1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trường nhật bản của công ty tnhh osco international

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính vì vậy, nhà nước cùng với các doanh nghiệp đangkhông ngừng nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cũng như nâng cao hiệu quả nhậpkhẩu để cạnh tranh với các doanh nghiệp nhập khẩu đối t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐề tài:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨUMẶT HÀNG MÁY CÔNG CỤ TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT

BẢN CỦA CÔNG TY TNHHOSCO INTERNATIONAL

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện:ThS Lê Quốc Cường Tô Thành Long

Lớp: K55E3

Mã sinh viên: 19D130165

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH OSCOInternational” là đề tài nghiên cứu độc lập do chính em thực hiện, dưới sự hướng dẫnvà gợi ý của giảng viên hướng dẫn ThS Lê Quốc Cường Tât cả số liệu, kết quả trongluận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệquyền sở hữu trí tuệ.

Em xin cảm đoan và chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung của khóa luận

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2024Sinh viên thực hiện

Tô Thành Long

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo đã hướng dẫn luận văn củaem, ThS Lê Quốc Cường Trong suốt quá trình nghiên cứu thầy đã tận tâm, nhiệt tình,tạo mọi điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn em rất nhiều Sự hiểu biết và kinh nghiệm củathầy là tiền đề giúp cho em hoàn thành tốt luận văn này.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trường Đại học Thương mại nói chung, các thầycô khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế nói riêng đã góp ý, truyền đạt những kinhnghiệm quý báu để em có thể hoàn thành luận văn của mình

Cuối cùng em gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH OSCO International cùngtoàn thể các anh/chị nhân viên trong công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡem nhiệt tình, cung cấp các số liệu giúp em hoàn thành tốt luận văn của mình.Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 9

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 11

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

1.5 Phương pháp nghiên cứu 12

1.6 Kết cấu của khóa luận 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢNHẬP KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 13

2.1 Cơ sở lý luận về nhập khẩu 13

2.1.1 Khái niệm về nhập khẩu 13

2.1.2 Các hình thức nhập khẩu 14

2.1.3 Đặc điểm của nhập khẩu 15

2.1.4 Vai trò của nhập khẩu đối với doanh nghiệp 16

2.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả nhập khẩu 17

2.2.1 Khái niệm về hiệu quả nhập khẩu 17

2.2.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu đối với doanh nghiệp 17

2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu 18

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu 21

2.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 21

2.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 23

2.4 Phân định nội dung nghiên cứu 24

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MÁYCÔNG CỤ TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH OSCOINTERNATIONAL 26

3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Osco International 26

3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty 26

3.1.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 27

3.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH OscoInternational 29

3.2.1 Quy mô và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 29

3.2.2 Thị trường nhập khẩu và đối tác nhập khẩu 32

Trang 5

3.3 Thực trạng hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trường Nhật Bản

của Công ty TNHH Osco International 33

3.3.1 Thực trạng chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu 33

3.3.2 Thực trạng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu 34

3.3.3 Thực trạng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 39

3.3.4 Thực trạng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 42

3.4 Đánh giá hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trường Nhật Bản củaCông ty TNHH Osco International 45

3.4.1 Những thành tựu đạt được 45

3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 47

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬPKHẨU MẶT HÀNG MÁY CÔNG CỤ TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦACÔNG TY TNHH OSCO INTERNATIONAL 49

4.1 Định hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trườngNhật Bản của Công ty TNHH OSCO International 49

4.1.1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu máy công cụ từ thị trường Nhật Bản sang thị trườngViệt Nam 49

4.1.2 Định hướng phát triển công ty 50

4.1.3 Định hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trườngNhật Bản của Công ty TNHH Osco International 51

4.2 Một số giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu mặt hàngmáy công cụ từ thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Osco International 53

4.2.1 Giải pháp nâng cao lợi nhuận 53

4.2.2 Giải pháp giảm chi phí 53

4.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 54

4.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 55

4.3 Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước 55

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 61

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ1 Danh mục bảng biểu

Trang 8

1 Biểu đồ 3.1: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu của công tyTNHH OSCO International giai đoạn 2021-2023

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đổi mới và phát triển.Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có ýnghĩa vô cùng to lớn, giúp tạo ra nguồn thu ngoại tệ, công ăn việc làm, góp phầnkhông nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước Hoạt động nhập khẩuđược coi là một trong những chiến lược quan trọng nhằm chủ động hội nhập kinh tếquốc tế với nền kinh tế Thế Giới và khu vực trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và tranhthủ nguồn lực bên ngoài Chính vì vậy, nhà nước cùng với các doanh nghiệp đangkhông ngừng nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cũng như nâng cao hiệu quả nhậpkhẩu để cạnh tranh với các doanh nghiệp nhập khẩu đối thủ trên thị trường quốc tế.Cụthể, trong giai đoạn từ 2021 đến 2023 Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kểtrong kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, nổi bật trong năm 2022 về đích với con số hơn359,2 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021.Nhờ những chính sách thúc đẩy xuất nhậpkhẩu và nâng cao hiệu quả nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trongnhững năm gần đây đều có xu hướng tăng dần đều, ngay cả khi trong thời kì đại dịchCovid khiến cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa bị chững lại.

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2023 ước đạt hơn 326 tỷUSD, giảm 9,2% (tương ứng 33,2 tỷ USD) mặc dù chưa đạt được mức tăng trở lại sovới năm trước nhưng mức suy giảm đã được thu hẹp đáng kể Trong đó, ngành máycông cụ là một trong những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩucủa Việt Nam, đóng quan trọng của nền công nghiệp sản xuất Việt Nam đã có nhữngbước phát triển đáng kể trong ngành này Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả nhập khẩumáy công cụ, cần phải tìm hiểu kỹ về tình hình ngành máy công cụ của Việt Nam.Điều này bao gồm việc xác định các sản phẩm máy công cụ cần nhập khẩu, đánh giáchất lượng và hiệu suất của chúng.Công ty TNHH OSCO International, với hoạt độngkinh doanh nhập khẩu, cũng đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường kinh doanh.

