Cơ sở lí luận
Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên lí thuyết ba phạm vi động cơ học tập ngoại ngữ do Dửrnyei đưa ra vào năm 1994 Theo thuyết này, ba phạm vi động cơ học tập ngoại ngữ bao gồm phạm vi ngôn ngữ, phạm vi người học và phạm vi môi trường học tập Trong đó, phạm vi ngôn ngữ (language level) được hiểu là những động cơ có liên quan đến bản thân ngôn ngữ, bao gồm những động cơ có liên quan đến văn hoá, xã hội và cách sử dụng ngôn ngữ đích; phạm vi người học (learner level) được hiểu là tình cảm phức tạp và trạng thái tri nhận của người học biểu hiện ra bên ngoài khi bắt đầu học
10 ngoại ngữ, bao gồm nhu cầu về thành tựu và sự tự tin; phạm vi môi trường học tập (learning situation level) được hiểu là những động cơ có liên quan đến môi trường học tập ngoại ngữ, được tạo thành bởi ba nhóm nhân tố sau: nhóm nhân tố đặc trưng của khoá học, nhóm nhân tố đặc trưng của người dạy và nhóm nhân tố đặc trưng của nhóm học.
Thiết kế nghiên cứu
Tham gia khảo sát là 200 sinh viên năm thứ hai ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Tôn Đức Thắng Trong đó, có 24 sinh viên nam (chiếm tỉ lệ 12,00%) và 176 sinh viên nữ (chiếm tỉ lệ 88,00%), có 152 sinh viên dân tộc Kinh (chiếm tỉ lệ 76,00%) và 48 sinh viên dân tộc Hoa (chiếm tỉ lệ 24,00%) Sinh viên có độ tuổi nhỏ nhất là 19 tuổi, độ tuổi lớn nhất là 23 tuổi, độ tuổi trung bình là 20,34 tuổi
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế theo lí thuyết ba phạm vi động cơ học tập (phạm vi ngôn ngữ, phạm vi người học và phạm vi mụi trường học tập) của Dửrnyei (1994), trờn cơ sở cỏc bảng hỏi của Xing Cheng (邢程) (2005), Hou Chuangchuang (侯创创) (2008), Chen Tianxu (陈天序) (2012, 2013)
Bảng hỏi sử dụng thang đo 5 bậc của Likert từ “1 – hoàn toàn không đồng ý” đến
“5 – hoàn toàn đồng ý” Bảng hỏi gồm 32 câu, trong đó: phạm vi ngôn ngữ là các câu hỏi từ Q1 đến Q21, phạm vi người học là các câu hỏi từ Q22 đến Q27, phạm vi môi trường học tập là các câu hỏi từ Q28 đến Q32 Bảng hỏi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,83
1.3.3 Công cụ phân tích số liệu
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để phân tích thống kê số liệu mà chúng tôi khảo sát được, như kiểm định độ tin cậy, thống kê mô tả (Descriptive statistics) và kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent samples T-test).
