áp lực đồng trang lứa ở sinh viên

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
áp lực đồng trang lứa ở sinh viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

H5: Có sự khác biệt giữa các biến số trong nhóm nhân khẩu của sinh viên Trường Đại học Văn Lang về áp lực đồng trang lứa và các thành tố... Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ khoa học: Hệ thốn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Tâm lý học

THỰC TRẠNG ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Họ và tên sinh viên: Đoàn Lương Hùng Mã số sinh viên: 197TL01566 Lớp: K25TL3

Khóa: K25

Giảng viên hướng dẫn: ThS Đặng Thị Hồng Nhung

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

ĐOÀN LƯƠNG HÙNG

THỰC TRẠNG ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là bản báo cáo khóa luận tốt nghiệp do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của ThS Đặng Thị Hồng Nhung Các quan điểm, lập luận và số liệu thu thập được trong khóa luận này đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa từng được công bố trước đây Tôi xác nhận rằng nghiên cứu đã được thực hiện theo quy trình và phương pháp nghiên cứu khoa học, đồng thời tuân thủ các quy định, quy chế và quy tắc của trường Đại học Văn Lang và Khoa Xã hội và Nhân văn Các thông tin và dữ liệu được sử dụng trong khóa luận này được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy và được trích dẫn một cách chính xác theo hướng dẫn của người hướng dẫn

Tôi xin đảm bảo rằng không có bất kỳ phần nào trong báo cáo này được sao chép từ các công trình khác mà không được ghi rõ nguồn gốc Tất cả các tài liệu, tư liệu và thông tin tham khảo đã được trích dẫn một cách đầy đủ và chính xác theo cách viết và phong cách tham khảo được yêu cầu Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực và nội dung của bản báo cáo khóa luận này Tôi xin cam đoan rằng không có bất kỳ vi phạm nào liên quan đến việc sao chép, đạo văn hoặc gian lận trong quá trình thực hiện khóa luận này

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Xin chân thành cảm ơn!

Đoàn Lương Hùng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả những người đã đồng hành và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này Không thể phủ nhận rằng bài nghiên cứu này đã mang lại ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống và sự phát triển của tôi

Đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những bạn sinh viên đã đóng góp thời gian quý báu cho nghiên cứu của tôi Sự nhiệt tình và sự kiên nhẫn của các bạn đã truyền cảm hứng và động lực để tôi hoàn thiện tốt nhất khóa luận này

Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến bạn bè tại Trường Đại học Văn Lang đã chia sẻ, hỗ trợ và động viên từ các bạn đã tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ trong hành trình học tập và nghiên cứu của tôi Xin cảm ơn các bạn: Thùy Dương, Trà My, Ngọc Hồng, Mỹ Uyên, Bảo Nhân, Thanh Phú, Gia Phúc, Diễm Thùy và Anh Tiên

Tôi không thể quên những người thầy cô giảng viên đã dành thời gian và tâm huyết để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Hoàng Dương vì đã cung cấp cho tôi cái nhìn sâu sắc về tâm lý học Lâm sàng Tôi muốn dành một phần đặc biệt của lời cảm ơn này để tri ân ThS Đặng Thị Hồng Nhung, người đồng hành và nguồn cảm hứng trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của tôi Sự tận tâm và sự hỗ trợ của cô không chỉ là những bước đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học, mà còn kéo dài suốt quá trình thực hiện khóa luận Những lời khuyên và sự khích lệ đã thúc đẩy tôi tự do theo đuổi những câu hỏi nghiên cứu của mình và vượt qua những thử thách Cô luôn bên cạnh thúc đẩy tôi tiến xa hơn, tạo nên một sự tiến bộ trong quá trình hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này

Và cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến sự hỗ trợ, lòng quan tâm và tình yêu vô điều kiện từ ba Tôi biết rằng những lời cảm ơn này không đủ để báo đáp tình yêu và sự hy sinh của ba mẹ Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã góp phần làm nên thành công của khóa luận tốt nghiệp này Tôi sẽ luôn mang trong lòng những kỷ niệm và sự biết ơn sâu sắc đối với mọi đóng góp

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 2023

Đoàn Lương Hùng

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu 25 Bảng 2.2: Phân loại mức độ ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa 30 Bảng 2.3 Phân bố câu hỏi và độ tin cậy của Áp lực đồng trang lứa và các thành tố 32 Bảng 3.1 Điểm trung bình, Độ lệch chuẩn, Cronbach’s Alpha, Độ nghiêng và Độ nhọn của Áp lực đồng trang lứa và các thành tố 34 Bảng 3.2 Tương quan giữa các thành tố của Áp lực đồng trang lứa 36 Bảng 3.3 So sánh sự khác biệt về Áp lực đồng trang lứa và các thành tố giữa các nhóm tuổi 37 Bảng 3.4 So sánh sự khác biệt về Áp lực đồng trang lứa và các thành tố giữa các nhóm khóa 38 Bảng 3.5 So sánh sự khác biệt về Áp lực đồng trang lứa và các thành tố giữa các nhóm khối ngành 39 Bảng 3.6 So sánh sự khác biệt về Áp lực đồng trang lứa và các thành tố giữa các nhóm thu nhập 40 Bảng 3.7 So sánh sự khác biệt về Áp lực đồng trang lứa và các thành tố giữa các nhóm giới tính 42 Bảng 3.8 So sánh sự khác biệt về Áp lực đồng trang lứa và các thành tố giữa các nhóm chỗ ở 43 Bảng 3.9 So sánh sự khác biệt về Áp lực đồng trang lứa và các thành tố giữa các nhóm tham gia câu lạc bộ 43 Bảng 3.10 So sánh sự khác biệt về Áp lực đồng trang lứa và các thành tố giữa các nhóm làm thêm 44 Bảng 3.11 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mức độ các thành tố ảnh hưởng đến áp lực đồng trang lứa 45

Trang 6

MỤC LỤC Lời cam đoan

Lời cảm ơn Danh mục bảng biểu Mục lục

Mở đầu 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Giả thuyết nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

5.1 Đối tượng nghiên cứu 4

5.2 Khách thể nghiên cứu 4

6 Giới hạn phạm vi của nghiên cứu 5

7 Cơ sở phương pháp luận 5

8 Phương pháp thực hiện nghiên cứu 6

8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 6

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6

8.3 Phương pháp thống kê toán học 6

9 Đóng góp mới của đề tài 7

1.2 Nghiên cứu ở nước ngoài 10

1.3 Nghiên cứu ở Việt Nam 11

2 Lý luận về thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên 13

2.1 Các biểu hiện và ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến sinh viên 13

2.2 Áp lực đồng trang lứa ở sinh viên 21

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang 24

1 Khách thể nghiên cứu 24

2 Mẫu nghiên cứu 26

3 Công cụ nghiên cứu 27

Nhân khẩu học 27

Áp lực đồng trang lứa 28

Quy trình dịch thuật và thích ứng thang đo 30

Thực hiện Pilot test 32

Trang 7

4 Phân tích dữ liệu 33

Chương 3: Kết quả nghiên cứu của thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang 34

1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 34

2 Tương quan giữa các thành tố của Áp lực đồng trang lứa 35

3 So sánh Áp lực đồng trang lứa ở các nhóm khách thể theo các biến nhân khẩu 37 3.1 So sánh sự khác biệt về áp lực đồng trang lứa ở nhóm nhân khẩu nhiều hơn 2 biến quan sát 37

3.2 So sánh sự khác biệt về áp lực đồng trang lứa ở nhóm nhân khẩu có 2 biến quan sát 42

4 Xem xét mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến áp lực đồng trang lứa 45

Chương 4: Kết luận và bàn luận 47

1 Mối quan hệ giữa áp lực đồng trang lứa và các thành tố 47

2 Sự khác biệt của thu nhập cá nhân 48

3 Sự khác biệt của độ tuổi 49

4 Sự khác biệt của công việc bán thời gian 49

5 Sự khác biệt của giới tính 50

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo tổ chức Sức khỏe Tâm thần Anh, con người đang sống cùng lo âu - “ra of anxiety”, trạng thái tiêu cực này đã gia tăng trong 5 năm qua, khiến con người dần tiến đến “Thời đại lo âu” (dantri.com, 2017) Điều này cho thấy một vấn đề đáng ngại về sức khỏe tâm thần của con người, đặc biệt là sau thời kỳ hoành hành của đại dịch Covid-19 Trong bài báo “Welcome to the era of anxiety” của Harriet Green (2008) có đề cập đến việc “Rối loạn lo âu lan tỏa là vấn đề về sức khỏe tâm thần lớn nhất của thế giới, vậy có thực sự chúng ta đang lo lắng không?” có nhắc về Thời đại lo âu mà toàn thể nhân loại đều ảnh hưởng và tìm cách thích nghi với nó Tại Việt Nam, một số yếu tố được chỉ ra là có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mỗi cá nhân như những vấn đề liên quan đến tài chính, sức khỏe của bản thân, sức khỏe của các thành viên trong gia đình, rắc rối trong các mối quan hệ liên cá nhân và điều kiện môi trường sống không thuận lợi, các khó khăn trong cuộc sống (Vũ Dũng, 2015; Đặng Đức Nhu, 2016)

Trong luật Giáo dục đại học (2018) có định nghĩa sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục theo chương trình đào tạo nghề, trung cấp cao đẳng, đại học Sinh viên là bộ phận trí tuệ và ưu tú trong các thế hệ thanh niên, là nơi kết tinh nhiều tài năng sáng tạo, là nguồn lao động có học vấn cao, có chuyên sâu và đại bộ phận sinh viên sẽ trở thành người trí thức của đất nước Sinh viên mang trong mình những mục tiêu cá nhân nhằm tạo nên những giá trị cho riêng mình và toàn xã hội Đồng thời trong giai đoạn trưởng thành hoạt động chủ đạo của người trẻ tuổi chủ yếu là học tập nghề nghiệp (Tâm lý học phát triển - Nguyễn Văn Đồng, 2004)

Trong các nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài đang phản ánh một thực trạng đáng báo động về việc sinh viên đã, đang và sẽ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần đang ở mức cao Asfaw H và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu trên sinh viên Y khoa tại đại học Haramaya cho kết quả có tới hơn 40% sinh viên bị stress, lo âu Một số nghiên cứu trong nước cũng cho những kết quả tương tự như nghiên cứu của Đặng Đức Nhu năm 2016 với 68,29% sinh viên có stress; nghiên cứu của Bùi Văn Vân tại Đại học Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ sinh viên có stress và không bị stress gần như bằng nhau Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra cuộc sống gia đình, môi trường học tập, sự hỗ trợ của bạn bè, người

