KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNO & PTNT LÁNG HẠ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển kinh tế Thủ đô, hoạt động Ngân hàng cũng diễn ra vô cùng sôi động Nhiều kênh huy động vốn mới được triển khai như Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội đi vào hoat động, một số công ty phát hành tráii phiếu ra thị trường vốn khiến cho thị trường vốn càng trở nên sôi động và cạnh tranh quyết liệt Đặc biệt với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2006 tạo cho nền kinh tế đất nước nói chung và lĩnh vực Ngân hàng nói riêng nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức.
Đứng trước tình hình nhiệm vụ xây dựng một Ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng, Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ được thành lập và đi vào hoạt động trong giai đoạn đầu của nền kinh tế đất nước đang gặp phải nhiều khó khăn thách thức do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ từ các nước trên thế giới năm 2008 Qua hơn 10 năm hoạt động và trưởng thành, Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ đã và đang lập nhiều thành tích đáng khích lệ trong nhiều lĩnh vực.
Trang 2GIỚI THIỆU CHUNG
I KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNO & PTNT LÁNG HẠ 1.Qúa trình hình thành và phát triển
Năm 1996, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mới, cùng với các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh khác, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế trên mọi miền đất nước
Trước yêu cầu của nền kinh tế đất nước sau 10 năm đổi mới, các tổ chức tín dụng cần phải đa năng hơn trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi thế cạnh tranh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã có định hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng Ngoài việc củng cố giữ vững thị trường nông thôn, ngân hàng còn từng bước chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng
Vì vậy, ngày 1/8/1996 tại Quyết định số 334/QĐ – NHNo – 02 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ được thành lập Ngày 17/3/1997, Chi nhánh Láng Hạ chính thức hoạt động Nguồn vốn ban đầu chỉ có hơn 10 tỷ đồng, được bàn giao từ Ngân hàng phục vụ người nghèo nay là Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ (hay còn được gọi là Chi nhánh Láng Hạ) đã từng bước trưởng thành, góp phần khẳng định vị thế của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ Nguồn vốn ban đầu của Chi nhánh chỉ có hơn 10 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 1997, Chi nhánh đã huy động được 202 tỷ đồng và đến nay là 7275 tỷ đồng Mạng lưới giao dịch của Chi nhánh ngày càng được mở rộng và trải khắp trên địa bàn Hà Nội Tính đến nay, Chi nhánh
Trang 3đã có 2 Chi nhánh cấp II và 9 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng Chi nhánh đã từng bước nâng cao và giữ vững uy tín trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế.
2.Cơ cấu tổ chức
Từ khi ra đời cho đến nay, về mặt tổ chức của chi nhánh cũng có nhiều thay đổi theo hướng hoàn thiện dần phù hợp với nhịp phát triển của nền kinh tế Ban đầu chỉ với 13 người và biên chế gốm ban giám đốc và 2 phòng chức năng.Cho đến nay, hệ thống nhân sự và các phòng ban đó phát triển hơn nhiều cả về lượng và chất Hoạt động của tưng bộ phận cũng dần được hoàn thiện hơn.
Trang 53.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Căn cứ vào Quyết định 454/QĐ/ HĐQT-TCCB của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành ngày 24/12/2004 và các quyết định của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ về việc thành lập các phòng ban trực thuộc theo chức năng nhiệm vụ cụ thể của mỗi phòng như sau:
(1) Phòng Kế hoạch Tổng hợp:
Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.
Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ ( rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn ).
Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trực thuộc.
Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3 ( nếu có ).
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.
Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
(2) Phòng Tín dụng:
Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất
Trang 6các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dung.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp quyền.
Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên phân cấp ủy quyền.
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài; Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn của Chính phủ, bộ, ngành khác và tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và hướng khắc phục.
Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm: thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng.
Giúp Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các Chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao
(3) Phòng Kế toán – Ngân quỹ:
Trang 7 Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHN0 & PTNT Việt Nam.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết
toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHN0 & PTNT Việt Nam Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
(4) Phòng Điện toán:
Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng, các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học Làm dịch vụ tin học.
Thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc chi nhánh giao.
Trang 8(5) Phòng Hành chính và Nhân sự:
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.
Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh và các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn Trực tiếp làm thư kí tổng hợp cho Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp.
Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy nổ tại cơ quan.
Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương.
Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp.
Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh.
Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể.
Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng.
Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Chi nhánh Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
(6) Phòng Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ:
Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác Kiểm tra, Kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.
Trang 9 Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kì hàng tháng, quý, 6 tháng, năm Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên Chi nhánh Ngân hàng loại 3 Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, Kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của Chi nhánh, đơn vị mình theo định kì gửi Tổ kiểm tra, kiểm soát Văn phòng đại diện và Ban Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ Hàng tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban kiểm tra, Kiểm soát nội bộ.
Tổ chức, kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền Làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và tiến hành tiết kiệm tại đơn vị mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, Trưởng ban Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ hoặc Giám đốc giao.
(7) Phòng Kinh doanh Ngoại hối:
Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi ), thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.
Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT của Ngân hàng Nông nghiệp.
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế.
Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tại khoản tại Ngân hàng nước ngoài.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Trang 10(8) Phòng Dịch vụ & Marketing:
Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của Chi nhánh và của Ngân hàng Nông nghiệp.
Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền đối với các đơn vị phụ thuộc.
Đầu mối tiếp cận các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh lien quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
II.KẾT QUẢ NHỮNG NỘI DUNG VÀ CÁC LĨNH VỰC NGHIỆP VỤĐÃ ĐƯỢC THỰC TẬP
A.NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG1.Kế toán tiền mặt
Nghiệp vụ kế toán tiền mặt của ngân hàng phản ánh tất cả các khoản thu chi trong quá trình hoạt động của ngân hàng Trong quá trình thực tập em được tiếp xúc rất ít với nghiệp vụ này,mục đích là để đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng
a Nghiệp vụ thu tiền mặt
Trang 11Ví dụ: Ngày 14/ 08 / 2009 tại NHNO & PTNT chi nhánh Láng Hạ, ông Trần Văn A nộp tiền mặt vào tài khoản tiên gửi số hiệu là : 421101.000202 số tiền 10.000.000 đ
Khi nhận được 2 liên giấy nộp tiền mặt vào tài khoản, kế toán giữ tài khoản tiền gửi kiểm tra các yếu tố trên chứng từ, chứng từ hợp lệ hợp pháp Sau đó chuyển sang cho kế toán trưởng kiểm soát và vào nhật ký quỹ, chuyển cho thủ quỹ thu tiền, cuối ngày kế toán TKTG nhận lại 1 liên chứng từ thu tiền đã có dấu thu tiền và chữ ký của thủ quỹ để vào sổ phụ kế toán.
- liên 2 giấy nộp tiền còn lại trả cho ông A để báo có
b Nghiệp vụ kế toán chi tiền mặt:
Ví dụ: Ngày 14/8/2009 tại NHNO & PTNT chi nhánh Láng Hạ kế toán nhận được séc lĩnh tiền mặt của công ty TNHH Xuân Thuỷ số tiền là: 50.000.000đ.
Khi nhận được séc lĩnh tiền mặt của công ty TNHH Xuân Thuỷ kế toán kiểm tra số dư trên TKTG của công ty TNHH Xuân Thuỷ, chữ ký của chủ TK và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền của chủ TK hoặc kế toán trưởng khớp đúng với mẫu đăng ký Sau đó, Kế toán tiền gửi nhập số liệu vào máy :
Nợ: TK 421101.000237 : 50.000.000 đ Có: TK 101101.1 : 50.000.000đ
Sau đó chuyển chứng từ gồm sang cho Kế toán trưởng kiểm soát chứng từ hợp pháp hợp lệ, vào nhật ký quỹ rồi chuyển sang cho bộ phận quỹ chi tiền
Kinh tế nước ta trong vài năm gần đây phát triển rất mạnh Nhu cầu vốn của người dân ngày càng nhiều và trở nên cấp thiết Ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn Vì vậy, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Láng Hạ bên cạnh việc huy động vốn thì phải quan tâm tới nghiệp vụ tín dụng Có thể nói đây là nghiệp vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, một nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao nhất và chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Qua đây ta càng thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán
Trang 12nói chung, kế toán cho vay nói riêng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tại ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ áp dụng 4 hình thức cho vay đó là: + Hình thức cho vay từng lần (Hình thức cho vay chủ yếu ).
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng + Cho vay theo phương thức trả góp + Cho vay lưu vụ.
