch, giữa địa phương và Trung ương trong Quản lý nhà nước về du lịch có sự chuyển biến tích cực.
- Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường.
Công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện thường xuyên trong hoạt động du lịch, nhằm tạo môi trường ổn định cho thị trường, thúc đẩy kinh doanh và duy trì tính nghiêm minh của pháp luật trong hoạt động này Nhờ đó, kỷ cương pháp luật tại tỉnh được đảm bảo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch địa phương.
Sau ảnh hưởng đại dịch, du lịch Quảng Bình mở cửa trở lại nhưng lượng khách giảm đáng kể Thị trường dịch vụ đa dạng nhưng cung vượt cầu, đặc biệt khách quốc tế giảm mạnh do các nước chưa ổn định mở cửa Du lịch Quảng Bình phụ thuộc chủ yếu vào khách nội địa Chất lượng cầu cũng là thách thức khi thời gian lưu trú trung bình chỉ 1-2 đêm/tour, ảnh hưởng đến doanh thu lưu trú và các dịch vụ khác.
- Ngoài những thế mạnh về du lịch khám phá, trải nghiệm, các loại hình du lịch ở Quảng Bình tuy khá đa dạng, nhưng chưa thực sự phát triển, vẫn còn một số loại hình ít được quan tâm đầu tư, trong đó có thể kể đến du lịch về đêm Quảng Bình có tiềm năng văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc, dân số trẻ, mức độ hội nhập và toàn cầu hóa cao đã hội đủ điều kiện phát triển kinh tế đêm, phù hợp với xu hướng quốc tế Dù có nhiều lợi thế về tiềm năng du lịch nhưng các sản phẩm về đêm của Quảng Bình đang rất nghèo nàn, do đó, khó giữ chân được du khách
- Bên cạnh đó, tính mùa vụ trong du lịch cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển thị trường du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng cầu du lịch của tỉnh Vào các mùa thấp điểm,thị trường du lịch gặp nhiều thách thức Tại thời điểm sau hè, Quảng Bình bước vào mùa mưa bão và lạnh, thời tiết không thuận lợi cho việc đi du lịch, nhất là đối với du khách trong nước Du lịch Quảng Bình sau 6 tháng sôi động giờ bước vào mùa thấp điểm Nhiều nhà hàng, khách sạn, các tour du lịch chỉ hoạt động cầm chừng Những nhà hàng, khách sạn đầu tư kinh phí lớn để đáp ứng nhu cầu du khách trong mùa cao điểm phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi bước vào mùa thấp điểm.
Chương 7: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường du lịch Quảng Bình trong thời gian tới
- Tổ chức quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch về du lịch: Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xác định rõ khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch, quy hoạch, xếp hạng các khu, tuyến, điểm du lịch Cụ thể hơn là xây dựng và phát triển các khu, điểm du lịch ở các địa bàn có tiềm năng
- Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch: hệ thống cơ quan Quản lý nhà nước về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ tỉnh, huyện, thị cho đến xã, phường và thị trấn, đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong Quản lý nhà nước về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong hoạt động du lịch.
- Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia, thực hiện hoạt động xúc tiến du lịch cho địa phương: Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các cơ sở, ngành khác trong Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cũng như trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Quản lý nhà nước, quản lý dự án và một số ngành nghề khác trong ngành du lịch, theo cơ sở đó xây dựng phương án đào tạo lại và bồi dưỡng Củng cố và phát triển các cơ sở đào tạo cán bộ du lịch hiện có Ngoài ra thì việc thực hiện liên kết đào tạo cán bộ quản lý du lịch cũng rất quan trọng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch trên địa bàn: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong l‚nh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.
7.1.2 Đối với Các doanh nghiệp làm du lịch
- Nhằm phát triển du lịch trong thời gian tới, doanh nghiệp đề xuất tỉnh Quảng Bình cần tạo điều điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch khác biệt, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao…
- Bên cạnh đó, phát triển, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của du lịch Quảng Bình.
