1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần pds interior Hoàng Dương

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Hội Và Thách Thức Trong Xuất Khẩu Gỗ Nguyên Liệu Sang Thị Trường Trung Quốc Của Công Ty Cổ Phần PDS Interior Hoàng Dương
Tác giả Nguyễn Thị Thu Huế
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Bích Thủy
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,23 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Tổng quan về cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gỗ nguyên liệu (11)
    • 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (11)
    • 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (13)
      • 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ hôị khi xuất khẩu (13)
      • 1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thách thức khi xuất khẩu (14)
      • 1.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu gỗ nguyên liệu nói riêng và xuất khẩu gỗ nói chung (15)
      • 1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu (16)
    • 1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (17)
      • 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (18)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.6. Câu hỏi nghiên cứu (18)
    • 1.7. Phương pháp nghiên cứu (19)
      • 1.7.1 Phương pháp thu thập dữ liệu (19)
      • 1.7.2. Phương pháp phân tích dữ liệu (19)
    • 1.8 Kết cấu bài nghiên cứu (19)
  • Chương 2: Cơ sở lý luận về cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gỗ nguyên liệu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (20)
    • 2.1. Lý luận chung về xuất khẩu (20)
      • 2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu (20)
      • 2.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu (20)
      • 2.1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu (23)
    • 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ nguyên liệu (26)
      • 2.2.1 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp (26)
      • 2.2.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (28)
    • 2.3. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc (30)
      • 2.3.1. Cơ hội (31)
      • 2.3.2. Thách thức (33)
  • Chương 3: Phân tích thực trạng cơ hội và thách thức khi xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương (37)
    • 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương (37)
      • 3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương (37)
      • 3.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương giai đoạn 2021-2023 (44)
    • 3.2. Tình hình xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương giai đoạn 2021-2023 (51)
      • 3.2.1 Tổng quan thị trường gỗ nguyên liệu Trung Quốc (51)
      • 3.2.2. Thực trạng xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương giai đoạn 2021-2023 (55)
    • 3.3. Thực trạng cơ hội và thách thức khi xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương giai đoạn 2021-2023 (61)
      • 3.3.1. Bối cảnh (61)
      • 3.3.2. Cơ hội (62)
      • 3.3.3. Thách thức (71)
    • 3.4. Đánh giá thực trạng tận dụng cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương (77)
      • 3.4.1. Điểm mạnh (77)
      • 3.4.2. Điểm yếu (78)
      • 3.4.3. Nguyên nhân (81)
  • Chương 4: Giải pháp để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương (83)
    • 4.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Công ty (83)
      • 4.1.1. Định hướng phát triển chung (83)
    • 4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức khi xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương (84)
    • 4.3. Một số kiến nghị với các bên liên quan (88)
      • 4.3.1. Về phía nhà nước (88)
      • 4.3.2. Về phía các bộ, ngành, địa phương (89)
      • 4.3.3. Về phía các hiệp hội gỗ (91)
  • KẾT LUẬN (92)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG XUẤT KHẨU GỖ NGUYÊN LIỆU SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PDS I Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần pds interior Hoàng Dương Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần pds interior Hoàng Dương

Tổng quan về cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gỗ nguyên liệu

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa Minh chứng chính là việc hàng loạt các tổ chức liên minh kinh tế, liên minh khu vực ra đời như ASEAN, WTO, EU, APEC,… Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, mang đến những cơ hội mở rộng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ nói riêng

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng đặt ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam Ví dụ như: doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đến từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu

Ngành gỗ được dự đoán sẽ nhận được nhiều tác động tích cực từ các FTA thế hệ mới và ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu về nguyên nhiên liệu mà còn đáp ứng nhu cầu nội thất ngày đa dạng của con người Bên cạnh đó ngành này cũng tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách quốc gia, tạo điều kiện phát triển kinh tế

Tại Việt Nam, gỗ là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ phát triển tương đối nhanh Trong vài năm đổ lại đây thì ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu trung bình trên 10 tỷ USD, riêng năm 2023 đạt 13,5 tỷ USD (theo Tổng cục hải quan) đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 5 thế giới, thứ 2 châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á Thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam được mở rộng đến trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ và với 5 thị trường chính đó chính là Mỹ,

EU, Nhật Bản, Hàn Quốc Cụ thể là năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của nước ta sang Mỹ đạt 7,3 tỷ USD; Trung Quốc đạt 1,7 tỷ USD và Nhật Bản đạt 1,67 tỷ USD Và trong các loại gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu thì gỗ nguyên

2 liệu chiếm tới hơn 28% kim ngạch xuất khẩu Nổi bật nhất trong đó chính là dăm gỗ và viên gỗ, hai sản phẩm này đang chiếm tới 22% trong tổng kim ngạch

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đứng thứ 2 của Việt Nam Nhóm mặt hàng gỗ nguyên liệu (HS44) là nhóm hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường này khi chiếm hơn 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc Dự báo nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc trong năm 2024 có thể tăng Ngoài ra, trong những năm gần đây, cũng chứng kiến sự tăng trưởng rất mạnh trong xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc (năm 2023 chiếm 92,4% sản lượng xuất khẩu) nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy sản xuất bột giấy Chính vì vậy, Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng và nhiều cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng hàng gỗ nguyên liệu của Việt Nam nói chung và Công ty PDS Interior Hoàng Dương nói riêng

Tuy nhiên trong mỗi cơ hội đó đều tồn tại các thách thức lớn, tuy được đánh giá là một thị trường tiềm năng, song Trung Quốc vẫn còn đang bị bỏ ngỏ bởi rất nhiều rào cản Mặc dù quy mô thị trường gỗ luôn đứng top thế giới nhưng thị phần từ Việt Nam vẫn chưa cao Dù vậy thì từ trước tới đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang có những bước phát triển tích cực Với những hiệp định song phương và hiệp định đa phương mà cả hai cùng tham gia, hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại Việt Nam đến thị trường Trung Quốc đang đón nhận những làn gió mới với rất nhiều hứa hẹn nhưng cũng ẩn chứa vô vàn thách thức trong chặng đường phía trước Đối với Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương khi xuất khẩu gỗ sang thị trường Trung Quốc Bên cạnh việc phát huy được thế mạnh của mình, nỗ lực đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường thì công ty cũng đang đối mặt với những khó khăn nhất định Thực tế, công ty vẫn phải phụ thuộc vào nguồn cung gỗ bên ngoài điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa, hạn chế sự chủ động trong sản xuất của doanh nghiệp và là thách thức lớn đối với việc đảm bảo quy tắc xuất xứ và các cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do

Xuất phát từ những điều trên, sau một khoảng thời gian thực tập tại Công ty

Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công

3 ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương.” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, em mong rằng sẽ góp một phần công sức của mình vào sự phát triển chung của Công ty, giúp công ty có thể tận dụng được cơ hội và khắc phục những thách thức để có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường Trung Quốc.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ hôị khi xuất khẩu Đỗ Thị Yến (2015) đã tiến hành nghiên cứu “Cơ hội và thách thức của sản xuất nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập AEC” [1] Bài nghiên cứu đã phân tích một cách khá toàn diện những cơ hộicủa sản xuất nông sản Việt Nam phải đối mặt khi gia nhập AEC Về mặt cơ hội, bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc gia nhập AEC sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam để tăng cường thương mại và đầu tư, hợp tác kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng sản xuất nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức sản lượng nông sản chưa nhiều; chất lượng, hình thức nông sản chưa tốt; nguồn lực đầu tư cho sản xuất nông sản còn thiếu, nhỏ lẻ, manh mún, chưa đồng đều Ngoài ra, tác giá cũng đã đề xuất một số giải pháp để ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam tận dụng được những cơ hội và vượt qua những thách thức khi gia nhập AEC Tuy nhiên, bài nghiên cứu của tác giả được thực hiện vào tháng 5 năm 2015, trước khi Việt Nam chính thức gia nhập AEC cuối năm 2015 , do đó các phân tích của bài nghiên cứu có thể không phản ánh đầy đủ những tác động thực tế của việc gia nhập AEC đối với sản xuất nông nghiệp Việt Nam

Viện Nghiên cứu Chiến lược và Khoa học Công An cũng cho xuất bản cuốn Hiệp định TPP - Cơ hội và thách thức (năm 2015) [2] , đề cập tới những thông tin cơ bản của Hiệp định này và thái độ, quan điểm tham gia của các nước, triển vọng gia nhập của các nước chưa là thành viên; đánh giá tác động của Hiệp định đối với Việt Nam Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng đăng tải loạt bài nghiên cứu, phân tích về Hiệp định cũng như những tác động của Hiệp định đối với các lĩnh vực liên quan; đưa ra nhiều khuyến nghị cho Nhà nước và các doanh nghiệp trong việc tận dụng các lợi thế của Hiệp định này

Cuốn sách The Changing Currents of Trans Pacific Integration: China the TPP, and Beyond (2017) của Adrian H Hearn và Margaret Myers [3] đánh giá khá toàn diện về những thay đổi trong tiến trình hội nhập kinh tế xuyên Thái Bình Dương, đặc biệt là thông qua Hiệp định TPP Trong đó, các tác giả đánh giá về những thuận lợi và thách thức của Mỹ trong triển khai chính sách với châu Á thông qua Hiệp định này; đồng thời đề cập tới việc làm thế nào để các nước châu Á và Mỹ La – tinh thu được lợi ích lớn nhất mà Hiệp định mang lại

1.2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thách thức khi xuất khẩu

Nhóm tác giả của trường Đại học Ngoại thương (2022) đã nghiên cứu “Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu cà phê khi Việt Nam tham gia EVFTA” [4] Khi EVFTA có hiệu lực, bên cạnh việc tạo ra sự tích thì hiệp định này cũng gây ra không ít thách thức đối với doanh nghiệp Việt xuất khẩu cà phê như phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ phía thị trường EU Qua đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tận dụng tốt những lợi ích mà EVFTA mang lại cho ngành hàng xuất khẩu cà phê

Nghiên cứu “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Vương quốc Anh được ký kết” tác giả Hà Văn Hội (2021), Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trên Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh ĐHQGHN [5] , đã cho thấy được những cái nhìn tổng quan nhất về hiệp định này và một số ảnh hưởng của nó đến các mặt hàng như là dệt may, thủy sản, nông sản, giày dép, Tuy nhiên, những nội dung này lại bao hàm quá rộng, dành chung cho tất cả các lĩnh vực, chưa đi sát và tập trung vào một ngành cụ thể

Theo Trần Đức Lâm (2020) đã tiến hành nghiên cứu “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thép sang thị trường EU của Công ty TNHH Tiến Đạt trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA” [6], tác giả đã chỉ ra đặc điểm thị trường mặt hàng nhập khẩu, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, những thách thức của công ty khi xuất khẩu mặt hàng thép trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA và đưa ra được những giải pháp mang tính chân thực Tuy nhiên, nghiên cứu lại chưa nêu được những đặc điểm của thị trường một cách cụ thể, sự phát triển và tầm quan trọng

5 của thị trường, những giải pháp được đưa ra cũng chưa đi thẳng vào việc giải quyết những thách thức thực tế công ty đang đối mặt

