Độ cao trung bình từ 800 – 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
SỞ DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TỈNH LÂM ĐỒNG
Giai đoạn 2025 - 2040
…
GVHD: Ao Thu Hoài
Nhóm thực hiện: nhóm 7
Ngày 14 tháng 3 năm 2024
Trang 2Mục lục
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG 4
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH LÂM ĐỒNG 4
1.1.1 Khái niệm về du lịch 4
1.1.2 Kinh tế ở tỉnh Lâm Đồng: 6
1.1.3 Tình hình chính trị của tỉnh Lâm Đồng 6
1.1.4 Cơ sở hạ tầng của tỉnh Lâm Đồng : 7
1.1.5 Nét đặc trưng của nền văn hóa của tỉnh 9
Lâm Đồng: 9
1.1.6 Lịch sử hình thành và phát triển 10
1.1.7 Địa hình – Tự nhiên Lâm Đồng 11
1.1.8 Văn hóa – du lịch 11
1.2 CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐÔNG ĐẾN GIcM NGHdO f LÂM ĐỒNG b 12
1.3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CUNG VÀ CẦU f TỈNH LÂM ĐỒNG 13
CHƯƠNG 2: NHU CẦU VÀ THỊ TRƯỜNG 17
2.1 Nhu cầu du lịch là gì? 17
Các yếu tố kinh tế 19
Các yếu tố văn hóa xã hội 19
Các yếu tố nhân khẩu học 20
2.2 Phân loại nhu cầu du lịch 20
2.2.1 Nhu cầu du lịch thực tế 20
2.2.2 Nhu cầu du lịch bị kìm chế 20
2.2.3 Không có nhu cầu du lịch 22
2.3 Thị trường du lịch là gì? Đặc điểm thị trường du lịch 24
2.3.1 Thị trường du lịch là gì? 24
2.3.2 Đặc điểm của thị trường du lịch 25
2.3.3 Phân loại thị trường du lịch 26
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG CỦA DU LỊCH LÂM ĐỒNG 31
3.1 Tính vô hình 31
3.2 Tính không thể lưu trữ 31
3.3 Tính động 31
3.4 Tính không thể tách rời 32
Trang 33.5 Tính độc đáo 34
3.6 Tính thương hiệu 36
CHƯƠNG 4: LAO ĐỘNG 39
4.1 Thị trường trong ngành du lịch 39
4.1.1 Tổng quan thị trường du lịch: “Cung và Cầu” 39
4.1.2 Đặc điểm: 39
4.2 Chất lượng trong ngành du lịch 40
4.3 Thu nhập trong ngành du lịch 40
4.4 Chọn 3 chức danh lao động 41
4.5 Chọn 5 chức danh nhà nước 42
CHƯƠNG 5: HẠ TẦNG TRONG DU LỊCH 44
5.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng trong du lịch : nghĩa rộng và nghĩa hẹp 44
5.2 Vai trò của cơ sở hạ tầng trong kinh doanh du lịch 44
5.3 Phân loại các cơ sở hạ tầng 45
5.3.1 Tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch 45
5.3.2 Văn hóa xã hội 47
5.3.3 Tên các cơ sở hạ tầng khác 53
5.4 Cơ cấu của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch 57
5.5 Yêu cầu của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch 58
5.6 Đánh giá cơ sở vật chất du lịch 59
5.7 Xu hướng phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch 59
5.8 Điều kiện về tài nguyên để phát triển du lịch 65
CHƯƠNG 6 : CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH 68
6.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ 68
6.2 Mô hình, yếu tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ 68
6.2.1 Mô hình SERVQUAL về quản lý chất lượng dịch vụ 68
6.2.2 Mô hình SERVPERF: 69
6.2.3 Mô hình RATER 70
6.2.4 Mô hình Gronroos 70
6.2.5 Mô hình Gummesson 71
6.2.6 Mô hình Hiệu suất – Tầm quan trọng (IPA – Martilla & James) 71
6.2.7 Các cách cải thiện chất lượng dịch vụ trong doanh nghiệp 72
6.3 Các quan điểm về chất lượng 74
Trang 46.4 Chất lượng dịch vụ du lịch Lâm Đồng 74
6.5 Thu thập thông tin về chất lượng dịch vụ 74
6.5.1 Khách sạn 74
6.5.2 Nhà hàng 76
6.5.3 Tiêu chuẩn và chỉ tiêu khách sạn 80
6.6 Ý nghĩa của nghiên cứu chất lượng dịch vụ 80
CHƯƠNG 7 : QUY HOẠCH DU LỊCH 81
7.1 Khái niệm 81
7.2 Tổng quan quy hoạch phát triển du lịch 81
7.3 Nguyên tắc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch 84
7.4 Hậu quả của sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch 85
7.4.1 Những tác động gây hại về vật chất khi thiếu quy hoạch trong du lịch 85
7.4.2 Những tác động về con người khi thiếu quy hoạch trong du lịch 86
7.4.3 Những tác động về tổ chức khi thiếu quy hoạch trong du lịch 86
7.5 Quản lý quy hoạch phát triển du lịch 87
7.6 Nội dung quy hoạch phát triển du lịch 90
7.6.1 PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH 90
7.6.2 QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN; CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN 90
7.6.3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH QUAN TRỌNG; PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI: 93
7.7 Chính sách phát triển du lịch 99
CHƯƠNG 8 : HIỆU QUc 100
8.1 Khái niệm 100
8.2 Các chỉ tiêu đo lường 100
8.3 Phân loại hiệu quả 100
8.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả 101
CHƯƠNG 9 : QUcN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 104
9.1 Khái niệm 104
9.2 Vai trò 104
9.3 Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch 108
9.4 Các chức năng của quản lý nhà nước về du lịch 108
9.5 Xác định 10 thị trường, liệt kê tên các cơ quan mà mình hợp tác 111
9.6 Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch 112
