1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ Điều trị của người bệnh tăng huyết Áp tại xã phù lưu, hòa xá, vạn thái, huyện Ứng hòa, hà nội năm 2023

54 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại xã Phù Lưu, Hòa Xá, Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, Hà Nội năm 2023
Trường học Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa
Chuyên ngành Y tế công cộng
Thể loại Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 168,47 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (9)
    • 1. Tổng quan về tăng huyết áp (9)
    • 2. Tổng quan về tuân thủ điều trị tăng huyết áp (11)
    • 3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu (17)
    • 4. Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị THA của bệnh nhân điều trị ngoại trú (18)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu (19)
    • 2. Phương pháp nghiên cứu (19)
    • 3. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu (20)
    • 4. Tiêu chí đánh giá chỉ số nghiên cứu (21)
    • 5. Các bước thực hiện nghiên cứu (23)
    • 6. Kiểm soát sai số và xử lý số liệu (24)
    • 7. Đạo đức nghiên cứu (24)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (25)
    • 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (25)
    • 2. Đặc điểm tuân thủ điều trị (28)
    • 3. Các yếu tố liên quan (31)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (33)
    • 1. Đặc điểm chung của đối tượng (33)
    • 2. Tuân thủ chế độ thuốc (35)
    • 3. Tuân thủ điều trị không dùng thuốc (36)
    • 4. Tuân thủ điều trị chung (38)
    • 5. Các yếu tố liên quan (38)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (42)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................37 (43)

Nội dung

THA có thể khống chế được với mục tiêu mong muốn nhưng số người điều trị đạt được “huyết áp mục tiêu” lại không nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này là do tính chất âm thầm của bệnh nên thường bị bỏ qua ở giai đoạn chưa biến chứng, sự tác động của nhiều yếu tố liên quan đến lối sống, thói quen ăn uống và tập thể dục, lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá. Đặc biệt, mặc dù việc duy trì dùng thuốc hạ huyết áp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giúp đạt được huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân thì qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy việc bỏ trị và tuân thủ điều trị kém phổ biến ở hầu hết các khu vực. Theo CDC, năm 2013, tỷ lệ tuân thủ điều trị trên thế giới chỉ đạt từ 20-30%. Tại Việt Nam, Vũ Xuân Phú và Bùi Thị Mai Tranh cho biết tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân thành thị khoảng từ 25- 44,8%. Khảo sát tình trạng bỏ điều trị ở bệnh nhân đã từng khám và điều trị ở bệnh viện Trưng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh, Lý Huy Khanh cho biết sau khi rời phòng khám 6 tháng đã có tới 79% bệnh nhân bỏ trị. Điều này cho thấy tình trạng bỏ điều trị và không tuân thủ điều trị thuốc ở bệnh nhân ngoại viện hết sức đáng lo ngại và cần có những can thiệp kịp thời.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Người bệnh THA được khám, lập danh sách quản lý tại 03 xã Phù Lưu, Hòa

* Tiêu chuẩn lựa chọn đối với đối tượng nghiên cứu là người:

- Bệnh nhân có khả năng trả lời phỏng vấn.

- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

- Từ chối tham gia vào nghiên cứu.

- Có các vấn đề về sức khỏe không thể tham gia trả lời câu hỏi nghiên cứu.

Xã Phù Lưu, Hòa Xá, Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội.

1.3 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02/2023 đến tháng 6/2023.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ: n = Z1-α/2 2 x p (1-p) d 2 Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu. p = 0,33 (ước tính tỷ lệ không tuân thủ điều trị THA theo nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh năm 2013).

Z 2 1-α/2: Hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin cậy 95%, Z1-α/2 = 1,96 d: Sai số cho phép Chọn d = 0,05.

Tính được cỡ mẫu tối thiểu là 360.

- Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Bất kỳ người bệnh nào đến khám, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn và không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ sẽ được chọn vào nghiên cứu cho đến khi đủ 340 người.

Nội dung và các chỉ số nghiên cứu

3.1 Đặc điểm chung các đối tượng nghiên cứu

- Đặc điểm mắc bệnh của bệnh nhân: thời gian phát hiện mắc bệnh

- Các bệnh mắc kèm theo

- Đặc điểm dùng thuốc ở bệnh nhân: chế độ liều dùng, số thuốc dùng, tác dụng không mong muốn

- Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu

3.2 Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp

- Tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc

- Tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn

- Tỷ lệ tuân thủ hạn chế sử dụng rượu, bia

- Tỷ lệ tuân thủ không hút thuốc lá thuốc lào

- Tỷ lệ tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập thể lực

- Tỷ lệ tuân thủ theo dõi huyết áp và khám bệnh định kỳ

- Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung

3.3 Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp

- Các yếu tố liên quan giữa giới tính với các chỉ tiêu cần tuân thủ (thuốc, chế độ ăn, hạn chế rượu bia, ngừng hút thuốc lá thuốc lào, chế độ thể dục, theo dõi huyết áp).

- Các yếu tố liên quan giữa trình độ văn hóa với các chi tiêu cần tuân thủ(thuốc, chế độ ăn, hạn chế rượu/bia, ngừng hút thuốc lá thuốc lào, chế độ thể dục,theo dõi huyết áp).