Nhóm tác giả Ummyiah HM, Sumati Narayan, Pradeep Kumar, Ambreen Nabi, Malik Ajaz and Mudasir Magray (2017) đã tiến hành nghiên cứu “Export of organic products: Opportunities and challenges” [7] Bài nghiên cứu này đã đánh giá những cơ hội của thị trường xuất khẩu sản phẩm hữu cơ: Thị trường này dự kiến sẽ tăng trưởng trên toàn cầu trong những năm tới và dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng cao trong trung hạn (từ 10-15 đến 25-30%) Việc mở rộng thị trường hữu cơ giúp nông dân có thể thu được lợi ích từ thương mại với mức giá tương đối cao Tuy nhiên thách thức chính là thị trường này chưa được hầu hết nông dân biết đến, đặc biệt là những người sống ở các nước đang phát triển Do đó, nhóm tác giỉa đã đề ra một số khuyến nghị và giải pháp ở các nước phát triển và đang phát triển để từ đó thúc đẩy giúp nông nghiệp hữu cơ trở thành một trong những ngành kinh doanh nông nghiệp phát triển nhanh nhất trên thế giới

Nghiên cứu “India’s Dairy Exports: Opportunities and Challenges” của tác giả Rakesh Mohan Joshi (2014) [8] Ấn Độ là nước sản xuất sữa lớn nhất cũng như người tiêu dùng trên thế giới và sản xuất sữa của nó ước tính vượt quá sản lượng sữa của toàn bộ Liên minh Châu Âu vào năm 2018 Chính vì thế bài nghiên cứu đã đánh giá được lợi thế cạnh tranh của Ấn Độ trong ngành sữa toàn cầu sản xuất và thương mại quốc tế đó chính là sản lượng và chi phí sản xuất, đặc biệt là xem xét những thách thức về chất lượng, quy mô chăn nuôi và sự đa dạng hóa các chế phẩm từ sữa và các chiến lược tận dụng các hiệp định như WTO, tận dụng các quỹ hỗ trợ phát triển để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa từ Ấn Độ

1.2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu gỗ nguyên liệu nói riêng và xuất khẩu gỗ nói chung

Luận văn thạc sĩ của các tác giả Vũ Thị Minh Ngọc, Hoàng Thị Dung (2014) của trường Đại Học Lâm Nghiệp [9] đã đề cập rất kỹ về thị trường lâm sản của Việt nam và đưa ra được những cơ hội và thách thức đối với thị trường trong quá trình hội nhập và xuất khẩu Tuy nhiên, bài nghiên cứu được thực hiện từ năm 2014, các số liệu đưa ra, dự báo xu hướng và giải pháp chỉ đúng tại thời điểm bài nghiên cứu được thực hiện, không có tính ứng dụng cao hiện nay Bên cạnh đó, các giải pháp được đưa

6 ra còn mang tính chung chung, chưa giải quyết được hết các hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải

Tô Xuân Phúc cùng các cộng sự (2016) đã nghiên cứu “Một số rủi ro chính của ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập Thực trạng và Giải pháp chính sách” [10] Bài nghiên cứu đã chỉ ra rất rõ ngành gỗ hiện đang hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới Hội nhập trong đang đặt ngành gỗ trước những cơ hội và thách thức lớn Hội nhập giúp ngành gỗ có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường; hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, việc tăng cường các yêu cầu về tăng trưởng xanh tại tạo lên trở ngại cho ngành Các tác giả cũng đã đề cập đến những giải pháp không chỉ cho nhà nước mà còn cho các doanh nghiệp để tận dung cơ hội và khắc phục thách thức

Nghiên cứu “Strategic Analysis Identifying Opportunities for Exporting Montana Montana's Wood Products t oducts to China” của tác giả Micah Scudder (2012) [11] Tác giả đã chỉ ra những thách thức mà Montana đã gặp phải trong suốt

2 thập kỷ trong việc xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc đó chính là sản lượng yếu kém, đồng thời cũng đánh giá được những cơ hội hiện hữu đang có về những loại gỗ đặc trưng của vùng Từ đó tác giả đã đưa ra một số chiến lược về lợi thế cạnh tranh và một số giả pháp khắc phục những vấn đề yếu kém

Tác giả Scott Bowe (2008) tiến hành nghiên cứu “Opportunities and Challenges for the Export of U.S Value-added Wood products to China” [12] Thông qua việc phỏng vấn những người am hiểu gỗ tại thị trường Trung Quốc, 2 cuộc khảo sát với nhóm kinh doanh lâm sản và xu hướng lâm nghiệp tại Trung Quốc, tác giả đã đánh giá được những cơ hội của Mỹ khi xuất khẩu gỗ, bên cạnh đó nhận thức được những thách thức, rào cản về thương mại, và tiềm lực đang có Tuy nhiên, những giải pháp mà tác giả đưa ra trong bài nghiên cứu này vẫn chưa giải quyết được triệt để những khó khăn trước mắt của ngành gỗ tại Mỹ

Các công trình nghiên cứu trên đều được thực hiện công phu và đã bổ sung, đã cung cấp thêm nhiều kiến thức, sự hiểu biết trong cộng đồng khoa học liên quan đến cơ hội và thách thức trong xuất khẩu hàng hóa Đều đã đưa ra được cái nhìn tổng quan

7 và rõ ràng với thực tiễn của cơ hội và thách thức trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài Tuy nhiên do nhiều đề tài đã được nghiên cứu từ những giai đoạn trước, chưa có tính cập nhật thông tin cũng như số liệu nên độ đảm bảo tin cậy thấp

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu về những cơ hội và thách thức trong xuất khẩu xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương Trên cơ sở đó phân tích thực trạng phát huy những điểm mạnh, điểm yếu và khắc phục các điểm yếu để đưa ra các kiến nghị nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế tối đa thách thức đến xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Công ty

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ hội và thách thức đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Thứ hai, đánh giá thực trạng tận dụng cơ hội và thách thức xuất khẩu mặt hàng gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương

Thứ ba, đề xuất giải pháp trên cơ sở phát huy những điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu để đưa ra kiến nghị nhằm tận dụng các cơ hội và hạn chế tối đa ảnh hưởng của các thách thức đến xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lý luận về xuất khẩu, thực tiễn cơ hội và thách thức khi xuất khẩu mặt hàng gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu về cơ hội và thách thức đối với với xuất khẩu mặt hàng gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để tận dụng cơ hội và đối phó thách thức

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, thu thập số liệu liên quan đến xuất khẩu mặt hàng gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương trong giai đoạn 2021 đến 2023

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần PDS

Interior Hoàng Dương, chủ yếu tại phòng Kinh doanh, phòng Xuất nhập khẩu của Công ty.

Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu với định hướng tập trung giải quyết các câu hỏi sau

(1) Những cơ sở lý luận đối với cơ hội và thách thức trong xuất khẩu mặt hàng gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc là gì?

(2) Thực trạng tận dụng cơ hội và thách thức trong xuất khẩu mặt hàng gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương ra sao?

(3) Các giải pháp tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương?

Phương pháp nghiên cứu

1.7.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường nước ngoài, trong các tài liệu tham khảo như sách, báo, internet, và các tài liệu của Trường Đại học Thương mại

Thu thập các thông tin liên quan đến tình hinh tài chính, hoạt động kinh doanh, hoạt động xuất khẩu của Công ty ở các phòng ban như phòng tài chính, phòng xuất nhập khẩu, của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương

1.7.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Tiến hành tổng hợp, phân tích - thống kê, từ các số liệu cụ thể để xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, hợp lý để nêu được thực trạng, cơ hội và thách thức khi xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc của Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương Bài nghiên cứu này sử dụng các phân tích mô tả số liệu thông thường Hệ thống bảng, biểu, đồ thị, hình vẽ là công cụ để phân tích và minh họa thêm vấn đề nghiên cứu mà bài nghiên cứu sẽ trình bày Dựa trên các luận án, luận văn, các bài báo, bài nghiên cứu và nguồn thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng do các tổ chức giáo dục, các giảng viên đầu ngành công bố, nhóm đã tiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.

Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoài các phần: Lời cam đoan; lời cảm ơn; mục lục; danh mục bảng biểu, hình vẽ; danh mục từ viết tắt; kết luận; tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc

Chương 2: Cơ sở lý luận về cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gỗ nguyên liệu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Chương 3: Phân tích thực trạng cơ hội và thách thức khi xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương

Chương 4: Giải pháp để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương

Cơ sở lý luận về cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gỗ nguyên liệu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Lý luận chung về xuất khẩu

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Theo Adam Smith, phân công lao động xã hội dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất, quá trình chuyên môn hóa sản xuất sẽ tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài Còn theo học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo thì khi một quốc gia sản xuất và đem trao đổi những mặt hàng có lợi thế tương đối của mình với một quốc gia khác thì cả hai quốc gia đều thu được lợi nhuận Như vậy, xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động tất yếu xảy ra khi phân công lao động xã hội đạt được một trình độ nhất định

Có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về hoạt động xuất khẩu nhưng theo như Điều 28 Khoản 1 của Luật thương mại 2005 thì xuất khẩu được định nghĩa như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”

Như vậy, xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thông qua mua bán nhằm khai thác triệt để lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế

Cơ sở của xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa (bao gồm hàng hóa vô hình và hữu hình) trong nước Cho tới khi sản xuất phát triển và việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc giữa thị trường nội địa và khu chế xuất

Xuất khẩu hàng hóa đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của một quốc gia Nó giúp tăng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp, cải thiện thị trường lao động, tăng thu nhập cho người dân và đóng góp vào ngân sách quốc gia

2.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

• Đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Thứ nhất, xuất khẩu gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô thị trường và tăng hiệu quả

11 kinh doanh Điều này cũng thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng hiệu quả sản xuất và đa dạng hóa các sản phẩm của doanh nghiệp Ngoài ra, nhờ mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng gia tăng, giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi ích từ tính kinh tế theo quy mô

Thứ hai, xuất khẩu giúp nâng cao vị thế doanh nghiệp Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp không chỉ được tiếp cận với những khách hàng nội địa mà còn được mở động quan hệ mua bán hàng hóa ra các thị trường các quốc gia khác, được nhiều bạn hàng quốc tế biết đến Từ đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có thêm nhiều cơ hội mở rộng trao đổi thương mại với nhiều đối tác nước ngoài hơn

Thứ ba, xuất khẩu còn là cơ sở thúc đẩy, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Trước sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của mỗi quốc gia khác, doanh nghiệp quản lý, kinh doanh qua việc áp dụng các trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất và quản lý Từ đó, các sản phẩm được sản xuất có sự hoàn thiện về chất lượng, đa dạng về mẫu mã Các hoạt động quản lý, kinh doanh như phân phối, marketing cũng được hoàn thiện và hiệu quả hơn

• Đối với nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu

Thứ nhất, xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình phát triển đất nước Khi hàng hóa, dịch vụ được xuất khẩu, quốc gia đó sẽ thu về một lượng ngoại tệ tương ứng Nguồn ngoại tệ này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ và là nguồn vốn chính để nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu, phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế đất nước

Thứ hai, xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, thông qua việc: Làm gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác Khi sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, doanh nghiệp sẽ có thêm thị trường để tiêu thụ sản phẩm, giúp cho hoạt động sản xuất phát triển và đi vào ổn định

Thứ ba, xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Gia tăng xuất khẩu đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều việc làm cho người dân, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở quốc gia Điều này giúp