Trang 5Nguồn tham khảo 113
Trang 6CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH LÂM ĐỒNG
1.1.1 Khái niệm về du lịch
*Vị trí địa lý
Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh
độ đông Độ cao trung bình từ 800 – 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng
có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật… và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng
- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận
- Phía Tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Nam- Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và
là thị trường có nhiều tiềm năng lớn Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch – dịch vụ và chăn nuôi gia súc
*Khí hậu:
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm
Lượng mưa trung bình 1.750 - 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân
Trang 7*Địa hình:
Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật … và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam
– Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m)
– Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m)
– Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên
*Thổ nhưỡng:
Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm đất và
45 đơn vị đất:
Nhóm đất phù sa (fluvisols)
Nhóm đất glây (gleysols)
Nhóm đất mới biến đổi (cambisols)
Nhóm đất đen (luvisols)
Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols)
Nhóm đất xám (acrisols)
Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols)
Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)
Đất có độ dốc dưới 25o chiếm trên 50%, đất dốc trên 25 chiếm gần 50% Chất lượng đất đai của0
Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao Đất có khả năng nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân
cư, khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao… Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%)
*Thủy văn:
Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng
Trang 8Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1% Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam
Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ
và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn
Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai Ba sông chính ở Lâm Đồng là:
Sông Đa Dâng (Đạ Đờng)
Sông La Ngà
Sông Đa Nhim
Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp nước Đà Lạt, công suất 35.000 m3/ngày - đêm hệ thống cấp nước thị xã Bảo Lộc, công suất 10.000 m3/ngày - đêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2.500 m3/ngày - đêm; hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500 m3/ngày - đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất
6.000m3/ngày-đêm Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt đang được hoàn thiện
1.1.2 Kinh tế ở tỉnh Lâm Đồng:
- Khai thác gỗ và lâm sản: Sản lượng gỗ khai thác ở các loại hình kinh tế ước tính trong tháng 11/2023 đạt 16.185,6 m', tăng 1,1% do khai thác trắng rừng trồng; củi thước 8.604,6 ster, giảm 4,59% so với cùng kỳ Ước tính 11 tháng năm 2023 sản lượng gỗ khai thác ở các loại hình kinh tế đạt 73.978,2 m', tăng 0,57%; củi thước 72.687 ster, giảm 1,23% so với cùng kỳ
- Công tác trồng 50 triệu cây xanh: Đến nay (lũy kế tính đến ngày 10/11/2023), toàn tinh đã thực hiện trồng được 8.745 ngàn cây xanh các loại (đạt 75,6% kế hoạch tỉnh giao và đạt 67,8% kế hoạch các địa phương đăng ký) Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục thực hiện trồng cây xanh, trồng rừng năm 2023 theo chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và kế hoạch đã xây dựng
- Tình hình vi phạm lâm luật: Từ ngày 10/12/2022 đến 10/11/2023 phát hiện 192 vụ vi phạm luật Lâm nghiệp, giảm 60 vụ (giảm 23,81%); diện tích thiệt hại 14,17 ha, giảm 0,87 ha (giảm 5,22%); lâm sản thiệt hại 1.382,3 m' Tổng số vụ đã xử lý 179 vụ, trong đó xử lý hành chính
164 vụ, xử lý hình sự 15 vụ, tịch thu hơn 491,2 m' gỗ tròn, xẻ các loại, thu nộp ngân sách hơn 2,86 tỷ đồng - Chi số sản xuất ngành khai khoáng tăng 11,35% so với cùng kỳ (trong đó, ngành khai khoáng đá, cát, sỏi, đất sét tăng 11,38%)
1.1.3 Tình hình chính trị của tỉnh Lâm Đồng
- Bộ trưởng văn hoá : Đoàn Văn Việt
Trang 9- Phòng Quản lý Du lịch : Nguyễn Xuân Thắng
- Văn phòng Sở : Phan Thị Lệ Thi
Tình hình chính trị tỉnh Lâm Đồng ổn định và phát triển tích cực Đảng bộ và chính quyền địa phương tập trung vào việc đẩẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh và trật tự
Trong thời gian gần đây, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, du lịch… Đồng thời, tỉnh cũng chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng Nhiệm vụ này được coi là cực kỳ quan trọng để đánh giá, chấm điểm và chỉ đạo phát triển tỉnh trong thời gian tới