Trang 9

thân, thói quen sinh hoạt là những yếu tố được xác định có liên quan đến thực trạng stress, trầm cảm, lo âu ở sinh viên So sánh số liệu từ thống kê phân tích từ khóa “áp lực đồng trang lứa”, từ 30/04/2021 đến 30/04/2022 với từ 30/04/2022 đến 30/04/2023 thì lượt tìm kiếm tăng đến 94,16% (số liệu tìm kiếm vào ngày 05/05/2023) Số liệu cho thấy mức độ quan tâm đến vấn đề áp lực đồng trang lứa tại Việt Nam ngày càng tăng đáng kể

Áp lực đồng trang lứa cũng được các nhà nghiên cứu về xã hội học, giáo dục học thường xuyên đề cập và nghiên cứu từ những thập niên 80 đến nay Các nghiên cứu cho thấy áp lực đồng trang lứa có liên quan trực tiếp đến nhiều hoạt động tiêu cực như sử dụng ma túy và rượu, thể hiện các hành vi nguy hiểm, sự tự tin thấp, thái độ đối với trường học, lo lắng và trầm cảm xã hội (Acar và Kılınç, 2017) Hơn nữa, áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng đến kết quả học tập, xã hội hóa ở trường của học sinh (Korir và Kipkemboi, 2014), thành tích học tập và mức độ gắn bó cao với trường học (You, 2011) Như đã thấy, áp lực đồng trang lứa là yếu tố quyết định mạnh mẽ trong môi trường học đường Trong bối cảnh này, điều quan trọng là các nhà giáo dục phải hiểu cấu trúc phức tạp của áp lực bạn bè Do đó, áp lực đồng trang lứa nên được nghiên cứu để cải thiện tác động tích cực của khái niệm này và để ngăn chặn những tác động tiêu cực đến sinh viên cho sự phát triển tâm lý của họ

Joanna Krezel, Z Adam Krezel (2017) chỉ ra rằng, bạn bè đồng trang lứa là yếu tố đáng kể không thể thiếu trong các quá trình đưa ra lựa chọn của học sinh sinh viên Giao tiếp đồng trang lứa phát triển nhanh chóng qua các phương tiện truyền thông xã hội, như mạng xã hội cũng có khả năng làm gia tăng ảnh hưởng của bạn bè đồng trang lứa đến việc ra quyết định Nhìn bạn bè cùng trang lứa làm những điều vượt qua khả năng của bản thân, đạt được những gì mà bản thân đang mơ ước, những điều đó đều ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ của bản thân "Mình luôn cảm thấy sợ hãi nếu mình thất bại Tâm thế của mình khi đi học là luôn phải ganh đua với người khác, chạy đua để đuổi kịp họ, thậm chí là phải hơn" (Mai Linh - Báo dân trí, 2021) Ở Trường Đại học Văn Lang, với triết lý giáo dục “Thông qua học tập trải nghiệm, đào tạo con người toàn diện, có khả năng học tập suốt đời, có đạo đức, có sức ảnh hưởng và mang lại thay đổi tích cực cho cộng đồng” Với ba tiêu chí “đạo đức, ý chí, sáng tạo”, sinh viên tại trường hoạt

Trang 10

động học tập tại một cộng đồng năng động, cầu tiến, họ sẽ không tránh khỏi các áp lực trong cuộc sống, đặc biệt là áp lực đồng trang lứa

Bài nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu thực trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên Trường Đại học Văn Lang Từ đó đưa ra những nhận định khách quan, có khoa học nhằm tác động vào các biến trong nghiên cứu để nâng cao chất lượng cuộc sống sinh viên tại trường Vì vậy người nghiên cứu quyết định chọn thực hiện đề tài: “Thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang”

Thứ hai, tìm sự khác biệt áp lực đồng trang lứa giữa các thông tin nhân khẩu học (tuổi, giới tính sinh học, khóa học, khối ngành theo học, chỗ ở, tham gia câu lạc bộ, làm thêm và thu nhập cá nhân) của sinh viên Trường Đại học Văn Lang

3 Giả thuyết nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:

H1: Thành tố hành vi nhóm có quan hệ thuận chiều với áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang

H2: Thành tố đánh giá nhóm có quan hệ thuận chiều với áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang

H3: Thành tố trào lưu nhóm có quan hệ thuận chiều với áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang

H4: Thành tố thói quen nhóm có quan hệ thuận chiều với áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang

H5: Có sự khác biệt giữa các biến số trong nhóm nhân khẩu của sinh viên Trường Đại học Văn Lang về áp lực đồng trang lứa và các thành tố

Trang 11

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về áp lực đồng trang lứa của sinh viên; Vấn đề của áp lực đồng trang lứa; Sự ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến sinh viên Trường Đại học Văn Lang

Nhiệm vụ thực tiễn: Tìm hiểu sự tác động của áp lực đồng trang lứa đến sinh viên Trường Đại học Văn Lang dựa trên cơ sở lý luận để trả lời cho giả thuyết khoa học đề ra Thể hiện được các kết quả khách quan khoa học về thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang Đưa ra các kết luận và số liệu phục vụ cho các nghiên cứu sau này trên khách thể sinh viên Trường Đại học Văn Lang

Cụ thể, các nhiệm vụ nghiên cứu được người nghiên cứu thực hiện như sau: 1 Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu: khái niệm, phân loại, cách đo lường, tổng

quan các nghiên cứu trước đây về áp lực đồng trang lứa

2 Xây dựng và lựa chọn công cụ nghiên cứu để đánh giá thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang

3 Tiến hành thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi nghiên cứu 4 Phân tích dữ liệu thu được để kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu 5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Dựa trên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu đặt sự tập trung vào mối liên hệ giữa các yếu tố thuộc áp lực đồng trang lứa với sinh viên Trường Đại học Văn Lang Các yếu tố thuộc áp lực đồng trang lứa bao gồm: Hành vi nhóm, đánh giá nhóm, trào lưu nhóm, thói quen nhóm

Người nghiên cứu cũng quan tâm tới sự khác biệt giữa các biến số đặc điểm nhân khẩu về áp lực đồng trang lứa và các thành tố của nó Cụ thể, sự khác biệt về sự ảnh hưởng giữa các nhóm độ tuổi, giới tính sinh học, các nhóm ngành học, các khóa học, chỗ ở, tham gia câu lạc bộ, làm thêm và thu nhập cá nhân của sinh viên Trường Đại học Văn Lang

5.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên Trường Đại học Văn Lang

Trang 12

6 Giới hạn phạm vi của nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chỉ nghiên cứu trên nhóm khách thể là sinh viên của Trường Đại học Văn Lang

Đề tài nghiên cứu giới hạn trên nhóm nhân khẩu bao gồm: tuổi, giới tính sinh học, khóa học, khối ngành theo học, chỗ ở, tham gia câu lạc bộ, làm thêm và thu nhập cá nhân ở khách thể nghiên cứu.

7 Cơ sở phương pháp luận

Bài nghiên cứu sử dụng thang đo dựa trên các nghiên cứu đã được công bố và sử dụng Các phương pháp luận đã thu thập được những kết quả phù hợp, đáp ứng được tính khách quan và khoa học Người nghiên cứu chỉ sử dụng phương pháp luận trong nghiên cứu về thực trạng áp lực đồng trang lứa trên khách thể là sinh viên Trường Đại học Văn Lang Các phương pháp luận và cách tiếp cận được sử dụng được đề ra như sau:

- Phương pháp luận tiếp cận hệ thống: Áp lực đồng trang lứa của khách thể nghiên cứu là sự lựa chọn của cá nhân, liên quan đến hệ thống giá trị nhất định mà bản thân khách thể hướng đến Vì vậy, việc xem xét và phân tích hệ thống, lý giải những biểu hiện của khách thể một cách tổng quát, toàn diện, tiếp cận hệ thống là cần thiết cho đề tài - Phương pháp luận tiếp cận hoạt động: Tiếp cận này cho phép việc xử lý kết quả có thể đánh giá, lý giải các biểu hiện của sinh viên về phản ứng với áp lực đồng trang lứa Từ đó có thể lý giải được quá trình phát triển, thay đổi, tịnh tiến của cá nhân sinh viên khi bị ảnh hưởng bởi biến áp lực đồng trang lứa

- Phương pháp luận tiếp cận xã hội: Vấn đề được đặt ra là ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa, phân tích biến này trong nghiên cứu phải dựa trên các mối liên hệ xã hội của khách thể Từ đó cho phép bài nghiên cứu đưa ra kết luận đầy đủ và chính xác mối tương quan giữa các biến

- Phương pháp luận tiếp cận phát triển: Mỗi cá nhân khách thể được nghiên cứu có quá trình phát triển, biểu hiện, hành vi phù hợp với những công việc, hoạt động, quá trình học tập Điều này ảnh hưởng đến sự tác động của áp lực đồng trang lứa đến sinh viên Sự tác động này cũng cần thiết cho bài nghiên cứu nhằm đưa ra các kết luận xác đáng, khách quan và thực tiễn

Trang 13

8 Phương pháp thực hiện nghiên cứu 8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết Dựa trên cơ sở lý luận, sau đó đưa giả thuyết khoa học phù hợp để đánh giá và nghiên cứu đồng thời các tài liệu khoa học liên quan

Người nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên của khóa luận: Hệ thống hóa vấn đề tâm lý liên quan đến đề tài như áp lực là gì; áp lực đồng trang lứa là gì; thực trạng của áp lực đồng trang lứa đến sinh viên Trường Đại học Văn Lang

Thu thập, tra cứu, đọc những bài báo khoa học, sách và từ điển học thuật có các nội dung về áp lực đồng trang lứa của sinh viên Sau đó phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các vấn đề lý luận trong đề tài nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về sự ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến sinh viên Trường Đại học Văn Lang

