Tiểu luận Kinh tế học quốc tế 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Châu âu: phương pháp tiếp cận bằng mô hình trọng lực giai đoạn 2005 - 2022 4. Thực trạng nguồn cung điều và xuất khẩu điều ở Việt Nam Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên như một cường quốc xuất khẩu hạt điều, với châu Âu đóng vai trò là một trong những thị trường chính. Từ năm 2005 đến 2022, ngành công nghiệp hạt điều của Việt Nam đã trải qua một quá trình tăng trưởng đáng kể, không chỉ về khối lượng mà còn về giá trị xuất khẩu, khẳng định vị thế của mình trên thị trường toàn cầu. Việt Nam có một ngành công nghiệp chế biến hạt điều và hùng hậu với công nghệ ưu việt do chính người Việt Nam sáng tạo. Nhờ có công nghệ chế biến, Việt Nam từ một nước xuất khẩu điều thô từ những năm 1990 đã vươn lên là nước chế biến và xuất khẩu điều lớn thứ 2 thế giới vào 2002 sau khi vượt Braxin. Tính đến năm 2007, diện tích trồng điều đã được mở rộng lên 500 ngàn ha. Riêng năm 2006, Việt Nam Hiệp hội chế biến điều Việt Nam dự kiến sản lượng hạt điều thô của Việt Nam năm nay sẽ đạt khoảng 380.000 tấn nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng cho công nghiệp chế biến và phải nhập thêm khoảng 40.000 tấn hạt điều thô từ thị trường thế giới. Hạt điều là 1 trong 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Thương mại năm 2005, xuất khẩu hạt điều đạt 104 ngàn tấn, kim ngạch 486 triệu USD. Sau 2 năm gia nhập WTO, xuất khẩu điều ở Việt Nam có sự thay đổi đáng kể: năm 2007, cả nước xuất khẩu được 151,73 nghìn tấn hạt điều các loại với trị giá 650,6 triệu USD, tăng 19,66% về lượng và tăng 29,15% về trị giá so với năm 2006, tăng 39,24% về lượng và tăng 29,73% về trị giá so với năm 2005. Năm 2008, xuất khẩu đạt 167 nghìn tấn tương đương với kim ngạch 914,34 triệu USD, tăng 16% về lượng và 42% về giá trị so với năm 2007. Có thể thấy rằng, gia nhập WTO tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam duy trì và mở rộng cả thị trường truyền thống và thị trường xuất nhập khẩu lớn như EU. Thêm vào đó, sự ký kết của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mở ra một chương mới cho ngành xuất khẩu hạt điều. Thuế suất đối với các sản phẩm hạt điều nhập khẩu từ Việt Nam vào EU giảm về 0%, giúp nâng cao sức cạnh tranh cho hạt điều Việt Nam so với các đối thủ khác. Trước EVFTA, thuế suất này dao động từ 7 - 12%, cản trở sự xuất khẩu của ngành điều Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội lớn để mở rộng thị phần tại thị trường EU, đồng thời tăng cường sức cạnh tranh so với các nhà xuất khẩu hạt điều khác. EVFTA khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm hạt điều chế biến sâu, giá trị cao vào thị trường EU. Hạt điều nhân trắng chiếm 58,3% tổng giá trị xuất khẩu và Hạt điều rang muối chiếm 21,2%. Đức, Cộng hòa Séc, Pháp, và Italy là những thị trường xuất khẩu hạt điều chủ chốt của Việt Nam trong Liên minh châu Âu. Đặc biệt, Đức và Cộng hòa Séc không chỉ tiêu thụ lượng lớn hạt điều mà còn là trung tâm tái xuất khẩu, góp phần quan trọng vào việc phân phối hạt điều Việt Nam đến các quốc gia khác trong khu vực. Hình 1. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Âu giai đoạn 2005 - 2022 (triệu USD)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-oOo -
TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ 2
ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU
CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU ÂU: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
BẰNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC GIAI ĐOẠN 2005 – 2022
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8
1 Hoàng Thị Tú Anh 2114410016
18 Phùng Vũ Thuỳ Dương 2114410042
