1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế Du lịch tỉnh hải dương

71 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Hải Dương
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 632,5 KB

Cấu trúc

  • Chương I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG (9)
    • 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến đầu tư phát triển (9)
      • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên (9)
        • 1.1.1.1. Vị trí địa lý (9)
        • 1.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên (10)
      • 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (11)
        • 1.1.2.1. Kinh tế (11)
        • 1.1.2.2. Văn hóa – xã hội (12)
        • 1.1.2.3. Dân số - Lao động (14)
        • 1.1.2.4. Cơ sở hạ tầng (14)
    • 1.2. Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 (18)
      • 1.2.1. Tình hình thực hiện quy mô vốn đầu tư phát triển (18)
      • 1.2.2. Vốn đầu tư phát triển của Hải Dương phân theo nguồn (20)
        • 1.2.2.1. Vốn ngân sách Nhà nước (21)
        • 1.2.2.2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước (22)
        • 1.2.2.3. Vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước (23)
        • 1.2.2.4. Vốn đầu tư nước ngoài (24)
      • 1.2.3. Vốn đầu tư phát triển của Hải Dương phân theo huyện, thành phố (26)
      • 1.2.4. Vốn đầu tư phát triển của Hải Dương phân theo ngành, lĩnh vực (28)
        • 1.2.4.1. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp (30)
        • 1.2.4.2. Ngành công nghiệp – xây dựng (32)
        • 1.2.4.3. Ngành Dịch vụ - du lịch (33)
    • 1.3. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư ở Hải Dương giai đoạn (43)
      • 1.3.1. Một số kết quả của hoạt động đầu tư phát triển (43)
        • 1.3.1.1. Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực (43)
        • 1.3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (48)
      • 1.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển (49)
        • 1.3.2.1. Hiệu quả kinh tế (49)
        • 1.3.2.2. Hiệu quả xã hội (50)
      • 1.3.3. Một số hạn chế trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương (52)
        • 1.3.3.1. Huy động vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu (52)
        • 1.3.3.2. Hiệu quả đầu tư chưa cao (52)
  • Chương II: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG (57)
    • 2.1. Định hướng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương đến năm 2014 (57)
      • 2.1.1. Quan điểm phát triển (57)
      • 2.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2014 (57)
        • 2.1.2.1. Mục tiêu tổng quát (57)
        • 2.1.2.2. Mục tiêu cụ thể (58)
    • 2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương (58)
      • 2.2.1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư phát triển (58)
        • 2.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển chi nhánh Hải Dương tạo tiền đề phát triển thị trường vốn của Hải Dương trong tương lai (58)
        • 2.2.1.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (59)
        • 2.2.1.3. Huy động vốn ngân sách Nhà nước (61)
        • 2.2.1.4. Thu hút nguồn vốn của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (61)
        • 2.2.1.5. Thu hút nguồn vốn ODA (63)
      • 2.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của tỉnh (64)
        • 2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu vốn hợp lý (64)
        • 2.2.2.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý đầu tư (64)
        • 2.2.2.3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (0)
  • KẾT LUẬN (70)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG 2 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương. 2 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 2 1.1.1.1. Vị trí địa lý 2 1.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 3 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4 1.1.2.1. Kinh tế 4 1.1.2.2. Văn hóa – xã hội 5 1.1.2.3. Dân số Lao động 7 1.1.2.4. Cơ sở hạ tầng 7 Tài liệu này dùng cho ngành học du lịch

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến đầu tư phát triển

Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông phân phối hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.

Thành phố Hải Dương là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía đông, cách Hà Nội 57 km về phía tây và cách thành phố Hạ Long 80 km Phía bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía bắc ra các cảng biển Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương có cơ hội tham gia phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu.

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt ( xuân, hạ, thu, đông ) Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 – 1.700 mm Nhiệt độ trung bình 23,3ºC; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình

85 – 87% Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau màu vụ đông.

Diện tích tự nhiên của Hải Dương là 1.662 km², chia thành 2 vùng địa hình chính: đồi núi và đồng bằng Vùng đồi núi phía bắc, chiếm 11% diện tích tự nhiên, bao gồm 13 xã thuộc Chí Linh và 18 xã thuộc Kinh Môn, thích hợp trồng cây ăn quả, lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày Vùng đồng bằng, chiếm 89% diện tích tự nhiên, được phù sa sông Thái Bình bồi đắp, có đất đai màu mỡ, phù hợp trồng trọt nhiều loại cây, cho năng suất cao quanh năm.

