TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI NHẬP KHẨU LINH KIỆN Ô TÔ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI BÌNH
TỔNG QUAN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI NHẬP KHẨU LINH KIỆN Ô TÔ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH RCEP
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng đƣợc xúc tiến mạnh mẽ, ngoại giao thương mại quốc tế đa phương đã và đang giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia trên thế giới Việt Nam đã và đang tích cực tham gia ký kết hàng loạt các FTA, trong đó bao gồm cả các FTA thế hệ mới nhƣ EVFTA, CPTPP và RCEP Khác với các FTA cũ, các FTA mới đồng thời đƣa ra các cam kết mở rộng cả về chất và lƣợng Bên cạnh các vấn đề truyền thống nhƣ Tự do hóa thương mại, Dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan thì những vấn đề mới như cam kết Bảo vệ môi trường, Quy tắc xuất xứ và nhiều vấn đề khác đã được đề cập Các FTA mới này có tính bổ trợ cho nhau tạo đà cho thương mại quốc tế Việt Nam có thể nhảy vọt trong thời gian tới khi thuế quan của hầu hết các mặt hàng đƣợc đƣa về mức 0% Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đƣợc khởi động đàm phán từ năm 2013 Đây là Hiệp định được ký kết giữa các nước ASEAN và các đối tác quan trọng nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Canada Mức độ cam kết của RCEP cao hơn so với các FTA ASEAN cộng hiện có nhƣng thấp hơn so với các FTA thế hệ mới khác nhƣ EVFTA và CPTPP Tuy nhiên, quy mô thị trường của RCEP lớn hơn so với các FTA còn lại, lên tới 2,2 tỷ dân, chiếm khoảng 30% tổng GDP nội địa toàn cầu Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường hơn nữa, là nền tảng để tạo dựng 1 chuỗi cung ứng mới trong khu vực Trong đó, ô tô và linh kiện ô tô được dự báo là một trong những ngành của Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định này khi hội nhập cùng chuỗi cung ứng khu vực Ô tô luôn là một trong những ngành mũi nhọn của bất cứ nền công nghiệp nào trên thế giới Ô tô là sản phẩm đƣợc cấu thành từ hơn 3.000 linh kiện khác nhau (đối với ô tô con, số linh kiện có thể từ hơn 20.000 đến 30.000 – tính theo những linh kiện nhỏ nhất) đƣợc sản xuất từ nhiều ngành nghề khác nhau, chủ yếu là cơ khí, điện tử, cao su-nhựa, trong đó nhiều phụ tùng lại đƣợc lắp ráp từ vài chục đến vài trăm linh kiện nhƣ động cơ, hộp số Với vai trò là nền tảng của ngành công nghiệp ô tô, linh kiện ô tô là yếu tố cần thiết hỗ trợ cho sự phát triển bền vững và lành mạnh của ngành ô tô, là một trong những thành phần quan trọng nhất của chuỗi công nghiệp ô tô Trong suốt giai đoạn 2018-2023, theo Cục Hải quan Việt Nam kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô vƣợt xa với nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và là một trong những nhóm ngành nhập khẩu lớn nhất của nước ta Nhằm thúc đẩy lĩnh vực sản xuất ô tô kết hợp với chuỗi cung ứng địa phương với mạng lưới toàn cầu rộng lớn hơn, Chính phủ Việt Nam đã đƣa ra nhiều ƣu đãi đặc biệt đối với ngành công nghiệp ô tô nói chung và linh kiện ô tô nói riêng
Nhận thấy trên thực tế việc nhập khẩu linh kiện ô tô từ Trung Quốc vào Việt Nam mang đến cơ hội lớn cho ngành công nghiệp ô tô của đất nước bởi Trung Quốc là một trong những quốc gia có ngành sản xuất linh kiện ô tô phát triển mạnh mẽ, với sự đa dạng và chất lƣợng của sản phẩm Việc nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc giúp cho các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam có thể tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra một số thách thức đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Một trong những thách thức đó là cạnh tranh không chỉ về giá cả mà còn về chất lƣợng sản phẩm Sự phụ thuộc vào nguồn cung linh kiện từ một quốc gia có thể tạo ra rủi ro về an ninh cung ứng và ảnh hưởng đến tính ổn định của chuỗi cung ứng Ngoài ra, việc tiếp tục phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu có thể gây ra mất cân đối trong thương mại, gây áp lực cho ngành công nghiệp nội địa phát triển
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu về Công ty Cổ phần Thái Bình Thịnh, em nhận thấy đƣợc công ty đang quyết tâm tham gia vào chuỗi cung ứng ngành ô tô không chỉ là phân phối ô tô nguyên chiếc mà còn là lắp ráp và tạo ra một chiếc ô tô hoàn thiện nên em quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Cơ hội và thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc trong bối cảnh thực thi Hiệp định RCEP của Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh” nhằm làm rõ những Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức của công ty khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc Từ đó nhận định Triển vọng và Giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó thách thức để công ty có thể thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đề ra.
Tổng quan nghiên cứu
Tính cho đến hiện tại và trong tương lai gần sắp tới, linh kiện ô tô vẫn là một trong những ngành hàng nhập khẩu có kim ngạch hàng đầu tại nước ta Ngành hàng này không chỉ đóng vai trò quan trọng đóng góp cho sự phát triển của nước ta mà còn được hưởng nhiều ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do cả song phương và đa phương Đặc biệt, Hiệp định RCEP đã mở ra một thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, để có thể tận dụng đƣợc các cơ hội mà RCEP mang lại, các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện ô tô cần nhanh chóng hành động, nắm bắt đƣợc các cơ hội và thách thức từ RCEP để có thể đƣa ra những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp
Khi tham gia ký kết các FTA thế hệ mới, những cơ hội lớn đối với Việt Nam có thể kể đến như tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường, tăng cường thu hút đầu từ nước ngoài và cải cách thể chế, chỉ với việc tham gia Hiệp định TPP, GDP của Việt Nam được ước tính đã tăng trưởng hơn 11%, đây là những phân tích trong “Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” (Lê Thị Thúy, năm 2017, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 5 (114)) Mặc dù vậy, vẫn còn những lo ngại về năng lực quản lý yếu kém, sức mạnh cạnh tranh thấp và chƣa có chiến lƣợc FTAs cụ thể Đánh giá thực tiễn đối với ngành ô tô, bài viết “Nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ các nước thành viên của hiệp đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)” (Từ Thúy
Anh , Phạm Xuân Trường , Nguyễn Thị Quỳnh Hương, năm 2017, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 91) đã chỉ ra rằng, thị phần dự kiến lƣợng ô tô cũng nhƣ linh kiện ô tô nhập khẩu vào Việt Nam sẽ có xu hướng tăng đột biến vì vậy đòi hỏi những nhà hoạch định chính sách cần có những biện pháp đối phó hợp lý để tiếp tục cải thiện hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Đối với các doanh nghiệp, trong bài viết
“Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực: cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam” ( PGS.TS Kim Ngọc, TS Ngọc Sơn, năm 2015, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94)), tác giả đã phân tích và đƣa ra đƣợc những cơ hội, thách thức mà các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi Hiệp định RCEP đƣợc ký kết và thực thi, trong đó có đề cập đến các doanh nghiệp ô tô Theo đó nếu nắm bắt đƣợc cơ hội này, các doanh nghiệp không chỉ được gia nhập vào thị trường rộng lớn mà còn có tiềm năng trở thành mắt xích của chuỗi cung ứng khu vực Tuy nhiên, phân tích và lập luận mang tính tổng quát cho một số ngành nghề, chƣa đi vào nghiên cứu và phân tích đối với 1 doanh nghiệp cụ thể và thị trường xác định Ở phạm vi hẹp hơn, chƣa có nhiều luận văn và nghiên cứu phân tích về cơ hội và thách thức khi nhập khẩu một mặt hàng từ thị trường cụ thể của doanh nghiệp cụ thể trong bối cảnh thực thi các FTAs Luận văn “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu xe nâng và phụ tùng xe nâng từ thị trường Trung Quốc của công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn”
(Sinh viên Đặng Thị Thanh Huyền, Đại học Thương mại, GVHD - ThS Nguyền Thùy Dương, năm 2023) dựa vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã chỉ ra được những hiệu quả của nhập khẩu xe nâng và phụ tùng xe nâng, chỉ ra đƣợc những cơ hội, thách thức và đƣa ra giải pháp cho Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn, đồng thời còn so sánh và cho thấy rằng đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau, cơ hội và thách thức khi đứng trước các FTA khác nhau sẽ có sự khác biệt nhất định Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng kính từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH XNK Âu Việt” (Sinh viên Nguyễn Hoàng Nam, GVHD - TS Nguyễn Duy Đạt, năm 2023) chỉ ra đƣợc những cơ hội thách thức, nguyên nhân, hạn chế và đƣa ra giải pháp cho Công ty TNHH XNK Âu Việt Cả hai bài luận văn kể trên đều nêu ra thách thức xuất phát từ nội tại doanh nghiệp là thách thức khó khăn đối với doanh nghiệp khi các FTA đƣợc thực thi
Tóm lại, từ những nghiên cứu trước đó, đi từ tổng quát đến chi tiết, em nhận thấy rằng, khi một doanh nghiệp nhập khẩu một mặt hàng từ một thị trường cụ thể trong bối cảnh thực thi Hiệp định tự do sẽ đối mặt với những cơ hội tương đối giống nhau Nhƣng mức độ tác động mà những cơ hội và thách thức này mang lại là khác nhau ở mỗi doanh nghiệp tuỳ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp đó Đồng thời đối với mặt hàng linh kiện ô tô, có rất ít nghiên cứu phân tích cơ hội và thách thức khi nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, trong khi đây là một thị trường cực kỳ tiềm năng Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh và từ bối cảnh tổng quan nghiên cứu, em quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Cơ hội và thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc của Công ty
Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh trong bối cảnh thực thi hiệp định RCEP” nhằm đƣa ra những đánh giá khách quan nhất về cơ hội và thách thức mà Công ty Thái Bình Hưng Thịnh có thể gặp phải khi nhập khẩu linh kiện từ thị trường Trung Quốc trong bối cảnh thực thi Hiệp định RCEP Từ đó có những giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó thách thức để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc mà công ty đã đề ra.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu Cơ hội và Thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường
Trung Quốc trong bối cảnh thực thi Hiệp định RCEP của Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công ty trong thời gian tới
Hệ thống hóa kiến thức liên quan đến nhập khẩu, cơ hội và thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô của các doanh nghiệp trong bối cảnh thực thi các FTA
Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh khi Hiệp định RCEP đƣợc thực thi, từ đó nhận định những cơ hội và thách thức mà công ty sẽ gặp phải khi nhập khẩu mặt hàng linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc trong thời gian sắp tới
Dựa vào số liệu và thực tiễn nhập khẩu linh kiện ô tô gtừ thị trường Trung Quốc giai đoạn 2021-2023 đánh giá triển vọng và đƣa ra đƣợc những giải pháp cụ thể, hợp lý nhằm giúp Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh tận dụng tốt cơ hội và đối phó thách thức để giúp công ty thực hiện thành công các kế hoạch nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những cơ hội và thách thức khi nhập khẩu nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc trong bối cảnh thực thi hiệp định RCEP của Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh.
Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Phạm vi về mặt không gian
Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh cụ thể tại phòng xuất nhập khẩu và giới hạn trong phạm vi thị trường linh kiện ô tô Trung Quốc
1.5.2 Phạm vi về mặt thời gian
Số liệu đƣợc sử dụng trong đề tài đƣợc thu thập trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá cơ hội và thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc trong bối cảnh thực thi Hiệp định RCEP của Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh, từ đó đƣa ra các giải pháp giúp công ty tận dụng tốt cơ hội và đối phó với các thách thức đã tìm hiểu đƣợc.
Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát thực tế thông qua quá trình thực tập tìm hiểu, làm việc tiếp xúc trực tiếp với cán bộ nhân viên Công ty
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp gồm có: các báo cáo tài chính; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo của phòng xuất nhập khẩu và hợp đồng trong giai đoạn từ 2021-2023, bảng theo dõi hàng về của công ty
Nguồn dữ liệu bên ngoài: Các luận văn, chuyên đề về đề tài nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Đại học Thương mại; các bài báo, bài nghiên cứu về nhập khẩu,
1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp này của đề tài là phương pháp tổng hợp, phân tích - thống kê, từ các số liệu cụ thể để xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, hợp lý để nêu đƣợc thực trạng, cơ hội và thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ Trung Quốc trong bối cảnh thực thi Hiệp định RCEP của Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh Bài nghiên cứu này sử dụng các phân tích mô tả số liệu thông thường Hệ thống bảng, biểu, đồ thị, hình vẽ là công cụ để phân tích và minh họa thêm vấn đề nghiên cứu mà bài nghiên cứu sẽ trình bày Tiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu dựa trên các luận án, luận văn, các bài báo, bài nghiên cứu và nguồn thông tin đƣợc công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng do các tổ chức giáo dục, các giảng viên đầu ngành công bố
1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Chương I: Tổng quan về cơ hội và thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc trong bối cảnh thực thi hiệp định RCEP
Chương II: Cơ sở lý luận về cơ hội và thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc trong bối cảnh thực thi hiệp định RCEP
Chương III: Thực trạng, cơ hội và thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc trong bối cảnh thực thi hiệp định RCEP của Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh
Chương IV: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc trong bối cảnh thực thi hiệp định RCEP của Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI NHẬP KHẨU LINH KIỆN Ô TÔ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH RCEP
Cơ sở luận về nhập khẩu
Nhập khẩu là một trong hai bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại thương, là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ làm môi giới Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài
Từ điển kinh tế học hiện đại của học viện công nghệ Massachuset định nghĩa
“Hàng nhập khẩu là hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng ở một nước nhưng mua ở nước khác”
Theo khoản 2 điều 28, chương 2 Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định
“Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Do vậy, bản chất của nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vật tƣ, thiết bị kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị ngày công, và giải quyết sự khan hiếm hàng hoá, vật tư trên thị trường nội địa
Nhập khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đảm bảo sự phát triển ổn định của những ngành kinh tế mũi nhọn mỗi nước đồng thời khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hóa cao trong lao đồng và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
2.1.2 Đặc điểm của nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu rất đa dạng: Hàng hóa và dịch vụ có thể nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau Dựa trên lợi thế so sánh: lợi thế so sánh của mỗi quốc gia khác nhau mà các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng, thu hẹp hay thị đổi thị trường nhập khẩu của mình Đầu vào (nguồn cung ứng trong đó có nguồn nhập khẩu), đầu ra (khách hàng) của doanh nghiệp rất đa dạng thường thay đổi theo nhu cầu tiêu dùng của người trong nước Nguồn cung ứng và đầu ra có thể ổn định, tập trung hoặc đa dạng phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của công ty, khả năng thích nghi và đáp ứng nhu cầu thị trường cũng nhƣ biến động của nguồn cung ứng
Chịu chi phối bởi nhiều hệ thống pháp luật, thủ tục: nhập khẩu có sự tham gia của nhiều đối tác có quốc tịch khác nhau nên chịu sự chi phối bởi hệ thống pháp luật và thủ tục liên quan của nhiều nước khác nhau
Phương thức thanh toán: Trong kinh doanh nhập khẩu, các bên sử dụng nhiều phương thức thanh toán, việc sử dụng phương thức thanh toán nào là do hai bên tự thỏa thuận đƣợc quy định trong điều khoản hợp đồng, có thể là nhờ thu, hàng đổi hàng, L/C,… và trong kinh doanh nhập khẩu thường sử dụng ngoại tệ mạnh chủ yếu là USD để thanh toán Vì vậy mà thanh toán trong nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nội tệ (VND) và ngoại tệ
Về phương thức vận chuyển: Nhập khẩu liên quan trực tiếp đến yếu tố nước ngoài, hàng hóa đƣợc vận chuyển qua các biên giới quốc gia, có khối lƣợng lớn và được vận chuyển qua đường biển, đường hàng không, đường sắt và vận chuyển vào nội bộ bằng các xe có trọng tải lớn Vậy nên nhập khẩu đòi hỏi chi phí vận chuyển lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong phú: Giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhƣng phổ biến là các điều kiện CIF, FOB, CFR,
2.1.3 Vai trò của nhập khẩu
- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền kinh tế một cách căn bản từ lao động thủ công sang lao động bằng cơ khí ngày càng hiện đại hơn
Nhập khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc nhập khẩu công nghệ mới trang bị cho các ngành kinh tế nhƣ điện và điện tử, công nghiệp đóng tàu, chế biến dầu khí, chế biến nông sản Từ đó sẽ hướng ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
- Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt thiếu cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định
Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần đảm bảo sự cân đối theo những tỷ lệ nhất định nhƣ: Cân đối giữa khu vực 1 và khu vực 2; giữa tích lũy và tiêu dùng; giữa hàng hóa lượng tiền trong lưu thông; giữa xuất khẩu và nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế
Nhập khẩu có tác động rất tích cực thông qua việc cung cấp các điều kiện đầu vào làm cho sản xuất phát triển, mặt khác tạo điều kiện để các quốc gia chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận hưởng được những lợi thế từ thị trường thế giới và khắc phục những mặt mất cân đối thúc đẩy kinh tế quốc dân phát triển
- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân
Nhập khẩu có vai trò thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ như thuốc chữa bệnh, đồ điện gia dụng, lương thực, thực phẩm,…
Mặt khác nhập khẩu còn trực tiếp góp phần xây dựng những ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng, làm cho cả số lƣợng lẫn chủng loại hàng hóa tiêu dùng tăng, khả năng lựa chọn của người dân sẽ được mở rộng, đời sống ngày càng tăng lên
- Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu của doanh nghiệp ô tô
Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu của một doanh nghiệp Ở mỗi nước khác nhau các yếu tố ảnh hưởng và tác động ở các mức độ khác nhau Có các yếu tố, doanh nghiệp nhập khẩu có thể tác động để thay đổi Có các yếu tố không thể tác động hoặc tác động ở mức độ thấp Nhƣng các nhà nhập khẩu và các nhà quản lý để đẩy mạnh nhập khẩu phải nguyên cứu các yếu tố ảnh hưởng
2.2.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
2.2.1.1 Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế bao gồm các yếu tố thuộc các quy định và chính sách nhà nước, cơ sở hạ tầng, các đối thủ cạnh tranh… đây là các yếu tố mà các doanh nghiệp nhập khẩu không thể tác động, hoặc tác động để thay đổi ở mức độ thấp Tuy nhiên, nhóm yếu tố này có tác động mạnh mẽ, buộc các doanh nghiệp cần nghiên cứu để thay đổi thích ứng Các yếu tố tác động nhiều đến nhập khẩu hàng linh kiện ô tô của doanh nghiệp Việt nam bao gồm:
- Các đặc điểm chính trị, chính sách của nhà nước
Trung Quốc là nước đi theo thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa Thể hiện lý thuyết 3 nhân tố: Lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, đường lối Đặng Tiểu Bình Trung Quốc thưc hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế, tham gia vào rất nhiều các tổ chứng kinh tế - chính trị trên thế giới
Nhập khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn của các chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước Các chính sách đã ảnh hưởng trực tiếp đến linh kiện ô tô phải kể đến là:
- Chính sách về thuế quan: Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu của một quốc gia Nếu thuế nhập khẩu cao thì giá cả hàng hóa sẽ bị đội lên, và do đó làm chế sức cạnh tranh của mặt hàng của doanh nghiệp nhập khẩu Ngƣợc lại, thuế nhập khẩu thấp, chi phí cho việc nhập khẩu sẽ thấp làm tăng lợi nhuận nhập khẩu Do vậy, hiệu quả nhập khẩu sẽ đƣợc cải thiện
