Tiểu luận nhóm đề án phát triển kinh tế du lịch thành phố hồ chí minh giai đoạn 2025 2040

134 0 0
Tiểu luận nhóm đề án phát triển kinh tế du lịch thành phố hồ chí minh giai đoạn 2025 2040

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định t

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

MỤC LỤC

1.1 THÔNG TIN CHUNG 1

1.1.1 Tình hình chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh 1

1.1.2 Tình hình kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh 8

1.1.3 Tình hình xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh 8

1.1.4 Tình hình công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh 9

1.1.5 Tình hình pháp luật của Thành phố Hồ Chí Minh 10

1.1.6 Tình hình tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh 11

1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

Trang 4

CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH 29

3.1 SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG HIỆN TẠI 29

3.1.1 Hữu hình 29

3.1.2 Vô hình 30

3.2 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG TRONG TƯƠNG LAI 32

CHƯƠNG 4: LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH CỦA TP HỒ CHÍ MINH 38

4.1 THỰC TRẠNG 38

4.2 NHU CẦU TRONG THỜI GIAN TỚI 43

CHƯƠNG 5: CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 49

CHƯƠNG 6: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .62 6.1 QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2025 – 2030 62

6.1.1 Hạ tầng cơ sở 62

6.1.2 Lao động 64

Trang 5

7.2 KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG 73

CHƯƠNG 8: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 76

8.1 HIỆU QUẢ KINH TẾ 76

8.2 HIỆU QUẢ XÃ HỘI 77

CHƯƠNG 9: BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH CỦA TỈNH 78

9.1 BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 78

CHƯƠNG 10: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 88

10.1 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI 88

I Giải pháp và thực hiện 88

II Nhu cầu vốn 90

III Kế hoạch thực hiện 90

1 Phát triển Cơ sở Hạ tầng Du lịch: 90

2 Khuyến khích Đầu tư Du lịch: 91

3 Nâng cao Chất lượng dịch vụ Du lịch: 91

Trang 6

2 Bảo vệ và bảo tồn tài nguyên: 94

3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: 94

4 Hợp tác: 94

5 Quản lý tài nguyên và nguồn nhân lực: 94

6 Tích hợp và phát triển bền vững: 94

7 Đánh giá và theo dõi: 94

PHỤ LỤC 1: CV ỨNG TUYỂN CÁC CHỨC DANH TRONG TỔ CHỨC QLNN 96

PHỤ LỤC 2: THÔNG TIN TUYỂN DỤNG NH N SỰ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 99

TUYỂN DỤNG LỄ TÂN KHÁCH SẠN 100

TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN PHỤC VỤ KHÁCH VIP NHÀ HÀNG 101

TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH 102

QUẢN LÝ DI SẢN VÀ DU LỊCH VĂN HÓA 102

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH 10 TỈNH, THÀNH PHỐ CỦA 10 QUỐC GIA LIÊN KẾT

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 THÔNG TIN CHUNG

1.1.1 Tình hình chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh

Từ 30 tháng 4 năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng hòa bị xóa bỏ và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam quản lý miền Nam Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành Phố Hồ Chí Minh, theo tên của nhà lãnh đạo cộng sản và Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đầu tiên, Hồ Chí Minh.

Ngày nay Thành phố Hồ Chí Minh đang ngày một phát triển dưới sự giám sát và quản lý bởi 31 cơ sở ban ngành, cụ thể như sau:

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: đây là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm chính xét xử các loại vụ án khác nhau, các tranh chấp trong nội bộ nhân dân như: dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, v.v.

Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà Nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân đều đều phải được xử lý theo pháp luật

Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh: có chức năng tham mưu, giúp chính quyền thành phố trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, phục vụ nhiệm vụ xây dựng chính quyền cách mạng từ những ngày đầu giải phóng

Sở Tư pháp: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch

Trang 10

tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; đăng ký giao dịch bảo đảm; thừa phát lại; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Tư pháp.

Sở Ngoại vụ: có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại và trực tiếp triển khai các hoạt động đối ngoại tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Nội vụ: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng và công tác Thanh niên.

Sở Kế hoạch và Đầu tư: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở thành phố; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật

Sở Tài chính: thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND TP quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; nợ chính quyền địa phương, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản công; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Sở Công thương: thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND TP quản lý nhà nước về công thương, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng

Trang 11

mới; năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; dầu khí (nếu có); hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng thông thường); công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp môi trường; công nghiệp chế biến khác; tiểu thủ công nghiệp; khuyến công; hoạt động thương mại và lưu thông hàng hóa trên địa bàn; sản xuất và tiêu dùng bền vững; xuất khẩu, nhập khẩu; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; quản lý cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; phòng vệ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn.

Sở Quy hoạch kiến trúc: có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố (quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, kiến trúc đô thị, kiến trúc cảnh quan…) theo quy hoạch tổng thể thành phố đã được Nhà nước phê duyệt ; chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Xây dựng ; chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Sở Tài nguyên và Môi trường: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở.

Sở Giao thông vận tải: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa) trong phạm vi thành phố và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng.

Trang 12

Sở Thông tin và Truyền thông: có chức năng tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông, quảng cáo báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm; quản lý các dịch vụ công về thông tin và truyền thông thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực Sở thiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.

Sở Khoa học và Công nghệ: chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Sở Y tế: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.

Sở Giáo dục và Đào tạo: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương theo quy định của pháp

Trang 13

luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Du lịch: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thành phố; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sở Văn hóa và Thể thao: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và quảng cáo (không bao gồm nội dung quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin); việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Xây dựng: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về: Hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; về các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

Công an Thành phố: có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật

Trang 14

tự, an toàn xã hội; chủ trì và thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; trực tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tổ chức xây dựng lực lượng Công an Thành phố Hồ Chí Minh cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy: Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy (PCCC) thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ cháy nổ và cứu hộ cứu nạn Thực hiện công tác phòng cháy, kiểm tra, đánh giá và đề xuất các biện pháp phòng cháy cho các công trình, khu vực Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy Tham gia vào các hoạt động cứu hộ cứu nạn trong trường hợp cháy nổ, tai nạn, thiên tai, và các tình huống khẩn cấp khác.

Ban Dân tộc thành phố: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác Dân tộc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Cục Thuế thành phố: có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Cục Hải quan thành phố: có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

Cục Thống kê thành phố: Thực hiện chức năng tổ chức, điều phối các hoạt động Thống kê theo chương trình công tác của Tổng cục Thống kê giao; tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trên địa bàn tỉnh/thành phố; tổ chức các hoạt động Thống kê; cung cấp, công bố, phổ biến thông tin thống kê kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trang 15

Kho bạc nhà nước thành phố: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC): Tham gia xây dựng và góp phần thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Phối hợp đề xuất các chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm về xúc tiến thương mại và đầu tư của thành phố Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố các chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu và đầu tư Triển khai các giải pháp, chương trình xúc tiến thương mại Thu thập thông tin và nghiên cứu về thị trường, cơ hội đầu tư và thông tin kinh tế Thu thập thông tin về nghiên cứu thị trường trong nước và xuất khẩu, cơ hội đầu tư Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng của thành phố, hàng hóa, thị trường, xuất nhập khẩu và đầu tư Phát hành bản tin, các ấn phẩm thương mại và đầu tư Tổ chức thông tin về thương mại và đầu tư qua mạng.