- Các yếu tố liên quan giữa tình trạng chung sống, điều kiện kinh tế với các chi tiêu cần tuân thủ (thuốc, chế độ ăn, hạn chế rượu bia, ngừng hút thuốc lá thuốc lào, chế độ thể dục, theo dõi huyết áp).

- Các yếu tố liên quan giữa đặc điểm dùng thuốc với tuân thủ điều trị thuốc.

- Các yếu tố liên quan giữa tuân thủ chế độ sinh hoạt, rèn thể lực, tuân thủ theo dõi huyết áp và khám định kỳ với tuân thủ chế độ ăn.

- Các yếu tố liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc, thăm khám định kỳ, theo dõi huyết áp với với tuân thủ điều trị chung.

- Các yếu tố liên quan giữa tuân thủ điều trị và đạt huyết áp mục tiêu.

Tiêu chí đánh giá chỉ số nghiên cứu

Tất cả các tiêu chỉ đều được đánh giá trong khoảng thời gian 1 tháng Trước khi mô tả mức độ tuân thủ chế độ điều trị THA chung, nghiên cứu sẽ mô tả chi tiết về mức độ tuân thủ từng tiêu chí trên của BN, rồi xác định một số các yếu tố liên quan với một số loại tuân thủ này.

4.1 Đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc

Tuân thủ sử dụng thuốc: là sử dụng thường xuyên tất cả các loại thuốc được kê đơn theo đúng chỉ dẫn của CBYT.

Nghiên cứu sử dụng Bộ câu hỏi phỏng vấn của Morisky (MAQ) để đánh giá tuân thủ điều trị MAQ gồm 8 câu hỏi, mỗi câu được chấm điểm 0 hoặc 1 Tổng số điểm đạt được từ 0 đến 8 phản ánh mức độ tuân thủ.

- 1-2 điểm: Tuân thủ trung bình

- > 3 điểm: Tuân thủ kém/không tuân thủ

Sau đó, để phù hợp với việc so sánh với các nghiên cứu tại Việt Nam, nghiên cứu sinh chia theo 2 mức gồm:

- Có tuân thủ (điểm số từ 0-2)

4.2 Đánh giá tuân thủ chế độ ăn

Tuân thủ chế độ ăn: Là ăn hạn chế muối natri, cholesterol và acid béo no. Hạn chế muối natri: Không tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối natri được quy ước trong nghiên cứu này là khi BN ăn > 6gr muối hay > 1 thìa cà phê muối mỗi ngày hay thường ăn các loại thực phẩm có nhiều muối natri như các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn (thịt hun khói, xúc xích, thịt hộp, bơ mặn, nước tương, muối vừng khi ăn chung với gia đình [4].

Hạn chế cholesterol và acid béo no: Không tuân thủ chế độ ăn hạn chế cholesterol và acid béo no là ăn mỡ động vật dạng thịt mỡ hoặc dùng mỡ động vật rán/chiến/xảo, lòng đỏ trứng, bơ Đánh giá tuân thủ chế độ ăn thông qua bảng câu hỏi, từ câu 9 đến câu 16, BN sẽ được hỏi về mức độ thưởng xuyên ăn các thức ăn trên với thang đo 4 mức:

Thường xuyên (> 4 lần/tuần): 3 điểm

Thỉnh thoảng (2 - 3 lần/tuần): 2 điểm

Có khi (1 lần/tuần): 1 điểm

Khi đánh giá mức độ tuân thủ chế độ ăn, bệnh nhân (BN) được chấm điểm từ 0 đến 24 Nếu BN đạt điểm trên 8, được coi là không tuân thủ chế độ ăn Ngược lại, nếu điểm bằng hoặc dưới 8, được coi là có tuân thủ chế độ ăn.

4.3 Đánh giá tuân thủ hạn chế rượu/bia, không sử dụng thuốc lá, thuốc lào

- Hạn chế uống rượu/bia: Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của BYT năm 2010, bệnh nhân tăng huyết áp nên hạn chế sử dụng bia rượu Cụ thể, số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/ngày (nữ) 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương 330ml bia hoặc 120ml rượu vang).

Trong khi đó, bệnh nhân tăng huyết áp phải ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào [4].

- Nghiên cứu này đánh giá tuân thủ điều trị liên quan đến rượu/bia trong tuần qua bằng cách hỏi về số lượng rượu hoặc bia uống vào ngày nhiều nhất và lượng trung bình mà BN uống trong mỗi ngày, rồi tính tổng số lượng cốc chuẩn tuần.

- Đánh giá tuân thủ không hút thuốc lá, thuốc lão thông qua các câu hỏi bệnh nhân về tình trạng sử dụng loại thuốc này.