19 Trương Thuỳ Dương 2114410043
43 Nguyễn Thị Lan Hương 1 2114410084
72 Nguyễn Vũ Hà Phương 2114410149
Lớp tín chỉ: KTE316(HK2-2324)1.1
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Từ Thuý Anh
TS Chu Thị Mai Phương
1 Tác giả liên hệ, Email: k60.2114410084@ftu.edu.vn
Hà Nội, tháng 3 năm 2024
Trang 2
WORKING PAPER – NHÓM 8 KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ 2 KTE316(HK2-2324)1.1
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM
SANG CHÂU ÂU: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BẰNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC
GIAI ĐOẠN 2005 - 2022 Nguyễn Thị Lan Hương 1 , Hoàng Thị Tú Anh, Lê Diệp Anh, Phùng Vũ Thùy
Dương, Trương Thùy Dương, Nguyễn Vũ Hà Phương
Sinh viên K60 - Kinh tế quốc tế
Cơ sở 1 Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Từ Thúy Anh, Chu Thị Mai Phương
Giảng viên bộ môn Kinh tế học quốc tế 2
Cơ sở 1 Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Bài viết vận dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU Bài viết sử dụng dữ liệu bảng gồm 270
quan sát trong giai đoạn từ 2005 đến 2022, giữa Việt Nam và 15 nước đối tác nhập khẩu
thuộc khu vực EU Kết quả nghiên cứu cho thấy: GDP quốc gia nhập khẩu có ảnh hưởng
lớn nhất tới kim ngạch xuất khẩu hạt điều Việt Nam đến EU, tiếp đến là tỷ giá hối đoái
thực
Từ khóa: mô hình trọng lực, xuất khẩu hạt điều, Việt Nam, EU
Trang 3Keywords: gravity model, cashew export, Vietnam, EU
1 Đặt vấn đề
Xuất khẩu hạt điều đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia khi nó không những tạo một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu ngoại tệ, mà còn góp phần phát triển các lĩnh vực khác trong nền kinh tế như: ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) mới đây trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đề án tái cơ cấu ngành điều theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn 2030 Năm
2017, Việt Nam đã xuất khẩu điều nhân đạt giá trị 3,62 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và đứng vị trí số 1 trong nhóm 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Trong tất cả những thị trường xuất khẩu, thị trường EU là một trong những thị trường rất quan trọng trong việc xuất khẩu hạt điều của Việt Nam Theo số liệu năm 2021, ngành hạt điều Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khả quan trong năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực do tình trạng thiếu công nhân và tại thời điểm đó, EU là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành Do đó, tăng trưởng xuất khẩu hạt điều sang EU đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung toàn ngành Về cơ cấu thị trường: 11 tháng năm
2021, ngành điều Việt Nam xuất khẩu sang 23 thị trường thành viên EU Theo các chuyên gia, xuất khẩu điều vào EU đang có nhiều lợi thế Những điều này chứng minh
Trang 4
rằng khu vực EU đã và đang là một thị trường giàu tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU là rất quan trọng và cần thiết Vì vậy, bài viết này được thực hiện với mục tiêu phân tích một cách toàn diện các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường các nước châu Âu với cách tiếp cận bằng mô hình trọng lực
2 Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang châu Âu theo mô hình trọng lực” của Trần Thị Bích Nhung và Dương Quốc Hòa (2022)
đã sử dụng dữ liệu bảng gồm 240 quan sát trong giai đoạn từ 2005 đến 2020 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: quy mô dân số Việt Nam là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kim ngạch xuất khẩu hạt điều từ Việt Nam sang EU, tiếp theo là tỷ giá hối đoái thực, GDP của quốc gia nhập khẩu Bên cạnh đó, yếu tố giáp biển có tác động âm tới giá trị kim ngạch xuất khẩu