Kết quả nghiên cứu
Tình hình chung về động cơ học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trên các phạm vi ngôn ngữ, phạm vi người học và phạm vi môi trường học tập như sau (xem bảng 1.1): Động cơ học tập ngà nh Ngô n ngữ Trung Quốc
Bảng 1.1 Thống kê mô tả động cơ học tập
Phạm vi ngôn ngữ 3,63 0,56 Phạm vi người học 3,75 0,69 Phạm vi môi trường học tập 3,67 0,75
Từ bảng 1.1, chúng ta có thể tính được trị trung bình động cơ học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là 3,66 Điều này cho thấy, động cơ học tập của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tương đối cao
1.4.1.1 Tình hình động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ
Trị trung bình của nhóm động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ thấp nhất (Mean
= 3,63), độ lệch chuẩn thấp nhất (SD = 0,56) Điều này cho thấy, các câu hỏi về động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ cơ bản phù hợp với tình hình thực tế của sinh viên Việt Nam trong môi trường phi ngôn ngữ đích Động cơ học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam không chỉ là động cơ học tập để hoà nhập vào cộng đồng, mà còn là động cơ học tập mang tính phương tiện
Từ trị trung bình của “Để khi đi du lịch Trung Quốc có thể sử dụng tiếng Trung Quốc” (Q8, Mean = 4,42), “Để sau này có thể tìm được một công việc tốt hoặc có cơ hội thăng tiến trong công việc” (Q11, Mean = 4,70), “Vì tôi thích học ngoại ngữ” (Q12, Mean = 4,43), “Vì tôi có người thân là người Trung Quốc, tôi muốn thường xuyên liên lạc với họ” (Q6, Mean = 2,02) và “Vì bố mẹ hoặc nhà trường muốn tôi học” (Q16, Mean
= 2,18) có thể thấy rằng, sinh viên Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu công cụ và hứng thú ngôn ngữ, trong khi động cơ học tập do nhu cầu giao tiếp và yêu cầu của người khác là thấp nhất Điều này không có gì khó hiểu, bởi vì đối tượng chúng tôi điều tra là sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Hầu hết sinh viên theo học ngành này vì họ thích tiếng Trung Quốc Mặt khác, năng lực tiếng Trung Quốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sau này của họ Vì vậy, động cơ học tập do nhu cầu công cụ và hứng thú ngôn ngữ là mạnh nhất
1.4.1.2 Tình hình động cơ học tập trên phạm vi người học
Trị trung bình của nhóm động cơ học tập trên phạm vi người học cao nhất (Mean
= 3,75), độ lệch chuẩn tương đối nhỏ (SD = 0,69) Điều này cho thấy, sinh viên Việt Nam trong môi trường phi ngôn ngữ đích có yêu cầu tương đối cao đối với bản thân Sinh viên tin vào năng lực bản thân Ngoài ra, sự kì vọng của cha mẹ, người lớn cũng là động cơ chính để sinh viên nỗ lực học tập Điều này có thể nhận thấy qua kết quả cao của hai câu hỏi “Vì tôi luôn tin rằng tôi có thể học tốt tiếng Trung Quốc” (Q26, Mean 4,44) và “Vì tôi không muốn làm bố mẹ tôi thất vọng” (Q27, Mean = 4,09)
1.4.1.3 Tình hình động cơ học tập trên phạm vi môi trường học tập
Trị trung bình của nhóm động cơ học tập trên phạm vi môi trường học tập tương đối thấp (Mean = 3,67), nhưng độ lệch chuẩn cao nhất (SD = 0,75) Điều này cho thấy, trong môi trường phi ngôn ngữ đích, sinh viên Việt Nam có sự khác biệt về động cơ bên trong ở phạm vi này, hứng thú học tập của một số sinh viên phụ thuộc vào các yếu tố như kết quả học tập, giảng viên, lớp học, giáo trình và cấp lớp, trong khi hứng thú học tập của một số sinh viên khác thì không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này
1.4.2 Ảnh hưởng của các nhân tố cá thể đối với động cơ học tập
1.4.2.1 Ảnh hưởng của giới tính đối với động cơ học tập Động cơ học tập của sinh viên nam và sinh viên nữ trên ba phạm vi động cơ học tập như sau (xem bảng 1.2):
Bảng 1.2 Tình hình động cơ học tập theo giới tí nh
Mean SD Mean SD Phạm vi ngôn ngữ 3,68 0,58 3,62 0,56 Phạm vi người học 3,72 0,68 3,76 0,69 Phạm vi môi trường học tập 3,53 0,99 3,69 0,72