4.4 Đánh giá tuân thủ theo dõi HA

Căn cứ vào khuyến nghị của Phân Hội Tăng huyết áp Việt Nam về mức độ cần theo dõi huyết áp, trong nghiên cứu này chúng tôi chia như sau [14]:

- Theo dõi huyết áp Tốt: Đo và ghi lại giá trị huyết áp > 3 lần/tuần

- Theo dõi huyết áp Trung bình: Đo và ghi lại giá trị huyết áp 1 - 2 lần/tuần

- Không theo dõi thường xuyên: Không đo hoặc đo < 1 lần/tuần

Sau đó chúng tôi đánh giá theo 2 mức là có theo dõi huyết áp và không theo dõi huyết áp như sau:

- Có theo dõi: Đo và ghi lại tối thiểu 1 lần/tuần

- Không theo dõi: Đo và ghi lại dưới 1 lần/tuần

4.5 Đánh giá tuân thủ chế độ sinh hoạt luyện tập thể lực

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, bệnh nhân cần tăng cường hoạt động thể lực ở mức vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày để kiểm soát huyết áp hiệu quả Ngoài ra, để giảm căng thẳng và lo âu, bệnh nhân cần chú ý thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị lạnh đột ngột Sử dụng câu hỏi xây dựng sẵn để đánh giá tuân thủ chế độ sinh hoạt và luyện tập của bệnh nhân.

4.6 Đánh giá tuân thủ diều trị chung

BN được coi là tuân thủ khi đạt 4 tiêu chuẩn trở lên trong 1 tháng trước khi

BN nhân phỏng vấn, dưới 4 tiêu chuẩn là không tuân thủ điều trị.

Các bước thực hiện nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu được mời đến một phòng riêng được bố trí gần phòng khám bệnh để tránh việc BN phải đi lại nhiều sau khi BN hoàn tất các thủ tục khám bệnh và lĩnh thuốc.

- Thu thập thông tin từ hồ sơ khám bệnh của BN.

- Sử dụng bộ câu hỏi đã được thiết kế (phụ lục), phỏng vấn và đánh giá điểm cho từng bệnh nhân.

- Tiến hành nhập liệu, xử lý số liệu.

Kiểm soát sai số và xử lý số liệu

- Số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê y học SPSS 20.0.

- Mô tả các biến định tính theo tần số và tỷ lệ, đánh giá các yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị theo thuật toán khi bình phương.

- Sai số do lỗi của người thu thập thông tin trong quá trình chọn mẫu và nhập liệu hoặc mã hóa số liệu thu được Nhằm hạn chế sai số này, số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát và bệnh án sẽ được cập nhật 2 lần độc lập và kiểm tra đối chiếu để tránh sai sót trong quá trình nhập số liệu Bên cạnh đó, người thực hiện cần nắm vững kiến thức chuyên môn, thu thập số liệu cẩn thận, chính xác để tránh sai lệch và nhầm lẫn.

Đạo đức nghiên cứu

- Đề cương nghiên cứu được Hội đồng thông qua đề cương của Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa.

- Gặp gỡ trao đổi mục đích và nội dung của nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu nhằm giúp họ hiểu và tham gia tự nguyện vào nghiên cứu.

- Thông tin và ý kiến cá nhân của các đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật, chỉ sử dụng để tổng hợp, phân tích đưa ra nhận định chung.

- Số liệu nghiên cứu được thông báo lại cho các bên liên quan nhằm giúp các cơ quan chức năng có thêm thông tin trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan.

- Những thông tin thu được chỉ phục vụ cho nghiên cứu và các mục đích nhằm cải thiện để nâng cao chất lượng quản lý và điều trị THA trên địa bàn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Biều đồ 1 Phân bổ bệnh nhân theo giới tính

* Nhận xét: Trong số 360 đối tượng nghiên cứu, có 211 bệnh nhân là nữ

(chiếm 59%) và số bệnh nhân nam là 149 (chiếm 41%).

Biểu đồ 2 Phân bổ bệnh nhân theo nhóm tuổi

* Nhận xét: Trong số bệnh nhân THA đến khám, nhóm tuổi trên 65 chiếm tỷ lệ cao nhất với 213 bệnh nhân (chiếm 59,2%), nhóm tuổi từ 45-65 có 145 bệnh nhân

(chiếm 40,3%), nhóm tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ ít nhất với 2 bệnh nhân tương đương 0,5%.

Bảng 1 Một số đặc điểm chung khác của đối tượng nghiên cứu

Biến số Số lượng Tỷ lệ

Sau trung học phổ thông 95 26,4

Tình trạng hôn nhân, gia đình Ở một mình 37 10,3 Ở cùng vợ/chồng 156 43,3 Ở cùng con cái 167 46,4

Tổng 360 100 Điều kiện kinh tế Thuộc hộ nghèo 21 5,8

* Nhận xét: Những bệnh nhân đến khám đa số có trình độ học ván tốt (Trình độ THPT trở lên chiếm 78,6%), sống chung cùng với người thân (89,7%) và có điều kiện kinh tế ổn định (94,2% không phải hộ nghèo).

Bảng 2 Thời gian phát hiện mắc bệnh của bệnh nhân

Thời gian phát hiện mắc bệnh Số lượng Tỷ lệ (%)

* Nhận xét: Đa số bệnh nhân mới phát hiện tình trang bệnh trong khoảng thời gian từ 2-5 năm (75%).

