1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổng quan về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quan Về Hàng Rào Kỹ Thuật Trong Thương Mại Quốc Tế
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 25,13 KB

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐCTẾ1.1 Hoạt động thương mại 1.1.1 Khái niệm về hoạt động thương mại Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm m

Trang 1

TỔNG QUAN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC

TẾ

1.1 Hoạt động thương mại

1.1.1 Khái niệm về hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

- Mua bán hàng hoá: là hoạt động thương mại mà bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận

- Cung ứng dịch vụ: là hoạt động thương mại mà theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch

vụ theo thỏa thuận

- Xúc tiến thương mại: là hoạt động thương mại thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại

- Các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác: Gia công hàng hóa, Đấu giá hàng hóa, Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, Dịch vụ Logistics, Dịch vụ quá cảnh hàng hóa, Dịch vụ giám định, Cho thuê hàng hóa, Nhượng quyền thương mại,

Trang 2

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại có những đặc điểm sau:

Chủ thể: Hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít nhất một

bên là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại có tính chất nghề nghiệp Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Ngoài

ra, tham gia vào các hoạt động thương mại còn có các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (Không phải là thương nhân theo Luật thương mại);

Mục đích của người thực hiện hoạt động thương mại mang tính lợi nhuận;

Nội dung của hoạt động thương mại: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng hoá

và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ) Ngoài ra, các hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương mại

1.2 Rào cản thương mại

Rào cản thương mại những hạn chế đối với thương mại quốc tế do Chính phủ áp đặt Rào cản thương mại được chính phủ thiết lập để áp thêm chi phí hoặc giới hạn đối với hàng nhập khẩu hay xuất khẩu để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước Nhằm mục đích điều tiết kiểm soát, điều tiết sản phẩm xuất nhập khẩu Những chi phí bổ sung hoặc sự khan hiếm tăng dẫn đến giá sản phẩm nhập khẩu cao hơn và do đó làm cho hàng

Trang 3

hóa và dịch vụ trong nước cạnh tranh hơn Đây chính là một biện pháp bảo hộ mậu dịch của một quốc gia trong thương mại quốc tế

Có 3 loại rào cản phổ biến trong thương mại quốc tế: Rào cản thuế quan, rào cản phi thuế quan và hạn ngạch

a Rào cản thuế quan

Thuế quan là một loại thuế áp dụng cho hàng hóa được nhập khẩu hoặc xuất khẩu qua biên giới quốc gia Chức năng chính của thuế quan là điều tiết giao dịch thương mại bằng cách tạo ra áp lực cạnh tranh và bảo vệ ngành sản xuất nội địa

Thuế quan có thể được áp dụng theo hai hình thức chính: đơn vị cố định và đơn vị biến thiên Trong trường hợp đơn vị cố định, số tiền thuế không đổi tính trên mỗi đơn vị hàng hóa hoặc tỷ lệ phần trăm được áp dụng vào giá cả Trong khi đó, trong trường hợp đơn vị biến thiên, số lượng thuế có thể thay đổi theo giá hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu

Đặc biệt, thuế quan không chỉ là một nguồn thu cho quốc gia mà còn là một công cụ quan trọng trong việc bảo vệ ngành sản xuất nội địa Nó có thể được sử dụng để giảm áp lực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu, giảm thâm hụt thương mại, hoặc ngăn chặn các hành vi thương mại không công bằng như bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu hoặc thao túng tiền tệ Như vậy, thuế quan không chỉ là một phần của giá cả hàng hóa xuất/nhập khẩu, mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng hóa xuất/nhập khẩu và cả sức mua của thị trường

Trang 4

Một số rào cản thuế quan như: GSP (mức thuế suất và tiêu chí loại trừ), thuế VAT, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế môi trường, thuế phụ thu…

b Rào cản phi thuế quan

Các biện pháp hàng rào phi thuế quan là các biện pháp mà các quốc gia sử dụng để ngăn chặn hoặc hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác mà không áp dụng thuế quan trực tiếp Thay vì đánh thuế, các biện pháp này thường liên quan đến yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, hoặc nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa Mục tiêu chính của các biện pháp này là bảo vệ ngành sản xuất và hàng hóa trong nước khỏi sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu

Trên thực tế có rất nhiều rào cản phi thuế quan do các nước xây dựng nên để bảo vệ ngành sản xuất và hàng hóa nội địa trước hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác ví dụ như: SPS, TBT, quy định về xuất xứ và truy xuất nguồn gốc, quy định về nhãn mác, bao

bì đóng gói,

c Hạn ngạch (Quota)

Hạn ngạch là sự hạn chế về khối lượng hoặc giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một năm

Được quản lý bởi chính phủ, hạn ngạch là một biện pháp trực tiếp để kiểm soát lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ và hỗ trợ cho ngành sản xuất nội địa

Trang 5

1.3 Rào cản kỹ thuật

1.3.1 Khái niệm về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, "rào cản kỹ thuật đối với thương mại" thực chất

là các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật mà một quốc gia áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, cũng như các quy trình để đánh giá sự phù hợp của hàng hóa đó với các tiêu chuẩn

và quy chuẩn kỹ thuật đó Các biện pháp kỹ thuật này thường được thiết lập để bảo vệ các lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, và an ninh

Mặc dù các biện pháp kỹ thuật này được coi là cần thiết và hợp lý, nhưng trong thực

tế chúng có thể trở thành rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế Điều này xảy ra khi chúng được sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, tạo ra các trở ngại cho việc nhập khẩu hàng hoá từ các quốc gia khác vào thị trường nội địa Vì lẽ đó, các biện pháp kỹ thuật cũng được gọi là "rào cản kỹ thuật đối với thương mại"

1.3.2 Phân loại hàng rào kỹ thuật

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế được phân chia thành 3 loại: Quy chuẩn

kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp

1.3.2.1 Quy chuẩn kỹ thuật

Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con

Trang 6

người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác

Trong đó, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật bao gồm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Đây là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (Các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện)

Ví dụ như để xuất khẩu hàng hóa qua các nước khác trên thế giới thì hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu bắt buộc phải đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật ISO 9000

1.3.2.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này

Khác với quy chuẩn kỹ thuật là bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện để được xuất hiện trên thị trường thì tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa ra chủ yếu mang tính khuyến nghị, tức là sản phẩm nhập khẩu được phép bán trên thị trường ngay cả khi các sản phẩm

đó không đáp ứng được những tiêu chuẩn về kỹ thuật

1.3.2.3 Quy trình đánh giá sự phù hợp

Đánh giá sự phù hợp là hoạt động kỹ thuật nhằm xác định chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do nhà sản xuất, kinh doanh cung cấp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ

Trang 7

thuật tương ứng Đánh giá sự phù hợp giúp nhà sản xuất, người cung cấp, người tiêu dùng xác định được mức độ phù hợp của sản phẩm, hàng hoá so với các mức quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng;

là một trong các công cụ của hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá của cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo quy định về an toàn, sức khoẻ, môi trường; đem lại lợi ích cho nhà sản xuất, người cung cấp dịch vụ, người sử dụng hoặc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ

Với vai trò quan trọng của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp, Việt Nam và hầu hết các quốc gia đều quan tâm và đẩy mạnh hoạt động xây dựng, công bố/ ban hành, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, và phát triển hoạt động đánh giá

sự phù hợp để phục vụ tốt yêu cầu quản lý và nhu cầu sản xuất, kinh doanh

1.3.3 Các hình thức của hàng rào kỹ thuật

Các rào cản kỹ thuật trong thương mại hàng hóa quốc tế thường bao gồm các hình thức sau:

1.3.3.1 Các tiêu chuẩn, quy định an toàn kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ

Các cơ quan chức năng đặt ra yêu cầu liên quan đến kích thước, hình dáng, thiết kế,