Đối với một công ty như OSCO International, hoạt động nhập khẩu máy côngcụ từ Nhật Bản không chỉ đòi hỏi sự chuyên môn mà còn đối mặt với nhiều tháchthức, từ việc tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy, xử lý thủ tục hải quan, đến việc đảm

Trang 11

bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh Vậy nên để giúp doanh nghiệp có định hướngkinh doanh hiệu quả kết hợp với những lý luận tiếp thu được trong quá trình học và

tìm hiểu thực tế, em đã lựa chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy

công cụ từ thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH OSCO International ” nhằm đưa

ra các giải pháp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty OSCO.

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Việc đánh giá hiệu quả nhập khẩu giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơnvề các yếu tố thúc đẩy hoặc hạn chế để có thể tìm ra giải pháp tối ưu hóa hoạt độngnày Có rất nhiều đề tài khóa luận nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu có thể kể đến như:

Nguyễn Tuấn Giang, (2021) “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu dược phẩm từ thịtrường châu Âu (Pháp, Đức, Hà Lan, ) của Công ty TNHH Dược phẩm MinhChiến” Luận văn nói về tình hình khái quát hoạt động kinh doanh nhập khẩu dượcphẩm của công ty thông qua các phương pháp như thống kê, phân tích, so sánh và cónhững đánh giá cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu dược phẩmcủa công ty.

Nguyễn Hữu Tuấn, (2020) “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩumặt hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng nông lâm nghiệp từ Trung Quốc của CTCPĐiện máy Hoàng Long” đã phân tích tầm ảnh hướng của thị trường nhập khẩu đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồnvốn thì cần tập trung đẩy mạnh về số lượng cũng như chất lượng hàng nhập khẩu Từđó đưa ra định hướng phát triển và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu cho công ty.

Nguyễn Phương Nhung, (2012), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu mặt hàng điện lạnh của Công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu Từ Liêm - Turtraco”.Khóa luận đã phân tích khá tốt hiệu quả kinh doanh mặt hàng điện lạnh nhập khẩu củacông ty, đưa ra được những giải pháp có tính thiết thực với thực trạng của công ty.

Nguyễn Hoàng Kim Chi, (2020), “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng nhập khẩu của Công ty cổ phần Techno Việt Nam Corporation” Đề tài tập trungnghiên cứu hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp trong lĩnh vực máy móc, thiết bịcầm tay, cho các doanh nghiệp tư nhân và các khu công nghiệp Từ đó chỉ ra các hạn

Trang 12

chế trong quá trình thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu và đề ra các giải pháp nhằm nângcao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty.

Phạm Thị Ánh Hằng, (2021), “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu đèn led cao cấp từthị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần thiết bị VMT Việt Nam trong bối cảnhđại dịch Covid-19” Khóa luận lấy bối cảnh trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 căngthẳng, nêu được những kết quả đạt được trong hiệu quả nhập khẩu, cũng như nhữnghạn chế còn tồn đọng và phân tích nguyên nhân của hạn chế từ các chỉ tiêu hiệu quảnhập khẩu.

Nguyễn Hoàng Lương, (2012), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu vật tư và máy móc của Công ty cổ phần xuất nhập khẩuMASIMEX” Với phương pháp thu thập dữ liệu, luận văn đã nghiên cứu sâu sắc vềhoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Lĩnh vực kinh doanh được phân tích lànhập khẩu kinh doanh vật tư sản xuất; hàng tiêu dùng; và hàng thiết bị máy móc Mỗimột sản phẩm có những đặc điểm kinh doanh khác nhau, đóng góp hiệu quả kinhdoanh khác nhau.

Nhìn chung các đề tài trên đã nghiên cứu được một số vấn đề lý luận cơ bản vềnhập khẩu, phân tích và nêu lên được thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu mộtsản phẩm cụ thể, đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Với đề tài lựa chọn bên trên cũng như dựa vào thực tiễn nghiên cứu, em sẽphân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy công cụ từ thị trường NhậtBản của Công ty TNHH OSCO International để hiểu rõ hơn về các thách thức và cơhội mà công ty đang phải đối mặt trong quá trình nhập khẩu từ Nhật Bản Khi đã xácđịnh được các hạn chế từ đó sẽ có các biện pháp cụ thể phù hợp để nâng cao hiệu quảkinh doanh, nhập khẩu mặt hàng máy công cụ của công ty.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Tập trung vào đánh giá hiệu quả nhập khẩumặt hàng máy công cụ từ thị trường Nhật Bản Từ đó phân tích thực trạng và đưa ragiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu mặt hàng này của Công tyTNHH OSCO International.

- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

Trang 13

+ Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về nhập khẩu và nâng cao hiệu quả nhậpkhẩu của doanh nghiệp.

+ Tìm hiểu về thực trạng hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trườngNhật Bản của công ty và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả nhập khẩu của công tytrong giai đoạn 2021-2023.

+ Trên cơ sở phân tích và đánh giá, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảnhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trường Nhật Bản của Công ty OSCO.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máycông cụ từ thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH OSCO International.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích làm rõ nội dung đề tài, em đã sử dụng kết hợp phương pháp phântích và xử lý dữ liệu, thu thập số liệu, bao gồm thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấpđể đánh giá tình hình hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH OSCOInternational.

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

+ Nguồn tài liệu có sẵn, thu được từ công ty như: Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, Báo cáo Tình hình xuất nhập khẩu của công ty trong 3 năm2021,2022, 2023.