Với vị trí đại lý như trên, Hải Dương đã xây dựng được môi trường thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

Nằm giữa Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là những tỉnh thành phố có nhịp độ phát triển kinh tế nhanh, Hải Dương cũng là điểm đến của các nhà đầu tư vì tại đây hàng hóa có thể đi lại với các tỉnh, thành phố trên và có thể xuất, nhập khẩu với các nước khác thông qua cảng Hải Phòng, Cái Lân ( Quảng Ninh) một cách thuận lợi

Khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm cùng với đồng bằng màu mỡ chiếm phần lớn diện tích tự nhiên phù hợp với việc phát triển nông nghiệp, Hải Dương là tỉnh có tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Tỉnh Hải Dương có 84.900 ha diện tích đất tự nhiên Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 54.421 ha, chiếm 64,1%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 9.147 ha, chiếm 6,7%; diện tích đất chuyên dùng là 13.669ha, chiếm 16,1%; diện tích đất ở là 5.688,3 ha, chiếm 6,7% và diện tích đất chưa sử dụng, sông, suối, đá là 6.368 ha, chiếm 7,5%.

Với diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất cùng với khí hậu, thời tiết phù hợp với phát triển các loại cây trồng như lúa, ngô, khoai lang, đậu tương, lạc và các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao Vì vậy, Hải Dương đã hướng tới khai thác thế mạnh, tiềm năng trong nông nghiệp để phát triển kinh tế của tỉnh.

Tính đến năm 2010, Hải Dương sở hữu 10.630 ha rừng tập trung, chủ yếu tại Chí Linh và Kinh Môn, bao gồm 1.540 ha rừng đặc dụng, 4.718,4 ha rừng phòng hộ, 4.371,3 ha rừng sản xuất Điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài cây như thông, keo, lim, lát, chò chỉ, ngũ gia bì, long não, trám, tre bát độ Tỉnh cũng đã khoanh nuôi thành công trên 2.300 ha rừng dẻ tái sinh, bên cạnh hơn 3.000 ha rừng sản xuất trồng các loại cây có giá trị kinh tế như vải thiều, na dai, nhãn xoài, hồng không hạt.

Với tài nguyên rừng phong phú, trong những năm qua tỉnh đã hướng vào khai thác thế mạnh, tiềm năng về kinh tế của rừng để phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung về cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày có thế mạnh.

Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số loại trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; đặc biệt công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 20 triệu tấn, chất lượng tốt, đủ sản xuất 5 đến triệu tấn xi măng.

Cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn cung ccấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành sứ

Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt, cung cấp nguyên liệu sản xuât gạch chịu lửa.

Bô xít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; than đá ở huyện Chí Linh trữ lượng 75, 14 triệu tấn; mỏ thủy ngân ở huyện Chí Linh trữ lượng 1.100 tấn.

Với tiềm năng sẵn có, ngành công nghiệp xây dựng của tỉnh đang được ưu tiên phát triển, tập trung khai thác các vật liệu xây dựng Song song đó, ngành công nghiệp khai khoáng cũng nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư.

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Hải Dương nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với điều kiện địa lý, tự nhiên và giao thông khá thuận lợi, Hải Dương đã, đang và sẽ trở thành nơi giao lưu kinh tế quan trọng ở Bắc Bộ.

Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009

1.2.1 Tình hình thực hiện quy mô vốn đầu tư phát triển

Quy mô vốn đầu tư được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội Vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm: vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài Ở phần này chúng ta sẽ đi sâu vào đánh giá tình hình đầu tư chung của toàn tỉnh.