Hatab và Romstad (2010) sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng nông sản tại Ai Cập Kết quả chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa GDP và xuất khẩu nông sản Tuy nhiên, ngược lại, nếu GDP bình quân đầu người tăng sẽ khiến xuất khẩu giảm do khi kinh tế tăng trưởng, dân số tăng sẽ dẫn đến nhu cầu bình quân đầu người cho hàng hoá thông thường tăng, khiến xuất khẩu tại các nước này giảm Potelwa, X Y., Lubinga, M H., & Ntshangase, T (2016) đã sử dụng mô hình trọng lực
để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Nam Phi sang các nước khác từ 2001 đến 2014 Nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng GDP của nước nhập khẩu
và dân số của nước nhập khẩu tỉ lệ thuận với tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Nam Phi Đỗ Thị Hoà Nhã và Nguyễn Thị Thu Hà (2019) đã sử dụng mô hình trọng lực mở rộng và dữ liệu mảng để phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU từ 2005 đến 2016 Kết quả chỉ ra GDP bình quân đầu người và dân số có tác động cùng chiều với xuất khẩu nông sản
Trang 5do đó giảm sự phát triển xuất khẩu
Khoảng cách giữa các quốc gia ảnh hưởng đến chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá Những chi phí này gồm có: chi phí vận tải, chi phí tiếp cận thị trường (Heo và Doanh, 2015) Ngoài ra, khoảng cách địa lý bao gồm các chi phí giao dịch liên quan đến sự tương đồng về văn hoá, sở thích, thị hiếu và các chi phí về hành chính (Huang, 2007) Tóm lại, khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia càng lớn thì chi phí vận tải và giao dịch càng cao Do đó, khoảng cách địa lý làm giảm thương mại song phương (Sohn, 2005) Các nghiên cứu của Celine Carrere (2002-2003), Nguyen và Heo (2009), Đỗ Thị Hoà Nhã và Nguyễn Thị Thu Hà (2019) đã khẳng định khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều tới xuất khẩu Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngô Hoài Thu (2018) phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU giai đoạn 2005 - 2017 sử dụng mô hình trọng lực cũng đã chỉ ra khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu
Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu đã chứng minh ảnh hưởng của địa lý không đáng kể như các nghiên cứu trên (Anh và Thang, 2018) Nghiên cứu đã giải thích các hoạt động xuất khẩu theo giá FOB, không bao gồm cước vận chuyển và hàng hoá, không
bị ảnh hưởng bởi thời gian hoặc phương thức vận chuyển do khoảng cách Nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Hạnh và Qiting Chen (2017) về các yếu tố ảnh hưởng xuất khẩu gạo tại Việt Nam cũng cho rằng khoảng cách không có quá nhiều ảnh hưởng đến xuất khẩu
Vị trí tiếp giáp biển của một nước ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức vận tải trong thương mại quốc tế Phương thức vận tải đất liền bao gồm vận tải bằng đường sắt, đường bộ thường tốn kém hơn vận tải đường biển vì những lý do sau: Đầu
Trang 6
tiên, theo Arvis và cộng sự (2010), thương mại quốc tế của những quốc gia không tiếp giáp biển thường kèm theo các chi phí về vận tải, bảo hiểm, hải quan và chi phí xử lý hàng cao hơn Ngoài ra, tình trạng không tiếp giáp biển còn tạo ra các loại phụ phí mà vận tải bằng đường biển không có (Irwin and Tervio, 2002; Raballand, 2003) Cuối cùng,
ở những nước không tiếp giáp biển thì chi phí vận tải còn phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng và quản lý của nước quá cảnh Vì thế, vị trí tiếp giáp biển ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Công (2022) về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2021 sử dụng mô hình lực hấp dẫn và kỹ thuật phân tích số liệu bảng chỉ ra tăng tỷ giá hối đoái thực có tác động tích cực, nhưng không