Bảng 3 Các bệnh kèm theo

Tên bệnh kèm theo Số lượng Tỷ lệ (%) Đái tháo đường 121 33,6

Không mắc bệnh kèm theo 130 36,1

* Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân THA đi kèm với bệnh lý rối loạn chuyển hóa.

Trong đó Đái tháo đường và rối loạn Lipid là phổ biến nhất.

Bảng 4 Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu Đạt được huyết áp mục tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

* Nhận xét: Sau quá trình điều trị, có 253/360 bệnh nhân đạt được huyết áp mục tiêu chiếm 70,3% Còn lại 107 bệnh nhân chưa đạt dược huyết áp mục tiêu, chiếm 29,7%.

Bảng 5 Đặc điểm về tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân

Xuất hiện tác dụng không mong muốn Số lượng Tỷ lệ (%)

* Nhận xét: Trong số 360 bệnh nhân, chỉ có 31 trường hợp xuát hiện tác dụng không mong muốn khi điều trị chiếm 8,6%.

Đặc điểm tuân thủ điều trị

2.1 Tuân thủ điều trị thuốc

Bảng 6 Phân bổ điểm Morisky của bệnh nhân Điểm Morisky Số lượng Tỷ lệ

Biểu đồ 3 Tuân thủ điều trị thuốc theo Morisky

* Nhận xét: Theo thang điểm Morisky về tuân thủ điều trị thuốc, có 64 bệnh nhân tuân thủ điều trị ở mức độ kém (chiếm 17,7%), 219 bệnh nhân tuân thủ ở mức độ trung bình (chiếm 60,9%), và 77 bệnh nhân tuân thủ ở mức độ tốt (chiếm 21,4%).

Bảng 7 Tuân thủ điều trị thuốc

Tuân thủ điều trị Số lượng Tỷ lệ

* Nhận xét: Tổng kết chung, trong số 360 bệnh nhân, có 296 trường hợp tuân thủ điều trị thuốc chiếm 82,3%, còn lại 64 bệnh nhân (chiếm 17,7%) chưa tuân thủ.

2.2 Tuân thủ điều trị không dùng thuốc

Bảng 8 Tuân thủ chế độ ăn

Tuân thủ điều trị Số lượng Tỷ lệ

* Nhận xét: Đa số bệnh nhân THA tuân thủ chế độ ăn (83,6%).

Bảng 9 Tuân thủ điều trị hạn chế sử dụng rượu bia

Tuân thủ điều trị Số lượng Tỷ lệ

* Nhận xét: Đa số bệnh nhân tuân thủ không sử dụng rượu bia khi điều trị

THA (86,7%) Tuy nhiên vẫn còn 13,3% bệnh nhân chưa bỏ được thói quen sử dụng rượu bia của mình.

Bảng 10 Tuân thủ không hút thuốc lá, thuốc lào

Tuân thủ điều trị Số lượng Tỷ lệ

* Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân đã tuân thủ không hút thuốc lá, thuốc lào trong quá trình điều trị (88,3%), bệnh cạnh đó vẫn còn 11,7% bệnh nhân chưa bỏ được thói quen này.

Bảng 11 Tuân thủ chế độ sinh hoạt, rèn luyện thể lực

Tuân thủ điều trị Số lượng Tỷ lệ

* Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân tuân thủ tốt chế độ sinh hoạt và rèn luyện thể lực hàng ngày (89,4%).

Bảng 12 Đặc điểm theo dõi huyết áp Đặc điểm theo dõi huyết áp Số lượng Tỷ lệ Đo và ghi lại giá trị huyết áp ≥ 3 lần/tuần 61 16,9 Đo và ghi lại giá trị huyết áp 1-2 lần/tuần 260 72,2

* Nhận xét: Trong 360 đối tượng nghiên cứu, chỉ có 61 trường hợp đo và ghi lại giá trị huyết áp ≥ 3 lần/tuần (chiếm 16,9%); 260 bệnh nhân đo và ghi lại giá trị huyết áp 1-2 lần/tuần chiếm 72,2%; Số người không đo huyết áp là 39 bệnh nhân chiếm 10,9%.

2.3 Tuân thủ điều trị chung

Bảng 13 Tuân thủ điều trị chung

Tuân thủ điều trị chung Số lượng Tỷ lệ

* Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân đã có ý thức tuân thủ điều trị chung (chiếm

Bảng 14 Đặc điểm tuân thủ điều trị chung

Mức độ tuân thủ chung Số lượng Tỷ lệ

* Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân tuân thủ ít nahast 4 chế độ trở lên (81,4%) trong đó chủ yếu là tuân thủ 4 chế độ (51,1%).

