Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế và du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009

MỤC LỤC

Điều kiện kinh tế - xã hội 1. Kinh tế

Văn hóa – xã hội

Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa- danh thắng, đặc biệt là các di tích quan trọng quốc gia trên địa bàn, cùng hệ thống các làng nghề nổi tiếng, góp phần quan trọng làm cho Hải Dương trở trành một vùng văn hóa đặc biệt hấp đã, đáp ứng nhu cầu của khách thập phương về các phương diện: tìm hiểu lịch sử - văn hóa, sinh hoạt tâm linh, thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, chiêm ngưỡng bàn tay tài hoa, khéo léo và các sản phẩm nghệ thuật tinh xảo của các nghệ nhân làng nghề. Người Hải Dương không chỉ giỏi làm ra nhiều nông sản, đặc sản quý như gạo nếp hoa vàng, vải thiều, dưa hấu, na dai, chuối mật…mà còn giỏi chế biến nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng khắp trong và ngoài nước như bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh gai, rượu, giò chả, mắm rươi, máy cáy…Văn hóa ẩm thực của Hải Dương phong phú, đa dạng, dân giã, ấp dẫn khiến cho du khách bốn phương một lần thưởng thức, thì xa lâu còn nhớ.

Dân số - Lao động

Công tác giáo dục và đào tạo đạt một số kết quả quan trọng về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện mục tiêu quốc gia, đã hoàn thành phổ cập THCS trong năm 2006. Sự nghiệp xây dựng văn hóa mới của tỉnh Hải Dương ngày càng khởi sắc, phát triển đồng bộ và chất lượng, khẳng định vị thế, tầm vóc của văn hiến xứ Đông trong lịch sử cũng nh trong cuộc sống hiện tại, góp phần xứng đáng vào việc làm cho tỉnh Hải Dương trở thành điểm đến lý tưởng của du khách tha hồ khám phá, thưởng thức và du lịch.

Cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông

Trật tự trong cung ứng và sử dụng điện tại các địa phương đã từng bước được lập lại, chất lượng điện được cải thiện và thường xuyên ổn định, sổ sách ghi chép sản lượng điện tiêu thụ, thu chi quyết toỏn tài chớnh được cập nhật đầy đủ, rừ ràng, tỡnh trạng cõu múc, lấy cắp điện hoặc dùng điện không mất tiền đã chấm dứt, giảm được tỷ lệ tổn thất điện năng, bước đầu tích lũy được kinh phí phục vụ cải tạo, nâng cấp hoàn thiện hệ thống lưới điện, các hợp tác xã đã kéo được giá điện từ hơn 700 đ/kWh về giá trần một cách ổn định theo quy định của Chính phủ. Đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông sử dụng công nghệ WLL (Wireless local loop) mạch vòng vô tuyến nội hạt để cung cấp loại hình dịch vụ cố định vô tuyến, việc triển khai dịch vụ này tại các vung sâu xa mang tính hiệu quả kinh tế cao, giúp cho người dân tại các vùng sâu, xa có thể sử dụng được các dịch vụ viễn thông với chi phí đầu tư thấp.

Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009

Tình hình thực hiện quy mô vốn đầu tư phát triển

Trong năm 2009 khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn ảnh hưởng tới nền kinh tế của cả nước nên đã ảnh tới luồng đầu tư vào Hải Dương khiến vốn đầu tư của tỉnh sụt giảm mạnh nên chỉ tiêu này cũng giảm mạnh. Trong những năm tới, bên cạnh việc ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh của tỉnh là thương mại - dịch vụ - du lịch, tỉnh còn tập trung đầu tư xây dựng một số khu công nghiệp tập trung như: khu công nghiệp Nam Sách, Đại An, Tân Trường….

Vốn đầu tư phát triển của Hải Dương phân theo nguồn

    Số lượng các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính cũng như có điều kiện đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại có xu hướng tập trung đầu tư vào Hải Dương ngày càng nhiều, điển hình như các tập đoàn Sumidenso của Nhật Bản, tập đoàn Brother, Qualcomm của Hoa Kỳ… Các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương. Qua tổng kết các nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ, các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn vào Hải Dương là: Nhật Bản, Đài Loan, Samoa, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc…Các quốc gia và vùng lãnh thổ có tiền lực kinh tế, có trình độ khoa học kỹ thuật cao như: Hoa Kỳ và EC… vốn đầu tư vào tỉnh Hải Dương cho đến nay còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.

    Bảng 1.15 sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát về vốn ngân sách Nhà Nước của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009
    Bảng 1.15 sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát về vốn ngân sách Nhà Nước của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009

    Vốn đầu tư phát triển của Hải Dương phân theo huyện, thành phố Lãnh thổ Hải Dương bao gồm 12 huyện, thành phố: thành phố Hải Dương và

    Đây là một huyện có đầy đủ các điều kiện về địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc phát triển các khu công nghiệp, kinh tế trang trại, Đây chính là tiền đề để biến Nam Sách thành một trung tâm khu vực, điểm liên kết với các Tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Chủ yếu là vốn đầu tư của các chương trình quôc gia như: chương trình trung tâm cụm xã, các chương trình về sức khoẻ và vệ sinh nước sạch nông thôn, các chương trình đầu tư cho cơ sở hạ tầng, … Nguồn vốn đầu tư ở đây chủ yếu lấy từ Ngân sách Nhà nước và một số dự án ODA, NGOs.