Ngoài ra, cần chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển du lịch, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số trong cả chính quyền và doanh nghiệp để thích ứng với bối cảnh các công nghệ mới (như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…) Tiếp tục chú trọng nuôi dưỡng và phát huy tinh thần khởi nghiệp trong l‚nh vực du lịch.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, ẩm thực, vui chơi giải trí và mua sắm tại Quảng Bình có thể tận dụng thương mại điện tử để quảng bá hoạt động kinh doanh hiệu quả Nâng cấp thiết kế trang web, nội dung hấp dẫn, hỗ trợ kỹ thuật tốt, tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm và tăng độ phổ biến trang web sẽ giúp thương mại điện tử trở thành công cụ tiếp thị đắc lực cho doanh nghiệp.
Nhận xét chung về thị trường du lịch của Quảng Bình
Điểm hạn chế
- Sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, du lịch Quảng Bình được mở cửa đón khách trở lại, tuy nhiên, lượng du khách đã giảm đáng kể, thị trường dịch vụ, hàng hóa Quảng Bình tuy khá đa dạng và có sự đầu tư để chuẩn bị đón du khách, nhưng do ảnh hưởng của đại dịch, sau khi mở được vài tháng vào năm 2022, nhiều thống kê đã cho thấy lượng cung vượt trên lượng cầu, làm mất cân bằng về thị trường khách, đặc biệt, thị trường khách quốc tế giảm mạnh do nhiều nước lân cận vẫn chưa ổn định mở cửa cho khách du lịch ra nước ngoài, dẫn đến thị trường du lịch Quảng Bình phụ thuộc đa số vào khách nội địa Không chỉ giảm về số lượng mà chất lượng cầu du lịch Quảng Bình cũng trở thành thách thức khi thời gian lưu trú của du khách được đánh giá là khá ngắn, trung bình chỉ 1-2 đêm/tour, ảnh hưởng đến doanh thu của các cơ sở lưu trú và kéo theo đó là các dịch vụ khác.
- Ngoài những thế mạnh về du lịch khám phá, trải nghiệm, các loại hình du lịch ở Quảng Bình tuy khá đa dạng, nhưng chưa thực sự phát triển, vẫn còn một số loại hình ít được quan tâm đầu tư, trong đó có thể kể đến du lịch về đêm Quảng Bình có tiềm năng văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc, dân số trẻ, mức độ hội nhập và toàn cầu hóa cao đã hội đủ điều kiện phát triển kinh tế đêm, phù hợp với xu hướng quốc tế Dù có nhiều lợi thế về tiềm năng du lịch nhưng các sản phẩm về đêm của Quảng Bình đang rất nghèo nàn, do đó, khó giữ chân được du khách
- Bên cạnh đó, tính mùa vụ trong du lịch cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển thị trường du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng cầu du lịch của tỉnh Vào các mùa thấp điểm,thị trường du lịch gặp nhiều thách thức Tại thời điểm sau hè, Quảng Bình bước vào mùa mưa bão và lạnh, thời tiết không thuận lợi cho việc đi du lịch, nhất là đối với du khách trong nước Du lịch Quảng Bình sau 6 tháng sôi động giờ bước vào mùa thấp điểm Nhiều nhà hàng, khách sạn,các tour du lịch chỉ hoạt động cầm chừng Những nhà hàng, khách sạn đầu tư kinh phí lớn để đáp ứng nhu cầu du khách trong mùa cao điểm phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi bước vào mùa thấp điểm.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường du lịch Quảng Bình trong thời
Giải pháp chung
- Tổ chức quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch về du lịch: Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xác định rõ khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch, quy hoạch, xếp hạng các khu, tuyến, điểm du lịch Cụ thể hơn là xây dựng và phát triển các khu, điểm du lịch ở các địa bàn có tiềm năng
- Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch: hệ thống cơ quan Quản lý nhà nước về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ tỉnh, huyện, thị cho đến xã, phường và thị trấn, đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong Quản lý nhà nước về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong hoạt động du lịch.
- Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia, thực hiện hoạt động xúc tiến du lịch cho địa phương: Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các cơ sở, ngành khác trong Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cũng như trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Quản lý nhà nước, quản lý dự án và một số ngành nghề khác trong ngành du lịch, theo cơ sở đó xây dựng phương án đào tạo lại và bồi dưỡng Củng cố và phát triển các cơ sở đào tạo cán bộ du lịch hiện có Ngoài ra thì việc thực hiện liên kết đào tạo cán bộ quản lý du lịch cũng rất quan trọng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch trên địa bàn là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về lĩnh vực này Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong ngành du lịch.