độ dài và các chức năng của sản phẩm Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những quy định và các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm, được áp dụng

Trang 8

Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo

vệ sức khỏe, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường,

Các tiêu chuẩn thường được áp dụng trong thương mại là HACCP đối với thủy sản

và thịt, SPS đối với sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học,

1.3.3.2 Các tiêu chuẩn biến và sản xuất theo quy định môi trường

Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, được

sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến môi trường hay không Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo Việc áp dụng những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, làm tăng giá thành và do đó tác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm

Ví dụ như:

+ Luật vệ sinh thực phẩm và luật trách nhiệm sản phẩm hay các luật và các quy định tương tự để bảo vệ cho quyền lợi người tiêu dùng được áp dụng tại EU, Mỹ, Canada + Giấy chứng nhận ISO 14000 là một yêu cầu bắt buộc khi xuất hàng sang nước khác, đặc biệt là khi xuất hàng sang các nước phát triển

+ Thị trường EU yêu cầu hàng hóa liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo quy định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhân Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice - sản xuất nông nghiệp tốt) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về

Trang 9

môi trường tốt Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO 14000) và các bộ luật mang tính xã hội cề đạo đức Tiêu chuẩn về trách nhiệm

xã hội (SA 8000 - the Social Accountability 8000) sẽ càng trở nên quan trọng trong những năm tới

1.3.3.3 Các yêu cầu về nhãn mác

Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó các sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nơi bán, mã số vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, Quá trình xin cấp nhãn mác cũng như đăng ký thương hiệu kéo dài hàng tháng và rất tốn kém Đây là một rào cản thương mại được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển

1.3.3.4 Các yêu cầu về đóng gói bao bì

Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng, Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sử dụng Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi nước, cũng như chi phí sản xuất bao bì, các nguyên vật liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế mỗi nước là khác nhau

Trang 10

1.3.3.5 Phí môi trường

Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: Thu lại chi phí phải

sử dụng cho môi trường, thay đổi các ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạt động có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường Các loại phí môi trường thường gặp gồm có:

Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các chất độc hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng

Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí, nước và đất, hoặc gây tiếng ồn

Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí dịch vụ của chính phủ để bảo vệ môi trường

Phí môi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng hoặc cả nhà sản xuất và người tiêu dùng

1.3.3.6 Nhãn sinh thái

Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết đó là sản phẩm được coi là tốt hơn về mặt môi trường Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu

Trang 11

kỳ sống của nó Sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thường được gọi là “sản phẩm xanh” hơn Ví dụ, trên thị trường Mỹ, các loại thủy sản có dán nhãn sinh thái thường có giá bán cao hơn, ít nhất 20% có khi gấp 2-3 lần thủy sản thông thường cùng loại

1.3.3.7 Quy định về xuất xứ hàng hóa

Xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá, là công cụ thể hiện chính sách thương mại trong quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia Trong điều kiện hiện nay, với việc gia nhập các hiệp định kinh tế -thương mại khu vực và thế giới trở thành xu thế, nhu cầu bức thiết nhằm duy trì và đẩy mạnh quan hệ thương mại thì việc xác định xuất xứ hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng Xuất xứ hàng hóa thường gắn liền với quốc tịch (sinh ra/ sản xuất tại đâu, đến từ quốc gia nào?) Thông qua xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp, người tiêu dùng hay cơ quan quản lý nước có thể dễ dàng nắm được nguồn gốc xuất xứ của loại hàng hóa đó đến từ đâu

Việc đưa ra các quy định về xuất xứ hàng hóa nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại, các quốc gia đã hình thành các nhóm, khu vực thương mại tự do bằng hình thức cắt, giảm thuế đối với các loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia thành viên

Ví dụ doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu thịt bò;

+ Thuế thông thường: 45%

+ MFN: 30%

+ ATIGA: 5%

Ngày đăng: 07/05/2024, 21:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w