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Người nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra qua bảng hỏi, sử dụng cấu trúc thang đo Likert 5 mức độ - thang đo lường được sử dụng trong bảng câu hỏi để xác định ý kiến, hành vi và nhận thức của cá nhân Thang đo này cung cấp năm tùy chọn khác nhau để khách thể nghiên cứu lựa chọn, các lựa chọn bao gồm: hai thái cực, hai ý kiến trung gian và một ý kiến trung lập Khách thể nghiên cứu tham gia khảo sát lựa chọn một loạt các câu trả lời cho các câu hỏi hoặc tuyên bố dựa trên mức độ đồng ý của họ

Thang đo Likert được người nghiên cứu đưa vào bảng hỏi để đánh giá vấn đề sau: Đánh giá về sự ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa lên sinh viên Trường Đại học Văn Lang

Phương pháp Pilot Test: Người nghiên cứu dùng phương pháp này nhằm kiểm chứng sự phù hợp của bảng hỏi sau quy trình dịch thuật và thích ứng thang đo trước khi đưa vào khảo sát chính thức

8.3 Phương pháp thống kê toán học

Người nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê toán học để thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu Phương pháp thống kê toán học cho phép người nghiên cứu đưa ra

Trang 14

những kết luận và suy luận có căn cứ từ các dữ liệu có được Phương pháp thống kê toán học gồm hai phần chủ yếu: thống kê mô tả và thống kê suy luận

Thống kê mô tả giúp người nghiên cứu mô tả và sắp xếp dữ liệu một cách đơn giản nhất Điều này bao gồm việc phân loại, tóm lược và trình bày dữ liệu để hiểu rõ hơn về các đặc tính và tính chất của tập dữ liệu Thống kê mô tả có thể sử dụng các biện pháp trung tâm (như trung bình, trung vị), các biện pháp phân tán (như độ lệch chuẩn, phương sai, biên độ).

Thống kê suy luận giúp người nghiên cứu sử dụng dữ liệu mẫu để rút ra kết luận hoặc suy luận về quần thể tổng thể Thống kê suy luận bao gồm xác suất và lý thuyết mẫu Nhà nghiên cứu sử dụng các công cụ và kỹ thuật như kiểm định giả thuyết, ước lượng tham số và phân tích biến thể để đưa ra những kết luận tin cậy từ dữ liệu mẫu Thống kê suy luận có thể sử dụng các kiểm định như kiểm định F, kiểm định ANOVA, kiểm định Tukey HSD, để so sánh các nhóm hoặc các biến

Tổng quan, phương pháp thống kê toán học là công cụ giải quyết các vấn đề và câu hỏi khoa học bằng cách xác định mối liên hệ, khám phá sự khác biệt và đưa ra kết luận dựa trên dữ liệu số thu thập được

9 Đóng góp mới của đề tài

Thông qua việc nghiên cứu về áp lực đồng trang lứa ở sinh viên, kết quả nghiên cứu có thể giúp cá nhân người nghiên cứu và hội đồng tăng cường hiểu biết về vấn đề này và đề xuất các giải pháp để giảm áp lực đồng trang lứa và cải thiện sức khỏe tâm lý và thể chất của sinh viên Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu có thể đóng góp vào việc phát triển chương trình giáo dục và hỗ trợ sinh viên để giúp họ đối phó với áp lực đồng trang lứa một cách phù hợp với đặc điểm sinh viên Trường Đại học Văn Lang Một số khía cạnh được người nghiên cứu đưa ra như sau:

1 Giúp các cán bộ giảng viên hay các phòng ban hiểu rõ hơn về thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên

2 Đóng góp vào việc phát triển chương trình giáo dục thông qua các kết quả nghiên cứu thực trạng

3 Có thêm góc nhìn mới về áp lực đồng trang lứa, từ đó cải thiện sức khỏe tâm lý và thể chất của sinh viên

Trang 15

4 Mở rộng phạm vi nghiên cứu nếu có cơ hội được học tập cao hơn, hoặc là tiền đề cho các nghiên cứu về áp lực đồng trang lứa sau này

10 Dàn ý nội dung Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận của thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang

Chương 4: Kết luận và bàn luận Chương 5: Kiến nghị Chương 6: Hạn chế Tài liệu tham khảo Phụ lục

Trang 16

Về khái niệm khoa học thì “Peer Pressure” hay áp lực đồng trang lứa là ảnh hưởng của một nhóm bạn bè cùng trang lứa, là sự tương tác của cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, hay tập thể với cá nhân Điều này khiến các cá thể trong “xã hội” này cố tình thay đổi thái độ, giá trị bản thân, hay hành vi và tuân thủ các quy tắc “ngầm” (Bobbies & Elhaney, 2005) Hai ông cũng chỉ ra rằng áp lực đồng trang lứa đề cập đến cách người dân cùng nhóm xã hội hành động hoặc tin vào việc ảnh hưởng đến nhau, thường theo những cách tiêu cực Áp lực đồng trang lứa là điều mà mọi người phải đối phó vào lúc nào đó trong cuộc sống của những người Làm thế nào thành công một xử lý áp lực đồng trang lứa phụ thuộc vào một mức độ lớn đối với sự kiểm soát và vị trí

Trang 17

của cá nhân trên thế giới (Hardcastle, 2002) Áp lực đồng trang lứa được định nghĩa là khi những người ở độ tuổi của một người khuyến khích hoặc thúc giục anh ta làm điều gì đó hoặc tránh khỏi việc làm điều gì khác, không phân biệt mong muốn của người đó hay không làm những điều đó (Ryan, 2000 ở Uche, 2010) Điều đó có nghĩa là áp lực đồng trang lứa bao gồm một tập hợp các động lực nhóm, theo đó một nhóm trong đó người ta cảm thấy thoải mái có thể ghi đè lên thói quen cá nhân, ức chế đạo đức cá nhân hoặc mong muốn bình dị để áp đặt một tiêu chuẩn của thái độ hoặc hành vi

“Peer pressure refers to a change in behavior that tends to conform to peer norms as individuals feel the influence of peer groups on their attitudes When a person stays in a peer group, the different kinds of people will bring lots of pressure on each person.” Xie và Yue-Ying (2007) - “Áp lực đồng trang lứa đề cập đến một sự thay đổi trong hành vi có xu hướng phù hợp với các chuẩn mực ngang hàng khi các cá nhân cảm thấy ảnh hưởng của các nhóm ngang hàng đối với thái độ của họ Khi một người ở trong một nhóm ngang hàng, các loại người khác nhau sẽ gây áp lực cho mỗi người”

1.2 Nghiên cứu ở nước ngoài

Áp lực đồng trang lứa là sự thuyết phục hoặc khuyến khích một người khác tham gia vào một số loại hành vi nhất định Đây là một quá trình ảnh hưởng tương hỗ qua đó các bạn cùng trang lứa trở nên ngày càng giống nhau về thời gian và chia sẻ những đặc điểm tương đồng (Dish & Dodge, 2005) Áp lực đồng trang lứa thường xuất hiện rõ rệt ở sinh viên, bởi vì họ có nhu cầu cao về sự chấp nhận xã hội Áp lực đồng trang lứa có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển cá nhân và học tập của sinh viên

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp lực đồng trang lứa có thể là một yếu tố nguy cơ cho việc sử dụng rượu, thuốc lá, ma túy và các chất gây nghiện khác ở sinh viên (Borsari & Carey, 2001; Park et al., 2009; Wu et al., 2010) Sinh viên có thể uống rượu hoặc hút thuốc để thích nghi với nhóm bạn, để giảm căng thẳng, để tăng tự tin hoặc để thoát khỏi những vấn đề khác Tuy nhiên, việc sử dụng chất gây nghiện có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe, học tập và quan hệ xã hội của sinh viên

Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng áp lực đồng trang lứa có thể có ảnh hưởng tích cực đến xu hướng hợp tác của sinh viên (Wang & Hu, 2021; Chen et al., 2020) Hợp tác là một loại hành động hoặc cách thức giữa các cá nhân hoặc nhóm để đạt được một mục

Trang 18

tiêu chung và hỗ trợ lẫn nhau (Nowak, 2006) Hợp tác có thể giúp sinh viên phát triển kỹ năng xã hội, tăng cường quan hệ bạn bè và hoàn thành mục tiêu học tập

Một số nghiên cứu đã nghiên cứu về ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến sự tự tin của sinh viên (Baldwin et al., 2017; Kornienko et al., 2016) Sự tự tin là một khía cạnh của nhận thức bản thân, liên quan đến việc đánh giá khả năng và giá trị của bản thân Sự tự tin có thể ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc và mục tiêu của sinh viên Sự tự tin có thể được tăng cường hoặc giảm sút bởi áp lực đồng trang lứa Sinh viên có thể cảm thấy tự tin hơn khi được bạn bè ủng hộ, khen ngợi, tôn trọng và chia sẻ Sinh viên cũng có thể cảm thấy mất tự tin khi bị bạn bè chỉ trích, chế nhạo, bỏ rơi hoặc so sánh

Nghiên cứu của Lai et al (2020) về ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến sự tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của sinh viên đã chỉ ra rằng áp lực đồng trang lứa có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc ngăn cản sinh viên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, như thể thao, âm nhạc, nghệ thuật, tình nguyện và các câu lạc bộ Áp lực đồng trang lứa có thể giúp sinh viên mở rộng các kỹ năng xã hội, giao tiếp và hợp tác, cũng như phát triển các sở thích và niềm đam mê Tuy nhiên, áp lực đồng trang lứa cũng có thể khiến sinh viên bị mất đi sự tự do và sáng tạo, bị ảnh hưởng bởi các giá trị và quan điểm không phù hợp với bản thân hay bị quá tải vì phải tham gia quá nhiều hoạt động

1.3 Nghiên cứu ở Việt Nam

Ngoài các nghiên cứu ở nước ngoài, có một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã khám phá các khía cạnh khác nhau của áp lực đồng trang lứa ở sinh viên

Theo Phạm Thị Huyền et al (2022), áp lực đồng trang lứa có thể là yếu tố thúc đẩy hành vi lựa chọn các trường học và ngành học theo mode mà không phải theo tố chất, năng lực bản thân Chính vì thế, việc nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa tới quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh, sinh viên có ý nghĩa quan trọng để có các giải pháp điều chỉnh hành vi và sử dụng áp lực đồng trang lứa hiệu quả, hỗ trợ việc chọn trường, chọn ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động sau này Theo Nguyễn Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Thanh Hương (2019), sức khỏe là trạng thái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội của một người Sức khỏe có thể được duy trì hoặc cải thiện bằng cách có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thường xuyên, nghỉ ngơi đầy đủ và giải quyết tốt các vấn đề tâm lý Tuy nhiên, áp lực đồng trang lứa