Đây là những hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng vì có những thuận lợi cho khách hàng và Ngân hàng Mức lãi suất cho vay áp dụng cho từng loại trường hợp
3.Kế toán không dùng tiền mặt
Một trong 3 chức năng của Ngân hàng thương mại là trung gian thanh
toán Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống Ngân hàng nâng cao và phát huy chức năng của mình Hàng hoá ngày càng dược trao đổi rộng rãi do vậy việc thanh toán cần phải nhanh chóng và thuận tiện
Do yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải phát triển theo cho phù hợp để có thể đáp ứng được những yêu cầu đó Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nghiệp vụ thanh toán có những bước phát triển đáng kể đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại còn tồn tại 5 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt:
1- Thanh toán băng séc.
2- Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền 3- Thanh toán uỷ nhiêm thu.
4- Thanh toán băng thư tín dụng 5- Thanh toán bằng thẻ ngân hàng.
3.1 Thanh toán bằng séc:
Đây là hình thức thanh toán lâu đời và được các thành phần kinh tế ưa chuộng, sử dụng rộng rãi.
- Từ ngày 1/4/1997 theo thông tư số 07 ra ngày 27/2/1996 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ còn lại một loại séc duy nhất có thể dùng để lĩnh tiền mặt hoặc thanh toán bằng chuyển khoản NHNO & PTNT Láng hạ đã tổ chức và thực hiện, triển khai thanh toán séc đúng theo thông tư 07của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Các đơn vị có nhu cầu thanh toán bằng séc lập giấy đề nghị xin nhượng séc, tới ngân hàng xin được mua séc Trưởng phòng kế toán kiểm soát ký duyệt khi thấy hợp lệ, kế toán viên bán séc yêu cầu đơn vị nộp tiền để chuyển
Trang 13tiền mua séc Trước khi giao séc cho người mua, kế toán viên phải ghi đầy đủ tên và đơn vị phát hành séc, đóng dấu đơn vị thanh toán là NHNO & PTNT Láng Hạ lên tờ séc theo quy định.
- Đối với séc lĩnh tiền mặt:
Khách hàng ghi rõ họ tên, chứng minh thư nhân dân của người trực tiếp nhận tiền và mang đến ngân hàng Kế toán theo dõi TK của đơn vị sau khi kiểm tra thủ tục hợp lệ, hợp pháp của tờ séc thì kiểm tra số dư TK của đơn vị nộp séc Kế toán vào máy, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng kiểm soát lại tờ séc vào nhật ký sau đó chuyển sang quỹ chi tiền mặt cho khách hàng.
Nếu séc không hợp lệ thì lập giấy từ chối thanh toán.
3.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
Trong những năm gần đây hình thức thanh toán bằng UNC được dùngđể thanh toán các khoản tiền hàng, dịch vụ, do thủ tục UNC đơn giản dễ quản lý nên nó thường chiếm tỷ trọng cao trong thanh toán của ngân hàng và được sử dụng giữa các đơn vị tín nhiệm nhau Hơn nữa thanh toán liên hàng qua mạng vi tính trên cùng địa bàn rất nhanh gọn nên hình thức thanh toán bằng UNC trở nên thuận tiện và kịp thời hơn, chỉ trong vòng 1 ngày kể từ khi người mua gửi UNC người bán đã nhận được tiền Như vậy đối với những khoản tiền lớn khách hàng thường thanh toán bằng UNC.
4 Kế toán thanh toán giữa các ngân hàng
Thanh toán giữa các ngân hàng là nghiệp vụ thanh toán qua lại giữa các ngân hàng, để hoàn thành việc trả tiền giữa các đơn vị, cá nhân không mở tài khoản tại cùng một ngân hàng hoặc thanh toán vốn trong nội bộ hệ thống ngân hàng.
Hiện nay, thanh toán giữa các ngân hàng được áp dụng bằng hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, cơ sở lập chứng từ chuyển tiền điện tử là các chứng từ như uỷ nhiệm chi, giấy nộp tiền
Một lệnh chuyển tiền điện tử được thực hiện qua 3 kế toán thanh toán: - Kế toán giao dịch.
- Kế toán chuyển tiền - Kế toán kiểm soát.