+ Nguồn tài liệu bên ngoài như: Các giáo trình chuyên ngành Kinh tế và kinh doanhquốc tế, các luận văn tốt nghiệp, chuyên đề liên quan; các đề tài nghiên cứu khoa học,các ấn phẩm, bài viết khắc từ từ nhiều nguồn như google.com.vn; cafef.vn,

- Phương pháp xử lý số liệu

+ Phương pháp thống kê: Thống kê từ nguồn dữ liệu thứ cấp.

Trang 14

+ Phương pháp phân tích – tổng hợp: Thông qua quá trình làm việc, theo dõi, quan sáttại công ty để tiến hành đánh giá một cách tổng quát các dữ liệu thu được, tổng hợp lạiđể rút ra các kết luận cần thiết cho việc viết luận văn.

+ Phương pháp so sánh: Lập bảng biểu, so sánh, đối chiếu, phân tích các dữ liệu, đưara kết luận về sự thay đổi, tăng trưởng qua các năm, đồng thời đánh giá được hoạtđộng nhập khẩu của công ty từ thị trường Nhật Bản có hiệu quả hay không, những tácđộng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu và làm thế nào để nâng cao hiệu quả nhậpkhẩu.

1.6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài các phần như: Lời cảm ơn; Mục lục; Danh mục biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ;Danh mục từ viết tắt; Tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận tốt nghiệp bao gồm 4chương như sau:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về nhập khẩu và hiệu quả nhập khẩu

Chương 3: Thực trạng hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị từ thị trườngNhật Bản của Công ty TNHH OSCO International

Chương 4: Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy móc,thiết bị từ thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH OSCO International

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢNHẬP KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

2.1 Cơ sở lý luận về nhập khẩu2.1.1 Khái niệm về nhập khẩu

Theo Khoản 2 Điều 28 về Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã đưa ra địnhnghĩa như sau: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ ViệtNam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi làkhu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for EconomicCooperation and Development - OECD), nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là hàng hóađược bổ sung vào kho vật chất của một quốc gia, bằng cách đưa vào lãnh thổ kinh tếcủa quốc gia đó.

Trang 15

Hay theo Freenstra và Taylor (Giáo trình Thương mại quốc tế, 2010): “Cácquốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từnước này sang nước khác Nhập khẩu là sản phẩm được mua bởi nước này từ nướckhác”.

Như vậy, có thể hiểu nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng hóa/ dịch vụ từ

quốc gia khác về nhằm mục đích sản xuất, tiêu thụ trong nội địa hoặc tái xuất nhằmmục đích lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia Trong đó, các chủ thể thamgia có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

2.1.2 Các hình thức nhập khẩu

Trong thương mại quốc tế có nhiều hình thức nhập khẩu khác nhau, mỗi hìnhthức đều có quy trình và kỹ thuật tiến hành riêng Căn cứ vào từng mặt hàng, thịtrường, thời gian nhập khẩu và trình độ của doanh nghiệp tham gia nhập khẩu cũngnhư thời cơ, tính chất của từng hợp đồng nhập khẩu mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọnhình thức nhập khẩu khác nhau Dưới đây là các hình thức nhập khẩu đang được sửdụng chủ yếu tại các doanh nghiệp của nước ta hiện nay:

Nhập khẩu trực tiếp: Đây là hình thức mà người mua và người bán hàng hóa

trực tiếp thực hiện giao dịch với nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫnnhau Trong hoạt động nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp nhập khẩu phải chủ độngtiến hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ nghiên cứu thị trường, tìm kiếmđối tác phù hợp, lựa chọn phương thức giao dịch, đến ký kết và thực hiện hợp đồng, tựbỏ vốn cũng như chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan trong giao dịch.

Nhập khẩu gián tiếp (ủy thác): Khác với hình thức nhập khẩu trực tiếp, đây là

hoạt động thương mại được thực hiện thông qua một đơn vị trung gian Theo đó, mộtdoanh nghiệp hoạt động trong nước sẽ thuê đơn vị trung gian này thay mặt họ và đứngtên tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình Nói một cách đơn giản thìcác doanh nghiệp trong nước có nhu cầu nhập hàng từ nước ngoài, nhưng do không đủđiều kiện về tài chính, khó khăn khi giao dịch hoặc tìm đối tác, thì họ sẽ tìm đến mộtbên trung gian giúp họ tiến hành hoạt động nhập khẩu.

Tạm nhập tái xuất: Là hình thức nhập hàng vào trong nước nhưng không phải

để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận Hoạtđộng này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục tiêu thu lại một lượng ngoại tệ

Trang 16

lớn hơn số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra Khi tiến hành tạm khẩu tái xuất, doanh nghiệpcần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt, gồm: hợp đồng mua hàng ký vớithương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhậpkhẩu.

Buôn bán đối lưu: Là một phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế.

Hình thức này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán với chính phủ củanhững nước đang phát triển Theo đó, hàng hóa và dịch vụ của nước này đổi lấy hànghóa, dịch vụ có giá trị tương đương của nước kia Với phương thức này, chỉ với mộthợp đồng nhưng doanh nghiệp có thể thực hiện đồng thời hai hoạt động xuất khẩu vànhập khẩu Lượng hàng hóa xuất đi và nhận về có giá trị tương đương nhau Vì thếdoanh nghiệp xuất khẩu được tính cả kim ngạch xuất khẩu và doanh thu trên hàng hóanhập khẩu.

Nhập khẩu liên doanh: Là hình thức nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kỹ

thuật một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanhnghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật để cùng giao dịchvà đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩyhoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chia lãi, nếu lỗthì cùng phải chịu Trong nhập khẩu liên doanh thì doanh nghiệp ít chịu rủi ro bởi vìmỗi doanh nghiệp chỉ phải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm củacác bên cũng tăng theo số vốn góp, việc phân chia chi phí, thuế doanh thu theo tỷ lệvốn góp phân chia tùy theo thỏa thuận và phần trách nhiệm của mỗi bên.