Trang 19

có thể gây ra những rủi ro và tổn thương cho sức khỏe của sinh viên Sinh viên có thể bị áp lực để sử dụng chất gây nghiện, để giảm cân hoặc tăng cân theo xu hướng, để làm việc quá sức hoặc bỏ bê học tập Tuy nhiên, việc làm theo áp lực đồng trang lứa có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe của sinh viên, như gây hại cho cơ thể, gây căng thẳng, lo âu, trầm cảm hoặc tự tử Mối quan hệ bạn bè là một loại mối quan hệ xã hội dựa trên sự gắn kết, tôn trọng, tin tưởng và chia sẻ giữa các cá nhân có cùng trang lứa Ngoài ra, mối quan hệ bạn bè có thể mang lại cho sinh viên sự ủng hộ, an ủi, vui vẻ và học hỏi Tuy nhiên, áp lực đồng trang lứa có thể gây ra những khó khăn và thách thức cho mối quan hệ bạn bè của sinh viên Sinh viên có thể bị áp lực để kết bạn hoặc chia tay với một người nào đó, để tuân theo hoặc phản đối những ý kiến, thái độ hoặc hành vi của bạn bè, để giữ bí mật hoặc tiết lộ với bạn bè về những vấn đề cá nhân Tuy nhiên, việc duy trì mối quan hệ bạn bè dưới áp lực có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sự gắn kết và hòa thuận bạn bè

Viện Kế toán Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đề tài môn học xuất sắc UEH500 năm 2022 đã công bố kết quả về công trình Phân tích thực trạng áp lực đồng trang lứa (peer pressure) của sinh viên hiện nay Phát hiện rằng có 216 bạn sinh viên thường xuyên so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa, chiếm tỉ lệ 80,3% Tuy nhiên, có đến 171 bạn sinh viên cảm thấy tiêu cực khi so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa, chiếm 36,4% trong số 269 sinh viên thực hiện khảo sát các bạn sinh viên chưa có thói quen suy nghĩ tích cực khi so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa

Một báo cáo khoa học của Cao Lê Quỳnh Anh et al (2021) khảo sát về Mạng xã hội và mối liên hệ giữa hành vi sử dụng mạng xã hội tới áp lực đồng trang lứa của học sinh, sinh viên độ tuổi 16-19 Kết quả khảo sát khi 3 trên 5 người cho rằng họ thường bị ảnh hưởng hơn nếu bài đăng của bản thân bị lượt tương tác thấp Chính vì sự lo lắng nhất định về lượt tương tác thấp của bản thân, người dùng phần lớn đều có kỳ vọng với lượt tương tác mình nhận được sau khi đăng bài và thậm chí một số người đồng ý rằng họ đã từng có những hành vi như xóa bài đăng hoặc chỉnh sửa quyền riêng tư thành chỉ mình tôi vì bài viết đó nhận được lượt tương tác kém Và khi xét đến sự ảnh hưởng của người dùng bởi các bài đăng của bạn bè họ, phần lớn người được khảo sát đồng tình rằng họ đã được

Trang 20

điều hướng về hành vi vì họ có xu hướng dành nhiều sự xem xét hơn cho một bài đăng có lượt tương tác cao trên mạng xã hội

2 Lý luận về thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên

Khi nói về áp lực đồng trang lứa, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí đối với nhiều người có thể là những tác động tiêu cực của nó Áp lực đồng trang lứa không phải lúc nào cũng là một điều xấu Nhà thơ người Mỹ, Bruce Smith (2012) nói trong buổi thuyết giảng tại trường đại học Georgetown, "Một phần lành mạnh trong sự phát triển của mọi đứa trẻ là sự tham gia với các bạn bè của họ Điều này đặc biệt đúng trong tuổi thiếu niên khi thanh thiếu niên phát triển cảm giác độc lập với cha mẹ" Các mối quan hệ đồng trang lứa ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, ngay cả khi chúng ta không nhận ra điều đó Chúng ta học hỏi từ họ, và họ học hỏi từ chính chúng ta Chỉ có bản chất con người để lắng nghe và học hỏi từ những người khác trong nhóm tuổi của họ Trong cuốn sách The Myth of the Teen Brain của Robert Epstein (2007) đưa ra một điểm rằng, "Thành niên trẻ tuổi có xu hướng bắt chước nhau, không phải bắt chước người lớn Họ dành gần như toàn bộ thời gian của họ với bạn bè và hầu như không có thời gian với người lớn" Áp lực đồng trang lứa đối phó với những người có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực trong một tình huống nhất định từ những mối quan hệ bạn bè đó Có nhiều lý do sẽ dẫn đến áp lực đồng trang lứa, giới tính, lớp học, môi trường gia đình Áp lực đồng trang lứa là vô hình và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi cá nhân Áp lực đồng trang lứa cũng tạo ra cả tác động tích cực và tiêu cực Áp lực đồng trang lứa sẽ kích hoạt một số cạnh tranh không lành mạnh Mặt tích cực có thể được tóm tắt vì áp lực đồng trang lứa là phổ biến ở các sinh viên đại học ở độ tuổi tương tự Nó chủ yếu thể hiện trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trong quá trình học tập Hiệu ứng tiêu cực sẽ dẫn đến việc từ bỏ việc học tập, sự thấp kém về tâm lý, theo dõi một cách mù quáng, mất lòng tự trọng và các khuynh hướng hành vi tiêu cực khác (Ziyu Chen & Yazhi Deng, 2021)

2.1 Các biểu hiện và ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến sinh viên

Các biểu hiện và ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa, nghiên cứu về áp lực đồng trang lứa đã được quan tâm từ lâu và được thể hiện trong các nghiên cứu dưới đây Bắt đầu từ lý thuyết về so sánh xã hội Festinger, L (1954) thiết lập hai dạng thức so sánh xã hội là so sánh thực lực (social comparison of ability) và so sánh quan điểm (social

Trang 21

comparison of opinion) Trong đó, so sánh thực lực tập trung vào tính ganh đua và có mục đích là để xác định hơn thua giữa mình và đối tượng được so sánh Ngược lại, so sánh quan điểm tập trung vào việc thu thập thông tin để học hỏi về thế giới và bản thân; mục đích của so sánh quan điểm là để có thể đưa ra những nhận định và quyết định với sự cân nhắc cẩn thận Có thể thấy, dạng thức so sánh thực lực đã tạo áp lực buộc con người tham gia vào cuộc ganh đua để thể hiện chính mình

Yang, C.C et al (2018) tiếp nối kết quả nghiên cứu đó và chỉ ra rằng, so sánh thực lực có khả năng mang lại hệ quả tiêu cực cho sức khỏe tâm lý, một điều không được tìm thấy ở xu hướng so sánh quan điểm Việc so sánh thực lực của bản thân với người khác sẽ dẫn đến xu hướng mất định hướng về bản thân, mất phương hướng và không biết mình thật sự là ai, có vai trò gì trong xã hội Cuối cùng, việc thường xuyên so sánh thực lực của bản thân với người khác cũng có liên quan đến việc người này thường xây dựng ước mơ, giá trị và nhân dạng của bản thân nói chung dựa trên những điều xã hội cho là đáng khao khát hơn tự xây dựng giá trị cá nhân Các tác giả này cũng cho biết, mạng xã hội chính nguồn thông tin cơ bản nhất được sử dụng để so sánh thực lực bản thân xây dựng nhân dạng theo quy chuẩn xã hội (normative identity processing) ám chỉ việc người dùng sẽ tiếp nhận thông tin từ số đông trên mạng và xây dựng những giá trị cá nhân, như: mục tiêu và ham muốn dựa trên những gì người khác cũng muốn có

Trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng trong nhận thức và suy nghĩ của mỗi người Trình độ học vấn khác nhau quyết định hiểu biết và hành vi khác nhau Laurence Steinberg và Kathryn C Monahan (2007) cho rằng, các cá nhân nhạy cảm hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè hơn trong khoảng từ 14 đến 18 tuổi và ảnh hưởng của bạn bè ít tăng trưởng trong khoảng 18 đến 25 tuổi Tương tự với quan điểm này, Mai Thi Ngoc Dao và Anthony Thorpe (2015) cũng đưa ra kết luận học sinh, sinh viên chưa tốt nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng bởi ý kiến từ bạn bè ít hơn so với học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp

Một thí nghiệm cổ điển của Solomon Asch (1951) giải thích làm thế nào một nhóm cá nhân có thể ảnh hưởng đến ai đó trong việc đưa ra quyết định Shuttleworth (2008) lưu ý rằng thí nghiệm ASCH được thiết kế để kiểm tra áp lực đồng trang lứa sẽ ảnh hưởng đến sự phán đoán và tính cá nhân của một thử nghiệm để phù hợp với đa số Nó đã được phát hiện rằng mọi người thường xuyên tuân theo phán quyết của đa số, ngay cả khi đa số là sai

Trang 22

Nó đã được lưu ý thêm rằng mọi người thường chấp nhận bị ảnh hưởng chỉ vì mong muốn đạt được cảm giác an toàn trong một nhóm có tuổi, văn hóa, tôn giáo hoặc tình trạng giáo dục tương tự Bất kỳ sự không sẵn lòng nào bị ảnh hưởng đều mang theo nó rất nguy cơ từ chối xã hội và đây là điều mà những người trẻ tuổi sợ hãi nhất (Dewey, 2008)

Ở Việt Nam, chưa nhiều nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của các đề tài khá rời rạc Nhưng vẫn có một số bài báo cáo có đề cập tới ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến các đối tượng học sinh, sinh viên Năm 2002, nghiên cứu sinh Lê Bá Đạt với đề tài “Rối nhiễu trầm cảm ở học sinh Trung học phổ thông hiện nay” có kết luận 8.8% học sinh THPT Hà Nội bị trầm cảm Nguyên nhân chủ yếu là do sức ép từ gia đình, cha mẹ có sự kỳ vọng rất lớn so với khả năng của học sinh Ngoài ra còn có áp lực từ nhà trường và “bạn bè cùng trang lứa”