7.1.2 Đối với Các doanh nghiệp làm du lịch
- Nhằm phát triển du lịch trong thời gian tới, doanh nghiệp đề xuất tỉnh Quảng Bình cần tạo điều điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch khác biệt, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao…
- Bên cạnh đó, phát triển, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của du lịch Quảng Bình.
Ngoài ra, chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển du lịch, đặc biệt tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số cả về chính quyền lẫn doanh nghiệp để bắt kịp bối cảnh công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn Tiếp tục nuôi dưỡng và phát huy tinh thần khởi nghiệp, cụ thể là triển khai hỗ trợ khởi tạo và phát triển các doanh nghiệp du lịch khởi nghiệp sáng tạo.
- Các doanh nghiệp kinh doanh các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống hay các cơ sở vui chơi, mua sắm tỉnh Quảng Bình cũng có thể tận dụng thương mại điện tử để quảng bá cho việc kinh doanh của mình Bằng cách, cải thiện thiết kế web, nội dung web, hỗ trợ kỹ thuật tốt, tối ưu các từ khóa tìm kiếm và làm cho trang web trở nên phổ biến hơn thì đây sẽ là một công cụ marketing hiệu quả cho các doanh nghiệp.
- Tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, vì đây là những chủ thể tiếp xúc trực tiếp với du khách, góp phần quan trọng tạo nên hình ảnh, dấu ấn và bộ mặt du lịch Quảng Bình.
7.1.3 Đối với các nhà cung ứng du lịch
- Thực hiện du lịch linh hoạt, mở các tour khép kín: Mỗi một doanh nghiệp du lịch sẽ có những chính sách hoàn, hủy tour riêng Hiện nay các tour du lịch khép kín tại Quảng Bình đã đón khách ngoại tỉnh, với nhiều trải nghiệm hấp dẫn, hướng về thiên nhiên
- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và biến đổi khí hậu Chủ động đón đầu xu hướng thị trường khách trong trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để sẵn sàng đón khách, thực hiện các chiến dịch quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch.
7.1.4 Đối với nguồn lực lao động
- Chính quyền tỉnh nên định hướng và hoàn thiện hệ thống đào tạo nhân lực, đảm bảo chất lượng cao trong quá trình đào tạo nhân lực lao động du lịch Tổ chức vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng Cung cấp những điều kiện hỗ trợ để xây dựng và vận hành hệ thống đào tạo nhân lực chất lượng cao
- Chuẩn hóa trình độ và khả năng ngoại ngữ của lao động du lịch, thực hiện các công tác kiểm tra trình độ ngoại ngữ và kỹ năng thuyết trình hàng năm để đảm bảo tốt chất lượng lao động Trình độ ngoại ngữ của lao động khi hành nghề có trình độ tối thiểu là B1 (theo quy đổi khung năng lực ngoại ngữ châu u).
- Riêng đối với nhân lực phục vụ tại các cơ sở lưu trú, các cơ sở lưu trú cần thường xuyên tổ chức tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên phục vụ, cán bộ quản lý Đồng thời, các cơ sở lưu trú nếu có thể thì nên có những chương trình cho nhân viên đi tập huấn nước ngoài để học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ, trao đổi kinh nghiệm.
7.1.5 Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Chính quyền cần tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao trở lên, kết hợp dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng Đồng thời, khuyến khích xây dựng các cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn quốc tế với sức chứa lớn đáp ứng nhu cầu của du khách.
Giải pháp khắc phục hạn chế
7.2.1 Kích cầu du lịch mùa thấp điểm
Phát triển du lịch cộng đồng ở Quảng Bình:
- Quảng Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, là nơi hội tụ, kết tinh của nhiều di sản vật thể nổi bật với hệ thống hang động dày đặc, đặc biệt là các di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận Phát triển du lịch cộng đồng (gắn với lưu trú homestay) ra không gian khác ngoài khu vực trung tâm Đồng Hới sẽ góp phần mở rộng không gian phát triển, du lịch Hoạt động du lịch không chỉ tập trung xoay quanh Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng mà nên được mở rộng ra những địa điểm đ攃⌀p nhưng ít người biết đến như: chùa Non-núi Thần Đình, nhà lưu niệm đại tướng Võ Nguyên Giáp, vũng Chùa-Đảo Yến, Không gian mở rộng làm cho hiệu quả kinh doanh lưu trú được đa dạng hơn, từ đó du khách có nhiều sự lựa chọn Từ đó tác động của du lịch đến với Quảng Bình được phân bố ra các khu vực ven, các điểm đến đang kém phát triển.