Viện nghiên cứu phát triển thành phố: Tổ chức nghiên cứu khoa học các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường đô thị để tham mưu giúp Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố những định hướng, chiến lược, chính sách, chủ trương, phát triển dài hạn, trung hạn và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đô thị hằng năm của Thành phố Giúp Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố phân tích đánh giá tình hình, phát hiện và đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh việc thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Thành phố về lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường đô thị Tổ chức mạng thông tin nhằm dự báo về xu hướng phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đô thị phục vụ cho quá trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đô thị cũng như đáp ứng những yêu cầu về chỉ đạo, điều hành của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Tổ chức hợp tác nghiên cứu, tư vấn, phản biện, thẩm định khi được Ủy ban nhân dân Thành phố giao và cung cấp các dịch vụ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và quản lý đô thị cho các tổ chức cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước Tổ chức

Trang 16

bồi dưỡng kiến thức về kinh tế, xã hội và môi trường đô thị; tham gia đào tạo sau đại học theo quy chế đào tạo của Nhà nước.

Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài thành phố: tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các dự thảo chương trình, kế hoạch về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn Thành phố; các dự thảo văn bản kiến nghị bổ sung, sửa đổi liên quan đến chủ trương, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài để Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định.

1.1.2 Tình hình kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh

Kinh tế Thành Phố vẫn đứng vững dù phải chịu tác động lớn từ kinh tế thế giới trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái, thị trường tiêu thụ bị hẹp dần, các nguồn lực về vốn, nhân lực của doanh nghiệp đang cạn kiệt Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn như sau: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2023 ước tính tăng 5,81% so với cùng kỳ Trong đó: Khu vực thương mại dịch vụ đóng góp nhiều nhất 4,32 điểm phần trăm đồng thời có mức tăng trưởng 6,79%; khu vực công nghiệp – xây dựng đóng góp 1,03 điểm phần trăm với mức tăng trưởng 4,42%, trong đó công nghiệp đóng góp 0,87 điểm phần trăm với mức tăng trưởng 4,41%, xây dựng đóng góp 0,16 điểm phần trăm với mức tăng trưởng 4,48%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp thấp nhất 0,01 điểm phần trăm và tăng 1,53% Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023 (xét theo giá hiện hành): Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 0,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,9%; khu vực thương mại dịch vụ chiếm 64,9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 12,7% (Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh)

1.1.3 Tình hình xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh

Với sự phát triển mạnh mẽ và có thể nói là đầu tàu kinh tế của cả nước, TPHCM đã nhận được sự quan tâm đặt biệt của rất nhiều người dân lao động, người nhập cư dẫn đến lực lượng dân số vô cùng giàu mạnh:

Sở Y tế vừa có báo cáo UBND TP.HCM về dân số chia theo nhóm tuổi thực tế của TP, số liệu cập nhật lần 6 đến ngày 1.6.2023.

Trang 17

Theo đó, tổng dân số TP.HCM tính đến ngày 1.6.2023 là gần 8,9 triệu người (cụ thể là 8.899.866 người) Trong đó, chia theo nhóm tuổi như sau:

· Tổng dân số dưới 5 tuổi là 541.613 người · Tổng dân số từ 6 đến 11 tuổi là 830.175 người · Tổng dân số từ 18 đến 49 tuổi là 4.881.971 người · Tổng dân số từ 50 đến 65 tuổi là 1.368.311 người · Tổng dân số trên 65 tuổi là 542.821 người.

Theo báo cáo này, Huyện Bình Chánh có 2 xã có tổng dân số cao nhất Thành Phố, đó là xã Vĩnh Lộc A có 164.488 người, xã Vĩnh Lộc B có 140.226 người Đứng thứ 3 là xã Bình Hưng Hòa A (Q.Bình Tân) với 124.805 người.Thành Phố Hồ Chí Minh triển khai nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dân số Trước đó, theo báo cáo của Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2022, tuổi thọ trung bình của người dân TP.HCM là 76,2 tuổi (tuổi thọ trung bình chung cả nước là 73,6 tuổi) Tuổi thọ người dân nói chung tăng nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi.

TP Hồ Chí Minh đang đối mặt với vấn đề già hóa dân dân số, nhưng mức sinh thay thế thấp Tổng tỷ suất sinh năm 2022 dự kiến là 1,39 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trong khi năm 2021 là 1,48 con, hiện đang được xếp vào nhóm 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp Mức sinh thấp kéo dài sẽ làm cho quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh hơn, thiếu nguồn lao động, ảnh hưởng đến xã hội… Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang được kiểm soát, tuy nhiên nếu không tiếp tục duy trì các giải pháp có hiệu quả thì tỷ lệ giới tính khi sinh vẫn có thể tăng trở lại trong thời gian tới.

1.1.4 Tình hình công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các thành phố nổi bật nhất và có thể nói là dẫn đầu trong việc nghiên cứu phát triển lĩnh vực khoa học, công nghệ với nhiều thành quả tích cực, cụ thể như sau:

Trong năm 2023, TPHCM đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch phát triển khoa học công nghệ Thành phố đã hỗ trợ 2.586 doanh nghiệp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, đạt 287,33% kế hoạch năm; hỗ trợ ươm tạo, phát triển 308 dự án, đạt 102,67%

Trang 18

kế hoạch năm; hỗ trợ 40 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, đạt 133,33% kế hoạch năm.

TS Lê Thanh Minh đánh giá hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM ngày càng lớn mạnh với các hoạt động kết nối, đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo diễn ra sôi nổi và tăng trưởng đáng kể với gần 200 Quỹ đầu tư mạo hiểm Bên cạnh đó, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng được các nguồn lực xã hội quan tâm, huy động đầu tư thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước và trong nhóm 100 hệ sinh thái dẫn đầu toàn cầu Điều này góp phần gia tăng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2023, xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế.

Đáng chú ý trong năm 2023, đã có 125 doanh nghiệp báo cáo thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp với tổng số tiền trích Quỹ hơn 5.509 tỷ đồng, số tiền chi sử dụng Quỹ gần 1.912 tỷ đồng.

1.1.5 Tình hình pháp luật của Thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời gian qua, UBND Thành phố đã tập trung nhiều thời gian, nguồn lực, giải pháp để đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật vẫn còn bộc lộ một số bất cập: việc xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật chưa đảm bảo đủ thời gian để thực hiện các quy trình, thủ tục theo quy định; một số cơ quan chưa chủ động thực hiện việc lập đề nghị xây dựng, soạn thảo văn bản; sử dụng hình thức văn bản khác không đúng quy định để thay thế cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục; năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức có nơi chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, dẫn đến pháp luật chậm được thực hiện và hiệu quả thấp.

Nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm, tiêu cực, UBND Thành

Trang 19

phố chỉ đạo triển khai thực hiện một số giải pháp Trong đó, Thành phố chủ động rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực do sở, ngành, Thành phố, quận, huyện, TP Thủ Đức quản lý để xem xét phù hợp với thực tiễn; xác định rõ khó khăn, vướng mắc để từ đó xác định sự cần thiết sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản.

1.1.6 Tình hình tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở miền Nam của đất nước Việt Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 1.730km tính theo đường bộ Ngoài ra trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nằm cách bờ biển Đông khoảng 50 km theo đường chim bay, khoảng cách không quá xa Với vị trí là tâm điểm của Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không Nhờ điều này mà thành phố đã giúp nối liền các tỉnh trong vùng và trở thành một cửa ngõ quốc tế cực kỳ quan trọng.

Khí hậu: Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình 1,979 mm/năm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm 27.550C Hoạt động du lịch thuận lợi suốt 12 tháng.