Anouk de Boer và cộng sự (2016) đã khẳng định, thanh thiếu niên coi rằng sự chấp nhận của xã hội, đặc biệt với bạn bè là rất quan trọng Áp lực bạn bè, lo ngại về sự từ chối của xã hội và mong muốn được thể hiện có một ảnh hưởng đến hành vi của thanh thiếu niên Họ cảm thấy bắt buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn và kỳ vọng của xã hội, ở đây là nhóm bạn đồng trang lứa để được hòa đồng, quan tâm, yêu thích Theo Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1967 đã định nghĩa “các chuẩn chủ quan” là nhận thức về các áp lực xã hội để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi; và cho rằng, đây là một trong những nhân tố chính quyết định thực hiện hành vi và nhận thức của các cá nhân Từ đó, có thể thấy quan hệ hai chiều khi những quan điểm, định kiến từ xã hội có tác động rất lớn đến hành vi, nhưng đồng thời con người cũng không ngừng thay đổi bản thân để phù hợp với các nhóm xã hội

2.1.1 Hành vi nhóm ảnh hưởng đến sinh viên

Ajzen và Fishbein (1967) (Thuyết hành động hợp lý TRA) cho rằng ý định thực hiện hành vi của một người là yếu tố dự đoán chính về việc họ có thực sự thực hiện hành vi đó hay không Theo lý thuyết, ý định thực hiện một hành vi nhất định có trước hành vi thực tế Ý định này được gọi là ý định hành vi và là kết quả của niềm tin rằng việc thực hiện hành vi đó sẽ dẫn đến một kết quả cụ thể Ý định hành vi rất quan trọng đối với lý thuyết TRA bởi vì những ý định này "được xác định bởi thái độ đối với các hành vi và chuẩn chủ quan" Thuyết hành động hợp lý cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng

Trang 23

động lực thực hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khả năng hành vi được thực hiện Ngoài ra, các quy tắc xã hội cũng góp phần vào việc người đó có nảy sinh ý định thực sự thực hiện hành vi hay không Các áp lực hay quy tắc xã hội như quan điểm, định kiến tác động đến các cá nhân, họ dựa vào đó để nảy sinh ý định và thực hiện hành vi của mình

Áp lực đồng trang lứa có thể là yếu tố thúc đẩy hành vi lựa chọn các trường học và ngành học theo “mode” mà không phải theo tố chất, năng lực bản thân Chính vì thế, việc nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa tới quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh, sinh viên có ý nghĩa quan trọng để có các giải pháp điều chỉnh hành vi và sử dụng “áp lực đồng trang lứa” hiệu quả (Phạm Thị Huyền et al., 2022)

Các cá thể có thể được yêu cầu hành động và hành động theo các hướng dẫn nhất định do nhóm đặt ra, và thuộc tính này được gọi là áp lực từ bạn bè (Hayeon Kim và cộng sự, 1991) Thái độ thông cảm của việc có những hành vi sai lệch bắt nguồn từ áp lực trong nhóm đồng trang lứa, có thể được nhận thức thường xuyên hơn khi thanh niên dành nhiều thời gian với bạn bè và tương tác với họ thường xuyên hơn Áp lực nhóm đối với các phán đoán và lựa chọn của thanh niên với hành vi chắc chắn sẽ có tác động đáng kể, bằng chứng là nghiên cứu rằng hành vi bạo lực đi kèm với bắt nạt bạn bè là do áp lực từ bạn bè và áp lực đồng trang lứa được hình thành bởi nguyên tắc nhóm dẫn thanh niên đến hành vi sai lệch không chính đáng

Có thể thấy áp lực đồng trang lứa có thể được coi là lực lượng cảm xúc hoặc tinh thần từ những người thuộc cùng một nhóm xã hội (như cùng tuổi hoặc địa vị) để hành động hoặc thể hiện hành vi theo cách tương tự như họ Áp lực đồng trang lứa có ảnh hưởng lớn đến hành vi của thanh thiếu niên và phản ánh những người trẻ tuổi mong muốn phù hợp và được người khác chấp nhận (Bern, 2010) Áp lực đồng trang lứa còn được gọi là ảnh hưởng đồng trang lứa, và nó liên quan đến việc thay đổi một hành vi của một người khác để đáp ứng kỳ vọng nhận thức của người khác (Burns và Darling, 2002) Nói chung, hầu hết thanh thiếu niên xác nhận áp lực đồng trang lứa như âm nhạc, quần áo hoặc kiểu tóc Khi nói đến các vấn đề quan trọng như giá trị đạo đức, cha mẹ vẫn có ảnh hưởng hơn nhóm đồng trang lứa (Black, 2002)

Trang 24

2.1.2 Trào lưu nhóm ảnh hưởng đến sinh viên

Ngày nay, nhiều bạn trẻ đua nhau với các trào lưu “sống thử, yêu ồ ạt, sống hết mình với tình dục”, nó đã trở thành “cơn lốc” lôi cuốn nhiều bạn trẻ lao vào Họ sống thử vì không được sự đồng ý của cha mẹ, kinh tế khó khăn, khác biệt văn hóa hay tôn giáo, sống xa gia đình; họ đơn giản hóa tình yêu đến độ quan niệm sống thử để thấy hợp thì tiếp tục sống, không hợp thì chia tay, chẳng mất mát gì, lại không phải mất công, chẳng tốn tiền cho việc ra tòa ly dị (Mary Nguyễn Hòa, 2022)

Theo Sluke (2001) một tác động tiêu cực của áp lực đồng trang lứa là bất cứ điều gì mà ai đó buộc người khác phải làm khiến họ cảm thấy khó chịu Nó khiến các cá nhân trẻ làm những điều họ biết là sai có thể rất nguy hiểm Một chàng trai có thể thuyết phục một cô gái tuổi teen quan hệ tình dục với mình vì 'mọi người đều đang làm điều đó' Cô gái có thể tin anh, nhưng cô thực sự không muốn Kết quả có thể là mang thai ở tuổi vị thành niên hoặc một bệnh lây truyền qua đường tình dục Đây là một kết quả thay đổi cuộc sống từ áp lực đồng trang lứa Áp lực tiêu cực từ bạn bè có thể khiến thanh thiếu niên uống rượu, sử dụng ma túy, nói dối, gian lận và ăn cắp có thể khiến những điều khủng khiếp xảy ra với những người vô tội Uống rượu là một tác động tiêu cực của áp lực đồng trang lứa Những người trẻ tuổi có thể bị ảnh hưởng bởi các trào lưu chỉ để phù hợp với bạn bè của họ Đây là một trong chuỗi các sự kiện thay đổi cuộc sống do áp lực đồng trang lứa

Khi thanh thiếu niên đưa ra những lựa chọn lệch lạc dưới áp lực của bạn bè, nó có thể làm tổn hại lòng tự trọng của họ và thậm chí dẫn đến sự bất ổn trong trường học, làm suy yếu nghiêm trọng quá trình phát triển của thanh thiếu niên Đối với những học sinh trung học nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa, áp lực từ bạn bè là một vấn đề rất nhạy cảm Gong Ji Young (2020)

Có một thí nghiệm cổ điển của Solomon Asch giải thích làm thế nào một nhóm cá nhân có thể ảnh hưởng đến ai đó trong việc đưa ra quyết định Shuttleworth (2008) lưu ý rằng thí nghiệm ASCH được thiết kế để kiểm tra áp lực đồng trang lứa sẽ ảnh hưởng đến sự phán đoán và tính cá nhân của một thử nghiệm để phù hợp với đa số Nó đã được phát hiện rằng mọi người thường xuyên tuân theo phán quyết của đa số, ngay cả khi đa số là sai Nó đã được lưu ý thêm rằng mọi người thường chấp nhận bị ảnh hưởng chỉ vì

Trang 25

mong muốn đạt được cảm giác an toàn trong một nhóm có tuổi, văn hóa, tôn giáo hoặc tình trạng giáo dục tương tự Bất kỳ sự không sẵn lòng nào bị ảnh hưởng đều mang theo nó rất nguy cơ từ chối xã hội và đây là điều mà những người trẻ tuổi sợ hãi nhất (Dewey, 2008)

2.1.3 Đánh giá nhóm ảnh hưởng đến sinh viên

Theo lý thuyết Thân chủ Trọng tâm, mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với những hành vi mang tính chất rập khuôn, cứng nhắc có thể được lý giải thông qua khái niệm điều kiện có giá trị (Rogers, 1959) Điều kiện có giá trị đối với một người là những tiêu chí mà người đó cần phải đáp ứng để có thể nhận được sự nhìn nhận tích cực từ bản thân hay từ những người xung quanh Theo đó, trong một mối quan hệ bạn bè đi kèm những giá trị, kỳ vọng hay mong muốn của bạn đồng trang lứa được phóng nội qua áp lực đồng trang lứa mà một sinh viên có thể nhận được Lúc này, một sinh viên sẽ đồng thời nhận sự đánh giá của các nhóm, đồng thời tự đánh giá bản thân mình và thay đổi để phù hợp với nhóm Nói cách khác, cá nhân sinh viên dần dần học được rằng bản thân chỉ có giá trị khi nào đáp ứng được những tiêu chí nhất định mà các nhóm đồng trang lứa đề ra Chẳng hạn, sinh viên chỉ có thể cảm thấy bản thân có giá trị chừng nào còn duy trì được thành tích trong học tập hoặc thể thao, hay sự dồn nén các cảm xúc tiêu cực Cảm nhận này có thể thúc đẩy các cá nhân phải liên tục nỗ lực để duy trì hay đạt được các thành tựu Các nghiên cứu hiện nay sử dụng khái niệm lòng tự trọng có điều kiện (Crocker & Wolfe, 2001; Michael H Kernis, 2003) để chỉ tình trạng trong đó cá nhân đặt giá trị bản thân của mình phụ thuộc vào những điều kiện nhất định Lòng tự trọng có điều kiện có mối liên hệ với nhiều hệ quả tiêu cực về tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống, ý định tự sát, ứng phó thiếu thích ứng, hay nghiện rượu (Bos, Huijding, Muris, Vogel, & Biesheuvel, 2010; Lakey, Hirsch, Nelson, & Nsamenang, 2014; Tomaka, Morales-Monks, & Shamaley, 2013; Wouters et al., 2013)