Các yếu tố liên quan

Bảng 15 Liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng ngiên cứu với tuân thủ điều trị chung

Biến số Tuân thủ Không tuân thủ P

Sau trung học phổ thông 81 14

Tình trạng hôn nhân, gia đình Ở một mình 22 15

P = 0,0014 Ở cùng vợ/chồng 130 26 Ở cùng con cái 141 26 Điều kiện kinh tế

Kết quả kiểm định Chi Square cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa trình độ học vấn, trạng thái hôn nhân, điều kiện kinh tế và khả năng tuân thủ điều trị nói chung Sự liên hệ này được thể hiện rõ ràng khi P < 0,05, cho thấy các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Bảng 16 Liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc và theo dõi huyết áp với tuân thủ điều trị chung

Biến số Tuân thủ điều trị chung Không tuân thủ điều trị chung P

Tuân thủ theo dõi HA

* Nhận xét: Qua kiểm định cho thấy có mối liên quan giữa việc tuân thủ chế độ thuốc và tuân thủ theo dõi huyết áp với tuân thủ điều trị chung (P < 0,05).

Bảng 17 Liên quan giữa tuân thủ một số chế độ không dùng thuốc với tuân thủ điều trị chung

Tuân thủ điều trị chung Không tuân thủ điều trị chung P

Tuân thủ chế độ ăn

Tuân thủ chế độ sinh hoạt, rèn luyện thể lực

Tuân thủ không sử dụng rượu bia

* Nhận xét: Có mối liên quan giữa tuân thủ các chế độ không dùng thuốc với tuân thủ điều trị chung (P < 0,05).

Bảng 18 Liên quan giữa tuân thủ điều trị chung và đạt huyết áp mục tiêu Đạt H.A mục tiêu Không đạt H.A mục tiêu P

Không tuân thủ điều trị 39 28

* Nhân xét: Có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị chung với đạt huyết áp mục tiêu (P < 0,05).

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của đối tượng

Xét về giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy: Bệnh nhân mắc bệnh THA chủ yếu là nữ giới (211 bệnh nhân, chiếm 59%) và có 149 bệnh nhân là nam giới chiếm 41% Kết quả này khá giống với nghiên cứu của Nguyễn Hoài Thanh Lâm khảo sát

9819 bệnh nhân, số bệnh nhân nữ chiếm gần 62%, gấp khoảng 1.5 lần số bệnh nhân nam [34] Nguyễn Thu Hằng cũng ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam (58,68%) [35]

Về lứa tuổi, chúng tôi ghi nhận: Những bệnh nhân tới thăm khám do bệnh THA chủ yếu là lứa tuổi trên 45 (358 bệnh nhân, chiếm tổng cộng 99,5%) Trong đó nhóm tuổi từ trên 65 chiếm nhiều nhất (59,2%) Trong nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng, độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 67,1+8,9 năm [35] Tuổi trung bình trong nghiên cứu của Trần Văn Hòa là 60,8 = 12,3 tuổi [32] Tuổi có mối liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp, khi tuổi càng cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng tăng, nguyên nhân là do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa, từ đó, làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế làm cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn còn gọi là THA tâm thu đơn thuần Mặc dù HA tâm trương giảm nhẹ dần khi vượt qua độ tuổi 65 - 70 nhưng HA tâm thu lại tiếp tục tăng so với tuổi đời Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi đồng nhất với các nghiên cứu trước đây, và tiếp tục khẳng định tuổi như một yếu tố nguy cơ không thể thay đổi đối với tăng huyết áp.

Một số đặc điểm chung khác của đối tượng nghiên cứu

Những bệnh nhân tới thăm khám chủ yếu đều có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên, sống chung cùng người thân và có điều kiện kinh tế ổn định.Những đặc điểm này có thể là những thuận lợi đối với bệnh nhân trong việc tuân thủ điều trị, kiểm soát huyết áp Điều này sẽ được thể hiện chính xác thông qua tỷ lệ tuân thủ điều trị ở các chế độ, cũng như tuân thủ điều trị chung được chúng tôi khảo sát ở phần sau của điều trị Khi so sánh với đối tượng nghiên cứu ở một số nghiên cứu cùng chủ đề, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt Trong nghiên cứu của TrươngThị Thủy Dương, đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 61,3%, chỉ có 8,7% có trình độ đại học và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu đa số là làm ruộng chiếm 62,2% và đây có lẽ là lý do dẫn đến kiến thức, thực hành về tăng huyết áp của người dân tại hai xã còn rất hạn chế [37] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm: Da số ĐTNC đã nghỉ hưu chiếm 86,8% và 13,2% ĐTNC còn đi làm ĐTNC có mức thu nhập < 3 triệu và từ 3 - 6 triệu là chủ yếu chiếm 92,0% Trình độ học vấn cao nhất của ĐTNC là phổ thông trung học chiếm 46,0%, thấp nhất là trình độ tiểu học chiếm 2,4% [38] Như vậy, giữa các nghiên cứu có sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu, điều này có thể là cơ sở giải thích cho những khác biệt về các kết quả nghiên cứu. Đặc điểm về các bệnh mắc kèm theo

Tuổi cao là một yếu tố nguy cơ không thể tránh khỏi của tăng huyết áp Và nhóm người lớn tuổi cũng là nhóm có nhiều nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác nhau Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát tình trạng mắc bệnh lý kèm theo ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu Kết quả cho thấy: Phần lớn bệnh nhân THA đều đi kèm các bệnh chuyển hóa Trong đó đái tháo đường và rối loạn lipid là phổ biến nhất Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Trương Thị Thùy Dương. Theo đó, người cao tuổi trong nghiên cứu cũng mắc kèm nhiều loại bệnh như xương khớp, tim mạch, thận, rối loạn lipid máu [37]

Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu

Xét về tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu, trong nghiên cứu này cho thấy, có 253/360 bệnh nhân đạt được huyết áp mục tiêu (chiếm 70,3%) Vẫn còn 107 bệnh nhân chưa đạt được huyết áp mục tiêu (Chiếm 29,7%) Con số này vẫn là khá lớn mặc dù thấp hơn tỷ lệ không tuân thủ điều trị đưa ra bởi WHO Theo WHO, mặc dù có sẵn phương pháp điều trị hiệu quả, hơn một nửa số bệnh nhân được điều trị tăng huyết áp bỏ việc chăm sóc hoàn toàn trong vòng một năm sau khi được chẩn đoán và trong số những người vẫn được giám sát y tế chỉ có khoảng 50% dùng ít nhất 80% lượng thuốc theo chỉ định của họ Do đó, vì tuân thủ điều trị hạ huyết áp kém,khoảng 75% bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp không đạt được kiểm soát huyết áp tối ưu [39] Mặc dù có nhiều khảo sát về quan hệ của đạt huyết áp mục tiêu và tuân thủ điều trị, trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành xác nhận mối liên hệ này ở phần sau của đề tài.

Tuân thủ chế độ thuốc

Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng, với 87,53% bệnh nhân tuân thủ ở mức độ khá, chủ yếu là tuân thủ trung bình (86,8%) Tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc rất thấp, chỉ chiếm 12,47%.

Tỷ lệ không tuân thủ dùng thuốc của nghiên cứu này, cao gấp khoảng 1,5 lần so với nghiên cứu của tác giả Hằng và thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của tác giả Rowa’Al-Ramahi được tiến hành mô tả cắt ngang trên 450 bệnh nhân tăng huyết áp ở Palestine (54,2%) [35], [40] Kết quả cũng thấp hơn khoảng 3 lần khi so sánh với kết quả thu được của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh thực hiện trên 350 bệnh nhân điều trị tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương TP Hồ Chí Minh (tỷ lệ không tuân thủ sử dụng thuốc khoảng 54%) [21]

Nguyên nhân của sự khác nhau này, có thể do sự khác biệt về nhân khẩu học, tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu và cỡ mẫu Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân chủ yếu đều có trình độ học vấn tốt, sống chung cùng người thân và có điều kiện kinh tế ổn định Trong khi đó, đối tượng nghiên cứu của tác giả Hằng (là tác giả ghi nhận kết quả không tuân thủ dùng thuốc thấp) đa số sinh sống tại thành phố, có trình độ dân trí cao (70% có trình độ từ trung học phổ thông trở lên). Bên cạnh đó, 100% bệnh nhân có bảo hiểm xã hội chi trả chi phí khám bệnh và thuốc điều trị [35] Đây có thể là yếu tố dẫn đến mức độ tuân thủ cao ở nhóm đối tượng nghiên cứu Các yếu tố liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với các yếu tố liên quan được chúng tôi khảo sát ở phần sau của luận văn.

Mặt khác, đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc thông qua bộ câu hỏi Morisky là phương pháp có tính ứng dụng cao trên lâm sàng dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian và chi phí Đây là bộ câu hỏi tự điển và sau đó được thu lại để tổng hợp kết quả.Tuy nhiên, khi sử dụng bộ câu hỏi này, có thể xuất hiện sai số do bệnh nhân không thực sự hiểu câu hỏi hoặc đối với những bệnh nhân quá già nhớ nhầm thông tin. Điều này yêu cầu nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn có thể gợi ý đáp án cho bệnh nhân Chính những yếu tố này có thể dẫn đến sự khác biệt về kết quả giữa các nghiên cứu do đặc điểm đối tượng khảo sát khác nhau.

Tuân thủ điều trị không dùng thuốc

Chế độ ăn trong điều trị THA để kiểm soát được huyết áp và ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm thì các biện pháp thay đổi lối sống có vai trò rất quan trọng góp phần làm giảm liều và lượng thuốc uống Trong thay đổi lối sống, đầu tiên là tuân thủ chế độ ăn đối với người bệnh THA, đó là chế độ ăn hạn chế muối, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và ăn tăng rau xanh, hoa quả tươi Trong nghiên cứu này, đa số bệnh nhân tuân thủ điều trị chế độ ăn (83,6%) Kết quả này cũng cũng thể hiện một tỷ lệ cao khi so với một số nghiên cứu trong nước đã được thực hiện trước đây khi thực hành về ăn giảm muối, giảm béo và tăng rau xanh quả tươi đều chiếm tỷ lệ cao Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm, có 96,8% ĐTNC thường xuyên ăn giảm lượng muối, và 3,2% vẫn ăn mặn; 100% bệnh nhân có điều chỉnh chế độ ăn ít béo [38] Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương, chỉ có 3,6% vẫn ăn mặn như trước, 65,6% có ăn giảm chất béo, nghiên cứu của Trần Thị Loan có 9,5% vẫn ăn mặn [41,42] Về chế độ ăn tăng rau xanh và hoa quả tươi, các nghiên cứu đều đạt

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn của bệnh nhân là 70% Điều này cho thấy phần lớn bệnh nhân đã có ý thức tuân thủ nhưng vẫn còn một số ít chưa ăn uống đúng khuyến cáo.