Thủy văn: Thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch nhưng sông lớn không nhiều Sông Sài Gòn là sông lớn nhất, có 106 km chảy qua địa bàn thành phố, là nơi có thể tiếp nhận các tàu biển có trọng tải trên 74,000 tấn và các tàu du lịch lớn Hệ thống sông từ thành phố lên miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang Cambodia đều thuận lợi Thành phố Hồ Chí Minh có đường bờ biển với chiều dài 15km có khả năng tổ chức loại hình du lịch sinh thái và du lịch thể thao biển.

Nếu như xét về mặt hành chính thì thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.095 km2 được chia thành 22 quận huyện, trong đó có 1 thành phố, 16 quận, 5 huyện

Các thành phố, quận huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Thành phố Thủ Đức, Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Tân, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Huyện Bình Chánh, Huyện Cần Giờ, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn và

Trang 20

Huyện Nhà Bè Thành phố Thủ Đức là thành phố đầu tiên và cũng là thành phố duy nhất thuộc đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ HỒCHÍ MINH

1.2.1 Ảnh hưởng của du lịch đến chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường du lịch vô cùng sôi động, điều đó là cơ hội không chỉ để phát triển du lịch mà còn quan hệ song phương quốc tế như việc đón tiếp lãnh đạo cấp cao từ các nước đến Việt Nam để hợp tác, phát triển Từ việc đón tiếp lãnh đạo các nước ấy, du lịch Việt Nam càng được quan tâm đồng thời thu hút được lượng khách du lịch từ các quốc gia đó

Nhưng mặt khác, du lịch vẫn sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến chính trị của TPHCM cụ thể như sau:

Thành phố Hồ Chí Minh có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay mang tính chiến lược của cả quốc gia, sân bay nối liền du lịch đến các điểm đến trên khắp thế giới với tần suất khai thác cao của rất nhiều hãng hàng không trong và ngoài nước Đó cũng chính là thách thức, khách du lịch sẽ dựa vào điều đó để vận chuyển trái phép những chất cấm, buôn lậu…Đồng thời, khâu kiểm tra an ninh càng phải được kiểm định gắt gao hơn tránh việc nhập cảnh trái phép.

1.2.2 Ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh

a) Tác động tích cực

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh từ công nghiệp sang thương mại dịch vụ.

Du lịch đã có những đóng góp to lớn vào tổng GDP của Thành phố: ngành du lịch mang lại nhiều nguồn thu nhập lớn từ các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, tham quan và mua sắm Do đó góp phần tăng cường thu nhập cho các doanh nghiệp và người lao động trong thành phố.

Trang 21

Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 697.604,7 tỷ đồng tăng 11,6% so với cùng kỳ Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 108.496,1 tỷ đồng, tăng 28,3% so với cùng kỳ Trong đó, dịch vụ lưu trú tăng 60,7%, dịch vụ ăn uống tăng 25,2%

Doanh thu dịch vụ lữ hành ước đạt 11.358 tỷ đồng, tăng 68,0% so với cùng kỳ Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 372.948,5 tỷ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ

Vận tải hành khách ước tính đạt 757.282 nghìn lượt khách, tăng 12,8% so với cùng kỳ.

Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân: Ngành du lịch cung cấp nhiều cơ hội việc làm đa dạng và hấp dẫn Theo đánh giá về nhu cầu nhân lực hiện nay ngành Du lịch cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%, trong đó nhân sự quản trị cần khoảng 45.000 người Dự báo tăng trưởng du lịch Việt Nam 10 năm tới khá lạc quan, đến năm 2025 cả nước cần có 950.000 - 1.050.000 buồng lưu trú và đến năm 2030 cần 1.300.000 - 1.450.000 buồng Như vậy, năm 2025, cầu về lao động khối cơ sở lưu trú du lịch khoảng hơn 800.000 và năm 2030 là hơn 1 triệu, giai đoạn 2022 - 2030, trung bình cần bổ sung mỗi năm trên 60.000 lao động.

Phát triển hạ tầng: Để đáp ứng nhu cầu của du khách, Thành phố Hồ Chí Minh cần phải đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông như sân bay, đường sá và phương tiện công cộng, điều này góp phần vào phát triển kinh tế tổng thể Có thể kể đến như: từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 sân bay hiện có, đầu tư 6 sân bay mới đã được quy hoạch là Long Thành, Nà Sản, Lai Châu, Sapa, Quảng Trị, Phan Thiết Nếu hoàn thành mục tiêu trên, đến năm 2030 cả nước sẽ có 28 sân bay được khai thác.

Thúc đẩy ngành công nghiệp dịch vụ khác: Ngoài các dịch vụ trực tiếp liên quan đến du lịch, sự tăng cường hoạt động du lịch còn thúc đẩy nhu cầu cho các dịch vụ khác như giáo dục, y tế, và giải trí,v.v.

b) Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực mà du lịch mang lại cho nền kinh tế thì du lịch cũng có một số tác động tiêu cực đối với nền kinh tế:

Trang 22

Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc làm mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, gây áp lực cho lạm phát: Nếu thành phố Hồ Chí Minh đón tiếp du khách quá mức, họ có thể phải chi trả nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia khác so với số tiền mà họ kiếm được từ du lịch

Ngành du lịch là ngành dịch vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan Vì vậy, việc đảm bảo doanh thu và phát triển ổn định của ngành du lịch là khó khăn hơn so với các ngành sản xuất khác Khi mất thăng bằng cán cân thanh toán tăng lên, thành phố Hồ Chí Minh có thể phải tăng cường nguồn cung tiền tệ để thanh toán nợ Việc này có thể dẫn đến tăng lạm phát nếu không được quản lý chặt chẽ.

Tạo ra sự mất cân bằng ở một số ngành.

1.2.3 Ảnh hưởng của du lịch đến xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh

a) Tác động tích cực

Thúc đẩy các điểm đến văn hoá của giao lưu văn hoá nước ngoài Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao tiếp và trao đổi văn hóa của người dân thành phố và du khách.

Các hoạt động du lịch quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nới lỏng các mối quan hệ quốc tế và thúc đẩy sự hợp tác quốc tế giữa TPHCM với các thành phố lớn trên thế giới.

Góp phần thúc đẩy bảo vệ và phát triển nét đẹp văn hóa của TPHCM Nếu được quản lý đúng cách, du lịch có thể được bảo vệ lâu dài các giá trị thẩm mỹ và văn hóa của di tích văn hóa, mà còn có thể thúc đẩy sự hồi sinh của hàng thủ công địa phương và các hoạt động văn hóa truyền thống.

Thu hút nguồn nhân lực về du lịch: khi du lịch phát triển mạnh, nguồn nhân lực về du lịch sẽ tăng cao do nhu cầu lao động của mỗi cá nhân Từ đó các cơ sở lưu trú sẽ mở ra ngày càng nhiều tạo thêm công ăn việc làm, phát triển kinh tế - xã hội.

Trang 23

Tăng cường sự phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, đường xá, cầu cống Thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, mang lại cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện và ngày càng phát triển.