Qua bảng 1.2 có thể thấy, động cơ học tập của sinh viên nam cao hơn sinh viên nữ ở phạm vi ngôn ngữ, nhưng thấp hơn sinh viên nữ ở phạm vi người học và phạm vi môi trường học tập Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập, chúng tôi nhận thấy không tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên nam và sinh viên nữ ở cả ba phạm vi của động cơ học tập: phạm vi ngôn ngữ (t = -0,50, p = 0,62), phạm vi người học (t = 0,28, p = 0,78) và phạm vi môi trường học tập (t = 0,99, p = 0,33) Điều này cho thấy, giới tính không ảnh hưởng đến động cơ học tập Nói cách khác, trong môi trường phi ngôn ngữ đích, động cơ học tập của sinh viên Việt Nam ở giai đoạn tiếng Trung Quốc sơ cấp không có sự khác biệt về giới tính Sự khác biệt về đặc điểm giới tính của sinh viên không ảnh hưởng đến động cơ học tập của họ
1.4.2.2 Ảnh hưởng của dân tộc đối với động cơ học tập Động cơ học tập của sinh viên dân tộc Kinh và sinh viên Hoa trên ba phạm vi động cơ học tập như sau (xem bảng 1.3):
Bảng 1.3 Tình hình động cơ học tập theo dân tộc
Mean SD Mean SD Phạm vi ngôn ngữ 3,52 0,55 3,96 0,44 Động cơ học tập ngà nh Ngô n ngữ Trung Quốc
Phạm vi người học 3,75 0,66 3,75 0,76 Phạm vi môi trường học tập 3,63 0,78 3,80 0,66
Nếu chỉ căn cứ vào các số liệu trong bảng 1.3, chúng ta sẽ cho rằng: sinh viên dân tộc Hoa có động cơ học tập cao hơn sinh viên dân tộc Kinh ở cả ba phạm vi động cơ học tập Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể
- trường hợp mẫu độc lập, chúng tôi phát hiện tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên dân tộc Kinh và sinh viên dân tộc Hoa về động cơ học tập ở phạm vi ngôn ngữ (t 4,97, p < 0,01), không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên dân tộc Kinh và sinh viên dân tộc Hoa về động cơ học tập ở phạm vi người học (t = 0,01, p = 0,99), cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên dân tộc Kinh và sinh viên dân tộc Hoa về động cơ học tập ở phạm vi môi trường học tập (t = 1,41, p = 0,16) Điều này cho thấy, sinh viên dân tộc Kinh và sinh viên dân tộc Hoa chỉ có sự khác biệt về động cơ học tập ở phạm vi ngôn ngữ, không có sự khác biệt về động cơ học tập ở phạm vi người học và phạm vi môi trường học tập
Sau khi tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập đối với các nội dung động cơ học tập ở phạm vi ngôn ngữ, chúng tôi phát hiện tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên dân tộc Kinh và sinh viên dân tộc Hoa về hứng thú ngôn ngữ (t = -3,23, p < 0,05), nhu cầu giao tiếp (t = -7,13, p < 0,01), yêu cầu của người khác (t = -2,02, p < 0,05), thực hiện giá trị cá nhân (t = 3,77, p
< 0,01); không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên dân tộc Kinh và sinh viên dân tộc Hoa về hứng thú văn hóa chính trị (t = -1,88, p = 0,06) và nhu cầu công cụ (t = -1,11, p = 0,27)
Sau khi tiếp tục tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập đối với từng câu hỏi, chúng tôi phát hiện tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên dân tộc Kinh và sinh viên dân tộc Hoa ở các câu hỏi “Vì tôi có hứng thú với lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán của Trung Quốc” (Q1, t = -4,32, p < 0,01), “Vì tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của người Trung Quốc” (Q3, t = -4,24, p < 0,01), “Vì tôi thích Trung Quốc hoặc thích con người Trung Quốc” (Q4, t = -3,57, p < 0,01), “Vì tôi muốn kết bạn với một số người Trung Quốc” (Q5, t = -2,68, p < 0,01), “Vì tôi có người thân là người Trung Quốc, tôi muốn thường xuyên liên lạc với họ” (Q6, t = -6,69, p < 0,01), “Để qua được kì thi kiểm tra trình độ tiếng Trung Quốc” (Q9, t = 2,02, p < 0,05), “Vì tôi thích tiếng Trung Quốc, không có nguyên nhân gì đặc biệt” (Q14, t = 3,62, p < 0,01), “Vì tôi cảm thấy tiếng Trung Quốc rất thú vị, nó có thể giúp tôi trở thành người có hiểu biết rộng” (Q15, t = -3,35, p < 0,01), “Vì bố mẹ hoặc nhà trường muốn tôi học” (Q16, t = -2,02, p < 0,05), “Vì khi biết một ngoại ngữ tôi có thể nhận được sự tôn trọng từ người khác” (Q17, t = -2,61, p < 0,05), “Vì học tốt tiếng Trung Quốc sẽ cho tôi có cảm giác thành công” (Q19, t = -2,98, p < 0,01), “Vì tôi cảm