12 gia tăng thu nhập, nâng ca thu nhập bình quân đầu người, góp phần gia tăng GDP quốc gia và nâng ca chất lượng đời sống xã hội Đồng thời xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các sản phẩm không thể sản xuất trong nước hoặc có giá trị rẻ hơn sản phẩm trong nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, yêu cầu chất lượng cao của nhân dân

Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở thúc đẩy và mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại Cụ thể, giữa hoạt động xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại tồn tại quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau Khi các quốc gia có nhiều trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau, mối quan hệ giữa họ sẽ trở nên gắn bó hơn, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác như đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, Về phía các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, các hiệp định thương mại tự do, các thỏa thuận hợp tác kinh tế, giữa các quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu Khi các quy định về thuế, thủ tục hải quan, được giảm thiểu, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang các thị trường nước ngoài

• Đối với nền kinh tế thế giới

Thứ nhất, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các nền kinh tế thế giới Nó tạo điều kiện cho các quốc gia trao đổi sản phẩm, dịch vụ với nhau, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn cầu Nếu không có xuất khẩu, các quốc gia sẽ bị cô lập, nền kinh tế không thể phát triển Việc xuất khẩu được đẩy mạnh sẽ giúp cải thiện mối quan hệ quốc tế Các nước cùng chung tay tạo nên những môi trường kinh doanh hoàn thiện, lành mạnh, giúp nền kinh tế mỗi quốc gia phát triển theo hướng tích cực Tính đến nay, ngày càng nhiều quốc gia, khu vực chủ động trong việc tiến hành liên kết, hợp tác với nhau để xóa bỏ các rào cản, hàng hóa xuất khẩu lưu thông dễ dàng hơn

Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ nguyên liệu

2.2.1 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

2.2.1.1 Khả năng tài chính và nguồn vốn

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp chế biến gỗ Với những doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, khả năng huy động tốt và quản lý hiệu quả thì các doanh nghiệp này sẽ có thể có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn và khai thác được nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả Đối với hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu, năng lực tài chính lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới máy móc công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo tay nghề người lao động để thích ứng nhanh hơn với hoạt động chuyển giao công nghệ trong sản xuất,… từ đó thúc đẩy năng suất tạo ra sản phẩm cũng như tạo ra nhiều cơ hội mới trong xuất khẩu sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tiềm năng con người được thể hiện qua nguồn nhân lực và khả năng điều hành, quản lý kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Trong kinh doanh, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công Nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất cũng như chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là với các doanh nghiệp gia công xuất khẩu như hiện nay Ngành gỗ là một trong những ngành đòi hỏi nhân lực khá đặc thù Công việc chủ yếu được chia ra các khâu nhỏ đòi hỏi nhân lực phải có sự nhẫn nại và vô cùng tỷ mỷ Bên cạnh đó, với khối lượng công việc vô cùng

17 lớn, áp lực cao đồng thời với môi trường làm việc nhiều bụi gỗ, máy móc nặng nề thì việc tìm kiếm được nguồn nhân công nhiều kinh nghiệm, khéo léo, chăm chỉ làm ra sản phẩm chất lượng tốt để xuất khẩu là vô cùng cần thiết

Về khả năng điều hành, quản lý kinh doanh xuất khẩu được thể hiện ở việc đàm phán thương lượng với đối tác Đội ngũ nhân viên đảm nhận hoạt động này đóng vai trò then chốt, vì vậy cần có trình độ chuyên môn cao, cần được đào tạo bài bản Khả năng điều hành, quản lý sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp được thực hiện tốt sẽ đảm bảo được việc xuất khẩu đúng tiến độ kế hoạch, góp phần tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế

Các yếu tố về công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí sản xuất, giá thành và chất lượng sản phẩm mặt hàng gỗ nguyên liệu Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến gỗ muốn thúc đẩy xuất khẩu cần trang bị các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến bậc nhất để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng song vẫn đảm bảo được giá thành của sản phẩm Có thể kể đến các loại máy móc hiện đại như: Máy CNC nesting khoan cắt ván tự động YL 12242 R+B+U+N của Đài Loan; Máy chà nhám băng dài 2200mm - SM 72A, Việc sở hữu những dây chuyền máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu cạnh tranh tốt trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu cả trong và ngoài nước

Giá cả sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng với nhau, vì nó đóng vai trò quyết định mua hay không mua của khách hàng Do đó, để sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được trên thị trường, doanh nghiệp cần đưa ra những chính sách giá phù hợp đồng thời nâng cao chất lượng của sản phẩm

2.2.1.5 Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp

Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp gỗ nguyên liệu trên thị trường ảnh hưởng đến số lượng khách hàng của doanh nghiệp Một hình ảnh tốt về doanh nghiệp liên quan đến chất lượng sản phẩm, thái độ đối với khách hàng, giá cả, là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp Điều này giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng, từ đó thúc đẩy sản lượng xuất khẩu Hiện nay,

18 trên thị trường có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh với nhau, việc lấy được niềm tin với khách hàng và tạo được sự quan tâm tới sản phẩm giúp doanh nghiệp gỗ nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sản lượng xuất khẩu

2.2.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

2.2.2.1 Các yếu tố ngoài nước a Yếu tố kinh tế

Hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu của doanh nghiệp trực tiếp chịu sự tác động của yếu tố kinh tế của quốc gia nhập khẩu, như thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, quan hệ cung – cầu,

Thu nhập bình quân đầu người tăng thì chứng tỏ mức sống của dân cư tăng lên, khả năng tiêu dùng cao, khi đó sản phẩm của công ty sẽ tăng về cả số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã với tính thẩm mỹ ngày càng cao

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp thu được Khi đồng nội tệ tăng giá, lượng ngoại tệ doanh nghiệp thu về từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm xuống, khiến cho doanh thu xuất khẩu bị giảm, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cũng sụt giảm Và ngược lại, tỷ giá đồng nội tệ giảm, lượng ngoại tệ thu về lớn, mặt hàng được xuất khẩu nhiều hơn, lúc này doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng,… b Yếu tố chính trị - pháp luật

Chính trị có ổn định thì mới tạo đà cho kinh tế phát triển Yếu tố này là nhân tố khuyến khích hoặc thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Môi trường chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng sản xuất kinh doanh từ đó thúc đẩy xuất khẩu phát triển

Doanh nghiệp kinh doanh trong một môi trường nhất định đều phải chịu sự chi phối trực tiếp của luật quốc gia và luật quốc tế Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật riêng chi phối mạnh mẽ đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh quốc tế nói riêng Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, gỗ và các sản phẩm từ gỗ là một trong những mặt hàng được bảo hộ chặt chẽ, thông qua hàng rào thuế quan và phi thuế quan Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải chủ động cập nhật hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế, đảm bảo xuất khẩu đúng quy định luật pháp

19 c Yếu tố văn hóa - xã hội

Các yếu tố văn hóa xã hội bao gồm: giá trị và thái độ, phong tục tập quán, tôn giáo, ngôn ngữ, thẩm mĩ, nhân khẩu học,… Những yếu tố này ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống, thói quen tiêu dùng và thị hiếu của người dân Ngành gỗ là một trong những ngành điển hình bị ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa xã hội Ví dụ, người Trung Quốc rất ưa chuộng các sản phẩm đồ gỗ cổ điển mang nét đặc trưng riêng vì thế việc lựa chọn gỗ nguyên liệu cho đối tượng này thường rất tỉ mẩn và yêu cầu chất lượng gỗ cao, gỗ lâu năm tuổi và có nhiều đặc tính chống chịu thời tiết d Yếu tố tự nhiên

Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất, đặc biệt là ngành sản xuất ngành hàng gỗ nguyên liệu Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp có những am hiểu, hiểu biết nhất định về thời tiết, khí hậu, địa hình tại từng thị trường, khu vực để tạo ra và xuất khẩu sản phẩm phẩm phù hợp Điều này còn có liên quan trực tiếp đến chất lượng hàng xuất khẩu, đặc biệt có phương pháp điều chỉnh độ ẩm khác nhau tùy theo điều kiện tự nhiên để bảo quản được tốt nhất và giữ nguyên chất lượng thời gian dài e Yếu tố cạnh tranh

Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc luôn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đối với Gỗ và Sản phẩm gỗ Trong những năm gần đây Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 (sau Mỹ) hoặc thứ 3 (sau Mỹ và Nhật Bản) Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc với hơn 20 sản phẩm, chiếm phần lớn

21 trong tổng kim ngạch xuất khẩu Chính vì thế khi xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường này thì sẽ nhận được không ít cơ hội và thách thức

• Mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc:

Với con số hơn 1,4 tỉ người, Trung Quốc đã trở thành thị trường khổng lồ cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả các mặt hàng gỗ và gỗ nguyên liệu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trong đó nhu cầu lớn nhất là về gỗ nguyên liệu do sự phát triển mạnh mẽ trong ngành xây dựng, sản xuất đồ nội thất và các ngành công nghiệp khác Bên cạnh đó việc Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm khai thác gỗ tự nhiên tạo nên thiếu hụt nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước, từ đó có thể tạo ra luồng hút gỗ nguyên liệu từ rừng trồng của Việt Nam sang Trung Quốc, qua các sản phẩm như gỗ xẻ, ván bóc và ván ghép

Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết các thỏa thuận thương mại tự do như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu gỗ nguyên liệu từ Việt Nam sang Trung Quốc Các mặt hàng gỗ nguyên liệu nhận được mức thuế về 0%, đã được Trung Quốc áp dụng các lộ trình cắt giảm thuế, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam Bên cạnh đó cùng với các cam kết về quy tắc, đặc biệt là trong các thủ tục xuất nhập khẩu và môi trường kinh doanh sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam nói chung, qua đó giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong nước

• Tính đa dạng trong sản phẩm gỗ:

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận thấy là Việt Nam còn sở hữu trữ lượng lớn các loại gỗ do ít hay chưa được khai thác nhiều trong rừng tự nhiên và cũng chưa biết đến trên thị trường thế giới nên nguồn sử dụng vẫn còn hạn chế Khi những loại gỗ ít được biết được thị trường chấp nhận thì không chỉ giá trị gỗ cao mà giá trị rừng cũng sẽ được nâng lên, từ đó các chủ rừng sẽ có nhiều lợi nhuận để tái đầu tư lại cho trồng rừng và áp dụng quản lý rừng bền vững Ngoài ra, nếu chúng ta sử dụng loại gỗ ít được biết đến cũng sẽ làm giảm gánh nặng nhập khẩu của các doanh nghiệp, hạn chế sử dụng những loại gỗ không rõ nguồn gốc trong rừng tự nhiên từ các nước lân

22 cận Hiện có 18 loại gỗ ít được biết đến đã được chọn (mít nài, thông nàng, kơnia, dẻ đỏ, bởi lông vàng, chò xót, cóc đá ) và phát hiện những tính năng ưu việt của từng loại sau khi lựa chọn được thử nghiệm các tính chất kỹ thuật, cơ học, độ cong, vênh, thử nghiệm tính chất gia công chế biến gỗ như cưa, bào, chà nhẵn

• Chất lượng và giá cả cạnh tranh:

Nếu so sánh về yếu tố chất lượng thì có thể khẳng định gỗ và gỗ nguyên liệu của Việt nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc Trước đây, thị trường Trung Quốc chỉ quan tâm đến một số thị trường khác như Malaysia, Thailand, Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên phong phú cùng với chi phí lao động thấp để cung cấp sản phẩm gỗ nguyên liệu chất lượng và giá cả cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc

• Tăng cơ hội hợp tác và đầu tư:

Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng mở ra cơ hội cho việc hợp tác và đầu tư trong ngành công nghiệp gỗ, từ việc đầu tư vào các nhà máy chế biến gỗ đến việc phát triển chuỗi cung ứng và thương mại gỗ Tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào ngành gỗ Việt Nam tương đối cao, chiếm 17% - 35% tổng vốn đầu tư từ các nguồn trong ngành Khi thu hút được sự đầu vào ngành gỗ thì năng lực sản xuất và quy mô xuất khẩu của ngành cũng tăng nhanh Lúc này, các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, Trung Quốc nói riêng cũng sẽ giúp ta tiếp cận được các thiết bị công nghệ sản xuất của ngành ít tiêu hao nguyên nhiên liệu, đặc biệt đảm bảo môi trường Từ đó, chất lượng gỗ và gỗ nguyên liệu của Việt Nam cũng được nâng cao lên đáng kể và năng lực sản xuất cũng được đảm bảo

• Nâng cao năng lực cạnh tranh: Đối với các mặt hàng tham gia xuất khẩu như gỗ nguyên liệu thì việc hội nhập sâu, rộng với các thị trường lớn trên thế giới, đặc biệt như là thị trường rộng lớn như Trung Quốc với nhiều các đổi thủ lớn, đáng gờm sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm Từ đó, khả năng cạnh tranh của gỗ nguyên liệu Việt Nam không ngừng được nâng cao Khi nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình thì Việt Nam sẽ trở thành điểm đến cung ứng được nhiều nhà nhập khẩu lựa chọn và bứt phá thêm ra các thị trường lớn như EU, Nga, Nhật Bản…

Khi xuất khẩu gỗ và gỗ nguyên liệu sang thị trường lớn như Nhật Bản thì việc thu ngoại tệ sẽ được nâng cao, ổn định Từ đó, dòng vốn ngoại này sẽ giúp ngành gỗ kéo về và sử dụng vào nhập nguyên vật liệu như máy móc, để đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu tốt hơn

• Tạo công ăn việc làm cho người lao động:

Ngành sản xuất, chế biến gỗ là một ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là trong các làng nghề ở khu vực nông thôn, với tỷ lệ đáng kể lao động nữ (đặc biệt trong các công đoạn hoàn thiện sản phẩm) Bởi vì trong quá trình sản xuất gỗ nguyên liệu như dăm gỗ, ván bóc không yêu cầu kĩ thuật cao và không đòi hỏi mất quá nhiều sức lực Do đó, việc tăng cường cơ hội xuất khẩu gỗ và gỗ nguyên liệu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng là tăng cường cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động trong khu vực này Từ đó giảm được gánh nặng kinh tế cho nhà nước với những vấn đề an sinh xã hội, giảm tỉ lệ các hoạt động tệ nạn từ đó ổn định đời sống cũng như nâng cao mức sống cho người dân

• Ảnh hưởng của các hiệp định khác:

Các biện pháp bảo hộ, hạn chế thương mại gia tăng từ sau đại dịch Covid19, không chỉ do chính sách hướng nội mà còn bởi sự phân mảnh địa chính trị và kinh tế dẫn đến sự phân hóa trong các thị trường như “ưu tiên thị trường ở gần” và “ưu tiên thị trường đối tác thân thiện” sẽ tồn tại trong ngắn hạn và trung hạn Cụ thể: tình hình căng thẳng địa chính trị gia tăng đã đưa Trung Quốc xích lại gần hơn một số đối tác, quan hệ kinh tế thương mại cũng chuyển dịch theo xu hướng này Với Nga, tăng trưởng thương mại với Trung Quốc tăng tới 40,6% trong 6 tháng đầu năm nay Tương tự, quan hệ chính trị ấm áp trở lại với Úc cùng khiến Trung Quốc nới lỏng các biện pháp gây ảnh hưởng hoạt động nhập khẩu gỗ (tháng 5 năm 2023) từ Úc Với các nước Trung Á, tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á (CCAS) tổ chức tại Trung Quốc vào tháng 5 năm 2023, Trung Quốc cho biết đang đẩy mạnh nhập khẩu các sản phẩm từ các nước Trung Á cơ quan này cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và mở rộng hệ thống luồng xanh thông quan hàng hóa đối với tất cả các cảng

24 đường bộ với các nước Trung Á có chung đường biên giới Điều này đã gây lên những áp lực vô cùng lớn cho ngành gỗ Việt Nam

• Gia tăng cạnh tranh tại thị trường gỗ nguyên liệu tại Trung Quốc:

Khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc thì sẽ luôn phải đối đầu không chỉ với các đối thủ quốc tế mà còn là các doanh nghiệp trong nước Ngoài ra khi các hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệu lực thì điều này đồng nghĩa với việc mở cửa cho hàng hóa của Trung Quốc vào Việt Nam Đây là thách thức lớn do nhiều doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế hơn hẳn về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường Một số các nước đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Chile và một số nước khác ở châu Phi đang chiếm thị phần này nó gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ

• Phụ thuộc vào nguyên liệu:

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu thì nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu nhưng tỷ trọng gỗ rừng trồng đi vào chế biến đồ gỗ chỉ chiếm từ 30- 40% trong tổng lượng gỗ khai thác Biến động lớn từ đại dịch COVID-19 và gần đây là căng thẳng giữa Nga và Ukraine làm cho giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng cao càng đặt ra sự cấp thiết về xây dựng và phát triển nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, đặc biệt là gỗ lớn, có chất lượng và bền vững Nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung phục vụ chế biến gỗ được khai thác từ 3,69 triệu ha rừng trồng sản xuất, chiếm khoảng 53%, còn lại từ cây trồng phân tán, rừng cao su thanh lý Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu, mặc dù phần trăm nhiều là gỗ có kích thước nhỏ, sản xuất các sản phẩm như dăm gỗ, các loại ván nhân tạo, viên nén Nhưng vẫn còn phải phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung ngoài nước

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam hiện chưa thực sự mạnh, thiếu tính bền vững (đầu tư dàn trải, quy mô nhỏ, sử dụng nguồn vốn vay, ít có khả năng đầu tư công nghệ và quy trình quản lý chuỗi tiên tiến, chủ yếu là gia công, phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng,, ) Doanh nghiệp chế biến gỗ mất cân đối, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam và miền Đông

Phân tích thực trạng cơ hội và thách thức khi xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương

Tổng quan về Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương

3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương

3.1.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương

Tên đơn vị CÔNG TY CỔ PHẦN PDS INTERIOR HOÀNG DƯƠNG

Tên quốc tế PDS INTERIOR HOANG DUONG JOINT STOCK

COMPANY Tên viết tắt PDS INTERIOR., JSC Địa chỉ trụ sở chính

Số nhà 119, tổ 34, cụm 5, đường An Dương Vương, Phường Phú Thượng, Quận Tây

Người đại diện Hoàng Văn Dương

Chi nhánh Tại Đà Nẵng: K306 H10/02 Nguyễn Công Hoan, Tổ 8A,

Phường Hoà An, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Công ty cổ phần ngoài NN Điện thoại 02432373218

Quản lý bởi Chi cục Thuế Quận Tây Hồ Được thành lập và phát triển tại Hà Nội từ ngày 05/12/2014, tính đến nay Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương đã trải qua gần 10 năm hoạt động Giai đoạn đầu công ty mới thành lập công ty còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế có nhiều biến động Công ty đã bám sát tình hình thị trường chọn hướng hoạt động, đảm bảo sự tồn tại, hạn chế rủi ro, ổn định doanh nghiệp Trong suốt quá trình hoạt động, công ty cũng đã không ngừng nỗ lực đầu tư vào các dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng và sản lượng Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển để đưa ra các sản phẩm gỗ sáng tạo và đa dạng, mở rộng mạng lưới phân phối, kết nối với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng thị trường tiêu thụ Qua từng năm công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và cung cấp các sản phẩm gỗ nguyên liệu và gỗ nội thất như: tủ, bàn ghế, kệ tivi, kệ bếp…Đến cuối năm 2023, theo thống kê công ty đã có hơn 2.800 khách hàng thân thiết, có một văn phòng giao dịch chính tại Số nhà 119, tổ 34, cụm 5, đường An Dương Vương, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam và một nhà máy sản xuất rộng 6.000m2 tại khu Công nghiệp Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội với năng suất ổn định 1000 sản phẩm/tháng

3.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương chủ yếu kinh doanh trong lĩnh thương mại – sản xuất - xuất khẩu Cụ thể:

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và chế biến các sản phẩm: dăm gỗ (Wood chips), gỗ xẻ thanh (Sawn timber), gỗ tròn (Wood logs), ván bóc (Core veneer), ván ép (Plywood), đồ gỗ nội thất như: tủ, bàn ghế, kệ tivi, kệ bếp

Ngành nghề kinh doanh liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính: Thương mại và xuất khẩu các sản phẩm gỗ nguyên liệu: dăm gỗ, gỗ xẻ thanh, gỗ tròn, ván bóc, ván ép cho các doanh nghiệp lớn hay khách hàng cá nhân có nhu cầu lắp đặt nội thất trong nhà, nơi làm việc…

Ngành nghề kinh doanh khác: Thiết kế nội thất, lên bản vẽ mô phỏng và thi công, đồng thời cung cấp các dịch vụ sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và các đồ nội thất

Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình tổ chức lãnh đạo tương đối gọn nhẹ, đưa quyết định từ ban giám đốc, đến trường phòng và các phòng ban khác Mỗi phòng ban vừa có chức năng, nhiệm vụ riêng vừa gắn kết chặt chẽ với nhau từ đó có thể đảm bảo được hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, đáp ứng được các nhu cầu thực tế, đồng thời giúp giảm thiểu lãng phí trong công tác quản lý và giám sát

Hình 3.1: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Công ty

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Giám đốc: Ông Hoàng Văn Dương đảm nhận vị trí giám đốc, là người điều hành mọi hoạt động và đưa ra các quyết định của công ty, thay mặt đại diện cho mọi quyền lợi của công ty trước pháp luật

Phó giám đốc: là người nhận được ủy quyền khi giám đốc vắng mặt, đồng thời điều hành các hoạt động của phòng ban kỹ thuật và phòng marketing

Phòng kinh doanh: Phòng xuất nhập khẩu và Phòng kinh doanh nội địa

Phòng xuất nhập khẩu: Theo dõi thị trường quốc tế để có thể nghiên cứu tìm kiếm các đối tác, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế như: đàm phán và lập hợp đồng với đối tác quốc tế, xử lý thủ tục hải quan, và đảm bảo tuân thủ các quy định xuất nhập khẩu

Phòng kinh doanh nội địa: Chịu trách nhiệm về theo dõi trị trường trong nước, tìm kiếm các đối tác trong nước để thúc đẩy hoạt động phân phối sản phẩm theo hình

30 thức bán buôn và bán lẻ Xây dựng chiến lược tiếp thị, và quản lý mối quan hệ khách hàng, bên cạnh đó cũng theo dõi hiệu suất kinh doanh và đảm bảo tuân thủ các quy định hợp pháp để duy trì sự cạnh tranh trong thị trường nội địa