Nâng cao độ nhận diện của TPHCM đối với các nước bạn, khi du lịch phát triển ở TPHCM thì hình ảnh nơi đây cũng sẽ được du khách mang ra ngoài quốc tế đặt biệt là đất nước của họ Từ đó sẽ dễ dàng thu hút được sự quan tâm cũng như sự đầu tư của các nước khác hay nói cách khác là thị trường quốc tế.

b) Tác động tiêu cực

Hiện trạng quá tải du lịch: TPHCM có rất nhiều khu du lịch, khu di tích, bảo tàng và các khu tham quan nổi tiếng Dinh Độc lập là một trong những số đó, hàng năm lượt du khách đến tham quan rất đông, nhìn từ ngoài vào ta có thể thấy khung cảnh chật kín đến nghẹt thở, điều đó đến từ việc du lịch của TPHCM đã và đang phát triển rất mạnh, du khách đến từ rất nhiều quốc gia trên thế giới, họ mong muốn tìm hiểu về nét đẹp văn hóa của đất nước, con người Việt Nam Chính vì điều đó, Dinh độc lập dần trở nên mất đi tính mỹ quan, khách du lịch cũng dần nhàm chán việc phải chen nhau giữa đám đông.

Việc đôn giá thành của các tiểu thương: Hiện trạng này đã và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ ở TPHCM, khi các tiểu thương lợi dụng việc thiếu hiểu biết của du khách nước ngoài mà tăng giá lên gấp đôi, đôi lúc gấp ba, dẫn đến sự bất mãn của du khách cả trong lẫn ngoài nước.

Ô nhiễm môi trường trầm trọng: hiện trạng xả rác bừa bãi đang diễn ra rất mạnh ở các điểm du lịch và các khu du lịch, cần có các biện pháp xử lý triệt để.

Rủi ro an ninh: Hiện trạng quá tải du lịch ở trên cũng mang đến những rủi ro an ninh không thể nào tránh khỏi, tình trạng cướp giật, móc túi đang rất hoành hành tại các khu du lịch có đông đảo người tham quan Hiện trạng ấy vừa gây mất an ninh trật tự, vừa có thể ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng hay nói cách khác là khách du lịch

1.2.4 Ảnh hưởng của du lịch đến công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển hệ thống viễn thông: Du lịch thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan và trải nghiệm TPHCM Để phục vụ nhu cầu này, ngành du lịch

Trang 24

đã đẩy mạnh đầu tư và cải thiện hệ thống viễn thông, bao gồm mạng di động, Wifi công cộng và các công nghệ khác Điều này giúp tăng tốc độ truyền thông, cung cấp dịch vụ internet cao cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong việc truy cập thông tin và chia sẻ trải nghiệm của họ.

Phát triển ứng dụng di động: Du lịch đóng góp vào việc phát triển các ứng dụng di động cho du khách Các ứng dụng này cung cấp thông tin về địa điểm du lịch, hướng dẫn đi lại, dịch vụ đặt phòng khách sạn, đặt vé và nhiều tính năng hữu ích khác Sự phát triển của ngành du lịch thúc đẩy việc tạo ra các ứng dụng di động tiện lợi và sáng tạo, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông.

Sử dụng công nghệ trong quảng bá du lịch: Du lịch TPHCM sử dụng công nghệ để quảng bá và tiếp cận thị trường du lịch Các phương tiện truyền thông xã hội, trang web, ứng dụng di động và các công nghệ khác được sử dụng để truyền tải thông tin về các điểm đến, hoạt động và sự kiện du lịch Điều này giúp thu hút du khách và tăng cường sự nhận biết về TPHCM trên thị trường quốc tế.

Phát triển công nghệ trong ngành khách sạn và dịch vụ du lịch: Sự phát triển của ngành du lịch đã thúc đẩy việc áp dụng công nghệ trong ngành khách sạn và dịch vụ du lịch Các khách sạn và cơ sở lưu trú trong thành phố đã sử dụng công nghệ để cải thiện quản lý đặt phòng, dịch vụ khách hàng, thanh toán điện tử và quản lý khách hàng Điều này tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho du khách và giúp nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ trong các ngành liên quan: Sự phát triển của ngành du lịch cũng tác động tích cực đến các ngành liên quan như nghệ thuật, văn hóa, giải trí và thương mại Các công nghệ mới được áp dụng trong việc phục vụ du khách và tạo ra trải nghiệm mới, như công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, hệ thống âm thanh và ánh sáng thông minh Điều này giúp phát triển các ngành công nghệ liên quan và tạo ra cơ hội mới cho sự đổi mới và phát triển trong lĩnh vực công nghệ.

1.2.5 Ảnh hưởng của du lịch đến pháp luật của Thành phố Hồ Chí Minh

Luật quản lý du lịch: TP HCM có các quy định pháp luật cụ thể để quản lý hoạt động du lịch, bao gồm việc cấp phép, kiểm soát và quảng bá các dịch vụ du lịch Những

Trang 25

quy định này đảm bảo rằng các hoạt động du lịch diễn ra trong một môi trường an toàn và hợp pháp.

Quy định về an toàn và bảo vệ môi trường: Sự phát triển của ngành du lịch có thể gây áp lực lên các nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường ở TP HCM Do đó, pháp luật cần xác định các quy định về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải và đảm bảo an toàn cho du khách và cộng đồng địa phương.

Luật lao động và quyền lợi lao động: Ngành du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương Để đảm bảo các quyền lợi và điều kiện làm việc tốt cho người lao động trong ngành du lịch, pháp luật cần quy định về lương, giờ làm việc, an toàn lao động và các quyền khác của người lao động.

Quy định về quảng cáo và tiếp thị du lịch: TP HCM có các quy định về quảng cáo và tiếp thị du lịch để đảm bảo tính trung thực và công bằng trong việc quảng bá các dịch vụ du lịch Các quy định này giúp bảo vệ quyền lợi của khách du lịch và đảm bảo rằng thông tin được cung cấp đáng tin cậy.

Quản lý địa phương: TP HCM có quyền tổ chức và quản lý các khu du lịch, bao gồm việc xác định quy hoạch phát triển du lịch, quản lý hạ tầng và đảm bảo trật tự công cộng Các quy định pháp luật cần phù hợp với đặc thù và nhu cầu của thành phố để đảm bảo sự phát triển bền vững và quản lý hiệu quả ngành du lịch.

1.2.6 Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường tự nhiên của Thành Phố Hồ Chí Minh

Sự phát triển nhanh chóng của du lịch thời gian qua đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và nhiều địa phương nói riêng Bên cạnh đó phát triển du lịch còn ảnh hưởng không ít đến môi trường tự nhiên, trong đó có cả ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực.

a) Tác động tích cực

Hoạt động du lịch đã có những tác động góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hóa, hoạt động của các làng nghề truyền thống,v.v.

Trang 26

Hoạt động du lịch bổ sung cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án tạo thêm vườn cây, hồ nước, thác nước nhân tạo bên cạnh đó việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tới các nguồn tài nguyên, góp phần tích cực vào việc bảo vệ các khu bảo tồn tự nhiên.

Du lịch phát triển kèm theo sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, gia tăng các phương tiện công cộng, đường xá, thông tin, v.v cải thiện môi trường cho khách du lịch và người dân địa phương thông qua những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường, các chương trình quy hoạch cảnh quan…

Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua đề cao các giá trị văn hóa, tự nhiên và giá trị kinh tế của các điểm du lịch từ đó nâng cao nhận thức cộng đồng về giữ gìn môi trường, không vứt rác bừa bãi, ý thức bảo vệ môi trường được nâng cao,

b) Tác động tiêu cực

Phát triển du lịch quá nhanh trong điều kiện các hoạt động xử lý môi trường chưa đáp ứng được nhu cầu đã tạo một sức ép vô hình lên môi trường và các tài nguyên thiên nhiên.