- Vốn d‚ việc tham quan hang động cũng bị giới hạn số người, nên việc phát triển du lịch cộng đồng để du khách được khám phá cuộc sống của người dân bản địa khu vực đảo hay ven biển cũng khiến cho quy mô hoạt động của Quảng Bình không bị hạn chế Không bị quá tải và xô bồ, nhộn nhịp như mùa cao điểm, đến các homestay và farmstay ở Quảng Bình vào mùa thấp điểm, du khách thoải mái tận hưởng không gian yên bình, thưởng ngoạn cảnh đ攃⌀p nguyên sơ với không khí trong lành, thoáng đãng của làng quê.
- Bên cạnh đó còn phải chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động ở loại hình du lịch cộng đồng này Đối với người dân, các kỹ năng nghiệp vụ như hướng dẫn, lễ tân, kỹ năng buồng, phòng, kỹ năng bán hàng, kỹ năng tổ chức các sự kiện, còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thiếu tính chuyên nghiệp Trong thời gian tới cần tổ chức huấn luyện, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ phục vụ khách du lịch trực tiếp cho người dân với sự giúp đỡ của các nhân viên, chuyên gia có kinh nghiệm từ các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch ở Quảng Bình và các tổ chức phi chính phủ, Cho họ đến tham quan, quan sát, thực hành quy trình nghiệp vụ phục vụ khách tại các khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch.
Các chương trình kích cầu, hướng tới sự hài lòng của du khách:
- Tích cực tham gia các gói kích cầu du lịch, tung ra các sản phẩm du lịch mới cùng nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá khá phong phú dành cho du khách Tuy nhiên thì phải đảm bảo được chất lượng đi kèm với sự giảm giá đó, nếu không thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến danh tiếng của chương trình hay công ty du lịch cũng như tính bền vững của du lịch Quảng Bình.
7.2.2 Đẩy mạnh phát triển thị trường khách nội địa
- Sau những ngày dài tạm "đóng băng" do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường khách quốc tế sụt giảm, để tránh bị phụ thuộc vào lượng khách quốc tế, ngành du lịch Quảng Bình cần tâ •p trung vào thị trường khách du lịch nô •i địa, nhằm phục hồi và tăng trưởng ngành du lịch với mục tiêu phục hồi du lịch như trước.
- Khi xác định sẽ tập trung thị trường khách nội địa, đẩy mạnh khách du lịch trong tỉnh cần tổ chức xây chựng các chương trình du lịch mới phù hợp với nhu cầu khách nội địa Các chương trình đó có thể đặt tên thu hút được khách nội địa như “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” hay “ Quảng Bình - nơi dành cho du khách Việt”
- Trên cơ sở đó, thị trường trọng điểm hướng tới gồm: Hà Nô •i và khu vực các tỉnh Đông Bắc
Bô •, thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương lân câ •n từ Thanh Hóa đến Quảng Nam; chú trọng thị trường tiềm năng là Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Thái Nguyên và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Để khai thác hiệu quả thị trường du lịch, Quảng Bình tập trung quảng bá các sản phẩm đặc trưng như trải nghiệm thiên nhiên, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng biển, văn hóa tâm linh và du lịch cộng đồng Sở Du lịch cũng triển khai kích cầu, giảm giá dịch vụ nhằm thu hút du khách, đặc biệt là người dân địa phương.
- Riêng với thị trường du lịch quốc tế, cần chú trọng các thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày, như: Bắc Mỹ, Tây u, Đông Bắc Á, Đông u Để đáp ứng nhu cầu du khách, tỉnh nâng cao chất lượng dịch vụ các các phẩm du lịch mạo hiểm, trải nghiệm thiên nhiên, khám phá hang động; phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp làm việc từ xa cho nhóm khách chi tiêu cao, xây dựng chương trình trọn gói du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thể thao, giải trí, chăm sóc sức khỏe… Song song với việc xây dựng, phát triển, quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng, mới lạ, ngành Du lịch và các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong tỉnh cũng kết hợp với đặc sản địa phương OCOP cho khách du lịch khi đến tham quan, nghỉ dưỡng.