Phòng kế toán: theo dõi và cân đối nguồn vốn công ty, quản lý tài chính, thu chi, lưu trữ hồ sơ cho công ty, lập các báo cáo định kỳ về tình hình tài chính của công ty

Phòng kỹ thuật: Thực hiện vận chuyển, thi công, lắp đặt đồ nội thất cho các đơn hàng, công trình, dự án của công ty Đồng thời nhận tư vấn thiết kế bản vẽ thi công nội thất cho các khách hàng cá nhân nhỏ lẻ hoặc đơn vị doanh nghiệp đặc thù theo yêu cầu từng hạng mục

Phòng marketing: Kết hợp với phòng kinh doanh triển khai các hoạt động quảng cáo sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội, các sàn giao dịch trong, ngoài nước và các hội chợ triển lãm Đồng thời chăm sóc khách hàng sau bán, tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng

Phòng nhân sự: quản lý toàn bộ nhân viên trong công ty, phụ trách các vấn đề về nhân sự như tuyển dụng nhân viên, đào tạo nghiệp vụ, chế độ lương thưởng

Nhà máy sản xuất: Chịu trách nhiệm với Ban quản lý và các lãnh đạo của công ty về vận hành máy móc, sản xuất sản phẩm Tiếp nhận đơn hàng, lên kế hoạch sản xuất theo tháng, tuần, ngày đảm bảo chất lượng, sản lượng, tiến độ và hiệu quả sản xuất Theo dõi, giám sát quá trình và báo cáo tiến độ sản xuất hàng ngày với cấp trên

Tình hình xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương giai đoạn 2021-2023

ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương giai đoạn 2021-2023

3.2.1 Tổng quan thị trường gỗ nguyên liệu Trung Quốc

3.2.1.1 Quy mô thị trường, nhu cầu tiêu thụ, nhập khẩu

Với con số hơn 1,4 tỉ người Trung Quốc đã trở thành thị trường khổng lồ cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ (sau đây được gọi tắt là sản phẩm gỗ) của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Không chỉ đơn thuần là thị trường tiêu thụ, Trung Quốc đã trở thành công xưởng chế biến các sản phẩm gỗ của thế giới, với các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc được tiêu thụ ở nhiều quốc gia khác nhau Với vai trò kép này, những thay đổi tại Trung Quốc có về thị trường tiêu thụ, cung cầu nguyên liệu, sản xuất và chế biến không chỉ có ý nghĩa đối với Trung Quốc mà còn tác động trực tiếp đến các quốc gia có mối quan hệ thương mại gỗ với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam

Biểu đồ 3.5: Quy mô thị trường gỗ của Trung quốc từ 2004-2023

(Nguồn: Cục thống kê, tổng hợp số liệu Bosi)

Theo dữ liệu liên quan từ biểu đồ trên thể thể hiện thì quy mô thị trường gỗ của Trung Quốc đang tăng lên hàng năm, cho thấy xu hướng tăng ổn định Dự kiến trong vài năm tới, với tốc độ tăng trưởng liên tục của nền kinh tế trong nước và mức sống của người dân được cải thiện, nhu cầu thị trường gỗ sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao

Hiện tại Trung Quốc đang nhập khẩu một lượng lớn mét khối gỗ mỗi năm Chủ yếu là nhập khẩu gỗ nguyên liệu nhằm phục vụ cho ngành chế biến gỗ Hơn 90% gỗ nhập khẩu của Trung Quốc ở dạng gỗ tròn, gỗ xẻ hoặc dăm gỗ Nhập khẩu dăm gỗ

43 tăng nhanh nhất trong thập kỷ qua, tiếp theo là gỗ xẻ và gỗ tròn Những năm 2020,2021, sản lượng nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc chiếm gần 30% tổng lượng nhập khẩu lâm sản và 70% lượng nhập khẩu gỗ tròn của toàn thế giới (Hải quan Trung Quốc 2022; UN Comtrade 2022) Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng kết hợp với ngành công nghiệp gỗ lớn định hướng xuất khẩu, đã dẫn đến nhu cầu về gỗ nguyên liệu ngày càng tăng - cả gỗ xẻ, ván bóc để sản xuất đồ nội thất và dăm gỗ để sản xuất giấy

Khi nhu cầu tăng lên, hoạt động khai thác trong nước không thể theo kịp, khiến khoảng cách cung cấp gỗ của Trung Quốc (khoảng cách giữa nguồn cung trong nước và nhu cầu công nghiệp, bao gồm cả tiêu dùng nội địa) tăng 60% trong thập kỷ qua, một phần do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng và lệnh cấm khai thác gỗ ở rừng tự nhiên năm 2017 của Trung Quốc Do đó, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào gỗ nguyên liệu nhập khẩu Và dưới đây chính là biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn gỗ ngoại trong những năm gần đây

Biểu đồ 3.6: Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào gỗ ngoại từ 2017-2021

(Nguồn: Viện nghiên cứu công nghiệp Qianzhan tổng hợp)

Mặc dù sản lượng tiêu thụ gỗ của Trung Quốc hàng năm là rất lớn, tuy nhiên sản lượng gỗ khai thác trong nước chỉ đạt khoảng một nửa so với nhu cầu Chính vì

44 thế Trung Quốc đó phải nhập ẵ m3 gỗ từ thị trường nước ngoài Cỏc thị trường nhập khẩu chính của Trung Quốc bao gồm: Nga và New Zealand là nguồn cung cấp gỗ chính của Trung Quốc, cung cấp 24% lượng nhập khẩu, Canada chiếm 9,4%, Việt Nam chiếm 8,2%, Mỹ chiếm 7,8%, EU chiếm 7,4%, Úc chiếm 7,3% và Thái Lan chiếm 5,7%,

3.2.1.2 Xu hướng nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Trung Quốc

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ tăng rất mạnh với lượng xuất khẩu đạt hơn 15,8 triệu tấn, tương đương gần 2,8 tỷ USD tăng gấp đôi so với sản lượng nhập khẩu năm 2011 Nhu cầu nhập khẩu dăm gỗ của Trung Quốc trong những năm gần đây tăng trưởng liên tục do việc mở rộng đáng kể công suất sản xuất bột giấy kết hợp với tình trạng thiếu sợi gỗ trong nước Ngành công nghiệp sản xuất giấy của Trung Quốc đang tiếp tục mở rộng nhanh chóng, điều này đòi hỏi lượng dăm nhập khẩu ngày càng tăng Hàng năm Trung Quốc nhập khoảng 12,5 triệu tấn dăm Bốn quốc gia cung dăm gỗ lớn nhất cho Trung Quốc bao gồm Việt Nam, Úc, Chi Lê và Thái Lan, trong đó lượng cung từ Việt Nam chiếm khoảng một nửa tổng lượng cung vào quốc gia này, tương đương với trên 6 triệu tấn/ năm Hầu hết lượng dăm gỗ được nhập khẩu vào Trung Quốc là để phục vụ một số công ty sản xuất giấy quy mô lớn, như Asia Symbol, APP, Sun Paper Tuy nhiên hiện nay các nhà máy sản xuất bột giấy nhận thấy lợi ích về chi phí và chất lượng khi sử dụng dăm gỗ từ gỗ keo Việt Nam có mật độ cao hơn Bạch đàn Nitens và Bạch đàn Globulus từ Úc Chính Chính vì thế Việt Nam ngày càng chiếm được thị phần tại thị trường này và ngược lại thì các thị trường khác như Thái Lan, Úc, Chi lê lại chứng kiến thị phần ngày một giảm

Ngoài việc nhập khẩu dăm gỗ, sản lượng gỗ xẻ cũng đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản lượng gỗ nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt là khi so sánh với gỗ tròn Điều này là do hiệu quả vận chuyển cao hơn và còn bởi lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn, bao gồm cả gỗ mềm và một số loại gỗ cứng có giá trị cao, của Nga vào tháng 1/2022 Năm 2022, tổng sản lượng nhập khẩu gỗ xẻ của Trung Quốc đã đạt mức 26,5 triệu m3 Sản lượng nhập khẩu gỗ xẻ cứng và gỗ xẻ mềm trong năm

2022 đã tăng lần lượt 38% và 70% so với năm 2011 Thị phần nhập khẩu gỗ xẻ của Trung Quốc từ Nga cũng đã tăng mạnh, chiếm 54% trong tổng sản lượng nhập khẩu vào năm 2022 Các thị trường khác như Canada, Liên minh châu Âu, Mỹ và New Zealand cung cấp 31% trong tổng số lượng nhập khẩu vào năm 2022 Trong giai đoạn từ 2019 đến 2021, sản lượng nhập khẩu gỗ xẻ mềm đã giảm do sự phát triển nhanh chóng của các công trình sử dụng ít ván khuôn và giàn giáo hơn Có một xu hướng thay thế ván khuôn gỗ bằng ván khuôn hợp kim nhôm và thay thế gỗ nguyên khối bằng các tấm nền gỗ

3.2.2 Thực trạng xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty

Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương giai đoạn 2021-2023

3.2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trong những năm gần đây, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương nói riêng Kim ngạch của thị phần Trung Quốc luôn dao động từ 40 đến 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả công ty và có sự tăng trưởng khá là đông đều Điều đó được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.6 : Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ nguyên liệu của công ty sang thị trường

Trung Quốc giai đoạn từ năm 2021 - 2023

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Tỷ trọng Trung Quốc/ Tổng

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022: Sau Covid 19, nền kinh tế đang trên đà khôi phục trở lại, đồng nghĩa với việc các nhà máy giấy tại Trung Quốc cũng mở cửa lại, chính vì thế đã đẩy nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu, đặc biệt là dăm gỗ tăng cao Vì nhu cầu cao nên đã đẩy mức giá xuất khẩu lên mức cao kỷ lục Theo tổng cục Hải quan thì trong giai đoạn 2013-2021, giá xuất dăm gỗ trung bình ổn định trong khoảng 130-140 USD/tấn (FOB Việt Nam) Tuy nhiên, sang năm 2022, giá tăng vọt hơn 40% lên mức 176,2 bình quân USD/tấn do cầu thế giới tăng, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc Chính vì có những điều kiện thuận lợi trên, công ty đã tận dụng tốt, đẩy mạnh xuất khẩu và năm 2022 kim ngạch đã đạt 2530 nghìn USD tăng 25,1% so với năm 2021

Trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2023: Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước và đáp ứng mục tiêu tăng sản lượng xuất khẩu, công ty đã tiến hành đầu tư vào các hạng mục tài sản cố định, đầu tư các máy móc hiện đại như là máy CNC nesting khoan cắt ván tự động YL 12242 R+B+U+N của Đài Loan; máy chà nhám băng dài 2200mm - SM 72A…, Nhờ vào những nỗ lực đầu tư đó thì năm 2023 tiếp tục là một năm hoạt động kinh doanh tốt của công ty, kim ngạch của công ty đạt 3089 nghìn USD, tăng 22,1%, đánh dấu khoảng thời gian tăng trưởng trở lại của công ty sau đại dịch

Với những dấu ấn mạnh mẽ về kim ngạch trong ba năm qua thì có thể thấy tập trung vào thị trường trung Quốc là một lựa chọn đúng đắn của công ty Vừa là thị trường chủ lực vừa là một thị trường xuất khẩu tiềm năng mà công ty có thể khai thác trong tương lai

3.2.2.2 Cơ cấu các mặt hàng gỗ nguyên liệu xuất khẩu sang Trung quốc

Bảng 3.7: Cơ cấu các mặt hàng gỗ nguyên liệu xuất khẩu sang thị trường Trung

Quốc của công ty giai đoạn 2021 – 2023

Mặt hàng Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

(Nguồn: Phòng XNK) Đối với công ty, dăm gỗ chính là sản phẩm chủ lực khi chiếm trên 70% kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của công ty trong giai đọan 2021 -

Thực trạng cơ hội và thách thức khi xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương giai đoạn 2021-2023

3.3.1 Bối cảnh Đến nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán 18 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 15 FTA đã ký kết, có hiệu lực, 01 FTA đã kết thúc đàm phán và 02 FTA đang đàm phán (FTA Việt Nam - EFTA; FTA Việt Nam - UAE) Các FTA đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn (200% GDP), tiếp cận và thiết lập quan hệ thương mại với gần 230 thị trường Các FTA đã giúp cho nước ta có cơ hội cơ cấu lại xuất nhập khẩu lành mạnh hơn hai chiều giữa Việt Nam và các đối tác sẽ tăng cao Với Việt Nam, xuất khẩu gỗ nói chung, gỗ nguyên liệu nói riêng đã trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, đem lại nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn cho đất nước, nó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, phần lớn là các mô hình sản xuất nhỏ lẻ, nguyên liệu còn phải đi nhập khẩu khá nhiều điều này gây khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương nói riêng về việc được hưởng ưu đãi thuế quan

Ngành chế biến gỗ xuất khẩu được dự báo sẽ mang về 25 tỉ đô la vào năm 2030, trong bối cảnh Việt Nam nỗ lực trở thành một trong những trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu hàng đầu thế giới Tuy nhiên, hiện tại, các doanh nghiệp trong ngành cũng như Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương đang đối mặt với muôn trùng khó khăn

Từ nỗi lo đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh, công nhân không có việc làm, lãi suất ngân hàng tăng, lượng hàng tồn kho cao, tiền hàng bị trả chậm, họ còn gặp trở ngại trong khi việc hoàn thuế VAT bị ách tắc

Với bối cảnh nền kinh tế trên toàn cầu năm 2023 và giai đoạn tiếp theo đều đang gặp bấp bênh trong bối cảnh chịu tác động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo như đại dịch covid - 19, xung đột giữa Nga và Ukraine, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn để kiềm chế lạm phát và cuộc “cách mạng công nghiệp lần thứ 4” đang ập tới… những nhân tố này đã dẫn tới sự đảo chiều của thương mại và đầu tư quốc tế và nó sẽ ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế mới nổi, có độ mở có, coi xuất khẩu và đầu tư nước ngoài là những động lực tăng trưởng

Các ngành công nghiệp nói chung và ngành chế biến, sản xuất gỗ nguyên liệu nói riêng sẽ vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn từ những xu hướng của bảo hộ mậu dịch, ở mức độ tinh vi hơn, dễ thay đổi và khó tiên lượng hơn trước rất nhiều Không chỉ vậy, người tiêu dùng trên thế giới cũng đang đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, an toàn sức khỏe con người, an toàn đời sống thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái Điều này đòi hỏi ngành gỗ Việt Nam cần hướng đến hướng phát triển xanh và bền vững

Nhìn chung, với bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới và trong nước có tác động tích cực đến xuất khẩu hàng gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng phải đối mặc với thách thức từ những tác động của thị trường trong và ngoài nước

Từ những báo cáo tình hình tài chính cũng như sản xuất xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương, bối cảnh chung của thế giới và trong nước, ta có thể thấy, khi mà quy mô doanh nghiệp của Công ty đang ngày càng mở rộng thì phát triển một thị trường mới là yếu tố cần thiết và tất yếu mà Công ty vẫn luôn hướng tới Ngoài ra, là một doanh nghiệp có kinh nghiệm dày dặn thì khi chuẩn bị xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường lớn như Trung Quốc, Công ty có rất nhiều cơ hội:

❖ Thứ nhất là, cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Không chỉ đơn thuần là thị trường tiêu thụ, Trung Quốc đã trở thành công xưởng chế biến các sản phẩm gỗ của thế giới, với các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc được tiêu thụ ở nhiều quốc gia khác nhau Mặc dù ngành gỗ nguyên liệu của Việt Nam còn non trẻ, lượng nhập từ thế giới vẫn còn nhiều nhưng có thể nói Trung Quốc là thị trường trọng điểm, tiềm năng đối với các sản phẩm gỗ nguyên liệu của nước ta Việt Nam xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang hơn 15 thị trường trong năm 2023 với dăm gỗ là sản phẩm chủ lực chiếm hơn 80% Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba thị trường xuất khẩu dăm gỗ chính của Việt Nam, trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm lớn nhất của Việt Nam Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trên 9,38 triệu tấn dăm, đạt trên 1,43 tỷ USD, chiếm 65,1% về lượng và 64,7% về giá trị

Chính vì thế, không chỉ riêng các doanh nghiệp khác mà Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương cũng đã tham gia vào cuộc đua xuất khẩu dăm gỗ và một số các sản phẩm khác như gỗ xẻ, ván bóc…và xác định được Trung Quốc chính là thị trường mục tiêu của mình

Biểu đồ 3.7: Kim ngạch xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của

Công ty trong giai đoạn 2021 - 2023

Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương đã phần nào tận dụng được những cơ hội từ thị trường khi tăng tỷ trọng xuất khẩu gỗ nguyên liệu (đặc biệt là sản phẩm dăm gỗ) sang thị trường Trung Quốc từ 41,4% năm

2021 lên 51,3% năm 2023 Mặc dù giai đoạn này tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu của Công ty vẫn đang tăng lên, chứng tỏ thị trường này đầy tiềm năng, giúp công ty có thể gia tăng được kim ngạch xuất khẩu của mình, tăng thu ngoại tệ và doanh thu

Là một doanh nghiệp với 10 năm sản xuất và xuất khẩu, công ty đã xây dựng được cho mình những tệp khách hàng cụ thể với mối quan hệ tốt đẹp ổn định và lâu dài, chính vì thế, mỗi ănm công ty đều nhận được những đơn đặt hàng lớn từ những đối tác này Điều này đã giúp công ty duy trì mức doanh số hàng năm cần thiết, cũng như có thời gian và đối tượng trung gian để có thể tìm hiểu sâu hơn về thị trường

Trong tương lai nếu biết cách tận dụng hơn nữa các cơ hội về mở cửa thị trường mà các hiệp định thương mại tự do mang lại thì công ty có thể kỳ vọng về mức tăng trưởng cao hơn về cả kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc với các các đối tác lớn không chỉ các mối quan hệ truyền thống mà còn các đối tác mới ở nhiều tỉnh thành trước đó công ty chưa khai thác được

❖ Thứ hai là cơ hội về nhận ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại

Trung Quốc đang là một trong những quốc gia áp dụng mức thuế suất thấp, rất ưu đãi với các quốc gia đến từ châu Á như Việt Nam cùng với nhiều hiệp định được ký kết, từ đó cho thấy những định hướng của Chính phủ nước này về hợp tác với các quốc gia châu Á là dài hạn Với hai hiệp định thương mại tự do đang có hiệu lực với sự tham gia của cả Việt Nam và Trung Quốc thì hàng gỗ nguyên liệu đang nhận được rất nhiều ưu đãi về thuế quan Sau khi ACFTA được chính thức kí kết vào 11/2002 và Nghị định thư thay đổi gần nhất vào ngày 11/2005, Về phía Trung Quốc, đến năm

2015, có 7.845 dòng thuế đã cắt giảm về 0% trong đó có các mặt hàng gỗ nguyên liệu đến từ Việt Nam, chiếm 95,35% tổng số dòng thuế và 91,59% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam Thuế suất trung bình của Biểu thuế Trung Quốc dành cho ASEAN giai đoạn 2015 - 2017 là 0,73%/năm và năm 2018 là 0,56%/năm

Đánh giá thực trạng tận dụng cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương

Với kinh nghiệm 10 năm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, công ty đã liên tục thay đổi, cải cách để phù hợp với sự biến thiên nhanh chóng của thị trường

Vì vậy, trong những năm qua, dù có nhiều khó khăn, nhưng Công ty CP PDS Interior Hoàng Dương vẫn đạt được những điểm mạnh sau :

Thứ nhất, về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Do chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên PDS Interior Hoàng Dương đã có những giải pháp, ứng phó kịp thời để ổn định lại hoạt động sản xuất, duy trì được những đơn hàng với khách hàng lớn, lâu năm trên thị trường Chính vì thế kim ngạch của công ty đã tăng từ 2022 nghìn USD (2021) lên 3089 nghìn USD (2023)

Thứ hai là, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế Công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc hiện đại hóa, đổi mới các trang thiết bị và dây chuyền, nâng cấp nhà xưởng, hệ thống kho bãi Đồng thời, hàng hóa đảm bảo chất lượng và được kiểm định từ khâu nguyên phụ liệu đến thành phẩm Ngoài ra, công ty có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào Từ đó, đảm bảo được được sản lượng và chất lượng thành phẩm đầu ra cho

68 công ty Các sản phẩm của công ty đáp ứng yêu cầu chất lượng theo TCVN 8328- 1:2010 và TCVN1075:1971

Thứ ba là, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được phân hóa rõ Mặt hàng dăm gỗ chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 70% và tăng trưởng nhiều nhất Còn lại là mặt hàng gỗ xẻ và ván bóc với gần 30% tỷ trọng xuất khẩu Tóm lại, có thể nói dăm gỗ là mặt hàng thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu của công ty

Thứ tư, trong thời gian qua, bên cạnh việc duy trì mối quan hệ hợp tác thân thiết với khách hàng cũ, công ty đã tăng cường xây dựng và mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm của mình, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh mà Công ty đạt được, hoạt động xuất khẩu hàng gỗ nguyên liệu của Công ty trong thời gian qua còn tồn tại một số điểm yếu sau:

Thứ nhất, nguồn vốn kinh doanh giành cho hoạt động xuất khẩu ở Công ty còn thấp, gây khó khăn cho công tác xuất khẩu thực hiện các hợp đồng có giá trị, hay khó khăn trong hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc tế Và hầu hết các đơn hàng của Trung Quốc đều là những đơn hàng lớn, do đó đòi hỏi nguồn vốn mua nguyên vật liệu nhiều và thời gian sản xuất dài Chính vì thế, nguồn vốn của Công ty không đủ cung cấp và buộc phải vay để có thể hoàn thành đơn hàng Điều này gây nên những hạn chế không nhỏ trong quá trình đàm phán và thương lượng với các đối tác

Thứ hai, chất lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty ngày càng được cải thiện theo hướng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế tuy nhiên vẫn còn tình trạng hàng hóa sản xuất ra bị lỗi, chưa đạt yêu cầu về chất lượng, chất lượng của các đợt không đồng đều

Thứ ba, chất lượng lao động không cao, đặc biệt lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm tỷ trọng cao nên năng suất lao động thấp Đội ngũ nhân lực thiết kế không được đào tạo bài bản, trình độ không tương xứng với quy mô ngành

Thứ tư, máy móc thiết bị chủ yếu nhập khẩu, giá thành cao làm tăng giá thành sản xuất thành phẩm