Thanh toán điện tử bắt đầu từ NHA, vì vậy hạch toán kế toán tại NHA có vị trí quan trọng, quyết định tính chính xác trong thanh toán điện tử
Trang 14I- Tại ngân hàng chuyển tiền đi (NHA)
1- Kế toán giao dịch:
Có nhiệm vụ nhận và kiểm soát, xử lý chứng từ theo quy định:
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, lập chứng từ theo đúng mẫu quy định, kiểm tra dấu, chữ ký trên chứng từ đúng mẫu đã đăng ký tại ngân hàng, kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để thực hiện chuyển tiền, chuyển kiểm soát duyệt, kế toán hạch toán vào tài khoản thích hợp, ghi số bút toán lên góc bên phải chứng từ chuyển tiền.
- Nhập dữ liệu trên chứng từ vào chương trình chuyển tiền điện tử Các yếu tố:
+ Tên người phát lệnh và người nhận lệnh.
+ Địa chỉ, số chứng minh thư, ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp của người phát lệnh và người nhận lệnh (nếu là cá nhân).
+ Tài khoản của người phát lệnh và người nhận lệnh.
+ Tên Ngân hàng phục vụ người phát lệnh và Ngân hàng phục vụ người nhận lệnh.
+ Mã Ngân hàng phục vụ người phát lệnh và Ngân hàng người nhận lệnh + Nội dung chuyển tiền.
+ Số tiền bằng số, bằng chữ.
+ Kiểm soát lại các thông tin đã nhập vào máy, ký tên chứng từ giấy (chứng từ gốc chuyển tiền) Sau đó chuyển chứng từ giấy đồng thời với việc truyền dữ liệu qua mạng vi tính cho kế toán chuyển tiền xử lý.
2- Kế toán chuyển tiền:
- Nhận chứng từ và dữ liệu qua mạng máy tính, kế toán chuyển tiền nhập lại số bút toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, kiểm tra sự khớp đúng giữa dữ liệu trên máy và chứng từ.
Nếu có sai sót phải chuyển trở lại cho kế toán giao dịch để xử lý lại.
- Chứng từ kiểm soát đúng được lập trên cơ sở dữ liệu kế toán giao dịch đã nhập vào sau khi nhập đầy đủ và kiểm soát lại các dữ liệu, kế toán chuyển tiền ký vào chứng từ giấy, ký chữ ký điện tử vào lệnh chuyển tiền, sau đó chuyển toàn bộ dữ liệu lệnh chuyển tiền và chứng từ gốc chuyển tiền cho kế toán kiểm soát.
3- Kế toán kiểm soát:
- Kế toán kiểm tra sự khớp đúng giữa lệnh chuyển tiền trên máy với chứng từ gốc do kế toán chuyển tiền chuyển đến.
- Kiểm tra các dữ liệu đã nhập vào máy.
- Kiểm tra các chữ ký của kế toán giao dịch và kế toán chuyển tiền.
- Kiểm soát đúng, kế toán kiểm soát ký duyệt (chữ ký điện tử) lệnh chuyển tiền vào mật mã truyền tin, nén phai, gửi lệnh chuyển tiền đi.
Trang 15Kế toán in hai liên lệnh chuyển tiền và xử lý:
+ 1 liên lệnh chuyển tiền hạch toán Nợ - Có và đóng nhật ký chứng từ + 1 liên lệnh chuyển tiền lưu kèm báo cáo chuyển tiền trong ngày Hạch toán các khoản chuyển tiền đi:
* Đối với lệnh chuyển Có:
Nợ: Tài khoản thích hợp.
Có: Tài khoản chuyển tiền đi nội tỉnh năm nay.
* Đối với lệnh chuyển Nợ:
Nợ: Tài khoản chuyển tiền đi nội tỉnh năm nay Có: Tài khoản thích hợp.
II- Tại ngân hàng nhận chuyển tiền đến (NHB)
Khi có lệnh chuyển tiền từ NHA, kế toán kiểm soát vào chương trình kiểm tra chữ ký điện tử để xác định tính đúng đắn, chính xác của lệnh chuyển tiền đến, sau đó truyền lệnh chuyển tiền qua mạng vi tính cho kế toán chuyển tiền để xử lý tiếp.
Kế toán chuyển tiền in 3 liên của lệnh chuyển tiền đến và kiểm soát các yếu tố của lệnh chuyển tiền.