Do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm và nguy cơ suy thoái lâu dài.

Hoạt động du lịch biển đã làm ảnh hưởng tới môi trường ven biển và môi trường biển như thu hẹp diện tích của rạn san hô, rác ở ven các bãi tắm, số lượng hải sản giảm do ô nhiễm Ngoài ra còn ảnh hưởng tới nghề đánh bắt cá của ngư dân…

Sản phẩm nhựa được sử dụng nhiều nhất trong du lịch là dưới dạng bao bì như chai nước suối được các công ty lữ hành phát cho du khách trong quá trình thực hiện tour hay khách du lịch tự mua dùng trong thời gian đi tham quan, trải nghiệm; sử dụng trong các cơ sở lưu trú, phục vụ các sự kiện, hội nghị, hội thảo…, hay các bao gói đồ ăn nhanh, thức ăn nấu sẵn.

Trang 27

Cuộc sống và tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ, v.v) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

Việc phát triển du lịch thường đi kèm với các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên Nếu trong quá trình phát triển, các tác động tiêu cực đến môi trường không được liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững Do vậy, trong quá trình phát triển du lịch phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo vệ môi trường, ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược phát triển đến triển khai các dự án, thiết kế các sản phẩm du lịch cụ thể.

Trang 28

CHƯƠNG 2: SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNHPHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 SẢN PHẨM DU LỊCH HIỆN NAY CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1.1 Hữu hình

Thành phố Hồ Chí Minh - một trong những thành phố đứng đầu trong lĩnh vực du lịch thì sản phẩm du lịch hữu hình lại còn nhiều đáng kể

Khi nhắc đến du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, khách du lịch không thể nào bỏ qua những món ăn đường phố mang nét đặc trưng riêng biệt của đất Sài Thành, ta có thể dễ dàng kể đến như bánh tráng trộn, xoài lắc, cá viên chiên đường phố và đặc biệt chính là món cơm tấm sườn bì chả rất đỗi quen thuộc Không chỉ có vậy, ở Thành phố Hồ Chí Minh còn rất nhiều loại đặc sản cho du khách mang về làm quà hoặc thưởng thức tại chỗ

Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh còn đặc trưng bởi những tòa nhà cao tầng đồ sộ, du khách có thể trải nghiệm những trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn đẳng cấp 5 sao trong trung tâm thành phố

2.1.2 Vô hình

Không chỉ có hữu hình, vô hình cũng là sản phẩm du lịch vô cùng nổi bật ở TPHCM Nơi đây tập trung rất nhiều dịch vụ du lịch được du khách ưa chuộng, đặc biệt các dịch vụ ấy được đánh giá rất cao bởi du khách không chỉ nội địa mà còn có quốc tế.

Nổi bật nhất phải kể đến là chất lượng dịch vụ lưu trú tại TPHCM Được mệnh danh là thành phố dẫn đầu cả nước về chất lượng dịch vụ du lịch, TPHCM đã mang mang đến những trải nghiệm lưu trú nói riêng cũng như dịch vụ du lịch nói chung đầy tiện nghi và thoải mái với hàng loạt các khách sạn 5 sao, 4 sao đa dạng Các khách sạn nổi bật tại TPHCM có thể kể đến là InterContinental Saigon, Des Arts Saigon - Mgallery Collection, Royal Sài Gòn, Oscar Sài gòn,.v.v.Với những dịch vụ lưu trú ngày càng được chú trọng, khách du lịch đã và đang được tận hưởng những dịch vụ vô cùng cao cấp, đầy sự mới mẻ khiến trải nghiệm của họ tại nơi đây thêm phần ấn tượng.

Trang 29

Bên cạnh dịch vụ lưu trú, ẩm thực cũng là vấn đề mà du khách luôn quan tâm TPHCM đã gây được dấu ấn vô cùng nổi bật với thực khách quốc tế và các vùng lân cận về hương vị ẩm thực chốn Sài Thành, để những trải nghiệm của thực khách được tối ưu nhất những nhà hàng 5 sao lẫn 4 sao đã mọc lên để mang đến cho thực khách những sự trải nghiệm về vị giác hơn cả tuyệt vời Sau đây là một số nhà hàng nổi bật: Nhà hàng Red Chilli Seafood Buffet-CHLOE Gallery; Nhà hàng Parkview; Nhà hàng Ngọc Sương Sài Gòn;.v.v.Các nhà hàng tại đây phục vụ thực khách với đa dạng món ăn đồng thời cũng tạo nên một dấu ấn khó phai trong lòng mỗi khách du lịch khi nhắc đến ẩm thực TPHCM.

Ngoài lưu trú và ẩm thực thì dịch vụ vui chơi giải trí cũng là một lĩnh vực được khách du lịch đặc biệt quan tâm Là một thành phố sôi động bật nhất Việt Nam, dịch vụ vui chơi giải trí ở đây cũng đã dạng không kém gì dịch vụ lưu trú và ẩm thực với vô vàng các khu vui chơi có thể kể đến như trung tâm thương mại Bitexco, Landmark 81, Vincom Đồng Khởi, công viên giải trí Đầm Sen, Với sự đa dạng ấy, TPHCM đã và đang mang đến những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời, tạo sự ấn tượng đối với thực khách nhằm mang đến cho họ sự hài lòng nhất định mỗi khi đặt chân đến nơi đây.

2.2 THỊ TRƯỜNG

2.2.1 Khách hàng và nhu cầu hiện tại

a) Nội địa

Thành phố Hồ Chí Minh có thị trường khách du lịch nội địa rộng lớn và đa dạng, lượng khách du lịch nội địa ở nơi đây không ngừng tăng cao qua từng năm.

Hiện tại, thị trường nội địa Thành phố Hồ Chí Minh chứng kiến sự đa dạng và năng động đối với khách du lịch và nhu cầu tiêu dùng Du khách tại TP.HCM có xu hướng tăng cường sự quan tâm đối với sản phẩm du lịch và dịch vụ có chất lượng cao, đồng thời đặt ra yêu cầu cao về trải nghiệm khi đi du lịch và mua sắm cuối cùng là tính tiện ích Xu hướng chú trọng vào tính an toàn, đa dạng lựa chọn, mong muốn trải nghiệm văn hóa địa phương, mua sắm, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng và tận hưởng các trải nghiệm đặc biệt.

Trang 30

Trong thị trường du lịch nội địa của Thành phố Hồ Chí Minh, khách du lịch có những nhu cầu sau đây:

Khám phá và trải nghiệm văn hóa địa phương: Khách du lịch nội địa thường quan tâm đến việc khám phá văn hóa và lịch sử địa phương Họ muốn có cơ hội trải nghiệm các hoạt động văn hóa, tham quan các di tích lịch sử và thưởng thức ẩm thực đặc trưng của thành phố.

Mua sắm và thưởng thức ẩm thực: TP.HCM là một điểm đến mua sắm phổ biến với nhiều trung tâm thương mại, chợ đêm và cửa hàng boutique Khách du lịch nội địa thường có nhu cầu tham quan và mua sắm tại các địa điểm nổi tiếng như Bến Thành Market, Saigon Centre, hay các khu trung tâm mua sắm khác Họ cũng thích thưởng thức ẩm thực phong phú và đa dạng của thành phố.

Tham quan và giải trí: Khách du lịch nội địa có nhu cầu tham quan các danh lam thắng cảnh và điểm đến nổi tiếng trong thành phố, như Công viên 30/4, Nhà hát Thành phố, Dinh Độc Lập, Bảo tàng Hồ Chí Minh, và Công viên Văn hóa Đầm Sen Họ cũng quan tâm đến các hoạt động giải trí như xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia sự kiện và thể thao, hoặc tham gia các tour du lịch tổ chức.