❖ Đánh giá công ty trên mô hình SWOT

O1: Cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu

O2: Cơ hội nhận ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại

O3: Cơ hội về tính đa dạng trong sản phẩm gỗ của doanh nghiệp O4: Cơ hội về chất lượng và giá cả cạnh tranh O5: Cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ thuật, đổi mới, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao năng lực sản xuất O6: Cơ hội về tăng cơ hội hợp tác và đầu tư khi tham gia mạng lưới sản xuất khu vực

O7: Cơ hội tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương

T1: Thách thức gia tăng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI cùng ngành

T2: Thách thức về phụ thuộc nguyên liệu và yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ hàng hóa T3: Thách thức từ sự ảnh hưởng của các hiệp định khác

T4: Thách thức về thông tin của ngành cũng như thị trường xuất khẩu

T5: Thách thức về năng lực của đội ngũ lao động

T6: Thách thức về năng lực cạnh tranh

T7: Thách thức về thủ tục quản lý Điểm mạnh (S) Kết hợp S-O Kết hợp S-T

S1: Gia tăng được kim ngạch xuất khẩu

S2: Chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao

S3: Cơ cấu mặt hàng phân hóa rõ ràng

S4: Xây dựng uy tín, mở rộng mạng lưới

Tham gia và hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong khu vực để tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường khả năng cạnh tranh Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực địa phương để nâng cao năng lực lao động và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn

Xây dựng và tăng cường các đối tác hợp tác công nghệ để tận dụng tri thức và kỹ thuật tiên tiến

Tìm kiếm cách tăng cường hợp tác hoặc liên kết với các doanh nghiệp FDI để tận dụng cơ hội hợp tác và chia sẻ nguồn lực

Tăng cường khả năng thu thập và phân tích thông tin thị trường để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả

Tìm kiếm các biện pháp cải thiện thủ tục quản lý và tối ưu hóa quy trình hoạt động để giảm bớt gánh nặng về thủ tục cho doanh nghiệp Điểm yếu (W)

W1: Nguồn vốn kinh doanh thấp

W2: Chất lượng chưa đồng đều

W3: Chất lượng lao động chưa cao

W4: Chi phí đầu vào cao đẩy giá thành sản phẩm tăng

Tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức tài chính, nhà đầu tư và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm

Tìm kiếm các nguồn cung

Kết hợp W-T Đầu tư vào đào tạo và phát triển kỹ năng cho lao động để nâng cao chất lượng lao động và tạo ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc xuất xứ và

71 ứng nguyên liệu và vật liệu giá rẻ hơn hoặc tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí tối ưu hóa quy trình sản xuất

Thứ nhất, công ty PDS Interior Hoàng Dương chưa có phòng ban bộ phận chuyên biệt để nghiên cứu một cách có bài bản về thị trường Lãnh đạo, trưởng phòng kinh doanh phụ trách chính trong việc nghiên cứu thị trường Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư để cán bộ/nhân viên trực tiếp đi tìm hiểu tình hình thị trường, môi trường kinh doanh, xu hướng nhập khẩu của khách hàng còn rất hạn chế

Giải pháp để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương

Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Công ty

Trên cơ sở những kết quả thực tế đạt được trong giai đoạn 2021 - đến 2023, đứng trước những cơ hội và thách thức, đồng thời để góp phần tận dụng những cơ hội và đối phó với thách thức của doanh nghiệp trong bối cảnh chung của thế giới và trong nước, Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương đã đề ra định hướng phát triển cụ thể cho mặt hàng gỗ nguyên liệu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đến năm 2025 như sau:

4.1.1.Định hướng phát triển chung

Thứ nhất, với mục tiêu về thị trường: Công ty định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu gia tăng tổng giá trị thương mại tại các thị trường trọng điểm Đặt mục tiêu ổn định tỷ trọng xuất khẩu tại những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc đồng thời đẩy mạnh thâm nhập và khai thác thị phần tại các thị trường EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Trong những năm tới, công ty đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lớn hơn 15% mỗi năm và 25-30% mỗi năm tại các thị trường mới, đồng thời từng bước gây dựng sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế

Thứ hai, về quản trị doanh nghiệp: Công ty tiếp tục hoàn thiện mô hình quản trị tiếp cận với các thông lệ tốt trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào quản lý kho thông minh, sử dụng phần mềm ERP để quản lý năng suất chuyền may, quản lý hiệu suất hoạt động của tất cả các máy móc thiết bị, sử dụng các máy móc hiện đại nhất vào sản xuất

Thứ ba, về người lao động: Công ty vẫn duy trì các hoạt động khám sức khỏe, đời sống cho người lao động; triển khai và nâng cao các chính sách về vệ sinh an toàn lao động; chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo công tác cán bộ

Thứ tư, về mục tiêu phát triển bền vững: công ty đang cố gắng từng bước tự chủ nguồn gỗ nguyên liệu cho hoạt động sản xuất bằng cách liên kết với các tỉnh có rừng tự nhiên và tích cực tham gia những dự án trồng rừng của Chính phủ để tạo ra nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu Từ đó, giúp công ty giảm việc phụ thuộc vào nguồn gỗ nhập khẩu từ thị trường nước ngoài xuống dưới 13%

4.1.2 Định hướng đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc

Công ty đã vạch ra từng bước để có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc và chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc vào năm

2025 là 3660 nghìn USD và lợi nhuận đạt 300 nghìn USD Để có thể đạt được chỉ tiêu đặt ra thì công ty đã định hướng chiếm lĩnh thị trường này bằng sự khẳng định về uy tín và chất lượng Tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng thân thiết, đồng thời tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua việc quảng cáo, dịch vụ của công ty, đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm cả về chất và lượng, thời gian giao hàng… và có những chính sách chiết khấu với khách hàng mua số lượng lớn

Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ chủ động tìm và tự chủ được nguồn cung ứng nguyên phụ liệu trong nước, từ đó hạn chế sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu nhằm mục đích ổn định giá thành sản phẩm cũng như tính chủ động của doanh nghiệp khâu sản xuất ra thành phẩm Đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại tại thị trường Trung Quốc bên cạnh việc đảm bảo yêu cầu khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, giá cả, an toàn và thuận lợi trong thanh toán tài chính.

Đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức khi xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương

Kể từ khi ACFTA, RCEP có hiệu lực, mặt hàng gỗ nguyên liệu xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu về 0% Điều này mang lại lợi ích đặc biệt có ý nghĩa khi Trung Quốc là một trong những thị trường tiềm năng xuất khẩu lớn của công ty hiện nay Tuy nhiên, để được hưởng những lợi ích mà các hiệp định này

75 mang lại, công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Chính vì vậy, công ty cần chủ động tìm hiểu kỹ từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để tận dụng cơ hội, khắc phục khó khăn, thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường Trung Quốc

❖ Thứ nhất là tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm sang thị trường Trung Quốc

Công ty nên tích cực tham gia hội chợ, triển lãm – hội nghị, hội thảo Đây là cơ hội để công ty PDS Interior Hoàng Dương giới thiệu sản phẩm cho các khách hàng mới, thể hiện ưu thế và khả năng mọi mặt của mình trước các đối thủ cạnh tranh Ví dụ, Hội chợ máy móc và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương 2023 (BIFA WOOD 2023) với quy mô trên 800 gian hàng và 8.000 khách tham quan là cơ hội tốt cho PDS Interior Hoàng Dương quảng bá sản phẩm gỗ nguyên liệu của mình đến với các khách hàng quốc tế, đặc biệt là các đối tác tại thị trường Trung Quốc

Xúc tiến sản phẩm bằng cách gửi catalogue quảng bá sản phẩm qua email hoặc đặt chúng vào trong những đơn hàng của đối tác, hay tại gian hàng trưng bày ở triển lãm Điều này sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng, khuyến khích họ liên hệ khi có nhu cầu đặt hàng,

Quảng bá sản phẩm của công ty trên website và các trang mạng xã hội Đăng những bài viết về sản phẩm của công ty lên các Website với phiên bản tiếng Anh để hỗ trợ người sử dụng là một cách tiếp cận hiệu quả, chi phí rẻ và giúp hình ảnh về công ty và sản phẩm của công ty sẽ được phủ sóng tới khắp các khách hàng trên toàn thế giới

❖ Thứ hai là đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất: Để chủ động nguồn nguyên phụ liệu, phục vụ cho sản xuất, công ty Hoàng Dương nên:

Tổ chức hệ thống đảm bảo nguyên phụ liệu cho sản xuất Hiện nay, nguồn nguyên phụ liệu chủ yếu của công ty đến từ các hộ trồng rừng ở khu vực Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ và rừng trồng của các công ty lâm nghiệp trong nước (Công

76 ty cổ phần Lâm sản Nam Định, Công ty cổ phần Lâm sản Yên Bái,… Tuy nhiên, các nhà cung cấp trong nước vẫn còn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của Công ty cả về chất lượng và số lượng Vì vây, công ty nên lựa chọn cho mình những nhà cung cấp nguyên phụ liệu uy tín hơn ở trong nước, giá cả và chất lượng ổn định hơn như: Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam, Công ty Cổ phần Gỗ An Cường, Công ty Cổ phần gỗ Đức Long Gia Lai,… Đây đều là các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành gỗ, có thể đáp ứng được nguồn nguyên liệu kịp thời và giảm tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu để chủ động hơn Đối với nguồn gỗ nhập khẩu, ngoài việc tiếp tục duy trì các đầu mối cung ứng gỗ từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, công ty cần mở rộng ra các thị trường tiềm năng như Canada để chủ động hơn trong nguyên liệu và để có mức ổn định cho cả năm Vì theo các chuyên gia, nguyên liệu gỗ từ Canada, không những đa dạng về chủng loại cả gỗ mềm lẫn gỗ cứng mà giá bán từ nước này cũng rất cạnh tranh Đồng thời với đó công ty cũng cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các lâm trường trồng rừng và tích cực tham gia những dự án trồng rừng của Chính phủ để tạo ra nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu, từ đó chủ động hơn phần nào nguồn nguyên phụ liệu cần thiết cho sản xuất Hiện nay diện tích trồng rừng mà công ty đang phát triển là 10ha, dự kiến sẽ tăng lên 25 ha vào năm 2025

❖ Thứ ba là đảm bảo chất thượng, số lượng của thành phẩm

Công ty nên đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ để gia tăng độ chính xác cho sản phẩm và hiệu quả sản xuất Qua khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ và máy móc thiết bị vào hoạt động sản xuất, PDS Interior Hoàng Dương có hơn 60% các máy móc thiết bị chế biến gỗ nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Đài Loan và khá lạc hậu, thiếu độ chính xác và làm hao hụt nguyên vật liệu cao Để nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng gỗ nguyên liệu trên thị trường Trung Quốc, PDS Interior Hoàng Dương nên đầu tư một số máy móc công nghệ hiện đại sau: công nghệ sản xuất từ ván nhân tạo, các loại máy định hình sản phẩm với công nghệ CNC (Router CNC - điều khiển tự động bằng máy tính, khoan CNC, dây chuyền 69 sản xuất Panel tự động), dây chuyền công nghệ sơn tĩnh điện tự động sấy bằng tia cực tím, công nghệ sơn UV,…