có ý nghĩa thống kê đến xuất khẩu Việt Nam Điều này hàm ý rằng việc giảm giá đồng Việt Nam có ảnh hưởng không rõ ràng đến xuất khẩu của Việt Nam Đồng nội tệ giảm giá làm cho hàng Việt Nam rẻ hơn trên thị trường quốc tế và do đó có ảnh hưởng khuyến khích đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, tác động này trong ngắn hạn có thể không đáng kể ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng (Agénor & Montiel, 2015)
Tuy các nghiên cứu trên đã chỉ ra được một số các yếu tố chính ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu nông sản, nhưng vẫn còn tồn tại các kết quả trái ngược trong các mối quan hệ giữa các biến số Bên cạnh đó, số liệu đã được lấy từ khoảng thời gian khá
xa và số lượng về đề tài trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều từ Việt Nam sang châu Âu còn hạn chế Do đó, đây sẽ là khoảng trống mà nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu với dữ liệu được cập nhật đến thời điểm gần nhất Nhóm tin rằng việc lựa chọn số liệu lớn và thời gian tương đối sẽ góp phần đem lại những kết quả có ý nghĩa để đóng góp vào lý luận thực tiễn
3 Cơ sở lý thuyết
Trong Kinh tế quốc tế, lý thuyết lực hấp dẫn được định nghĩa là một lý thuyết kinh tế học được sử dụng để dự đoán quan hệ thương mại song phương hoặc dòng chảy FDI dựa trên quy mô của nền kinh tế - thường sử dụng tổng sản phẩm quốc nội (GDP),
Trang 7
GDP bình quân đầu người (GDP per capita), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), GNP bình quân đầu người (GNP per capita) và khoảng cách giữa hai đối tác thương mại giữa hai đối tác đầu tư Mô hình trọng lực đầu tiên được áp dụng bởi Tinbergen (1962) và
Poyhonen (1963) Nó được đặt tên là “Mô hình lực hấp dẫn” tương tự với định luật vạn
vật hấp dẫn của Isaac Newton khi tính toán lực hút tương tác giữa hai vật thể 𝐹𝑖𝑗, tỷ lệ thuận với khối lượng 𝑀𝑖, 𝑀𝑗 và tỷ lệ nghịch với khoảng cách “Mô hình lực hấp dẫn”
ngoài ra còn phát triển thêm biến về Trade costs để đánh giá tác động của các yếu tố
Mô hình trọng lực cho thương mại:
𝑋𝑖𝑗 = 𝐶𝑌𝑖𝑌𝑗
𝑡𝑖𝑗Trong đó:
Y i , Y j : quy mô nền kinh tế của 2 nước i, j;
t: Chi phí thương mại giữa hai quốc gia;
X ij : Xuất khẩu hoặc thương mại từ nước i qua j
Trong lý thuyết lực hấp dẫn đầu tiên, lý thuyết này giả định rằng luồng thương mại giữa hai nước phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế (tính theo GDP), độ giàu
có tính theo GDP bình quân đầu người và khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia Nói cách
khác, lý thuyết trọng lực về thương mại dựa trên ba nhóm yếu tố: nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu (thể hiện năng lực sản xuất của nước xuất khẩu) bao gồm: quy mô nền kinh tế (GDP), quy mô dân số; nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập khẩu (thể hiện sức mua của thị trường nước nhập khẩu) bao gồm quy mô dân số, quy mô nền kinh tế (GDP); nhóm các nhân tố hấp dẫn/cản trở bao gồm các chính sách quản lý hoặc khuyến khích xuất khẩu/nhập khẩu, khoảng cách giữa hai quốc gia
(thường xét trên hai khía cạnh là khoảng cách địa lý và khoảng cách trình độ phát triển kinh tế) Cả ba nhóm nhân tố trên có vai trò rất quan trọng trong hoạt động trao đổi, lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia, chúng vừa có tác động hút (nước nhập khẩu) và cũng
có tác động đẩy (nước xuất khẩu) giúp quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh và hiệu quả hơn
Trang 8
4 Thực trạng nguồn cung điều và xuất khẩu điều ở Việt Nam
Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên như một cường quốc xuất khẩu hạt điều, với châu Âu đóng vai trò là một trong những thị trường chính Từ năm 2005 đến