    Vốn đầu tư phát triển của Hải Dương phân theo ngành, lĩnh vực

      Nhiều biện pháp canh tác tiến bộ đã được nghiên cứu áp dụng thành công ở một số đại phương, Nhiều giống lúa lai, thuần, cây rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hoa, cây dược liệu… và nhiều giống gia súc, gia cầm, thủy sản có năng suất, chất lượng tốt đã đực nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử, lựa chọn để bổ sung vào cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân ở các địa phương trong tỉnh. Với nhận thức ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã tổ chức triển khai nhiều dự án như dự án đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin cho các cán bộ trong tỉnh; dự án tin học hoá quản lý Nhà nước; dự án nối mạng giữ Tỉnh uỷ với Trung ương Đảng và các huyện, giữa Uỷ bản nhân dân tỉnh và Văn phòng Chính Phủ… Bên cạnh đó, tỉnh còn xây dựng và duy trì Website nhằm giới thiệu, quảng bá và kêu gọi đầu tư cho tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ nhằm tuyên truyền, giới thiệu các tiến bộ khoa học – công nghệ, các quy trình kỹ thuật tiên tiến cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân có nhu cầu.

      Bảng 1.11: Cơ cấu vốn đầu tư của Hải Dương phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2005 – 2009
      Bảng 1.11: Cơ cấu vốn đầu tư của Hải Dương phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2005 – 2009

      Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư ở Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009

      Một số kết quả của hoạt động đầu tư phát triển 1. Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực

        Tài sản cố định huy động chính là những công trình, hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập mà hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu, có thể đưa vào hoạt động ngay và đã được mua săm, lắp đặt và đủ điều kiện đưa vào sử dụng. Với ngành nông nghiệp thì đó là kết quả của một loạt các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các dự án xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản,… Còn với ngành công nghiệp – xây dựng là hàng loạt các dự án xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

        Bảng 1.17 : Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009
        Bảng 1.17 : Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009

        Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển 1. Hiệu quả kinh tế

          Lượng vốn đầu tư gia tăng trên địa bàn của tỉnh đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân như: cung cấp nước sạch, nâng cấp hệ thống giao thông ở cả thành thị và nông thôn, nâng cao số lượng và chất lượng của các lĩnh vực y tế và giáo dục…. Chỉ số HDI là chỉ số thể hiện một cách toàn diện về sự phát triển con người, ở Hải Dương chỉ số HDI trong những năm vừa qua ngày một tăng, so với một số tỉnh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ cao hơn, chỉ đứng sau thành phố Hà Nội và giá trị chỉ số HDI của tỉnh Hải Dương nằm trong khoảng giá trị phát triển con người cao trong toàn quốc.

          Bảng 1.23: Giá trị sản xuất tăng thêm/vốn đầu tư của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009
          Bảng 1.23: Giá trị sản xuất tăng thêm/vốn đầu tư của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009

          Một số hạn chế trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương

            - Những vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở một số dự án chậm được khắc phục, do chủ đầu tư chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các địa phương trong việc xác định nguồn gốc đất, chưa có kế hoạch cụ thể trong việc triển khai thực hiện, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc thực hiện các quyết định của UBND tỉnh, còn ngại tiếp xúc, đối thoại với dân, một số dự án còn thiếu vốn chi trả gây mất lòng tin trong nhân dân. Một số đơn vị tư vấn lập dự án chậm và kéo dài, chất lượng lập và thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán hoặc tổng dự toán còn nhiều sai sót, một số nội dung chưa phù hợp với quy định, tiêu chuẩn, định mức hiện hành khiến cho thời gian thi công kéo dài, chất lượng các dự án đầu tư không cao thậm chí có nhiều dự án khi đưa vào hoạt động thì lại không phù hợp hoặc không có hiệu quả.

            KINH TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG

            • Định hướng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương đến năm 2014
              • Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương

                - Cần tăng cường công tác quy hoạch ngành, vùng, địa phương, xây dựng chiến lược và các Danh mục dự án khuyến khích đầu tư làm căn cứ để hoạt động xúc tiến đầu tư đảm bảo chủ động tiếp cận và lựa chọn được đúng đối tượng nhà đầu tư phù hợp và dự án hiệu quả; tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo gây lãng phí ngân sách, bảo đảm tính chất liên vùng, quốc tế trong hoạt động xúc tiến đầu tư, nhất là khi xúc tiến đầu tư tại nước ngoài và hợp tác với nước ngoài về xú tiến đầu tư. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự án đầu tư theo quy chế một cửa “ Chủ đầu tư gửi hồ sơ trình duyệt dự án về Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan thẩm định đầu tư sẽ xem xét nhanh hồ sơ trình duyệt dự án, nếu đủ điều kiện sẽ làm văn bản xin ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên ngành, và các ngành liên qua; nếu chưa đủ điều kiện sẽ gửi trả lại chủ đầu tư kèm theo các lý do cụ thể để hoàn thiện lại dự án; đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định thiết kế cơ sở của các cơ quan chuyên ngành”.