MỤC LỤC
Buôn bán đối lưu hay còn gọi là mua bán đối lưu, mậu dịch đối lưu là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi có giá trị tương đương. Gia công hàng quốc tế là một phương thức kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là chi phí gia công).
Ví dụ, người Trung Quốc rất ưa chuộng các sản phẩm đồ gỗ cổ điển mang nét đặc trưng riêng vì thế việc lựa chọn gỗ nguyên liệu cho đối tượng này thường rất tỉ mẩn và yêu cầu chất lượng gỗ cao, gỗ lâu năm tuổi và có nhiều đặc tính chống chịu thời tiết. Kể từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh, tham gia vào các tổ chức kinh tế (WTO…) và ký kết các hiệp định (ACFTA, CPTPP, EVFTA, …), ngành gỗ đã có những bước tiến đáng kể với sản lượng xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, ….
Trước đây, thị trường Trung Quốc chỉ quan tâm đến một số thị trường khác như Malaysia, Thailand,..Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên phong phú cùng với chi phí lao động thấp để cung cấp sản phẩm gỗ nguyên liệu chất lượng và giá cả cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc. Với các nước Trung Á, tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á (CCAS) tổ chức tại Trung Quốc vào tháng 5 năm 2023, Trung Quốc cho biết đang đẩy mạnh nhập khẩu các sản phẩm từ các nước Trung Á cơ quan này cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và mở rộng hệ thống luồng xanh thông quan hàng hóa đối với tất cả các cảng. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam hiện chưa thực sự mạnh, thiếu tính bền vững (đầu tư dàn trải, quy mô nhỏ, sử dụng nguồn vốn vay, ít có khả năng đầu tư công nghệ và quy trình quản lý chuỗi tiên tiến, chủ yếu là gia công, phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng,,.).
Khi nhu cầu tăng lên, hoạt động khai thác trong nước không thể theo kịp, khiến khoảng cách cung cấp gỗ của Trung Quốc (khoảng cách giữa nguồn cung trong nước và nhu cầu công nghiệp, bao gồm cả tiêu dùng nội địa) tăng 60% trong thập kỷ qua, một phần do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng và lệnh cấm khai thác gỗ ở rừng tự nhiên năm 2017 của Trung Quốc. Trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2023: Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước và đáp ứng mục tiêu tăng sản lượng xuất khẩu, công ty đã tiến hành đầu tư vào các hạng mục tài sản cố định, đầu tư các máy móc hiện đại như là máy CNC nesting khoan cắt ván tự động YL 12242 R+B+U+N của Đài Loan; máy chà nhám băng dài 2200mm - SM 72A…, Nhờ vào những nỗ lực đầu tư đó thì năm 2023 tiếp tục là một năm hoạt động kinh doanh tốt của công ty, kim ngạch của công ty đạt 3089 nghìn USD, tăng 22,1%, đánh dấu khoảng thời gian tăng trưởng trở lại của công ty sau đại dịch. Bên cạnh việc cử ra các cá nhân theo dừi tin tức, phõn tớch thị trường thụng qua cỏc phương tiờn thụng tin đại chỳng thỡ công ty cũng đã cử nhân viên sang công tác ngắn ngày tại Trung Quốc để quan sát tình hình tiêu thụ các mặt hàng gỗ nguyên liệu và gỗ thành phẩm và nhu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng.
Với bối cảnh nền kinh tế trên toàn cầu năm 2023 và giai đoạn tiếp theo đều đang gặp bấp bênh trong bối cảnh chịu tác động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo như đại dịch covid - 19, xung đột giữa Nga và Ukraine, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn để kiềm chế lạm phát và cuộc “cách mạng công nghiệp lần thứ 4” đang ập tới… những nhân tố này đã dẫn tới sự đảo chiều của thương mại và đầu tư quốc tế và nó sẽ ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế mới nổi, có độ mở có, coi xuất khẩu và đầu tư nước ngoài là những động lực tăng trưởng. Trong tương lai nếu biết cách tận dụng hơn nữa các cơ hội về mở cửa thị trường mà các hiệp định thương mại tự do mang lại thì công ty có thể kỳ vọng về mức tăng trưởng cao hơn về cả kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc với các các đối tác lớn không chỉ các mối quan hệ truyền thống mà còn các đối tác mới ở nhiều tỉnh thành trước đó công ty chưa khai thác được. Để có thể nhận được mức thuế nhập khẩu ưu đãi từ Trung Quốc thì các mặt hàng gỗ nguyên liệu của Công ty Cổ phần PDS Interior Hoàng Dương nói riêng và của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam nói chung cần phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rừ ràng, cần phải đảm bảo cú đủ cỏc giấy tờ như: Giấy chứng nhận CITES, giấy chứng nhận xuất xứ (CO), giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu, vận đơn, hợp đồng, hóa đơn, danh sách đóng gói, lô hàng đường biển.
