1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối liên giữa một số tình trạng toàn thân thường gặp và sức khỏe răng miệng

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Liên Giữa Một Số Tình Trạng Toàn Thân Thường Gặp Và Sức Khỏe Răng Miệng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 778,51 KB

Nội dung

Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở bệnh nhân đái tháo đường .... Chăm sóc sức khỏe răng miệng trên bệnh nhân đái tháo đường .... Nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe răng miệng ở bệnh nhân đ

Trang 1

1

Trang 2

2

MỤC LỤC

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 4

1.1 Tổng quan về đái tháo đường 4

1.1.1 Định nghĩa 4

1.1.2 Dịch tễ 4

1.1.3 Triệu chứng 4

1.2 Nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe răng miệng ở bệnh nhân đái tháo đường 4

1.2.1 Nguy cơ tổng quát tại ghế nha 4

1.2.2 Nguy cơ bệnh lý 4

1.3 Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở bệnh nhân đái tháo đường 5

1.3.1 Sàng lọc, đánh giá nguy cơ bệnh đái tháo đường trên lâm sàng nha khoa 5

1.3.2 Chăm sóc sức khỏe răng miệng trên bệnh nhân đái tháo đường 6

BỆNH LÝ TIM MẠCH 8

2.1 Tổng quan về bệnh tim mạch 8

2.1.1 Tăng huyết áp 8

2.1.2 Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) 8

2.2 Mối liên hệ giữa các bệnh tim mạch và sức khỏe răng miệng 8

2.2.1 Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và sức khỏe răng miệng 8

2.2.2 Mối liên hệ giữa viêm nội tâm mạc và sức khỏe răng miệng 9

2.3 Chăm sóc răng miệng ở người mắc bệnh tim mạch 9

2.3.1 Đối với bác sĩ 9

2.3.2 Đối với bệnh nhân 9

THAI KỲ 11

Trang 3

3

3.1 Những thay đổi trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng

11

3.1.1 Nội tiết tố 11

3.1.2 Ốm nghén 11

3.1.3 Trào ngược dạ dày thực quản 11

3.2 Nguy cơ đối với sức khoẻ răng miệng ở phụ nữ có thai 11

3.2.1 Bệnh nha chu 11

3.2.2 U nhú thai kỳ 12

3.2.3 Sâu răng 13

3.3 Chăm sóc răng miệng ở phụ nữ có thai 13

3.3.1 Nha khoa phòng ngừa trong thai kỳ 13

3.3.2 Điều trị nha khoa đối với phụ nữ có thai 13

RỐI LOẠN TÂM LÝ 16

4.1 Tổng quan 16

4.2 Rối loạn tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng? 16

4.2.1 Rối loạn khớp thái dương hàm 16

4.2.2 Loét áp tơ 16

4.2.3 Nghiến răng 16

4.2.4 Bệnh nha chu 16

4.2.5 Sâu răng 17

4.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động của rối loạn tâm lý đối với sức khỏe răng miệng 17

4.3.1 Đối với bệnh nhân 17

4.3.2 Đối với bác sĩ 18

Trang 4

4

CHƯƠNG 1: ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1.1 Tổng quan về đái tháo đường

1.1.1 Định nghĩa

Đái tháo đường là thuật ngữ chung cho các rối loạn chuyển hóa mãn tính đặc trưng bởi tăng đường huyết do thiếu hụt bài tiết insulin và/hoặc đề kháng với tác dụng của insulin

1.1.2 Dịch tễ

Đái tháo đường hiện ảnh hưởng đến khoảng 529 triệu người trên toàn thế giới Trong đó, đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 96% tổng số trường hợp, type 1 và đái tháo đường thai

kỳ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ và hiếm gặp hơn

1.1.3 Triệu chứng

Các triệu chứng của đái tháo đường thường gặp bao gồm: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu

nhiều, sụt/tăng cân nhiều

1.2 Nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe răng miệng ở bệnh nhân đái tháo đường

1.2.1 Nguy cơ tổng quát tại ghế nha

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ hạ đường huyết do căng thẳng cao khi thăm khám

và điều trị nha khoa, dẫn đến:

Rối loạn tim mạch: mạch nhanh, tăng huyết áp, đánh trống ngực,

Rối loạn thần kinh: khó chịu, lo âu, buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi,

1.2.2 Nguy cơ bệnh lý

Đái tháo đường là một bệnh lý hệ thống có biến chứng đa dạng ở miệng thông qua một

số cơ chế chính: suy giảm chức năng bạch cầu đa nhân trung tính, tăng hoạt động men collagenase và giảm tổng hợp collagen, bệnh vi mạch và bệnh thần kinh

Bệnh nha chu: Tỷ lệ mắc viêm nha chu, viêm nướu quá sản, tiêu xương ổ rất cao ở bệnh

nhân đái tháo đường Mối quan hệ hai chiều giữa bệnh nha chu và đái tháo đường đã được

Trang 5

5

chứng minh, theo đó việc chăm sóc nha chu thích hợp có thể tạo ra những tác động có lợi đối với kiểm soát chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường và ngược lại

Rối loạn chức năng tiết nước bọt: Dịch tiết nước bọt rất quan trọng trong việc làm sạch

cơ học, bảo vệ khoang miệng thông qua các cơ chế sinh lý và sinh hóa, đồng thời hỗ trợ chức năng vị giác và chức năng đệm Do đó, rối loạn tiết nước bọt có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống thông qua ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, tình trạng dinh dưỡng

và dẫn đến các vấn đề bệnh lý khác

Sâu răng: Tỷ lệ sâu răng ở nhóm mắc bệnh đái tháo đường cao hơn so với nhóm không

mắc bệnh Nguyên nhân được cho là có liên quan chặt chẽ đến tình trạng rối loạn tiết nước bọt

Mất răng: Tỷ lệ mất răng ngày càng tăng ở bệnh nhân đái tháo đường liên quan đến mức

độ nghiêm trọng của bệnh nha chu dẫn đến răng lung lay, tiêu xương ổ hoặc hoại tử tủy do tăng đường huyết kéo dài dẫn đến phải nhổ bỏ răng

Nhiễm trùng miệng: Tình trạng tăng đường huyết, rối loạn chức năng miễn dịch và giảm

pH khoang miệng sẽ thúc đẩy Candida và các vi sinh vật thường trú hoạt động mạnh mẽ, tăng hình thành khuẩn lạc và mảng bám gây nên nhiễm trùng

Chậm lành thương: Đái tháo đường có liên quan đến khả năng lành thương kém, tăng

nguy cơ nhiễm trùng, tăng nguy cơ gãy xương, loãng xương và giảm tái tạo xương

1.3 Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở bệnh nhân đái tháo đường

1.3.1 Sàng lọc, đánh giá nguy cơ bệnh đái tháo đường trên lâm sàng nha khoa

Cần chú ý các dấu hiệu gợi ý tình trạng đái tháo đường nhằm chỉ định làm xét nghiệm tầm soát như:

• Có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường, tuổi già

• Thừa cân, béo phì

• Có tình trạng khô miệng, ít nước bọt

• Đa sâu răng, cao răng xuất hiện nhiều hơn và thường xuyên hơn

• Viêm nướu sung huyết quá sản, viêm nha chu, độ sâu túi nha chu >4mm

• Tổn thương nhiễm trùng tiến triển nhanh, chậm lành thương

Trang 6

6

1.3.2 Chăm sóc sức khỏe răng miệng trên bệnh nhân đái tháo đường

1.3.2.1 Đối với nha sĩ

Do vệ sinh răng miệng có thể gây đau, khó chịu và dễ bị bỏ qua khi có biến chứng miệng, các nha sĩ cần đưa ra lời khuyên và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng Ngoài ra, có thể tham gia các chương trình thăm khám và truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng nhằm phòng ngừa, tầm soát và điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng gây nên gánh nặng

về bệnh tật và chi phí

Trên lâm sàng, nha sĩ cần chú ý đánh giá tình trạng sức khỏe và mức đường huyết của bệnh nhân trước khi thực hiện bất kì thủ thuật nào, đặc biệt đối với các thủ thuật xâm lấn như cắt nướu, nhổ răng khôn, implant,