Ngoài ra, công ty cũng cần đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như thời gian giao hàng Một trong những yếu tố cơ bản làm hàng gỗ nguyên liệu của công ty được đánh giá cao trên thị trường Trung Quốc là uy tín về giao hàng đúng hạn Đối với người Trung Quốc họ rất coi trọng thời gian Thị trường Trung Quốc có những đòi hỏi rất khắt khe về điều kiện chuyển tải, giao hàng, ưu thế về địa lý cũng như ưu đãi về thủ tục nhập cảnh Để có thể đảm bảo thời gian, công ty cần hoàn thiện công tác tổ chức cũng như điều hành sản xuất, cho phép sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và sức lao động trong công ty, để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất của sản phẩm

❖ Thứ tư là tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới và duy trì lượng khách hàng hiện tại Để giải quyết được những hạn chế từ việc nghiên cứu thị trường thì Hoàng Dương cần tăng cường đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu thị trường về vốn, nguồn nhân lực, thời gian Công ty cần lập ra một phòng ban chuyên phụ trách công tác nghiên cứu thị trường Những thành viên thuộc phòng ban này cần là những người có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu sắc về thị trường Trung Quốc cũng như lĩnh vực marketing Hàng năm, công ty cần tổ chức cho các cán bộ nghiên cứu thị trường các chuyến đi khảo sát thực tế để đánh giá về tình hình thị trường như: nhu cầu các loại mặt hàng ở từng thời điểm, từng khu vực thị trường; những yếu tố liên quan đến nhu cầu của khách hàng như giá cả, chất lượng, ; đối thủ cạnh tranh Trên cơ sở những thông tin thu thập được, công ty phải sử dụng các biện pháp phân tích, các công cụ định lượng cụ thể để dự báo những xu hướng biến động của thị trường, từ đó giúp lập lên kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đúng đắn và hiệu quả

Ngoài ra, công ty cần tăng cường tìm kiếm khách hàng mới, duy trì lượng khách hàng hiện tại ở thị trường, không nên chỉ bị động chờ đơn đặt hàng cụ thể: Chủ động liên hệ khách hàng cũ, cung cấp những dịch vụ sau bán để chăm sóc khách hàng như chính sách đổi trả sản phẩm lỗi, đưa ra những mức chiết khấu cho những khách hàng có giá trị nhập khẩu lớn, đã xây dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài, đồng

78 thời đẩy mạnh công tác Marketing giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng tiềm năng, có tỷ lệ hoa hồng hợp lý đối với những đối tác giới thiệu thành công sản phẩm của công ty đến khách hàng tiềm năng mới,…

❖ Thứ năm là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đối với cán bộ kỹ thuật, kinh doanh, marketing, thiết kế: Công ty cần thường xuyên tổ chức các khóa bổ túc kiến thức về chuyên môn, tin học văn phòng, đặc biệt là ngoại ngữ Thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo, cho cán bộ nghiệp vụ đi khảo sát tình hình thực tế ở công xưởng để nắm bắt được tình hình sản xuất trực tiếp của công ty Không chỉ vậy, cần cử cán bộ đi tìm hiểu, nghiên cứu trực tiếp thị trường xuất khẩu để có thể nắm bắt xu hướng thay đổi trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như ra thị trường nước ngoài học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, đồng thời phát triển mới quan hệ thương mại quốc tế Đối với nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào sản xuất là đội ngũ công nhân cần phải đảm bảo chất lượng đầu vào ngay từ khâu tuyển dụng Đội ngũ công nhân được tham gia đào tạo 1 tháng về quy trình sản xuất của công ty, sau đó phải trải qua một lớp kiểm tra năng lực tay nghề và nếu đảm bảo có thể trực tiếp ký hợp đồng Ngoài ra trong quá trình làm việc hàng năm công ty có tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề đối với công nhân để có thể kiểm soát được chất lượng công nhân.

Một số kiến nghị với các bên liên quan

Vốn là nguồn lực hạn chế không chỉ của riêng Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương mà còn của các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Để đầu tư theo chiều sâu, phát triển sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu, nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn được dễ dàng và được ưu đãi thông qua việc phát triển hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế để tạo nguồn cung vốn phong phú; nới lỏng các quy định về vay vốn dành cho hoạt động xuất khẩu như tỷ lệ thấp, ký quỹ, …; có các ưu đãi về lãi suất đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gỗ và gỗ nguyên liệu nói riêng; thu hút

79 các nguồn vốn nước ngoài thông qua thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho ngành gỗ Việt Nam,

Nhà nước nên tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi nhất thông qua hỗ trợ, chia sẻ một cách thực chất về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa Phát huy tính tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của từng doanh nghiệp và vai trò của các hiệp hội; càng trong khó khăn, lại càng phải đoàn kết, chung sức tháo gỡ để cùng phát triển Xây dựng, hoàn thiện một số cơ chế chính sách về lâm nghiệp, trong đó có quy định

Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam; thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, thực hiện hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đa phương và song phương và cam kết quốc tế

Cần chủ động triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế và luật pháp của Việt Nam, coi đây là chìa khóa để bảo vệ sản xuất trong nước, tạo điều kiện mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản nhanh và bền vững Đẩy mạnh đàm phán, tiếp tục thực hiện hiệu quả các thỏa thuận, hiệp định của Việt Nam với các nước để mở rộng thị trường, chú trọng khai thác các thị trường ngách Đẩy mạnh chuyển đổi số và đổi mới khoa học công nghệ, coi đây là một trong những đột phá để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng và bền vững Phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện các chính sách liên quan đến hoàn thuế VAT; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật, đảm bảo thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc lâm sản; Bên cạnh đó, các cơ quan xúc tiến thương mại của Chính phủ cần tích cực xúc tiến thương mại thông qua việc tổ chức, tham gia các triển lãm, hội chợ thương mại, giới thiệu sản phẩm đến các doanh nghiệp đối tác và người tiêu dùng để tạo thêm các mối quan hệ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Có chính sách mua sắm công với đồ gỗ, trong đó ưu tiên và khuyến khích sử dụng đồ sử dụng gỗ rừng trồng trong nước trong các gói mua sắm sử dụng ngân sách, không sử dụng các sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu làm từ gỗ rừng tự nhiên …

4.3.2 Về phía các bộ, ngành, địa phương

Các bộ, ngành và địa phương cần tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm,

80 chuỗi cung ứng, giảm chi phí, cắt giảm thủ tục, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, không phiền hà, sách nhiễu Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nhân lực); tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; xây dựng hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống cao tốc để giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp Phản ứng chính sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả hơn; xử lý kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu lâm sản Theo dõi sát tình hình phát triển của thị trường xuất khẩu lâm sản; diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh chính sách của các nước, đối tác, nhất là các chính sách về thương mại, đầu tư, tiền tệ để chủ động phân tích, dự báo, xây dựng các kịch bản, phương án điều hành, ứng phó phù hợp

Triển khai các biện pháp phù hợp nhằm chống gian lận xuất xứ hàng hóa, trong chế biến, tiêu thụ lâm sản, giảm nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp Đẩy mạnh phát triển nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp; Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các hộ trồng rừng, các hiệp hội, doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản về yêu cầu thị trường, các quy định về nguồn gốc gỗ hợp pháp và tiêu chuẩn về sản phẩm đồ gỗ và lâm sản của nước nhập khẩu

Hỗ trợ thành lập các cụm, khu công nghiệp tập trung của ngành gỗ và chế biến lâm sản tại các vùng, địa phương có tiềm năng như: Miền núi phía bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ Hỗ trợ thành lập trung tâm thương mại quốc tế có tầm cỡ, quy mô để tổ chức các sự kiện, hội chợ giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại các sản phẩm ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực để có thể chủ động giải quyết các vụ việc cạnh tranh thương mại Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của ngành gỗ như: sơn, keo, đinh vít, bao bì, logistic Đồng thời, hỗ trợ đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng tập trung trong nước, rừng gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng; có các chính sách hỗ trợ về thuế, bảo

81 hiểm, tín dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn hiện nay

4.3.3 Về phía các hiệp hội gỗ

Cần chủ động, nỗ lực để tiếp tục tìm kiếm mở rộng thêm thị trường, nắm bắt tốt các thông tin từ thị trường, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, trước mắt tập trung vào các thị trường chính như: Trung Quốc, Bắc Mỹ, Anh, châu Âu và thị trường Đông Bắc Á Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy các phân khúc sản phẩm đang có thế mạnh tại các thị trường để đẩy mạnh thêm số lượng đơn hàng, tăng doanh thu Tập trung vào tiêu chí mở rộng các mặt hàng gỗ có tính cạnh tranh cao với giá sản phẩm phải tốt; sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu; sản phẩm phải đạt chất lượng và có chính sách hậu mãi tốt Song song với đó là tái cấu trúc, tổ chức lại sản xuất của doanh nghiệp, trong đó chú trọng đổi mới công nghệ, hoàn thiện hệ thống quản trị sản xuất, nâng cao tính hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Các nhà máy sản xuất đồ gỗ cũng cần ưu tiên tái cấu trúc đầu tư lại dây chuyền sản xuất, đầu tư trang thiết bị để giảm chi phí nhân công, đầu tư nhiều vào khâu thiết kế, phát triển sản phẩm mới, đội ngũ bán hàng, phát triển kinh doanh để tiếp cận thị trường mới, bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới, các doanh nghiệp cũng đa dạng hóa sản phẩm, vẫn lấy gỗ làm nguyên liệu chính nhưng gia tăng sự phối hợp với các loại vật liệu khác như kim loại, đá, kính, vải… để tăng tính thẩm mỹ và ứng dụng theo nhu cầu của khách hàng Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng đồ gỗ tại thị trường nội địa

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Công ty - Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần pds interior Hoàng Dương
Hình 3.1 Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Công ty (Trang 39)
Bảng 3.1: Nguồn vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển giai đoạn 2021-2023  (Đơn vị: Tỷ VNĐ) - Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần pds interior Hoàng Dương
Bảng 3.1 Nguồn vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển giai đoạn 2021-2023 (Đơn vị: Tỷ VNĐ) (Trang 42)
Bảng 3.2: Nguồn vốn kinh doanh theo nguồn hình thành giai đoạn 2021-2023  (Đơn vị: Tỷ VNĐ) - Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần pds interior Hoàng Dương
Bảng 3.2 Nguồn vốn kinh doanh theo nguồn hình thành giai đoạn 2021-2023 (Đơn vị: Tỷ VNĐ) (Trang 43)
Bảng 3.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021 - 2023  (Đơn vị: Nghìn USD) - Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần pds interior Hoàng Dương
Bảng 3.4 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021 - 2023 (Đơn vị: Nghìn USD) (Trang 47)
Bảng 3.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021-2023  (Đơn vị: nghìn USD) - Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần pds interior Hoàng Dương
Bảng 3.5 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021-2023 (Đơn vị: nghìn USD) (Trang 49)
Bảng 3.8: Bảng mô tả một loại máy móc tại nhà máy của công ty (2023) - Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần pds interior Hoàng Dương
Bảng 3.8 Bảng mô tả một loại máy móc tại nhà máy của công ty (2023) (Trang 59)
Bảng 3.9: Đơn giá bình quân xuất khẩu của công ty vào thị trường Trung Quốc giai  đoạn 2021 - 2023 - Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần pds interior Hoàng Dương
Bảng 3.9 Đơn giá bình quân xuất khẩu của công ty vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2021 - 2023 (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w