- Chính sách Zero – Covid: chính sách Zero-Covid năm 2022 của Trung Quốc đã khiến tàu bè tắc nghẽn, nhất là khi phương thức vận chuyển mặt hàng linh kiện ô tô là qua đường biển là chủ yếu Đây là quãng thời gian mà nhập khẩu của Việt Nam rất khó khăn
- Vị trí địa lý và dƣ địa xuất khẩu
Việt Nam và Trung Quốc nằm liền kề nhau, khoảng cách địa lý thuận lợi sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa dễ hàng với chi phí thấp Riêng 2 địa phương có biên giới tiếp giáp với Việt Nam là tỉnh Vân Nam (48 triệu người) và Khu trự trị dân tộc Choang Quảng Tây (49 triệu người) đã mang lại cơ hội trực tiếp cho Việt Nam khai thác thương mại qua biên giới
Bên cạnh đó, Việt Nam – Trung Quốc có đường biên giới trải dài tạo lợi thế về logistics và tập quán giao thương lâu đời Đến nay, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc có 76 cửa khẩu, lối mở, gồm: 7 cửa khẩu quốc tế, 6 cửa khẩu chính, 21 cửa khẩu phụ và 42 lối mở, điểm thông quan Đặc biệt, Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ký ngày 12/9/2016 đã có hiệu lực ngay ngày ký và thay thế cho Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới giữa hai nước ký ngày 19/10/1998 cũng khẳng định cam kết của hai bên về tăng cường phối hợp, áp dụng các biện pháp, tích cực khuyến khích, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới phát triển lành mạnh, liên tục và ổn định
- Đặc điểm về hàng hóa và cung ứng hàng hóa
Hiện nay hàng hoá Trung Quốc không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng của toàn bộ người dùng trong nước mà còn được các khách hàng ở các nước khác sử dụng và mua sắm thường xuyên Đối với nhóm hàn máy móc thiết bị, công nghệ của Trung Quốc thường không quá đắt và phù hợp với tài chính các doanh nghiệp trong nước Chi phí nhân công tại Trung Quốc thấp khiến hàng hóa máy móc thiết bị nói chung và linh kiện ô tô nói riêng tại Trung Quốc có ƣu thế nổi trội là giá thành cạnh tranh hơn hẳn linh kiện từ Nhật Bản, Hàn Quốc, G7 hay EU
- Môi trường kinh tế thế giới
Các khía cạnh thuộc về môi trường kinh tế thế giới có ảnh hưởng đến hiệu quả
KD – XNK nhƣ: tình hình biến động kinh tế thế giới, hệ thống chính trị; mối quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia, các hiệp định đa phương điều khiển mối quan hệ giữa các nhóm quốc gia, các tổ chức quốc tế…
Trong giai đoạn 2021 – 2023, phải kể đến tác động hậu Covid – 19, chiến tranh Nga – Ukraine, suy thoái kinh tế thế giới tác động đến chuỗi giá trị toàn cầu khá nặng nề Đặc biệt khi Trung Quốc là thị trường cung cấp linh kiện ô tô hàng đầu cho Việt Nam, các mắt xích trung tâm chuỗi là các quốc gia lớn nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,… bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm gián đoạn nguồn cung và lực lượng lao động trở nên khan hiếm, và khiến chi phí sản xuất gia tăng nhanh Tất cả khiến cho giá thành linh kiện ô tô tăng cao, cùng các yêu cầu các ly, giãn cách xã hội làm các doanh nghiệp ô tô khó khăn trong tiếp cận khách hàng
Các đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, đối thủ cạnh tranh là một trở ngại lớn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu và đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả Có ba mức độ cạnh tranh: cạnh tranh trực tiếp, cạnh tranh không trực tiếp, cạnh tranh tiềm năng Đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô nói chung và khi nhập khẩu linh kiện ô tô nói riêng của Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh có thể bao gồm:
+ Các nhà sản xuất ô tô quốc tế: Các nhà sản xuất ô tô lớn đến từ các quốc gia nhƣ Nhật Bản (Toyota, Honda, Nissan), Mỹ (General Motors, Ford, Tesla), Đức (Volkswagen, BMW, Mercedes-Benz), Hàn Quốc (Hyundai, Kia), và nhiều nước khác Các công ty này thường có khả năng sản xuất hàng loạt lớn, năng suất cao và dây chuyền cung ứng linh hoạt
+ Các nhà sản xuất ô tô trong nước: Các nhà sản xuất ô tô trong nước tại Việt Nam hoặc các quốc gia khác cũng là đối thủ cạnh tranh quan trọng Các công ty này có lợi thế về chi phí vận chuyển thấp, quản lý dây chuyền cung ứng hiệu quả và sự hiểu biết sâu sắc về thị trường địa phương
+ Các nhà sản xuất ô tô đang phát triển nhanh: Trong vài năm gần đây, có một số nhà sản xuất ô tô từ các thị trường mới nổi như Trung Quốc (như Geely, BYD, và SAIC Motor) đang nhanh chóng mở rộng quy mô và chú trọng vào việc phát triển các dòng sản phẩm cạnh tranh
Khái quát chung về hiệp định RCEP
2.3.1 Bối cảnh ra đời và mốc thời gian chính
RCEP là một hiệp định thương mại tự do bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand) (FTA ASEAN + 6)
RCEP chính thức đƣợc khởi động đàm phán tại Phnôm Pênh, Campuchia bên lề Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN 21, dựa trên nguyên tắc cơ bản là mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa cam kết của khối 10 nước ASEAN với các đối tác thương mại tự do khu vực Mục tiêu của RCEP là tích hợp các FTA khác nhau mà 10 nước ASEAN đã ký với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc (FTA ASEAN + 1) thành một Hiệp định toàn diện để tối đa hóa các lợi ích kinh tế
Từ ngày 9-5-2013, Hiệp định RCEP đƣợc chính thức đi vào đàm phán Đến tháng 11-2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP Tuy nhiên lúc này, Ấn Độ đã tuyên bố rút khỏi hiệp định, với lo ngại thâm hụt thương mại gia tăng do các quy định hạ thấp hàng rào thuế quan của hiệp định sẽ khiến cho hàng hóa của nước này khó cạnh tranh với nguồn hàng giá rẻ, bao bì bắt mắt từ Trung Quốc Quan ngại về thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng được xem là một trong những thách thức lớn với các nước tham gia RCEP
Ngày 15-11-2020, 15 nước thành viên ngoại trừ Ấn Độ chính thức ký kết Hiệp định RCEP
Ngày 1-1-2022, Hiệp định chính thức có hiệu lực
Việc RCEP có hiệu lực đối với tất cả các quốc gia ký kết là minh chứng rõ ràng về sự ủng hộ thị trường khu vực rộng mở, tự do, công bằng, bao trùm và tuân thủ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ Thông qua RCEP, các doanh nghiệp trong khu vực - đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa - không chỉ đƣợc hưởng nhiều quyền lợi từ cam kết mở cửa thị trường của các nước thành viên, mà còn từ các quy tắc xuất xứ tự do Qua đó, hiệp định sẽ mang lại nhiều lựa chọn hơn, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
2.3.2 Những nội dung chính về hiệp định RCEP về hàng linh kiện ô tô Ô tô nói chung và linh kiện ô tô nói riêng là một trong những ngành hàng hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định RCEP Một số điều khoản trong Hiệp định đề cập đến ngành hàng này bao gồm:
Giảm thuế nhập khẩu: Cam kết giảm thuế suất xuống 0% đối với hầu hết linh kiện ô tô thuộc nhóm 8708 đƣợc giao dịch giữa các thành viên RCEP vào ngày đầu tiên sau khi hiệp định có hiệu lực Tuy nhiên, lộ trình loại bỏ thuế quan chi tiết đối với linh kiện ô tô theo RCEP là rất phức tạp Mỗi thành viên RCEP đặt ra lịch trình loại bỏ thuế quan của riêng mình, có thể kéo dài hơn 10 năm Ví dụ, Hàn Quốc đã đƣa ra các thỏa thuận giảm thuế bổ sung cho linh kiện ô tô của Trung Quốc, ngoại trừ phanh điện tử, hộp số, vô lăng là những trường hợp ngoại lệ, các sản phẩm khác có xuất xứ từ Trung Quốc thuộc nhóm 8708 sẽ đƣợc giảm thuế hàng năm Đối với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam, linh kiện ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đã bổ sung thêm động cơ và linh kiện nhập khẩu có nguồn gốc Trung Quốc giảm xuống 9% trong năm đầu tiên và giảm tuyến tính xuống 0% trong năm thứ
10 đối với các thiết bị chiếu sáng và tín hiệu phương tiện, bộ nâng cửa sổ, bộ dây đánh lửa xe và các linh kiện ô tô khác Riêng hộp số và các bộ phận thỏa thuận giảm thuế cho các bộ phận và linh kiện của nó có lộ trình giảm thuế bắt đầu từ năm thứ 11, từ 9,8% xuống 8,5% trong vòng 10 năm
Giảm hoặc loại bỏ các thuế nhập khẩu đối với hàng hóa và dịch vụ giữa các thành viên giúp giảm chi phí sản xuất và gia tăng sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô, củng cố lợi thế của chuỗi công nghiệp ô tô khu vực
Quy tắc xuất xứ: Bên cạnh việc giảm thuế suất, quy tắc xuất xứ tích lũy theo khu vực cũng tạo cơ hội cho các bộ phận, linh kiện giúp các nhà sản xuất ô tô trong khu vực tận dụng các nguồn cung nguyên liệu địa phương một cách hiệu quả hơn Trong số các mặt hàng đƣợc giao dịch giữa 15 quốc gia ký kết, nguyên liệu thô từ các quốc gia RCEP có thể đƣợc đƣa vào phạm vi tính toán xác định tiêu chuẩn xuất xứ, do đó hạ thấp ngƣỡng nhƣợng bộ thuế quan Ví dụ, nếu một công ty Trung Quốc xuất khẩu ô tô sang Hàn Quốc sử dụng lốp Trung Quốc, động cơ Nhật Bản và ghế Hàn Quốc, theo Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-Hàn Quốc, chỉ lốp và ghế ngồi mới có thể đƣợc coi là có xuất xứ từ Trung Quốc Theo thỏa thuận RCEP, 15 quốc gia là một gia đình lớn và động cơ cũng có thể đƣợc đƣa vào, giúp sản phẩm đạt đƣợc tiêu chuẩn xuất xứ dễ dàng hơn nhiều Dựa trên quy tắc xuất xứ của RCEP, các thành phần xuất xứ đƣợc đƣa vào sản phẩm cuối cùng và tham gia vào quá trình cắt giảm thuế quan, điều này chắc chắn sẽ làm sâu sắc hơn chuỗi công nghiệp và cung ứng ở các nước thành viên