Sau khi kiểm soát xong, kế toán chuyển tiền ký vào các liên lệnh chuyển tiền, lấy chữ ký kiểm soát trên lệnh chuyển tiền, sau đó chuyển 2 liên lệnh chuyển tiền đến cho kế toán giao dịch xử lý tiếp.
Kế toán giao dịch căn cứ lệnh chuyển tiền do kế toán chuyển tiền chuyển đến, thực hiện việc kiểm soát lại, ký vào chứng từ và hạch toán vào kiểm tra thích hợp.
* Xử lý chứng từ:
- 1 liên lệnh chuyển tiền toán Nợ, Có và đóng vào nhật lý chứng từ - 1 liên lệnh chuyển tiền lưu kèm báo cáo chuyển tiền đến trong ngày - 1 liên lệnh chuyển tiền dùng báo Nợ, báo Có khách hàng.
Hạch toán lệnh chuyển tiền đến:
* Đối với lệnh chuyển Có:
Nợ: Tài khoản chuyển tiền đến nội tỉnh năm nay Có: Tài khoản thích hợp.
* Đối với lệnh chuyển Nợ:
Nợ: Tài khoản thích hợp.
Có: Tài khoản chuyển tiền đến nội tỉnh năm nay Nguyên tắc đối chiếu chuyển tiền:
- Toàn bộ doanh số chuyển tiền nội tỉnh phát sinh hàng ngày giữa các ngân hàng phải được bộ xử lý đối chiếu và đảm bảo khớp đúng ngay trong ngày phát sinh.
- Đối chiếu chuyển tiền trong toàn bộ hệ thống được thực hiện theo từng ngày riêng biệt.
- Ngày phát sinh chuyển tiền được quy định trong đối chiếu như sau: Đối với NHA: Là ngày lập đồng thời là ngày gửi lệnh chuyển tiền đi.
Trang 16Đối với NHB: Là ngày nhận được lệnh chuyển tiền.
Các báo cáo chuyển tiền được lập cho từng ngày một, không lập chung nhiều ngày trên một báo cáo, được lập theo mẫu quy định.
Báo cáo chuyển tiền phải được mã hoá, có chữ ký điện tử của người lập, người kiểm soát khi gửi về bộ phận xử lý, đồng thời phải in ra giấy để lưu tại đơn vị.
Các báo cáo chuyển tiền Đi - Đến trong ngày của các đơn vị chuyển tiền phải gửi về bộ phận xử lý ngay trong ngày phát sinh chuyển tiền.
Cuối ngày, khi số liệu đã được đối chiếu khớp đúng mới được phép lưu trữ dữ liệu của ngày phát sinh chuyển tiền.
Trong quá trình đối chiếu, nếu số liệu không khớp đúng, bộ phận xử lý phải tra soát ngay đơn vị chuyển tiền, đơn vị chuyển tiền có trách nhiệm trả lời ngay tra soát của bộ phận xử lý để xác định nguyên nhân có biện pháp xử lý thích hợp.
Tại NHA (đơn vị chuyển tiền): * Hàng ngày phải gửi các báo cáo: - Báo cáo chuyển tiền đi trong ngày - Báo cáo nhận chuyển tiền trong ngày.
* Hàng tháng phải lập và gửi các báo cáo chuyển tiền tháng gồm: - Báo cáo chuyển tiền tháng.
- Báo cáo số dư tài khoản chuyển tiền đến chờ xử lý.
Cuối ngày 31/12 hàng năm phải xử lý xong tất cả các lệnh chuyển tiền trong năm và đối chiếu doanh số chuyển tiền ngày 31/12 Doanh số chuyển tiền tháng và doanh số chuyển tiền của cả năm, đảm bảo số liệu khớp đúng.