Nghỉ dưỡng và tiện nghi: Một số khách du lịch nội địa có nhu cầu tìm kiếm các khu nghỉ dưỡng, khách sạn và các dịch vụ tiện ích để thư giãn và nghỉ ngơi Họ mong muốn có một trải nghiệm lưu trú thoải mái và tiện nghi trong khi khám phá thành phố.

Trải nghiệm đặc biệt và sáng tạo: Một số khách du lịch nội địa tìm kiếm các trải nghiệm độc đáo và sáng tạo Đây có thể là tham gia vào các lớp học nghệ thuật, thực hành nghệ thuật truyền thống, tham gia các buổi hướng dẫn tham quan chuyên sâu, hay tham gia vào các hoạt động phiêu lưu và thử thách.

Khách hàng tại TP.HCM cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến các sản phẩm và dịch vụ trong du lịch có ảnh hưởng tích cực đến môi trường và xã hội Xu hướng "xanh" và "bền vững" ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu, khi người khách du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội.

Trang 31

Tóm lại , thị trường nội địa TP.HCM đang phản ánh một cảnh quan nhu cầu du lịch đa dạng, đòi hỏi sự đổi mới và linh hoạt từ phía doanh nghiệp để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của khách hàng trong thành phố này.

b) Quốc tế

Nhu cầu du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng đáng kể trong những năm gần đây Dưới đây là một số điểm nổi bật về nhu cầu du lịch quốc tế tại Thành phố:

Tăng trưởng mạnh mẽ: Năm 2022, TP Hồ Chí Minh thu hút gần 30 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2021 Riêng khách du lịch nội địa tăng 167,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Định vị trên bản đồ du lịch thế giới: TP Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố của Châu Á nằm trong top 15 các điểm đến được truy cập nhiều nhất trên thế giới cuối năm 2022 Tạp chí Du lịch Mỹ cũng lựa chọn Việt Nam là điểm đến hàng đầu châu Á năm 2023.

Khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh có những nhu cầu sau đây: Khám phá văn hóa và lịch sử: Khách du lịch quốc tế thường có quan tâm đến việc khám phá văn hóa và lịch sử địa phương Họ muốn trải nghiệm các hoạt động văn hóa, tham quan các di tích lịch sử và tìm hiểu về truyền thống và phong tục địa phương.

Tham quan các điểm đến nổi tiếng: Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điểm đến nổi tiếng như Cung điện Thống Nhất, Nhà hát Thành phố, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Dinh Độc Lập, Chợ Bến Thành và Công viên Văn hóa Đầm Sen Khách du lịch quốc tế thường có nhu cầu tham quan và khám phá những điểm đến này.

Mua sắm: TP.HCM là một địa điểm mua sắm phổ biến với nhiều trung tâm thương mại, chợ đêm và cửa hàng boutique Khách du lịch quốc tế thường có nhu cầu mua sắm các sản phẩm đặc trưng như đồ thủ công, quần áo, túi xách, đồ trang sức và các mặt hàng điện tử.

Ẩm thực: Khách du lịch quốc tế thường muốn thưởng thức ẩm thực địa phương và trải nghiệm các món ăn đặc trưng của thành phố Họ quan tâm đến những nhà hàng và

Trang 32

quán ăn nổi tiếng, cũng như tham gia vào các trải nghiệm ẩm thực như lớp học nấu ăn hoặc tham gia vào các buổi thực đơn đặc biệt.

Giải trí và vui chơi: Khách du lịch quốc tế thường tìm kiếm các hoạt động giải trí và vui chơi trong thành phố Điều này có thể bao gồm xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào các sự kiện âm nhạc và văn hóa, tham gia vào các tour du lịch giới thiệu về nghệ thuật, văn hóa địa phương, hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao và phiêu lưu.

Trải nghiệm nghỉ dưỡng: Một số khách du lịch quốc tế có nhu cầu tìm kiếm trải nghiệm nghỉ dưỡng và thư giãn trong thành phố Họ quan tâm đến các khu nghỉ dưỡng, khách sạn sang trọng và các dịch vụ spa để tận hưởng những ngày nghỉ tại thành phố.

Tổng quát, khách du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn khám phá văn hóa và lịch sử, tham quan các điểm đến nổi tiếng, mua sắm, thưởng thức ẩm thực, giải trí và tận hưởng các trải nghiệm nghỉ dưỡng.

2.2.2 Dự báo hành vi và nhu cầu khách hàng giai đoạn 2025 - 2040

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi và nhu cầu của khách du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025-2040:

Tăng trưởng kinh tế và thu nhập: Nếu kinh tế của Việt Nam và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, người dân có thể có thu nhập cao hơn, từ đó tăng cường khả năng chi tiêu cho du lịch.

Công nghệ và trải nghiệm du lịch: Sự tiến triển trong công nghệ, đặc biệt là thực tế ảo (VR) và trí tuệ nhân tạo (AI), có thể tạo ra các trải nghiệm du lịch mới và độc đáo, có thể tăng cường sự hấp dẫn của thành phố.

Bảo vệ môi trường và du lịch bền vững: Xu hướng ngày càng tăng về ý thức môi trường có thể thúc đẩy nhu cầu du lịch bền vững và trách nhiệm xã hội, khiến cho khách du lịch chọn các hoạt động và địa điểm du lịch thân thiện với môi trường.

Thay đổi trong sở thích và mong muốn du lịch: Có thể có sự dịch chuyển từ việc tìm kiếm trải nghiệm văn hóa truyền thống đến sự quan tâm đến giáo dục, y tế và trải nghiệm nghệ thuật.

Trang 33

Tăng cường kết nối quốc tế: Sự phát triển của giao thông và các cấu trúc kết nối quốc tế có thể làm tăng cường sự di chuyển giữa các quốc gia, đặc biệt là tăng cường số lượng du khách quốc tế đến thành phố.

Ảnh hưởng của sự kiện toàn cầu và yếu tố khẩn cấp: Các sự kiện toàn cầu như đại dịch, biến đổi khí hậu và các tình huống khẩn cấp có thể ảnh hưởng đến quyết định du lịch và loại hình hoạt động mà du khách quan tâm.

Chính sách du lịch và phát triển đô thị: Chính sách của chính quyền địa phương và quốc gia về du lịch cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi và nhu cầu của khách du lịch.

Những dự báo cụ thể:

a Nhóm khách hàng trẻ tuổi

Nhu cầu trải nghiệm kỹ thuật số và công nghệ: khách du lịch trẻ tuổi có nhu cầu tìm kiếm các trải nghiệm kỹ thuật số và sử dụng công nghệ để tùy chỉnh và chia sẻ trải nghiệm du lịch của họ Ứng dụng thực tế ảo và công nghệ trở thành một phần quan trọng trong hành trình du lịch.

Nhu cầu du lịch bền vững: Các dự án du lịch xã hội và cơ hội tình nguyện có thể hấp dẫn đối với khách du lịch trẻ tuổi Nhu cầu du lịch bền vững và trải nghiệm xã hội có thể tăng lên, với sự quan tâm đặc biệt ảnh hưởng tích cực đến môi trường và cộng đồng địa phương.