Nhập khẩu gia công: Là hình thức mà bên nhập khẩu (bên nhận gia công) tiến

hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ bên xuất khẩu (bên đặt gia công) về để tiến hànhgia công theo những quy định trong hợp đồng ký kết.

2.1.3 Đặc điểm của nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, nhập khẩu chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp, thủ tụckhác nhau: Do chủ thể của hoạt động nhập khẩu đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên

hoạt động nhập khẩu chịu sự chi phối của luật pháp và các thủ tục thương mại củanhiều nước khác nhau, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên Vì thế mỗi doanh nghiệp cần

Trang 17

nắm rõ nguồn luật để điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu tránh những tranh chấp phátsinh khi tham gia kinh doanh nhập khẩu.

Thứ hai, thị trường nhập khẩu vô cùng đa dạng: Hoạt động nhập khẩu hàng

hóa và dịch vụ được diễn ra trên phạm vi quốc tế, chính vì vậy mà các doanh nghiệpkhi tiến hành hoạt động nhập khẩu ở thị trường nào cũng cần tính đến những lợi íchthu được cũng như những chi phí phải bỏ ra khi nhập khẩu từ thị trường đó.

Thứ ba, phương thức thanh toán trên thị trường quốc tế rất phong phú: Một số

phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp hay sử dụng như giao dịch thôngthường, giao dịch qua trung gian,… tùy theo hai bên tự thỏa thuận và được quy địnhtrong điều khoản của hợp đồng.

Thứ tư, phương thức vận chuyển rất đa dạng và đòi hỏi chi phí lớn : Hoạt động

nhập khẩu liên quan trực tiếp đến yếu tố nước ngoài, hàng hóa được vận chuyển quabiên giới các quốc gia, có khối lượng lớn và thường được vận chuyển qua nhiềuphương thức khác nhau như: đường biển, đường hàng không, đường sắt và vậnchuyển vào nội bộ bằng các xe có trọng tải lớn… Do đó hoạt động nhập khẩu đòi hỏichi phí vận chuyển lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ năm, về nguồn cung ứng (đầu vào) và khách hàng tiêu thụ (đầu ra) của

doanh nghiệp đều rất đa dạng và thường thay đổi tùy theo nhu cầu tiêu dùng của thịtrường Doanh nghiệp có thể lựa chọn nguồn cung ứng và tập khách hàng phù hợp với

điều kiện kinh doanh, khả năng thích ứng của công ty để đem lại lợi ích cao nhất.

2.1.4 Vai trò của nhập khẩu đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, hoạt động nhập khẩu tạo động lực giúp doanh nghiệp trong nướcphát triển: Hoạt động nhập khẩu mang đến cho thị trường nội địa những sản phẩm

ngoại nhập chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng và tính cạnh tranh cao Điều này thúc đẩysự cải tiến trong công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các doanhnghiệp, từ đó giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa Hiệu quả sản xuất cũngđược nâng cao, đồng thời người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm và đời sốngđược cải thiện.

Thứ hai là nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong doanhnghiệp: Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên phạm vi quốc tế, tạo cơ hội giao lưu với

nhiều nền kinh tế khác nhau về chính trị, văn hóa, ngôn ngữ và phong tục tập quán.

Trang 18

Điều này đòi hỏi các thành viên trong doanh nghiệp nhập khẩu phải liên tục đổi mớivà hoàn thiện công tác quản trị, nâng cao nghiệp vụ để đáp ứng tốt công việc của mình

Thứ ba, hoạt động nhập khẩu giúp tăng uy tín và tầm ảnh hưởng của doanhnghiệp: Lợi nhuận từ nhập khẩu cho phép doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh

doanh, tìm kiếm và phát triển các sản phẩm mới, cũng như đáp ứng nhu cầu của thịtrường trong nước và thị trường quốc tế một cách hiệu quả và đa dạng Đồng thời pháttriển các mối quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế, tạo ra liên kết với các doanhnghiệp trên thế giới, qua đó góp phần nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia.

2.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả nhập khẩu2.2.1 Khái niệm về hiệu quả nhập khẩu

Hiệu quả nhập khẩu là một đại lượng kinh tế phản ánh mối quan hệ tương quangiữa kết quả của hoạt động nhập khẩu và toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Chúng ta có thể hiểu hiệu quả nhập khẩu theo nhiều góc độ khác nhau:

Ở góc độ của doanh nghiệp: Hiệu quả nhập khẩu đạt được khi doanh nghiệpthu được kết quả tối đa với chi phí bỏ ra là tối thiểu Điều này thể hiện khả năng sửdụng các nguồn lực, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp trong quá trìnhtham gia vào hoạt động nhập khẩu.

Ở góc độ của xã hội: Hiệu quả nhập khẩu đạt được khi kết quả thu được từnhập khẩu cao hơn kết quả đạt được khi tiến hành sản xuất các hàng hóa, dịch vụ đótrong nước Điều này được hiểu là, hoạt động nhập khẩu có hiệu quả khi nó nâng caohiệu quả lao động xã hội đồng thời tăng chất lượng và giảm giá thành của sản phẩm.

Như vậy, ta có thể hiểu hiệu quả nhập khẩu là một phạm trù phản ánh chất

lượng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu, nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố vàbao hàm nhiều nội dung Hoạt động nhập khẩu không chỉ ảnh hưởng đến doanhnghiệp mà còn góp phần mang lại lợi ích cho nền kinh tế cũng như toàn xã hội.

2.2.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu đối với doanhnghiệp

Mục tiêu chính của hoạt động kinh doanh là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệpdựa trên những nguồn lực tự nhiên có sẵn bằng nhiều phương pháp khác nhau Nângcao hiệu quả kinh doanh là một trong những cách để đạt được mục tiêu này Tuy nhiêntài nguyên trên trái đất ngày càng khan hiếm do con người khai thác và sử dụng Điều

Trang 19

này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu tiêudùng ngày càng tăng Vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung cũng nhưhiệu quả nhập khẩu nói riêng chiếm vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển củadoanh nghiệp, xã hội Dưới đây là một số vai trò của việc nâng cao hiệu quả nhậpkhẩu:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việcgiúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và sự

cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì doanh nghiệp không chỉ phải đối mặtvới các đối thủ nội địa mà còn phải chịu sức ép lớn trước đối thủ quốc tế Sự cạnhtranh lúc này không còn chỉ là cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về giá cả, chấtlượng và các yếu tố khác nữa Do đó để tồn tại được đòi hỏi các doanh nghiệp phảihoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả hơn Việc nâng cao hiệu quả nhập khẩugóp một phần không nhỏ giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sảnxuất, từ đó giảm giá thành sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận, giúp doanh nghiệpđạt được mục tiêu kinh doanh, có điều kiện mở rộng quy mô, tăng khả năng cạnhtranh trên thị trường.

Thứ hai, việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu còn ảnh hưởng tích cực đến đờisống vật chất và tinh thần của lao động trong doanh nghiệp Khi hiệu quả nhập khẩu

được cải thiện, doanh thu và lợi nhuận tăng thì người lao động sẽ được hưởng nhiềuđãi ngộ tốt hơn, nhờ đó cải thiện đời sống và khuyến khích họ làm việc hiệu quả hơn.Đồng thời, khi doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh sẽ tạo nhiều cơhội việc làm cho người lao động, giúp cải thiện tình trạng thất nghiệp.

2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu

2.2.3.1 Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu

Lợi nhuận (P) là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế mang tính tổng hợp, phản ánh toàn bộkết quả kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận là cơ sở để doanh nghiệp duy trì hoạtđộng kinh doanh, đồng thời tái sản xuất kinh doanh Lợi nhuận càng lớn, tiềm lực tàichính càng tăng, nó cũng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càngđạt hiệu quả, tạo tiền đề để mở rộng doanh nghiệp, cải thiện đời sống của lao độngdoanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Trang 20

P = R – C

Trong đó: P là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩuR là doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

C là chi phí bỏ ra ban đầu cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu

2.2.3.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu

a Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu (DR) là một chỉ tiêu phản ánh mốiliên hệ giữa lợi nhuận đạt được và doanh thu thu về, cho biết trong một đồng doanhthu từ nhập khẩu thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận

DR= P / R

Trong đó: DR: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu.P: Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩuR: Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.b Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu (DC) là một chỉ tiêu phản ánh mối liênhệ giữa lợi nhuận đạt được và chi phí bỏ ra, cho biết một đồng chi phí bỏ vào hoạtđộng nhập khẩu thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

DC= P / C

Trong đó: DC: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩuP: Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.C: Chi phí cho hoạt động nhập khẩu.

c Tỷ suất lợi nhuận theo vốn nhập khẩu

Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn nhập khẩu (DV) là một chỉ tiêu phản ánhmối liên hệ giữa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu và vốn nhập khẩu, chobiết thu nhập thuần túy trên một đồng vốn trong hoạt động nhập khẩu.

DV= P / V

Trong đó: DV: Tỷ suất lợi nhuận theo tổng vốn nhập khẩuP: Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩuV: Tổng vốn nhập khẩu

2.2.3.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu

a Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu

Trang 21

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định bỏ vào hoạt động nhập khẩu thìthu được bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu.

H1= P / VCD

Trong đó: H1: Mức sinh lời của vốn cố định nhập khẩuP: Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.VCD: Vốn cố định đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.b Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhậpkhẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu.

H2= P / VLD

Trong đó: H2: Mức sinh lời của vốn lưu động nhập khẩuP: Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.VLD: Vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.c Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu

Chỉ tiêu này thể hiện tình hình kinh doanh của công ty Số vòng quay càngnhiều thì chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng sử dụng hiệu quả vốn lưu động

H3= R / VLD

Trong đó: H3: Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu.R: Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.VLD: Vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.d Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu

Chỉ tiêu này thể hiện số vòng luân chuyển của vốn nhập khẩu Số vòng quaycàng nhiều thì càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả cao.

H4= R / V

Trong đó: H4: Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu.R: Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.V: Tổng vốn nhập khẩu

e Thời gian một vòng quay vốn lưu động nhập khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày để một vòng quay vốn lưu động quay Chỉ tiêucàng nhỏ thì số vòng quay vốn càng lớn, chứng tỏ hiệu quả nhập khẩu càng cao, vàngược lại.

Trang 22

Tv= Tn/ H3

Trong đó: Tv: Thời gian một vòng quay vốn lưu động nhập khẩuTn: Thời gian của kỳ phân tích

H3: Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu

2.2.3.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu

a Chỉ tiêu mức sinh lời của một lao động tham gia hoạt động nhập khẩu

Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động trong doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu lợinhuận trong một kỳ phân tích Chỉ tiêu cho kết quả càng lớn thì hiệu quả càng cao.

M1= P / L

Trong đó: M1: Mức sinh lời của một lao động tham gia nhập khẩu.P: Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.

L: Số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.

b Chỉ tiêu doanh thu bình quân của một lao động tham gia hoạt động nhập khẩu

Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động trong doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêudoanh thu trong một kỳ phân tích Chỉ tiêu cho kết quả càng lớn thì hiệu quả càng cao.

M2= R / L

Trong đó: M2: Doanh thu bình quân một lao động tham gia nhập khẩu.R: Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.

L: Số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu2.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

a Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong hình thành và hoàn thiện môitrường kinh doanh, cũng như ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Các yếu tố quan trọng bao gồm:

- Quan hệ kinh tế quốc tế: Liên kết kinh tế tác động đến doanh nghiệp thông quakhả năng tiếp cận, khai thác nguồn lực cho các nhà sản xuất và tạo môi trường kinhdoanh cạnh tranh.

- Phát triển sản xuất trong và ngoài Nước: Sự phát triển sản xuất tác động đến cạnhtranh của hàng hóa nhập khẩu, góp phần ảnh hưởng đến nhu cầu và giá cả các sảnphẩm.

Trang 23

- Biến động thị trường trong và ngoài nước:Thị trường nguyên liệu và sản phẩmảnh hưởng lẫn nhau qua nhu cầu và giá cả Nhu cầu về sản phẩm càng lớn thì càng cầnnguyên liệu đầu vào và ngược lại và nguyên liệu khan hiếm thì biến động về giá cả sẽxảy ra ở thị trường sản phẩm,…

- Biến động tỷ giá hối đoái: Tác động sâu sắc đến chi phí nhập khẩu và cạnh tranhcủa doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

- Chiến tranh thương mại: Các biện pháp thương mại giữa các quốc gia có thể tănggiá cả và chi phí nhập khẩu, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Các yếu tố này cùng tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trongmôi trường kinh tế.

b Môi trường chính trị

Quan điểm của các quốc gia về vai trò của thương mại và đầu tư quốc tế thườngphản ánh các yếu tố văn hóa, lịch sử, và điều kiện hiện tại Một số quốc gia thực hiệnchính sách bảo hộ chặt chẽ, trong khi các quốc gia khác lại khuyến khích tự do hóathương mại và đầu tư nước ngoài.

Chính sách của các nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hìnhhoạt động kinh doanh quốc tế Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tuân thủ cácquy định của từng quốc gia, đồng thời phải đối mặt với các điều kiện từ các quốc giađối tác.

Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm và chính sách luôn là mộttrong những yếu tố thu hút các đối tác nước ngoài và quan trọng trong kinh doanhquốc tế Trong các quốc gia có xung đột chính trị thường xuyên, doanh nghiệp cầnphải cẩn trọng để tránh rủi ro và đảm bảo cung ứng hàng hóa cho đối tác.

c Môi trường pháp lý

Hoạt động nhập khẩu không chỉ phụ thuộc vào luật pháp trong nước mà còn chịuảnh hưởng từ luật pháp của các quốc gia hợp tác và các công ước quốc tế Các quyđịnh và chính sách của các quốc gia xuất khẩu có thể ảnh hưởng đến quá trình và chiphí nhập khẩu.

Nếu các quốc gia xuất khẩu áp dụng nhiều ưu đãi cho mặt hàng cụ thể, chi phínhập khẩu có thể giảm và ngược lại Điều này có thể tăng hiệu quả nhập khẩu cho các

Trang 24

mặt hàng được ưu đãi Do đó, việc hiểu rõ về luật pháp quốc tế là cần thiết cho cácdoanh nghiệp trước khi thực hiện hoạt động nhập khẩu.

Ngoài ra, Nhà nước cũng thiết lập các quy định về hàng hóa cấm nhập khẩu, hạn chếnhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện.

d Cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận nguồn lực

Hệ thống giao thông vận tải, tài chính ngân hàng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đềuđóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động nhập khẩu.Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Cung cấp khả năng kết nối nhanhchóng giữa các quốc gia, giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh và truyền đạtthông tin một cách kịp thời và hiệu quả.

Hệ thống tài chính ngân hàng: Đóng góp lớn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn chodoanh nghiệp, cũng như tăng tốc độ thanh toán ngoại tệ, tiết kiệm thời gian và tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu.

Hệ thống giao thông vận tải: Sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải giúptiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa, cũng như chi phí lưu kho và bảoquản hàng hóa Điều này làm giảm chi phí nhập khẩu cho các doanh nghiệp và đồngthời tăng hiệu quả nhập khẩu.

Sự hoàn thiện của các yếu tố này sẽ giúp cải thiện hiệu quả nhập khẩu của cácdoanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế.

2.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

a Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp phản ánh vào khả năng tài chính và doanh thu Khả năng tàichính ảnh hưởng đến uy tín, tính chủ động và khả năng cạnh tranh Quy mô cũng thểhiện qua nguồn vốn, chi phí, doanh thu, lực lượng sản xuất và uy tín thương hiệu, cụthể:

- Nguồn vốn: Bao gồm nguồn vốn hiện có, khả năng huy động vốn bên ngoài vàcách sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

- Chi phí: Kiểm soát và tính toán chi phí một cách chính xác để đảm bảo hiệu quảkinh doanh.

- Doanh thu: Kiểm soát lượng tiền ra vào và tính toán chính xác để đảm bảo hiệuquả kinh doanh.

Trang 25

- Doanh nghiệp có quy mô nhập khẩu lớn, nhập khẩu càng nhiều thì chi phí cậnbiên cho đơn vị sản phẩm tiếp theo càng giảm, dẫn tới giá thành sản phẩm nhậpkhẩu càng giảm, mang lại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cao.

- Uy tín giúp doanh nghiệp tăng khả năng bán hàng, từ đó làm nâng cao hiệu quảnhập khẩu trên thị trường.

b Năng lực đội ngũ lãnh đạo

Trình độ quản lý của lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra phương ántốt nhất cho các hoạt động của công ty đặc biệt là trong hoạt động nhập khẩu Điềunày đòi hỏi đội ngũ quản lý cần phải linh hoạt và nhạy bén để vượt qua những tháchthức và tạo ra cơ hội mới Kết quả và hiệu quả của hoạt động nhập khẩu phụ thuộcnhiều vào trình độ chuyên môn của những nhà quản trị và cơ cấu quản lý của công ty.

c Chất lượng nguồn nhân lực

Trong hoạt động kinh doanh nói chung và nhập khẩu nói riêng, lực lượng lao độngđóng vai trò quan trọng, tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.Con người định hình và thúc đẩy toàn bộ quy trình hoạt động và sản xuất kinh doanh.Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhập khẩu, sự hợp lý trong cơ cấu lao động, đội ngũnhân lực có chuyên môn vững về xuất nhập khẩu, và tinh thần trách nhiệm cao, đềugóp phần quan trọng vào thành công của hoạt động nhập khẩu.