2022, ngành công nghiệp hạt điều của Việt Nam đã trải qua một quá trình tăng trưởng đáng kể, không chỉ về khối lượng mà còn về giá trị xuất khẩu, khẳng định vị thế của mình trên thị trường toàn cầu
Việt Nam có một ngành công nghiệp chế biến hạt điều và hùng hậu với công nghệ
ưu việt do chính người Việt Nam sáng tạo Nhờ có công nghệ chế biến, Việt Nam từ một nước xuất khẩu điều thô từ những năm 1990 đã vươn lên là nước chế biến và xuất khẩu điều lớn thứ 2 thế giới vào 2002 sau khi vượt Braxin Tính đến năm 2007, diện tích trồng điều đã được mở rộng lên 500 ngàn ha Riêng năm 2006, Việt Nam Hiệp hội chế biến điều Việt Nam dự kiến sản lượng hạt điều thô của Việt Nam năm nay sẽ đạt khoảng 380.000 tấn nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng cho công nghiệp chế biến và phải nhập thêm khoảng 40.000 tấn hạt điều thô từ thị trường thế giới Hạt điều là 1 trong 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam Theo thống kê của Bộ Thương mại năm 2005, xuất khẩu hạt điều đạt 104 ngàn tấn, kim ngạch 486 triệu USD
Sau 2 năm gia nhập WTO, xuất khẩu điều ở Việt Nam có sự thay đổi đáng kể: năm 2007, cả nước xuất khẩu được 151,73 nghìn tấn hạt điều các loại với trị giá 650,6 triệu USD, tăng 19,66% về lượng và tăng 29,15% về trị giá so với năm 2006, tăng 39,24% về lượng và tăng 29,73% về trị giá so với năm 2005 Năm 2008, xuất khẩu đạt
167 nghìn tấn tương đương với kim ngạch 914,34 triệu USD, tăng 16% về lượng và 42%
về giá trị so với năm 2007 Có thể thấy rằng, gia nhập WTO tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam duy trì và mở rộng cả thị trường truyền thống và thị trường xuất nhập khẩu lớn như EU
Thêm vào đó, sự ký kết của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mở ra một chương mới cho ngành xuất khẩu hạt điều Thuế suất đối với các sản phẩm hạt điều nhập khẩu từ Việt Nam vào EU giảm về 0%, giúp nâng cao sức cạnh tranh cho hạt điều Việt Nam so với các đối thủ khác Trước EVFTA,
Trang 9
thuế suất này dao động từ 7 - 12%, cản trở sự xuất khẩu của ngành điều Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội lớn để mở rộng thị phần tại thị trường EU, đồng thời tăng cường sức cạnh tranh so với các nhà xuất khẩu hạt điều khác EVFTA khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm hạt điều chế biến sâu, giá trị cao vào thị trường EU Hạt điều nhân trắng chiếm 58,3% tổng giá trị xuất khẩu và Hạt điều rang muối chiếm 21,2%
Đức, Cộng hòa Séc, Pháp, và Italy là những thị trường xuất khẩu hạt điều chủ chốt của Việt Nam trong Liên minh châu Âu Đặc biệt, Đức và Cộng hòa Séc không chỉ tiêu thụ lượng lớn hạt điều mà còn là trung tâm tái xuất khẩu, góp phần quan trọng vào việc phân phối hạt điều Việt Nam đến các quốc gia khác trong khu vực
Hình 1 Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Âu
giai đoạn 2005 - 2022 (triệu USD)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trải qua năm 2019 là kỷ lục của ngành điều Việt Nam khi đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân Trong ba tháng đầu năm 2020 nằm trong thời gian thu hoạch điều của Việt Nam, sản lượng điều thô sản xuất đạt 149.8 nghìn tấn Con số này bằng hơn một nửa lượng điều thô năm 2019 Từ thời điểm này cho đến hết tháng 6, tháng 7 tiếp tục là mùa thu hoạch điều Đến tháng 3 năm 2022, xuất khẩu điều của Việt Nam sang
Trang 105 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý thuyết mô hình trọng lực
Như đã để cập ở phần Cơ sở lý thuyết, mô hình trọng lực cho thương mại được biểu
diễn như sau:
𝑋𝑖𝑗 = 𝐶𝑌𝑖𝑌𝑗
𝑡𝑖𝑗 Trong đó:
Y i , Y j : quy mô nền kinh tế của 2 nước i, j;
t: Chi phí thương mại giữa hai quốc gia;
X ij : Xuất khẩu hoặc thương mại từ nước i qua j