Rào cản kỹ thuật: Ngoài thuế quan, tiêu chuẩn, quy định là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu linh kiện ô tô, tiêu chuẩn thống nhất là cơ sở, cơ sở để chứng nhận xuất khẩu linh kiện ô tô RCEP yêu cầu các nước thành viên giảm bớt các tiêu chuẩn và rào cản kỹ thuật, đồng thời các nước có thể hợp tác về tiêu chuẩn và quy định, từ đó giảm bớt các rào cản thương mại do tiêu chuẩn và quy định gây ra Ví dụ, nếu Trung Quốc muốn xuất khẩu linh kiện vào bất kỳ quốc gia nào nhƣ châu Âu và
Mỹ, họ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan của địa phương, vấn đề tương tự cũng tồn tại trong khuôn khổ RCEP Nếu các doanh nghiệp kinh doanh linh kiện ô tô Trung Quốc muốn thâm nhập các thị trường như Australia, New Zealand, trước tiên họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương Một mức độ cạnh tranh nhất định Khi các quốc gia thành viên RCEP cam kết giảm bớt các tiêu chuẩn và rào cản kỹ thuật, các quốc gia có thể đóng vai trò hỗ trợ xây dựng một cách hiệu quả các tiêu chuẩn linh kiện ô tô trong khu vực và phục vụ sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô trong khu vực
Các cam kết của RCEP không chỉ dừng lại ở việc chuyển hướng thương mại mà còn giúp tạo dựng thương mại Kết hợp với các hiệp định FTA khác, RCEP sẽ là động lực thúc đẩy nhập khẩu của Việt Nam nói chung và linh kiện ô tô nói riêng phát triển giúp Việt Nam tiến dần đến công cuộc làm chủ ngành sản xuất ô tô trong nước thay vì nhập khẩu nguyên chiếc
2.4 Nội dung về cơ hội khi nhập khẩu linh kiện ô tô trong bối cảnh thực thi Hiệp định RCEP
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn do hậu quả của đại dịch Covid 19 và suy thoái kinh tế toàn cầu, Hiệp định RCEP chính thức đƣợc ký kết và có hiệu lực là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập của nước ta Đối với ngành hàng cụ thể là linh kiện ô tô, RCEP đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện ô tô của Việt Nam nhƣ:
Mở cửa thị trường lớn: RCEP tạo ra một thị trường thương mại rộng lớn, là khu vực có quy mô thị trường lớn nhất mà Việt Nam từng tham gia cho đến hiện tại với hơn 2,2 tỷ dân, chiếm gần 30% tổng GDP nội địa toàn cầu Hiệp định hội tụ đa dạng và không đồng nhất từ các nền kinh tế trên thế giới, bao gồm các nền kinh tế lớn nhất thế giới nhƣ Trung quốc và Nhật Bản, các nền kinh tế công nghiệp hóa nhƣ Hàn quốc và Singapore, các nền kinh tế có thu nhập cao nhƣ Brunei và Newzealand hay các nền kinh tế có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhƣ Việt Nam và Indonesia RCEP tạo ra một thị trường kinh doanh lớn và tích hợp cho linh kiện ô tô, điều này mang lại cơ hội cho các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu ô tô mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận nguồn cung ứng linh kiện rộng lớn
Giảm chi phí sản xuất: Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng hoạt động thương mại trong khu vực này Bên cạnh đó, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định RCEP sẽ đa dạng hơn so với các FTA ASEAN+1 Nay cả Trung Quốc và Hàn Quốc (vốn là những nước cung nguồn nguyên liệu chủ yếu) đều nằm trong RCEP khiến vấn đề về quy tắc xuất xứ để hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan RCEP trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Ngoài các quy tắc đơn giản hóa quy trình và chi phí xuất, nhập khẩu, quy tắc xuất xứ đơn giản hóa sẽ giảm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam, do đó tăng tỷ suất lợi nhuận và làm cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh hơn trên các thị trường RCEP Đồng thời, các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn nguyên liệu giá rẻ, tiếp cận với trang thiết bị và công nghệ sản xuất phù hợp từ các nước thành viên giúp giảm giá thành sản phẩm, gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể tận dụng các quy định về thuế quan và phí vận chuyển đƣợc giảm bớt để tối ƣu hóa chuỗi cung ứng giá nguyên liệu rẻ hơn Đa dạng hóa nguồn cung ứng: RCEP mở cửa cho việc tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động trong khu vực, từ đó giúp các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa nguồn cung ứng linh kiện ô tô Bởi vì hiệp định RCEP và các hiệp định khác đƣợc Việt Nam ký kết nhƣ CPTPP và EVFTA bổ trợ cho nhau, khiến nền kinh tế Việt Nam trở thành cầu nối trung gian về thương mại hàng hóa Khi này, các doanh nghiệp ô tô Việt Nam sẽ trở thành mắt xích quan trọng, không chỉ trong khu vực mà còn trên quy mô toàn cầu Nguồn nguyên liệu sẽ đƣợc luân chuyển từ những quốc gia nhƣ Trung Quốc, sản xuất thành phẩm tại Việt Nam và xuất khẩu ra thế giới Ngoài ra, việc hài hòa quy tắc xuất xứ cùng các quy định tạo thuận lợi thương mại trong RCEP sẽ tạo ra những chuỗi giá trị khu vực mới, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt hơn các ƣu đãi thuế quan trong RCEP áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng nguyên liệu có xuất xứ không những từ các nước ASEAN mà còn có thể sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước đối tác ASEAN như Úc, New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc Cùng với đó, ngay khi thực thi Hiệp định RCEP, ngoài việc áp dụng cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ, các nước thành viên sẽ tiếp tục nghiên cứu và thảo luận về tính khả thi của cộng gộp toàn phần, là quy tắc xuất xứ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể từng bước tham gia chuỗi cung ứng khu vực (tương tự như quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP) Điều này giúp giảm rủi ro phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất và cung cấp sự linh hoạt cho các nhà sản xuất Các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ tiếp cận thuận lợi hơn với nguồn nguyên liệu, phục vụ chuỗi sản xuất các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu do RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối
Nội dung về thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô trong bối cảnh thực thi Hiệp định RCEP Cạnh tranh từ các quốc gia thành viên RCEP
Bên cạnh những lợi ích to lớn do Hiệp định RCEP mang lại, các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện ô tô Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít những thách thức, có thể kể đến nhƣ:
Thách thức về tiêu chuẩn và quy định: Mỗi quốc gia trong RCEP có các quy định và tiêu chuẩn riêng biệt về sản phẩm, bao gồm cả linh kiện ô tô Thực tế, các nước thành viên RCEP đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau, ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản và Hàn Quốc tương đối phát triển, Trung Quốc là nước lớn về ô tô và cũng đang hướng tới trở thành cường quốc về ô tô, các nước ASEAN có quan điểm nhất định nền tảng về linh kiện, nguyên liệu ô tô… Campuchia, Lào, Việt Nam cơ bản chƣa có ngành công nghiệp ô tô Cũng vì tình trạng phát triển khác nhau nên các quốc gia có thể thực hiện nhiều hợp tác khác nhau tùy theo điều kiện quốc gia khác nhau Do đó, các nhà sản xuất cần phải tuân thủ và thích nghi với các quy định khác nhau khi nhập khẩu linh kiện từ các quốc gia khác trong khu vực
Biện pháp phòng vệ thương mại: Các quốc gia có thể áp đặt các biện pháp phòng vệ thương mại như thuế quan hoặc hạn chế nhập khẩu để bảo vệ ngành công nghiệp nội địa Điều này có thể làm tăng chi phí và làm phức tạp quá trình nhập khẩu linh kiện ô tô từ các quốc gia thành viên RCEP Mặc dù RCEP yêu cầu các nước thành viên giảm thuế, mở cửa thị trường và giảm bớt các rào cản tiêu chuẩn, nhưng các quốc gia khác nhau cũng sẽ xây dựng các quy định khác nhau liên quan đến linh kiện ô tô dựa trên điều kiện quốc gia khác nhau, đặc biệt là tình hình phát triển của ngành công nghiệp ô tô của họ Đây là lý do tại sao RCEP đề xuất điều chỉnh các điều kiện quốc gia của các quốc gia khác nhau và dành đối xử đặc biệt và khác biệt cho các quốc gia kém phát triển nhất về mặt có đi có lại, có thể nói rằng hiệp định này tính đến nhu cầu của tất cả các bên ở mức tối đa Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện và cân bằng giữa các khu vực và cho phép tất cả các nước thành viên chia sẻ đầy đủ kết quả của RCEP
Thách thức về hệ thống vận chuyển và logistics: Việc nhập khẩu linh kiện ô tô từ các quốc gia trong RCEP đòi hỏi một hệ thống vận chuyển và logistics hiệu quả Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị vận chuyển và các nhà sản xuất để đảm bảo linh kiện đƣợc vận chuyển đến đích đúng thời gian và mà không bị hỏng hóc
Thách thức về tăng trưởng kinh tế và cơ hội phát triển: Mặc dù RCEP mở ra cơ hội thị trường rộng lớn, nhưng cũng tạo ra áp lực lớn cho các nhà sản xuất ô tô và linh kiện ô tô trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường năng lực cạnh tranh để đối phó với sự cạnh tranh từ các quốc gia trong khu vực Điều này có thể đòi hỏi đầu tƣ lớn vào nâng cao công nghệ, quản lý chất lượng và tăng cường năng lực sản xuất
Quy định và tuân thủ: Các quy định và tiêu chuẩn trong Hiệp định RCEP có thể đặt ra yêu cầu cao về tuân thủ và tuân thủ pháp luật trong thương mại Việc tuân thủ các quy định này có thể là một thách thức đối với các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện ô tô, đặc biệt là đối với các quy định về nguồn gốc hàng hóa và chứng nhận an toàn.
THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI NHẬP KHẨU LINH KIỆN Ô TÔ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH RCEP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI BÌNH
Tổng quan về Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh
Bảng 3.1 Thông tin về Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh
Hình 3.1 Logo Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh
- Bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI BÌNH HƢNG THỊNH (Thường gọi tắt là Công ty Cổ phần Thái Hưng)
- Bằng tiếng Anh (tên giao dịch quốc tế): THAI BINH HUNG THINH CORPORATION (Tên viết tắt: THAI HUNG CORP) Tên giao dịch THAI HUNG CORP Địa chỉ
- Trụ sở chính: Số 266, Đường Trần Hưng Đạo, Thị Trấn An Bài, Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình, Việt Nam
- Văn phòng đại diện: Tầng 19, Tháp 1, Tòa nhà Capital Place, số
29 Liễu Giai, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel 0977959988 Đại diện pháp luật Ông Trần Minh Thao
Vốn điều lệ theo giấy phép ĐKKD 100.000.000.000 đồng (Một trăm tỷ đồng chẵn)
Loại hình doanh nghiệp Công ty Cổ phần ngoài Nhà nước
Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự CTCP Thái Bình Hưng Thịnh
“Thái Hƣng đặt mục tiêu trở thành một tổ hợp công nghiệp lớn, dẫn đầu trong một số dự án công nghệ tiên phong tại thị trường Việt Nam, có tầm ảnh hưởng và khả năng vươn ra thị trường thế giới” Để hiện thực hóa tầm nhìn, công ty đã xác định kế hoạch cụ thể cho giai đoạn đến năm 2025 Đầu tiên, Thái Hƣng đã triển khai phân phối các dòng sản phẩm xe golf, xe du lịch, xe van và xe tải nhẹ để củng cố thương hiệu trên thị trường Việt Nam Đồng thời, công ty đang xây dựng nhà máy cơ điện hoàn thiện với khả năng sản xuất xe điện lên đến
5000 chiếc/năm và các sản phẩm cơ điện khác với mức độ tự động hóa cao
Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh đƣa ra sứ mệnh là: “Mang đến cho người dùng trải nghiệm thú vị về những sản phẩm ứng dụng công nghệ đương đại là giải pháp tối ƣu.” Điều này thể hiện sự sáng tạo của thế hệ trẻ Việt Nam, họ không chỉ chủ động đón nhận các thành tựu công nghệ mới mà còn áp dụng chúng vào kinh doanh trên thị trường toàn cầu, góp phần xây dựng Việt Nam trở thành một đất nước mạnh mẽ và phát triển
Tầm nhìn và sứ mệnh đƣợc thể hiện ngắn gọn qua khẩu hiệu: “Thái Bình – Hƣng Thịnh – Kiến Quốc” của công ty
- Sáng tạo: Luôn nỗ lực học hỏi và đổi mới các giải pháp, cách tiếp cận vấn đề để tạo ra sự khác biệt, coi sáng tạo là sức sống và là đòn bẩy phát triển để tạo nên bản sắc riêng cho mỗi sản phẩm và dịch vụ
- Chủ động: Công ty luôn khuyến khích tinh thần dám nghĩ dám làm, tìm tòi và ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào quản lý và sản xuất
- Chia sẻ: Xem việc chia sẻ là cách thức truyền tải và từ đó để tuần hoàn – mở rộng các giá trị của Công ty Điều này bao gồm chia sẻ quyền hạn, sức mạnh và cơ hội cho đội ngũ cộng sự có năng lực để góp phần vào bộ phận lãnh đạo trong công ty
- Uy tín: Luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi và nỗ lực hết mình để đảm bảo đúng và cao hơn các cam kết của mình với khách hàng và đối tác đặc biệt về chất lƣợng sản phẩm – dịch vụ và tiến độ thực hiện
- Tận tâm: Luôn đặt khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công Vì vậy công ty chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện và duy trì đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh hay thường được gọi là Công ty Cổ phần Thái Hƣng đƣợc thành lập vào năm 2006 với hoạt động chính là gia công và xuất khẩu Tuy nhiên, vào năm 2018, công ty đã tái cấu trúc để trở thành một tổ hợp công nghiệp có mục tiêu khởi nghiệp về xe điện Mục tiêu này thể hiện sự khát khao của công ty trong việc đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam và đƣợc tuyên bố thông qua khẩu hiệu "Thái Bình – Hƣng Thịnh – Kiến Quốc" Hiện nay, công ty đã xây dựng một nhà máy cơ điện tại tỉnh Thái Bình với quy mô đầu tƣ lên đến 9.4 triệu Euro, tập trung sản xuất xe điện Công ty đã thành lập một công ty con tại Đức, Giong GmbH, và hợp tác với các đối tác uy tín trên toàn cầu để đưa sản phẩm ra thị trường vào năm
2024 Ngoài ra, công ty đang nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm cơ điện khác, sử dụng công nghệ mới và thiết kế đơn giản nhƣng tính năng thông minh cao, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hiện nay và mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt hơn
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Mặc dù Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh đang trong quá trình xây dựng và phát triển, nhƣng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty đã đạt tới mức độ hoàn thiện khá cao và đầy đủ các phòng ban và vị trí Điều này cho thấy sự quan tâm và tâm huyết của công ty đối với việc xây dựng một nền tảng vững chắc và chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả trong quản lý và hoạt động kinh doanh
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức của CTCP Thái Bình Hƣng Thịnh
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự CTCP Thái Bình Hưng Thịnh
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
Hội đồng quản trị: quyết định về chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty Giám sát và chỉ đạo Giám đốc hoặc người quản lý trong điều hành công việc sản xuất kinh doanh hằng ngày của công ty
Ban giám đốc: là bộ phận đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Có nhiệm vụ tuyển dụng, giám sát, đánh giá và bồi dƣỡng quản lý
Phòng hành chính nhân sự: đảm nhận các nhiệm vụ: tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, quản lý hiệu suất, xây dựng chính sách phúc lợi, giải quyết các vấn đề nhân sự, quản lý các hồ sơ nhân viên và chấm công Ngoài ra, phòng hành chính nhân sự cũng có trách nhiệm tạo môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự phát triển của nhân viên để đóng góp vào sự phát triển của công ty
Phòng xuất nhập khẩu: có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp nguyên liệu và vật tƣ sản xuất cho hoạt động của công ty Bộ phận này đảm nhận quản lý hoạt động mua sắm hàng hóa và dịch vụ, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán các hợp đồng mua bán và đảm bảo chất lƣợng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của công ty Đồng thời, chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng, theo dõi quá trình giao nhận hàng hóa, kiểm tra và xác nhận chất lƣợng sản phẩm
Phòng kỹ thuật: nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm ô tô chất lƣợng cao Các vị trí quan trọng trong phòng Kỹ thuật bao gồm quản lý kỹ thuật, trưởng nhóm kỹ thuật, các nhân viên kỹ thuật: kỹ thuật điện, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật ô tô,
Thực trạng hoạt động nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc của công
3.2.1 Khái quát tình hình nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc
Trong thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà cung cấp linh kiện ô tô quan trọng nhất trên thế giới, nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau tác động của đại dịch COVID-19, và ngành công nghiệp ô tô của họ đã trở lại hoạt động sản xuất ổn định nên xuất khẩu linh kiện ô tô từ Trung Quốc sang các quốc gia khác đã tăng lên đáng kể Việc nhập khẩu linh kiện ô tô từ Trung Quốc đang có xu hướng gia tăng do nhiều lợi ích mà nước này mang lại, như chi phí sản xuất thấp, quy mô sản xuất lớn, và đa dạng sản phẩm
Theo dữ liệu Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong giai đoạn 2021-2023, thị trường xuất khẩu linh kiện chủ lực của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở châu Á, Bắc
Biểu đồ 3.1 Thị trường nhập khẩu linh kiện ô tô Trung Quốc giai đoạn 2021-2023
Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc
Trong đó, châu Á đứng đầu với kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi năm đạt 13,297 tỷ USD, chiếm 36,0% Bắc Mỹ đứng thứ hai với kim ngạch xuất khẩu 8,789 tỷ USD, chiếm 23,8%; xuất khẩu sang châu Âu là 8,725 tỷ Đô la Mỹ chiếm 23,6% đứng thứ ba Xuất khẩu sang các thị trường khác chiếm 16,6%, trong đó Châu Mỹ Latinh là 3,791 tỷ USD, xuất khẩu sang Châu Phi là 1,840 tỷ USD, xuất khẩu sang Châu Đại Dương là 515 triệu USD
Trong khu vực Châu Á, Việt Nam là một trong những quốc gia có kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô từ Trung Quốc nhiều nhất và có xu hướng tăng qua từng năm Đối vơi mặt hàng linh kiện ô tô các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong có xuất xứ rất đa dạng chủ yếu từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và một số thị trường khác Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong số các linh kiện phụ tùng ô tô nhập khẩu vào nước ta trong giai đoạn 2021-
2023 dẫn đầu về kim ngạch là mã HS 8708, tiếp đến là nhóm 8407, bảng dưới đây mô tả một số mã HS linh kiện ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam
Châu ÁBắc Mỹ Châu ÂuCác thị trường khác
Bảng 3.3 Một số mã HS linh kiện ô tô có trị giá nhập khẩu nổi bật từ Trung
Mã HS Mô tả mã HS
8708 Bộ phận và phụ tùng xe có động cơ thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05
8407 Động cơ đốt trong kiểu piston chuyển động tịnh tiến hoặc kiểu piston chuyển động quay tròn, đốt cháy bằng tia lửa điện
4011 Lốp mới, loại dùng hơi bơm, băng cao su
8408 Động cơ đốt trong kiểu piston đốt chát băng sức nén (diesel hoặc bán diesel)
Thiết bị chiếu sáng hoặc thiết bị tín hiệu bằng điện (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 85.39), cái gạt nước, gạt sương, gạt tuyết trên kính chắn, loại dùng cho xe đạp, hoặc xe có động cơ
Ghế ngôi (trừ các loại thuộc nhóm 94.02), có hoặc không chuyển đƣợc thành giường và phụ tùng của chúng hoặc không chuyển được thành giường và phụ tùng của chúng
Dây, cáp điện (kể cả cáp đông trục) cấch điện (kể cả loại đã tráng men cách điện hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn cách điện khác, đã hoặc chƣa gắn với đầu nối; cáp sợi quang làm bằng các sợi đơn có vỏ bọc riêng từng sợi, đã hoặc chƣa gắn với dây dẫn điện hoặc gắn với đầu nối
Các bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các loại động cơ thuộc nhóm 84.07 hoặc 84.08
Máy đếm vòng quay, máy đếm sản lƣợng, máy đếm cây số để tính tiền taxi, máy đếm hải lý, máy đo tốc độ trừ các loại máy thuộc nhóm 9014 hoặc 9015; máy hoạt nghiệm
7007 Kính an toàn, làm băng thủy tinh cứng (đã tôi) hoặc thủy tinh đã cán mỏng
Máy ly tâm, kể cả máy làm khô băng ly tâm; máy và thiết bị lọc hay khống chế chất lỏng hoặc chất khí
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
3.2.1.1 Thực trạng nhập khẩu linh kiện ô tô theo thị trường của Công ty Cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh
Công ty nhập khẩu linh kiện, phụ tùng từ nhiều nước trên thế giới nhưng chủ yếu là Trung Quốc Dưới đây là bảng thống kê kim ngạch nhập khẩu từ các quốc gia của công ty Thái Bình Hƣng Thịnh
Bảng 3.4 Các thị trường nhập khẩu chính của Công ty Cổ phần Thái Bình Hưng
Thịnh giai đoạn 2020 – 2023 Đơn vị: Triệu VNĐ
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu CTCP Thái Bình Hưng Thịnh
Từ bảng trên ta thấy, Thái Hƣng nhập khẩu trung bình 89.5% các sản phẩm hàng hóa từ Trung Quốc, Đức đứng thứ hai chiếm 6,2%, thứ ba là Nhật Bản chiếm 2,8% và các quốc gia khác chiếm 1,5% Lý giải lý do nhập khẩu hàng hóa chủ yếu nhập khẩu tại Trung Quốc bởi đây là “công xưởng thế giới”, đa phần các nguyên liệu nhập từ Trung Quốc đều là sản phẩm đầu vào của chuỗi sản xuất toàn cầu Hơn nữa, Trung Quốc ở gần Việt Nam vì vậy khoảng cách địa lý thuận lợi sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hoá dễ dàng với chi phí thấp Một lý do nữa bởi công nghệ của Trung Quốc thường không quá đắt và phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
Do tính chất của ngành nghề kinh doanh nên các sản phẩm nhập khẩu của công ty nhằm các mục đích sau: nhập khẩu xe điện để phân phối tại thị trường Việt Nam; nhập khẩu máy móc cơ khí nhằm phục vụ cho trang bị nhà máy lắp ráp, sản xuất xe tại Việt Nam; nhập khẩu linh kiện ô tô cho sản xuất và bảo dƣỡng một số dòng xe hiện công ty đang nghiên cứu và phát triển.