1.3.2.2 Đối với bệnh nhân

Bệnh nhân cần có nhận thức đúng mức về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng Thực hiện đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluoride, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, tháo hàm giả vào ban đêm và vệ sinh cho hàm giả để bảo vệ sức khỏe răng miệng là vô cùng cơ bản và cần thiết

Nên đến các cơ sở nha khoa ngay khi có các biểu hiện bất thường, thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh lý răng miệng cũng như biểu hiện sớm của bệnh lý toàn thân lên khoang miệng

Tăng cường hoạt động thể chất, ăn thực phẩm lành mạnh, giảm trọng lượng cơ thể và kiểm soát huyết áp, mức cholesterol, đường huyết và cảm xúc được chỉ ra có thể ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường

Tài liệu tham khảo

1 Hoàng Tử Hùng (2004) Bệnh học Miệng: Triệu chứng học.ĐH Y Dược TPHCM

2 Petersmann, A., Müller-Wieland, D., Müller, U A., Landgraf, R., Nauck, M., Freckmann, G., Heinemann, L., & Schleicher, E (2019) Definition, Classification and

Diagnosis of Diabetes Mellitus Experimental and clinical endocrinology & diabetes :

official journal, German Society of Endocrinology [and] German Diabetes Association, 127(S 01), S1–S7 https://doi.org/10.1055/a-1018-9078

Trang 7

7

3 Genco, R J., & Borgnakke, W S (2020) Diabetes as a potential risk for periodontitis:

association studies Periodontology 2000, 83(1), 40–45 https://doi.org/10.1111/prd.12270

4 Nazir, M A., AlGhamdi, L., AlKadi, M., AlBeajan, N., AlRashoudi, L., & AlHussan,

M (2018) The burden of Diabetes, Its Oral Complications and Their Prevention and

Management Open access Macedonian journal of medical sciences, 6(8), 1545–1553

https://doi.org/10.3889/oamjms.2018.294

5 Jadhav, A N., Tarte, P R., & Puri, S K (2019) Dental clinic: Potential source of

high-risk screening for prediabetes and type 2 diabetes Indian journal of dental research :

official publication of Indian Society for Dental Research, 30(6), 851–854

https://doi.org/10.4103/ijdr.IJDR_80_18

6 GBD 2021 Diabetes Collaborators (2023) Global, regional, and national burden of diabetes from 1990 to 2021, with projections of prevalence to 2050: a systematic analysis

for the Global Burden of Disease Study 2021 Lancet (London, England), 402(10397), 203–

234 https://doi.org/10.1016/S0140-6736(23)01301-6

Trang 8

8

CHƯƠNG 2: BỆNH LÝ TIM MẠCH

2.1 Tổng quan về bệnh tim mạch

Trong nha khoa, bệnh nhân mắc các vấn đề tim mạch không gây trở ngại đáng kể cho việc điều trị Điều quan trọng là phải biết phân loại bệnh tim mạch của bệnh nhân, thuốc dùng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt lưu ý rằng các tai biến nha khoa đối với bệnh nhân tim mạch chủ yếu xảy ra trong quá trình gây tê

2.1.1 Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng tăng huyết áp bất thường Ở người lớn, huyết áp tâm thu duy trì từ 140 mmHg trở lên hoặc kéo dài, huyết áp tâm trương duy trì từ 90 mmHg trở lên được xác định là tăng huyết áp

2.1.2 Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK)

Là tình trạng nhiễm trùng ở lớp nội tâm mạc của tim, thường do nhiễm trùng trên một hay nhiều van tim, hoặc nhiễm trùng dụng cụ đặt trong buồng tim Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là một bệnh lý nghiêm trọng có tỷ lệ tử vong cao, do đó, cần chú trọng vấn đề phòng ngừa

2.2 Mối liên hệ giữa các bệnh tim mạch và sức khỏe răng miệng

2.2.1 Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và sức khỏe răng miệng