Rượu bia là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tim mạch nói chung và THA nói riêng Những người có thói quen uống rượu bia thường có tỷ lệ bị THA cao hơn nhóm không uống rượu bia [43] Trong nghiên cứu này đa số bệnh nhân tuân thủ việc hạn chế sử dụng rượu bia (86,7%), tuy nhiên vẫn còn 48 bệnh nhân (13,3%) chưa điều chỉnh được thói quen sử dụng rượu bia Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Thơm khi có 47,2% ĐTNC không uống rượu bia Các tác giả Trần Thị Loan nghiên cứu thấy có 67,6% không sử dụng rượu bia, NguyễnMinh Phương 66,4% ĐTNC hạn chế uống rượu, bia, nghiên cứu của ThomasAkpanedo tỷ lệ này là 67,65% cũng thấp hơn tỷ lệ ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi [41], [42], [44] Giải thích cho sự khác biệt trong nghiên cứu này với các nghiên cứu khác, có thể là do nghiên cứu này tiến hành trên 59% nữ giới, đối tượng sử dụng rượu bia ít hơn nam giới.

Hút thuốc lá, thuốc lào nhiều dễ gây co mạch, tăng huyết áp và làm nặng thêm tình trạng bệnh Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân tuân thủ không hút thuốc lá, thuốc lào (88,3%) Tuy nhiên vẫn còn 42 bệnh nhân (11,7%) chưa bỏ được thói quen này Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương (72,0% không hút thuốc) [41] Như vậy là mặc dù biết tác hại của hút thuốc lá, thuốc lào nhưng tỷ lệ ĐTNC từ bỏ thuốc lá, thuốc lào chưa thực sự cao Có sự khác biệt như vậy là do ở 2 nghiên cứu tham chiếu có tỷ lệ giới tính và trình độ học vấn khác nhau Nghiên cứu của chúng tôi có trình độ học vấn cao hơn, nên có thể có sự nhận thức về tác hại của việc hút thuốc lá cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương.

Tuân thủ chế độ sinh hoạt là dành thời gian nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp giảm căng thẳng, còn tuân thủ tập luyện thể lực gồm tập thể dục 5 lần mỗi tuần, mỗi lần hơn 30 phút Kết quả nghiên cứu cho thấy 89,4% bệnh nhân tuân thủ chế độ sinh hoạt và rèn luyện thể lực, cao hơn các nghiên cứu trước (44,4%-41,5% và 60%-70%).

Tuân thủ theo dõi huyết áp: trong số 360 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có

321 bệnh nhân (89,1%) tuân thủ theo dõi huyết áp Tuy nhiên vẫn còn 39 bệnh nhân chưa tuân thủ theo dõi huyết áp Trong số những bệnh nhân có theo dõi huyết áp, có

61 bệnh nhân (16,9%) đo và ghi lại giá trị huyết áp ≥ 3 lần/tuần, 260 bệnh nhân(72,2%) đo và ghi lại giá trị huyết áp 1 - 2 lần tuần Tỷ lệ bệnh nhân không theo dõi huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với tỷ lệ này trong nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh [46] Kết quả này có thể được giải thích là do thời điểm nghiên cứu của chúng tôi tiến hành sau các nghiên cứu trên từ nhiều năm nên tỷ lệ khả quan hơn, mặt khác, tỷ lệ này của chúng tôi tính chung cả những lượt được người nhà bệnh nhân đo giúp nên khả năng được đo trong thời gian khảo sát sẽ nhiều hơn việc chỉ tính riêng việc bệnh nhân tự đo.

Tuân thủ điều trị chung

Kết quả nghiên cứu chỉ ra: Phần lớn bệnh nhân đều tuân thủ điều trị chung (81,4%), cao hơn nghiên cứu của các nghiên cứu trước Có thể do các đánh giá trong các nghiên cứu là khác nhau khi sử dụng công cụ đánh giá có khác nhau và đối tượng nghiên cứu khác nhau, thời gian nghiên cứu khá xa nhau, thời gian theo dõi, và phác đồ thuốc được sử dụng trong các nghiên cứu khác nhau

Chúng tôi nhận thấy phần lớn bệnh nhân đều tuân thủ ít nhất 4 chế độ trở lên (81,4%) Trong đó chủ yếu là tuân thủ 4 chế độ (51,1%) Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ từ 4 chế độ trở lên như vậy là khá cao Có thể do trình độ, do sự phù hợp của phác đồ điều trị, các phác đồ ít tác dụng phụ Do nhận thức được về tăng huyết áp nên một khi đã tuân thủ một chế độ thì có nhiều khả năng để tuân thủ nhiều chế độ khác hơn Nghiên cứu cắt ngang của Nandini Natarajan năm 2013 về tuân thủ các thuốc hạ huyết áp và các yếu tố liên quan trên 527 bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II qua 6 tháng thăm khám Với phương pháp tự khai báo dựa trên thang điểm Morisky, kết quả cho thấy có 77% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc Những bệnh nhân tập thể dục đều đặn và thực hiện chế độ ăn lành mạnh có ý nghĩa dự báo điểm tuân thủ điều trị cao [47].