d Nguồn vốn doanh nghiệp

Hoạt động nhập khẩu đòi hỏi một lượng lớn tiền mặt và ngoại tệ để thanh toán chocác đối tác trong và ngoài nước Các doanh nghiệp nhập khẩu thường phải vay vốn đểcó thể thanh toán, ký quỹ hoặc đặt cọc Nếu nguồn vốn hạn hẹp, doanh nghiệp có thểbỏ lỡ các cơ hội kinh doanh hoặc gặp khó khăn trong việc thanh toán cho các đối tác,đặc biệt là trong các hợp đồng có giá trị lớn Ngược lại, khi có đủ nguồn vốn, quátrình nhập khẩu sẽ được thực hiện hiệu quả hơn, đồng thời giúp doanh nghiệp tích lũyvà bổ sung nguồn vốn cho kinh doanh.

2.4 Phân định nội dung nghiên cứu

Từ lý thuyết được học kết hợp với quá trình thực tập, tìm hiểu về hoạt động củaCông ty TNHH Osco International và trên cơ sở đánh giá những thuận lợi, khó khănvà bất cập trong quá trình hoạt động nhập khẩu của Công ty, em đã chọn và nghiêncứu để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng máy công

Trang 26

cụ từ thị trường Nhật Bản của công ty Trong nghiên cứu này, em sẽ tập trung phântích 4 chỉ tiêu sau, đây là những chỉ tiêu phản ánh trực tiếp nhất hiệu quả kinh doanhnhập khẩu của doanh nghiệp:

2.4.1 Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu

Bài nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu với mục đích thông qualợi nhuận nhập khẩu là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí nhập khẩu khi doanhnghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu, cho biết mức độ hiệu quả củahoạt động kinh doanh nhập khẩu mà doanh nghiệp đạt được.

2.4.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu là đại lượng so sánh giữa lợi nhuận thuđược do việc nhập khẩu mang lại so với số chi phí đã bỏ ra để mua hàng nhập khẩu.Trong chỉ tiêu này lại bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, tỷ suất lợi nhuận trêndoanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn Do đó chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhậpkhẩu là chỉ tiêu vô cùng quan trọng và cần thiết phải phân tích để đánh giá thực trạnghiệu quả nhập khẩu của công ty.

2.4.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Đây là chỉ tiêu quan trọng cần phân tích để đánh giá chính xác về hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp Qua đó xét xem cứ một đồng vốn lưu động bỏ vào kinhdoanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay vốn lưu động quay đượcbao nhiêu vòng trong một kỳ, và thời gian quay vòng vốn lưu động là bao nhiêu Thờigian càng ngắn chứng tỏ tốc độ luân chuyển càng lớn, hiệu quả nhập khẩu càng cao vàngược lại

2.4.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

Lao động luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh của một công ty Do đó, khi phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu,không thể bỏ qua việc xem xét cách sử dụng lao động một cách hiệu quả.

Trang 27

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MÁYCÔNG CỤ TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH OSCOINTERNATIONAL.

3.1.Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Osco International3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty

3.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên công ty: Công ty TNHH OSCO INTERNATIONAL

Tên viết bằng tiếng nước ngoài: OSCO INTERNATIONAL Co., LTD

Địa chỉ trụ sở chính: Lô số 3, Cụm công nghiệp Lai Xá, xã Kim Chung, huyệnHoài Đức, TP Hà Nội.

Tel: (+84) 4-3557-6450 Fax: (+84) 4-3557-6451Mã số thuế: 0102597963

Ngày 12/2007, công ty TNHH Osco International được thành lập dựa trên luậtdoanh nghiệp với 100% vốn nước ngoài, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền vànghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanhcủa mình trong phạm vi số vốn do công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và cácquỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng Vietcombank theo quy định của nhànước.

Trang 28

Công ty có trụ sở chính tại lô số 3, cụm công nghiệp Lai Xá, xã Kim Chung,huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội- một trong những nơi có tốc độ phát triển mạnhmẽ hiện nay của thành phố Hà Nội Sản phẩm công ty cung cấp chủ yếu là các linhkiện, máy công cụ sản xuất Tất cả các mặt hàng công ty cung cấp đều được nhậpkhẩu trực tiếp từ Nhật Bản với giá cả khá hợp lí Thêm vào đó, dịch vụ vận chuyểnđến tận nơi là hoàn toàn miễn phí trên địa bàn Hà Nội nói riêng và các tỉnh miền Bắcnói chung, với mục đích giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và muađược những sản phẩm tốt nhất.

Kể từ ngày thành lập ngày 27/12/2007 đến nay, với triết lí kinh doanh “luôn

luôn thỏa mãn khách hàng”, công ty TNHH Osco International đã đạt được vị trí đứng

vững chắc trên thị trường Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, công ty đã mởthêm hai chi nhánh tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.1.3 Lĩnh vực hoạt động chính của công ty

- Các linh kiện máy công cụ cơ khí

3.1.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

3.1.2.1 Tổng kết hoạt động kinh doanh

Qua 17 năm xây dựng và phát triển, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách,công ty TNHH OSCO International cũng đã đạt được những thành tựu nhất định tronglĩnh vực kinh doanh Sau đây là kết quả kinh doanh cụ thể của công ty trong 3 nămgần đây:

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHHOSCO International giai đoạn 2021 - 2023

(Đơn vị: Triệu VND)

Chênh lệch giữa các năm

Trang 29

Số tiền

(đồng)Tỷ lệ (%)