Nhu cầu du lịch chịu tác động lớn từ mạng xã hội: Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong quyết định du lịch của khách trẻ Khách du lịch trẻ có thể tìm kiếm và chia sẻ trải nghiệm du lịch độc đáo trên các nền tảng mạng xã hội

Xu hướng khám phá văn hóa và nghệ thuật: Các sự kiện nghệ thuật, festival và sự kiện văn hóa có thể thu hút đông đảo khách du lịch trẻ.

b Nhóm khách du lịch trung niên

Nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng: sức khỏe có thể trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định đi du lịch của khách trung niên, với sự tăng cường vào trải nghiệm thể dục, spa và chăm sóc sức khỏe.

Trang 34

Nhu cầu khám phá văn hóa nghệ thuật: nhu cầu khám phá các địa điểm nghệ thuật, bảo tàng, và sự kiện văn hóa.

Du lịch MICE và chất lượng: khách trung niên có thể ưu tiên vào chất lượng hơn là số lượng, tìm kiếm trải nghiệm độc đáo và dịch vụ cao cấp.

Nhu cầu tiện lợi trong du lịch: Sự tiện lợi trong việc sử dụng công việc để tìm kiếm thông tin, đặt phòng, và tương tác với các dịch vụ du lịch có thể đóng vai trò quan trọng.

Nhu cầu du lịch nhóm và gia đình: Xu hướng du lịch trong nhóm gia đình hoặc bạn bè để chia sẻ trải nghiệm và tạo ra kỉ niệm đáng nhớ.

2.2.3 Dự báo tổng cầu và cầu của thị trường

a Thị trường du lịch quốc tế

TP HCM đã được vinh danh là "Điểm đến du lịch kinh doanh hàng đầu châu Á", "Điểm đến Lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á" và nằm trong top 100 điểm đến du lịch được yêu thích nhất năm 2023, đó là lợi thế cho thành phố để đón thêm nhiều lượt khách quốc tế.

Sở Du lịch TP HCM ước tính, năm 2025, khách quốc tế đến TP HCM đạt khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 44,3% so với cùng kỳ 2023

Mặc dù ngành du lịch rất dễ ảnh hưởng và chịu tác động trực tiếp từ giá cả xăng dầu, các bất ổn về chính trị, kinh tế của khu vực và thế giới nhưng dự báo rằng năm 2025 ngành du lịch của TPHCM sẽ tiếp tục đà tăng trưởng này.

Nhóm khách hàng quốc tế Hàn Quốc luôn được xem là thị trường khách trọng điểm hàng đầu đối với TPHCM và Việt Nam Dự báo khách Hàn Quốc đến TP HCM năm 2024 sẽ đạt 1 triệu lượt Tiếp đến là khách Mỹ và Trung Quốc dự báo lần lượt đạt 400 nghìn và 300 nghìn lượt Ngoài ra còn có các khách quốc tế tiềm năng khác như Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản, Anh, Pháp, v.v

Dự báo rằng TPHCM sẽ đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024 Nhưng đó chỉ là dự báo, để đạt được con số đó thì TPHCM cần phải có những giải pháp nâng cao thứ hạng của của mình trên thị trường du lịch thế giới Để khai thác hiệu quả các thị trường khách du lịch quốc tế, thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với

Trang 35

các cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, khai thác hiệu quả các thị trường khách du lịch quốc tế có nhiều tiềm năng; phát triển các sản phẩm du lịch mới, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao để thúc đẩy du lịch phục hồi, phát triển bền vững.

b Thị trường du lịch nội địa

Năm 2023, lượt khách du lịch nội địa đến TP HCM đạt hơn 35 triệu lượt khách (tăng 7,4% so với năm 2022) TPHCM đứng thứ nhất về thu hút khách nội địa trong 6 tháng đầu năm 2023 TPHCM dự báo đến năm 2024 đón trên 39 triệu lượt khách du lịch nội địa.

Sau đại dịch thì xuất hiện tâm lý du lịch “trả đũa” cho thấy nhu cầu du lịch vẫn cao, bất chấp tình hình lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng cao Thị trường khách du lịch nội địa là thị trường có khả năng chống chịu, thích ứng với những thay đổi của thực tế, có khả năng phục hồi nhanh và mức độ tăng trưởng khá ổn định Các yếu tố được du khách quan tâm nhiều nhất là chất lượng dịch vụ (57,6%), tiếp đến là những thách thức được tìm hiểu, khám phá (57,1%), giá cả (55,5%) và an toàn dịch bệnh (42%).

Du khách trong nước thường đi du lịch dịp nghỉ hè, nghỉ lễ, phổ biến là những chuyến ngắn từ 2-3 ngày và đang có xu hướng kéo dài thời gian du lịch Khách hay đi theo nhóm nhỏ cùng bạn bè hoặc gia đình, ưu tiên lựa chọn những loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng núi, vui chơi giải trí, mua sắm, bên cạnh đó là du lịch văn hóa, tâm linh, thể thao, chăm sóc sức khỏe, v.v Về chi tiêu, du khách nội địa chi tiêu cho toàn chuyến ở mức trung bình Khi đặt mua sản phẩm du lịch, họ quan tâm nhiều đến chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi trực tiếp vào giá.

Đối với lượng khách du lịch nội địa có khả năng kinh tế cao thay vì du lịch trong nước, họ có thể lựa chọn những điểm đến gần đã áp dụng chính sách mở cửa tương đối thông thoáng sau đại dịch và có mức phí chênh lệch không quá nhiều so với các điểm du lịch trong nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore,v.v thậm chí là Hàn Quốc, Nhật Bản Vì thế, để thu hút mạnh mẽ du khách nội địa, nhất là bộ phận du khách chất

Trang 36

lượng, có mức chi tiêu cao, không cách nào khác phải bằng mọi cách đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu du khách trong nước.

Trang 37

CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH CỦATHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG HIỆN TẠI3.1.1 Hữu hình

Khách sạn: Đây là nơi du khách nghỉ ngơi, thư giãn, và sử dụng các dịch vụ như ăn uống, giặt là, spa, hồ bơi, phòng tập, vv Một số khách sạn nổi tiếng tại TP HCM là Khách sạn Rex, Khách sạn Caravelle, Khách sạn Majestic, vv Những khách sạn này có kiến trúc đẹp, lịch sử lâu đời, và phục vụ tốt.

Nhà hàng: Đây là nơi du khách thưởng thức các món ăn đặc trưng của TP HCM, cũng như các món ăn quốc tế Một số nhà hàng nổi tiếng tại TP HCM là Nhà hàng Quán Ăn Ngon, Nhà hàng Cục Gạch Quán, Nhà hàng Noir, vv Những nhà hàng này có không gian đẹp, thực đơn phong phú, và chất lượng thức ăn tuyệt vời.

Phương tiện di chuyển: Đây là những phương tiện mà du khách sử dụng để đi từ nơi này đến nơi khác trong TP HCM, cũng như đến các điểm du lịch lân cận Một số phương tiện di chuyển phổ biến tại TP HCM là xe buýt, xe ôm, xe máy, xe đạp, xe xích lô, xe buýt hai tầng, xe buýt đường sông, vv Những phương tiện này có giá cả hợp lý, dễ dàng tìm thấy, và mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách.