2.2.1.1 Khô miệng

Triệu chứng khô miệng liên quan đến sự giảm tiết của các tuyến nước bọt Các thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II trong điều trị tăng huyết áp có thể làm giảm tiết nước bọt Sử dụng thuốc là chất đối vận Beta có tác dụng phong tỏa thụ thể β đã được chứng minh là làm giảm đáng kể nồng độ protein và hoạt động của amylase gây giảm thể tích nước bọt nói chung

2.2.1.2 Chảy máu hậu phẫu

Các loại thuốc chống huyết khối thường được sử dụng trong bệnh tim mạch như là: thuốc kháng đông Warfarin, Heparin; thuốc chống kết tập tiểu cầu Aspirin, Clopidogrel,

Trang 9

9

Bệnh nhân tăng huyết áp sử dụng các loại thuốc chống huyết khối là nguy cơ chảy máu sau hậu phẫu nói chung, thủ thuật nha khoa xâm lấn nói riêng

2.2.2 Mối liên hệ giữa viêm nội tâm mạc và sức khỏe răng miệng

2.2.2.1 Hệ vi sinh vật gây viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Các vi sinh vật xâm nhập vào nội mạc cơ tim có thể xuất phát từ các vị trí khác ở xa (ví dụ: áp xe ổ, viêm nhiễm hoặc nướu bị nhiễm trùng) hoặc có đường vào rõ ràng như catheter tĩnh mạch trung tâm hoặc nơi chích ma túy Hầu như bất kì vật liệu ngoại lại cấy ghép nào cũng có nguy cơ bị vi khuẩn xâm chiếm, do đó trở thành một nguồn nhiễm khuẩn máu và

có thể gây ra viêm nội tâm mạc

Viêm nội tâm mạc cũng có thể là hậu quả của bệnh nhiễm khuẩn huyết không triệu chứng, xảy ra trong các thủ thuật xâm lấn về răng miệng, y tế hoặc phẫu thuật Ngay cả đánh răng

và nhai cũng có thể gây nhiễm khuẩn huyết (thường là do Viridans streptococci) ở bệnh

nhân bị viêm nướu

Thói quen vệ sinh răng miệng tốt được khuyến khích một cách tích cực ở tất cả các bệnh nhân trải qua phẫu thuật van tim để giảm tải lượng vi khuẩn trong khoang miệng, do đó giảm thiểu sự lây lan qua đường máu của các vi sinh vật gây bệnh quanh cơ thể

2.3 Chăm sóc răng miệng ở người mắc bệnh tim mạch

2.3.1 Đối với bác sĩ

• Cần khai thác tiền sử, bệnh sử, các thuốc bệnh nhân sử dụng, đặc điểm lâm sàng có thể nhận biết để có thể nắm bắt kịp thời và đưa ra các giải pháp điều trị an toàn cho bệnh nhân

• Đối với các trường hợp dị ứng hoặc triệu chứng nặng, tham khảo ý kiến của các bác sĩ tim mạch để có một kế hoạch điều trị phù hợp

2.3.2 Đối với bệnh nhân

Cần kiểm soát sức khỏe răng miệng tốt để phòng ngừa những vấn đề nha khoa yêu cầu thủ thuật xâm lấn như cắt nướu, nhổ răng khôn, implant,

Tài liệu tham khảo:

Trang 10

10

1 Bộ Môn Nội Tổng Quát (2021) Triệu chứng và bệnh học nội khoa 1 Trường Y khoa

Phạm Ngọc Thạch

Oral Medicine Elsevier Health Sciences.

York State Dental Journal, 69(9), 58.

4 Mancia, G., Kreutz, R., Brunström, M., Burnier, M., Grassi, G., Januszewicz, A., & Kjeldsen, S E (2023) 2023 ESH Guidelines for the management of arterial hypertension The Task Force for the management of arterial hypertension of the European Society of Hypertension: Endorsed by the International Society of Hypertension (ISH) and the

European Renal Association (ERA) Journal of Hypertension, 41(12), 1874-2071.