Bảng dưới đây là tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và các thị trường nhập khẩu chính của Công ty trong giai đoạn 2020-2023
Bảng 3.5 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh giai đoạn 2020-2023 Đơn vị: VNĐ
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu CTCP Thái Bình Hưng Thịnh
Có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty có xu hướng tăng qua các năm trong suốt giai đoạn 2020-2023 Trong năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu ƣớc đạt hơn 56 tỷ VNĐ, bước sang năm 2021, kim ngạch nhập khẩu tăng lên và đạt hơn 67 tỷ VNĐ, tăng hơn 10 tỷ VNĐ, tương ứng với tăng 18,2% Tiếp đà tăng trưởng của năm
2021, sang năm 2022, kim ngạch nhập khẩu ƣớc đạt 77 tỷ VNĐ, tăng 10 tỷ VNĐ so với năm 2021 tương ứng với tăng 14,8%
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu của CTCP Thái Bình
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu CTCP Thái Bình Hưng Thịnh
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Nhập khẩu xe ô tô điện
Nhập khẩu máy móc cho nhà máy sản xuất Nhập khẩu linh kiện ô tô cho sản xuất và lắp ráp
Thông quan biểu đồ trên có thể thấy, đối với các dòng ô tô điện kim ngạch nhập khẩu tăng đều hàng năm với mức tăng trung bình trong suốt giai đoạn 2020-2023 là 28,7% Công ty nhập khẩu các thiết bị xe điện tham quan, xe điện sân golf, xe van điện đến từ các đối tác nhƣ: Wulling, Nanton, Ningbao, Trong đó, công ty nhập khẩu xe điện nhiều nhất từ Wulling với các dòng xe Golf 4 chỗ, 6 chỗ, 8 chỗ và xe tham quan
Kim ngạch nhập khẩu máy móc cho nhà máy sản xuất có tốc độ tăng trung bình là 11% Năm 2023, kim ngạch tăng 13% so với năm 2022, công ty đầu tƣ mạnh vào nâng cấp máy móc sản xuất nhƣ nhập khẩu cánh tay robot hàn, máy căt ống tự động/bán tự động, máy tiện vạn năng, máy tiện CNC, máy khoan đứng, máy in 3D, Việc nhập khẩu máy móc sản xuất giúp công ty dần hoàn thiện đƣợc dây truyền sản xuất lắp ráp
Hoạt động nhập khẩu linh kiện ô tô phục vụ sản xuất, lắp ráp của công ty cũng ghi nhận sự tăng trưởng 5,2% trong suốt giai đoạn 2020-2023, thấp hơn mức tăng tỷ lệ nhập khẩu của ô tô điện và máy móc cơ khí sản xuất Các vật liệu linh kiện sản xuất, lắp ráp bao gồm các chi tiết linh kiện rời rạc (nhƣ nhíp lá, moay ơ, xăm lốp, ) linh kiện đồng bộ (cầu trục, bộ điều khiển, ) và các vật tƣ linh kiện sản xuất nhƣ kẽm, sắt, simili,
Thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc trong bối cảnh thực thi Hiệp định RCEP của Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh giai đoạn 2021-
Cơ hội luôn đi kèm với thách thức Bên cạnh việc nhận định đƣợc cơ hội và tận dụng triệt để nó, Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh cũng cần xác định đƣợc những thách thức gặp phải tại thị trường rộng lớn này để có thể đưa ra giải pháp đối phó những thách thức đó, những thách thức này bao gồm:
Thứ nhất, thách thức về sự thay đổi chính sách thương mại
Dù RCEP tạo điều kiện cho việc giảm thuế và phí nhập khẩu, nhƣng có thể xảy ra các biến động trong chính sách thương mại của các quốc gia thành viên ảnh hưởng đến nguồn cung linh kiện ô tô Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến giá cả và lợi nhuận của Công ty Thái Bình Hƣng Thịnh bởi trên thực tế dù là một hiệp định toàn diện bậc nhất hiện nay trên thế giới nhưng RCEP vẫn có lỗ hổng về cơ chế bồi thường và biện pháp phòng vệ thương mại đối với ngành ô tô nói chung vẫn chưa được hình thành Phòng vệ thương mại và cơ chế bồi thường là biện pháp tất yếu để bảo vệ an ninh công nghiệp và lợi ích doanh nghiệp trong thương mại quốc tế, hiện nay cơ chế bồi thường và biện pháp phòng vệ thương mại đối với ngành công nghiệp ô tô nói chung và lắp ráp - bảo dưỡng linh kiện ô tô nói riêng tại nước ta hay là Trung Quốc vẫn chƣa đƣợc thiết lập
Trình độ công nghệ của Việt Nam nói chung và đối với ngành sản xuất ô tô nói riêng còn thấp dẫn đến hạn chế cải thiện vị thế trong mạng lưới sản xuất của RCEP Trong khi quy mô sản xuất nhỏ; năng suất hạn chế nên việc quản lý chất lƣợng và rủi ro trong ngành dịch vụ kém xa so với quy định quốc tế Có những khoảng cách nhất định giữa nội dung và tiêu chuẩn của các chương liên quan trong RCEP và các quy định hiện hành của Trung Quốc và Việt Nam điều này có thể gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu linh kiện ô tô và các chính sách thương mại dễ bị ảnh hưởng tiêu cực trước những thay đổi cung cầu của thị trường
Thứ hai, thách thức từ sức ép cạnh tranh cao
Thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong ngành sản xuất ô tô Việt Nam là RCEP có thể tạo ra nguy cơ chuyển hướng thương mại, cụ thể là tăng cạnh tranh với Trung Quốc RCEP giúp mở cửa thị trường cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, làm tăng sự cạnh tranh trong ngành ô tô Sức ép cạnh tranh đến từ nhiều khía cạnh
Công ty Thái Bình Hƣng Thịnh có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và lắp ráp linh kiện ô tô trong khu vực Công ty đang phải đối mặt với hai nhóm đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp nội địa và các thương hiệu từ nước ngoài Công ty chịu sức ép về chất lƣợng và độ tin cậy bởi dù khi lựa chọn nhà cung cấp Trung Quốc dù có tìm đƣợc các đối tác sản xuất cung cấp linh kiện ô tô chất lƣợng cao, nhƣng cũng có nhiều sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hoặc trình độ năng lực cạnh tranh hiện tại của công ty khiến hàm lƣợng giá trị gia tăng không đạt đƣợc nhƣ mức kỳ vọng hoặc chi phí nguyên vật liệu đầu vào không đƣợc tối ƣu so với các đối thủ khác gây ra sức ép lớn về giá Đồng thời, Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc đảm bảo chất lƣợng và độ tin cậy của linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc để đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng cũng như chịu sức ép không ngừng cải tiến từ chính quy trình sản xuất lắp ráp sản phẩm của công ty Trên thực tế, so với các quốc gia thành viên trong RCEP, doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về quy mô vốn, trình độ công nghệ, kỹ năng quản lý và lao động Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều bất lợi khi cạnh tranh trên các thị trường cả trong nước và quốc tế Ngoài ra còn là sức ép quản lý rủi ro để đảm bảo nguồn cung linh kiện ô tô từ
Trung Quốc luôn đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và không gây ra gián đoạn trong chuỗi cung ứng bởi sự chậm trễ trong giao hàng hoặc vấn đề liên quan đến quy trình hải quan Điển hình có thể thấy kinh tế thế giới cũng như nhiều nước trong khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 gây gián đoạn cho hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội
Thứ ba, thách thức từ khó khăn nội tại doanh nghiệp
Thách thức lớn nhất của Việt Nam trong RCEP vẫn là việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ RCEP Khi hàm lƣợng chất xám và giá trị gia tăng của các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam còn khiêm tốn so với các sản phẩm của các nước thành viên RCEP Đối với Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh hạn chế lơn nhất hiện nay là cơ sở vật chất và quy mô hoạt động
Trong những năm gần đây dù đã không ngừng đầu tư thêm các nhà xưởng, hệ thống máy móc hiện đại vào sản xuất nhưng tại các nhà xưởng hệ thống vận hành và sản xuất vẫn chưa đạt đước kết quả như kế hoạch và tỏ ra kém hiệu quả Điều này sẽ khiến công ty khó đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng đầu ra sản phẩm để cạnh tranh Việc kết hợp giữa công nghệ mới và cũ còn nhiều khó khăn Điều này sẽ khiến công ty khó đáp ứng đƣợc các đơn hàng lớn từ các đối tác khi mà những dây chuyền sản xuất này chƣa đƣợc hiện đại, tối ƣu chi phí và thời gian sản xuất Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu của công ty vẫn phụ thuộc phần lớn vào thị trường Trung Quốc, khi gần 90% nguyên phụ liệu của công ty nhập khẩu từ thị trường này - theo số liệu từ phòng xuất nhập khẩu Việc thiếu tự chủ về nguồn nguyên liệu cũng nhƣ tập trung chủ yếu vào gia công khiến công ty thu về biên lợi nhuận rất thấp Để thay đổi đƣợc tình trạng hiện tại, công ty cần giải quyết đƣợc hai vấn đề về dây chuyền sản xuất và nâng cao khả năng quản lý rủi ro cho doanh nghiệp Đây là thách thức không hề nhỏ đối với công ty ở thời điểm hiện tại
Thứ tƣ, thách thức hệ thông vận chuyển và logistics
Toàn bộ chuỗi cung ứng của ngành dịch vụ logistics quốc tế của Việt Nam vẫn còn tồn tại những vấn đề nhƣ năng lực kết nối chƣa đủ, số lƣợng thiết bị logistics còn ít, mạng lưới chưa hoàn chỉnh Trong điều kiện cơ cấu nhu cầu quốc tế đa dạng và xây dựng thị trường tiêu chuẩn cao, vấn đề thiếu năng lực cung ứng hậu cần cấp cao ở nước ta ngày càng trở nên nổi bật và chất lượng dịch vụ hậu cần cần phải được cải thiện đáng kể Đồng thời, dưới một thị trường khu vực thống nhất, các chủ thể thị trường sẽ gia tăng và cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn Nhật Bản và Hàn Quốc có nhiều lợi thế hơn chúng ta về hậu cần chính xác và hậu cần xanh
Không chỉ vậy, công ty còn đối mặt với thách thức trong việc giải quyết các vấn đề về chất lượng sản phẩm, nguồn lực để tận dụng lợi thế của các thỏa thuận thương mại, các hàng rào phi thuế quan, thích nghi Điều này sẽ buộc Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh phải giảm giá và giảm lợi nhuận để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ một chuỗi cung ứng lớn và có kinh nghiệm hơn tương ứng với chi phí cũng cao hơn nhƣng có thể đem lại hiệu quả lâu dài.