1.1.4 Cơ sở hạ tầng của tỉnh Lâm Đồng :
* Đường Bộ :
- Hiện nay, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay, mạng lưới đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó:
- Hệ thống quốc lộ có tổng chiều dài 412,15km, gồm 264,85km đường nhựa, 65,3km đường cấp phối, 82km đường đất, trên dọc tuyến có 54 cầu với 1.551,89m dài và 533 cống
- Hệ thống đường tỉnh có tổng chiều dài 346,25km, gồm 23,13km đường nhựa, 134,18km đường cấp phối, 130,4km đường đất và 58,54km đường nữa dự kiến sẽ khai thông xây dựng trong các thời kỳ quy hoạch Trên toàn tuyến đường tỉnh có 45 cầu với 867,1m dài và 162 cống
- Hệ thống đường huyện có tổng chiều dài 985,69km, trong đó 171,32km đường nhựa, 282,32km đường cấp phối và 532,05km đường đất, trên toàn tuyến có 82 cầu với 1.271,9m dài và 487 cống
* Đường Sắt :
- Trong cùng thời gian bắt đầu xây dựng những chặng đường đầu tiên của tuyến đường sắt xuyên Đông Dương, từ Sài Gòn đến Nha Trang, từ Đà Nẵng đến Đông Hà và từ Vinh đến Hà Nội, Toàn quyền Paul Doumer đã chỉ thị tiến hành nghiên cứu mở tuyến đường sắt nối vùng đồng bằng ven biển lên cao nguyên Lang Bian Năm 1898, bằng Đạo luật ngày 25-12-1898, Chính phủ Pháp chấp thuận cho Chính phủ thuộc địa vay một ngân khoản 200 triệu phờ-răng và Toàn quyền Paul Doumer đã sử dụng số tiền này để tân trang có quy mô hệ thống đường xe lửa ở Đông Dương, trong đó trên tuyến Sài Gòn - Khánh Hòa lập một tuyến nhánh rẽ lên Đà Lạt
Trang 10- Theo UBND tỉnh, huyện Lạc Dương là địa bàn có tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch; trong
đó có Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang, di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia núi Lang Biang, Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng,… nhiều dự án, cơ sở kinh doanh du lịch thu hút du khách (như: Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, núi Lang Biang, Thung lũng Vàng, thác Ankroet, Làng Cù Lần, LAAN, Ma rừng lữ quán 2, Zoo Doo, Đà Lạt Tiên cảnh, PiNi…)
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Lạc Dương đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Dương và cơ quan chức năng quan tâm thực hiện, góp phần vào sự phát triển chung của ngành Du lịch Lâm Đồng và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện vẫn chưa được thực hiện triệt để, thường xuyên; tồn tại nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch như: vẫn còn tình trạng cơ sở kinh doanh du lịch, bán hàng ăn uống, cắm trại tự phát (đặc biệt là trong phạm vi quy hoạch Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng); các dịch vụ
du lịch chưa chú trọng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách, để xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc
Nhằm khắc phục các hạn chế nêu trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn huyện Lạc Dương nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Lạc Dương tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện từ năm
2020 đến nay, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có); kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng tham mưu, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện
Đồng thời, chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra, rà soát toàn bộ các hoạt động du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý
Trong quá trình kiểm tra, thực hiện trên tinh thần tạo điều kiện, hướng dẫn là chính, không được gây khó khăn, tiêu cực, sách nhiễu doanh nghiệp Khi phát hiện sai phạm, phải đình chỉ kinh doanh và xử lý nghiêm theo quy định, chỉ cho phép hoạt động lại khi khắc phục hoàn toàn sai phạm
Công khai thông tin về các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử huyện Lạc Dương, Trang thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trang thông tin điện tử Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh, ứng dụng du lịch thông minh và các hình thức phù hợp khác (về danh mục các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh; danh mục các cơ sở không đủ điều kiện đón khách du lịch; danh mục các cơ sở du lịch mạo hiểm, dã ngoại đủ điều kiện hoạt động và những điều khuyến cáo du khách khi tham gia du lịch mạo hiểm; khuyến cáo cụ thể đối với đối tượng khách du lịch là người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh tim mạch… khi tham gia các loại hình du lịch mạo hiểm, cảm giác mạnh…) nhằm tạo điều kiện cho du khách dễ dàng lựa chọn những đơn vị kinh doanh du lịch chất lượng, uy tín; tránh những rủi ro không đáng có do thiếu thông tin
Công an tỉnh chỉ đạo nắm chắc tình hình địa bàn để kịp thời phát hiện, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và an toàn cho du khách