Số tiền

(đồng)Tỷ lệ (%)Doanh

thu 32.979 38.280 41.725 5.300 16,07% 3.445 9,00%Tổng chi

phí 31.264 35.677 38.545 4.412 14,11% 2.868 8,04%Lợi

TNDN 342 520 636 177 51,79% 115 22,18%Lợi

nhuậnsau thuế

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Osco giai đoạn 2021-2023)Về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2021 – 2023, từbảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của OSCO có chiều hướng tăng dần quacác năm Cụ thể:

Doanh thu của công ty tăng dẫn qua các năm Doanh thu của công ty đạt32.979.909.515 VNĐ vào năm 2021, tăng một cách rõ rệt lên 38.280.454.100 VNDvào năm 2022 với mức tăng 16.07% và tăng lên mức 41.725.808.080 VND năm 2023với mức tăng 9% Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến toàn bộ nềnkinh tế, nhưng công ty vẫn duy trì sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, vì thếnên doanh thu của OSCO vẫn duy trì sự ổn định Bước sang năm 2022, khi mà sự baophủ của vắc – xin phòng ngừa COVID 19 cùng với đó là chiến tranh thương mại Mỹ -Trung có chiều hướng lắng xuống, ban lãnh đạo của công ty và toàn thể cán bộ côngnhân viên đã cố gắng nỗ lực hết mình để phục hồi sản xuất, đẩy mạnh các hoạt độnggiao thương – buôn bán hàng hóa, đặc biệt là các nhân viên phòng xuất nhập khẩu -lực lượng chinh chiến trên thị trường để chiếm lĩnh thị phần thương mại quốc tế, phụcvụ khách hàng trong thời kì bình thường mới.

Nhìn chung, công ty đã phải chịu những tác động của suy thoái kinh tế và cótăng trưởng nhưng không đáng kể trong 2 năm 2020 và 2021 - thời điểm dịch bệnh

Trang 30

diễn biến phức tạp Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của công ty tương đối ổn định quacác năm, có sự tăng trưởng khá cao Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tếsố đã giúp cho công ty nhanh chóng phục hồi vào năm 2022 và tiếp tục tăng trưởngtrong năm 2023 nhờ những cải tiến trong trang thiết bị máy móc khiến năng suất laođộng tăng, các sản phẩm có chất lượng đồng đều hơn, tiến xa hơn nữa tới các hợpđồng xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp thuộc các nền kinh tế hàng đầu thế giớinhư Mỹ và EU trong năm 2024.

3.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHHOsco International.

3.2.1 Quy mô và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

* Quy mô nhập khẩu

Hoạt động chủ đạo của Công ty TNHH OSCO là nhập khẩu máy móc chuyêndụng, linh kiện máy tự động, công cụ máy móc, thiết bị ngoại vi từ các thị trườngNhật Bản, Trung Quốc, về Việt Nam để buôn bán và gia công, chế tạo đồ gá, rơ lebán dẫn, đai xiết ống, để cung cấp cho các phân xưởng chế tạo máy, các cửa hàngbán lẻ thiết bị, cũng như các cá nhân sửa chữa và lắp đặt các thiết bị công nghiệp, Bên cạnh đó, thị trường các thiết bị liên quan đến các ngành máy móc, công cụ tựđộng hóa đang ngày càng phát triển kéo theo sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanhnghiệp Do đó, trong nhiều năm nay, OSCO đã đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng từcác thương hiệu nổi tiếng để đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường Mặt khác, mối quanhệ hợp tác tốt giữa OSCO với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp nặngtrong nước đã giúp các doanh nghiệp này gia tăng khối lượng nhập khẩu và doanh thusản phẩm bán ra, tăng tính cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, trong năm 2021 OSCO buộc phải giảm giá trị kim ngạch nhập khẩucủa mình để có thể duy trì doanh nghiệp, ứng phó và thích ứng với biến đổi xã hội dođại dịch COVID 19 gây ra Nhưng bước sang năm 2022 dịch covid đã dần được kiểmsoát nhờ vacxin, hoạt động vận tải được điều chỉnh hiệu quả hơn, công ty Osco đãtăng cường đẩy mạnh các đơn hàng lớn để bổ sung sự thiếu hụt của năm trước đó.Sau đây là kim ngạch nhập khẩu của công ty OSCO trong 3 năm gần đây:

Trang 31

Bảng 3.2: Kim ngạch nhập khẩu của công ty Osco giai đoạn 2021-2023

Các công cụ cho

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2: Kim ngạch nhập khẩu của công ty Osco giai đoạn 2021-2023 - nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trường nhật bản của công ty tnhh osco international
Bảng 3.2 Kim ngạch nhập khẩu của công ty Osco giai đoạn 2021-2023 (Trang 31)
Bảng 3.3: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty Osco 2021-2023 - nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trường nhật bản của công ty tnhh osco international
Bảng 3.3 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty Osco 2021-2023 (Trang 31)
Bảng 3.4: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường nhập khẩu của công ty OSCO - nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trường nhật bản của công ty tnhh osco international
Bảng 3.4 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường nhập khẩu của công ty OSCO (Trang 33)
Bảng 3.5: Thống kê doanh thu, chi phí, lợi nhuận của OSCO 2021-2023 - nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trường nhật bản của công ty tnhh osco international
Bảng 3.5 Thống kê doanh thu, chi phí, lợi nhuận của OSCO 2021-2023 (Trang 34)
Bảng 3.7: Doanh thu nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng giai đoạn 2021-2023 - nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trường nhật bản của công ty tnhh osco international
Bảng 3.7 Doanh thu nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng giai đoạn 2021-2023 (Trang 37)
Bảng 3.8: hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu của OSCO 2021-2023 - nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trường nhật bản của công ty tnhh osco international
Bảng 3.8 hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu của OSCO 2021-2023 (Trang 41)
Bảng 3.9: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của OSCO 2021-2023 - nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng máy công cụ từ thị trường nhật bản của công ty tnhh osco international
Bảng 3.9 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của OSCO 2021-2023 (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w