Tại Hải Dương vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2005-2009 được thể hiện tại bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009

Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 6251 8397 12764 15526 15155 Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn

Tốc độ tăng vốn đầu tư định gốc

Nguồn:Tính toán từ nguồn của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương

Tổng vốn đầu tư xã hội tại Hải Dương giai đoạn 2005-2008 ghi nhận sự gia tăng liên tục, với tốc độ tăng trưởng giảm dần Tuy nhiên, năm 2009 chứng kiến sự sụt giảm của vốn đầu tư do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Cụ thể, năm 2005, vốn đầu tư đạt 6.251 tỷ đồng, tăng gấp 1,34 lần vào năm 2006, tiếp tục tăng gấp 1,52 lần năm 2007 và gấp 1,22 lần năm 2008 Tuy nhiên, năm 2009, vốn đầu tư chỉ đạt 97,61% so với năm 2008, phản ánh tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Qua bảng 1.1 ta thấy, tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn - tốc độ gia tăng vốn đầu tư của năm sau so với năm trước của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 không đều, có năm là âm ( năm 2009 với -2,39%) và có năm khá cao ( năm 2007 với 52,00% ) Điều này đã được lý giải ở phần trên.

Nhắc đến quy mô vốn đầu tư ta còn xét đến chỉ tiêu vốn đầu tư/GDP Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì phải có sự gia tăng hợp lý quy mô vốn đầu tư, biểu hiện của điều này là sự gia tăng lên của tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP Sau đây, ta xem xét chỉ tiêu này của Hải Dương trong giai đoạn 2005 – 2009

Bảng 1.2: Tổng đầu tư toàn xã hội của Hải Dương so với GDP giai đoạn

Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 6251 8397 12764 15526 15155

Tổng vốn đầu tư/GDP % 46,88 54.10 69,57 66,07 56,7

Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương và Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương

Bảng 1.2 cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP của Hải Dương khá cao, có năm lên đến 69,57% (năm 2007) Tuy nhiên, do sự gia tăng không đồng đều của vốn đầu tư trong tỉnh trong giai đoạn này nên tỷ lệ này cũng biến động qua các năm, có xu hướng giảm Năm 2009, khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn ảnh hưởng đến kinh tế cả nước, khiến luồng đầu tư vào Hải Dương sụt giảm mạnh, kéo theo chỉ tiêu này cũng giảm mạnh.

Trong những năm tới, bên cạnh việc ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh của tỉnh là thương mại - dịch vụ - du lịch, tỉnh còn tập trung đầu tư xây dựng một số khu công nghiệp tập trung như: khu công nghiệp Nam Sách, Đại An, Tân Trường…Như vậy nguồn vốn cần thiết là khá lớn, nhiệm vụ huy động vốn trong những năm tiếp theo trở nên hết sức nặng nề Đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm tiếp theo thì vấn đề trên lại càng nan giải.

1.2.2 Vốn đầu tư phát triển của Hải Dương phân theo nguồn

Vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh có được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm 3 nguồn chủ yếu là: nguồn trong tỉnh, nguồn ngoài tỉnh và nguồn nước ngoài. Trong giai đoạn 2005 – 2009, tổng vốn đầu tư huy động được trên địa bàn tỉnh Hải Dương là 58.093 tỷ đồng ( bình quân mỗi năm thu hút được khoảng 11618,6 tỷ đồng ) Để xét cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn trong giai đoạn này ta chia vốn đầu tư thành các nguồn cơ bản sau:

- Vốn ngân sách Nhà nước

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước ( VTD ĐTPT của NN và VĐTPT của DNNN)

- Vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước

- Vốn đầu tư nước ngoài

Bảng 1.3: Vốn đầu tư phát triển của Hải Dương phân theo nguồn giai đoạn 2005 - 2009 Đơn vị: Tỷ đồng

-Vốn ngân sách Nhà nước 1115 1032 1152 1414 1747

-VTD ĐTPT của NN và VĐTPT của DNNN 1010 539 3252 2921 998 -Vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước 2677 5644 4764 6367 7004

-Vốn đầu tư nước ngoài 1451 1182 3596 4823 5406

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Hải Dương

Qua bảng 1.3, ta thấy, vốn ngân sách, vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh trong giai đoạn này qua các năm đều tăng , còn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước lại có xu hướng giảm Trong đó, vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước ở mức cao nhất, sau đó đến vốn đầu tư nước ngoài Ta sẽ xét cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn sẽ thấy điều này rõ hơn.

Bảng 1.4: Cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh Hải Dương phân theo nguồn giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị:%

-Vốn ngân sách Nhà nước 17,83 12,29 9,02 9,11 11,53

-VTD ĐTPT của NN và VĐTPT của DNNN 16,16 6,42 25,49 18,81 6,59 -Vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước 42,83 62,21 37,32 41.01 46,22

-Vốn đầu tư nước ngoài 23,21 14,08 28,17 31,06 35,67

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương

Từ năm 2005 đến 2009, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh có sự thay đổi rõ rệt Nguồn vốn ngân sách nhà nước đạt mức cao nhất năm 2005 (17,83%), nhưng có xu hướng giảm đến năm 2007, sau đó lại tăng trở lại Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cũng biến động không ổn định, thấp nhất năm 2006 (6,42%), cao nhất năm 2007 (25,49%) Trong khi đó, vốn đầu tư của doanh nghiệp và trong dân cư liên tục tăng về tỷ trọng, từ 42,83% năm 2005 lên 46,22% năm 2009, trở thành nguồn vốn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng đầu tư toàn xã hội của tỉnh.

Vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh cũng tăng nhanh qua các năm, nếu năm 2005 số vốn là 1451 tỷ đồng chỉ chiếm 23.21% thì đến năm 2009 đã tăng lên đến 5406 tỷ đồng và chiếm 35,67 % cơ cấu vốn đầu tư Điều này nếu xem xét trên phạm vi cả nước cũng dễ hiểu, bởi sau thời gian suy thoái kéo dài từ năm 1999-

2004 làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu tăng cao và đột biến trong năm 2008 Tuy nhiên hiện nay khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn rất đáng lo ngại thì trong những năm tới vốn đầu tư vào Việt Nam có thể sẽ giảm đáng kể, và Hải Dương cũng không đứng ngoài ảnh hưởng đó.

Trên cơ sở những nhận định tổng quát trên, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về mỗi nguồn vốn.

1.2.2.1 Vốn ngân sách Nhà nước

Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước có một vai trò rất lớn trong việc phát triển đất nước Đặc biệt, đầu tư công có ý nghĩa xã hội rất lớn trong định hướng phát triển chung Nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước ảnh hưởng lớn tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu, các chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển xã hội, an sinh giáo dục, an ninh quốc phòng… Các khoản phí, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất,… đóng góp vào ngân sách Nhà nước và từ đó Nhà nước tiến hành chi ngân sách cho các địa phương.

Bảng 1.15 sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát về vốn ngân sách Nhà Nước của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009

Bảng 1.5: Vốn ngân sách Nhà nước của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009

Vốn ngân sách Nhà nước Tỷ đồng 1115 1032 1152 1414 1747

Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư % 17,83 12,29 9,02 9,11 11,53 Tốc độ gia tăng liên hoàn % -7,44 11,63 22,74 23,55

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương

Trong những năm qua, vốn đầu tư tư ngân sách Nhà nước chiếm một tỷ lệ không cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Hải Dương, trung bình khoảng 11,96% mỗi năm Tuy nhiên nguồn vốn này lại có xu hướng tăng qua các năm về giá trị tuyệt đối.Nếu năm 2005 nguồn vốn này là 1115 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã huy động được 1747 tỷ đồng gấp 1,6 lần năm 2005 Tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng vốn đầu tư cũng có xu hướng tăng Tốc độ gia tăng cũng tăng nhưng có xu hướng chậm lại

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước được tỉnh tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, các chương trình dự án trọng điểm, các khu vực kinh tế, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực để hỗ trợ các khu vực kinh tế khác cùng phát triển, đã góp phần phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

1.2.2.2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước

Tín dụng Nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đầu tư Nhà nước, nguồn vốn cơ bản tạo ra sự phát triển dài hạn của nền kinh tế Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Bên cạnh đó, nguồn vốn này còn có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp từ Nhà nước Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp Nhà nước được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư ở Hải Dương giai đoạn

1.3.1 Một số kết quả của hoạt động đầu tư phát triển

1.3.1.1 Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực

Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương giai đoạn 2005 –

2009 được thể hiện trong bảng 1.15

Bảng 1.15: Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương giai đoạn

Tổng giá trị sản xuất 29173 36082 46175 56974 61323 -Nông- lâm – ngư nghiệp 5988 6718 7353 10174 10265 -Công nghiệp – xây dựng 17479 22257 29603 34673 36793

Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương

Qua bảng 1.15 ta thấy giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương trong giai đoạn 2005- 2009 có xu hướng tăng Trong đó, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – xây dựng có giá trị cao nhất vì đây là lĩnh vực nhận được nhiều vốn đầu tư nhất Đứng thứ hai là ngành dịch vụ vì đây cũng là ngành nhận được vốn đầu tư đứng thứ hai trong tổng vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực. Để thấy rõ được điều này, ta xét cơ cấu giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009