Chính những điều trên đã tác động rất lớn đến quá trình sản xuất của công ty, khi thời gian chờ đợi các nguyên phụ liệu rất lâu, gây gián đoạn quá trình, ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất và không gây thiệt hại tới lợi nhuận trước mắt mà còn ảnh hưởng tới uy tín của công ty trong tương lai. Thứ nhất, nguồn vốn kinh doanh giành cho hoạt động xuất khẩu ở Công ty còn thấp, gây khó khăn cho công tác xuất khẩu thực hiện các hợp đồng có giá trị, hay khó khăn trong hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc tế. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 gây tác động không hề nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu, làm giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của người dân đồng thời làm đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu bị tăng cao, dẫn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
Thứ tư, về mục tiêu phát triển bền vững: công ty đang cố gắng từng bước tự chủ nguồn gỗ nguyên liệu cho hoạt động sản xuất bằng cách liên kết với các tỉnh có rừng tự nhiên và tích cực tham gia những dự án trồng rừng của Chính phủ để tạo ra nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu. Tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng thân thiết, đồng thời tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua việc quảng cáo, dịch vụ của công ty, đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm cả về chất và lượng, thời gian giao hàng… và có những chính sách chiết khấu với khách hàng mua số lượng lớn. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ chủ động tìm và tự chủ được nguồn cung ứng nguyên phụ liệu trong nước, từ đó hạn chế sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu nhằm mục đích ổn định giá thành sản phẩm cũng như tính chủ động của doanh nghiệp khâu sản xuất ra thành phẩm.
Vì vây, công ty nên lựa chọn cho mình những nhà cung cấp nguyên phụ liệu uy tín hơn ở trong nước, giá cả và chất lượng ổn định hơn như: Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam, Công ty Cổ phần Gỗ An Cường, Công ty Cổ phần gỗ Đức Long Gia Lai,… Đây đều là các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành gỗ, có thể đáp ứng được nguồn nguyên liệu kịp thời và giảm tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu để chủ động hơn. Để nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng gỗ nguyên liệu trên thị trường Trung Quốc, PDS Interior Hoàng Dương nên đầu tư một số máy móc công nghệ hiện đại sau: công nghệ sản xuất từ ván nhân tạo, các loại máy định hình sản phẩm với công nghệ CNC (Router CNC - điều khiển tự động bằng máy tính, khoan CNC, dây chuyền 69 sản xuất Panel tự động), dây chuyền công nghệ sơn tĩnh điện tự động sấy bằng tia cực tím, công nghệ sơn UV,…. Ngoài ra, công ty cần tăng cường tìm kiếm khách hàng mới, duy trì lượng khách hàng hiện tại ở thị trường, không nên chỉ bị động chờ đơn đặt hàng cụ thể: Chủ động liên hệ khách hàng cũ, cung cấp những dịch vụ sau bán để chăm sóc khách hàng như chính sách đổi trả sản phẩm lỗi, đưa ra những mức chiết khấu cho những khách hàng có giá trị nhập khẩu lớn, đã xây dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài, đồng.
Phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện các chính sách liên quan đến hoàn thuế VAT; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật, đảm bảo thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc lâm sản; Bên cạnh đó, các cơ quan xúc tiến thương mại của Chính phủ cần tích cực xúc tiến thương mại thông qua việc tổ chức, tham gia các triển lãm, hội chợ thương mại, giới thiệu sản phẩm đến các doanh nghiệp đối tác và người tiêu dùng để tạo thêm các mối quan hệ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp; Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các hộ trồng rừng, các hiệp hội, doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản về yêu cầu thị trường, các quy định về nguồn gốc gỗ hợp pháp và tiêu chuẩn về sản phẩm đồ gỗ và lâm sản của nước nhập khẩu. Các nhà máy sản xuất đồ gỗ cũng cần ưu tiên tái cấu trúc đầu tư lại dây chuyền sản xuất, đầu tư trang thiết bị để giảm chi phí nhân công, đầu tư nhiều vào khâu thiết kế, phát triển sản phẩm mới, đội ngũ bán hàng, phát triển kinh doanh để tiếp cận thị trường mới, bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới, các doanh nghiệp cũng đa dạng hóa sản phẩm, vẫn lấy gỗ làm nguyên liệu chính nhưng gia tăng sự phối hợp với các loại vật liệu khác như kim loại, đá, kính, vải… để tăng tính thẩm mỹ và ứng dụng theo nhu cầu của khách hàng.