Trang 11

11

CHƯƠNG 3: THAI KỲ

3.1 Những thay đổi trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng

3.1.1 Nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể làm thay đổi lưu lượng nước bọt Những thay đổi về

số lượng và chất lượng nước bọt này có thể làm tăng khả năng bị sâu răng ở phụ nữ mang thai

Khi mang thai, nước bọt và dịch nướu có chứa hàm lượng hormone cao, một số loại vi khuẩn có thể sử dụng các hormone này để phát triển từ đó có thể gây ra các về đề ở nướu

3.1.2 Ốm nghén

Ốm nghén có thể gây ra các vấn đề về răng miệng nếu cảm giác buồn nôn làm cho phụ

nữ mang thai khó sử dụng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa, điều này có thể thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng kém hơn trước đây tạo điều kiện cho các vi khuẩn thường trú trong miệng gây ra các vấn đề sức khoẻ

3.1.3 Trào ngược dạ dày thực quản

Trong tam cá nguyệt thứ ba, một số phụ nữ bị ợ chua trầm trọng hoặc trào ngược dạ dày thực quản Acid dạ dày gây kích ứng mô nướu, làm suy yếu men răng và dẫn đến tình trạng xoi mòn răng (erosion)

3.2 Nguy cơ đối với sức khoẻ răng miệng ở phụ nữ có thai

3.2.1 Bệnh nha chu

Viêm nướu là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất, xuất hiện ở 60 – 75% phụ nữ có thai, thường biểu hiện từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 8 của thai kỳ Đặc điểm lâm sàng của viêm nướu thai kỳ giống như viêm nướu ở người không mang thai: bề mặt nướu trơn bóng, viền sưng đỏ và dễ chảy máu Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể do nồng độ progesterone trong máu cao, làm tăng tính thấm thành mạch; ngoài ra, có thể do thiếu vitamin C

Trang 12

12

3.2.2 U nhú thai kỳ

U nhú thai kỳ (u hạt sinh mủ) có thể xuất hiện ở khoảng 10% phụ nữ mang thai, là một loại u lành tính Đặc điểm lâm sàng:

• Khối hồng ban, không đau, trơn láng, có cuống hoặc không có cuống, có thể có nhiều thuỳ

• Chảy máu khi chạm

• Thường phát triển ở nướu, tuy nhiên cũng có thể gặp ở môi, lưỡi hoặc niêm mạc miệng

• Đường kính từ vài mm đến vài cm

U nhú thai kỳ có thể được phẫu thuật cắt bỏ trong thời gian mang thai nếu nó cản trở vệ sinh răng miệng, nhai và nói; nhưng có thể tái phát

Hình 3.1: U nướu thai kỳ (Nguồn: The ADA

Practical Guide to Patients with Medical

Conditions, 2nd Edition)

Trang 13

13

3.2.3 Sâu răng

Phụ nữ mang thai có nguy cơ sâu răng cao hơn do sự thay đổi lượng nước bọt và hệ vi sinh vật khoang miệng; ốm nghén; vệ sinh răng miệng kém và những thay đổi chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai

3.3 Chăm sóc răng miệng ở phụ nữ có thai

3.3.1 Nha khoa phòng ngừa trong thai kỳ

3.3.1.1 Vệ sinh răng miệng

• Duy trì vệ sinh răng miệng: chải răng đúng cách với kem đánh răng có fluoride và

sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ngày

• Súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối ấm giúp nướu thư giãn và giảm

độ nhạy cảm của nướu

• Có thể sử dụng kẹo xylitol để hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng

3.3.1.2 Khám răng định kỳ

Cần thăm khám răng miệng toàn diện trước khi mang thai và định kỳ để phát hiện các bất thường và điều trị kịp thời

3.3.2 Điều trị nha khoa đối với phụ nữ có thai

3.3.2.1 Điều trị không khẩn cấp

• Ba tháng đầu: thai nhi dễ bị ảnh hưởng nhất bởi môi trường vì đây là giai đoạn hình thành các cơ quan, những can thiệp nha khoa không cần thiết có thể dẫn đến sảy thai

Hình 3.2: Sâu răng ở phụ nữ mang thai (Nguồn:

Popovici D, Crauciuc E, Socolov R, et al Early Diagnosis and Treatment of Dental Caries in

Pregnancy)

Ngày đăng: 09/05/2024, 14:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w