Bảng 1.16: Cơ cấu giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của Hải

Dương giai đoạn 2005 – 2009 Đợn vị: %

Tổng giá trị sản xuất 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương

Trong giai đoạn 2005 – 2009, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất Vì ngành công nghiệp – xây dựng của Hải Dương trong giai đoạn này được chú trọng phát triển, là ngành nhận được nhiều vốn đầu tư nhất trong tổng vốn đầu tư nên giá trị sản xuất của ngành chiếm tỷ trọng cao nhất Đứng thứ hai là ngành dịch vụ Đây là ngành nhận được vốn đầu tư đứng thứ hai Chiếm tỷ trọng thấp nhất là ngành nông – lâm – ngư nghiệp vì đây là ngành nhận được vốn đầu tư thấp nhất.

Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành tăng, giảm không ổn định Ngành nông – lâm – ngư nghiệp đạt tỷ trọng cao nhất năm 2005 (20,5%) sau đó giảm xuống 15,9 % (năm 2007), năm 2008 lại tăng lên 17,8 %, sang năm 2009 giảm xuống còn 15,7% Ngành công nghiệp – xây dựng thì giai đoạn 2005 – 2007 tăng, năm 2008 giảm, sang đến 2009 lại tăng Ngành dịch vụ là ổn định nhất, tỷ trọng giá trị sản xuất tăng đều qua các năm Như vậy, ngành dịch vụ ngày càng được quan tâm và tạo ra nhiều giá trị sản xuất cho tỉnh Còn ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, tỉnh cần phải đầu tư hơn nữa để nâng cao giá trị sản xuất.

1.3.1.2 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và các chi phí khác theo quy định.

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.17: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Hải Dương giai đoạn

Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 6251 8397 12764 15526 15155

VĐT thực hiện Tỷ đồng 5125,8 6969,9 10874,93 13103,94 12770,12 VĐT dở dang Tỷ đồng 1125,2 1427,1 1889,07 2422,06 2384,88

Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương

Trong giai đoạn 2005-2009, vốn đầu tư thực hiện ở Hải Dương có xu hướng tăng dần qua các năm, nhưng tỷ lệ VĐT thực hiện/VĐT lại có xu hướng giảm và ở mức không cao Bình quân trong năm năm qua, vốn đầu tư thực hiện đạt 83,82%, Nhưng cùng với đó, vốn đầu tư dở dang cuối kỳ cũng tăng lên về số tuyệt đối, năm

2005 là 1125,2 tỷ đồng chiếm 18% thì đến năm 2009 là 2384,88 tỷ đồng chiếm 15,7% Mức tăng này là do năng lực xây dựng cơ bản của tỉnh có hạn không đáp ứng kịp với sự tăng của vốn đầu tư, hơn nữa khối lượng xây dựng dở dang năm trước chuyển sang lớn nên khối lượng vốn xây dựng cuối kỳ trong các năm lớn Vì vậy, trong giai đoạn tới Hải Dương cần phải quan tâm tiến hành dứt điểm nhanh chóng các công trình để giảm vốn ứ đọng, giúp vốn đầu tư nhanh chóng phát huy tác dụng.

1.3.1.3 Giá trị tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm Đây là những chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả đạt được của công cuộc đầu tư. Những kết quả này đóng góp trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đó chính là cơ sở để phát huy tác dụng của vốn đầu tư. a Giá trị tài sản cố định huy động

Tài sản cố định huy động chính là những công trình, hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập mà hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu, có thể đưa vào hoạt động ngay và đã được mua săm, lắp đặt và đủ điều kiện đưa vào sử dụng Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế.

Bảng số liệu sau sẽ cho ta thấy giá trị tài sản cố định của Hải Dương giai đoạn

Bảng 1.18: Giá trị tài sản cố định huy động phân theo các ngành kinh tế trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị: tỷ đồng

Nông – lâm – ngư nghiệp 257,23 285,5 232,2 191,69 186,95 Công nghiệp – xây dựng 1302,47 2552,12 2566,25 2982,75 2576,6

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương các năm 2005 – 2009

Dựa vào bảng 1.18, có thể thấy giá trị tài sản cố định huy động có xu hướng tăng qua từng năm Năm 2005, con số này chỉ đạt 4977,38 tỷ đồng.

Giá trị tài sản cố định huy động của Việt Nam tuy tăng lên 9183,25 tỷ đồng vào năm 2009, nhưng lại giảm do một số ngành có vốn đầu tư lớn nhưng tăng trưởng tài sản cố định thấp vì công trình chưa hoàn thành và đưa vào sử dụng Trong cơ cấu giá trị tài sản cố định huy động, các ngành khác chiếm phần lớn nhất, tiếp theo là công nghiệp, dịch vụ, thấp nhất là giáo dục - đào tạo và y tế - xã hội.

Bảng 1.19: Cơ cấu giá trị tài sản cố định huy động phân theo các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị: %

Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương

Nhìn vào bảng 1.19, ta thấy giá trị tài sản cố định huy động các ngành khác, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, các lĩnh vực giáo dục – đào tọa và y tế xã hội chiếm tỷ trọng thấp

Trong giai đoạn này, một số nhóm ngành có xu hướng tăng lên về tỷ trọng giá trị tài sản cố định huy động như ngành dịch vụ tăng từ 23,8% năm 20051 lên 29,2% năm 2009, nguyên nhân là trong giai đoạn này tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển ngành du lịch lớn nên khối lượng tài sản cố định tăng lên cũng là điều dễ hiểu Bên cạnh đó phải kể đến sự gia tăng về tỷ trọng của ngành Giáo dục – Đào tạo từ 0,2% năm 2005 lên 0,9% năm 2008 Một số ngành có xu hướng sụt giảm về tỷ trọng là ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng nhưng về số tuyệt đối thì giá trị tài sản cố định mà những ngành này tạo ra lại không hề giảm, trái lại còn gia tăng và tăng khá đều qua mỗi năm Với ngành nông nghiệp thì đó là kết quả của một loạt các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các dự án xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản,… Còn với ngành công nghiệp – xây dựng là hàng loạt các dự án xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. b Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dich vụ theo quy định đã được ghi nhận trong dự án đầu tư.

Bảng 1.20 : Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của một số sản phẩm và lĩnh vực trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2005 -2009

1.2 Sản lượng rau Tấn 57420 56206 60426 611958 566734 các loại 2 6 3

1.2 Sản lượng quả các loại Tấn 11395

3.1 Tổng lượt khách du lịch

3.2 Thuê bao điện thoại Thuê bao 25098

Nguồn: Đánh giá tình hình kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2010 – 2014

Nhìn vào bảng trên, ta thấy nhìn chung năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của một số sản phẩm, lĩnh vực của tỉnh trong thời gian qua có xu hướng tăng

1.3.1.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Để thấy rõ tác động của hoạt động đầu tư phát triển ở Hải Dương, ta xét đến cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực và cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. Đầu tiên là cơ cấu kinh tế phân theo ngành, lĩnh vực Qua năm năm, từ năm

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG

Định hướng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương đến năm 2014

- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; lấy tăng trưởng hợp lý, bền vững là quan điểm xuyên suốt Phát triển kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước của quá trình phát triển; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với giữ gìn, bảo vệ và cải thiện môi trường; đảm bảo phát triển hợp lý giữa khu vực thành thị và nông thôn

- Khai thác tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó nội lực là yếu tố quyết định, ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế dựa trên sự bứt phá mạnh về nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ Nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nề kinh tế, chuyển dịch nhanh cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo hướng tăng nhanh tỷ trọng huy động từ khu vực ngoài Nhà nước.

- Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế.

- Tạo môi trường thuận lợi, minh bạch, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng, lành mạnh, không giới hạn quy mô.

- Đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực đầu tư công, văn hoá, y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao, phát triển đô thị.

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đời sống

2.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2014

Từng bước tái cơ cấu nền kinh tế Tạo bước chuyển biến về chất lượng tăng trưởng; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đầu tư có trọng điểm cho các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn, các ngành công nghiệp và dịch vụ có khả năng tạo ra giá trị tăng thêm cao, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 10%/năm trở nên trong đó

+ Giá trị tăng thêm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng 1,7% - 2%/năm + Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp – xay dựng tăng 11%/năm trở lên + Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 12%/năm

- Cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngơ nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ năm 2015 là: 19,7% - 47,5% - 32,8%

- Giá trị hàng xuất khẩu tăng 15%/ năm

- Thu ngân sách nội địa tăng 16%/năm

- GDP bình quân đầu người vào năm 2015 đạt 34,3 triệu đồng ( khoảng 1650 – 1700 USD )

- Chỉ số HDI đến năm 2014 đạt 0,802

Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương

2.2.1 Giải pháp về huy động vốn đầu tư phát triển

Trong giai đoạn 2010-2014, để gia tăng lượng vốn huy động được, Hải Dương cần chú ý đến nhiều nguồn vốn khác nhau Đặc biệt là hình thành thị trường vốn và huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đây là hai lĩnh vực chưa được khai thác hiệu quả trong giai đoạn 2005-2009 Sau đây, em xin đề xuất các giải pháp chính như sau:

2.2.1.1 Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển chi nhánh Hải Dương tạo tiền đề phát triển thị trường vốn của Hải Dương trong tương lai

Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong viêc cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển.

Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển chi nhánh Hải Dương được thành lập ngày năm

2000 hoạt động trên cơ sở hợp nhất nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước và Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển quốc gia Qua 9 năm hoạt động, khả năng mở rộng và phát triển hoạt động, nhất là việc khơi nguồn để huy động vốn cho tỉnh còn rất hạn chế do Quỹ vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Ngân sách địa phương, nguồn vốn bị hạn chế trong khả năng cân đối để sử dụng cho các hoạt động đầu tư trung và dài hạn.

Trong tương lai, vốn dành cho đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh cần ngày càng nhiều thì viêc mở rộng và phát triển quỹ này là điều cần được chú trọng Quỹ này cần phải đa dạng hoá hình thức huy động vốn bằng cách:

- Thực hiện phương thức hợp vốn với câc Ngân hàng Thương mại, điều này là hoàn toàn khả thi bởi hiện nay hệ thống các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh đã tương đối phát triển và phong phú.

- Sáng lập và điều hành các Công ty cổ phần để đầu tư tham gia khởi động chương trình, đầu tư vào các chương trình trọng điểm theo hướng phát triển kinh tế

- xã hội Trong hình thức này, Nhà nước chỉ đóng góp vốn không quá 30%, còn lại huy động từ dân cư và các thành phần kinh tế khác Như vậy, những dự án, chương trình gắn liền với kinh tế - xã hội có khả năng thu hồi vốn thì sẽ được tư nhân tham gia, rủi ro được chuyển một phần sang cho tư nhân, đồng thời việc quản lý dự án đạt hiệu quả cao hơn khi có sự tham gia của tư nhân.

Bên cạnh đó, cần tiến hành nghiên cứu xây dựng lộ trình phát hành trái phiếu Quỹ đầu tư phát triển để huy động vốn dưới các hình thức như trái phiếu mục tiêu, trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình để làm phong phú thêm các kênh huy động vốn, là tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển thị trường vốn cho tỉnh Hải Dương.

2.2.1.2 Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Trong những năm gần đây, Hải Dương đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên tỉnh là một trong 10 tỉnh thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước Tuy nhiên, nguồn vốn huy động được vẫn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Bên cạnh những yếu tố như cơ sở hạ tầng còn yếu kém, sự thiếu đồng bộ trong thực hiện cơ chế, chính sách thì yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cũng rất quan trọng vì nơi nào càng nhiều nhà đầu tư thì nơi đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư Vì vậy, việc quảng bá một môi trường đầu tư tốt và an toàn là việc làm rất cần thiết.

Kinh nghiệm cho thấy, các địa phương thu hút được nhiều vốn đầu tư thường có công tác xúc tiến đầu tư hiệu quả Học hỏi từ kinh nghiệm của các địa phương khác, tỉnh Hải Dương có thể triển khai một số giải pháp xúc tiến đầu tư như sau:

- Công tác tiếp cận cung cấp thông tin cho nhà đầu tư cũng phải đổi mới, chuyển từ cách thức giới thiệu chung chung như trước kia sang tập trung phân tích sâu vào thông tin về Tỉnh, dự án cụ thể cho từng đối tường nhà đầu tư cụ thể Trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh cần phối hợp với các ngành, các tổ chức có liên quan, tổ chức thu thập, cập nhật và xử lý, phân tích các thông tin, tư liệu về pháp luật, kinh tế xã hội, dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình đầu tư trên địa bàn Tỉnh, trong khu vực và trong cả nước; Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng của Tỉnh, xây dựng tủ dự án… để cung cấp và tư vấn cho các tổ chức, cá nhân trong việc lựa chọn xây dựng dự án đầu tư

- Bên cạnh việc tiếp tục hoàn chỉnh quy định, chính sách về công tác xúc tiến đầu tư, cần thúc đẩy nhanh quá trình kiện toàn hệ thống tổ chức xúc tiến đầuu tư cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuyên nghiệp

- Tổ chức vận động đầu tư, thông qua các mối quan hệ đối ngoại sẵn có của Tỉnh để tiếp tục vận động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các đoàn, các diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước để giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư của Tỉnh.

- Công nghệ thông tin là một khâu đột phá quan trọng trong công tác xúc tiến đầu tư và trong thời gian tới cần đầu tư hơn nữa cho trang thông tin điện tử về đầu tư nước ngoài, tài liệu xúc tiến đầu tư; xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đầu tư; phát huy và ứng dụng lợi thế của công nghệ thông tin vào quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư cũng như giới thiệu các dự án khả thi và tiếp cận với các nhà đầu tư tiềm năng, thiết lập hệ thống thông tin về đầu tư của Tỉnh ( lập trang Web, phát hành các ấn phẩm thông tin trong lĩnh vực đầu tư…)

Ngày đăng: 25/11/2023, 14:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.1 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 18)
Bảng 1.3: Vốn đầu tư phát triển của Hải Dương phân theo nguồn giai đoạn 2005 - 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.3 Vốn đầu tư phát triển của Hải Dương phân theo nguồn giai đoạn 2005 - 2009 (Trang 20)
Bảng 1.15 sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát về vốn ngân sách Nhà Nước của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.15 sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát về vốn ngân sách Nhà Nước của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 (Trang 22)
Bảng 1.6: Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nh à nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.6 Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nh à nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 (Trang 23)
Bảng 1.7: Vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.7 Vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 (Trang 24)
Bảng 1.9: Vốn đầu tư xã hội của Hải Dương phân theo huyện, thành phố giai đoạn 2005 – 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.9 Vốn đầu tư xã hội của Hải Dương phân theo huyện, thành phố giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 26)
Bảng 1.10 : Tổng vốn đầu tư của Hải Dương phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2005 – 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.10 Tổng vốn đầu tư của Hải Dương phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 28)
Bảng 1.11: Cơ cấu vốn đầu tư của Hải Dương phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2005 – 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.11 Cơ cấu vốn đầu tư của Hải Dương phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 29)
Bảng 1.12: Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.12 Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 30)
Bảng 1.13: Vốn đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực phát huy tác dụng trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.13 Vốn đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực phát huy tác dụng trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 35)
Bảng 1.14: Cơ cấu vốn đầu tư Vốn đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực phát huy tác dụng trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.14 Cơ cấu vốn đầu tư Vốn đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực phát huy tác dụng trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 36)
Bảng 1.15: Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.15 Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 43)
Bảng 1.17 : Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.17 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 (Trang 44)
Bảng số liệu sau sẽ cho ta thấy giá trị tài sản cố định của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009: - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng s ố liệu sau sẽ cho ta thấy giá trị tài sản cố định của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009: (Trang 45)
Bảng 1.19: Cơ cấu giá trị tài sản cố định huy động phân theo các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.19 Cơ cấu giá trị tài sản cố định huy động phân theo các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 46)
Bảng 1.20 : Năng lực sản xuất phục vụ  tăng thêm của một số sản phẩm và lĩnh vực trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2005 -2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.20 Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của một số sản phẩm và lĩnh vực trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2005 -2009 (Trang 47)
Bảng 1.22 : ICOR của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.22 ICOR của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 (Trang 49)
Bảng 1.21: GDP tăng thêm/vốn đầu tư của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.21 GDP tăng thêm/vốn đầu tư của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 (Trang 49)
Bảng 1.23: Giá trị sản xuất tăng thêm/vốn đầu tư của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 - Kinh tế Du lịch tỉnh  hải dương
Bảng 1.23 Giá trị sản xuất tăng thêm/vốn đầu tư của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 (Trang 50)
w