Để đánh giá được tác động các các yếu tố lên thương mại, mô hình trọng lực cho thương mại được chuyển sang dạng log - tuyến tính như sau:
𝑙𝑛𝑋𝑖𝑗 = 𝛽0+ 𝛽1𝑙𝑛(𝑌𝑖) + 𝛽2𝑙𝑛(𝑌𝑗) + 𝛽3𝑙𝑛(𝑡𝑖𝑗) + 𝑢𝑖𝑗
Trang 11
5.2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
Bài nghiên cứu tập trung ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, do
đó nhóm sử dụng phương pháp ước lượng OLS, FEM, REM, sau đó nhóm thực hiện kiểm định nhân tử Lagrange và Hausman để xác định mô hình phù hợp nhất
Quá trình ước lượng và kiểm định được thực hiện trên phần mềm STATA 14
5.2.2 Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 270 quan sát lấy từ nhiều nguồn số liệu, thông tin cụ thể tại Bảng 1
Thời gian: 2005 – 2022
Không gian: 15 quốc gia nhập khẩu hạt điều nhiều nhất từ Việt Nam
Giai đoạn 2005 - 2022 là khoảng thời gian nhóm thu thập tương đối đầy đủ số liệu chạy mô hình cho các biến của các quốc gia nghiên cứu Nếu lấy số liệu cập nhật hơn hoặc dữ liệu quá cũ, một số quốc gia không có đủ số liệu để thể hiện sự tin cậy của bài nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ: UN Comtrade, Trademap, World Bank, Tổng cục Thống kê, OECD, International Financial Statistics (IFS), WTO, www.timeanddate.com,www.marinetraffic.com
5.3 Mô hình nghiên cứu
Mô hình lực hấp dẫn là mô hình rất phổ biến được áp dụng trong các nghiên cứu
về thương mại quốc tế Mô hình này khá hiệu quả trong việc hỗ trợ giải thích sự thay đổi trong khối lượng hoặc chiều hướng thương mại giữa các quốc gia Do vậy, trên cơ sở của mô hình lực hấp dẫn cũng như những nghiên cứu trước đây của Ammi Ardiyanti (2015), Hatab và các cộng sự (2010), Bạc Xuan Nguyen (2010), Hai Tho (2013), Nguyễn Tiến Dũng (2011), Ngô Thị Mỹ (2016), Trần Lan Hương (2019), nhóm tác giả sẽ chọn
ra một số biến độc lập để tiến hành xây dựng mô hình xem xét ảnh hưởng của những yếu
Trang 12Lấy logarit 2 vế và đặt lnA = 0 để đưa mô hình về dạng tuyến tính với mục đích
ước lượng hồi quy, ta được mô hình sau:
𝐄𝐗𝐢𝐣𝐭= 𝜷𝟎+ 𝜷𝟏𝒍𝒏𝐆𝐃𝐏𝐣𝐭+ 𝜷𝟐𝒍𝒏𝐏𝐎𝐏𝐢𝐭+ 𝜷𝟑𝒍𝒏𝐃𝐈𝐒𝐓𝐢𝐣+ 𝜷𝟒𝒍𝒏𝐑𝐄𝐑𝐢𝐣𝐭+ 𝜷𝟓𝒍𝒏𝐇𝐀𝐑𝐢𝐣+ 𝐮𝐢𝐭
Trong đó:
𝜷𝟎: hệ số chặn;
i: (i = 1→5): hệ số góc;
𝐮𝐢𝐭: sai số ngẫu nhiên
Các biến số của mô hình nghiên cứu được mô tả trong bảng mô tả biến sau:
Bảng 1 Các biến số của mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu
sử dụng biến
Nguồn dữ liệu
Triệu USD
Trần Lan Hương (2019)
Tổng cục thống kê
GDPjt
Biến
độc lập
GDP của nước nhập khẩu j
Tỷ
Ammi Ardiyanti (2015)
Ammi Ardiyanti (2015)
World bank
Trang 13và nước nhập khẩu j
Nguyen
Distance Calculator
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
Một trong những biển cơ bản của mô hình trọng lực là quy mô GDP của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu Hầu hết các nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực đều
đưa biển này vào mô hình nghiên cứu như Ammi Ardiyanti (2015), Hatab và các cộng
sự (2010), Bac Xuan Nguyen (2010), Nguyễn Tiến Dũng (2011), Ngô Thị Mỹ (2016)
Nhưng trong bài tiểu luận này sẽ chỉ sử dụng biến GDP của nước nhập khẩu để xem xét tác động của GDP của nước nhập khẩu đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta Khi GDP của các quốc gia tăng, đồng nghĩa với lượng cầu tăng lên, thị trường cũng đồng thời mở rộng, từ đó có thể tăng nhu cầu về các mặt hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng theo Do vậy, giả thuyết đưa ra là biến 𝐺𝐷𝑃𝑗𝑡 sẽ có tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc 𝐸𝑋𝑖𝑗𝑡
Tương tự, biển dân số cũng là biển cơ bản của mô hình lực hấp dẫn Trong bài nghiên cứu của này, nhóm sẽ đưa vào mô hình biển dân số của nước xuất khẩu Theo
như các nghiên cứu đi trước như nghiên cứu của Ammi Ardiyanti (2015), Yang và Martinez-Zarzoso (2014), dân số của hai nước tăng lên sẽ gây ra tác động tích cùng