Thanh toán giữa các ngân hàng là nhu cầu không thể thiếu được trong hoạt động ngân hàng Vốn từ các ngân hàng này chuyển sang cho ngân hàng khác Là nghiệp vụ xẩy ra hàng ngày giữa các ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thực hiện chuyển tiền điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu cần thanh toán ngày càng cao của khách hàng
*Trường hợp sai lầm trong nghiệp vụ thanh toán điện tử:
Cùng với công nghệ tin học hiện đại và đọi ngũ cán bộ Kế toán toán có tay
nghề cao Do đó những sai lầm trong nghiệp vụ Kế toán thanh toán điện tử xảy ra ít.Những sai lầm đó sảy ra thường do khách hàng ghi sai: số CMT, nơi cấp , ngày cấp…của người nhận.Khi có sai lầm sảy ra Kế toán thanh toán sẽ thựchiện sửa chữa ngay bằng điện tra soát hoặc thư tra soát và sẽ chuyển về hội sở Ngân hàng nông nghiệp tỉnh thái nguyên Điện tra soát có thể được chuyển qua máy Fax hoặc bằng điện thoại Vì vậy mà thanh toán điện tử được thực hiện nhanh chóng và kịp thời
Trang 17B.NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG1.Nguồn vốn
Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác, ngân hàng muốn hoạtđộng được trước hết phải có vốn Nhưng mặt hàng kinh doanh của ngânhàng là đặc biệt nên nhu cầu về vốn của ngân hàng là rất lớn Các nguồnvốn của ngân hàng bao gồm:
1.1 Nguồn vốn tự có:
Nguồn vốn này được hình thành từ các bộ phận sau:Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ là số vốn ban đầu của một ngân hàng thương mại Nó làtiêu chuẩn cho phép ngân hàng thương mại được thành lập và đi vào hoạtđộng.
Vốn điều lệ có thể do ngân sách Nhà nước cấp đối với các ngân hàngthương mại thuộc sở hữu nhà nước, hoặc do các thành viên đóng góp dướihình thức mua cổ phiếu đối với ngân hàng thương mại cổ phần Ngoài ra,vốn điều lệ có thể do cá nhân tự bỏ vốn ra trong trường hợp ngân hàng tưnhân.
Loại vốn này nói lên quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh banđầu của ngân hàng.
Vốn tích lũy:
Vốn tích lũy được hình thành trong quá trình hoạt động của ngânhàng thông qua trích nộp các quỹ Cứ mỗi năm, các ngân hàng căn cứ vàokết quả hoạt động của mình mà trích một phần lợi nhuận của mình để bổsung vào vốn tự có của ngân hàng
1.2 Nguồn vốn dự trữ:
Theo quy định chung, các ngân hàng thương mại đều phải mở tàikhoản tại Ngân hàng trung ương và nộp vào đó các khoản dự trữ baogồm:
Trang 18- Dự trữ tối thiểu theo pháp định.
- Dự trữ đảm bảo hoạt động của ngân hàng.
- Các khoản dự trữ đặc biệt được pháp luật quy định.1.3 Nguồn vốn vay:
- Nguồn vốn vay Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng thực hiện vayNgân hàng Nhà nước thông qua hình thức chiết khấu các giấy tờ có giánhư: tín phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà nước … Nguồn vốn này hìnhthành chủ yếu là để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.
- Nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng quốc tế: Loại vốn vay nàythường chiếm tỷ trọng nhỏ Bởi vì, ngân hàng muốn có được nguồn vốnnày thường phải được phép của Ngân hàng Nhà nước và thường là vaytheo hiệp định.
- Nguồn vốn vay các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác trongnước: Vì các ngân hàng thương mại hoạt động trên các địa bàn khác nhaunên luôn xuất hiện tình trạng ở ngân hàng này thừa vốn huy động do huyđộng được nhiều vốn mà sử dụng lại không hết, trong khi đó ở ngân hàngkhác lại thiếu vốn
Có tình trạng này là vì: Ngân hàng thừa vốn có thể do sự biến độnglớn ở thị trường đầu ra mà không mở rộng được hoạt động trong khi vẫnphải duy trì việc huy động vốn để giữ khách hàng Còn ngân hàng thiếuvốn là do thị trường đầu ra mở rộng trong khi thị trường đầu vào lại khôngthể mở rộng được nữa, vì thế nên thiếu vốn.
Tiền vay có thể có thời hạn từ một ngày đến vài tháng Các khoảnvay mượn này là nguồn vốn quan trọng do khi hoạt động kinh doanh, ngânhàng dễ phát sinh những khó khăn trong cân đối nguồn vốn và sử dụngvốn Tuy nhiên, chi phí vốn cho tiền vay thường xuyên cao hơn so với tiềngửi khác.
Trang 191.4 Ngu n v n nh n y thác ồn vốn nhận ủy thác đầu tư: ốn nhận ủy thác đầu tư: ận ủy thác đầu tư: ủy thác đầu tư: đầu tư: ư:u t :
Vốn nhận ủy thác đầu tư là nguồn vốn ủy thác đầu tư của Nhà nướccủa các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế ủy thác cho các ngân hàngthương mại theo các chương trình, dự án có mục tiêu riêng.