Bùi Xuân Nhật et al (2021) đã thực hiện một nghiên cứu trên sinh viên Trường Đại học Ngoại Thương II Thành phố Hồ Chí Minh về “Mạng xã hội và mối liên hệ giữa hành vi sử dụng mạng xã hội tới áp lực đồng trang lứa của học sinh, sinh viên độ tuổi 16 - 19” có kết luận: “Số lượng tương tác trong một bài đăng như lượt like, lượt chia sẻ cũng thể hiện sự công nhận định lượng từ xã hội và nó có gây những áp lực nhất định tới học sinh, sinh viên Tuy nhiên trong khảo sát của, chỉ 1 trên 5 người được hỏi cho rằng sự công nhận

Trang 26

định lượng này là yếu tố gây áp lực nhất với họ Nghiên cứu ghi nhận được rằng thành tích học tập mới là yếu tố có sức ảnh hưởng nhất tới các bạn trẻ thuộc độ tuổi 16 - 19 và kế tiếp là yếu tố ngoại hình”

Nghiên cứu “Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên” của Võ Văn Việt và Đặng Thị Thu Phương (2017) được thực hiện nhằm xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, trường hợp nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ thông tin thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Trong đó áp lực đồng trang lứa là yếu tố xếp thứ tư trong 7 yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập Cụ thể, tác động đến kết quả học tập của sinh viên theo thứ tự là yếu tố: Sở thích học tập; Cơ sở vật chất; Áp lực xã hội; Áp lực đồng trang lứa; Năng lực trí tuệ; Học bổng; sau cùng là Động cơ của ba mẹ Áp lực đồng trang lứa của nghiên cứu này được hiểu như tâm lý học theo bạn bè, học tốt, học giỏi để thể hiện bản thân trước bạn bè là điều mà các bạn trẻ lựa chọn làm động lực học tập của mình Trong nghiên cứu có báo cáo rõ khi điểm đánh giá về Áp lực bạn bè cùng trang lứa tăng lên 1 điểm thì kết quả học tập của sinh viên tăng trung bình lên 0,174 điểm

2.1.4 Thói quen nhóm ảnh hưởng đến sinh viên

Một khoa học về nhóm hình thành gọi là tâm lý nhóm hay động học nhóm (group dynamics) được phát triển bởi D Cartwright, A Zander năm 1968 là một hệ thống các hành vi và quá trình tâm lý xảy ra trong một nhóm xã hội (động lực nội nhóm) hoặc giữa các nhóm xã hội (động lực giữa các nhóm) Nghiên cứu về động lực học nhóm có thể hữu ích trong việc hiểu hành vi ra quyết định, theo dõi sự lây lan của trong xã hội Theo Nguyễn Thị Oanh (2007) lý thuyết động học nhóm được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau như: Giáo dục thay đổi hành vi (người ta dễ bắt chước những người đồng lứa, đồng cảnh Giáo dục viên thay vì làm việc với từng cá nhân sẽ tác động vào tiến trình nhóm); Tương tác nhóm nhằm giáo dục nhân cách, kỹ năng sống, giáo dục sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV…; Giáo hóa trẻ em và người lớn phạm pháp, giúp họ có những thái độ và hành vi phù hợp để hòa nhập lại với cộng đồng Lý thuyết cho rằng hành vi cá nhân bị ảnh hưởng bởi thói quen hành vi của nhóm Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các cá nhân làm việc chăm chỉ hơn và nhanh hơn khi những người khác có mặt (Strauss & Bernd 2002) và hiệu suất của một cá nhân bị giảm khi những người khác trong tình huống

Trang 27

tạo ra sự phân tâm hoặc xung đột (Crano, W D 2000) Các nhóm cũng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của cá nhân Chúng bao gồm các quyết định liên quan đến sự thiên vị trong nhóm, thuyết phục (Asch, 1951 ), sự vâng lời (thí nghiệm Milgram, 1961) và suy nghĩ nhóm (William H Whyte Jr 1952) Có cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực của ảnh hưởng nhóm đối với hành vi cá nhân Loại ảnh hưởng này thường hữu ích trong bối cảnh môi trường làm việc, thể thao đồng đội và hoạt động chính trị Tuy nhiên, ảnh hưởng của các nhóm đối với cá nhân cũng có thể tạo ra những hành vi cực kỳ tiêu cực, thể hiện rõ ở Đức Quốc xã, Vụ thảm sát Mỹ Lai và trong nhà tù Abu (Aronson & Elliot 2008)

“Peer pressure refers to the psychological pressure of comparing with people of similar age, status, and environment, because the achievements of the other party bring to themselves, that is, forcing themselves to "become excellent" Among the peer pressures faced by college students, competitive peer pressures are the most common and have the worst impact” (Wu Xiaolu, 2013) Nghĩa là: Áp lực đồng trang lứa đề cập đến áp lực tâm lý khi so sánh với những người có cùng độ tuổi, địa vị và môi trường, bởi vì thành tích của bên kia mang lại cho chính họ, nghĩa là buộc bản thân phải 'trở nên xuất sắc' Trong số những áp lực từ bạn bè mà sinh viên đại học phải đối mặt, áp lực cạnh tranh với bạn bè là phổ biến nhất và có tác động tồi tệ nhất

Một sinh viên có thể trải qua áp lực đồng trang lứa ở các mức độ khác nhau Bạn bè của họ có thể chủ động ảnh hưởng đến họ để cư xử theo những cách nhất định và họ cũng có thể dựa vào hành vi của bạn bè để cư xử Cả hai tình huống này đều dựa trên việc tìm kiếm sự chấp thuận, áp lực bạn bè cũng có thể là kết quả của quá trình “Fear of missing out” - Hội chứng sợ bị bỏ rơi Đây là lúc sinh viên sợ bị trêu chọc hoặc bị tụt lại phía sau vì không tuân theo “đám đông” (Kiran Babu Nc et al., 2020)

Theo Phạm Trang (2023), có đề cập đến áp lực cùng trang lứa như sau: “Trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi thường có mong muốn hòa nhập nhiều hơn Hơn nữa, những đối tượng này còn rất nhạy cảm với việc bị bắt nạt, chế giễu hoặc bị tẩy chay Do đó, họ thường háo hức làm những điều mà bạn bè đồng trang lứa hay đồng nghiệp yêu cầu Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu và chú ý đến vai trò quan trọng của bạn bè đồng trang lứa với việc ảnh hưởng tới các hành vi xã hội” Bài báo cũng chia sẻ thêm về hai ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến cá nhân bao gồm: Ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu

Trang 28

cực Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa không hoàn toàn tiêu cực “Bất cứ vấn đề nào cũng thường có cả hai mặt tích cực và tiêu cực, điều này nằm ở cách bản thân chúng ta nhìn nhận và giải quyết nó như thế nào Áp lực đồng trang lứa có thể chính là “cú hích” tạo thành động lực đưa bạn lên cao hơn nhưng đồng thời nó cũng có thể đẩy bạn xuống “vực sâu” của “sự tuyệt vọng.” - (Áp lực đồng trang lứa: Nguyên nhân, tác hại và cách vượt qua, 2023)

2.2 Áp lực đồng trang lứa ở sinh viên

Đồng trang lứa thể hiện sự tương đồng về độ tuổi, về sở thích và nó thể hiện qua các nhóm bạn bè Gardner, M., Steinberg, L (2005) chỉ ra rằng, ảnh hưởng của bạn bè có liên quan đến việc cá nhân chấp nhận rủi ro và ra quyết định rủi ro Sự tin tưởng vào bạn bè, sự tin tưởng vào các hội nhóm xã hội tham gia, trong đó có mạng xã hội có ảnh hưởng thuận chiều tới việc người trẻ tin tưởng và thuận theo xu hướng chung của nhóm Nghiên cứu của Gardner, M., Steinberg, L (2005) cũng cho biết, ảnh hưởng này có xu hướng giảm dần theo độ tuổi So với người lớn, người vị thành niên dễ bị áp lực bởi nhóm đồng trang lứa, khi ra quyết định mạo hiểm và sấn sàng chấp nhận rủi ro hơn Người trẻ có thể chấp nhận nhiều rủi ro, đánh giá hành vi rủi ro một cách tích cực và thực hiện nhiều quyết định rủi ro, khi họ đối mặt với bạn bè hơn là khi phải ra quyết định một mình

Nghiên cứu của Kathryn C Monahan et al (2009) sử dụng dữ liệu từ một nghiên cứu theo chiều dọc của 1.354 thanh niên chống đối xã hội, nghiên cứu xem xét cách thức thay đổi cá nhân trong việc tiếp xúc với các bạn bè có hành vi lệch lạc và khả năng chống lại áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng đến hành vi chống đối xã hội từ tuổi thiếu niên ở giai đoạn trưởng thành trẻ tuổi (từ 14 đến 22 tuổi) Trong khi họ tìm thấy bằng chứng cho thấy các cá nhân chống đối xã hội chọn liên kết với các bạn bè có hành vi và việc liên kết với các bạn bè đó có liên quan đến hành vi tội phạm của một cá nhân, các cách bổ sung của lựa chọn cá nhân và xã hội hóa này hoạt động trong các giai đoạn phát triển khác nhau của con người Ở tuổi thiếu niên, cả lựa chọn cá nhân và xã hội hóa đều phục vụ để làm cho các bạn bè trong hành vi chống đối xã hội, nhưng từ 16 đến 20 tuổi, chỉ có xã hội hóa chiếm lĩnh sự quan trọng Sau năm 20 tuổi, tác động của các bạn bè đồng trang lứa đối với hành vi chống đối xã hội biến mất khi các cá nhân ngày càng chống lại áp lực đồng trang lứa, cho thấy quá trình thoát khỏi hành vi chống đối xã hội có thể gắn

Trang 29

liền với những thay đổi quy phạm trong quan hệ đồng trang lứa xảy ra khi cá nhân trưởng thành về mặt xã hội và cảm xúc

Áp lực đồng trang lứa là một hiện tượng động có thể được hỗ trợ bổ sung bằng các nghiên cứu về quy trình và tác động của sự ảnh hưởng từ bạn bè Sự ảnh hưởng từ bạn bè ám chỉ áp lực xã hội do nhóm bạn bè đặt lên để thuyết phục cá nhân chấp nhận các thái độ, giá trị hoặc hành vi cụ thể (Clasen & Brown, 1985) Sự ảnh hưởng từ bạn bè có thể tích cực hoặc tiêu cực, phụ thuộc vào việc liệu nó có dẫn đến kết quả mong muốn hay không mong muốn cho cá nhân và xã hội (Gardner et al., 2022) Sự ảnh hưởng từ bạn bè cũng có thể thay đổi về mức độ và hướng, phụ thuộc vào loại và sức mạnh của nhóm bạn, tính cách và động cơ của cá nhân, và các yếu tố tình huống và quy chuẩn (Liang & Seligman, 2011)

Sự ảnh hưởng từ mối quan hệ đồng trang lứa hoạt động thông qua một số cơ chế, chẳng hạn như hành vi nhóm, văn hóa phạm pháp của bạn bè, sự chấp thuận và trừng phạt của bạn bè, và mô phỏng và bắt chước (Rao et al., 2021) Những cơ chế này có thể giải thích cách áp lực đồng trang lứa thay đổi theo thời gian và trong các ngữ cảnh khác nhau Hành vi nhóm ám chỉ các quy trình xảy ra trong một nhóm người, chẳng hạn như tuân thủ, gắn kết, phân cực và lãnh đạo (Park et al., 2022) Những quy trình này có thể ảnh hưởng đến cách mà cá nhân nhận thức và phản ứng với áp lực đồng trang lứa, cũng như cách áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng đến hành vi và quy chuẩn của nhóm Văn hóa phạm pháp của bạn bè ám chỉ một tập hợp các giá trị, niềm tin và thực hành để biện minh và khuyến khích hành vi phi pháp hoặc tội phạm trong một số nhóm bạn bè (Bachman et al., 2022) Văn hóa phụ này có thể tác động đến cách cá nhân định nghĩa và đánh giá áp lực từ bạn bè, cũng như cách áp lực từ bạn bè ảnh hưởng đến danh tính và đạo đức của họ Sự chấp thuận và trừng phạt của bạn bè ám chỉ những phần thưởng và hình phạt mà bạn bè sử dụng để ép buộc tuân thủ hoặc ngăn chặn sự phản kháng giữa các thành viên nhóm (Eccles et al., 2022) Những động lực này có thể ảnh hưởng đến cách cá nhân cân nhắc những chi phí và lợi ích của áp lực từ bạn bè, cũng như cách áp lực từ bạn bè ảnh hưởng đến cảm xúc và lòng tự trọng của họ Mô phỏng và bắt chước ám chỉ các quy trình học hỏi từ việc quan sát và sao chép hành vi của người khác (Eagly et al., 2022) Những quy trình này có thể ảnh hưởng đến cách cá nhân tiếp thu và thay đổi áp lực từ bạn bè, cũng như cách áp lực từ bạn bè ảnh hưởng đến kỹ năng và thói quen của họ

Trang 30

Khi thanh thiếu niên đưa ra những lựa chọn lệch lạc dưới áp lực của bạn bè, nó có thể làm tổn hại lòng tự trọng của họ và thậm chí dẫn đến sự bất ổn trong trường học, làm suy yếu nghiêm trọng quá trình phát triển của thanh thiếu niên Đối với những học sinh trung học nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa, áp lực từ bạn bè là một vấn đề rất nhạy cảm Gong Ji Young (2020) Gong Ji Young cũng lựa chọn công cụ đo lượng mức độ ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến khách thể nghiên cứu là thang đo TTQ (Tough Turf peer pressure Quiz) Trong đó các Hành vi nhóm, Đánh giá nhóm thể hiện các chuẩn mực sai lệch hoặc đúng đắn của khách thể; Trào lưu nhóm và Thói quen nhóm thể hiện hành vi dựa trên chuẩn mực sai lệch hoặc đúng đắn của khách thể Gong Ji Young cũng giải thích áp lực từ đồng trang lứa ở các nhóm thanh niên có thể được cảm nhận thường xuyên hơn khi họ dành nhiều thời gian cho nhau và họ càng tương tác với nhau, vì vậy có thể nói rằng nó rất nhạy cảm Điều này đã có tác động đáng kể đến sự điều chỉnh hành vi lành mạnh của thanh niên đối với nhóm Đây cũng là tổng quan lý luận về áp lực đồng trang lứa của Gong Ji Young (2020)

Sau khi tìm hiểu và nghiên các lý luận trên, dựa trên các phương pháp luận tiếp cận hệ thống và tiếp cận xã hội để phân tích các thông tin nghiên cứu Người nghiên cứu đã đưa ra được tổng quan từ khái quát đến chi tiết các lý luận về Áp lực đồng trang lứa cũng như các thành tố của nó nhằm đưa ra các kết luận và lý giải chúng trên cơ sở khoa học Các cơ sở lý luận Hành vi nhóm; Đánh giá nhóm; Trào lưu nhóm; Thói quen nhóm đã được trình bày trên đây đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và xây dựng một quan điểm chính xác và thuyết phục về thực trạng áp lực đồng trang lứa ở thanh niên sinh viên Người nghiên cứu lựa chọn khái niệm về áp lực đồng trang lứa của Umashankari V (2020) và lý luận về áp lực đồng trang lứa của Gong Ji Young (2020) để làm nền tảng lý luận cho nghiên cứu này Từ việc phân tích và đánh giá các luận điểm này, người nghiên cứu có thể đưa ra những kết luận rõ ràng và chính xác hơn về thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn Lang Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, người nghiên cứu vẫn cân nhắc và đánh giá thật kỹ các thông tin và bằng chứng liên quan đến vấn đề này dựa trên bảng hỏi và số liệu thực tế

Trang 31

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Khách thể nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu trong nghiên cứu này, một cuộc khảo sát đã được thực hiện trên sinh viên Trường Đại học Văn Lang Việc lựa chọn các đối tượng cho nghiên cứu được thực hiện ở sinh viên ở độ tuổi này theo lý thuyết giai đoạn phát triển về tình bạn của Douvan và Adelson (1996), kết quả nghiên cứu cho thấy rằng họ tập trung nhiều hơn vào đời sống hằng ngày và các mối quan hệ đồng trang lứa, điều này là do áp lực đồng trang lứa đồng thời là một giai đoạn nhạy cảm độ tuổi trưởng thành trẻ tuổi Khách thể nghiên cứu được người nghiên cứu trên sinh viên Trường Đại học Văn Lang Theo cơ sở tính toán cỡ mẫu cho nghiên cứu sử dụng thống kê suy luận dựa trên kiểm định giả thuyết thuộc “phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khỏe” của GS.TS Hoàng Văn Minh (2020) và “phương pháp chọn mẫu phân tầng” Người nghiên cứu đã tiến hành thu thập số liệu theo chiều ngang để khảo sát và phân tích một tập dữ liệu liên quan đến Thực trạng Áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Trường Đại học Văn lang Việc thu thập số liệu theo chiều ngang nhằm tìm hiểu thông tin về các đặc điểm và mối quan hệ giữa các biến trong một thời điểm cụ thể Quá trình thu thập số liệu đã được tiến hành trong khoảng thời gian từ 20/03/2023 đến 27/03/2023 (1 tuần) Trong khoảng thời gian này, người nghiên cứu đã tiến hành việc thu thập thông tin từ kênh trực tuyến google form để thu thập số liệu và thực hiện các quy trình Pilot test, sau khi kiểm định Pilot test cho kết quả khả thi tiếp tục thực hiện trực tiếp qua phiếu hỏi Người nghiên cứu tiến hành thu phiếu trực tiếp tại các lớp học, xin sự đồng ý của giảng viên và sinh viên, đồng thời triển khai các quy tắc bảo mật thông tin Kết quả thu nhận được 522 phiếu hỏi, sau khi sàng lọc thu lại được 501 phiếu hợp lệ Tiêu chí hợp lệ là không bỏ trống, không rách mất thông tin và phiếu hỏi không trả lời một đáp án cho tất cả câu hỏi

Trang 32

Bảng 2.1: Đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu

Trang 33

2 Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện bao gồm 501 sinh viên có độ tuổi trung bình 20,88 với điểm trung bình mã hóa là 1.44 Bảng 1 trình bày toàn bộ đặc điểm nhân khẩu của mẫu nghiên cứu, dưới đây là mô tả mẫu nghiên cứu

Độ tuổi: Độ tuổi của sinh viên trong mẫu nghiên cứu được phân loại thành 4 nhóm: 18-20 tuổi, 21-23 tuổi, 24-27 tuổi và trên hoặc bằng 27 tuổi Nhóm 18-20 tuổi có tần suất cao nhất với 301 sinh viên, chiếm 60.1% tổng số mẫu Nhóm 21-23 tuổi có tần suất thứ hai với 186 sinh viên, chiếm 37.1% Nhóm 24-27 tuổi và nhóm trên hoặc bằng 27 tuổi có tần suất thấp nhất, lần lượt là 8 sinh viên (1.6%) và 6 sinh viên (1.2%)

Giới tính sinh học: Giới tính sinh học của sinh viên trong mẫu nghiên cứu được phân loại thành hai nhóm: nam và nữ Nhóm nữ có tần suất cao hơn nhóm nam với 343 sinh viên, chiếm 68.5% tổng số mẫu Nhóm nam có tần suất thấp hơn với 158 sinh viên, chiếm 31.5%

Khóa học: Khóa học của sinh viên trong mẫu nghiên cứu được phân loại thành 4 nhóm: K25, K26, K27 và K28 Nhóm K28 có tần suất cao nhất với 233 sinh viên, chiếm 46.5% tổng số mẫu Nhóm K25 có tần suất thứ hai với 118 sinh viên, chiếm 23.6% Nhóm K26 và K27 có tần suất thấp hơn, lần lượt là 80 sinh viên (16.0%) và 70 sinh viên (14.0%) Kết quả này cho thấy sự chênh lệch về phân bố khóa học trong mẫu nghiên cứu

Khối ngành học: Khối ngành học của sinh viên trong mẫu nghiên cứu được phân loại thành 6 nhóm: Truyền thông, Kinh tế, Xã hội và Nhân văn, Mỹ thuật, Công nghệ thông tin và Khác Nhóm Truyền thông có tần suất cao nhất với 135 sinh viên, chiếm 26.9% tổng số mẫu Nhóm Kinh tế và nhóm Xã hội và Nhân văn có tần suất bằng nhau với 91 sinh viên mỗi nhóm, chiếm 18.2% Nhóm Mỹ thuật có tần suất thứ tư với 79 sinh viên, chiếm 15.8% Nhóm Công nghệ thông tin có tần suất thứ năm với 72 sinh viên, chiếm 14.4% Nhóm Khác có tần suất thấp nhất với 33 sinh viên, chiếm 6.6% Nhóm Khác bao gồm các khối ngành như Sức khỏe, Kỹ thuật, Luật…