Đánh giá điểm mạnh và hạn chế của công ty khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2021-2023
tô từ thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2021-2023
Bảng 3.8 Phân tích SWOT về Điểm mạnh, Hạn chế, Cơ hội và Thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ Phần Thái
Bình Hƣng Thịnh Điểm mạnh (S)
- Doanh thu tăng trưởng ổn định qua các năm
- Tiềm năng mở rộng kinh doanh
- Nhân lực gia tăng, lao động trình độ cao ngày cào nhiều
- Quy mô hoạt động đang đƣợc mở rộng sâu và rộng
- Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý
- Hạn chế về cơ sở vật chất và quy mô hoạt động
- Thị trường phân phối xe đang bó hẹp tại thị trường Việt Nam, chưa xuất khẩu ra thị trường quốc tế
- Nhập khẩu của công ty phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc
- Mở rộng thị trường và làm sâu sắc thêm chuỗi cung ứng với thị trường Trung
- Cơ hội giảm thuế và phí sản xuất giúp nâng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Tạo công ăn việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động
- Gia tăng giá trị sản phẩm ô tô
- Sự thay đổi chính sách thương mại
- Sức ép cạnh tranh cao
- Khó khăn trong chính nội tại doanh nghiệp
-Thách thức từ hệ thông vận chuyển và logistics
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, dịch COVID-19 và hiện tƣợng suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp do không tiếp cận đƣợc khách hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh thu giảm mạnh, phải cho nhiều lao động nghỉ việc Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh vẫn đứng vững và có những thành công nhất định đó là:
Thứ nhất, về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng ổn định
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng tăng liên tục qua các năm Trong năm 2020, doanh thu của Công ty đạt 187.328.420.390 VNĐ, bước sang năm 2021, doanh thu của công ty đã tăng lên và đạt 246.302.035.315 VNĐ, tăng lên 58.973.614.925 (tăng 31,5%) Công ty đã chứng kiến sự phát triển vƣợt bậc trong hoạt động kinh doanh của mình vào năm 2021, nhờ việc dịch Covid 19 đƣợc kiểm soát, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và doanh nghiệp đã triển khai các chiến lƣợc và kế hoạch để tái khởi động hoạt động kinh doanh, đặc biệt sau giai đoạn thách thức khi phải thực hiện giãn cách xã hội Doanh thu năm 2022 của Công ty vẫn có sự tăng trưởng dù không tăng mạnh bằng giai đoạn 2020-2021 với mức tăng 22,1% doanh thu đạt 389.877.261.825 VNĐ Năm 2023, doanh thu đạt 366.375.774.217 VNĐ, có sự giảm nhẹ so với năm 2022 Lợi nhuận sau thuế thu nhập của Thái Hưng cũng có xu hướng tăng dần qua các năm Năm 2020 lợi nhuận sau thuế đạt 10.228.461.992 VNĐ, năm
2021 lợi nhuận sau thuế của công ty là 24.099.025.427 VNĐ, tăng khoảng 13 tỷ VNĐ tương đương với tăng 136% so với năm 2020 Bước sang năm 2022, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 32.695.826.981 VNĐ, tăng khoảng 8,6 tỷ VNĐ, tương đương với tăng 36,7% so với năm 2021 Lợi nhuận sau thuế của năm 2023 có sự giảm nhẹ so với
2022, tuy nhiên vẫn đạt mức cao hơn so với năm 2020 và 2021 Dù công ty có ghi nhận sự giảm sút trong năm 2023 nhƣng đây là mức giảm chung của toàn ngành, không đến từ yếu tố chủ quan của doanh nghiệp Bên cạnh đó, quy mô thị trường và lĩnh vực kinh doanh đang có xu hướng mở rộng Kim ngạch nhập khẩu của công ty cũng tăng đều từng năm trong suốt giai đoạn 2020-2023 Sự tăng trưởng ổn định này cho thấy nỗ lực của công ty trong giai đoạn phục hổi sau dịch và chống lại suy thoái kinh tế Sự tăng trưởng ổn định này cho thấy những kế hoạch kinh doanh mà công ty đặt ra tại thời điểm hiện tại là phù hợp với sự phát triển của công ty
Thứ hai, về khả năng mở rộng kinh doanh
Hiện nay công ty đã có chỗ đứng tại thị trường trong nước và công ty ý thức đƣợc trách nhiệm và lòng tin mà khách hàng dành cho mình Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, giúp công ty phát triển lĩnh vực thương mại quốc tế hơn trong thời gian tới công ty có thể đáp ứng tốt yêu cầu về giá và chất lƣợng sản phẩm Các sản phẩm của công ty nguồn nguyên vật liệu đƣợc nhập khẩu từ nhiều thị trường như Đức Nhật Bản, Trung Quốc Cùng với đó, công ty đã hợp tác với hàng loạt các thương hiệu ô tô hiện nay như Wulling-Trung Quốc, Roding Mobility- Đức điều này đã khẳng định đƣợc uy tín của công ty về chất lƣợng và lòng tin từ các đối tác khi đánh vào thị trường ngách sản xuất, lắp ráp phân phối ô tô điện cơ nhỏ phân phối cho thị trường Việt Nam và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài Đối với yếu tố về giá, công ty đã xây dựng được chiến lược tăng cường nhập khẩu linh kiện từ năm
2020, trong đó đề ra những hành động cụ thể cho từng giai đoạn và lường trước rủi ro có thể xảy ra giúp giảm chi phí sản xuất từ việc nhập khẩu nguồn linh kiện giá rẻ nhƣng vẫn dảm bảo chất lƣợng từ Trung Quốc Việc tìm hiểu và phân tích kỹ thị trường Trung Quốc giúp cho công ty thống nhất được từ tư duy cho đến hành động, từ đó có những bước đi thành công trong tương lai sắp tới Đây chính là điểm mạnh lớn nhất của công ty, bởi vì tư duy thị trường là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới những hoạt động và chính sách sau đó của công ty cho thị trường kinh doanh
Thứ ba, về nhân lực
Nguồn nhân lực của công ty có sự gia tăng trong giai đoạn năm 2020 – 2023, đặc biệt với phân khúc nhân sự từ Đại học, Cao đẳng trở lên, đội ngũ công nhân viên lành nghề có xu hướng tăng Bộ máy lãnh đạo có trình độ sau Đại học được giữ vững, tạo nền tảng tốt cho các định hướng chiến lược công ty trong thương mại quốc tế Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ có trình độ cao, năng động sáng tạo và tận tâm với công việc, làm việc tỉ mỉ, cần cù Trong những năm gần đây, các hợp đồng đƣợc soạn thảo ra ngày càng chặt chẽ về các điều khoản quy định, xác định rõ nội dung và trình tự công việc phải làm để ký hợp đồng Công ty Thái Bình Hƣng Thịnh đã giảm thiểu tối đa sai sót, vi phạm và hạn chế các rủi ro và tránh đƣợc các tranh chấp, khiếu nại xảy ra trong quy trình thực hiện hợp đồng mua bán linh kiện ô tô Đối với hoạt động sản xuất và lắp ráp, số lần sai sót trong sản xuất ngày càng giảm và số lần khách hàng khiếu nại cũng ngày càng ít hơn Bảng 3.9 dưới đây mô tả số lần mắc sai sót trong sản xuất và nhận khiếu nại của bộ phận sản xuất cho thấy rằng số lần mắc sai sót ngày càng giảm cho thấy công ty đang cải thiện chất lƣợng và hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên, đây là một tín hiệu đáng mừng đối với sự phát triển của công ty
Bảng 3.9 Số lần sai sót trong sản xuất của Công ty cổ phần Thái Bình Hƣng
Số lần bị khách hàng khiếu nại 5 4 2
Nguồn: Bộ phận sản xuất CTCP Thái Bình Hưng Thịnh Đặc biệt, Công ty cũng rất chú trọng các hoạt động gắn kết nội bộ, ban Công đoàn thường tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao, đá bóng, văn nghệ cho các tổ với mục đích nâng cao sức khỏe, tinh thần cho toàn bộ cán bộ, công nhân
Thứ tƣ, về quy mô hoạt động
Quy mô hoạt động của công ty đƣợc mở rộng theo cả chiều sâu và chiều rộng Nhà máy sản xuất mới hiện đại gần 200ha đang hoàn thiện và đƣa vào sử dụng sẽ giúp gia tăng sản lƣợng nhanh chóng và thực hiện các mục tiêu dài hạn của công ty mở rộng quy mô sản xuất sẽ cung cấp sản lƣợng hàng năm từ 50.000 đến 100.000 xe và có khả năng phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất theo hợp đồng cho thị trường xe điện Công ty đang mở rộng các điểm bán, showroom xe điện trên khắp cả nước
Thứ năm, về ứng dụng công nghệ thông tin quản lý
Công ty đã áp dụng hệ thống phần mềm DWT theo dõi tiến độ làm việc của từng công nhân viên trong công ty cũng như đánh giá đo lường năng suất lao động giúp cho việc hợp tác các phòng ban hiệu quả Ngoài ra, các nhân viên có thể đƣa yêu cầu đề nghị lên phần mềm để đƣợc giải quyết thay vì thông qua đề xuất bằng miệng, văn bản Tóm lại, từ các vấn đề kể trên có thể thấy Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh đang nắm giữ khá nhiều lợi thế khi kinh doanh ô tô cũng nhƣ nhập khẩu linh kiện ô tô về sản xuất, lắp ráp Nếu Công ty phát huy tốt những điểm mạnh này, công ty còn có thể tiến xa hơn nữa củng cố thị trường nội địa và tiến tới các thị trường quốc tế.