Khi thực hiện các dự án này, ngân hàng được hưởng một tỷ lệ trênlãi thực thu và trả lãi theo lãi suất ghi trong hiệp định.
1.5 Nguồn vốn huy động:
Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất để ngân hàng có thểhoạt động để cho vay Nguồn vốn này là số tiền ngân hàng nhận được dướinhiều hình thức khác nhau như: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳhạn, tiền gửi tiết kiệm … nhằm mục đích hưởng lãi và các tiện ích màngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng thông qua các dịch vụ ngânhàng.
2.Huy động vốn
2.1 Tiền gửi không kỳ hạn:
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi khách hàng gửi vào ngânhàng để giao dịch thanh toán trong quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ.Tiền gửi này không có thỏa thuận về thời gian và khách hàng có thể sửdụng tiền vào bất kỳ lúc nào khi họ có nhu cầu.
Đối với khách hàng, đây là khoản ký thác để ngân hàng quản lý vàthực hiện các nghiệp vụ theo yêu cầu của khách hàng Số tiền gửi có thểđược lấy ra hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai, vào bất kỳ lúc nào dưới bấtkỳ hình thức nào (dưới dạng tiền mặt, chuyển khoản hay sử dụng các côngcụ thanh toán của ngân hàng).
Đối với ngân hàng, đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên các ngânhàng không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn thiệnhơn, đa dạng hơn và đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn để tăng
Trang 20trưởng nguồn vốn này Tuy nhiên đây lại là khoản nợ mà ngân hàng phảiluôn chuẩn bị để chi trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào.
2.2 Tiền gửi có kỳ hạn:
Đây là loại tiền gửi có xác định cụ thể thời gian hoàn trả Kháchhàng gửi tiền có kỳ hạn nhằm mục đích hưởng lãi hoặc chuẩn bị cho chitiêu trong tương lai.
Nguyên tắc của loại tiền gửi này là không được rút ra trước hạn,nhưng thực tế để cạnh tranh với nhau, các ngân hàng thường chấp nhậnviệc khách hàng rút ra trước hạn nhưng có chính sách lãi suất khác nhưcho hưởng lãi suất kỳ hạn ngắn hơn hay lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Hiện nay, để thu hút tối đa loại vốn này, các ngân hàng thường đưara nhiều loại tiền gửi có kỳ hạn khác nhau với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt.
2.3 Tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm thường là tiền gửi của dân cư do chưa có nhu cầusử dụng ngay nên gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi hoặc tiết kiệm chochi tiêu trong tương lai hoặc để an toàn …
Tiền gửi tiết kiệm có rất nhiều loại như tiết kiệm không kỳ hạn, tiếtkiệm có kỳ hạn … Loại tiền gửi này luôn đa dạng và phù hợp với thịtrường để đáp ứng được mọi nhu cầu gửi tiền của dân cư.
2.4 Phát hành giấy tờ có giá:
Ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi vớiđặc điểm có kỳ hạn và khoản lãi được hưởng ghi trên bề mặt Huy độngvốn kiểu này nhằm mục đích sử dụng vốn cụ thể.
Đặc điểm của loại vốn này là có tính ổn định cao, quyền đòi tiền xếpsau các loại tiền gửi Ở nước ta, một số loại giấy tờ có giá có thể được muabán trên thị trường trong khi với các nước mà thị trường tài chính pháttriển thì hoạt động mua bán kiểu này diễn ra rất phổ biến.
Trang 213 Kết quả cụng tỏc tớn dụng 6 thỏng đầu năm 2009
3.1 Tỡnh hỡnh hoạt động tớn dụng 06 thỏng đầu năm 2009:
- Doanh số cho vay 06 tháng đạt 4.595 tỷ đồng, doanh thu số thu nợ chiếm 91% tổng d nợ, đạt 85% kế hoạch d nợ nội tệ năm 2009.
- D nợ ngoại tệ đạt 504 tỷ đồng, giảm 102 tỷ đồng so với 31/12/2008, chiếm 9 % tổng d nợ, đạt 060% kế hoạch d nợ ngoại tệ năm 2009