Chỗ ở: Chỗ ở của sinh viên trong mẫu nghiên cứu được phân loại thành hai nhóm: ở trọ và ở cùng gia đình Nhóm ở trọ và nhóm ở cùng gia đình có tần suất gần bằng nhau

Trang 34

trong mẫu nghiên cứu Nhóm trọ có tần suất là 239 sinh viên, chiếm 47.7%, trong khi nhóm cùng gia đình có tần suất là 262 sinh viên, chiếm 52.3%

Tham gia câu lạc bộ/đội nhóm: Tham gia câu lạc bộ/đội nhóm của sinh viên trong mẫu nghiên cứu được phân loại thành hai nhóm: có tham gia và không tham gia Nhóm không tham gia có tần suất cao hơn nhóm có tham gia trong mẫu nghiên cứu Nhóm không tham gia có tần suất là 293 sinh viên, chiếm 58.5%, trong khi nhóm có tham gia có tần suất là 208 sinh viên, chiếm 41.5%

Việc làm thêm: Việc làm thêm của sinh viên trong mẫu nghiên cứu được phân loại thành hai nhóm: có làm thêm và không làm thêm Nhóm không làm thêm có tần suất cao hơn nhóm có làm thêm trong mẫu nghiên cứu Nhóm không làm thêm có tần suất là 280 sinh viên, chiếm 55.9%, trong khi nhóm có làm thêm có tần suất là 221 sinh viên, chiếm 44.1%

Thu nhập cá nhân: Thu nhập cá nhân của sinh viên trong mẫu nghiên cứu được phân loại thành 4 nhóm: dưới 4 triệu đồng, từ 4 triệu đến 6 triệu đồng, từ 6 triệu đến 8 triệu đồng và trên 8 triệu đồng Nhóm dưới 4 triệu đồng có tần suất cao nhất với 221 sinh viên, chiếm 44.1% tổng số mẫu Nhóm từ 4 triệu đến 6 triệu đồng có tần suất thứ hai với 168 sinh viên, chiếm 33.5% Nhóm từ 6 triệu đến 8 triệu đồng và nhóm trên 8 triệu đồng có tần suất gần bằng nhau, lần lượt là 57 sinh viên ( 11.4% ) và 55 sinh viên ( 11.0% )

3 Công cụ nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này sử dụng công cụ thu thập thông tin về các đối tượng nghiên cứu thông qua các câu hỏi về nhân khẩu học và thang đo về mức độ áp lực đồng trang lứa

Nhân khẩu học

Người nghiên cứu bắt đầu đề tài với khách thể nghiên cứu là sinh viên Trường Đại học Văn Lang Nhằm phục vụ cho việc đánh giá sự khác biệt giữa các cá nhân thì người nghiên cứu nhận thấy nhân khẩu học là một biến rất cần thiết dựa vào lý thuyết “Demographic Methods” của Andrew Hinde (2014) Lý thuyết cho rằng những yếu tố tuổi sinh học, giới tính sinh học ảnh hưởng đến các cá nhân trong mọi vấn đề cuộc sống Đi cùng với tuổi sinh học, sự khác biệt giữa các cá nhân trong các “khóa học” cũng là một biến số cần khảo sát và nghiên cứu Trường Đại học Văn Lang đào tạo các sinh

Trang 35

viên đa ngành đa nghề, người nghiên cứu cũng đưa thêm “khối ngành theo học” nhằm đánh giá khách quan và tổng thể các mục tiêu nghiên cứu đề ra Một số quan điểm cho rằng đặc điểm của sinh viên cần tìm hiểu thông qua điểm của các học phần, việc tham gia các đội nhóm/câu lạc bộ, chỗ ở, phương tiện học tập và tìm kiếm việc làm (Young et al., 2003) Theo Nguyễn Thị Thu An et al., (2016) cũng chỉ ra các đặc điểm chỗ ở, việc tham gia các đội nhóm/câu lạc bộ, chỗ ở và việc làm thêm có ảnh hưởng đến đời sống sinh viên Vậy nên, người nghiên cứu đặt giới hạn về thông tin nhân khẩu học của khách thể nghiên cứu gồm:

+ Tuổi

+ Giới tính sinh học + Khóa học + Khối ngành theo học + Chỗ ở

+ Tham gia câu lạc bộ + Làm thêm + Thu nhập cá nhân

Áp lực đồng trang lứa

Theo nghiên cứu của Gong Ji-young (2020), áp lực đồng trang lứa có bốn khía cạnh đặc trưng của lứa tuổi thanh niên tại Hàn Quốc bao gồm:

+ Hành vi nhóm + Đánh giá nhóm + Trào lưu nhóm + Thói quen nhóm

Bốn khía cạnh được đưa ra dựa trên thang đo TTQ (Tough Turf peer pressure Quiz) được phát triển bởi Sanders (1986) để đo mức độ áp lực đồng trang lứa ở thanh thiếu niên Dựa vào bảng hỏi gốc, 24 câu hỏi được sử dụng bởi YH Kim (2009), từng được sửa đổi, bao gồm 9 câu hỏi cho ra điểm số càng cao, áp lực càng cao và độ tin cậy là 0.75 Thang đo bao gồm 17 câu hỏi có liên quan đến nghiên cứu của Chung, Y J (2005) sử dụng Chuck Do, do Lee sản xuất (Lee, J L 1994) Được đo trên

Trang 36

thang điểm 4 của Likert, điểm số cao hơn có nghĩa là áp lực đồng trang lứa thấp và độ tin cậy của là 0.93

Bài nghiên cứu trước đó của Yu Ji-yeon (2017) áp dụng vào đối tượng giới trẻ tại Hàn Quốc đã được Gong Ji-young tiếp cận và kế thừa bảng hỏi gồm các câu hỏi dựa trên ba yếu tố: sở thích, tình bạn và cuộc sống học đường để đánh giá sự ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa lên khách thể Cách đánh giá của TTQ về đối tượng khách thể nghiên cứu là số điểm càng thấp thì ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa càng cao

Các yếu tố phụ của thang đo áp lực đồng trang lứa được Yu Ji-yeon sử dụng (2017) được chia thành bốn thành tố: hành vi nhóm, đánh giá nhóm, trào lưu nhóm và thói quen nhóm Hành vi nhóm và đánh giá nhóm có đặc điểm áp lực đồng trang lứa; trào lưu nhóm và thói quen nhóm là hoạt động của đồng trang lứa "Tôi cố gắng tạo kiểu tóc đẹp cho bạn bè của mình nhìn thấy." và "Ngay cả khi tôi không thích nhưng nếu bạn bè của tôi thích, tôi cũng sẽ xem và nghe các chương trình truyền hình, phim, ca nhạc theo xu hướng." được phân loại là một hành vi nhóm và "Tôi hành động theo ý kiến của bạn bè, mặc dù tôi nhận thức được điều gì nên và không nên làm.”; "Tôi có những ý tưởng hay, nhưng tôi cảm thấy xấu hổ khi để bạn bè biết hoặc chia sẻ nó trong lớp." là một câu hỏi xác định đánh giá nhóm của bạn bè đồng trang lứa, chẳng hạn như trong cuộc sống học đường tương tác với bạn bè đồng trang lứa Các câu hỏi nhằm đánh giá sự nhạy cảm đối với mối quan hệ đồng trang lứa, giúp người nghiên cứu xem xét xem khách thể có điều chỉnh hành vi của mình dựa trên sự nhạy cảm của đồng trang lứa trong tương tác với bạn bè hoặc trong cuộc sống học đường không

Trong phần câu hỏi của công cụ đánh giá, khách thể được yêu cầu trả lời các câu hỏi tần suất về những ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa trên thang đo Likert 5 cấp độ là: 1 - Luôn luôn, 2 - Thường xuyên, 3 - Thỉnh thoảng, 4 - Hiếm khi, 5 - Không bao giờ Trong thang đo, điểm trung bình trong các thang đo còn được dùng để xác định mức độ ảnh hưởng tương ứng của áp lực đồng trang lứa Mức độ cao nhất là 1 điểm và mức độ thấp nhất là 5 điểm Khoảng giá trị của thang đo là: d = (5-l)/5 = 0.8 Do đó, phân loại mức độ ảnh hưởng của sinh viên như sau:

Trang 37

Bảng 2.2: Phân loại mức độ ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa

Nhận thấy được sự tương đồng về lịch sử, vị trí địa lý và sự phát triển của văn hóa phương Đông, đồng thời là khuynh hướng của sự tiếp nhận xu hướng, tư duy 4.0 của khách thể nghiên cứu là thanh niên sinh viên Người nghiên cứu thấy được thang đo kể trên là phù hợp để nghiên cứu về thực trạng đồng trang lứa ở đối tượng khách thể nghiên cứu Tổng quan về thang đo gồm 21 câu hỏi được tường minh ở phần phụ lục

Quy trình dịch thuật và thích ứng thang đo

Quy trình dịch thuật được thực hiện đầu tiên là hoàn thành dịch thuật xuôi - ngược, sau đó chuyển sang khâu lượng giá Quá trình lượng giá được tiếp cận theo hai hướng từ trên xuống dưới (top-down) và từ dưới lên trên (bottom-up) Cụ thể, các bản dịch thuật sẽ được xem xét và đánh giá bởi người hướng dẫn và khách thể ngẫu nhiên thông qua bộ câu hỏi xây dựng bởi người nghiên cứu nhằm đảm bảo được các tiêu chí đầu ra: (1) Tính rõ ràng của ngôn ngữ: từ ngữ, cú pháp của các câu hỏi có rõ ràng, ngắn gọn không? (2) Tính phù hợp: ngữ nghĩa của các câu hỏi có phù hợp về mặt văn hóa của Việt Nam (đối với bản dịch Hàn - Việt) hoặc về mặt văn hóa phương Đông (đối với bản dịch Việt - Hàn) không?

(3) Độ khó hiểu: các câu hỏi có gây khó khăn trong việc thông hiểu, hay có tốn nhiều thời gian để khách thể có thể đưa ra câu trả lời không?

(4) Tính liên kết: các câu hỏi có gần gũi, thân thuộc với trải nghiệm văn hóa trong cuộc sống thường ngày không?

Để thực hiện điều này, người nghiên cứu thực hiện các bước như sau:

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:44