7.2.4 Đẩy mạnh phát triển kinh tế đêm
- Để giữ chân du khách, tỉnh Quảng Bình xây dựng nhiều hoạt động du lịch về đêm, không chỉ du khách, các hoạt động đêm này còn thu hút kinh doanh, làm phong phú thêm các loại mặt hàng Và để có thể phát triển kinh tế về đêm, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp để các hoạt động kinh tế đêm diễn ra bình thường, đóng góp cho tăng trưởng.
- Tỉnh cần xác lập khu vực, không gian công cộng, các khu vực chiến lược riêng biệt để phát triển các hoạt động về đêm như các khu văn hóa di sản mang tính quốc tế, vùng, địa phương đặc trưng, khu vực chuyên về ẩm thực, mua sắm, khách sạn, chăm sóc sức khỏe, trình diễn nghệ thuật, thể thao.
Việc phát triển kinh tế đêm cần gắn liền với những giải pháp xử lý, quản lý phù hợp với các vấn đề phát sinh Quy hoạch những khu vực tập trung cho hoạt động kinh tế ban đêm là điều cần thiết, đảm bảo không ảnh hưởng đến nhu cầu nghỉ ngơi của người dân.
- Phát triển các hoạt động đêm rất cần đến việc đầu tư nguồn vốn cho hạ tầng chiếu sáng, dịch vụ, giải trí, mua sắm về đêm nhằm gây ấn tượng với du khách.
- Tận dụng các khu phố nhộn nhịp trên tỉnh để tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa về đêm, các lễ hội âm nhạc, lễ hội ẩm thực, vừa thu hút khách quốc tế đến tìm hiểu văn hóa, vừa thu hút các du khách trẻ đến để vui chơi, giải trí.
PHẦN KẾT LUẬN Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định của nền kinh tế, hình ảnh và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, Việt Nam sẽ trở thành một khu vực có các hoạt động kinh tế và ngoại giao phát triển, nhộn nhịp hơn bao giờ hết Tất cả những điều này đã góp phần không nhỏ vào những xu hướng mới sắp tới trong sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam Quảng Bình là nơi chứa đựng nhiều tiềm năng về tài nguyên tự nhiên, đa dạng sinh học để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng, mạo hiểm, Cùng với đó là xu hướng nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao của du khách đòi hỏi nguồn cung phải được đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng Một khi lượng cung du lịch chủ yếu về các sản phẩm du lịch ở Quảng Bình được đa dạng hóa và đáp ứng được lượng cầu đang rất lớn hiện tại của khách du lịch, thì những chỉ tiêu về kinh tế mà tỉnh đặt ra là hoàn toàn có thể Không những vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng sẽ có sự gia tăng mạnh mẽ khi mà du lịch ở Quảng Bình làm hài lòng về nhiều mặt cho du khách tới đây. Để đáp ứng được những nhu cầu của du khách, cần có sự hợp tác giữa các đơn vị trong ngành du lịch, chính quyền địa phương và doanh nghiệp đầu tư Ngoài ra, còn cần có sự đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật - hạ tầng du lịch, cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ cũng như phát triển các di sản văn hóa, thiên nhiên tại Quảng Bình Với những nỗ lực đó, Quảng Bình có thể phát triển du lịch một cách bền vững, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho địa phương và đóng góp vào sự phát triển của cả nước Vì vậy, việc quản lý và phát triển nguồn cung – cầu trong du lịch tại Quảng Bình là rất quan trọng và cần được đảm bảo bằng cách có kế hoạch và chiến lược phù hợp.
Kim, N (n.d.) Khí h u Qu ng Bình, v trí đ a lý điềều ki n t nhiền Qu ng Bìnhậ ả ị ị ệ ự ả Retrieved from
D báo th i tiếết: https://dubaothoitiet.info/khi-hau-vi-tri-dia-ly-dieu-kien-tu-nhien-cua-ự ờ quang-binh