Bên cạnh những thành công lớn đã đạt đƣợc, Công ty trong thời gian qua vẫn còn có những hạn chế chủ quan và khách quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty Cụ thể:
Thứ nhất, công ty chƣa hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhà máy nên mới chỉ hoạt động ở một số khu vực nhất định, còn nhiều tiềm năng chƣa đƣợc khai thác, dây chuyền tự động hóa chƣa đƣợc áp dụng nên dẫn đến năng suất lao động còn chƣa cao Trong những năm đây dù đã không ngừng đầu tư thêm các nhà xưởng, hệ thống máy móc hiện đại vào sản xuất nhưng tại các nhà xưởng sản xuất cũ, hệ thống vận hành và sản xuất đã dần trở nên lỗi thời dẫn đến thời gian sản xuất lâu và kém hiệu quả Việc kết hợp giữa công nghệ mới và cũ còn nhiều khó khăn
Thứ hai, thị trường phân phối xe của công ty đang bị bó hẹp tại thị trường Việt
Nam chưa xuất khẩu ra thị trường quốc tế điều này làm bó hẹp thị trường hoạt động của công ty bởi hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty vẫn còn hạn chế Hiện nay công ty có kế hoạch nhập khẩu linh kiện ô tô về sản xuất lắp ráp bảo dưỡng nhưng thị trường đối với sản xuất lắp ráp linh kiện giá trị đạt không cao
Thứ ba, nhập khẩu của công ty phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trong tình hình hiện nay đây là thị trường dễ gặp biến động và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài Mặc dù địa lý Việt Nam – Trung Quốc nằm gần nhau nhƣng những năm gần đây, hoạt động thương mại giữa hai quốc gia liên tục bị ảnh hưởng bởi bất ổn địa chính trị do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và dịch Covid 19 khiến cho chuỗi cung ứng của quốc gia này đình trệ kéo theo đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu
3.5.3 Nguyên nhân của hạn chế a Nguyên nhân chủ quan
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG CƠ HỘI ĐỐI PHÓ THÁCH THỨC KHI NHẬP KHẨU LINH KIỆN Ô TÔ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH RCEP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI BÌNH HƢNG THỊNH
TÔ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH RCEP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI BÌNH HƯNG THỊNH
4.1 Định hướng phát triển nhập khẩu khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc
4.1.1 Định hướng của công ty
Trong thời gian tới, Công ty vẫn tiếp tục hoạt động với những định hướng phát triển nhƣ sau:
- Tiếp tục xây dựng và phát triển Công ty, giữ vững Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh là một doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực kinh doanh xe điện và linh kiện ô tô, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của Công ty
- Nâng cao giá trị nhập khẩu hằng năm và mở rộng danh mục mặt hàng với đa dạng kích cỡ, mẫu mã
- Không ngững nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển chung cho nền kinh tế nước nhà
- Tích cực hội nhập, cập nhật các chính sách đối với ngành công nghiệp ô tô để đi trước đón đầu tận dụng những ưu thế mà các hiệp định thương mại mang lại
- Lợi nhuận tăng đều ít nhất 5% sau một năm Với kỳ vọng lợi nhuận này, Công ty cung đƣa ra các yêu cầu về tiết kiệm tối đa chi phí trong quá trình thực hiện nghiệp vụ
- Đa dạng hóa nhà cung cấp để tạo lợi thế so sánh Bên cạnh những đối tác cung ứng cũ nhƣ Welling, Wulling, cũng cần tìm thêm các nhà cung cấp mới để có sự đa dạng trong lựa chọn Ngoài yếu tố giá cả, cần xét đến các yếu tố khác nhƣ chất lƣợng hàng hóa, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán,…
- Đảm bảo việc làm, ổn định lao động và nâng cao thu nhập cho người lao động đảm bảo cuộc sống, đảm bao quyền lợi của các cổ đông và Công ty
4.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc trong bối cảnh thực thi Hiệp định RCEP của Công ty Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh Để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu linh kiện ô tô từ Trung Quốc, Công ty
Cổ phần Thái Bình Hƣng Thịnh, các giải pháp mà công ty thực hiện phải thỏa mãn các yêu cầu sau: phải phù hợp với quy hoạch phát triển của công ty; phải dựa trên tiềm năng thế mạnh thực tế của Công ty nhằm đạt đƣợc tính khả thi cao; phải đảm bảo cho Công ty phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện và tình hình mới của cơ chế thị trường, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
4.2.1 Giải pháp tận dụng cơ hội khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc trong bối cảnh thực thi hiệp định RCEP
Thƣ nhất, tối ƣu hóa quản lý chuỗi cung ứng để đảm bảo nguồn cung linh kiện ổn định và chất lƣợng cao Điều này có thể bao gồm việc lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy, thiết lập hợp đồng và điều kiện giao hàng rõ ràng, và thực hiện kiểm tra chất lƣợng định kỳ cho các linh kiện nhập khẩu
RCEP mở ra cơ hội cho công ty nghiên cứu và xác định nguồn cung tiềm năng, tiến hành nghiên cứu kỹ lƣỡng về các nhà cung cấp linh kiện ô tô trong các quốc gia thành viên của hiệp định Việc tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện khác nhau từ các quốc gia trong khu vực RCEP để giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc và tăng tính đa dạng của nguồn cung Xác định những nhà cung cấp có uy tín, chất lƣợng cao, và có khả năng cung ứng ổn định Đồng thời, thiết lập mối quan hệ đối tác chặt chẽ với các nhà cung cấp tiềm năng từ các quốc gia trong RCEP Xây dựng một mạng lưới đối tác đa dạng nhằm đảm bảo tính đa dạng và ổn định trong nguồn cung Thiết lập hợp đồng rõ ràng và minh bạch:
Ký kết các hợp đồng cung cấp linh kiện ô tô có điều khoản rõ ràng và minh bạch về giá cả, chất lƣợng, thời gian giao hàng và các điều kiện thanh toán Điều này giúp tạo ra sự tin cậy và sự đồng thuận giữa các bên
Thứ hai, nâng cao chất lƣợng và hiệu suất sản phẩm Đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất trong và ngoài nước, việc tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng và hiệu suất của các linh kiện ô tô có thể giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn Công ty có cơ hội hợp tác với những tối tác trên toàn cầu giúp công ty có cơ hội tiếp cận tiêu chuẩn chất lƣợng rõ ràng cho sản phẩm và quy trình sản xuất bao gồm việc xác định các tiêu chuẩn cụ thể cho từng linh kiện và quy trình kiểm tra chất lƣợng trong suốt quá trình sản xuất và gia công giúp nâng cao chất lƣợng sản phẩm của công ty Thái Bình Hƣng Thịnh Đồng thời, công ty có điều kiện cung cấp đào tạo liên tục cho nhân viên về kỹ thuật sản xuất và kiểm soát chất lƣợng Đảm bảo nhân viên hiểu rõ các tiêu chuẩn chất lƣợng và quy trình sản xuất, và có kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả
Thứ ba, kiểm soát và đảm bảo chất lƣợng trong quá trình sản xuất
Thực hiện kiểm tra chất lƣợng định kỳ trong suốt quá trình sản xuất để phát hiện và sửa chữa các sai sót kịp thời nhờ vào sự hợp tác chuyển giao công nghệ từ đối tác trong khu vực RCEP Điều này có thể bao gồm việc thiết lập các bước kiểm tra chất lƣợng trong quá trình sản xuất và sử dụng các công cụ và kỹ thuật kiểm tra chất lƣợng Công ty cần thu thập phản hồi từ khách hàng và quá trình sản xuất để cải tiến liên tục chất lƣợng sản phẩm Sử dụng thông tin phản hồi để điều chỉnh quy trình sản xuất và gia công và cải thiện sản phẩm theo hướng phản hồi từ thị trường
Bằng cách thực hiện những biện pháp này một cách có hệ thống và liên tục, công ty nhập khẩu linh kiện ô tô có thể nâng cao chất lƣợng và hiệu suất sản phẩm của mình, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất
Thứ tư, tận dụng lợi ích các ưu đãi thương mại từ Hiệp định RCEP
Công ty nên nắm bắt và sử dụng các ưu đãi thuế và quy định thương mại trong Hiệp định RCEP để giảm chi phí nhập khẩu và tăng cơ hội tiếp cận thị trường mới Lợi ích của RCEP chủ yếu là sự hài hòa các quy tắc về xuất xứ và thuế quan Vì vậy, để tận dụng đƣợc, doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu để đáp ứng quy tắc xuất xứ cho tốt nhất Thứ 2 là khả năng tạo ra cạnh tranh mạnh hơn không chỉ ở thị trường trong nước đâu mà cạnh tranh ở cả trong thị trường RCEP
4.2.2 Giải pháp đối phó với thách thức khi nhập khẩu linh kiện ô tô từ thị trường Trung Quốc trong bối cảnh thực thi hiệp định RCEP
Thứ nhất, chủ động cập nhật những thay đổi chính sách thương mại tại các thị trường mà công ty hoạt động hoặc hướng tới
Doanh nghiệp nên duy trì một hệ thống theo dõi và phân tích chính sách thương mại, đặc biệt là những thay đổi quan trọng trong các hiệp định thương mại hoặc biện pháp bảo hộ thương mại Bằng cách này, công ty có thể hiểu rõ các yêu cầu mới và điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh của mình một cách linh hoạt Đồng thời, tìm kiếm nguồn cung từ nhiều quốc gia khác nhau giúp giảm rủi ro và phụ thuộc vào một thị trường hoặc nguồn cung duy nhất là Trung Quốc Điều này cũng giúp doanh nghiệp chịu ít áp lực hơn khi có thay đổi trong chính sách thương mại bằng cách tham gia vào các diễn đàn thương mại, liên minh doanh nghiệp và tương tác chặt chẽ với cơ quan chính phủ có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các chính sách mới và có thể tham gia vào quá trình hình thành chính sách để bảo vệ lợi ích