Các yếu tố liên quan

Mối liên quan giữa học vấn, tình trạng hôn nhân gia đình và điều kiện kinh tế với tuân thủ điều trị chung.

Sự tuân thủ đã được xác định là mức độ mà hành vi của một người dùng thuốc, theo chế độ ăn kiêng và thực hiện các thay đổi trong lối sống, tương ứng với với các khuyến nghị đồng ý từ một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Chúng tôi nhận thấy, có mối liên quan giữa học vấn, tình trạng hôn nhân gia đình và điều kiện kinh tế với tuân thủ điều trị chung Trong năm 2010, ~349 triệu người tăng huyết áp người trưởng thành sống ở các nước có thu nhập cao và 1,04 tỷ ở các nước có thu nhập thấp Tăng huyết áp phổ biến thấp hơn ở các nước có thu nhập cao hơn trung bình thấp, trong khi nhận thức, điều trị và kiểm soát về cơ bản thấp hơn đáng kể ở nước thu nhập thấp Trong số người lớn tăng huyết áp được điều trị, khoảng một nửa được kiểm soát ở các nước thu nhập cao so với với 1/4 ở các nước có thu nhập trung bình thấp [48] Theo nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh, những bệnh nhân ở tại địa phương chủ yếu là người có điều kiện kinh tế nghèo hơn và cũng là nhóm có tỷ lệ tuân thủ điều trị thấp hơn [46] Kim và cộng sự báo cáo 45% đối tượng không tuân thủ điều trị Họ tìm thấy một mối quan hệ giữa tuân thủ và kiến thức về tăng huyết áp Do đó, họ đề nghị tăng kiến thức về tăng huyết áp hợp lý và hiệu quả giải pháp để giảm cố ý phá vỡ tuân thủ [49].

Giáo dục sức khỏe tốt hơn có tác động đáng kể đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân theo chỉ định, đồng thời tình hình tài chính khá giả cũng là yếu tố tiên quyết thúc đẩy việc tuân thủ tốt hơn các hành vi liên quan đến sức khỏe được khuyến nghị trong điều trị tăng huyết áp Trong nghiên cứu về tuân thủ điều trị đái tháo đường, một số yếu tố có liên quan đến việc tuân thủ chế độ ăn như giới tính, trình độ học vấn và các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ thuốc bao gồm không tự theo dõi glucose máu tại nhà và khoảng cách sinh sống của bệnh nhân so với bệnh viện.

Tuân thủ dùng thuốc với tuân thủ chung:

Tuân thủ thuốc là một quá trình được đặc trưng bởi 3 các thành phần: bắt đầu,thực hiện và ngừng Bắt đầu là thời gian từ khi kê đơn cho đến khi liều đầu tiên của thuốc được thực hiện Trong các nghiên cứu lâm sàng, 4% đến 5% bệnh nhân không bao giờ bắt đầu điều trị, mặc dù thực tế là họ chấp nhận tham gia vào một nghiên cứu [52] Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào các quốc gia và việc tiếp cận với thuốc Việc thực hiện chế độ dùng thuốc là mức độ mà liều lượng thực tế của bệnh nhân tương ứng với chế độ dùng thuốc được chỉ định Thành phần tuân thủ này là tốt nhất được đánh giá bằng cách sử dụng các phương pháp dựa trên cung cấp lịch sử dùng thuốc đầy đủ, và do đó, việc thực hiện kém là hậu quả điển hình của việc thỉnh thoảng hay quên hoặc sơ suất dẫn đến ít nhiều kéo dài thời gian gián đoạn điều trị.

Chúng tôi khảo sát mối liên hệ giữa tuân thủ điều trị thuốc với tuân thủ điều trị chung Kết quả cho thấy, có mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc và theo dõi huyết áp với tuân thủ điều trị chung Mặc dù vậy, nó không phải là yếu tố quyết định Bởi lẽ, bằng chứng hiện có cho thấy rằng các cá nhân có thể kiểm soát tăng huyết áp của mình mà không cần dùng thuốc và một chế độ ăn uống lành mạnh dường như có ảnh hưởng tích cực lâu dài đến rủi ro tim mạch [53,54] Ngoài ra, các điều chỉnh hành vi có thể đóng vai trò bổ sung hoặc thậm chí là một thay thế cho điều trị y tế [55] Farzane Etebari (2019) đã nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị thuốc Theo đó, số thuốc điều trị tăng huyết áp có ảnh hưởng đáng kể đến việc tuân thủ các chế độ ăn kiêng và giữ lịch hẹn (P

Ngày đăng: 09/05/2024, 14:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w