Các điểm tham quan: Đây là những nơi mà du khách có thể chiêm ngưỡng, khám phá, và học hỏi về văn hóa, lịch sử, tự nhiên, và con người của TP HCM Một số điểm tham quan nổi tiếng tại TP HCM là Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Chợ Bến Thành, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Khu du lịch sinh thái Cần Giờ, vv Những điểm tham quan này có giá trị lịch sử, văn hóa, và du lịch cao, và thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Các sản phẩm mua sắm: Đây là những mặt hàng mà du khách có thể mua làm quà, lưu niệm, hoặc sử dụng cho bản thân Một số sản phẩm mua sắm phổ biến tại TP HCM là áo dài, nón lá, cà phê, tranh đá quý, đồ gốm sứ, đồ lưu niệm vv Những sản phẩm này có đặc trưng riêng, chất lượng tốt, và giá cả hợp lý.

Trang 38

Các sản phẩm ẩm thực: Đây là những món ăn, đồ uống, và đặc sản mà du khách có thể thưởng thức tại TP HCM Một số sản phẩm ẩm thực nổi tiếng tại TP HCM là phở, bánh mì, bún bò Huế, bánh xèo, gỏi cuốn, các loại chè, bánh tráng trộn, các loại cà phê, cơm tấm, vv Những sản phẩm này có hương vị đặc biệt, phong phú, và đa dạng, mang đậm nét văn hóa ẩm thực của TP HCM.

Các sản phẩm nghệ thuật: Đây là những tác phẩm, biểu diễn, và hoạt động nghệ thuật mà du khách có thể chiêm ngưỡng, thưởng thức, và tham gia tại TP HCM Một số sản phẩm nghệ thuật nổi tiếng tại TP HCM là múa rối nước, hát bội, cải lương, đờn ca tài tử, các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, sân khấu kịch, rạp chiếu phim, vv Những sản phẩm này có tính sáng tạo, nghệ thuật, và giải trí cao, phản ánh nét văn hóa nghệ thuật của TP HCM.

Các sản phẩm giải trí: Đây là những trò chơi, hoạt động, và dịch vụ giải trí mà du khách có thể tham gia để vui chơi, thư giãn, và xả stress tại TP HCM Một số sản phẩm giải trí nổi tiếng tại TP HCM là Công viên Suối Tiên, Công viên Văn hóa Đầm Sen, Công viên Kỳ Quan Thế Giới, Công viên nước Kizciti, Sài Gòn Skydeck, Sài Gòn Zoo and Botanical Garden, các Spa, các quán karaoke, Bar, vv.

TP.HCM có hàng chục sản phẩm du lịch đặc trưng góp phần tạo sự đa dạng cho điểm đến nhưng cần tăng cường liên kết, nâng chất lượng để thu hút thêm nhiều khách du lịch Ở TP HCM, tính hữu hình của sản phẩm thường được liên kết với các yếu tố như thương hiệu, chất lượng, và trải nghiệm người dùng Sự chú trọng vào các giá trị như sáng tạo, tiện lợi, và bền vững cũng đang ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm.

3.1.2 Vô hình

Dịch vụ ẩm thực:

+ Quán cà phê và trà sữa: Thành phố nổi tiếng với đa dạng các quán cà phê và trà sữa, từ các quán đường phố đến những quán có thiết kế độc đáo.

+ Nhà hàng đặc sản: Các nhà hàng phục vụ ẩm thực đặc sản miền Nam Việt Nam, như bún riêu, bánh mì Huỳnh Hoa, phở, cơm niêu, và các món ngon khác.

Trang 39

+ Buffet sông Sài Gòn: Dịch vụ này mang lại trải nghiệm ẩm thực trên sông với đủ các món ăn Việt Nam và quốc tế.

Dịch vụ giải trí:

+ Quán bar và club: Thành phố có nhiều quán bar và club nổi tiếng, đặc biệt là ở khu phố đi bộ Bùi Viện, là nơi tập trung của giới trẻ và du khách.

+ Rạp chiếu phim đa dạng: Các rạp chiếu phim hiện đại tại các trung tâm mua sắm và khu vực trung tâm thường xuyên mang lại những bộ phim nổi tiếng.

Dịch vụ mua sắm:

+ Chợ Bến Thành: Là một trong những chợ truyền thống nổi tiếng, chợ Bến Thành cung cấp đủ các sản phẩm từ thực phẩm, đồ điện tử, đến đồ lưu niệm và đồ thủ công.

+ Trung tâm thương mại: Các trung tâm thương mại như Vincom, Takashimaya, và Saigon Centre cung cấp trải nghiệm mua sắm hiện đại với nhiều thương hiệu quốc tế và địa phương.

Dịch vụ du lịch và tham quan:

+ Tour tham quan đô thị: Các tour du lịch bằng xe buýt mở tại thành phố giúp du khách khám phá các địa điểm nổi tiếng và lịch sử của Sài Gòn.

+ Chuyến tham quan trên sông: Du khách có thể tham gia các chuyến tham quan trên sông Sài Gòn để ngắm cảnh đẹp của thành phố từ dòng sông.

Dịch vụ spa và thể dục:

+ Spa độc đáo: Thành phố có nhiều spa chất lượng cao, cung cấp các liệu pháp truyền thống và đương đại.

+ Các trung tâm thể dục: Các trung tâm thể dục và phòng tập gym hiện đại giúp người dân và du khách duy trì sức khỏe và phong cách sống năng động.

Dịch vụ văn hóa và giáo dục:

+ Bảo tàng và triển lãm: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, và các triển lãm nghệ thuật địa phương là những điểm đến văn hóa phổ biến.

+ Lớp học nghệ thuật và văn hóa: Nhiều nơi cung cấp lớp học về nghệ thuật, nấu ăn, và các hoạt động văn hóa để du khách có thể tham gia và học hỏi.

Trang 40

3.2 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG TRONG TƯƠNG LAI3.2.1 Hữu hình

Để phát triển sản phẩm du lịch hữu hình đặc trưng cho Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai: Bằng cách tập trung vào việc phát triển các sản phẩm du lịch hữu hình đặc trưng, Thành phố Hồ Chí Minh có thể tạo ra những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn, góp phần thu hút và giữ chân du khách, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.

Dưới đây là một số phương án cụ thể để phát triển các lĩnh vực khác nhau tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai:

+ Du lịch và Khách sạn: Tận dụng mạng lưới giao thông thuận tiện và nền kinh tế phát triển để thu hút đầu tư Phát triển cơ sở vật chất và dịch vụ chất lượng cao, đa dạng hóa tài nguyên du lịch Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ Tận dụng công nghệ thông minh và chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm của khách hàng tại các khách sạn và điểm du lịch, như việc sử dụng ứng dụng photo booth chụp hình 360 độ, hệ thống điều khiển thông qua giọng nói và điện thoại thông minh Sử dụng máy tính bảng khảo sát dịch vụ để thu thập dữ liệu quan trọng, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng cường sự hài lòng của khách hàng Khuyến khích và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch, nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, độc đáo Tận dụng các chính sách mới như thị thực điện tử và nâng thời hạn tạm trú để thu hút khách du lịch quốc tế và tăng cường định vị thương hiệu du lịch của thành phố trên trường quốc tế.

+ Giao thông: Thành phố nên triển khai dự án phát triển giao thông xanh, bao gồm xây dựng tuyến buýt nhanh BRT dọc Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, chuyển đổi sang sử dụng phương tiện vận chuyển nhiều khách như tàu điện ngầm, xe điện để giảm áp lực lên môi trường.

+ Điểm tham quan: Tập trung cải tạo nâng cấp các điểm tham quan hiện có như Địa Đạo Củ Chi, Chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, v.v Khám phá và xây dựng thêm các điểm tham quan mới dựa trên nét đặc trưng của TP HCM về văn hóa và lịch sử v.v.

Ngày đăng: 16/04/2024, 22:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan